Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

Luận văn thạc sĩ 2014 Mô hình quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa TPHCM theo bài học kinh nghiệm thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (592.32 KB, 45 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT




TRƯƠNG NGUYỄN KHANG VY



MÔ HÌNH QUỸ BẢO LÃNH TÍN DỤNG CHO DOANH
NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
THEO BÀI HỌC KINH NGHIỆM THẾ GIỚI





LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG







TP.Hồ Chí Minh – Năm 2014

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM


CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT



TRƯƠNG NGUYỄN KHANG VY



MÔ HÌNH QUỸ BẢO LÃNH TÍN DỤNG CHO DOANH
NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
THEO BÀI HỌC KINH NGHIỆM THẾ GIỚI


Ngành: Chính sách công
Mã số: 60340402



LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRẦN THỊ QUẾ GIANG


TP. Hồ Chí Minh – Năm 2014
i

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Tất cả những ý tưởng không
phải của tôi và những số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn với độ chính xác
cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi.
Luận văn này không nhất thiết phản ảnh quan điểm của Trường Đại Học Kinh Tế Thành
phố Hồ Chí Minh hoặc Chương trình giảng dạy Kinh tế Fulbright.

Tác giả luận văn


Trương Nguyễn Khang Vy

ii

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến TS. Trần Thị Quế Giang, người
trực tiếp hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện luận văn này. Cô Giang đã có những góp
ý quý giá cho tôi để hoàn thành luận văn.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến tập thể Giảng viên, nhân viên của Chương trình giảng dạy
kinh tế Fulbright đã nhiệt tình hướng dẫn, giảng dạy, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập tại
trường. Đặc biệt là các bạn học viên trong khóa học MPP5, cảm ơn các bạn đã cùng đồng
hành với tôi trong suốt quá trình học tập trong hai năm qua.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến với gia đình tôi, đặc biệt là người
chồng và đứa con thân yêu sắp chào đời, chính họ đã luôn bên cạnh cổ vũ và động viên tôi
để hoàn thành khóa học và luận văn thạc sĩ này.

Trân trọng cảm ơn



iii

TÓM TẮT

Luận văn phân tích mô hình Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các Doanh nghiệp nhỏ và vừa
TP.HCM thông qua tham khảo, đối chiếu so sánh và học hỏi kinh nghiệm từ nhiều mô hình
bảo lãnh tín dụng khác nhau trên thế giới. Bằng phương pháp phân tích định tính, thu thập
thông tin từ công trình nghiên cứu của nhiều tổ chức, tác giả khác nhau như: BIS, Cowling,
Green A, KPMG, Levitsky, OECD….luận văn đã rút ra được những kinh nghiệm về
nguyên nhân thành công và thất bại khi vận hành mô hình bảo lãnh tín dụng để mô hình
này trở thành một kênh giúp các Doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận vốn vay khi thiếu tài
sản thế chấp. Thành công của mô hình đến từ việc vận hành hệ thống quản lý và giám sát
mang tính minh bạch và công bằng, hệ thống quản lý rủi ro phù hợp trong đánh giá hồ sơ
thẩm định, phạm vi hoạt động thu hẹp theo nhu cầu phát triển của nền kinh tế và theo nhu
cầu phát triển của Doanh nghiệp. Thất bại của mô hình đến từ điểm yếu trong cấu trúc tổ
chức, không xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng, duy trì tỷ lệ thanh toán cho các ngân
hàng quá cao do sử dụng đòn bẩy tài chính không phù hợp, chưa có sự phối hợp đồng bộ
và minh bạch với các ngân hàng, hoạt động với nguyên tắc quá thận trọng nên chưa đạt
hiệu quả đặt ra.
Mô hình bảo lãnh tín dụng áp dụng cho Việt Nam mà tiêu biểu trong phân tích tại
TP.HCM là cần thiết, với bối cảnh số lượng Doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm tỷ trọng cao
trong nền kinh tế. Từ những phân tích đánh giá, luận văn đưa đến kiến nghị chính sách cho
mô hình Quỹ bảo lãnh tín dụng TP.HCM, theo đó mô hình này nên: thu hẹp phạm vi trong
hoạt động cấp bảo lãnh cho khách hàng bằng cách giới hạn ngành nghề kinh doanh của
Doanh nghiệp được cấp bảo lãnh, phạm vi nhỏ sẽ giúp cho mô hình tập trung hơn và
chuyên môn hơn trong phê duyệt hồ sơ tín dụng, mô hình nên được thành lập với sự tham
gia của các tác nhân có liên quan như ngân hàng nhằm tăng tính trách nhiệm và giám sát
cho hệ thống, thị trường tín dụng cần xây dựng hệ thống công cụ tính điểm tín dụng chung
cho toàn hệ thống để xác định khách hàng đủ điều kiện được cấp bảo lãnh, tăng cường phối
hợp với các ngân hàng và thực hiện tốt vai trò quản lý rủi ro đảm bảo quá trình thẩm định

chọn được những phương án kinh doanh tốt, tránh hình thức bảo lãnh chỉ định từ đó có thể
giảm tỷ lệ thanh toán sau bảo lãnh cho các ngân hàng.
Từ khóa: Doanh nghiệp nhỏ và vừa, DNNVV, Quỹ bảo lãnh tín dụng
iv

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

TÓM TẮT iii

MỤC LỤC iv

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC BẢNG vii

DANH MỤC HÌNH vii

CHƯƠNG 1 VẤN ĐỀ CHÍNH SÁCH 1

1.1. Bối cảnh chính sách 1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu 4

1.3. Câu hỏi nghiên cứu 4

1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4


1.5. Phương pháp nghiên cứu 5

1.6. Cấu trúc luận văn 5

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ CÁC MÔ HÌNH QUỸ BẢO LÃNH TÍN DỤNG TRÊN
THẾ GIỚI – NHỮNG THÀNH CÔNG, THẤT BẠI CỦA MÔ HÌNH 6

2.1. Tổng quan các mô hình QBLTD trên thế giới 6

2.1.1. Sự ra đời của mô hình QBLTD 6

2.1.2. Các hình thức tổ chức và tiêu chí phân loại QBLTD 7

2.1.3. Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động của QBLTDTD 11

2.2. Những thành công và thất bại của QBLTD theo kinh nghiệm thế giới 13

2.2.1. Những thành công của QBLTDTD 13

2.2.2. Những thất bại và hạn chế của QBLTD 16

v

CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ BẢO LÃNH TÍN
DỤNG TP.HCM 19

3.1. Tổng quan về QBLTD cho DNNVV TP.HCM (HCGF) 19

3.2. Hiện trạng hoạt động của QBLTD TP.HCM 22


3.2.1. Cơ cấu tổ chức và quy mô hoạt động của HCGF 22

3.2.2. Vận hành hệ thống của HCGF 24
CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH 31
4.1. Kết luận 31

4.2. Khuyến nghị chính sách 32
4.3. Hạn chế của đề tài 34

TÀI LIỆU THAM KHẢO 35


vi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Tên tiếng Việt
DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa
DN Doanh nghiệp
HCGF Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP.HCM
OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
QBLTD Quỹ bảo lãnh tín dụng
TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
TCTD Tổ chức tín dụng
UBND Ủy ban Nhân dân






vii

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Số bảo lãnh so với nhu cầu vốn tín dụng của các DNNVV 3

Bảng 3.1 Tổng hợp các DN nhận được bảo lãnh theo ngành kinh tế 23

Bảng 3.2 Tỷ lệ số dư bảo lãnh tín dụng so với GDP của TP.HCM 24

Bảng 3.3 Kết quả khảo sát DN được cấp bảo lãnh 25

Bảng 3.4 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm của HCGF 26


DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1Cơ cấu sở hữu của các QBLTD trên thế giới 11

Hình 3.1 Quan hệ bảo lãnh tín dụng tại HCGF 20
Hình 3.2 Quy trình cấp hạn mức bảo lãnh cho khách hàng tại HCGF 21

1

CHƯƠNG 1 VẤN ĐỀ CHÍNH SÁCH
1.1. Bối cảnh chính sách
Theo báo cáo của OECD
1
và các nghiên cứu trên thế giới thì Doanh nghiệp nhỏ và vừa
(DNNVV) là thành phần quan trọng có nhiều đóng góp vào nền kinh tế. DNNVV ở Việt

Nam chiếm hơn 97% tổng số doanh nghiệp (DN) trong cả nước, hằng năm tạo ra 45% đến
50% khối lượng hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, đóng góp 20% cho ngân sách nhà
nước, thu hút 56% số lao động
2
. TP.HCM là một trong những trung tâm kinh tế lớn của
Việt Nam và có số lượng DNNVV khá cao. Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng
Tổng cục thống kê tính đến hết 31/12/2011 thì TP.HCM có 104.299 DN đang hoạt động
(trong tổng số 324.691 DN trên cả nước, chiếm tỷ lệ 32%) trong đó có 99.509 DNNVV
chiếm hơn 95% số lượng DN trên toàn địa bàn thành phố
3
. Cũng dựa trên số liệu theo điều
tra sơ bộ của Tổng cục thống kê tính đến 31/12/2012 cả nước có 377.128 DN đang hoạt
động, tỷ lệ DN của TP.HCM chiếm 32% với con số khoảng hơn 120.000 DN, trong đó
chiếm tỷ phần cao nhất vẫn là các DNNVV.
Số lượng nhiều và giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế nhưng đa số các DNNVV hiện
đang gặp phải nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, mà cản trở lớn nhất
đến từ việc tiếp cận vốn vay chính thức từ các Tổ chức tín dụng (TCTD). Theo báo cáo
“Đặc điểm môi trường kinh doanh Việt Nam – Điều tra DNNVV 2011”
4
qua khảo sát
2.500 DN thì có 752 DN (31% số DN được khảo sát) gặp khó khăn tín dụng.
Nguyên nhân tại sao các TCTD, đặc biệt là các ngân hàng thương mại quan ngại trong việc
cấp tín dụng cho các DNNVV thường thấy gồm: không có hệ thống kế toán chi tiết rõ ràng
dẫn đến khó chứng minh được tình trạng tài chính thực của DN, không có kế hoạch cũng
như phương án kinh doanh hợp lý chứng minh nguồn tài chính trả nợ, năng lực điều hành
của chủ DN chưa thật sự chuyên nghiệp, chưa có phương án sản xuất kinh doanh khả thi và
hợp lý, thiếu tài sản thế chấp cho ngân hàng… Theo nghiên cứu của Green A (2003) các
ngân hàng thường từ chối cho các DNNVV vay vốn vì những lý do như sau:



1
OECD (2005).
2
Giang Hồng, Đức Long và Tân Hùng (2012).
3
Sự phát triển của DN Việt Nam giai đoạn 2006-2011, NXBTK(2013), trang 10.
4
Báo cáo do CIEM, MPI, ILSSA, MOLISA, UNU-WIDER thực hiện năm 2012.
2

 Chi phí hành chính quản lý khoản vay cao (Vì chi phí quản lý không phụ thuộc vào
quy mô của khoản vay mà phụ thuộc vào số lượng khoản vay).
 Rủi ro mất vốn vay cao (DNNVV có quy mô kinh doanh nhỏ và dễ bị tổn thương
bởi biến động thị trường).
 Thiếu tài sản thế chấp (nhất là tài sản thế chấp bằng bất động sản).
 Thông tin bất cân xứng trong cấp tín dụng: lựa chọn ngược, rủi ro đạo đức.
Với những lý do như trên thì ngân hàng không có động cơ để cấp tín dụng cho các
DNNVV mà họ thích tập trung cấp tín dụng cho những DN lớn mang lại lợi nhuận cao
hơn. Theo Cowling (2010) việc DNNVV không tiếp cận được với tín dụng chính thức từ
ngân hàng được cho là thất bại thị trường và cần có sự can thiệp của Nhà nước và hình
thức bảo lãnh tín dụng là một trong những công cụ Chính phủ dùng để giải quyết thất bại
thị trường này. Trước Cowling thì Hallberg (1999) có đánh giá rằng hình thức bảo lãnh
được xem là cách tiếp cận tín dụng giúp các DNNVV phát triển.
Từ năm 2001, theo quyết định 193/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Việt Nam đã cho ra
đời mô hình Quỹ bảo lãnh tín dụng (QBLTD) cho DNNVV. Mô hình này được tổ chức theo
quy mô tại từng địa phương với mục đích bảo lãnh cho các DNNVV vay vốn của các
TCTD. Sử dụng công cụ bảo lãnh tín dụng này, các ngân hàng có thể giảm bớt một phần
hoặc toàn bộ rủi ro của khoản vay, và vì thế ngân hàng sẽ sẵn lòng cho DNNVV vay hơn.
Bên cạnh đó bảo lãnh tín dụng tuy không hoàn toàn loại bỏ yêu cầu thế chấp nhưng phần
nào cũng có thể làm giảm áp lực về tài sản thế chấp khi vay vốn cho các DNNVV.

Xét về mặt lý thuyết thì sự ra đời của QBLTD có thể giúp cho các DNNVV có thêm một
kênh tiếp cận với vốn vay từ phía các TCTD, nhất là các ngân hàng thương mại. Như mô tả
của bảng 1.1, tại TP.HCM, có thể thấy rằng tuy số bảo lãnh so với tổng nhu cầu vốn tín
dụng của các DNNVV khá khiêm tốn nhưng các DNNVV tại TP.HCM thông qua QBLTD
có thêm kênh tiếp cận vốn vay.

3

Bảng 1.1 Số bảo lãnh so với nhu cầu vốn tín dụng của các DNNVV
(Đơn vị: tỷ đồng)

2008

2009

2010

2011

2012

2013

(0) Tổng nhu cầu vốn
vay DNNVV của
TP.HCM
5

275,402 357,629 413,201 482,014


(1) Tổng nhu cầu vốn
vay của các DN đề
nghị cấp bảo lãnh

1,920.92

2,048.14

968.94 1,013.92

267.33
(2) Tổng nhu cầu bảo
lãnh của các DN đề
nghị cấp bảo lãnh

429.4 1,440.57

241.52 383.44 83.1
(3) Doanh số bảo lãnh
HCGF cấp cho các
DN
6.08 201.29 250.06 210.58 92.63 64
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ số liệu của QBLTD cho DNNVV TP.HCM
Tuy nhiên vấn đề phát sinh khi với số vốn điều lệ hiện tại 199.890 tỷ đồng (từ vốn ngân
sách nhà nước) thì số nợ quá hạn hay còn gọi là nợ xấu (từ nhóm 3 đến nhóm 5) từ các
hợp đồng bảo lãnh hiện hữu tại các TCTD đang ở mức quá cao với khoảng 70 tỷ đồng (số
liệu tính đến cuối tháng 12 năm 2013), chiếm gần 35% so với quy mô của vốn điều lệ,
trong đó QBLTD đã phải thanh toán cho bên ngân hàng 35 tỷ (Tỷ lệ thanh toán cho bên
được bảo lãnh - Default rate) (tương đương 17.5% vốn điều lệ và chiếm 10% trên tổng số
dư bảo lãnh)

6
.
Điều này đặt ra vấn đề, trong khi tỷ lệ nợ quá hạn tại các ngân hàng phải được quy định ở
mức dưới 3% so với tổng hạn mức cấp tín dụng cho tất cả các khách hàng thì tỷ lệ nợ quá
hạn phát sinh từ các hợp đồng bảo lãnh hiện hữu tại QBLTD cho các DNNVV TP.HCM
(HCGF) đang ở mức quá cao với gần 20% so với tổng số dư bảo lãnh (tỷ lệ nợ quá hạn/ số
dư bảo lãnh). Nếu không có biện pháp quản lý rủi ro thích hợp và biện pháp xử lý nợ xấu
kịp thời thì ngân sách Nhà nước sẽ bị thất thoát để thanh toán cho những khoản nợ xấu
phát sinh từ các hợp đồng bảo lãnh tín dụng đã ký kết.


5
Võ Đức Toàn (2012)
6
Số liệu tính toán đến cuối năm 2013
4

1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Những nguyên nhân nào làm cho con số nợ quá hạn của HCGF đang ở mức cao như vậy,
phải chăng nguyên nhân đến từ khó khăn chung của nền kinh tế làm cho các DNNVV
không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn hay nguyên nhân xảy ra do mô hình
QBLTD chưa có kinh nghiệm trong thẩm định trước khi ra quyết định bảo lãnh cũng như
quản lý các khoản cấp bảo lãnh sau khi đã giải ngân cho khách hàng, hay nguyên nhân đến
từ hệ thống tổ chức điều hành quản trị….
Thông qua việc tìm hiểu và so sánh mô hình bảo lãnh tín dụng hiện tại mà TP.HCM đang
vận hành với các mô hình QBLTD trên thế giới, luận văn mong muốn đưa đến những bài
học hữu ích cho việc xây dựng và quản lý mô hình QBLTD TP.HCM trong tương lai sao
cho vừa thực hiện được mục tiêu giúp cho các DNNVV tiếp cận vốn tín dụng vừa duy trì
được hoạt động hiệu quả không làm thất thoát vốn ngân sách Nhà nước.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu

Từ những vấn đề nêu trên luận văn hướng đến các câu hỏi chính sách:
Câu hỏi thứ nhất: Các nghiên cứu trên thế giới đã tổng hợp được những kinh nghiệm, bài
học nào cho hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng?
Câu hỏi thứ hai: Thực trạng hoạt động hiện nay của QBLTD DNNVV TP.HCM so với
các kinh nghiệm được rút ra trong hoạt động bảo lãnh tín dụng trên thế giới?
Câu hỏi thứ ba: Những giải pháp chính sách cho QBLTD DNNVV TP.HCM trong tương
lai?
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu trong luận văn này là QBLTD cho các DNNVV.
Phạm vi nghiên cứu giới hạn vào tập trung nghiên cứu mô hình QBLTD cho các DNNVV
tại TP.HCM trong giai đoạn 2007 – 2013 bởi hai lý do: (1) TP.HCM có loại hình DNNVV
chiếm tỷ trọng cao so với các loại hình DN khác và so trên quy mô toàn quốc thì DNNVV
cũng chiếm tỷ phần lớn; (2) Trong các quỹ bảo lãnh hiện đang hoạt động trong phạm vi
Việt Nam thì Quỹ bảo lãnh TP.HCM có quy mô lớn nhất, có thể làm mô hình đại diện tiêu
biểu cho các địa phương khác trong cả nước.
5

1.5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sẽ được tiến hành dựa trên phương pháp nghiên cứu định tính, qua việc nghiên
cứu các tình huống kết hợp với phân tích và so sánh để giải quyết câu hỏi nghiên cứu được
đưa ra. Thông qua các mô hình bảo lãnh trên thế giới trong các nghiên cứu của nước ngoài
trong giai đoạn từ 2003 - 2011, luận văn sẽ tiến hành so sánh mô hình hiện hữu của Quỹ
bảo lãnh TP.HCM để đưa đến những kết luận và giải pháp chính sách trong lương lai cho
mô hình này.
1.6. Cấu trúc luận văn
Luận văn được chia thành 4 chương. Chương 1 giới thiệu vấn đề chính sách cần nghiên
cứu kèm theo đưa ra câu hỏi nghiên cứu mà đề tài đang tiến hành. Tiếp theo Chương 2 mô
tả kinh nghiệm trên thế giới về tổ chức và vận hành mô hình Quỹ bảo lãnh như thế nào,
những bài học được rút ra và những thách thức trong thời gian tới. Trên cơ sở khung phân
tích hình thành ở Chương 2, Chương 3 sẽ tiến hành phân tích thực trạng hoạt động hiện tại

của QBLTD TP.HCM theo các tiêu chí, tổng kết mô hình của thế giới. Cuối cùng, Chương
4 đưa đến kết luận đồng thời đưa ra những giải pháp chính sách dựa trên những phân tích
tại Chương 3.

6

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN
VỀ CÁC MÔ HÌNH QUỸ BẢO LÃNH TÍN DỤNG TRÊN THẾ GIỚI –
NHỮNG THÀNH CÔNG, THẤT BẠI CỦA MÔ HÌNH
2.1. Tổng quan các mô hình QBLTD trên thế giới
2.1.1. Sự ra đời của mô hình QBLTD
Theo tổng kết từ nghiên cứu vào năm 2013 của OECD thì mô hình bảo lãnh tín dụng ra đời
từ những năm đầu thế kỷ 20 nhưng chỉ phát triển mạnh mẽ trong vài thập niên gần đây tại
những quốc gia OECD và cả trong những quốc gia không thuộc OECD. Mô hình này được
tổ chức dưới hình thức Quỹ - Fund hoặc Công ty – Corporation/ Company…, nhìn chung
các mô hình này được những nhà hoạch định chính sách sử dụng làm công cụ để giúp các
DNNVV tiếp cận tín dụng và xa hơn là mở rộng thị trường tín dụng, phát triển thị trường
tài chính. Vì thế, các mô hình bảo lãnh cũng sẽ thực hiện chức năng làm cầu nối trung gian
thông qua hình thức bảo lãnh để khách hàng được vay vốn tại ngân hàng.
Nghiên cứu của Đại học kinh doanh Copenhagen đã đưa ra những bằng chứng được tổng
hợp từ nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới, cho thấy sự cần thiết ra đời của mô hình
bảo lãnh tín dụng dưới góc nhìn của kinh tế học. Stiglitz và Weiss (1981) đưa ra khung lý
thuyết chứng minh được hạn chế tín dụng là hệ quả của lựa chọn ngược và rủi ro đạo đức.
Một số tác giả khác (Mankiw, 1986; Gittell and Kaen, 2003; Craig et al., 2008; European
Commission, 2006) chỉ ra rằng Bất cân xứng thông tin là nguyên nhân cho sự hạn chế tín
dụng từ phía các ngân hàng. Một nghiên cứu khác của Huỳnh Thế Du, Nguyễn Minh Kiều,
Nguyễn Trọng Hoài (2005) cũng cho rằng bất cân xứng thông tin trong cấp tín dụng là vấn
đề mà các ngân hàng và nền kinh tế cần quan tâm xử lý nhằm tránh các ảnh hưởng tiêu cực
đến toàn bộ nền kinh tế.
Theo lý thuyết của kinh tế vi mô, Nhà nước sẽ can thiệp khi xảy ra thất bại thị trường.

Deelen và Molenaar (2004) cho rằng hình thức bảo lãnh tín dụng sẽ khắc phục được thất
bại thị trường trong lĩnh vực cấp tín dụng cho các DNNVV vì hình thức này sẽ tạo ra ngoại
tác tích cực giúp cho các DNNVV tiếp cận được nguồn tín dụng chính thức.
Sự thành lập hình thức bảo lãnh tín dụng cũng nhận được những ý kiến phản đối. Nghiên
cứu của OECD cho rằng vai trò của DNNVV rất quan trọng trong nền kinh tế nên các ngân
7

hàng sẽ tạo điều kiện cho hình thức này phát triển và sẽ có công cụ giám sát riêng chứ
không cần can thiệp của Chính phủ trong việc cấp tín dụng cho các DN này. OECD cũng
cho rằng ngân hàng có cơ sở đánh giá khách hàng vay tốt hơn Quỹ bảo lãnh nên khả năng
sàng lọc khách hàng sẽ khả quan hơn. QBLTD khiến các khách hàng mang tâm lý ỷ lại
trong việc thanh toán các khoản nợ vay. Bên cạnh đó, việc duy trì hoạt động của QBLTD
còn làm hao tốn nguồn lực xã hội, tạo ra hiệu ứng “lấn át” khu vực tư nhân trong việc cấp
tín dụng cho các DNNVV. Tuy nhiên qua nghiên cứu của Green (2003), hiện nay trên thế
giới có hơn 2.250 mô hình bảo lãnh tín dụng đang hiện hữu tại hơn 100 quốc gia, thậm chí
tại một số quốc gia thì hệ thống bảo lãnh tín dụng chiếm phần quan trọng trong cấu thành
GDP của nước đó. Điều này cho thấy đến nay thì mô hình bảo lãnh tín dụng vẫn là nhân tố
quan trọng trong sự phát triển của các DNNVV trong nền kinh tế. Vì các mô hình bảo lãnh
tín dụng được gọi tên khác nhau như Quỹ hay công ty… tùy vào cách thức tổ chức hoạt
động nên để thuận tiện cho việc trình bày, luận văn sẽ sử dụng thống nhất tên gọi Quỹ bảo
lãnh tín dụng (QBLTD).
2.1.2. Các hình thức tổ chức và tiêu chí phân loại QBLTD
a) Hình thức tổ chức và cơ chế vận hành chung cho các QBLTD
Theo kinh nghiệm của thế giới trong nghiên cứu của KPMG (2011) và trước đó trong
nghiên cứu của Green A (2003) cũng có đề cập thì QBLTD đại diện như công cụ của
Chính phủ hỗ trợ cho nền kinh tế, đặc biệt là trong thời kỳ nền kinh tế đi xuống hoặc sau
khi suy thoái cần phục hồi. Nhìn chung các QBLTD trên thế giới cùng thực hiện chức năng
chính là bảo lãnh tín dụng cho các DNNVV thiếu tài sản thế chấp nhằm làm cho các DN
này được vay vốn tại các TCTD chính thức, gia tăng khả năng tiếp cận vốn cho các DN
phục vụ mục đích sản xuất kinh doanh. Thông thường mô hình Bảo lãnh tín dụng trên thế

giới được giám sát trực tiếp bởi Ngân hàng trung ương hoặc cơ quan chính phủ hoặc Bộ
trưởng bộ tài chính, sau đó mô hình này sẽ được tổ chức “từ trên xuống dưới”, từ Trung
ương đến địa phương theo cơ cấu quản lý chung bao gồm nhiều chi nhánh ở nhiều vùng
khác nhau trên khắp cả nước. Tùy thuộc vào đặc điểm môi trường kinh doanh ở địa
phương mà quy mô tổ chức của chi nhánh lớn hay nhỏ, số nhân viên nhiều hay ít, quy mô
tối ưu cho hoạt động của một QBLTD được xem xét trong khoảng 15 người bao gồm cả
ban lãnh đạo.
8

Theo báo cáo tổng kết của OECD nghiên cứu về các mô hình bảo lãnh tín dụng trên thế
giới
7
để một QBLTD có thể được vận hành tốt và duy trì ổn định cần hội tụ bảy yếu tố:
(1) Chia sẻ được rủi ro cho các bên: Mối quan hệ trong bảo lãnh tín dụng được phát
sinh khi có sự tham gia của ba bên chính, bên nhận bảo lãnh (các TCTD, thông
thường là các ngân hàng) – bên được bảo lãnh (các DNNVV) – Bên bảo lãnh
(QBLTD). Mô hình bảo lãnh tín dụng tốt cần được thiết kế để hạn chế và giảm
thiểu được rủi ro đạo đức trong quá trình cấp bảo lãnh. Theo tính toán và nghiên
cứu nhiều năm về bảo lãnh tín dụng của Levitsky (1997), tỷ lệ bao phủ cho việc
chia sẻ rủi ro nên được duy trì trong khoản 60% - 80% thì mới thuyết phục được
ngân hàng trong việc cho vay các DNNVV thông qua sử dụng hình thức bảo lãnh
tín dụng. Nếu tỷ lệ bao phủ cho khoản vay nhỏ hơn 50% sẽ làm giảm khả năng hợp
tác từ phía các ngân hàng trong quan hệ bảo lãnh vì lúc này ngân hàng cần phải gia
tăng chi phí giám sát khoản vay.
(2) Lệ phí bảo lãnh: lệ phí phải đủ để trang trải chi phí hoạt động của Quỹ nhưng đồng
thời không quá cao trở thành gánh nặng chi phí cho các DNNVV. Trên thực tế có
nhiều cách tính phí khác nhau như mà mỗi quốc gia dùng để tính phí khi phát hành
hạn mức bảo lãnh cho DN: căn cứ trên hạn mức tín dụng, căn cứ trên hạn mức cấp
bảo lãnh, căn cứ trên rủi ro khoản vay… Tỷ lệ tối ưu mà OECD đưa ra là trong
khoản 1% – 2%/năm trên giá trị khoản vay.

(3) Hình thức cấp bảo lãnh tín dụng: là một trong những điểm quan trọng mô hình bảo
lãnh tín dụng cần phải chú ý đến, thông thường tại các ngân hàng có hai hình thức
cấp tín dụng cho các khách hàng vay vốn bao gồm khoản vay mang tính đơn lẻ hay
khoản vay danh mục (individual or portfolio loans). Trong hai hình thức cấp tín
dụng này thì khoản vay đơn lẻ có tác dụng giảm rủi ro đạo đức cao hơn so với hình
thức danh mục còn lại. Nghiên cứu của World Bank vào năm 2008 chỉ ra rằng trong
số 76 chương trình bảo lãnh tại 46 quốc gia thì chỉ có 14% chương trình cấp bảo
lãnh cho hình thức cấp tín dụng danh mục, 9% chương trình sử dụng hình thức kết
hợp đơn lẻ và danh mục, và 77% còn lại sử dụng hình thức theo từng khoản vay
đơn lẻ.


7
OECD - Discussion Paper on Credit Guarantee Schemes
9

(4) Tỷ lệ thanh toán các khoản nợ đến hạn cho phía ngân hàng khi DN không có khả
năng chi trả: đây là yếu tố quan trọng trong đánh giá tính bền vững của QBLTD.
Việc QBLTD phải chi trả cho bên ngân hàng sẽ là phương án cuối cùng trong quy
trìnhcấp bảo lãnh tín dụng, dĩ nhiên nguồn vốn hoạt động của QBLTD sẽ bị thu hẹp
khi thực hiện việc chi trả. Do đó để đảm bảo cho Quỹ duy trì hoạt động tốt, bản
thân QBLTD nên thương thảo với ngân hàng và có phương án thích hợp trong xử lý
nợ đến hạn mà khách hàng không có khả năng thanh toán. Theo Levisky thì tỷ lệ
thanh toán nên nằm trong khoảng 2% – 3% mới đảm bảo được tính bền vững trong
duy trì hoạt động cho QBLTD. Tỷ lệ này được tính toán dựa trên tổng số tiền phải
chi trả cho ngân hàng so với tổng nguồn vốn hoạt động của QBLTD.
(5) Khả năng quản lý rủi ro: QBLTD phải có cách đa dạng hóa rủi ro và tránh các
khoản thanh toán cho ngân hàng khi DN mất khả năng chi trả những khoản vay đến
hạn. Tại những nước phát triển thì họ sử dụng những công cụ như: tái bảo hiểm
(đồng bảo lãnh, bảo lãnh đối ứng), chứng khoán hóa danh mục, mua bán các khoản

vay… nhằm mục đích đa dạng hóa rủi ro các khoản cấp bảo lãnh. Tuy nhiên muốn
sử dụng những công cụ kể trên thì đòi hỏi quốc gia phải có thị trường tài chính phát
triển khá mạnh và nguồn ngân sách dồi dào.
(6) Sự tham gia của khu vực công, khu vực tư nhân: Vai trò chính của khu vực nhà
nước trong việc thúc đẩy các chương trình bảo lãnh tín dụng là tạo ra môi trường
pháp lý phù hợp. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng vai trò của chính phủ nên được
giới hạn việc thiết lập các môi trường pháp lý phù hợp và góp phần hỗ trợ kỹ thuật
trong khoảng thời gian ngắn hạn, sau đó nên để cho mô hình bảo lãnh tín dụng hoạt
động một cách độc lập, mang tính “tự cung tự cấp”. Sự tham gia của khu vực tư
nhân, tiêu biểu là các TCTD vào mô hình bảo lãnh tín dụng làm tăng tính giám sát
và tăng mức độ trách nhiệm giữa bên nhận bảo lãnh và bên bảo lãnh, chia sẽ được
rủi ro cho bên bảo lãnh.
(7)
Khuôn khổ pháp lý và thể chế: để xây dựng nền tảng cho mô hình bảo lãnh tín dụng
thì cần được hỗ trợ từ phía khung pháp lý vững mạnh, thể chế chính trị minh bạch
hướng đến lợi ích toàn quốc gia, hệ thống ngân hàng, TCTD mang tính cạnh tranh
lành mạnh rõ ràng trong các hoạt động cấp tín dụng thì các mô hình bảo lãnh tín
dụng mới có thể phát triển và duy trì hoạt động mang tính bền vững. Một thế chế
10

minh bạch, môi trường mở, cạnh tranh lành mạnh, ngân hàng mang tính độc lập
cao, khuôn khổ pháp lý rõ ràng sẽ hỗ trợ cho các DNNVV sáng tạo và tăng trưởng,
từ đó hồ sơ cấp tín dụng từ phía ngân hàng cũng như bảo lãnh tín dụng từ phía
QBLTD cũng trở nên đáng tin cậy hơn, giảm chi phí giám sát, giảm rủi ro đạo đức.

b) Tiêu chí phân loại QBLTD
QBLTD được phân loại chủ yếu theo hình thức sở hữu, phổ biến nhất là hình thức Nhà
nước sở hữu hoàn toàn (sở hữu công). Hình thức này được tổ chức trực thuộc cơ quan
Chính phủ hoặc thuộc chính quyền Trung ương/ địa phương theo mô hình Nhà nước phân
cấp như tại hầu hết quốc gia Châu Á. Nếu như tại Malaysia, Ngân hàng Nhà nước chịu

trách nhiệm quản lý trực tiếp thì Bộ Tài chính lại là cơ quan chuyên trách trong các hoạt
động của QBLTD tại Thái Lan. Với mối quan hệ giữa sở hữu nhà nước, TCTD, các
DNNVV khi các DN mất khả năng thanh toán các khoản vay đến hạn thì ngân sách Nhà
nước sẽ được trích ra nhằm chi trả trực tiếp cho các khoản vay được cấp bảo lãnh. Đối với
các TCTD thì hình thức sở hữu của mô hình bảo lãnh tín dụng này mang lại uy tín cao hơn
và tăng mức độ tin cậy hơn cho TCTD mở rộng cấp tín dụng cho các DN được bảo lãnh.
Hình thức sở hữu Nhà nước chủ yếu hướng đến việc cấp bảo lãnh cho các DNNVV với
phương châm hoạt động phi lợi nhuận.
Hình thức sở hữu thứ hai là hình thức hợp tác công – tư, nghĩa là Nhà nước và tư nhân
cùng góp vốn vào việc hình thành và quản lý mô hình bảo lãnh tín dụng nhưng theo hình
thức này thì phần vốn góp lớn nhất vẫn thuộc về Nhà nước nên quyền điều hành và chi
phối vẫn do Nhà nước nắm quyền. Tuy nhiên khi có sự tham gia đóng góp của khu vực tư
nhân phần nào cũng gia tăng sự giám sát trong hoạt động cấp bảo lãnh.
Hình thức thứ ba là các mô hình bảo lãnh tín dụng thuộc hoàn toàn sở hữu của khu vực tư
nhân được thành lập từ sự hợp tác giữa các tổ chức phi chính phủ, các hiệp hội, hoặc hợp
tác song, phương đa phương giữa các Chính phủ các nước với nhau như các Quỹ bảo lãnh
tương hỗ, Quỹ đầu tư Châu Âu, Tổ chức Phát Triển Công nghiệp Liên Hợp Quốc
(UNIDO). Hình thức này thông thường có thu phí nhằm làm nguồn thu chính cho việc duy
trì hoạt động.


Hình
2
Ngu

2.1.3. Các yếu tố
bên ngoài
Qua tham khảo
nghiên c
đưa ra những yếu tố sẽ

tác đ
a) Môi trường kinh

Chính trị và kinh tế
có m
là động lực cho kinh tế
tăng trư
sẽ ảnh hưởng quan trọ
ng cho s
bảo lãnh thì cần có sự
liên k
hàng thương mại
, khi ngân hàng thúc đ
nhu cầu bả
o lãnh cho các DNNVV
QBLTD
do chính sách đi
kinh tế vĩ mô ổn đị
nh, tăng trư
được mở rộng dẫn đế
n các ho
khi nền kinh tế
rơi vào l
dụng, hoạt động của
QBLTD
quốc gia cần hiể
u rõ vai trò
trọng đến tín dụ
ng cho các DNNVV thì mô hình b
hoạt động trong việc th


Hàn
Quốc
Khu vực tư
0%
Khu vực công
100%
0%
20%
40%
60%
80%
100%
120%
Tỷ lệ vốn sở hữu
11
2
.1Cơ cấu sở hữu của các QBLTD trên th
ế

n: Nghiên cứu của KPMG về Bảo lãnh tín d

bên ngoài
ảnh hưởng đến hoạt động của
QBLTD
nghiên c
ứu của OECD (2012) về xây dựng cấ
u trúc cho QBLTD
tác đ
ộng nên hoạt động của Quỹ như sau:


tế chính trị
có m
ối quan hệ mật thiết với nhau, chính trị ổ
n đ
tăng trư
ởng phát triển và ngược lại. Thể chế

ng cho s
ự hình thành các chính sách kinh tế.
Đ
liên k
ết với các TCTD khác trong thị trườ
ng, đ
, khi ngân hàng thúc đ
ẩy hoạt động tăng trưở
ng tín d
o lãnh cho các DNNVV
. Các ngân hàng quố
c doanh thì s
do chính sách đi
ều hành nền kinh tế của Chính phủ. Bên c

nh, tăng trư
ởng kinh tế nhanh chóng thì hoạ
t đ
n các ho
ạt động bảo lãnh tín dụng cũng sẽ m

rơi vào l

ạm phát hay suy thoái thì sẽ ảnh hưởng đế
n vi
QBLTD
cũng sẽ bị thu hẹp và thận trọ
ng hơn.
u rõ vai trò
đóng góp của các DNNVV vào nề
n kinh t
ng cho các DNNVV thì mô hình b
ảo lãnh tín dụ
ng m

c hiện chức năng làm cầu nố
i cho các DNNVV ti
Indon
esia
Nhật
Bản
Thái
Lan
Thổ
Nhĩ
Kỳ
Hung
ary
Pháp
Tây
Ban
Nha
0% 0% 4% 33% 36% 40% 79%

100% 100% 96% 67% 64% 60% 21%
ế
giới


ng
QBLTD
TD
u trúc cho QBLTD
, luận văn
n đ
ịnh sẽ là nền tảng và

và đường lối chính trị
Đ
ể thực hiện hoạt động
ng, đ
ặc biệt là các ngân
ng tín d
ụng thì mới phát sinh
c doanh thì s
ẽ dễ hợp tác hơn với

nh đó khi môi trường
t đ
ộng tín dụng cũng sẽ

rộng theo. Ngược lại
n vi
ệc cấp bảo lãnh tín

ng hơn.
Chính sách điều hành
n kinh t
ế quốc gia từ đó chú
ng m
ới có cơ hội mở rộng
i cho các DNNVV ti
ếp cận tín dụng.
Ý
82%
18%
Khu vực tư
Khu vực công
12

b) Môi trường tài chính
Chính sách điều hành thị trường tiền tệ có ảnh hưởng đến hoạt động của mô hình bảo lãnh
tín dụng do hoạt động quản lý cung tiền và lãi suất của toàn nền kinh tế. Tùy vào mục tiêu
hướng đến của chính sách tiền tệ mà hoạt động của QBLTD sẽ bị ảnh hưởng ở tầm vĩ mô.
Ngoài ra ở một số nước trên thế giới do hoạt động của QBLTD còn hướng đến chứng
khoán hóa các khoản cấp bảo lãnh nên hoạt động của thị trường tài chính ảnh hưởng không
nhỏ đến những khoản chứng khoán hóa này.
c) Môi trường pháp lý
Hệ thống pháp luật minh bạch, đồng bộ và vững chắc sẽ là tiền đề cho sự phát triển của bất
kỳ tổ chức nào trong quốc gia. QBLTD cần một thể chế pháp lý hoàn thiện đảm bảo cho
hoạt động của Quỹ thật hiệu quả đồng thời hệ thống pháp luật rõ ràng sẽ giúp các chủ thể
tham gia vào quan hệ cấp bảo lãnh tuân thủ các quy định, hạn chế những rủi ro phát sinh.
d) Năng lực của bản thân DNNVV trong nền kinh tế
Năng lực của DNNVV bao gồm: năng lực tài chính, năng lực sản xuất kinh doanh, năng
lực quản lý của chủ DN. Năng lực tài chính được thể hiện thông qua cơ cấu nguồn vốn của

DN, bao nhiêu phần trăm trong nguồn vốn là vốn tự có sẽ cho thấy khả năng tài chính của
DN đó, bên cạnh đó các chỉ số liên quan đến khả năng thanh toán nợ, tính thanh khoản của
các tài sản, khối lượng vốn lưu động đang lưu thông trong DN, ngoài ra DN cần có hệ
thống tài chính kế toán tốt rõ ràng đáng tin cậy… Năng lực sản xuất kinh doanh thể hiện
qua quá trình tạo nên sản phẩm hoặc thông qua phương án đầu tư, quy mô hoạt động, lĩnh
vực hoạt động, khả năng chịu ảnh hưởng từ môi trường của ngành nghề kinh doanh, khả
năng tạo ra lợi nhuận so với các ngành nghề khác, tiềm lực thị trường trong tương lai.
Năng lực quản lý của chủ DN là một trong những yếu tố quan trọng cấu thành nên thành
công trong kinh doanh của DN đó, trình độ quản lý của chủ DN là nhân tố cần thiết khi
thẩm định khoản vay thể hiện qua hệ thống tài chính rõ ràng, phương án đầu tư kinh doanh
mang tính khả thi cao. Khi năng lực của bản thân DNNVV tốt thì quá trình thẩm định hồ
sơ vay, hồ sơ bảo lãnh tín dụng cũng trở nên nhanh chóng thuận lợi hơn cho các TCTD
cũng như QBLTD. Khả năng chứng minh năng lực của DN tốt làm cho hồ sơ tín dụng của
DN trở nên uy tín hơn, giảm thiểu rủi ro cho hoạt động cấp bảo lãnh.
e) Năng lực của bản thân các ngân hàng, TCTD trong cho vay
13

Quan hệ bảo lãnh tín dụng thông qua QBLTD chỉ phát sinh khi có sự tham gia cấp vốn vay
từ phía các ngân hàng hay các TCTD, vì thế sự phát triển của các ngân hàng cũng ảnh
hưởng rất lớn đến hoạt động của QBLTD. Khi năng lực tài chính của ngân hàng đảm bảo
được khả năng cấp tín dụng cho khách hàng thì hoạt động của QBLTD mới được mở rộng
và phát huy vai trò bảo lãnh. Song song đó ngân hàng còn phải vững vàng trong thẩm định
hồ sơ vay của khách hàng nhằm loại bỏ những hồ sơ xấu và cấp tín dụng cho những hồ sơ
tốt, thực sự cần vốn sản xuất kinh doanh. Điều này đòi hỏi nhân viên ngân hàng phải có
kinh nghiệm trong việc ra quyết định vay vốn cho các DNNVV, khả năng giám sát quản lý
rủi ro sau giải ngân. Thủ tục vay vốn tại các ngân hàng cũng nên tinh giảm, gọn nhẹ không
làm tốn thời gian và chi phí giao dịch cho khách hàng. Quan trọng hơn là quy trình phối
hợp với QBLTD cần minh bạch, tuân thủ theo hợp đồng chung, phối hợp thường xuyên
trong giám sát thông tin khách hàng nhằm tránh thiệt hại cho cả hai bên, đặc biệt gây thiệt
hại cho bên bảo lãnh.

2.2. Những thành công và thất bại của QBLTD theo kinh nghiệm thế giới
2.2.1. Những thành công của QBLTDTD
Có khá nhiều công trình nghiên cứu chỉ ra rằng mô hình bảo lãnh tín dụng mang lại những
thành công nhất định, tiêu biểu là nhóm tác giả Zecchini và Ventura (2008) đưa bằng
chứng cho rằng bảo lãnh tín dụng là một công cụ mang lại hiệu quả thông qua việc chứng
minh nhờ có bảo lãnh tín dụng mà chi phí vay của các DNNVV giảm đáng kể và từ đó
giảm bớt khó khăn tài chính cho các DN
8
. Thành công của QBLTD thể hiện qua những
đóng góp của hình thức bảo lãnh tín dụng cho nền kinh tế, cho DN nhận bảo lãnh, và khả
năng tự duy trì hoạt động của nội bộ QBLTD. Nguyên nhân dẫn đến những thành công
trên đến từ những lý do: hệ thống quản lý giám sát mang tính minh bạch công bằng, biện
pháp quản lý rủi ro phù hợp và quy mô hoạt động theo yêu cầu của nền kinh tế.
Để minh chứng rõ ràng hơn cho nghiên cứu kể trên thì các công trình, báo cáo trên thế giới
đánh giá thành công của mô hình bảo lãnh tín dụng thông qua các yếu tố bao gồm:
a) Vai trò của QBLTD đối với nền kinh tế
9



8
Theo nghiên cứu tổng hợp của Ping Zhang và Ying Ye (2010)
9
Nghiên cứu của BIS
14

Vai trò này được thể hiện thông qua chỉ số Tổng số dư bảo lãnh tín dụng so với Tổng sản
phẩm quốc nội (GDP). Chỉ số này cho thấy được sự đóng góp của hình thức bảo lãnh tín
dụng vào nền kinh tế, chỉ số này càng cao thì càng cho thấy tầm quan trọng của QBLTD
đóng góp vào nền kinh tế càng nhiều và ngược lại. Vai trò này được tính toán theo công

thức dưới đây:
Tổng số dư bảo lãnh
GDP

b) Vai trò của QBLTD đối với DN được nhận hạn mức bảo lãnh
10

Gia tăng tác động tài chính - Financial additionality: mô hình bảo lãnh tín dụng khi cấp hạn
mức bảo lãnh phải có tác động trong gia tăng vốn cho các DNNVV. Điều này có nghĩa là
khi DN tiếp cận được thêm nguồn tín dụng thông qua hình thức bảo lãnh tín dụng sẽ dùng
nguồn vốn đó mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. DN ngày càng mở rộng nguồn vốn
kinh doanh thì chứng tỏ mô hình bảo lãnh tín dụng đã phát huy được hiệu quả và thực hiện
đúng chức năng làm cầu nối trung gian trong hoạt động cấp tín dụng giữa TCTD và DN.
Gia tăng tác động kinh tế - Economic additionality: nhân tố thứ ba này cũng tương tự như
nhân tố tác động tài chính, gia tăng tác động kinh tế đến cho DN nói chung được xem xét
thông qua việc tăng doanh thu bán hàng, tăng khối lượng hàng hóa sản xuất, tăng số lao
động trong DN kể từ khi sau khi nhận được nguồn tín dụng được cấp bảo lãnh.
c) Khả năng tự duy trì và kiểm soát các hoạt động của QBLTD
Cơ cấu nguồn vốn hình thành nên QBLTD đóng vai trò quan trọng cho các hoạt động của
Quỹ, nguồn vốn vững chắc mới đảm bảo cho sự hoạt động liên tục của QBLTD. Cơ cấu
nguồn vốn có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau tùy vào hình thức sở hữu của Quỹ như đã
phân tích ở trên nhưng vững mạnh nhất và đảm bảo nhất vẫn là cơ cấu vốn được đóng góp
từ Chính phủ (khu vực công) nhằm thực hiện mục tiêu chung của QBLTD là gia tăng cơ
hội tiếp cận vốn tín dụng cho các DNNVV thực sự cần vốn để mở rộng sản xuất kinh
doanh. Tuy nhiên muốn đạt được mục tiêu đề ra thì bản thân QBLTD cần xây dựng hệ
thống kiểm soát, giám sát chặt chẽ, mang tính linh động phù hợp với tình hình thực tế.
Đầu tiên, bản thân QBLTD phải trang trải được các chi phí phát sinh trong nội bộ thể hiện
qua tính vững bền tài chính - Financial sustainability
11
: QBLTD tự bản thân trang trải được


10
Cowling (2010)
15

các chi phí liên quan trong quá trình hoạt động khi so sánh tương quan giữa chi phí để vận
hành hệ thốngvà lợi nhuận thu được. Chi phí tính toán phải nhỏ hơn lợi nhuận để có thể
đảm bảo cho hoạt động của QBLTD
Thứ hai, QBLTD cần có hệ thống quản lý và giám sát mang tính minh bạch, công bằng cho
mọi đối tượng tham gia vào quá trình cấp hạn mức bảo lãnh, nhất là các DNNVV. Thành
công này thể hiện qua Quỹ bảo lãnh cho DN nhỏ Chi Lê. Quỹ này được quản lý bởi một cơ
quan chính phủ và đạt được thành công trong duy trì và mở rộng phạm vi hoạt động nhờ
hội tụ các yếu tố kể trên. Thông qua khảo sát 700 DN được cấp bảo lãnh tại Chi Lê,
Larrain và Quiroz (2006) đã nghiên cứu tác động của Quỹ bảo lãnh cho DN nhỏ Chi Lê và
phát hiện rằng hoạt động của Quỹ đã góp phần làm tăng khối lượng tín dụng 40 %, các
công ty được cấp bảo lãnh gia tăng doanh số bán hàng trung bình 32% và gia tăng lợi
nhuận 24%.
Thứ ba, QBLTD có thể hướng đến một nhóm DN hoạt động trong ngành nghề nhất định
nào đó để thực hiện cấp bảo lãnh tín dụng cho DN đó. Minh chứng cho yếu tố này đến từ
Hàn Quốc và Trung Quốc. Tại Hàn Quốc, QBLTD công nghệ Hàn Quốc (KOTEC) được
thành lập bởi Chính phủ tổ chức theo mô hình 3 cấp: Hội sở chính – Vùng – Địa phương,
cung cấp bảo lãnh dựa trên công nghệ mới của DN, thúc đẩy DN nhỏ nhưng có công nghệ
mạnh có cơ hội phát triển. Qua quá trình hoạt động KOTEC đã có tác động tích cực đến
tăng trưởng doanh thu và năng suất trong các công ty được cung cấp dịch vụ bảo lãnh. Còn
tại Trung Quốc, Công ty bảo lãnh và đầu tư công nghệ cao Thâm Quyến (Trung Quốc)
được thành lập nhằm phục vụ cho các DN hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao của
vùng đặc khu Thâm Quyến, nhờ có công ty mà hơn 600 DN và 1760 chương trình công
nghệ cao đã có cơ hội sử dụng dịch vụ bảo lãnh tín dụng của công ty với tổng mức bảo
lãnh 7 tỷ Nhân dân tệ (khoảng 17.500 tỷ VNĐ).
Thứ tư, QBLTD cần có biện pháp đánh giá năng lực DN và quản lý rủi ro phù hợp với tình

hình thực tế như cách mà Công ty bảo lãnh tín dụng Malaysia đã làm trong thời gian qua:
thu phí dựa trên rủi ro của khách hàng thông qua phương pháp định giá điều chỉnh rủi ro.
Rủi ro của khách hàng lúc này được lượng giá trở thành chi phí. DN có rủi ro thấp sẽ có
nhiều điều kiện ưu đãi trong phê duyệt hồ sơ tín dụng cũng như thu phí bảo lãnh hơn so với
DN có rủi ro cao.


11
Cowling (2010)
16

2.2.2. Những thất bại và hạn chế của QBLTD
Nhóm tác giả Meyer và Nagarajan (1996) chỉ ra rằng mô hình bảo lãnh tín dụng không có
sự đóng góp vào sự phát triển quốc gia, Adams và Llisterri (1997) cung cấp thêm thông tin
rằng mô hình này tốn kém ngân sách hoạt động do tỷ lệ thanh toán duy trì ở mức cao
12
.
Theo công trình nghiên cứu của Bank for International Settlements (BIS), thất bại và hạn
chế của QBLTD đến từ những lý do:
a) Quản lý rủi ro nội bộ
Yếu tố quản lý rủi ro trong nội bộ QBLTD được xem là thất bại đầu tiên khi hệ thống vận
hành, nhất là đối với các Quỹ mới trong giai đoạn đầu thành lập đi vào hoạt động. Thất bại
này được xem xét dưới khía cạnh khi Quỹ chưa có hệ thống quản lý rủi ro tín dụng cũng
như xếp hạn tín dụng riêng cho các DN nhận hạn mức cấp bảo lãnh nên hồ sơ trước và sau
giải ngân chưa được kiểm soát chặt chẽ và chưa sàng lọc được DN mang tính rủi ro cao để
theo dõi, dẫn đến DN không thanh toán được các khoản nợ đến hạn cho ngân hàng và
QBLTD phải trích nguồn vốn chi trả cho các khoản nợ xấu kể trên. Rủi ro nội bộ còn đến
từ cơ cấu nguồn vốn chưa thực sự bền vững làm cho Quỹ mất khả năng thanh toán các
khoản nợ đến hạn thay cho DN.
Minh họa cho phân tích trên là trường hợp của Công ty bảo lãnh tín dụng Asia, vì mới

thành lập nên khi hoạt động đã gặp phải một số điểm yếu trong cấu trúc tổ chức: xếp hạng
tín dụng quá thấp để chịu được cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, khi phải thanh toán các
khoản nợ cho khách hàng thì nguồn vốn của công ty hiện tại không đủ chi trả trong khi các
cổ đông phân tán nên cũng không thể tái cấp vốn để vận hành hệ thống, việc kinh doanh
tập trung ở các nước châu Á ẩn chứa nguy cơ tín dụng cao.
b) Chưa có sự phối hợp đồng bộ từ phía ngân hàng đối tác
Như đã trình bày ở trên, mối quan hệ bảo lãnh tín dụng được hình thành khi có sự tham gia
của các bên bao gồm: bên bảo lãnh (QBLTD), bên nhận bảo lãnh (các ngân hàng hoặc
TCTD khác) và bên được bảo lãnh (các DNNVV). Các cấu thành này có mối quan hệ chặt
chẽ với nhau, nhất là giữa ngân hàng và QBLTD. Một hồ sơ bảo lãnh tín dụng thông
thường sẽ được qua hai lần thẩm định từ phía ngân hàng và từ phía QBLTD trên quan điểm
độc lập nhau, có khi ngân hàng là đối tượng có nhiều thông tin khách hàng hơn so với


12
Ping Zhang và Ying Ye (2010)

×