Tải bản đầy đủ (.pptx) (19 trang)

CHƯƠNG TRÌNH DẠY HỌC CƠ BẢN CỦA INTEL

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (591.02 KB, 19 trang )

CHƯƠNG TRÌNH DẠY HỌC
CƠ BẢN CỦA INTEL
NHÓM:3
KHOA VẬT LÝ – TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM
LOGO
TỔNG QUAN VỀ BÀI DẠY
TIÊU ĐỀ BÀI DẠY
THỬ THÁCH CHẾ TẠO TÊN LỬA
(Bài 32: “Chuyển động bằng phản lực – Bài tập định luật
bảo toàn động lượng” – SGK Vật lý 10 nâng cao)
LOGO
TỔNG QUAN VỀ BÀI DẠY
TÓM TẮT DỰ ÁN: (3 tuần)

Trường THPT Võ Trường Toản mời Trung đoàn tên
lửa 276 đến giao lưu với các em học sinh.

Trong buổi giao lưu, nhà trường quyết định tổ
chức cuộc thi bắn tên lửa nước.

Các anh bộ đội sẽ là cố vấn giúp các em chế tạo mô
hình tên lửa nước.

Nhà trường chọn ra mô hình xuất sắc nhất đem
triễn lãm tại Hội đồng nghiên cứu khoa học cấp
Thành.
LOGO
Nắm vững nguyên tắc chuyển động
bằng phản lực, định luật bảo toàn
động lượng.


Mục đích
TỔNG QUAN VỀ BÀI DẠY
Vai trò
Học sinh đóng vai trò là kĩ sư tập
sự, cùng cố vấn (các chú bộ đội) chế
tạo tên lửa nước.
LOGO

Ban giám hiệu, Trung đoàn tên lửa
276, học sinh, giáo viên.

Tên lửa nước (phải hoạt động được).
Người nghe
– sản phẩm
Giải quyết
TỔNG QUAN VỀ BÀI DẠY

HS đọc trước bài, GV hướng dẫn học
sinh tìm hiểu kiến thức.

HS vận dụng kiến thức chế tạo tên
lửa nước.

Rèn luyện, củng cố kiến thức và hình
thành kĩ năng của thế kỉ XXI
LOGO
Chuẩn nội dung và quy chuẩn

Chuẩn kiến thức:


Hiểu được nguyên tắc chuyển động bằng phản lực,
định luật bảo toàn động lượng.

Chuẩn kĩ năng:

Vận dụng được nguyên tắc chuyển động bằng phản
lực, định luật bảo toàn động lượng giải các dạng bài
tập liên quan.
LOGO
Mục tiêu đối với học sinh

Kiến thức:

Trình bày được nguyên tắc chuyển động bằng phản
lực, nội dung định luật bảo toàn động lượng và cho
đúng ví dụ.

Trình bày được nguyên tắc hoạt động của động cơ
phản lực tên lửa.

Chỉ ra được điểm giống và khác nhau giữa nguyên
lý hoạt động của động cơ phản lực tên lửa và động
cơ phản lực máy bay.
LOGO
Mục tiêu đối với học sinh

Kĩ năng:

Vận dụng được nguyên tắc chuyển động bằng phản
lực, định luật bảo toàn động lượng để giải các dạng

bài tập và giải thích một số hiện tượng trong đời
sống và kĩ thuật có liên quan đến chuyển động bằng
phản lực.

Ứng dụng kiến thức đã học vào nhiệm vụ thực tiễn.
LOGO
Contents
KĨ NĂNG THẾ KỈ XXI
Xây dựng ý thức và tác phong làm việc nhóm
tích cực, trách nhiệm, sắp xếp thời gian hợp lý.
Xây dựng kỹ năng vận dụng kiến thức và tư duy
sáng tạo.
Bước đầu vận dụng kỹ năng thuyết trình trước
đám đông.
Bước đầu hình thành kĩ năng sử dụng công nghệ
thông tin.
LOGO
Mục tiêu đối với học sinh

Thái độ:

Có thái độ hứng thú với môn học và tinh thần ham
học hỏi, muốn tìm hiểu môn vật lý.

Tích cực tham gia hoạt động nhóm, có tinh thần
trách nhiệm với nhiệm vụ được gia.

Có tinh thần đoàn kết khi làm việc tập thể, biết lắng
nghe và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.


Rèn luyện tính tỉ mỉ, chính xác trong lúc tính toán
để giải bài tập và chế tạo sản phẩm.
LOGO

Tại sao con người muốn chinh phục vũ trụ?

Những thành tựu KHKT nào đã giúp con người chinh phục
vũ trụ?

Tên lửa có vai trò quan trọng ra sao trong việc khám phá vũ trụ?

Nguyên tắc hoạt động của động cơ máy bay và động cơ tên lửa
có điểm nào giống và khác nhau?

Khi thiết kế và chế tạo mô hình tên lửa nước, học sinh cần chú ý
đến những phần nào?
Câu hỏi bài học
Câu hỏi khái quát

BỘ CÂU HỎI ĐỊNH HƯỚNG
LOGO
Câu hỏi nội dung

BỘ CÂU HỎI ĐỊNH HƯỚNG

Em hãy phát biểu định luật bảo toàn động lượng, biểu thức tổng quát của
định luật là gì?

Em hãy nêu phạm vi và điều kiện áp dụng của định luật bảo toàn động
lượng?


Em hãy trình bày nguyên tắc chuyển động bằng phản lực, từ đó giải thích
tại sao sau khi bắn, khẩu súng lại bị giật mạnh về phía sau?

Động cơ phản lực hoạt động như thế nào?

Em hãy thử mô tả hình dáng và hoạt động của một tên lửa, dựa trên kiến
thức mà em đang có.
LOGO
KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Lịch trình đánh giá

Bảng đánh giá nhu cầu học sinh (Phụ lục 1)

Bảng đánh giá rèn luyện khả năng tự định hướng
(Phụ lục 2)

Bảng đánh giá sản phẩm của học sinh (Phụ lục 3)
LOGO
CHI TIẾT BÀI DẠY

Các bước tiến hành bài dạy:

Trước khi tiến hành: giáo viên định hướng cho học
sinh tự tìm hiểu kiến thức ở nhà.

Tuần 1: giáo viên hệ thống lại và củng cố kiến thức.

Tuần 2: giáo viên chia học sinh thành nhóm, mỗi

nhóm chế tạo 01 tên lửa nước

Tuần 3: mỗi nhóm thuyết trình mô tả tên lửa và tiến
hành phóng tên lửa thử nghiệm. Giáo viên sẽ tổng
hợp đánhh giá.
LOGO
Điều chỉnh phù hợp với đối tượng

Với học sinh tiếp thu chậm:

Giáo viên sẽ trực tiếp truyền đạt kiến thức mới cho
nhóm học sinh này.

Sắp xếp các bạn chung nhóm với học sinh khá giỏi.

Điều chỉnh lại mục tiêu học tập.
LOGO
Điều chỉnh phù hợp với đối tượng

Với học sinh có năng khiếu:

Cung cấp tài liệu và hướng dẫn các em tìm kiếm
kiến thức trong bài.

Hướng dẫn các em cải tiến tên lửa nước như thêm
dù, làm tên lửa hai tầng, tạo dàn phóng 2 tên lửa trở
lên …

Giới thiệu thêm trang web, trang blog của các
chuyên gia … để các em học hỏi thêm.

LOGO
Đa phương tiện: máy chiếu, powper point, …
Mẫu sản phẩm đã hoàn thành
Nguồn Internet: clip, trang web hướng dẫn …
Tư liệu in: SGK, SBT, đề cương, tài liệu …
HỖ
TRỢ
DẠY
HỌC
HỖ TRỢ DẠY HỌC
CHƯƠNG TRÌNH DẠY HỌC
CƠ BẢN CỦA INTEL
Cảm ơn
cô và các bạn
đã chú ý
lắng nghe!
KHOA VẬT LÝ – TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM

×