Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Tổng quan về pidotimod (chất mới làm thuốc có tác dụng biến đổi đáp ứng sinh học)triển vọng nghiên cứu và ứng dụng ở nước ta

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.93 MB, 63 trang )

BỘYTẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Dược HÀ NỘI
NGUYỄN VIỆT CƯƠNG
TỔNG QUAN VỀ PIDOTIMOD
(CHẤT MỚI LÀM THUỐC có TÁC DỤNG BIẾN Dổl ĐÁP ỨNG SINH HỌCI
TRIỂN VỌNG NGHIÊN cứu VÀ ỨNG DỤNG ỏ Nước TA
■ ■
(KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Dược sĩ KHÓA 2001 - 2006)
Người hướng dẫn : TS. NGUYẺN VĂN Rư.
Nơi thực hiện : Bộ Môn Sinh Hóa.
Trường Đại Học Dược Hà Nội.
Thời gian thực hiện : 1/2006 - 5/2006.
ị - i
V
HẦ NỘI, THÁNG 5 NĂM 2006
E cU
9 0 0 Z Ç ^ is m f Ị * r ộ ỵ j lỊọ ^

ìlittlỊ THnpỊ ìtlììỊ lỊìn^tỊ ìỉllt) 1)1tOjlỊ ÌHâ PJỈ
ỉh lìíì ỊÌẬĨ ìtitlỊị toirltit ^HỊ itù(Ị mì tỞỊ(!j ĩìỌị^ >>ÙììQj ^ g ¿, TVQj ißitOihlf
Uâtii
,/////
(fiff đ iìỊ tf(ỉ lit iff? tftinijj titỉip Itiæ Iti/t ífittirf tonịỳ
' H Ù ÌIỊ i f o t p ! n t t ỉ Ị i r a ứ i ĩ Ị fĩ(jiỊ i p t ì ii Ị ì t ì ì l )
ỊOH í íìltịMỊ TĩmỊ íìììh Ít1tìì>ĩ mt rỉtììỊỊ H>fỊỈJ ít in n p i 1M9 (ìip ÌH ỊỊ
ọơ ÌP Ị ttụinỊt ^fỳpt r if ip ¡ùm 9Ì1Ị I J J Ỉ ìò ỵ j ' y . ò . ii ( f j '> ỏ g t ĩ ^ ( h
íììtpìhi£\ - t y o Q Ị ^ ‘P*ỈS^ rtiìiit ô ^ f j í) II9j!ị onrí) iff) tì if if ị ÌĨỊ fjfiíj fĩitẬ) *119111
ù (Ị ĩnj9 íììto^ị OIÌỊÍÌ o-y íìttìỊỊ VU9 ìtp ìinirĩ ỊỊìtìììỊỊ ItìììỊt) mæ Mtọ
'íỉlỉìt IIÌỊIIỊ
n(ỉlỊỈỊ lỊltìỉlỊỊ ItltOlJ ìttrt Uìtp íhtpttlỊ ÌỊÌHỊ n i)Ị đ,fỊf v ỷ h T Ị tlììlỊỊ ìptìltlt ìtỊ
m ù v g t ^ d > ^ 9 t 1 ^ 0 ) y ^ ^ * w í Ỹ Ỹ D


Jiyj iuĩ(ịj u^ ñ n ít j f j
: ỉịỉf Ijutfiff iitìiỊỉ
l*p ÎHÎIff Ì9Ị ít Ị ítìỉíỊ u n e . 1 U 9 ^tììììl IttOtỊ f n r b u VU9 ịỉìKỊ ữ'ĩ Ở 0 . J
7 ề p M ĩ m
Î Î Î Q J
MỤC LỤC
Trang
CHÚ GIẢI CHỮ VIẾT TẮT
ĐẶT VẤN ĐỂ 1 -
PHẦN 1: TỔNG QUAN 2 -
1.1 Cơ sở miễn dịch cho những tác dụng của Pidotimod

- 2 -
1.1.1 Các tế bào tham gia đáp ứng miễn dịch

- 2 -
1.1.2 Sự tương tác miễn dịch 7 -
1.2 Nhóm thuốc điều biến miễn dịch của Pidotimod

- 8 -
1.2.1 Những chất có nguồn gốc vi khuẩn
9 -
1.2.2 Các chất có nguồn gốc nấm và thảo mộc

- 9 -
1.2.3 Những chất từ tuyến ức 10 -
1.2.4 Các hóa chất điều biến miễn dịch

-10 -
1.2.5 Các cytokin tự nhiên và tái tổ hợp


-10 -
1.3 Những công trình nghiên cứu về Pidotimod 11-
1.3.1 Cấu trúc hóa học, danh pháp,
phương pháp tổng hợp, tính chất lý hóa 11 -
1.3.2 Các nghiên cứu về tác dụng của Pidotimod
trên hệ miễn dịch - 13 -
1.3.3 Tác dụng chống vi khuẩn, virus
25 -
1.3.4 Các tính chất dược lý khác - 29 -
1.3.5 Khả năng tương tác thuốc của Pidotimod

- 31 -
1.3.6 Nghiên cứu về độc tính

- 32 -
1.3.7 Dược động học của Pidotimod
35 -
1.3.8 Một sô thử nghiệm ứng dụng Pidotimod trên lâm sàng 39 -
PHẦN 2 : BÀN LUẬN 43 -
2.1 Về các tác dụng lên hệ miễn dịch của Pidotimod

- 43 -
2.1.1 Điều kiện miễn dịch của cơ thể mà
Pidotimod có thể phát huy tác dụng
43 -
2.1.2 Về phạm vi tác động lên hệ miễn dịch
44 -
2.1.3 Về cơ chế tác động 46 -
2.2 Về tác dụng chống nhiễm khuẩn và ứng dụng lâm sàng


- 47 -
2.2.1 Pidotimod diệt khuẩn gián tiếp 47 -
2.2.2 Những thử nghiệm lâm sàng hiệu quả 48 -
2.3 ưu điểm dược động học của Pidotimod
50 -
2.4 Triển vọng nghiên cứu và ứng dụng Pidotimod trong điều trị 51 -
PHẦN 3 : KẾT LUẬN VÀ ĐỂ XUẤT 53 -
TÀI LIỆU THAM KHẢO
CHỮ VIẾT TẮT
APC Antigen-present Cells.
(Các tế bào trình diện kháng nguyên).
CD Cluster of Diffemtiation.
(Dấu ấn kháng nguyên màng).
Con-A Concanavillin A.
CY Cyclophosphamid.
ĐTB Đại thực bào.
HC Hydrocortison.
IFN Interferon.
IL Interleukin.
INN International Nonproprietary Name.
(Tên không đăng kí quốc tế),
i.m tiêm bắp.
i.p tiêm phúc mạc.
i.v tiêm tĩnh mạch,
p.o đưòfng uống,
s.c tiêm dưới da.
LPS Lipopolysaccharide.
MHC Major Histocompatibility Complex.
(Phức hợp hòa hợp tổ chức).

mPDN Methyl Prednisolon.
NK Natural Killer.
(Tế bào diệt tự nhiên).
PHA Phytohemoagglutinin.
PR Prednisolon.
TNF Tumor Necrosis Factor
(Yếu tố hoại tử khối u)
ĐẶT VẤN ĐỂ
Trong sự tồn tại và phát triển của con người, vấn đề đảm bảo sức khỏe,
luôn được đặt lên hàng đầu. Hiện nay, cùng với sự phát triển của kinh tế, văn
hóa, xã hội là việc xuất hiện thêm nhiều bệnh nguy hiểm, có khả năng lan tràn
cao như ung thư, HIV-AIDS, SARS ở phạm vi toàn cầu. Điều đó đòi hỏi y
học cần phải có những giải pháp phòng và chữa bệnh phù hợp.
Gần đây, các thuốc được nghiên cứu và ứng dụng điều trị có xu hướng
tập trung vào các chất và hợp chất có thể tác dụng tới đích ở mức tế bào và
phân tử. Trong đó điều trị thông qua hệ thống miễn dịch là một hướng quan
trọng và cũng đã thu được những thành quả rõ rệt, đích thực.
Đặc biệt mới đây có một hợp chất tên là Pidotimod được các nhà khoa
học trên thế giới phát hiện thấy nó có tác động rõ lên hệ miễn dịch như là một
chất biến đổi đáp ứng sinh học (biological response modifier). Bước đầu chất
này đã được thử nghiệm trên các đối tượng nhiễm vi khuẩn, virus ở đường hô
hấp, tiết niệu và cho hiệu quả điều trị tốt.
Đây là một chất mới có dược tính rõ rệt, đã được ứng dụng tại một số
nước, đang có khả năng phát triển trên diện rộng. Song hiện tại ở nhiều nước
không riêng gì Việt Nam, Pidotimod còn khá mới lạ. Bởi thế, tìm hiểu tập hợp
các thông tin về Pidotimod là rất có ý nghĩa không những để ứng dụng triển
khai chữa bệnh mà còn phục vụ cho công tác nghiến cứu thuốc mới.
Chính vì vậy, tôi thực hiện đề tài này với mục tiêu:
Thứ nhất, tìm hiểu những thuộc tính cơ bản về bản chất, nguồn gốc, các
nghiên cứu y dược học đã tiến hành của Pidotimod - một thuốc mới. *^ 7

Thứ hai, định hướngjigMện cứu tiep^Jheo và khả năng ứng dụng
Pidotimod vào Việt Nam.
- 1 -
PHẦN 1: TỔNG QUAN
1.1 Cơ SỞ miễn dịch cho những tác dụng của Pidotimod
1.1.1 Các tê bào tham gia đáp ứng miễn dịch [1],[9],[11],[17],
[19],[21].
1.1.1.1 Những tế bào miễn dịch không đặc hiệu.
* Tế bào mono - đại thực bào (ĐTB).
Đại thực bào là những tế bào đơn nhân có khả năng thực bào. Chúng
tiền thân gốc là các tế bào gốc tủy xương rồi trở thành nguyên bào mono để
sau đó vào trong máu là tế bào mono. Các tế bào mono chuyển tới khu trú ở
các mô khác nhau và trở thành ĐTB với tên gọi tùy tổ chức chúng cư trú như
tế bào Kupffer ở gan, ĐTB phế nang, tế bào microglia ở não. ĐTB thâm nhập
được vào mọi nơi là nhờ tính hóa ứng động và tính bám dính.
ĐTB giữ vai trò trung tâm trong đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu nhờ
khả năng thực bào. Các vật lạ nhất là các vi khuẩn bị ĐTB nuốt sẽ được chứa
trong phagosome. Tiếp đó lysosome tiến tới hòa màng tạo thành phagolysoso-
-me và giải phóng enzym tiêu. Có hai cơ chế tiêu diệt vi sinh vật trong các
phagolysosome.
Một là cơ chế không phụ thuộc oxy bao gồm hoạt động của nhiều
enzym phân giải của lysosom như hydrolase acid, phospholipase, ribonuclease
lysozym tham gia vào phân hủy vi sinh vật.
Hai là cơ chế phụ thuộc oxy. Quá trình thực bào này thưcmg kèm theo
sự bùng nổ oxy hóa do hoạt động của 3 hệ thống enzym :
- NADPH oxydase khử O2 thành O2 '
2 O2 +NADPH 2 O2 + NADP +H^
O2
- 2 -
- Myeloperoxydase (MPO) trong sự có mặt của cr, MPO khử H2O2

thành Hocr
H2O2 + C1 ^ HOCl
- NO synthetase : tạo ra NO từ arginin hủy hoại protein acid nhân của
vi khuẩn
2 arginin + 2 O2 + 3NADPH + 3H^ 2 citrulin + 2NO + 2HC1 + 3NAPD
Các gốc tự do này là các chất oxy hóa mạnh có tác dụng tiêu diệt vi
sinh vật hiệu quả.
Bên cạnh thực bào, ĐTB còn tiết các cytokin như IL-1, IL-6, TNF khởi
phát quá trình viêm không đăc hiệu thu hút các tế bào khác.
* Bạch cầu trung tính (BCTT).
BCTT được gọi là tiểu thực bào bởi nó có khả năng ăn các tế bào nhỏ
nhờ các enzym phân hủy như myeloperoxydase, hydroxylase, lysozym, lacto-
-feưin. Trên bề mặt BCTT có receptor của yếu tố hóa ứng động và đặc biệt
trong viêm khi có kích thích của IL-1, IL-6, TNF từ ĐTB thì xuất hiện thêm
những phân tử kết dính bề mặt giúp BCTT thoát khỏi lòng mạch tới ổ viêm mà
ở đó chúng đóng một vai trò chủ chốt.
* Tế bào diệt tự nhiên (NK: natural killer).
Tế bào diệt tự nhiên là những tế bào có khả năng tiêu diệt tế bào đích
không cần mẫn cảm trước. NK thuộc loại tế bào dạng lympho to không có
receptor TCR hay BCR nhưng vẫn có hạt chứa perforin và granzym nên được
gọi là tế bào Lympho hạt lớn (LGL : large granular lymphocyte).
Tế bào NK đóng vai trò quan trọng trong cơ chế “ cảnh giác miễn dịch”
(immune surveillance). Nó có khả năng ly giải một số tế bào mà không cần
được hoạt hóa trước. Đó là do trên bề mặt của chúng có receptor ức chế của tế
bào diệt KIR (Killer cell inhibitor receptor) bình thường khi tiếp xúc với tế
bào có phức hợp hòa hợp tổ chức (MHC : Major-histocompatibility complex)
lớp I thì bị ức chế. Nhưng nó sẽ hoạt động phát tín hiệu gây dung giải tế bào ít
- 3 -
hay không có MHC lớp I (là những tế bào nhiễm virus, ung thư). Khi đó
receptor hoạt hóa tế bào diệt KAR (Killer cell activated receptor) sẽ hoạt động

sản xuất perforin gây phá hủy tế bào đích.
NK còn tham gia vào phản ứng độc tế bào phụ thuộc kháng thể ADCC
(Antibody - dependent cellular cytotoxicity) nhờ có receptor với Fe của Ig.
Khi được hoạt hóa đồng thời của IL-2, IL-12 và IFN-y, NK chuyển dạng thành
tế bào LAK (Lymphokin activated killer cell) có khả năng tiêu diệt tế bào đích
một cách mạnh mẽ hơn.
1.1.1.2 Các tế bào đáp ứng miễn dịch đặc hiệu.
* Các tế bào trình diện kháng nguyên (APC : antigen-presenting cells)
APC là những tế bào có khả năng xử lý phân tử kháng nguyên to thành
những peptid nhỏ rồi trình diện cho các tế bào lympho T tương ứng. Chúng
bao gồm các tế bào bình thường có biểu lộ phân tử MHC lớp II trên màng
ngoài như đại thực bào, lympho B, tế bào tua (dendritic cell).
- Đại thực bào
ĐTB được coi là những tế bào trình diện kháng nguyên chính, khi nghỉ
thì ít có phân tử MHC lớp II. Nhưng đồng thời với quá trình thực bào các
kháng nguyên được phá hủy thành những mảnh nhỏ thì các phân tử MHC lớp
II được tổng hợp tại mạng lưới nội nguyên sinh. Sau đó các MHC được sát
nhập với màng phagolysosom để lộ mặt trên của các chuỗi a và p có khả năng
tiếp nhận peptid sinh mẫn cảm. Toàn bộ phức hợp KN-MHC sau đó được trình
diện lên màng tế bào.
Trên màng đại thực bào biểu hiện những phân tử đồng kích ứng có vai
trò quan trọng trong sự hoạt hóa lympho T như nhóm protein B7 và các phân
tử bám dính ICAM (intercellular adhesion molecule) hỗ trợ sự tương tác
giữa nó và tế bào lympho T.
- 4 -
Như vậy, chức năng thực bào liên quan chặt chẽ với chức năng trình
diện kháng nguyên của ĐTB. Có thể nói ĐTB là bản lề giữa miễn dịch không
đặc hiệu và miễn dịch đặc hiệu.
- Tế bào tua (dendritic cell).
Tế bào tua có nguồn gốc tủy xương, được thấy chủ yếu ở lách, da, hạch,

lách, tuyến ức mà điển hình là tế bào Langerhans ở da, còn trong máu chỉ có
số lượng nhỏ. Tế bào tua có vai trò quan trọng trong trình diện kháng nguyên
và hoạt hóa lympho T chủ yếu là lympho T-CD4.
Trên màng tế bào tua cũng giống như màng ĐTB có các phân tử bám
dính và phân tử phụ trợ.
* Tế bào lympho T
Lympho T phát triển từ tế bào gốc ồ tủy xương thành tiền tế bào T, được
gọi là tế bào tiền ức; sau đó được “huấn luyện”, chọn lọc và biệt hóa tại tuyến
ức thành các dưới nhóm tế bào T trưởng thành, đưa vào luu hành trong máu
ngoại vi.
Màng tế bào lympho T có các thụ thể gọi là TCR (T cell receptor) có
chức năng gắn kháng nguyên đã được bộc lộ trên bề mặt các tế bào trình diện
kháng nguyên. TCR đặc hiệu cho từng tế bào T, có nhiều dòng tế bào T trong
máu ngoại vi đủ để đáp ứng với các dạng kháng nguyên khác nhau.
Cùng với TCR, màng tế bào lympho T còn có các dấu ấn kháng nguyên
CD (cluster of diffemtiation). Dấu ấn kháng nguyên CD3 đặc trưng cho toàn
bộ dòng tế bào lympho T . Ngoài ra, các dưới nhóm lympho T được chia thành
2 nhóm chức năng khác nhau do có thêm dấu ấn riêng;
• T-CD4 là tế bào T trợ giúp (THeiper-TH )
T-CD4 nhận biết kháng nguyên được trình diện bởi MHC lớp II và có
chức năng khởi phát miễn dịch đặc hiệu.
- 5 -
Trên màng của tế bào Tịị mang các phân tử phụ trợ và các phân tử kết
dính có vai trò liên kết các phối tử tương ứng trên các APC trong quá trình
hoạt hóa lympho T như LFA-1, CD28, CD152.
Quần thể Th được chia thành hai dưới nhóm là Thl và Th2. Dưới nhóm
Thl điều hòa miễn dịch trung gian tế bào (CMI - cell mediated immune
response), chủ yếu sản sinh ra IL-2, IL-3, IFN-y, TNF-P kiểm soát quá trình
viêm, hoạt hóa ĐTB, phản ứng quá mẫn chậm. Dưới nhóm Th2 điều hòa đáp
ứng miễn dịch dịch thể (HI: humoral immune response) chủ yếu tiết IL-3, IL-

4, IL-5, IL-10, IL-13.
• T-CD8 là các tế bào T độc ( Tcytotoxic'Tc) hay T ức chế ( T,„ppressor-
Ts) nhận biết kháng nguyên được trình diện bởi MHC lớp I có chức năng tiêu
diệt tế bào đích hay ức chế đáp ứng miễn dịch.
Sau khi trưởng thành từ tuyến ức, mỗi tế bào T chỉ mang một dấu ấn của
dưới nhóm CD4 hoặc CD8 .
Ngoài các dấu ấn, màng tế bào T còn chứa các phân tử đồng kích ứng,
receptor của bổ thể, cytokin, hormon.
* Lympho B
Tế bào lympho B đóng vai trò trung tâm trong đáp ứng miễn dịch dịch
thể. Tế bào lympho B lưu hành trong máu chưa có khả năng sinh kháng thể,
chỉ khi có đáp ứng với sự kích thích của kháng nguyên thì mới phát triển và
biệt hóa thành tương bào (plasma cell) có khả năng tổng hợp và tiết kháng thể
đặc hiệu. Màng tế bào lympho B có thụ thể của lympho B (BCR), các phân tử
MHC lớp I và II. BCR là các globulin miễn dịch bề mặt (Slg - Surface
immunoglobulin) hoạt động như các thụ thể tiếp nhận kháng nguyên đặc hiệu
với tế bào B.
Các kháng nguyên không phụ thuộc tuyến ức (thường là các polysacch-
-arid có nhóm quyết định kháng nguyên lặp lại nhiều lần) có thể trực tiếp kích
- 6 -
thích lympho B biệt hóa và sinh kháng thể. Lympho B đáp ứng với các kháng
nguyên phụ thuộc tuyến ức qua trung gian của tế bào lympho Th-
Kháng nguyên vào cơ thể cũng bị thâu tóm bởi lympho B thích hợp do
liên kết đặc hiệu của kháng nguyên với BCR trên màng lympho B. Kháng
nguyên bị nuốt vào nội bào, xử lý và trình diện trên màng tế bào cùng với
phân tử MHC lớp II tạo phức hợp miễn dịch bền vững MHC-KN-TCR và CD4.
Phức hợp tạo thành có tác dụng kích thích lympho T tiết IL-4, IL-6 và
IL-10. Các cytokin này sẽ hoạt hóa lympho B, kích thích biệt hóa thành tương
bào sản xuất ra kháng thể đặc hiệu.
1.1.2 Sự tương tác miễn dịch [3],[11],[14],[1],[21].

1.1.2.1 Tương tác qua cytokin.
Cytokin là những chất trung gian miễn dịch do nhiều loại tế bào tiết ra
sau khi bị hoạt hóa như lympho T, lympho B, ĐTB, tế bào NK, tế bào biểu mô
nguyên bào xơ, tế bào thần kinh Mỗi loại tế bào có thể tiết nhiều cytokin và
mỗi cytokin cũng có thể do nhiều loại tế bào tiết ra. Hoạt động của cytokin có
thể ngay trên tế bào tiết (autocrine) hay trên tế bào lân cận (paracrine),
cytokin cũng có thể vào máu tác động lên tế bào ở xa như hormon (telecrine)
và nó cũng có thể tác động trực tiếp lên tế bào đích. Hoạt tính sinh học gây ra
bởi một cytokin lên các tế bào đích khác nhau có thể sẽ khác nhau tạo ra tính
đa hướng trong tác dụng của cytokin.
Với những đặc tính trến của cytokin thì trong hoạt động miễn dịch vai
trò của chúng là rất quan trọng trong đó nhiều cytokin rất đáng chú ý như:
Interleukin-2 (IL-2) do tế bào Th tiết ra là yếu tố kích thích phân triển
biệt hóa những tế bào miễn dịch quan trọng như tế bào T, tế bào B, tăng cường
tếbàoNK, LAK.
Interferon (IFN) dạng a và ß có tác dụng ức chế virus sao chép và sự
phát triển của khối u, tăng biểu lộ MHC lớp I và II, tăng hoạt tính tế bào NK.
- 7 -
Còn ESÍF-y hoạt hóa ĐTB, tăng hoạt tính NK, đồng kích thích phát triển và
biệt hóa tế bào B.
Yếu tố hoại tử khối u (TNF - a) ở nồng độ thấp trong máu có vai trò
quan trọng trong phản ứng viêm, tập trung bạch cầu tại ổ viêm hoạt hóa chúng
kích thích thực bào; còn ở nồng độ cao gây rối loạn bệnh lý suy yếu tim, gây
huyết khối, làm rối loạn trao đổi chất.
1.1.2.2 Tương tác miễn dịch - thần kinh nội tiết.
Hệ thần kinh có thể thực hiện việc kiểm soát hệ thống miễn dịch nhờ
trục thần kinh dưới đồi - tuyến yên.
Trong toàn bộ các cơ quan lympho thứ cấp đều có các dây thần kinh
giao cảm và đối giao cảm dẫn tới tiếp xúc với các tế bào biểu mô tuyến ức
hoặc trực tiếp tiếp xúc với tế bào lympho. Vai trò của mạng lưới thần kinh này

không chỉ kiểm tra tốc độ máu trong mô, sự lưu hành các lympho sự bài tiết
các yếu tố điều hòa miễn dịch mà còn cả với sự biệt hóa tế bào lympho. Các
receptor của cholin và adrenalin đều có mặt trên bề mặt tế bào tuyến ức và các
lympho T đã hoạt hóa.
Ngược lại, hệ thống miễn dịch cũng kiểm soát ngược tới thần kinh nội
tiết. Trên tế bào não có receptor của IL-1, qua đó IL-1 hoạt hóa trục dưới đồi-
tuyến yên - thượng thận trong quá trình tiết CRF và ACTH. IL-1 cũng kích
thích sự tiết hormon sinh trưởng và hormon LH.
1.2 Nhóm thuốc điều biến miễn dịch của Pidotimod [2],[3],[13],[44].
Trong đáp ứng miễn dịch, mối tương tác giữa các tế bào trực tiếp hay
gián tiếp qua các sản phẩm của chúng, gần cũng như xa, như đã thấy là một
mạng lưới cực kỳ phức tạp. Nhiều chất khi tác động lên một yếu tố sẽ không
chỉ có hiệu ứng đối với yếu tố tưcỉng ứng mà còn có thể có nhiều tác dụng phụ
chưa lường trước được mà kết quả cuối cùng có thể làm tăng đáp ứng nhưng
- 8 -
cũng có thể làm giảm đáp ứng. Đó là những chất điều biến miễn dịch tuy rằng
phần lớn chúng có tác dụng tăng cường hơn là ức chế.
1.2.1 Những chất có nguồn gốc vi khuẩn.
Các chất này có nhiều tác dụng khác nhau lên hệ thống miễn dịch song
có điểm chung làm tăng sức đề kháng nhưng chỉ có hiệu lực khi được dùng
trước gây nhiễm trùng hay trước ghép mô và có nhiều tác dụng phụ thưòỉng
hay xuất hiện trong nhiễm trùng như sốt, đau mình mẩy, khó chịu toàn thân.
Những chất thuộc nhóm kể đến là BCG có tác dụng kích thích ĐTB,
làm tế bào sau này tiết IL-1, TNF. Đặc biệt các mội độc tố của vi khuẩn như
LPS, hay chất chiết từ Strep. Pyrogenes (Picibanil - Nhật), từ Klebsiella
pneumoniae (Biostim - Châu Âu) có tác dụng mạnh trên tế bào lympho B và
ĐTB. Ubinimex (Biostatin) là một dipeptid không độc được chiết từ Strep,
olivoreticuli kích thích NK và ĐTB đã được dùng cùng hóa chất trong điều trị
có kết quả leukemia không phải dòng lympho, kéo dài được thời kỳ thoái lui.
Một số chất tổng hợp có cấu trúc gần giống với chất lấy từ vi sinh vật

như MDP (muramyl dipeptid), MTP (muramyl tripeptid), LKTP (lauryl
tetrapeptid) đều có tác dụng gây tăng tổng hợp kháng thể, tăng chức năng
ĐTB.
1.2.2 Các chất có nguồn gốc nấm và thảo mộc.
Các polyssaccharid của nấm có chứa glycan với dây nối ß 1,3 glycosid
có tác dụng tăng cường khả năng diệt khuẩn và tế bào u của ĐTB, tăng sản
xuất IL-2, TNF và CSF được ứng dụng chữa ung thư.
Một số thảo dược có ít nhiều tác dụng điều biến miễn dịch. Nước ta đã
có các công trình nghiên cứu rễ cây nhàu (morinda citrifolia) trên huyết áp, xơ
cứng mạch và đáp ứng miễn dịch; vỏ đậu xanh (vigna aureus) trong chống
viêm không đặc hiệu, kết quả đáng khích lệ.
Một chất có nguồn gốc từ lá cây Funtumia lactifolia-staff Apocynaceae
(Đông phi) được tổng hợp tạo dẫn xuất aminoacyl là Glycyl Funtumin ở dạng
- 9 -
muối hydroclorid đã được nghiên cứu ứng dụng thành công chữa trị ung thư
tại Việt Nam trong 30 năm nay.
1.2.3 Những chất từ tuyến ức.
Một số chất chiết từ chất nghiền của tuyến ức hoạt hóa tăng cường được
tế bào lympho T kết quả là tăng sức đề kháng miễn dịch đối với nhiễm khuẩn,
mô ung thư và làm chậm quá trình lão hóa chết theo chưcmg trình.
Các peptid tổng hợp gọi là peptid tuyến ức đang được nghiên cứu thử
nghiệm lâm sàng như thymopentin chữa ung thư và suy giảm miễn dịch hay
kết hợp với zidovudin chữa nhiễm HIV, thymosin-a được thử nghiệm chữa
ung thư và viêm gan
1.2.4 Các hóa chất điều biến miễn dịch.
Các thuốc ban đầu được dùng chữa các bệnh khác nhưng do có tác dụng
điều biến miễn dịch nên được gọi là các thuốc tác dụng như tuyến ức. Phải kể
đến levamisol, imuthiol có tác dụng ở in vitro tăng cường tế bào T, ĐTB, bạch
cầu trung tính hiện được nghiên cứu trong điều trị nhiễm HIV cho thấy giảm
nhiễm trùng cơ hội. Một số thuốc khác như inosin, methyl inosin được dùng

trong những bệnh suy giảm miễn dịch như ung thư nhiễm virus, suy dinh
dưỡng Tuy nhiên đó chỉ là những thuốc phụ trợ cùng các thuốc đặc hiệu
chữa bệnh khác.
1.2.5 Các cytokin tự nhiên và tái tổ hợp.
Nhiều cytokin cho thấy vai trò trong nhiều bệnh lý khác nhau nên đã
được ứng dụng điều trị một số bệnh nguy hiểm ví dụ như:
IL-2 được sử dụng trong điều trị nhiễm HIV, trong một số ung thư thận,
ung thư bạch cầu, ung thư đại tràng.
TNF-a được nghiên cứu chống ung thư nhưng còn độc.
IFN-a hiện đang sử dụng như thuốc chống virus trong bệnh
Condylomata acuminata, viêm gan typ B và c. Ngoài ra IFN-a được ứng dụng
- 10-
trong điều trị ung thư như Sarcom Kaposi, ung thư bạch cầu dạng lympho bào,
đa u tủy xương, ung thư hạch không Hodgkin

hầu hết cho kết quả rất tốt.
IFN-ỵ được ứng dụng lâm sàng trong điều trị dòng bạch cầu hạt mạn
tính, điều trị nhiễm trùng nhất là trong các trường hợp suy giảm sức đề kháng
như mắc AIDS, Sarcom Kaposi, trong điều trị ung thư bạch cầu tủy dạng cấp.
Vói sự tiến bộ của công nghệ gen nhiều cytokin đã được sản xuất tái tổ
hợp thành công đưa ra thị trường dạng r-cytokin.
1.3 Những công trình nghiên cứu về Pidotimod
1.3.1 Cấu trúc hóa học, danh pháp, phương pháp tổng hợp, tính
chất lý hóa [38],[41],[45].
*Danh pháp:
Tên INN : Pidotimod.
Tên khoa học: (R)-3-[(S)-(5-Oxo-2-pyưolidinyl) carbonyl]-thiazolidine-4-
carboxylic acid.
Mã ATC: L03AX05.
*Cấu trúc hoá học :

Công thức phân tử: C9H12O4N2S; Khối lượng phân tử; 244,26.
Công thức cấu tạo:
H 0 - ^ °
^ ' 2
* Phương pháp tổng hợp:
Phương pháp A; Cho L-Pyroglutamic phản ứng với ethyl-L-
thiazolidine-4-carboxylate trong môi trường methylen chlorid (CH2CI2) xúc
tác bởi dicyclohexylcarbodiimid (DCC). sản phẩm được xà phòng hóa trong
- 11-
dung dịch natri hydroxid, muối natri tương ứng được acid hóa và thu được
Pidotimod thô dạng tinh thể.
Phưofng pháp B: Một dẫn chất ester hoạt động của L-Pyroglutamic (L-
pentachlrophenyl pyroglutamic) được cho phản ứng vói L-thiazolidine-4-
carboxylic acid trong môỊ^rirờng dimethylformamide (DMF) với sự xúc tác J
của trimethylamine (EtgN). sản phẩm thu được là Pidotimod.
Sơ đồ phản ứng :
pp A
H COOC2H5
O;
-COOH+ H— N
DCC
\
CH2 CI2
pp B
H
OH-
COOH
H 0
1
H— -

W
DMF
1
0 ' - ^ / \ v''
B3 N
'N
\
*Tính chất lý hóa :
Bột tinh thể không mùi, màu trắng hoặc trắng hơi ngà.
Điểm chảy: Ì94°c - 198°c, sự chảy kèm theo sự phân hủy nhanh chóng.
Năng suất quay cực ; [õ]q ^ : -150°.
pKa =3,03 trong nước ở 24°c.
pH của dung dịch trong nước ở các nồng độ khác nhau
Nồng độ (%)
pH
0,5
2,4
1,0
2,35
1,5
2,25
- 12-
Độ tan trong các dung m ôi:
Dung môi
Độ tan (gA)
H2O
37,8
MeOH
13,8
EtOH

4,4
DMF
72,4
1.3.2 Các nghiên cứu vê tác dụng của Pidotimod trên hệ miễn dịch
[23],[24],[31],[36],[46],[51].
1.3.2.1 Pidotimod tác động lên đại thực bào.
Như đã biết, đại thực bào (ĐTB) nằm trong hàng rào bảo vệ đầu tiên
của cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh. ĐTB thực hện chức năng của
mình thông qua hai khả năng : hóa hướng động và thực bào. Hóa hướng động
là khả năng ĐTB di chuyển, vận động khắp cơ thể và đặc biệt là tập trung tại
các ổ viêm nhờ các tác nhân hóa hướng động. Tiếp đó chúng thực bào tiêu diệt
tác nhân gây bệnh thông qua các hoạt động của các enzym thủy phân, các gốc
độc bao gồm các dẫn chất oxy (anion peroxid O2'), dẫn chất nitơ (NO, NO2',
NO3 ), đồng thời chế tiết ra nhiều sản phẩm quan trọng khác như TNF-a, IL-1,
IL-6 Song các dẫn chất glucocorticoid khi được dùng in vivo lại có thể làm
ức chế, suy yếu, thậm chí triệt tiêu các hoạt động chức năng trên của ĐTB.
Tuy nhiên Pidotimod đã được thử nghiệm trên chuột và cho thấy khả năng loại
bỏ các ức chế:
* Về tính hóa hướng động [36].
Dựa vào số ĐTB đếm được trong dịch rửa phúc mạc của chuột thí
nghiệm. Prednisolon (PR) được dùng như là chất ức chế hóa hướng động tự
nhiên đã gây giảm số lượng ĐTB xuống 38,9±8,8 và 49.7±7.6 (khi dùng s.c),
chỉ bằng V4 so với lô chứng dùng nước muối sinh lý tương ứng là 147,7±9,3
- 13-
và 195,9±5,0. Nhưng Pidotimod, với liều lOOmg/kg theo đường i.p và p.o và
dùng cùng với PR, đã khôi phục số lượng ĐTB đạt mức tương ứng là
124,2±8,4 và 174,9±8,8.
* Về sự chế tiết các chất [36],[51].
• Sản xuất các gốc độc và NO.
- Sản xuất

Khả năng sản xuất anion peroxid 0 2 ' của ĐTB được đánh giá dựa trên
sự khử cytochrom c. Prednisolon vẫn được dùng để ức chế hoạt động của
ĐTB và Pidotimod được thử theo hai đường i.p và p.o. Kết quả (bảng 1.3.1)
cho thấy Pidotimod có khả năng loại bỏ tác dụng ức chế của prednisolon. Hiệu
quả thể hiện ở mọi liều thử nghiệm và phụ thuộc liều. Cả hai đưòỉng dùng đều
có tác dụng, đường i.p cho kết quả không khác nhiều so với lô chứng, còn
đưòỉng dùng p.o tuy cho kết quả thấp hơn nhưng lại tương đương với
Roquinimex, một chất kích thích miễn dịch.
Chất dùng Liều
(mg/kg)
cytochrom c khử
(nmolA/10" Đ'1'B)
Nước muối

12,84±0,52
Prednisolon
0,5 s.c
1,58±0,59
Pidotim od+PR
lOOi.p
7,05 ±0,28
Pidotimod+PR
2 0 0 i.p 8,87±0,75
Nước muối

10,19±0,88
Prednisolon 0,5s.c
0,77 ±0,07
Pidotimod+PR
2 0 0p.o

2,39±0,11
Pidotimod+PR
400p.o
3,13 ±0,22
Roquinimex+PR 80p.o 2,55 ±0,18
(Nguồn [36])
Bảng 1.3.1
- 14-
- sản xuất NO.
ĐTB sẽ sản xuất ra NO khi được kích thích invitro bỏfi
Lipopolysaccharid (LPS) và/hoặc Interferon-y (IFN-y). Khả năng này bị giảm
sút khi cho chuột thí nghiệm dùng methylprednisolon (mPDN) (tiêm dưới da).
Tuy nhiên, Pidotimod (dùng đường i.p) khôi phục lại được mức nồng độ NO
do ĐTB sản sinh ra tương đưoỉng với mức của lô chứng. Tác dụng thể hiện ở cả
liều mPDN cao nhưng ngắn ngày (5 mg/kg/ngày*6 ngày) (nhóm I - hình
1.3.2) lẫn liều mPDN thấp nhưng dài ngày (2 mg/kg/ngày* 11 ngày) (nhóm II
-hình 1.3.3).
mPDN +
Pidotimod
100 mg/kg
mPDN
J^ỊL 4II
•ir co 00 co on
cn cn
<5 cũcl.
00 o o <50 ^
a z C3 z C3 z
5 PU 5 PU S u .
IĨ1 P D N +
Pidotimod

lOmg/kg
6
■^4
c
¿2
0 +

chứng
I
mPDN +
Pidotimod
Pidotimod lOOmg/kg
mPDN lOOmg/kg
I
•- co co
0 cx, ci:,
1 t
5 ti-
00 &0
‘O Du cú
E J J
Hình 1.3.2 (Nguồn [51]) Hình 1.3.3 (Nguồn [51])
• Chế tiết TNF-a.
Cũng giống như sản xuất NO, sự chế tiết TNF-a của ĐTB được kích
thích ở in vitro bởi LPS (100 ug/ml) và IFN-y (100 u/ml) + LPS (10 ug/ml).
Song sự đáp ứng các kích thích ở ĐTB của chuột chỉ dùng mPDN (5 mg
s.c/kg/ngày*6 ngày) là rất yếu, thấp hofn nhiều so với bình thường bởi gluco-
corticoid đã ức chế hoạt động ĐTB. Tuy nhiên ĐTB từ chuột được cho dùng
cả mPDN và Pidotimod (100 mg/kg/ngày*6 ngày) đã đáp ứng rất cao với các
kích thích như thể hiên ở hình 1.3.4 và 1.3.5.

- 15-
500
_ 400
§ 300
S 200
^ 100
0
□ dung môi
M
LPS
£
lô chứng mPDN
mPDN
+Pidotimod
80 ^
D 60 ^
Ö
¡L 40
g
20 -
0
100
□ dung môi ® IFN +LPS
lô chứng mPDN mPDN
+Pidotimod
Hình 1.3.4 (Nguồn [51]) Hìnhl.3.5 (Nguồn [51])
1.3.2.2 Pidotimod tác động vào tế bào lách.
*Tác dụng của Pidotimod kích thích đáp ứng tăng sinh ở in vitro của tế
bào lách với Con-A, IL-2, LPS [23],[31],[46],[51].
Lách là cơ quan lympho ngoại vi lớn nhất trong cơ thể. Trong lách chứa

tói 50 % tế bào B và 30 % - 40 % tế bào T trên tổng số tế bào lách. Khi được
kích thích bởi các tác nhân thích hợp, các tế bào lách sẽ tăng sinh, hoạt hóa
sẩn sàng trả lời bằng các đáp ứng miễn dịch. Các tác nhân bao gồm kháng
nguyên hay chính các chất của cơ thể.
Những nghiên cứu cho thấy, ở invitro, Concanavilin A (Con-A),
Interleukin-2 (IL-2), LPS là các tác nhân kích thích phân bào tăng sinh đối với
tế bào lách. Và Pidotimod đã khuếch đại các đáp ứng đó, thể hiện ở cả chuột
thí nghiệm nhiều tháng tuổi và cả ở con vật đã bị ức chế miễn dịch.
• ở động vật nhiều tháng tuổi.
Pidotimod với liều 100 mg/kg và 400 mg/kg dùng đường i.p đã tăng khả
năng đáp ứng tăng sinh ex vivo của tế bào lách của chuột 24 tháng tuổi với
Con-A so với lô chứng thể hiện ở số phân tử ^H-thymidine được tế bào bắt vào
để tổng hợp ADN. Tác dụng không thấy có ở tế bào lách chuột 2 tháng tuổi
(hình 1.3.6)
- 16-
□ chuột 2 tháng tuổi D chuột 24 tháng tuổi
I
200
I |1 5 0 J
J. r 100
Ì í 50
ì
không
kích thich
lô chứng Pidotimod
lOOmg/kg
-Con-A-
Pidotimod
400mg/kg


><

Hình 1.3.6 (Nguồn[31])
(d.p.m : số tín hiệu phóng xạ ghi được trong một phút)
• Và đối với chuột bị ức chế miễn dịch.
Các Glucocorticoid - hydrocortison (HC) và mPDN - đều làm giảm
đáng kể đáp ứng ở in vitro của tế bào lách với LPS, IL-2, Con-A. Nhưng các
đáp ứng đó được khôi phục lại bình thường ở lô chuột thí nghiệm được cho
dùng kết hợp cả glucocorticoid và Pidotimod. Hiệu quả được thấy ở các mức
nồng độ chất gây phân bào khác nhau (Hình 1.3.7) cũng như ở nhiều liều
dùng Pidotimod thay đổi (Bảng 1.3.8).
□ dung môi □ LPS lOOug/ml 0 LPS10 ug/ml ^ LPS lug/ml
0.4 1
0 035
ầ 0.3
1 0.25
ầ 0-2
° 0.Ô5 -
0
II
lô chứng mPDN Pidtimod mPDN
lOOmg/kg +Pidtimod
lOOmg/kg
Hình 1.3.7 (Nguồn [51])
mPDN là chất gây ức chế, LPS được dùng làm chất cảm ứng
OD 550/690 : hiệu số mật độ quang tại bước sóng thử 550 nm với bước sóng
đối chứng 690 nm theo phương pháp định lượng trong MTT (3-(4,5-dimethyl
thiazol-2,5-diphenyl tétrazolium bromide) tétrazolium) của Tw^ntyman Pi M.
- 17-
Nhóm Chỉ tiêu ^ H-thymidine(c.p.m)

Chứng
-
3690±450
Con-A
104038 ±8073
ĩ ĩ,-2
5220 ±800
Pidotimod 200mg/kg
-
3200±734
Con-A
160350± 12355
IL-2
60090±7654
Pidotimod lOOmg/kg
-
5100±990
Con-A
190840± 17300
IL-2
8210±1100
Pidotimod 50mg/kg
-
3550±245
Con-A
241520±21600
IL-2
Không xác định
(Nguồn [46])
Bảng 1.3.8

(Chất ức chế là HC; c.p.m : số tế bào đếm được trong một phút)
* Pidotimod làm tăng sự biểu hiện gen quy định IL-2 và làm giảm biểu
hiện gen quy định TNF-a ở tế bào lách chuột nhiều tuần tuổi [51].
Lão hóa là một hiện tượng động lực trong đó có sự giảm sút nhanh hầu
hết các hoạt động sinh học bao gồm trong đó cả các hoạt động của hệ miễn
dịch. Tuy nhiên hệ miễn dịch vừa được coi là nạn nhân vừa là một trong các
cấu phần gây ra quá trình lão hóa.
Do cytokin là chất trung gian then chốt trong đáp ứng miễn dịch nên
các khuyết tật trong việc điều khiển chúng góp phần vào sự giảm sút hoạt
động miễn dịch, ở các động vật đang bị lão hóa, lượng IL-2, cytokin có tác
- 18-
dụng kích hoạt miễn dịch, bị giảm sút còn lượng TNF-a, cytokin được cho là
có vai trò ở nhiều bệnh lý đặc biệt là bệnh nhiễm khuẩn, thì lại tăng lên trong
máu.
Các nhà nghiên cứu, bằng kỹ thuật miễn dịch Northern blot đã tìm hiểu
khả năng của Pidotimod tác động lên hiện tượng này, kết quả cho thấy
• Về sự biểu hiện gen IL-2: trên chuột 24 tháng tuổi nồng độ ARNm
ở điều kiện bình thường của IL-2 chỉ vừa đủ phát hiện. Còn cũng ở chuột 24
tháng tuổi nhưng được cho dùng Pidotimod (đường i.p) sau khi đã bị nhiễm
khuẩn thì sự biểu hiện đã tăng 20 %.
• Về sự biểu hiện gen quy định TNF-a: Sau nhiễm khuẩn, ARNm
của TNF-a tăng lên nhanh chóng, nhưng Pidotimod được cho dùng theo
đường i.p đã làm giảm 40 % mức ARNm.
1.3.2.3 Pidotimod tác động lên các lympho bào.
Các tế bào lympho được coi là thành phần có vai trò quan trọng nhất
trong toàn bộ hệ miễn dịch. Hoạt động của các lympho bào bao trùm các chức
năng của hệ miễn dịch, từ nhận diện, phát hiện đến hoạt hóa, khuếch đại các
đáp ứng và cuối cùng là ghi nhớ miễn dịch, ơiính vì vậy, bất kì một tác nhân
nào ảnh hưởng vào các tế bào lympho đều có thể gây ra thay đổi đáng kể ở hệ
miễn dịch.

Pidotimod cũng đã được khảo sát tác dụng lên hệ thống các lympho bào
và cho thấy những khả năng đáng chú ý.
* Pidotimod kích thích lympho bào tăng tạo hoa hồng ex vivo với
hồng cầu cừu [36].
Test tạo hoa hồng với hồng cầu cừu (tạo rosett E) trong ống nghiệm là
một trong những thí nghiệm về sự phân triển của các tế bào lympho.
Các nghiên cứu cho thấy Pidotimod được dùng theo đường tiêm phúc
mạc hay đường uống đều làm tăng phản ứng tạo rosett E của các tế bào
lympho chuột thí nghiệm.
- 19-
Tỷ lệ tăng là khá cao, với liều 100 và 200 mg/kg/ngày đường i.p cho
mức tăng tương ứng là 38,4 % và 44,6 %. Còn đường p.o liều 200 mg/kg và
400 mg/kg cho phần trăm tăng là 42 % và 25,8 %.
* Pidotimod kích thích các tế bào lympho tăng đáp ứng với
những yếu tố gây phân bào [24],[31],[36].
Giống như vói tế bào lách hay với ĐTB, Pidotimod cũng có các tác
dụng làm tăng sự đáp ứng của tế bào lympho đối với những kích thích của các
yếu tố gây phân bào. Khảo sát được thực hiện ở hai nhóm động vật: nhóm bị
ức chế phân bào và nhóm nhiều tháng tuổi; và cả ở trên tế bào lympho của
người.
• Với nhóm chuột bị ức chế phân bào [36].
Cyclophosphamid (CY) được dùng đã làm giảm số lượng các tế bào
lympho tăng sinh ở cả lô chuột được kích thích bởi Con-A và LPS lẫn lô chuột
không được kích (các tế bào sinh sản tự nhiên). Tuy nhiên, khi cho chuột dùng
Pidotimod cùng với CY thì sự phân bào tự nhiên hay phân bào được kích thích
đều đạt mức độ ngang bằng với số liệu ở lô chứng (chỉ dùng nước muối sinh
lý, không CY). Tác dụng này của Pidotimod thể hiện ở cả đường i.p (100
mg/kg) lẫn đường p.o (200 mg/kg).
• Với nhóm động vật nhiều tuần tuổi [31].
Pidotimod vẫn có khả năng làm tăng đáp ứng của tế bào lympho với các

chất kích thích phân bào. Trong nghiên cứu, các lympho bào trong máu ngoại
vi của chuột 24 tháng tuổi đã được cảm ứng ex vivo với Phytohemoagglutinin
(PHA) và Con-A. Sự tăng sinh phân bào xuất hiện ở cả lô chứng lẫn hai lô
dùng Pidotimod (ở hai liều khác nhau 100 mg/kg và 400 mg/kg) và mạnh hơn
nhiều so với lô chuột không được kích thích. Tuy nhiên, đáp ứng ở lô được
cho dùng Pidotimod vẫn cao hơn so với lô chứng và tiến đến trị số của các tế
bào lympho từ chuột 2 tháng tuổi đem lại trong các khảo sát tương đưcmg.
- 20-

×