Tải bản đầy đủ (.ppt) (26 trang)

TÌM HIỂU VỀ CHUẨN CMM/CMMI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1008.97 KB, 26 trang )

08/04/15
08/04/15
1.CMM/CMMI:
CMM và CMMI là chuẩn quản lý quy trình chất lượng của các
sản phẩm phần mềm được áp dụng cho từng loại hình công ty
khác nhau. Hay nói cách khác đây là các phương pháp phát triển
hay sản xuất ra các sản phẩm mềm.
Mô hình CMMI là một khung các giải pháp tối ưu cho quá trình
sản xuất phần mềm.
Phiên bản CMMI-DEV hiện nay (CMMI cho chuyên viên phát
triển), mô tả những giải pháp tốt nhất trong quá trình kiểm soát, đo
lường và kiểm tra các quy trình phát triển phần mềm.
Mô hình CMMI không tập trung mô tả chính các quá trình mà chỉ
mô tả đặc điểm của các quá trình hiệu quả, vì vậy mô hình CMMI
đưa ra chỉ dẫn cho các công ty để họ có thể tự mình phát triển
hoặc điều chỉnh chính các quá trình của họ.
2.PHÂN LOẠI:
Có 4 mô hình áp dụng CMMI

CMMI-SW(CMM): Dành cho công nghệ phần mềm

CMMI-SE/SW: Dành cho công nghệ hệ thống và phần mềm

CMMI-SE/SW/IPPD: Dành cho công nghệ hệ thống và công nghệ
phần mềm với việc phát triển sản phẩm và quy trình tích hợp)

CMMI-SE/SW/IPPD/SS: Dành cho công nghệ hệ thống và công
nghệ phần mềm với việc phát triển sản phẩm và quy trình tích hợp
có sử dụng thầu phụ
08/04/15
1.SỰ RA ĐỜI CMM:


CMM là kết quả của một nghiên cứu được không quân Mỹ tài
trợ, nghiên cứu này được coi là một phương pháp đánh giá khách quan
công việc của các nhà thầu phụ về phần mềm. Bộ Quốc Phòng Mỹ
cũng quan tâm tới việc chi phí phát triển phần mềm đang leo thang và
các vấn đề liên quan đến chất lượng của các phần mềm nên đã thành
lập viện SEI vào đầu những năm 80, và bắt đầu nghiên cứu mô hình
CMM vào năm 1988.
Ban đầu, mô hình CMM được sử dụng như một công cụ để
đánh giá khả năng của các nhà thầu chính phủ khi họ tiến hành một dự
án phần mềm theo hợp đồng. Mặc dù CMM được thiết kế để đánh giá
quá trình phát triển phần mềm nhưng nó đã và đang được áp dụng như
một mô hình chung cho kỳ hạn của các quá trình trong các công ty về
CNTT hay bất cứ công ty nào khác
08/04/15
2. PHÁT TRIỂN CMM/CMMI:
Tháng 8/ 2006, SEI (Software Engineering Institute – Viện
Công Nghệ Phần Mềm Mỹ) - tổ chức phát triển mô hình CMM/CMMI
đã chính thức thông báo về phiên bản mới CMMI 1.2. Như vậy là sau
gần 6 năm ban hành và sử dụng thay thế cho CMM (từ tháng 12/2001),
CMMI phiên bản 1.1 (CMMI 1.1) đã được chính thức thông báo với lộ
trình thời gian chuyển tiếp lên phiên bản mới CMMI 1.2.
CMMI phiên bản 1.1 (CMMI 1.1) đã được chính thức thông báo với lộ
trình thời gian chuyển tiếp lên phiên bản mới CMMI 1.2(Thời gian
chuyển tiếp bắt đầu từ 25/08/2006 và kết thúc 31/08/2007.).
08/04/15
08/04/15
2. PHÁT TRIỂN CMM/CMMI:
Ngày 28/10/2010, Viện Công Nghệ Phần Mềm (SEI - Software
Engineering Institute, tổ chức phát triển mô hình CMM/CMMI) thuộc
trường Đại học Carnegie Mellon (Mỹ) thông báo phiên bản mới của

CMMI là CMMI v1.3, chính thức thay thế cho phiên bản hiện hành
CMMI v1.2 sau 4 năm sử dụng tính từ tháng 08/2006.
Ví Dụ: Paragon Solutions Vietnam PSV(CMMI mức 5: 2005),
Global Cybersoft GCS (CMMI mức 4: 2006), FPT Software (CMM
mức 5: 2004) ,SilkRoad (CMM mức 3).
THỜI GIAN PHÁT TRIỂN:
1987: SEI-87-TR-24 (Bản điều tra SW-CMM) được phát hành.
1989: Managing the Software Process.
1990: SW-CMM v0.2 được phát hành.
1991: SW-CMM v1.0 được phát hành.
1993: SW-CMM v1.1 được phát hành.
1997: SW-CMM được sửa lại để hỗ trợ cho CMMI.
2000: CMM v1.02 được phát hành.
2002: CMM v1.1 được phát hành.
2006: CMM v1.2 được phát hành.
2010: CMM v1.3 được phát hành.
08/04/15

08/04/15
1.SCAMPI:
Phương pháp đánh giá chất lượng CMMI tiêu chuẩn để cải tiến quy trình
(SCAMPI) cung cấp các phương pháp đánh giá bằng cách sử dụng các
mô hình CMMI. Các loại giấy phép của SEI kết hợp với nhau để thực
hiện các phương pháp đánh giá SCAMPI và đào tạo những người đánh
giá.
2.Có ba mức SCAMPI là:
SCAMPI A: xem xét các mức độ kỳ hạn và là mức cơ bản để đánh giá
SCAMPI B và SCMPI C: xem xét cách tiếp cận và quá trình triển khai.
08/04/15
Khác biệt giữa ISO 9001:2000 và CMM :

ISO 9001 là một tiêu chuẩn quốc tế về quản lý, các điều khoản gọi là
“yêu cầu” quy định những điểm cần phải làm (what to do), không chỉ ra
việc đó nên làm như thế nào (how to do)
CMM/CMMI là một mô hình, cung cấp các hướng dẫn và kinh
nghiệm thực tế dùng để phát triển, cải tiến và đánh giá năng lực của quy
trình.
CMMI không phải là một tiêu chuẩn, tùy vào từng tổ chức, cách thực
hiện khác nhau rất nhiều
Về nguyên tắc, ISO bao gồm (ở mức cao) hầu hết các quy trình chủ
chốt của CMM/CMMI, tuy nhiên ISO được dùng cho hầu hết mọi ngành
nghề, do vậy không cụ thể và gần gũi với công việc đặc thù có liên quan
đến phần mềm như CMM/CMMI. ISO không cung cấp các ví dụ và kinh
nghiêm cụ thể như CMM/CMMI.
(Nguồn: Anh Khoa PC World VN)
Công ty sử dụng quy trình này để phát triển, thu thập và duy trì các
sản phẩm và dịch vụ và để làm chuẩn cho chính họ chống lại các công ty
khác. Các quy trình tốt hơn cũng có thể là những quy trình có giá rẻ hơn
và kết quả chất lượng tốt hơn, cũng như là những quy trình này ước tính
thời gian thực cho dự án chính xác hơn.
Tuy nhiên, cũng giống như tất cả các cơ cấu khác, CMMI không thể
nhanh chóng phù hợp với tất cả các công ty mà không ảnh hưởng đến sự
phát triển của công ty đó. SEI cho biết việc cải thiện các dự án sẽ được
tính bằng tháng và năm chứ không phải chỉ tính bằng ngày và tuần.Vì
việc cải thiện dự án thường đòi hỏi phải có nhiều kiến thức và nguồn lực
nên các công ty lớn hơn có thể có được kết quả tốt hơn từ CMMI. Tuy
nhiên, việc thay đổi quy trình CMMI cũng có thể giúp ích cho các công
ty nhỏ hơn.
SEI không cấp giấy chứng nhận cho bất cứ loại hình CMMI nào.
Đơn giản là SEI chỉ cấp giấy phép hoạt động và cho phép các nhà thẩm
định hàng đầu tiến hành đánh giá

08/04/15
1.Ý NGHĨA:

Quản lý chất lượng tổng thể, quản lý nguồn nhân lực

Phát triển tổ chức:Tính cộng đồng

Phạm vi ảnh hưởng rộng: từ các nghành công nghiệp đến chính
phủ, có thể xem xét và mở rộng tầm ảnh hưởng với bên ngoài

Cải tiến, nâng cao hoạt động của đội ngũ lao động

Đánh giá nội bộ, hoạt động của đội ngũ lao động được cải tiến

Các chương trình nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả công việc luôn
được tổ chức.
08/04/15
2.MỤC TIÊU:

Cải tiến năng lực của các tổ chức phần mềm bằng cách nâng cao
kiến thức và kỹ năng của lực lượng lao động

Đảm bảo rằng năng lực phát triển phần mềm là thuộc tính của tổ
chức không phải của một vài cá thể

Hướng các động lực của cá nhân với mục tiêu tổ chức

Duy trì tài sản con người, duy trì nguồn nhân lực chủ chốt trong tổ
chức
3. LỢI ÍCH CMM/CMMI:

CMM mang lại cho Doanh nghiệp: gói gọn trong 4 từ: Attract(lợi
ích), Develop(phát triển), Motivate(thúc đẩy) và Organize (tổ
chức).
08/04/15
CMM mang lại cho người lao động:

Môi trường làm việc, văn hóa làm việc tốt hơn

Vạch rõ vai trò và trách nhiệm của từng vị trí công việc

Đánh giá đúng năng lực, công nhận thành tích

Chiến lược, chính sách đãi ngộ luôn được quan tâm

Có cơ hội thăng tiến

Liên tục phát triển các kỹ năng cốt yếu.
08/04/15
1.CÁC CÁCH DIỄN ĐẠT CMMI:
Có 2 cách diễn đạt và sử dụng CMMI: Staged (phù hợp cho tổ chức
có trên 100 người) và Continuos (phù hợp cho tổ chức dưới 40
người)
2.CÁC THÀNH PHẦN CMM:
Maturity Levels: Nó là các lớp cơ cấu tổ chức với điều kiện là một
chuỗi các quy tắc được định ra cần thiết để liên kết trong quy trình
phát triển phần mềm. Do đó, nó định nghĩa rõ việc làm thế nào để
đạt đến các mức chuẩn, từ đó định giá sản phẩm, định giá năng suất
làm việc của công ty.
Key process areas: Một Key process areas (KPA) được định nghĩa là
một nhóm các hoạt động có quan hệ với nhau khi thực hiện chung để

hoàn tất mục tiêu quan trọng.
08/04/15
08/04/15
2.CÁC THÀNH PHẦN CMM:
Goals: Mục tiêu của một phạm vi khóa quy trình (KPA) tóm tắt tình
trạng phải tồn tại của phạm vi khóa quy trình thực hiện đầy đủ với kết
quả và quá trình thực hiện dài lâu. Quy mô của mục tiêu đã hoàn thành
là cho biết năng lực của tổ chức thiết lập trên các cấp bậc của sự thuần
thục.biểu hiện phạm vị, ranh giới, và mục đích của mỗi khóa quy trình
KPA.
Common Features: Những điểm đặc trưng chia sẻ bao gồm thực hành
và thể chế hóa phạm vi khóa quy trình KPA. Nó bao gồm năm dạng là
Commitment to Perform (giao phó đến thực hiện), Ability to Perform
(khả năng đến thực hiện), Activities performed (các hoạt động đã thực
hiện), Measurement and Analysis (đo lường và phân tích), và Verifying
Implementation (thực hiện thẩm tra).
08/04/15
2.CÁC THÀNH PHẦN CMM:
Key Practices: Khóa thực hiện mô tả các yếu tố của cơ sở hạ tầng và
thực hiện góp phần tạo những hiệu quả thực sự trong việc thực hiện và
thể chế hóa khóa quy trình.
3.CÁC CẤP CMM:
CMM có 5 level với 18 KPAs(Key Process Area: vùng quy trình quan
trọng):

Level 1(Initial: khởi đầu): không có KPAs

Level 2(Repeatable: lặp): có 6 KPAs

Level 3(Defined: xác lập): có 7 KPAs


Level 4(Managed: kiểm soát): có 2 KPAs

Level 5(Optimising: tối ưu ): có 3 KPAs
08/04/15
1. Môi trường làm việc:

Đảm bảo điều kiện làm việc.

Tạo hứng thú trong công việc.

Không bị ảnh hưởng, mất tập trung bởi các nhân tố khác.
2. Thông tin:
Xây dựng cơ chế truyền tin thông suốt từ trên xuống dưới và ngược lại
nhằm giúp cá nhân trong tổ chức chia sẽ thông tin, kiến thức, kinh
nghiệm, các kỹ năng giao tiếp phối hợp và làm việc hiệu quả.
08/04/15
3. Xây dựng đội ngũ nhân viên:
Ngay từ khâu tuyển dụng, lựa chọn kỹ càng và định hướng, thể chế
hóa quy trình tuyển dụng.
4. Quản lý thành tích:
Đẩy mạnh thành tích, công nhận năng lực, thành tích bằng cách
thiết lập các tiêu chí khách quan để đánh giá và liên tục khuyến
khích khả năng làm việc, tập trung phát triển sự nghiệp, xây dựng
các mục tiêu tiếp theo.
08/04/15
5. Đào tạo:
Không chỉ đào tạo các kiến thức chuyên môn phục vụ cho dự án mà
còn mở rộng đào tạo các kỹ năng then chốt, cần thiết như kỹ năng
làm việc đội, nhóm, kỹ năng quản lý… nhằm tạo cơ hội cho người

lao động phát huy khả năng, cơ hội học hỏi và phát triển bản thân.
6. Chế độ đãi ngộ:
Chế độ đãi ngộ cần tập trung vào việc trả lương cho công nhân viên
dựa vào vai trò, vị trí của họ (Position), Con người (Person) – thái
độ và tác phong làm việc và Thành tích (Performance) mà họ đạt
được, cống hiến cho tổ chức. Đưa ra được chính sách lương,
thưỏng, phụ cấp các các quyền lợi khác để khuyến khích các cá
nhân dựa trên sự đóng góp của họ và cấp độ phát triển của toàn tổ
chức.
08/04/15
1. Phân tích kiến thức và kỹ năng:
Xác định những kỹ năng và kiến thức cần thiết để làm nền tảng cho
hoạt động nhân sự. Lĩnh vực phân tích này bao gồm: xác định quy
trình cần thiết để duy trì năng lực tổ chức, phát triển và duy trì các
kỹ năng và kiến thức phục vụ công việc, dự báo nhu cầu kiến thức
và kỹ năng trong tương lai.
08/04/15
2. Hoạch định nguồn nhân lực:
Đây là lĩnh vực phối hợp hoạt động nhân sự với nhu cầu hiện tại và
trong tương lai ở cả các cấp và toàn tổ chức. Hoạch định nguồn nhân
lực có tính chiến lược cùng với quy trình theo dõi chặt chẽ việc
tuyển dụng và các hoạt động phát triển kỹ năng sẽ tạo nên thành
công trong việc hình thành đội ngũ.
3. Phát triển sự nghiệp:
Tạo điều kiện cho mỗi cá nhân phát triển nghề nghiệp và có cơ hội thăng
tiến trong nghề nghiệp, nó bao gồm: thảo luận về lựa chọn nghề
nghiệp với mỗi cá nhân, xác định các cơ hội, theo dõi sự tiến bộ
trong công việc
08/04/15
4. Các hoạt động dựa trên năng lực:

Ngoài các kỹ năng, kiến thức cốt lõi còn có hoạch định nhân lực, tuyển
dụng dựa vào khả năng làm việc, đánh giá hiệu quả qua mỗi công
việc và vị trí, xây dựng chế độ phúc lợi, đãi ngộ dựa trên hiệu quả…
giúp bảo mọi hoạt động của tổ chức đều xuất phát từ mục đích phục
vụ cho phát triển nguồn nhân lực
5. Văn hóa cá thể:
Tạo lập được cơ chế liên lạc thông suốt, kênh thông tin hiệu quả ở mọi
cấp độ trong tổ chức, phối hợp được kinh nghiệm, kiến thức của mỗi
người để hỗ trợ lẫn nhau, giúp nhau cùng tiến bộ. Trao quyền thúc
đẩy nhân viên tham gia ý kiến, ra quyết định
08/04/15
08/04/15
Để đạt được level 4 thì phải đo lường và chuẩn hóa. Đo lường
hiệu quả đáp ứng công việc, chuẩn hóa phát triển các kỹ năng, năng
lực cốt lõi.
Để đạt được Level 5 thì doanh nghiệp đó phải liên tục cải tiến hoạt
động tổ chức, tìm kiếm các phương pháp đổi mới để nâng cao năng lực
làm việc của lực lượng lao động trong tổ chức, hỗ trợ các nhân phát
triển sở trường chuyên môn. Chú trọng vào việc quản lý, phát triển
năng lực của nhân viên và huấn luyện nhân viên trở thành các chuyên
gia.
08/04/15
Khẳng định CMM là bước phát triển tất yếu của các tổ chức trong
thời đại kinh tế tri thức, bởi vì nó là việc kết hợp qui chuẩn và sáng tạo
cho cách hoạt động của tổ chức, không cứng nhắc mà linh hoạt thay
đổi theo thực tế. Mô hình về tiến hoá của tổ chức khẳng định điều này.
Việc huấn luyện về CMM phải là huấn luyện cho toàn tổ chức,
không phải chỉ là huấn luyện cho đội ngũ kĩ thuật, tuy rằng ban đầu
chúng ta vẫn phải xuất phát từ phía kĩ thuật. Các cấp lãnh đạo, có
quyền lực cần được học về CMM theo góc độ bảo đảm sự phát triển

tiến hoá của tổ chức.
Một đội ngũ những người am hiểu về CMM để giới thiệu cho
nhiều tổ chức thực hiện. Đội ngũ này phải có khả năng dạy cho mọi
loại người trong tổ chức, không chỉ cho các chuyên viên kĩ thuật,
người đã sẵn sàng học cái mới. Chúng ta phải đủ khả năng để đối diện
với mọi cấp lãnh đạo và cung cấp cho họ những tri thức mới về cách
làm việc mới, nhưng phải biết nói theo ngôn ngữ của họ.

×