Tải bản đầy đủ (.pptx) (14 trang)

TỔNG QUAN MỘT SỐ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN BỆNH THẦN KINH NGOẠI BIÊN DO CHẤT ĐỘC HÓA HỌC DIOXIN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (298.72 KB, 14 trang )

T NG QUAN M T S NGHIÊN C U LIÊN Ổ Ộ Ố Ứ
QUAN Đ N B NH TH N KINH NGO I BIÊN Ế Ệ Ầ Ạ
DO CH T Đ C HÓA H C/ DIOXINẤ Ộ Ọ
** TS.BS. Viện Giám định Y khoa
Bệnh thần kinh ngọai biên cấp tính và bán
cấp tính (Acute and Subacute Peripheral
Neuroparthy) là một trong 17 bệnh, nhóm
bệnh trong Danh mục bệnh, tật, dị dạng, dị
tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất
độc hóa học/ dioxin theo Quyết định số
09/2008/ QĐ-BYT ngày 20/2/2008 của Bộ
trưởng Bộ Y tế 9 (xin gọi tắt là Quyết định
09).
Chúng tôi cung cấp một số thông tin
xung quanh bệnh lý thần kinh ngoại
biên do chất độc hóa học/ dioxin trên
cơ sở các nghiên cứu tại Việt Nam và
nước ngoài để chúng ta cùng trao đổi,
chia sẻ.
Danh pháp "peripheral neuropathy" được dùng để chỉ tổn
thương lan toả của các dây thần kinh ngoại biên - tổn thương
nhiều dây thần kinh cùng một lúc. Tổn thương đa dây thần kinh
do rất nhiều nguyên nhân gây nên như: Bệnh lý nhiễm độc,
nhiễm trùng, bệnh lý rối loạn chuyển hoá, biến chứng bệnh đái
tháo đường, nghiện rượu Biểu hiện tổn thương đa dây thần
kinh trên lâm sàng thường không đặc hiệu đối với nguyên nhân
khác nhau. Bệnh cấp tính hoặc bán cấp tính là nói đến các triệu
chứng bệnh xuất hiện trong vòng vài ngày đến vài tuần sau phơi
nhiễm với tác nhân gây bệnh nói chung. Các thể bệnh do rối
loạn chuyển hoá hay cận ung thư có thể kéo dài từ vài tuần đến
vài tháng. Nếu diễn biến trên 5 - 10 năm có thể là bệnh chuyển


hoá hoặc thoái hoá mang tính gia đình ngoại trừ bệnh dây thần
kinh do đái tháo đường và bệnh dây thần kinh cận protein
(paraprotèinemic polyneuroparty).
Tỷ lệ hiện mắc (Prevalence)bệnh TKNB
Theo thống kê, tại Mỹ khoảng 2% đến 7% dân số mắc bệnh thần
kinh ngoại biên. Tại Việt Nam theo Hồ Hữu Lương và Nguyễn Văn
Chương viêm đa dây thần kinh chiếm tỷ lệ 3,2%. Bệnh thần kinh
ngoại biên sau điều trị phù hợp có thể khỏi không để lại di chứng.
Tỷ lệ khỏi hoàn toàn khoảng 80-85%, 10% di chứng nhẹ về vận
động cảm giác, 5% di chứng tàn phế vận động. Các di chứng có thể
là yếu hoặc liệt vận động, giảm hoặc mất phản xạ gân xương, teo
cơ, rối loạn cảm giác, rối loạn dinh dưỡng
Viện Hàn lâm Khoa học Hoa Kỳ xếp bệnh thần kinh ngoại biên cấp, bán cấp
tính (acute subacute peripheral neuropathy) vào danh mục các bệnh có bằng
chứng liên quan (possible link) đến phơi nhiễm với dioxin. Theo các nghiên
cứu dịch tễ học của Ủy ban Quốc gia điều tra hậu quả các chất hoá học dùng
trong chiến tranh Việt Nam (UB 10-80) cho thấy tỷ lệ có biểu hiện bệnh thần
kinh ngoại biên ở cựu chiến binh là 0,09% đến 1,13% và tỷ lệ có biểu hiện
bệnh thần kinh ngoại biên trong cộng đồng dân cư tại vùng Mỹ rải chất độc
hoá học/ dioxin bị là 2,4% (A Lưới - Hương Lâm - Thừa thiên Huế) thấp hơn
so với tỷ lệ hiện mắc bệnh thần kinh ngoại biên do các nguyên nhân khác
gây nên. Nghiên cứu điều tra của Ủy ban 10-80 về bệnh tật của cựu chiến
binh (có phơi nhiễm với chất độc hóa học/ dioxin) tại Hà Nội (1995-1996)
cho thấy tỷ lệ mắc bệnh thần kinh ngoại biên tại 5 quận nội thành Hà Nội
chiếm 3,41% và tại huyện Từ Liêm là 3,73% thấp hơn tỷ lệ mắc bệnh về da
và bệnh lý suy nhược thần kinh. Số liệu này cũng phù hợp với nghiên cứu
binh lính trong quân đội Hàn quốc tham chiếm tại Việt Nam.
Trong 476 binh lính Hàn Quốc (tham gia chiến tranh tại
Việt Nam trong vòng 1 năm có phơi nhiễm với chất độc
hóa học/ dioxin) có biểu hiện mắc bệnh liên quan tới

phơi nhiễm với chất độc hóa học/ dioxin, sau khi thăm
khám chuyên khoa, tỷ lệ được xác định có mắc bệnh
thần kinh ngoại biên là 1,4% (7/476 người), điều lý thú
là trong chẩn đóan sơ bộ (chưa khám chuyên khoa) thì
tỷ lệ bệnh thần kinh ngoại biên và trung ương trội lên và
ngược lại trong chẩn đóan cuối cùng (sau khi khám
chuyên khoa) thì bệnh ngoài da lại nổi trội.
Các nghiên cứu của Viện Hàn lâm khoa học quốc gia (Mỹ) – NAS
(National Academy of Sciences) công bố năm 1996 cho rằng có bằng
chứng về bệnh lý thần kinh ngoại biên cấp và bán cấp thể hiện rõ ngay
sau khi phơi nhiễm với CĐHH loại diệt cỏ nhưng không có bằng chứng
tổn thương TKNB mạn tính do chất này gây nên. Các nghiên cứu tiến
cứu tiếp theo của NAS công bố trong các năm 1998, 2000, 2004 khẳng
định thông tin trên. Cho đến năm 2004 NAS không ghi nhận một trường
hợp mắc mới nào về chứng bệnh này. Từ sau năm 2005 NAS không
công bố một nghiên cứu nào về bệnh TKNB trong đối tượng phơi
nhiễm với CĐHH/ dioxin.
Triệu chứng và định hướng chẩn đoán
Triệu chứng tổn thương TKNB chủ
yếu được ghi nhận trong các nghiên
cứu nêu trên là:

Rối loạn cảm giác chi thể

Yếu vận động

Teo cơ
Các nghiên cứu cho thấy không có
liên quan tuyến tính rõ ràng giữa mức
độ tiếp xúc Dioxin và bệnh thần kinh

ngoại biên, lâm sàng và cận lâm
sàng không khác biệt với bệnh
TKNB do nguyên nhân khác gây
nên.
Trên cơ sở các nghiên cứu của NAS, năm 1996 Bộ Cựu binh Hoa Kỳ
(Department of Veterans Affairs - VA), đưa ra một số đặc điểm của bệnh
TKNB cấp tính hoặc bán cấp tính có liên quan với phơi nhiễm chất độc da
cam hoặc chất diệt cỏ khác ở cựu binh Mỹ trong thời gian tham chiến tại
Việt Nam như sau:

Bệnh xuất hiện trong vòng 1năm kể từ khi phơi nhiễm chất độc
hóa học/ dioxin, gây suy giảm sức khỏe ít nhất 10%. (Năm 1991
nêu thời hạn khởi phát bệnh trong vòng 10 năm kể từ thời điểm
phơi nhiễm)

Bệnh thoáng qua (tạm thời) và hồi phục trong vòng hai năm sau
thời gian khởi phát.

Tổn thương vận động hoặc cảm giác có xu hướng cân đối hai bên.
Theo VA để xác định bệnh TKNB do chất diệt cỏ (đối với binh lính đã
tham chiến tại Việt Nam) phải đạt đủ 2 yếu tố sau:

Bệnh xuất hiện trong vòng 10 năm kể từ khi phơi nhiễm;

Không có bằng chứng chắc chắn của nguyên nhân khác gây
bệnh thần kinh ngoại biên (do tuổi, sử dụng rượu, đái tháo
đường, chấn thương, Hội chứng Guilain – Barré…).
Đây cũng là một trong những nguyên tắc Hội chữ thập đỏ
Việt Nam khuyến cáo để chẩn đoán bệnh do phơi nhiễm với
chất độc hóa học, dioxin.

Các nghiên cứu nêu trên cho thấy phơi nhiễm CĐHH/
dioxin có thể là nguyên nhân gây bệnh TKNB, tuy
nhiên tỷ lệ mắc bệnh TKNB trong các nghiên cứu
không cao hơn tỷ lệ hiện mắc trong cộng đồng (dưới
7%), di chứng tổn thương chức năng thần kinh ngoại
biên nghèo nàn.
Chính vì vậy việc khám giám định xác định bệnh thần
kinh ngoại biên cấp tính, bán cấp tính cần được xem
xét thận trọng, thống nhất để bảo đảm quyền lợi của
đối tượng, nguyên tắc trong giám định y khoa và tính
khoa học trong y học.
Tài liệu tham khảo:
1) Hoàng Đình Cầu, Trần Mạnh Hùng, Lê Thị Thái Hằng, Phạm Thị Kim Cúc, Phùng Trí Dũng, Nguyễn Tuấn
Anh, Lê Thị Hồng Thơm, 1997, Các bênh nghi do Dioxin thông qua số liệu các cộng đồng.
2) Nguyễn Văn Chương, Bệnh đa dây thần kinh, 2005, Thực hành lâm sàng Thần kinh học, tập III. Bệnh học
thần kinh, Nhà xuất bản Y học.
3) Ủy ban 10-80, 1996, Dioxin (AO) và bệnh tật cựu chiến binh Hà Nội.
4) Joung Soon Kim, Hong Bok Lee, Won Young Lee, 1993, Nguyên cứu sơ bộ ảnh hưởng về sức khỏe do chất da
cam ở binh lính Triều tiên bị tiếp xúc trong chiến tranh Việt Nam.
5) Agent Orange Review (Information for Veterans who served in Viet Nam, Vol, 25, No 1, July, 2010.
6) Agent Orange Review (Infomation fot Veterans who served in Viet Nam, Vol. 9, N0. 2, April, 1992.
7) Agent Orange and peripheral neuropathy, D5AOBRIEF8.2005.doc

×