Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Tài liệu ôn thi đại học và cao đẳng môn vật lý những công thức cần nhớ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.64 MB, 17 trang )

1/ Sóng cơ học
Là một loại sóng cần có môi trường vật chất để truyền đi. Sóng âm và sóng nước là
những ví dụ về sóng cơ học. Sóng âm cần có các phân tử không khí để truyền đi còn sóng
nước cần có nước. Do đó các sóng cơ học không thể tồn tại trong chân không. Đây là tính
chất khác với sóng điện từ. Sóng cơ học là sự dao động của vật chất. Tuy nhiên chỉ có
năng lượng được truyền đi, còn vật chất chỉ dao động quanh vị trí cân bằng.
2/ Giao thoa sóng:
Giao thoa sóng là sự tổng hợp của hai hay nhiều sóng kết hợp mà cho trên phương truyền
sóng những điểm dao động với biên độ cực đại hoặc những điểm dao động với biên độ
cực tiểu (những điểm dao động với biên độ bằng 0 hoặc không dao động). Chú ý: Ngoài
khái niệm như trên thì ta còn có thể nói sự giao thoa sóng chính là sự tổng hợp của hai
dao động điều hòa.
3/ Sóng dừng:
Sóng dừng là sóng có những nút và những bụng cố định trong không gian. Các vị trí
bụng là cực đại của biên độ, các vị trí nút là cực tiểu của biên độ. Ta có thể nói sóng
dừng là trường hợp đặc biệt của giao thoa: sóng tới và sóng phản xạ gặp nhau trên cùng
một phương truyền sóng. Đối với sóng dọc ta cũng thực hiện được sóng dừng (thí dụ
sóng trong sáo): nơi nút dao động (đứng yên) và nơi bụng dao động là những nơi mà cột
khí nén và giãn mạnh nhất.
4/ Sóng âm:
Sóng âm là sự lan truyền các dao động âm trong các môi trường rắn, lỏng, khí.
- Tai con người chỉ có thể cảm nhận được (nghe được) các âm có tần số từ 16 Hz đến
20000Hz
- Các sóng âm có tần số nhỏ hơn 16 Hz được gọi là hạ âm


- Các sóng âm có tần số lớn hơn 20000 Hz được gọi là siêu âm
- Tốc độ truyền âm giảm trong các môi trường theo thứ tự : rắn, lỏng, khí. Tốc độ truyền
âm phụ thuộc vào tính chất môi trường, nhiệt độ của môi trường và khối lượng riêng của
môi trường. Khi nhiệt độ tăng thì tốc độ truyền âm cũng tăng.

×