Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Việt Nam gia nhập WTO – Thời cơ và thách thức với ngành Ngân hàng 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.54 KB, 17 trang )

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
MÔN HỌC: Quản trị doanh nghiệp
BÀI THẢO LUẬN
Việt Nam gia nhập WTO – Thời cơ và thách thức với ngành
Ngân hàng
*****
Giảng viên: Bùi Thị Bích Hà
Lớp tín chỉ: Ca 3 – Thứ 4 – Giảng đường C6
Hà Nội, ngày 20 – 10 – 2010
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Khái quát về WTO
1.1. Nguồn gốc
WTO chính thức được thành lập vào ngày 1 tháng 1 năm 1995 ,có tên đầy đủ là Tổ
chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization). Tổ chức này hoạt động với mục
tiêu thiết lập và duy trì một nền thương mại toàn cầu tự do, thuận lợi và minh bạch. Tổ
chức này kế thừa và phát triển các quy định và thực tiễn thực thi Hiệp định chung về
Thương mại và Thuế quan - GATT 1947 (chỉ giới hạn ở thương mại hàng hoá) và là kết
quả trực tiếp của Vòng đàm phán Uruguay (bao trùm các lĩnh vực thương mại hàng hoá,
dịch vụ, sở hữu trí tuệ và đầu tư).
1.2. Cơ cấu tổ chức
Tất cả các thành viên WTO đều có thể tham gia vào các hội đồng, ủy ban của WTO,
ngoại trừ Cơ quan Phúc thẩm, các Ban Hội thẩm Giải quyết Tranh chấp và các ủy ban đặc
thù
• Cấp cao nhất: Hội nghị Bộ trưởng
• Cấp thứ hai: Đại Hội đồng
Công việc hàng ngày của WTO được đảm nhiệm bởi 3 cơ quan: Đại Hội đồng, Hội
đồng Giải quyết Tranh chấp và Hội đồng Rà soát Chính sách Thương mại. Tuy tên gọi
khác nhau, nhưng thực tế thành phần của 3 cơ quan đều giống nhau, đều bao gồm đại diện
(thường là cấp đại sứ hoặc tương đương) của tất cả các nước thành viên. Điểm khác nhau
giữa chúng là chúng được nhóm họp để thực hiện các chức năng khác nhau của WTO.
• Cấp thứ ba(3): Các Hội đồng Thương mại


Các Hội đồng Thương mại hoạt động dưới quyền của Đại Hội đồng. Có ba Hội
đồng Thương mại là: Hội đồng Thương mại Hàng hóa, Hội đồng Thương mại Dịch vụ và
Hội đồng Các khía cạnh của Quyền Sở hữu Trí tuệ liên quan đến Thương mại. Mội hội
đồng đảm trách một lĩnh vực riêng. Cũng tương tự như Đại Hội đồng, các hội đồng bao
gồm đại diện của tất cả các nước thành viên WTO. Bên cạnh ba hội đồng này còn có sáu
ủy ban và cơ quan độc lập khác chịu trách nhiệm báo cáo lên Đại Hội đồng các vấn đề
riêng rẽ như thương mại và phát triển, môi trường, các thỏa thuận thương mại khu vực, và
các vấn đề quản lý khác. Đáng chú ý là trong số này có Nhóm Công tác về việc Gia nhập
chịu trách nhiệm làm việc với các nước xin gia nhập WTO.

• Cấp thứ tư(4): Các Ủy ban và Cơ quan
Dưới các hội đồng trên là các ủy ban và cơ quan phụ trách các lĩnh vực chuyên môn
riêng biệt.
Dưới Hội đồng Thương mại Hàng hóa là 11 ủy ban, 1 nhóm công tác, và 1 ủy ban
đặc thù.
Dưới Hội đồng Thương mại Dịch vụ là 2 ủy ban, 2 nhóm công tác, và 2 ủy ban đặc
thù.
Dưới Hội đồng Giải quyết Tranh chấp (cấp thứ 2) là Ban Hội thẩm và Cơ quan Phúc
thẩm.
Ngoài ra, do yêu cầu đàm phán của Vòng đàm phán Doha, WTO đã thành lập Ủy
ban Đàm phán Thương mại trực thuộc Đại Hội đồng để thức đẩy và tạo điều kiện thuận lợi
cho đàm phán. Ủy ban này bao gồm nhiều nhóm làm việc liên quan đến các lĩnh vực
chuyên môn khác nhau.
1.3. Nguyên tắc họat động
Tổ chức Thương mại Thế giới được xây dựng trên bốn nguyên tắc pháp lý nền tảng
là : tối huệ quốc; đãi ngộ quốc gia, mở cửa thị trường và cạnh tranh công bằng.
1. Nguyên tắc tối huệ quốc (MFN) Tối huệ quốc, viết tắt theo tiếng Anh là MFN
(Most favoured nation), là nguyên tắc pháp lí quan trọng nhất của WTO. Nguyên
tắc MFN được hiểu là nếu một nước dành cho một nước thành viên một sự đối xử
ưu đãi nào đó thì nước này cũng sẽ phải dành sự ưu đãi đó cho tấtcả các nước thành

viên khác.
2. Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia(National Treatment - NT), Nguyên tắc NT được hiểu
là hàng hóa nhập khẩu, dịch vụ và quyền sở hữu trí tuệ nước ngoài phải được đối xử
không kém thuận lợi hơn so với hàng hoá cùng loại trong nước.
3. Nguyên tắc mở cửa thị trường
Nguyên tắc "mở cửa thị trường" hay còn gọi một cách hoa mĩ là "tiếp cận" thị
trường (market access) thực chất là mở cửa thị trường cho hàng hoá, dịch vụ và đầu tư
nước ngoài. Trong một hệ thống thương mại đa phương, khi tất cả các bên tham gia đều
chấp nhận mở cửa thị trường của mình thì điều đó đồng nghĩa với việc tạo ra một hệ thống
thương mại toàn cầu mở cửa.
4. Nguyên tắc cạnh tranh công bằng (fair competition) thể hiện nguyên tắc "tự do cạnh
tranh trong những điều kiện bình đẳng như nhau”
1.4. Chức năng
• Quản lý việc thực hiện các hiệp định của WTO
• Diễn đàn đàm phán về thương mại
• Giải quyết các tranh chấp về thương mại
• Giám sát các chính sách thương mại của các quốc gia
• Trợ giúp kỹ thuật và huấn luyện cho các nứơc đang phát triển
Hợp tác với các tổ chức quốc tế khác
2. Cam kết về dịch vụ ngân hàng của VN khi gia nhập WTO
VN đồng ý cho thành lập ngân hàng con 100% vốn nước ngoài không muộn hơn
ngày 1/4/2007. Ngoài ra ngân hàng nước ngoài muốn được thành lập chi nhánh tại
Việt Nam nhưng chi nhánh đó không được phép mở chi nhánh phụ và vẫn phi chịu
hạn chế về huy động tiền gửi bằng VND từ thể nhân Việt Nam trong vòng 5 năm kể
từ khi ta gia nhập WTO. Ta vẫn giữ được hạn chế về mua cổ phần trong ngân hàng
Việt Nam không cho phéo doanh nghiệp nước ngoài mua quá 30% cổ phần của
doanh nghiệp Việt Nam
2.1. Hiện diện thương mại
Các tổ chức tín dụng nước ngoài chỉ được phép thành lập hiện diện thương mại tại
Việt Nam dưới các hình thứcsau: Văn phòng đại diện, chi nhánh ngân hàng thương mại

nước ngoài, ngân hàng thương mại liên doanh trong đó phần góp vốn của bên nước ngoài
không vượt quá 50% vốn điều lệ của ngân hàng liên doanh và kể từ ngày 1 tháng 4 năm
2007 được phép thành lập ngân hàng 100% vốn đầu tư nước ngoài.
2.2. Điều kiện thành lập
• Các điều kiện để thành lập chi nhánh của một ngân hàng thương mại nước ngoài tại
Việt Nam: Ngân hàng mẹ có tổng tài sản có trên 20 tỷ đô la Mỹ vào cuối năm trước thời
điểm nộp đơn.
• Các điều kiện để thành lập một ngân hàng liên doanh hoặc một ngân hàng 100%
vốn đầu tư nước ngoài: Ngân hàng mẹ có tổng tài sản có trên 10 tỷ đô la Mỹ vào cuối năm
trước thời điểm nộp đơn.
2.3. Hạn mức trần huy động
Trong vòng 5 năm kể từ ngày gia nhập WTO, Việt Nam có thể hạn chế quyền của
một chi nhánh ngân hàng nước ngoài được nhận tiền gửi bằng Đồng Việt Nam từ các thể
nhân Việt Nam mà ngân hàng không có quan hệ tín dụng theo mức vốn mà ngân hàng mẹ
cấp cho chi nhánh.
2.4. Tham gia cổ phần
Đối với việc tham gia góp vốn dưới hình thức mua cổ phần, tổng số cổ phần do các
thể nhân và pháp nhân nước ngoài nắm giữ tại mỗi ngân hàng thương mại cổ phần của Việt
Nam không được vượt quá 30% vốn điều lệ của ngân hàng, trừ khi luật pháp Việt Nam có
qui định khác hoặc được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền của Việt nam.
II. THỜI CƠ
Với gần 60 năm xây dựng và phát triển của ngành ngân hàng (1951-2010) và 20
năm của hệ thống NHTH VN (1990-2010) toàn hệ thống ngân hàng đã có những đóng góp
quan trọng cho sự ổn định và tăng trưởng kinh tế ở nước ta trong nhiều năm qua. Có thể
thấy được những điểm mạnh (6 điểm mạnh) của hệ thống ngân hàng như:
• Có hệ thống mạng lưới chi nhánh rộng khắp.
• Am hiểu về thị trường trong nước
• Đội ngũ khách hàng của NHTM VN khá đông đảo.
• Chiếm thị phần lớn về hoạt động tín dụng, huy động vốn và dịch vụ.
• Đội ngũ nhân viên tận tụy, ham học hỏi và có khả năng tiếp cận nhanh các kiến

thức, kỹ thuật hiện đại.
• Hầu hết đều đang thực hiện hiện đại hóa ngân hàng.
Khi Việt Nam là thành viên của WTO, môi trường kinh doanh của các ngân hàng
trong nước có sự thay đổi lớn, bởi chúng ta phải thực hiện những cam kết quốc tế theo lộ
trình ký kết. Sẽ có nhiều ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động tại thị trường Việt
Nam trên cơ sở cạnh tranh bình đẳng với các ngân hàng trong nước. Sự thay đổi đó cùng
với những điểm mạnh sẵn có của hệ thống ngân hàng trong nước sẽ mang đến cho ngành
ngân hàng những cơ hội mới trong tương lai. Hội nhập quốc tế sẽ tạo động lực thúc đẩy
công cuộc đổi mới và cải cách hệ thống ngân hàng VN làm tăng uy tín và vị thế của hệ
thống ngân hàng Việt Nam, nhất là trên thị trường tài chính khu vực, từng bước nâng cao
hiệu quả điều hành và phát triển vững mạnh.
1. Ngân hàng nhà nước:
 Hội nhập quốc tế sẽ tạo cơ hội nâng cao năng lực và hiệu quả điều hành và thực thi
chính sách tiền tệ, đổi mới cơ chế kiểm soát tiền tệ, lãi suất, tỉ giá theo nguyên tắc thị
trường.
 Hội nhập cũng là cơ hội để NHNN tăng cường phối hợp với các NHTW và các tổ
chức tài chính quốc tế về chính sách tiền tệ, trao đổi thông tin và ngăn ngừa rủi ro, qua đó
hạn chế biến động của thị trường tài chính quốc tế và đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân
hàng Việt Nam. Hệ thống NHTM và thị trường tiền tệ hoạt động an toàn và hiệu quả sẽ tạo
thuận lợi cho việc nâng cao hiệu lực và hiệu quả của chính sách tiền tệ
 Hội nhập quốc tế sẽ thúc đẩy cải cách thể chế, hoàn thiện hệ thống pháp luật và
nâng cao năng lực hoạt động của các cơ quan quản lý tài chính, quản lý nhà nước trong
lĩnh vực ngân hàng, tăng cường khả năng tổng hợp, hệ thống tư duy xây dựng các văn bản
pháp luật trong hệ thống ngân hàng, đáp ứng yêu cầu hội nhập và thực hiện cam kết với hội
nhập quốc tế. loại bỏ các hình thức bảo hộ, bao cấp vốn, tài chính đối với các NHTM trong
nước, hạn chế tình trạng ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của NHNN và Chính phủ.
2. Các tổ chức tín dụng :
2.1. Hội nhập quốc tế sẽ nâng cao tính cạnh tranh và kỷ luật thị trường trong hoạt
động ngân hàng:
 Thúc đẩy cải cách, buộc các ngân hàng trong nước phải hoạt động theo nguyên tắc

thị trường, khắc phục những nhược điểm còn tồn tại, đồng thời phải tăng cường năng lực
cạnh tranh trên cơ sở nâng cao trình độ quản trị điều hành và phát triển dịch vụ ngân hàng.
Điều đó khuyến khích tạo ra những NH có qui mô lớn, tài chính lành mạnh và kinh doanh
hiệu quả, các NH kinh doanh yếu kém sẽ bị đào thải hoặc phải vươn lên, nếu muốn tồn tại.
 Hơn nữa các ngân hàng Việt Nam được tham gia vào một “sân chơi” kinh doanh
bình đẳng và mang tính chuyên nghiệp cao. Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng diễn ra ngày
càng khốc liệt, đặc biệt là sau năm 2010. Các ngân hàng tồn tại bằng chính "đôi chân và
khối óc" của mình. Chính bối cảnh đó sẽ tạo ra cho các ngân hàng Việt Nam sự năng động
trong hoạt động kinh doanh và có thể nói bắt buộc phải năng động để kinh doanh hiệu quả.
Đồng thời đây cũng là cơ hội để các ngân hàng thể hiện năng lực và trình độ của mình.
 Kinh doanh theo nguyên tắc thị trường cũng buộc các tổ chức tài chính phải có cơ
chế quản lý và sử dụng lao động thích hợp, đặc biệt là chính sách đãi ngộ và đào tạo nguồn
nhân lực nhằm thu hút lao động có trình độ, qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động và sức
cạnh tranh trên thị trường tài chính.
 Không chỉ phải cạnh tranh với các ngân hàng trong nước mà với cả các ngân hàng
nước ngoài vì thế các NHTM VN phải chuyên môn hoá sâu hơn về nghiệp vụ ngân hàng,
quản trị ngân hàng, quản trị tài sản nợ, quản trị tài sản có, quản trị rủi ro, cải thiện chất
lượng tín dụng, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn, dịch vụ ngân hàng và phát triển các
dịch vụ ngân hàng mới mà các ngân hàng nước ngoài dự kiến sẽ áp dụng ở VN.

×