Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Thiết kế xây dựng hệ thống cấp nước cho khu công nghiệp Việt Hóa Đức Hòa III Long An, công suất 15.000 m3 ngàyđêm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.32 MB, 116 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM





PHẠM LÊ HỮU

THIẾT KẾ XÂY DỰNG HỆ THỐNG CẤP NƯỚC
CHO KHU CÔNG NGHIỆP VIỆT HÓA - ĐỨC
HÒA III - LONG AN, CÔNG XUẤT 15.000M
3

NGÀY/ĐÊM

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
Mã ngành: 60520320

TP. HỒ CHÍ MINH ,NĂM 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM









PHẠM LÊ HỮU

ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ XÂY DỰNG HỆ THỐNG CẤP
NƯỚC CHO KHU CÔNG NGHIỆP VIỆT HÓA-
ĐỨC HÒA III - LONG AN, CÔNG XUẤT
15.000M
3
NGÀY/ĐÊM

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
Mã ngành: 60520320


HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : GS.TSKH NGUYỄN CÔNG HÀO





TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2014
i

LỜI CAM ĐOAN



Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu
trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào
khác.

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn
và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.







Học viên thực hiện luận văn




Phạm Lê Hữu
ii

LỜI CẢM ƠN


- Thành công của đề tài tốt nghiệp, ngoài sự nỗi lực rất lớn của bản thân học
viên thì sự tận tình hướng dẫn và giúp đỡ của Thầy cô, bạn bè, và gia đình là hết sức
quan trọng.
- Trong quá trình thực hiện luận văn, em đã được các Thầy cô phòng sau đại học
đã giúp đỡ rất nhiều. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các Thầy cô, những người
đã hết lòng truyền đạt kiến thức quý báu cho em có được ngày hôm nay.
- Đặc biệt, em chân thành cám ơn Thầy GS.TSKH Nguyễn Công Hào đã trực
tiếp hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi để em hoàn thành đề tài tốt nghiệp. Em cũng
cám ơn sự chia sẻ của các bạn cùng khoá và các anh chị lớp trước. Chính nhờ sự
hướng dẫn tận tình của Thầy cô và các bạn, em đã vượt qua những khó khăn trong thời

gian qua. Hơn nữa, trong quá trình thực hiện luận văn, em đã học hỏi rất nhiều kinh
nghiệm quý báo.
- Cuối cùng, em xin ghi nhớ và biết ơn sâu sắc công lao của Cha Mẹ và gia đình
thầy cô đã rất vất vả vì em để hôm nay em hoàn thành luận văn này.



Ngày … tháng 01 năm 2013
Học viên thực hiện


Phạm lê Hữu
1


CHƯƠNG 1:MỞ ĐẦU

1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ.
Cùng với sự phát triển kinh tế của thế giới nền kinh tế Việt Nam cũng ngày
càng tăng lên đáng kể, Việt Nam đã trở thành một thành viên của WTO trong năm
2007 .Khi nền kinh tế phát triển, đời sống của người dân được nâng cao thì nhu cầu
dùng nước sạch càng mạnh mẽ. Do đó, vấn đề nước sạch đang là nỗi thiết yếu của
người dân và việc xây dựng một hệ thống xử lý nước sạch để cung cấp cho người dân
là một việc làm cần thiết và cấp bách. Nó không chỉ đáp ứng nhu cầu dùng nước hàng
ngày nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân mà còn góp phần tạo điều
kiện thuận lợi để đưa nền kinh tế của Việt Nam vươn xa hơn nữa. Thiếu nước sạch hiện
nay là tình trạng nghiêm trọng không chỉ đối với nước ta, thành phố mà thực sự là vấn
đề của toàn cầu.
Nước sạch là nước không màu, không mùi, không vị và không có các mầm bệnh,
chất độc hại, có các thành phần hóa học phù hợp với các tiêu chuẩn qui định.

Nước sạch cho sinh hoạt là nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống hôm nay. Theo
Cục Thủy Lợi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) nhu cầu dùng nước tại Việt
Nam ngày càng tăng trong khi nguồn cung cấp ngày càng có hạn, khiến Việt Nam đang
bị đẩy vào nguy cơ bị xếp hạng vào những quốc gia thiếu nước trên thế giới. Tại nhiều
vùng trong cả nước nguồn sinh hoạt cho người dân đang bị thiếu trầm trọng. Được sử
dụng nước sạch là niềm khao khát của người dân ở nông thôn. Ở không ít vùng nông
thôn người dân phải sử dụng nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm không đảm bảo vệ sinh
nên nguy cơ mắc bệnh đường ruột và bệnh ngoài da là rất cao hoặc phải mua với giá
không rẻ trong khi mức thu nhập của người dân vốn còn rất thấp. Điều này cũng là
trong những nguyên nhân làm giảm đi mức sống của người dân.
Cần phải có một kế hoạch ưu tiên cấp nước sạch ở vùng sâu, vùng xa những nơi
đang bị thiếu nước nghiêm trọng. Việc làm này vừa có tác dụng giúp người dân được
2


sử dụng nguồn nước sạch trong sinh hoạt, tránh được những bệnh liên quan đến việc sử
dụng nguồn nước không đảm bảo chất lượng, đồng thời góp phần giúp cho nguồn nước
ngầm ở các khu vực nông thôn không bị khai thác quá mức dẫn đến cạn kiệt, bảo vệ
kết cấu địa chất ở những vùng này.
Mỗi khu công nghiệp bao gồm nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh với nhiều
ngành nghề khác nhau. Hoạt động của khu công nghiệp tác động đến môi trường, sức
khoẻ và an toàn lao động với mức độ khác nhau về huỷ hoại môi trường sống, huỷ diệt
các loài sinh vật, lan truyền ô nhiễm không khí, nước thải, chất thải rắn, chất thải độc
hại, tiếng ồn, phóng xạ, các hoá chất độc hại, ô nhiễm đất, các sự cố công nghiệp, thẩm
lậu các hoá chất và nhiên liệu, biến đổi khí hậu.
Sự ra đời và hoạt động của khu công nghiệp gắn liền với việc tiêu thụ một lượng
nước rất lớn. Nhận thức được điều này nên công ty CP-ĐT-XD Phú Mỹ Vinh đã xây
dưng nhà máy cấp nước Đức Hòa III để cấp cho khu công nghiệp Việt Hoá để phục vụ
cho việc cấp nước cho sản xuất cũng như các hoạt động khác của khu công nghiệp Việt
Hoá .

1.2 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI [1].
Nước là một nhu cầu thiết yếu cho sự sống của con người và sinh vật. Nước sạch
được xem như là hàng hóa đặc biệt trong đời sống của con người. Việc quy hoạch và
xây dựng mô hình xử lý nước phù hợp không những giải quyết được tình trạng khan
hiếm nước sạch hiện nay mà còn tạo điều kiện cho người dân có thu nhập thấp cũng có
thể sử dụng nước sạch. Ngoài ra nó còn có thể cải thiện chất lượng cuộc sống của
người dân giảm bệnh tật, đảm bảo sự bình đẳng giữa các thành phần sử dụng nước,
giảm cách biệt giữa thành phố và nông thôn.
Ngoài ra, theo chỉ thị 200 TTg ngày 29/04/1994 của Thủ tướng chính phủ thì “Bảo
đảm nước sạch, bảo vệ môi trường ở nông thôn là trách nhiệm của mọi ngành, mọi
chính quyền, mọi tổ chức và mọi công dân. Đây là vấn đề rất cấp bách, phải được tổ
chức thực hiện nghiêm túc và thường xuyên.”
3


Xuất phát từ nhu cầu cấp thiết là cần có nguồn nước sạch cho nhân dân sử dụng, dự án:
“THIẾT KẾ XÂY DỰNG HỆ THỐNG CẤP NƯỚC CHO KHU CÔNG NGHIỆP
VIỆT HÓA ĐỨC HOÀ III-LONG AN, CƠNG XUẤT 15.000M
3
NGÀY/ĐÊM ”
nhằm đáp ứng nhu cầu trên.
1.3. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Thiết kế mạng lưới cấp nước cho khu công nghịêp Việt Hoá .
Thiết kế trạm xử lý nước ngầm công suất 30.000m
3
/ngày.đêm với giai đoạn I là
15000m
3
/ngày.đêm.
1.4. PHẠM VI ĐỀ TÀI

Thu thập số liệu, tài liệu về dự án xây dựng cơ sở hạ tầng Khu công
nghiệp Việt Hoá , các công nghệ xử lý nước ngầm của các khu công
nghiệp lân cận.
Lựa chọn công nghệ trên cơ sở phù hợp với thành phần, tính chất của nước
cấp, điều kiện mặt bằng, tiêu chuẩn cấp nước vv…
Tính toán hệ thống cấp nước, thoát nước mưa.
Tính toán thiết kế các công trình xử lý nước cấp
Tính toán kinh tế
1.5. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆNĐỀ TÀI
Thu thập số liệu, tài liệu liên quan
Tổng hợp số liệu
Phân tích khả thi
Chạy phần mềm
Tính toán
1.6 NỘI DUNG NGHIÊ CỨU :
Thu thập số liệu phục vụ cho việc thiết kế.
Xác định nhu cầu dùng nước.
Phân tích số liệu để tính toán thiết kế.
4


Đề xuất công nghệ xử lý.
Tính toán các công trình đơn vị.
Thiết kế mạng lưới cấp nước.
Khai toán giá thành.
Đề xuất các biện pháp quản lý và vận hành trạm cấp nước.
Thực hiện bản vẽ:
Mặt bằng trạm xử lý nước.
Mặt cắt dọc các công trình theo cao trình mực nước.
Chi tiết các công trình đơn vị.

1.7 Ý NGHĨA THỰC TIỄN
Trong chuyên đề này tôi đã đưa ra một cái nhìn khái quát về hoạt động phân phối
nước sạch tại Nhà Máy Cấp Nước Đức Hoà III. Các giải pháp trong Khóa luận có thể
được xem xét, vận dụng vào tình hình thực tế của đơn vị để hoàn thiện và nâng cao
năng lực sản xuất và phân phối nước sạch, hạ thấp tỷ lệ thất thoát nước trên địa bàn do
ban quản lý Nhà Máy Cấp Nước Đức Hoà III quản lý.












5


CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN

2.1. GIỚI THIỆU KHU CÔNG NGHIỆP VIỆT HOÁ - ĐỨC HOÀ III
2.1.1 Vị trí địa lý
Khu Công nghiệp Đức Hòa III thuộc xã Đức Lập Hạ, nằm phía Đông Bắc huyện Đức
Hòa, tỉnh Long An, được giới hạn bởi:
- Phía Đông bắc giáp huyện Củ Chi TP. Hồ Chí Minh qua kênh Thầy Cai.
- Phía Tây bắc giáp đường Tỉnh lộ 8 (823).
- Phía Đông nam giáp khu dân cư hiện hữu dọc Tỉnh lộ 8.

- Phía tây nam giáp khu dân cư hiện hữu xã Mỹ Hạnh bắc.
2.1.2 : Cơ sở hạ tầng và tiện ích chung
Cấp điện
Nguồn điện: Lưới 500KV và 220KV đi ngang KCN Việt Hoá - Đức Hoà III đảm bảo
cung cấp nguồn điện đầy đủ cho các doanh nghiệp vào Khu Công Nghiệp.
Quy phạm điện: 50KV-22KV
Giá điện: Theo mức giá chung do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và sẽ
được điều chỉnh khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền (theo giá biểu nhà
nước).
 Dùng cho sản xuất: 815 đồng/KWh (không bao gồm thuế GTGT)
 Dùng dịch vụ: 1.350 đồng/KWh (không bao gồm thuế GTGT)
Phí thuế thiết bị đo đếm: (theo giá biểu nhà nước)
Phí lắp đặt: (theo giá biểu nhà nước)
2.1.3 : Nước sạch và xử lý nước thải
Nguồn cấp nước:
 Giá nước cấp: 4.000 đồng/m
3
(chưa có thuế GTGT)
6


 Khu công nghiệp Việt Hoá - Đức Hoà III xây dựng hệ thống xử lý nước hiện
đại có công suất 30.000m
3
/ngày và đảm bảo cung cấp 15.000m
3
/ngày đêm trong
(giai đoạn 1), cung cấp 15.000m
3
/ngày đêm cho (giai đoạn 2).

Xử lý nước thải:
 Hệ thống thoát nước thải và nước mưa được tách riêng nhau thành 2 hệ thống
theo công nghệ xử lý cao cấp của Hà Lan.
 Nước thải từng nhà của Khu Dân Cư (phục vụ cho công nhân và chuyên gia
nước ngoài), phải chảy vào hệ thống thu gom nước thải của KCN để đưa vào
trạm xử lý tập trung, trước khi thoát ra sông ngòi.
 Nước thải của từng nhà máy phải được xử lý sơ bộ đạt tiêu chuẩn qui định "Loại
C hoặc Loại B" của nhà nước đề ra trước khi thải vào trạm xử lý tập trung nước
thải của KCN Việt Hoá - Đức Hoà III
Phí xử lý nước thải:
 Giá xử lý nước thải = 4.000 đ/m
3
(được tính bằng 80% lượng đầu vào, trả từng
tháng)
(Khu công nghiệp Việt Hoá - Đức Hoà III sẽ có thoả thuận riêng với từng Nhà máy có
dệt nhuộm về phí xử lý nước thải, nước recycle (nước dùng lại sau khi xử lý cho nhà
máy) và phương thức thanh toán phí).
2.1.4: Phí tiện ích công cộng và phí bảo dưỡng cơ sở hạ tầng
Quản lý: 0,05USD/m
2
/tháng
Tiện ích công cộng theo qui định toàn khu Công nghiệp.
2.1.5 : Thông tin liên lạc : Công ty điện thoại, fax TP.HCM và các công ty kinh
doanh dịch vụ bưu chính viễn thông đảm bảo cung cấp dịch vụ theo nhu cầu của dự án
trong phạm vi các qui định pháp luật có liên quan.
2.1.6 : Những tiện ích chung khác : Ngoài cơ cấu hạ tầng chính như mặt bằng, điện,
nước, xử lý nước thải, thông tin liên. KCN Việt Hoá - Đức Hoà III còn cung cấp cho
các doanh nghiệp các tiện ích khác như: kho bãi, trạm y tế, trạm phòng cháy, chữa
7



cháy, đảm bảo an ninh các khu vực chung, thu gom và xử lý chất thải rắn, chiếu sáng
cộng cộng, vv
2.1.7 Những hoạt động hỗ trợ : Nhằm giúp dự án nhanh chóng có được những chấp
thuận cần thiết từ phía các cơ quan quản lý nhà nước và sớm triển khai dự án. KCN
Việt Hoá - Đức Hoà III sẵn sàng cung cấp các dịch vụ hỗ trợ như Tư vấn, Xin cấp giấy
phép, Tư vấn thiết kế xây dựng, tuyển dụng và đào tạo lao động.

Bảng 2.1 :Quy trình thực hiện

BƯỚC TIẾN TRÌNH ĐƠN VỊ PHỤ TRÁCH THỜI GIAN
1
HƯỚNG DẪN
CHỌN ĐỊA ĐIỂM

Phòng tiếp thị KCN VIỆT HOÁ
ĐỨC HOÀ III
Theo tiến độ
2
KÝ THO
Ả THUẬN
GIỮ ĐẤT
Phòng tiếp thị KCN VIỆT HOÁ
ĐỨC HOÀ III
Theo tiến độ
3 ĐẶT CỌC
Phòng kế toán Phòng tiếp thị (Ban
tư vấn ) KCN VIỆT HOÁ ĐỨC
HOÀ III
Ngay khi ký TTGĐ


4

ỚNG DẪN LẬP
HỒ SƠ ĐẦU TƯ
Phòng tiếp thị (Ban tư vấn) KCN
VIỆT HOÁ ĐỨC HOÀ III
05 ngày
5
ĐĂNG KÝ KINH
DOANH
Phòng ĐKKD - LONG AN 10 ngày
6
ĐĂNG KÝ ĐẦU

Ban quản lý KCN & DC VI
ỆT HOÁ
ĐỨC HOÀ III
15 ngày
7
KÝ HỢP ĐỒNG
THUÊ ĐẤT
Phòng tiếp thị (Ban kinh doanh)
Trong vòng 15
ngày kể từ ngày ký
ĐKĐT
8


8 THANH TOÁN

Phòng kế toán KCN VIỆT HOÁ
ĐỨC HOÀ III
Trong vòng 30
ngày kể từ ngày ký
HĐTĐ
9 GIAO ĐẤT
Phòng kỹ thuật KCN VIỆT HOÁ
ĐỨC HOÀ III
Theo HĐTĐ
10
ĐĂNG KÝ XÂY
DỰNG
Phòng Quản lý xây dựng Ban
Ban qu
ản lý các KCN & CN LONG
AN
15 ngày
11
XÂY DỰNG NHÀ
XƯỞNG
ĐĂNG KÝ NỐI
HẠ TẦNG
Phòng tiếp thị KCN VIỆT HOÁ
ĐỨC HOÀ III


Ghi chú (5*) : không có trong trường hợp Doanh nghiệp nước ngoài hoặc Doanh
nghiệp trong nước đã thành lập.
2.2 : GIỚI THIỆU NHÀ MÁY NƯỚC
2.2.1 : Giới thiệu về dự án

Tỉnh Long An đã xây dựng một đồ án quy hoạch tổng thể các khu công nghiệp thuộc
tỉnh Long An, do Văn phòng tư vấn Thiết kế - Kiến trúc trực thuộc Hội Kiến trúc sư
Long An lập tháng 9/2001. Theo quy hoạch này, tại Long An sẽ xây dựng 11 khu công
nghiệp tập trung, nhằm khuyến khích mọi thành phần kinh tế phát triển sản xuất để
phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm, nhằm cải thiện đời sống cho nhân dân, thực
hiện thành công mục tiêu công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Các khu công
nghiệp trong tỉnh bao gồm:
Khu dân cư và khu công nghiệp Bến Lức – Cầu Vân.
Khu công nghiệp Bến Lức.
9


Khu công nghiệp Long Hiệp 1 và 2.
Khu công nghiệp Mỹ Yên.
Khu công nghiệp Dân cư – TDTT Tỉnh Lộ 8 ( KCN Đức Hòa III)
Khu công nghiệp Đức Hòa I.
Khu công nghiệp Dân cư Đức Hòa II (KCN Xuyên Á)
Khu công nghiệp Cần Giuộc xã Tân Kim.
Khu công nghiệp Dân cư Đông Cần Giuộc.
Khu công nghiệp Phước Vĩnh Đông – H. Cần Giuộc.
Khu công nghiệp Bến cảng Tân Tập – H. Cần Giuộc.
Khu công nghiệp Đức Hòa III có vị trí dọc theo kênh Thầy Cai và cùng giáp với
TP.HCM. Cho đến nay tại đây chưa có hệ thống cấp nước vào các công trình kỹ thuật
đô thị khác. Việc xây dựng hệ thống cung cấp nước sạch cho khu công nghiệp Đức
Hòa III, nhằm cung cấp nước sản xuất và sinh hoạt cho khu vực này. Phù hợp với nhu
cầu thực tế, nhằm cải thiện điều kiện hạ tầng trong khu vực, chuẩn bị tốt một phần điều
kiện hạ tầng kỹ thuật cho việc hình thành khu công nghiệp và đô thị mới. Đây là vấn đề
cấp thiết, thúc đẩy, thu hút các xí nghiệp sản xuất vào khu công nghiệp. Tạo điều kiện
thúc đẩy nhanh tiến độ cho khu công nghiệp và cải thiện điều kiện nước sinh hoạt của
nhân dân trong vùng.

Tổng quan về dự án
• Tên dự án: THIẾT KẾ XÂY DỰNG HỆ THỐNG CẤP NƯỚC CHO KHU
CÔNG NGHIỆP VIỆT HÓA ĐỨC HỊA III-LONG AN, CƠNG XUẤT 15.000M3
NGY/ĐÊM .
• Địa điểm xây dựng: Khu công nghiệp Đức Hòa III, thuộc Xã Đức Lập Hạ, nằm phía
Đông bắc huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
• Công ty Cổ phần Đầu tư & Xây dựng Phú Mỹ Vinh.
• Quy mô dự án Xây dựng hệ thống cấp nước với tổng công suất: 30.000 m
3
/ngđ.
Các công tác bao gồm:
10


- Xây dựng công trình đầu mối và mạng lưới nước thô.
- Xây dựng nhà máy xử lý nước.
- Lắp đặt mạng lưới cung cấp nước sạch.
- Xây dựng trạm bơm tăng áp cấp nước cho khu công nghiệp Đức hòa III.
- Tổ chức, đào tạo công nhân quản lý và vận hành.
• Mục đích dự án: Cung cấp nước sạch cho các nhu cầu sinh hoạt và sản xuất khu công
nghiệp Đức Hòa III.
2.2.2 : Mục tiêu của dự án:
- Mục tiêu của dự án là lập ra phương án tổng thể về xây dựng hệ thống cấp nước hoàn
chỉnh, đảm bảo cấp nước an toàn, liên tục, phục vụ nhu cầu nước sản xuất và sinh hoạt
trong khu vực quy hoạch xây dựng KCN Đức Hòa III. Hệ thống cấp nước được thiết kế
xây dựng vừa có thể phục vụ được yêu cầu phát triển trong tương lai là mở rộng hệ
thống để đáp ứng dược nhu cầu hiện tại và lại vừa có thể phục vụ được yêu cầu phát
triển trong tương lai là mở rộng hệ thống để đáp ứng được nhu cầu của cộng đồng.
2.2.3 :Thông tin khái quát chung
2.2.3.1 : Địa điểm xây dựng:

- Khu Công nghiệp Đức Hòa III thuộc xã Đức Lập Hạ, nằm phía Đông Bắc huyện Đức
Hòa, tỉnh Long An, được giới hạn bởi:
- Phía Đông bắc giáp huyện Củ Chi TP. Hồ Chí Minh qua kênh Thầy Cai.
- Phía Tây bắc giáp đường Tỉnh lộ 8 (823).
- Phía Đông nam giáp khu dân cư hiện hữu dọc Tỉnh lộ 8.
- Phía tây nam giáp khu dân cư hiện hữu xã Mỹ Hạnh bắc.
2.2.3.2 : Điều kiện tự nhiên:
- Khí hậu & Thủy văn:
• Khí hậu: Thuộc vùng giáp TP. HCM, mang tính chất nhiệt đới gió mùa, có hai mùa rõ
rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 hàng năm và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4
năm sau.
11


- Nhiệt độ:
+ Bình quân 27
0
C
+ Cao nhất 38
0
C
+ Thấp nhất 18,8
0
C
- Độ ẩm:
+ Bình quân 79%
+ Cao nhất 90%
+ Thấp nhất 65%
- Lượng mưa:
+ Trung bình một năm có 159 ngày mưa

+ Lượng mưa trung bình năm 2.109 mm (trạm Long Sơn)
+ Lượng mưa tập trung lớn vào mùa mưa
- Lượng bốc hơi: lượng bốc hơi trung bình 1.350 mm/năm (3,7 mm/ngày)
- Tổng bức xạ mặt trời:
+ Trung bình 11,7 Lcl/cm
2
/tháng
+ Cao nhất 14,2 Lcl/cm
2
/tháng
+ Thấp nhất 10,2 Lcl/cm
2
/tháng
- Gió:
+ Mùa khô hướng gió chính là Đông Nam, tần suất 30 – 40%, tốc độ bình quân 2 – 3
m/s.
+ Mùa mưa hướng gió chính là Tây Nam, tần suất 66%, tốc độ bình quân 2 – 3 m/s.
• Chế độ thủy văn:
Chịu ảnh hưởng trực tiếp của sông Vàm cỏ Đông và kênh Thầy Cai. Một số đặc trưng
tại trạm Gò Dầu và Bến Lức:



12


Bảng 2.2 : Trạm đo
Trạm đo Mn (max) Mn (min)
Gò Dầu Hạ + 1,221 - 1,18
Bến Lức + 1,230 - 1,96

. Địa hình & Thổ Nhưỡng:
• Khu công nghiệp Đức Hòa III: Cao độ khu đất nằm trong khoảng từ 0,6 đến 2,5 m (hệ
cao độ nước Biển tại Mũi Nai). Nhìn chung địa hình trong khu vực tương đối bằng
phẳng, hướng dốc từ phía Tây đổ thấp dần về hướng Đông (dốc về kênh Thầy Cai)
• Thổ nhưỡng: Đất trong khu vực này phổ biến là đất nhiễm phèn nặng.
Hiện trạng sử dụng đất và dân cư:
- Tại khu vực dự kiến xây dựng khu công nghiệp và khu dân cư Đức Hòa III là việc sản
xuất nông nghiệp gần như không phát triển. Mật độ dân cư thưa thớt, không có nhà
kiên cố, nhà dân chủ yếu là nhà tranh, tre, vách đất hoặc lán tạm. Đây cũng là khu vực
mới khai hoang nên dân cư trong khu vực cũng chủ yếu là từ nơi khác đến canh tác.
Khu công nghiệp Đức Hòa III: có khoảng 45 hộ dân 288 người (Bình quân 6,4
người/hộ). Tổng diện tích đất dự kiến quy hoạch: 177,44 ha, trong đó:
- Đất thổ cư: 5,32 ha chiếm 3,0%
- Đất trồng lúa: 26,71 ha chiếm 13,05%
- Đất trồng cây ăn trái: 0,67 ha chiếm 0,38%
- Đất trồng mía: 3,84 ha chiếm 1,82%
- Đất trồng cây lâu năm: 33,6 ha chiếm 12,71%
- Sông rạch: 7,04 ha chiếm 4,00%
Hiện trạng kỹ thuật hạ tầng:
Hiện trạng giao thông:
Khu vực xây dựng khu công nghiệp hệ thống giao thông nội bộ chưa được xây dựng.
Hệ thống giao thông bên ngoài như QL1A, TL 9, Xa lộ Xuyên Á (QL 22), TL 8 giúp
13


cho khu vực này lưu thông bằng đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng
không thuận lợi.
Hiện trạng cấp nước:
Hiện tại trong khu vực chưa có hệ thống cấp nước tập trung. Nước sinh hoạt và sản
xuất lấy từ các giếng khoan nước ngầm do dân tự túc xây dựng, nước mặt kênh Thầy

Cai, kết hợp với nước mưa dự trữ.
Hiện trạng cấp điện:
Khu công nghiệp Đức Hòa III có tuyến dây điện trung thế 15 KV chạy qua dọc theo
TL8, lấy điện từ trạm biến áp 110/15 KV Củ Chi (TP. Hồ Chí Minh)
2.2.4 : Nhu Cầu Sử Dụng Nước Và Công Suất
2.2.4.1 : Về khối lượng:
Nước sử dụng trong khu vực của dự án bao gồm:
- Nước phục vụ cho sản xuất Công nghiệp.
- Nước phục vụ cho dân dụng, gồm: nước sinh hoạt, nước dịch vụ công cộng và thương
mại, nước tưới đường, tưới cây. . . .
- Nước cứu hoả.
Trên cơ sở các tài liệu quy hoạch và các phân tích về nhu cầu sử dụng nước thuộc
phạm vi đồ án quy hoạch chi tiết đã được duyệt, các thông số tính toán nhu cầu dùng
nước theo các thông số trong quy hoạch chi tiết đã nêu sau:
2.2.4.2 :Nhu cầu dùng nước Khu công nghiệp Việt Hoá - Đức Hoà III
Khu công nghiệp Đức Hoà III quy hoạch xây dựng dự kiến 4 cụm công nghiệp A, B,
C, D với diện tích 177 ha và khu dân cư 200 ha. Dự tính nhu cầu dùng nước cho Khu
vực này được như sau:




14


Bảng 2.3 : Nhu cầu dùng nước
TT

Các thành phần Tiêu chuẩn


Bước 1
Giai đoạn I

Bước 2
Giai đoạn I

Giai đo
ạn
II
1


ớc sinh hoạt Qsh 600 1.000 2.400
2


ớc cho công nghiệp Qcn 2.700 3.600 6.000
3


ớc cho cá 20%Qcn 540 720 1.200
4


ớc tưới cây tưới đường 8%Qcn 216 288 480
Tổng Cộng Q1 4.056 5.608 10.080
5


ớc dùng cho các nhu cầu khác


6% Q1 243 336 605
6


ớc dò rỉ và dự phòng 15% Q1 608 841 1.512
7

Công suất ngày trung bình Qtb 4.907 6.785 12.197
8

Công suất ngày max 1,10 Qtb 5.398 7.464 13.417
9

CÔNG SUẤT YÊU CẦU 5.500 7.400 14.000

2.2.4.3 Về chất lượng:
Nước cung cấp cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất công nghiệp đều phải đáp ứng tiêu
chuẩn cấp nước phụ vụ sinh hoạt theo quy định đều hành tại quyết định số
1329/2002/BYT-QĐ ngày 18/04/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế có tham khảo tiêu chuẩn
vệ sinh nước ăn uống sinh hoạt TCVN (20 TCN 33-85).
2.2.5 : Nguồn Cung Cấp Nước [3]
2.2.5.1 : Tổng quát
Khu vực xây dựng KCN Đức Hoà III là khu vực nằm trong vùng khan hiếm về nguồn
nước ngọt. Nước mặt trên các kênh rặch trong khu vực đều bị nhiễm phèn và bị ảnh
hưởng mặn, không thể khai thác được để sử dụng cho mục đích cấp nước cho công
nghiệp và nước sinh hoạt. Nguồn nước ngầm ở quá sâu, trữ lượng ít, khó khai thác.
15



Bộ thuỷ lợi đã có các dự án nghiên cứu sử dụng nước trên thượng nguồn sông Sài Gòn,
sông Đồng Nai và Sông Bé để cung cấp nguồn nước cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp,
công nghiệp và sinh hoạt của các tỉnh Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Dương, Tp. Hồ Chí
Minh và Long An. Các công trình hồ Dầu Tiếng (Tây Ninh), Hồ Trị An trên sông
Đồng Nai đang phát huy mạnh mẽ hiệu quả cấp nước, đẩy mặn trên sông Sài Gòn,
sông Đồng Nai và sông Vàm Cỏ Đông; Phục vụ phát triển Công nghiệp, nông nghiệp ở
vùng Đông Nam Bộ. Mặt khác cũng nâng cao mựt nước ngầm trong khu vực.
Để cung cấp nước phục vụ nhu cầu sản xuất trong nước và sinh hoạt cũng như đã nêu ở
trên có thể nghiên cứu sử dụng 2 nguồn nước, đó là nguồn nước mặt và nước ngầm
mạch sâu.
2.2.5.2 : Nguồn nước mặt
Kênh Thầy Cai và Kênh An Hạ
Khu Công nghiệp Đức Hoà III nằm gần kênh Thầy Cai và kênh An Hạ. Các kênh này
là kênh tiêu nước, nước có độ nhiễm phèn cao nên không thể sử dụng nguồn nước này
để khai thác cung cấp cho mục đích cấp nước sinh hoạt và nước sản xuất công nghiệp
trong khu công nghiệp trong khu vực dự án.
Sông Vàm Cỏ Đông
Sông Vàm Cỏ Đông chảy qua huyện Đức Hoà với chiều dài 42 Km. Đây là con sông
lớn ở Vùng Đông Nam Bộ và là một con sông nằm trong hệ thống Sông Sài Gòn –
Đồng Nai (Bao gồm 4 sông chính: Sông Sài Gòn, sông Đồng Nai, Sông Bé, sông Vàm
Cỏ Đông).
Bắt nguồn từ vùng núi cao lòng sông dóc, phần thượng dù lòng sông có độ dóc nhỏ,
đáy sông sâu thuận lợi cho việc giao thông nhưng chịu ảnh hưởng rất mạnh của thuỷ
triều biển đông. Vào mùa cạn, mặn xâm nhập vào nội địa và vào cả vùng nội đồng.
Trước khi có công trình Hồ Dầu Tiếng, ranh giới mặn lên đến 125 Km (giới hạn mặn
4%), tạo điều kiện mở rộng khu tưới ở Bến Cầu (Hữu ngạn sông Vàm Cỏ Đông) khu
16


Láng Ven, Đức Hoà, Đức Huệ (Long An) và tạo nguồn nước cho trạm bơm Lộc Giang

tưới cho Khoảng 6.000 ha của Đức Hoà.
Xem xét kết quả phân tích và theo dõi chất lượng nước sông Vàm Cỏ Đông cho thấy,
nguồn nước thường xuyên có độ mặn cao. Hiện tại không nên sử dụng nguồn nước này
cấp cho nhu cầu nước sinh hoạt tại khu vực dự án.
Nước từ hệ thống thuỷ lợi Phước Hoà và Dầu Tiếng
• Hồ Dầu Tiếng
Hồ chứa thủy lợi Dầu Tiếng đã được xây dựng trên thượng lưu sông Sài Gòn, tại tỉnh
Tây Ninh có các thông số sau:
- Diện tích Lưu vực 27 Km
2
.
- Lưu lượng nước đến bình quân nhiều năm 58,5 m
3
/s.
- Mực nước dâng bình thường (MNDBT) 24,4 m.
- Dung tích hồ chứa tương ứng với MNDBT 1,58 m
3

- Mực nước chết (MNC) 17,00 m
- Dung tích hồ chứa nước tương ứng MNC 395 triệu m
3

- Dung tích chứa hữu ích 1,055 tỷ m
3

Nhiệm vụ của công trình là cung cấp nước tưới cho 17.200 ha ruộng đất của tỉnh Tây
Ninh. Chia thành 2 khu: khu tưới bằng bơm (105.000 ha), khu tự chảy 67.000 ha. Sau
này Bộ Thủy lợi đã đề nghị Nhà nước cho điều chỉnh lại khu tưới xuống Củ Chi TP.
Hồ Chí Minh với diện tích 1.400 ha, với hướng tưới kênh Đông – Củ Chi. Hiện nay
diện tích tưới vẫn được đảm bảo và đang được mở rộng. Ngoài nhiệm vụ dự trữ nước

tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp, Hồ Dầu Tiếng đã phát huy tác dụng đẩy mặn trên
sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông, cấp nguồn nước cho công nghiệp và sinh hoạt
cho TP. Hồ Chí Minh và một vùng rộng lớn ở Đông Nam Bộ.
2.2.6: Lựa chọn nguồn nước để xử lý
17


Khi thiết kế hệ thống cấp nước, một trong những vấn đề có tầm quan trọng bậc
nhất là lựa chọn nguồn nước. Nguồn nước quyết định tính chất và thành phần các mực
công trình, quyết định kinh phí của dự án xây dựng vàa giá thành sản phẩm.
Nguồn nước thiên nhiên được sử dụng vào mục đích cấp nước, có thể chia làm 2
loại:
 Nước mặt: sông ngoài, ao hồ và biển.
 Nước ngầm: mạch nông, mạch sâu, giếng phun.
Đối với Khu công nghiệp VIỆT HOÁ - ĐỨC HOÀ III, nguồn nước được chọn
để xử lý là nước ngầm vì:
 Xung quanh Khu công nghiệp chỉ có các kênh nhỏ, nguồn nước không đủ tiêu
chuẩn để xử lý, lưu lượng nước không đảm bảo. Nếu có xử lý được thì tốn rất
nhiều kinh phí.
 Theo kết quả đánh giá tác động môi trường thì nước ngầm ở khu vực này lượng
nước có thể khai thác lâu dài, và chất lượng nước ngầm ở đây có thể xử lý được.
Theo hiện trạng cấp nước tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng Bằng
Sông Cửu Long, có thể nhận thấy là nước ngầm đang là nguồn cấp nước chủ yếu cho
các huyện thành Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và các đô thị vùng Đồng Bằng
Sông Cửu Long nói chung. So với nước mặt thì nước ngầm có ưu điểm như sau:
 Nước ngầm là một tài nguyên thường xuyên, ít chịu ảnh hưởng của các nhân tố khí
hậu như hạn hán. Chất lượng nước ổn định ít bị biến động theno mùa như nước
mặt.
 Việc xây dựng các công trình xử lý tương đối đơn giản và ít tốn kinh phí so với
nước mặt.

 Chủ động trong vấn đề cấp nước cho các vùng hẻo lánh, dân cư thưa thớt.
Bên cạnh những ưu điểm đó, khi sử dụng nước ngầm cho mục đích cấp nươc
cũng có một số nhược điểm sau:
18


 Một số nguồn nước ngầm ở các tầng sâu, được hình thành qua hàng ngàn năm và
ngày nay được rất ít nước bù đắp từ nước mưa.
 Việc khai thác nước ngầm với cường độ cao, sẽ làm cho mực nước ngầm hạ thấp
xuống.
 Khi khai thác nước ngầm không hợp lý sẽ làm ảnh hưởng tới chất lượng nước ng

Bảng 2.3: Chất lượng nước ngầm tại Thành phố Hồ Chí Mính
Địa điểm pH Fe
tc
(mg/l) Cứng
(mgCaCO3/l)
Quận Tân Bình 4,2 – 6,94 Vết – 7,6 14 – 42
Quận 8 4,26 – 6,86 Vết – 26,2 42 – 261
Quận Gò vấp 3,89 – 4,54 0,2 – 0,4 6 – 22
Quận Thủ Đức 3,92 – 6,99 Vết – 34,2 Vết – 400
Hóc Môn 3,67 – 6,97 Vết – 5,4 Vết – 180
Củ Chi 3,84 – 6,49 Vết – 7,3 10 – 230
Quận Bình Chánh 2,82 – 7,82 Vết – 26,2 4 – 600

2.2.7 : Các phương pháp xử ly
- Đối với nguồn nước xử lý là nước ngầm, thì chủ yếu là quá trình khử sắt trong
nước ngầm. Trong nước ngầm, sắt thường tồn tại ở dạng ion, sắt có hóa trị II là
thành phần của các muối như Fe(HCO
3

); FeSO
4
. Hàm lượng sắt có trong các
nguồn nước ngầm thường cao và phân bố không đồng điều trong các lớp trầm
tích.
2.2.8: Quá trình khử sắt
Hiện này có nhiều phương pháp khử sắt của nước ngầm, có thể chia thành 3
nhóm chính sau:
 Khử sắt bằng phương pháp làm thoáng.
19


 Khử sắt bằng phương pháp dùng hóa chất.
 Các phương pháp khử sắt khác.
Khử sắt bàng phương pháp làm thoáng
Thực chất của phương pháp khử sắt bằng làm thoáng là làm giàu oxy trong nước,
tạo điều kiện để Fe
2+
oxy hóa thành Fe
3+
, sau đó thực hiện quá trình thủy phân để tạo
thành hợp chất ít tan Fe(OH)
3
, rồi bể lọc để giữ lại. Làm thoáng có thể là làm thoáng
tự nhiên hay làm thoáng nhân tạo.
Trong nước ngầm, sắt II bicacbonat là muối không bền vững, thường phân ly
theo dạng sau:





2
33
2)( FeHCOHCOFe
Nếu trong nước có oxy hòa tan, quá trình oxy hóa và thủy phân diễn ra như sau:


 HOHFeOHOFe 8)(4104
322
2

Đồng thời xảy ra phản ướng phụ:

223
COOHHCOH 



Tốc độ của phản ứng oxy hóa được biểu thị theo phương trình sau:







 
K
H
OFe

dt
Fed
v 

2
2
22

Trong đó,
 v: Tốc độ oxy hóa.



dt
Fed
2
: Sự biến thiên của nồng độ [Fe
2+
] theo thời gian t.
 [Fe
2+];
[H
+
] ;[O
2
]: Nồng độ của các ion Fe
2+
; H
+
và oxy hòa tan trong

nước.
 K: Hằng số tốc độ phản ứng, phụ thuộc vào nhiệt độ và chất xúc tác.
-Khử sắt bằng phương pháp dùng hóa chất
+ Khử sắt bằng các chất oxy hóa mạnh
20


Các chất oxy hóa mạnh thường sử dụng để khử sắt: Cl
2
, KmnO
4
,O
3
. .Khi cho
các chất oxy hóa mạnh vào nước , phản ứng diễn ra như sau:


 HClOHFeOHClFe 62)(262
322
2



 HKMnOOHFeOHKMnOFe 5)(373
2324
2

Trong phản ứng, để oxy hóa 1 mg Fe
2+,
cần 0,64 mg Cl

2
hoặc 0,94 KMNO
4
và đồng
thời độ kiềm của nước giảm đi 0,018 mgdl/l.
+ Khử sắt bằng vôi
Phương pháp khử sắt bằng vôi thường không đứng độc lập, mà kết hợp với các quá
trình làm ổn định nước hoặc làm mềm nước. Khi cho vôi vào nước, quá trình khử sắt
xảy ra theo 2 trường hợp:
 Trường hợp nước có oxy hòa tan: vôi được coi như chất xúc tác, phản ứng khử sắt
diển ra như sau:

23322223
)(4)(4)(42)(4 HCOCaOHFeOHCaOHOHCOFe 
Sắt III hydroxit được tạo thành, dẽ dàng lắng lại trong bể lắng và giử lại hoàn
toàn tgrong bể lọc.
 Trường hợp nước không có oxy hòa tan: khi cho vôi vào nước phản ứng diễn ra
như sau:
OHCaCOFeCOOHCaHCOFe
233223
)(4)( 
Sắt được khử đi dưới dạng FeCO
3
.
- Các phương pháp khử sắt khác
 Khử sắt bằng trao đổi ion: cho nước đi qua lơp vật liệu lọc có khả năng trao đổi
ion. Các ion H
+
và Na
+

có trong thành phần của lớp vật liệu, sẽ trao đổi với các ion
Fe
2+
có trong nước. Kết qủa Fe
2+
được giữ lại trong lớp vật liệu lọc.
 Khử sắt bằng điện phân: dùng các cực âm bằng sắt, nhôm, cùng các cực dương
bằng đồng, … và dùng điện cực hình ống trụ hay hình sợi thay cho tấm điện cực
hình trụ phẳng.
21


 Khử sắt bằng phương pháp vi sinh vật: Cấy các mầm khuẩn sắt trong lớp các lọc
của bể lọc. Thông qua hoạt động của các vi khuẩn, sắt được loại bỏ khỏi nước.
2.2.8.1 : Quá trình lắng
Lắng là giai đoạn làm sạch sơ bộ trước khi đưa nước vào bể lọc để hoàn thành
quá trình làm trong nước. Trong công nghệ xử lý nước, quá trình lắng xảy ra rất phức
tạp, chủ yếu lắng ở trạng thái động. Các hạt cặn không tan trong nước là những tập
hợp hạt không đồng nhất (kích thước, hình dạng, trọng lượng riêng khác nhau) và
không ổn định (luôn thay đổi hình dạng, kích thước trong quá trình lắng do chất keo
tụ).
Theo phương chuyển động của dòng nước qua bể, người ta chia ra các loại bể
lắng sau:
 Lắng tĩnh và lắng theo từng mẽ kế tiếp: Thường gặp trong các hồ chứa nước, sau
trận mưa nước chảy vào hồ mang theo cặn lắng làm cho nồng độ cặn trong hồ tăng
lên, nước đứng yên, cặn lắng tĩnh xuống đáy……
 Bể lắng có dòng nước chảy ngang cặn rơi thẳng đứng hay còn gọi là bể lắng
ngang: Cấu tạo bể lắng ngang gồm bốn bộ phận chính: Bộ phân phân phối nước
vào bể, vùng lắng cặn, hệ thống thu nước đã lắng, hệ thống thu xả cặn. Căn cứ vào
biện pháp thu nước đã lắng, người ta chia bể lắng ngang làm hai loại: Bể lắng

ngang thu nước ở cuối và bể lắng ngang thu nước đều trên mặt. Bể lắng ngang thu
nước ở cuối thường kết hợp với bể phản ứng có vách ngăn hoặc bể phản ứng có
lớp cặn lơ lửng. Bể lắng ngang thu nước bề mặt thường kết hợp với bể phản ứng
có lớp cặn lơ lửng.
 Bể lắng có dòng nước đi từ dưới lên, cặn rơi từ trên xuống gọi là bể lắng đứng: Bể
lắng đứng thường kết hợp với bể phản ứng xoay hình trụ (hay còn gọi là ống trung
tâm). Theo chức năng làm việc, bể chia làm hai vùng: Vùng lắng có dạng hình trụ
hoặc hình hợp ở phía trên và vùng chứa nén cặn có dạng hình nón hoặc hình chớp
ở phía dưới.

×