Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Kỹ thuật sửa chữa và lắp ráp máy vi tính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (408.97 KB, 16 trang )

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN ÔN THI
DÀNH CHO CAO ĐẲNG NGHỀ:
KỸ THUẬT SỬA CHỮA, LẮP RÁP
MÁY TÍNH
1
PHẦN I: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ
Câu 1 :Nêu đặc điểm của đầu nối UTP; Các chuẩn T568A và
T568B; Sơ đồ đấu nối dây với đầu nối UTP?
* Đặc điểm của đầu nối UTP:
- Đầu nối UTP để đấu nối dây mạng vào card mạng.
- Đâu nối UTP có 8 pin để tiếp xúc với 8 sợi của dây cáp xoắn đôi. Chuẩn
10 BASE-T chỉ sử dụng 4 trong 8 sợi của cáp xoắn đôi để truyền dữ liệu (Một
cặp truyền, một cặp nhận). Bốn sợi còn lại không sử dụng. Tương ứng trên
đầu nối UTP, chỉ có 4 pin 1,2,3,6 được sử dụng, các pin còn lại không dùng đến.
* Chuẩn T568A qui định:
• Pin 1: White Green / Tx+
• Pin 2: Green / Tx-
• Pin 3: White Orange / Rx+
• Pin4: Blue
• Pin5: White Blue
• Pin 6: Orange / Rx-
• Pin 7: White Brown
• Pin 8: Brown
* Chuẩn T568B qui định:
• Pin 1: White Orange / Tx +
• Pin 2: Orange / Tx-
• Pin 3: White Green / Rx+
• Pin4: Blue
• Pin5: White Blue
• Pin 6: Green / Rx-
• Pin 7: White Brown


• Pin 8: Brown
2
* Có 2 sơ đồ nối dây đối với một sợi cáp xoắn đôi:
• Sơ đồ nối dây thẳng (Straight through): hai đầu của một sơi cáp xoắn
đôi đều được bấm đầu UTP theo cùng một chuẩn, tức hoặc cả hai cùng bấm
theo chuẩn T568A hoặc cả hai cùng bấm theo chuẩn T568B.
• Sơ đồ nối dây chéo (Cross over): hai đầu của một sợi cáp xoắn đôi
được bấm đầu UTP theo hai chuẩn khác nhau, tức một đầu bấm theo chuẩn
T568A, đầu còn lại bấm theo chuẩn T568B.
•Dây được bấm theo sơ đồ thẳng dùng để nối hai thiết bị khác loại lại
với nhau. Ví dụ nối máy tính và Hub,Switch, router. Ngược lại, dây bấm theo
sơ đồ chéo dùng để nối hai thiết bị cùng loại, ví dụ nối Hub với Hub, nối máy
tính với máy tính, Hub với Router.
C â u 2 :Trình bày chức năng và đặc trưng cơ bản của cầu nối
(bridge).
* Chức năng của cầu nối:
Khi cầu nối trong suốt được mở điện, nó bắt đầu học vị trí của các máy
tính trên mạng bằng cách phân tích địa chỉ máy gởi của các khung mà nó
nhận được từ các cổng của mình.
* Đặc trưng cơ bản của cầu nối:
Bridge là một thiết bị hoạt động ở tầng 2 trong mô hình OSI. Bridge làm
nhiệm vụ chuyển tiếp các khung từ nhánh mạng này sang nhánh mạng
khác.
Điều quan trọng là Bridge «thông minh», nó chuyển frame một cách
có chọn lọc dựa vào địa chỉ MAC của các máy tính.
Bridge còn cho phép các mạng có tầng vật lý khác nhau có thể giao tiếp
được với nhau. Bridge chia liên mạng ra thành những vùng đụng độ nhỏ, nhờ
đó cải thiện được hiệu năng của liên mạng tốt hơn so với liên mạng bằng
Repeater hay Hub.
3

Câu 3: Địa chỉ IP là gì? Trình bày địa chỉ IP lớp A, lớp B, lớp C. Cho
vídụ minh hoạ.
* Địa chỉ IP là:
Sơ đồ địa chỉ hoá để định danh các trạm (host) trong liên mạng được
gọi là địa chỉ IP. Mỗi địa chỉ IP có độ dài 32 bits (đối với IP4) được tách thành
4 vùng (mỗi vùng 1 byte), có thể được biểu thị dưới dạng thập phân, bát
phân, thập lục phân hoặc nhị phân. Cách viết phổ biến nhất là dùng ký
pháp thập phân có dấu chấm để tách giữa các vùng. Mục đích của địa chỉ IP
là để định danh duy nhất cho một host bất kỳ trên liên mạng.
* Địa chỉ lớp A:
Địa chỉ lớp A được sử dụng cho các mạng có số lượng máy trạm lớn, địa
chỉ lớp A có các đặc điểm như sau:
- Bít cao nhất có giá trị bằng 0.
- Byte cao nhất sử dụng làm địa chỉ mạng, 3 byte còn lại được sử dụng
làm địa chỉ máy.
Như vậy, mỗi mạng của lớp A có khả năng quản lý được 224-2 máy
Ví dụ: 110.1.11.23
* Địa chỉ lớp B:
Địa chỉ lớp B được sử dụng cho các mạng có số lượng máy trạm trung
bình, địa chỉ lớp B có các đặc điểm như sau:
- Bít cao nhất có giá trị bằng 10
- 2 Byte cao nhất sử dụng làm địa chỉ mạng, 2 byte còn lại được sử dụng
làm địa chỉ máy.
Như vậy, mỗi mạng của lớp B có khả năng quản lý được 2
16
-2 máy.
Ví dụ: 131.3.110.71
* Địa chỉ lớp C:
Địa chỉ lớp C được sử dụng cho các mạng có số lượng máy trạm ít, địa
4

chỉ lớp C có các đặc điểm như sau:
- Bít cao nhất có giá trị bằng 110.
- 3 Byte cao nhất sử dụng làm địa chỉ mạng, 1 byte còn lại được sử
dụnglàm địa chỉ máy
Như vậy, mỗi mạng của lớp C có khả năng quản lý được 2
8
-2 máy
Ví dụ: 198.1.110.76
Câu 4 : Trình bày chức năng và nguyên tắc hoạt động của bộ chọn
đường.
* Chức năng của bộ chọn đường:
Hai chức năng chính mà một bộ chọn đường phải thực hiện là:
- Chọn đường đi đến đích với “chi phí” (metric) thấp nhất cho một gói
tin;
- Lưu và chuyển tiếp các gói tin từ nhánh mạng này sang nhánh mạng
khác.
* Nguyên tắc hoạt động của bộ chọn đường:
+ Bảng chọn đường (Routing table)
Để xác định được đường đi đến đích cho các gói tin, các router duy trì
một Bảng chọn đường (Routing table) chứa đường đi đến những điểm khác
nhau trên toàn mạng. Hai trường quan trọng nhất trong bảng chọn
đường của router là Đích đến (Destination) và Bước kế tiếp (Next Hop)
cần phải chuyển gói tin để có thể đến được Đích đến.
+ Nguyên tắc hoạt động
Cho một ví dụ cụ thể của bộ chọn đường và nói cụ thể cách di chuyển
của một gói tin qua các Router.
+ Vấn đề cập nhật bảng chọn đường
Quyết định chọn đường của router được thực hiện dựa trên thông tin
về đường đi đi trong bảng chọn đường. Vấn đề đặt ra là bằng cách nào router
có được thông tin trong bảng chọn đường. Hoặc khi mạng bị thay đổi thì ai sẽ

5
là người cập nhật lại bảng chọn đường cho router. Hai vấn đề này gọi chung
là vấn đề cập nhật bảng chọn đường.
Có ba hình thức cập nhật bảng chọn đường:
Cập nhật thủ công;
Cập nhật tự động;
Cập nhật hỗn hợp.
C â u 5 : Vẽ mô hình OSI và trình bày chức năng của tầng mạng
trong mô hình OSI.
* Mô hình OSI:
* Chức năng của tầng mạng:
- Di chuyển dữ liệu tới các vị trí mạng xác định. Để làm điều này, nó dịch
các địa chỉ lôgíc thành địa chỉ vật lý tương ứng và sau đó quyết định con
đường tốt nhất cho việc truyền dữ liệu từ máy gửi tới máy nhận. Điều này
tương tự như công việc mà tầng liên kết dữ liệu thực hiện thông qua việc định
địa chỉ thiết bị vật lý. Tuy nhiên, việc định địa chỉ của tầng liên kết dữ liệu chỉ
hoạt động trên một mạng đơn. Tầng mạng mô tả các phương pháp di chuyển
thông tin giữa nhiều mạng độc lập (và thường là không giống nhau) – được
gọi là liên mạng (internetwork)
- Việc định địa chỉ của tầng liên kết dữ liệu để chuyển dữ liệu tới tất cả
các thiết bị được gắn tới một mạng đơn và nhờ vào các thiết bị nhận để xác
định xem dữ liệu có được truyền tới nó hay không. Trái lại, tầng mạng chọn
6
một con đường xác định qua một liên mạng và tránh gửi dữ liệu tới các mạng
không liên quan. Mạng thực hiện điều này bằng việc chuyển mạch
(switching), định địa chỉ và các giải thuật tìm đường. Tầng mạng cũng chịu
trách nhiệm đảm bảo định tuyến (routing) dữ liệu đúng qua một liên mạng
bao gồm các mạng không giống nhau.
- Một vấn đề có thể nảy sinh khi việc định tuyến dữ liệu qua một liên
mạng không đồng dạng là sự khác nhau của kích thước gói dữ liệu mà mỗi

mạng có thể chấp nhận. Một mạng không thể gửi dữ liệu trong các gói có kích
thước lớn hơn kích thước của gói dữ liệu mà một mạng khác có thể nhận
được. Để giải quyết vấn đề này, tầng mạng thực hiện một công việc được gọi
là sự phân đoạn (segmentation). Với sự phân đoạn, một gói dữ liệu được phân
tách thành các gói nhỏ hơn mà mạng khác có thể hiểu được - gọi là các
packet. Khi các gói nhỏ này đến mạng khác, chúng được hợp nhất
(reassemble) thành gói có kích thước và dạng ban đầu. Toàn bộ sự phân đoạn
và hợp nhất này xảy ra ở tầng mạng của mô hình OSI.
Câu 6 : Liệt kê các thành phần của máy tính? Các thành phần của
MainBoard có công dụng gì và được nhận dạng thế nào?
* Các thành phần của máy tính:
- Các thành phần cấu tạo của hệ thống máy tính:
+ Vỏ máy.
+ Nguồn.
+ MainBoard
+ RAM
+ CPU
+ Đĩa cứng
+ Các thiết bị ngoại vi.
- Các thành phần của MainBoard:
+ Chipset;
+ AGP Slot hoặc PCI Express Slot;
7
+ RAM Slot;
+ PCI Slot;
+ IDE Header;
+ ROM BIOS.
* Công dụng và nhận dạng các thành phần của MainBoard:
Công dụngchung của MainBoard: Là thiết bị trung gian để gắn kết tất
cả các thiết bị phần cứng khác của máy.

Nhận dạngMainBoard: Là bảng mạch to nhất gắn trong thùng máy.
Chức năng của các thành phần của MainBoard:
- Chipset:
+ Công dụng: Là thiết bị điều hành mọi hoạt động của mainboard.
+ Nhân dạng: Là con chíp lớn nhất trên m ain và thừơng có 1 gạch vàng
ở một góc, mặt trên có ghi tên nhà sản xuất.
+ Nhà sản xuất: Intel, SIS, ATA, VIA
- CPU:
+ Công dụng: Giúp bộ vi xử lý gắn kết với mainboard.
+ Nhân dạng: Giao tiếp với CPU có 2 dạng khe cắm (slot) và chân cắm
(socket).
Dạng khe cắm là một rãnh dài nằm ở khu vực giữa mainboard dùng
cho PII, PIII đời cũ. Hiện nay hầu như người ta không sử dụng dạng khe cắm.
Dạng chân cắm (socket) là một khối hình vuông gồm nhiều chân. Hiên
nay đang sử dụng socket 370, 478, 775 tương ứng với số chân của CPU.
- AGP Slot hoặc PCI Express Slot:
+ Công dụng: Dùng để cắm card đồ họa.
+ Nhận dạng: Là khe cắm màu nâu hoặc màu đen nằm giữa socket và
khe PCI màu trắng sữa trên mainboard.
8
Lưu ý: Đối với những mainboard có card màn hình tích hợp thì có thể
có hoặc không có khe AGP hoặc PCI EX. Khi đó khe AGP và PCI Ex chỉ có tác để
nâng cấp card màn hình bằng card rời nếu cần thiết để thay thế card tích hợp
trên mainboard
- RAM Slot:
+ Công dụng: Dùng để cắm RAM vào main.
+ Nhận dạng: Khe cắm RAM luôn có cần gạt ở 2 đầu.
Lưu ý: Tùy vào loại RAM (SDRAM, DDRAM, RDRAM) mà giao diện khe
cắm khác nhau.
- PCI Slot- khe cắm mở rộng:

+ Công dụng: Dùng để cắm các loại card như card mạng, card âm
thanh…
+ Nhận dạng: Khe màu trắng sữa nằm ở phía rìa mainboard.
- IDE Header
Viết tắt Intergrated Drive Electronics - là đầu cắm 40 chân, có đinh trên
mainboard để cắm các loại ổ cứng, CD.
Mỗi mainboard thường có 2 IDE trên mainboard:
IDE1: Chân cắm chính, để cắm dây cáp nối với ổ cứng chính
IDE2: Chân cắm phụ, để cắm dây cáp nối với ổ cứng thứ 2 hoặc các ổ
CD, DVD
Lưu ý: Dây cắp cắm ổ cứng dùng được cho cả ổ CD, DVD vì 2 IDE hoàn
toàn giống nhau.
- ROM BIOS:
Là bộ nhớ sơ cấp của máy tính. ROM chứa hệ thống lệnh nhập xuất cơ
bản (BIOS - Basic Input Output System) để kiểm tra phần cứng, nạp hệ điều
hành nên còn gọi là ROM BIOS.
Câu 7: So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa mô hình OSI và
mô hình TCP/IP.
* Giống nhau:
9
- Cả hai đều có kiến trúc phân lớp;
- Cả hai đều có lớp ứng dụng, mặc dù các dịch vụ mỗi lớp khác nhau;
- Cả hai đều có lớp vận chuyển và lớp mạng;
- Sử dụng kỹ thuật chuyển mạch gói;
Các nhà quản trị mạng chuyên nghiệp cần biết rõ cả hai mô hình trên.
* Khác nhau:
- TCP/IP kết hợp lớp mô tả và lớp phiên vào lớp ứng dụng của nó;
- TCP/IP kết hợp lớp liên kết dữ liệu và lớp vật lý thành một lớp;
- TCP/IP phức tạp hơn OSI vì có ít lớp hơn;
Các giao thức TCP/IP là các chuẩn phát triển phổ biến phát triển trên

Internet, vì thế mô hình TCP/IP lần nữa được tín nhiệm chỉ vì các giao thức
của nó. Ngược lại các mạng điển hình không được xây dựng trên các giao
thức OSI.
Câu 8: Trình bày nguyên lý hoạt động, các giải thuật của phương
pháp CSMA/CD.
* Nguyên lý hoạt động của phương pháp CSMA/CD:
- Phương pháp này sử dụng cho topo dạng tuyến tính, trong đó tất cả
các trạm của mạng đều được nối trực tiếp vào bus. Mọi trạm đều có thể truy
nhập vào bus chung (đa truy nhập) một cách ngẫu nhiên và do vậy rất có thể
dẫn đến xung đột (hai hoặc nhiều trạm đồng thời truyền dữ liệu). Dữ liệu
được truyền trên mạng theo một khuôn dạng đã định sẵn trong đó có một
vùng thông tin điều khiển chứa địa chỉ trạm đích.
- Phương pháp CSMA/CD là phương pháp cải tiến từ phương pháp
CSMA hay còn gọi là LBT (Listen Before Talk - Nghe trước khi nói). Tư tưởng
của nó: một trạm cần truyền dữ liệu trước hết phải “nghe” xem đường truyền
đang rỗi hay bận. Nếu rỗi thì truyền dữ liệu đi theo khuôn dạng đã quy định
trước. Ngược lai, nếu bận (tức là đã có dữ liệu khác) thì trạm phải thực hiện
một trong 3 giải thuật.
10
- Để có thể phát hiện xung đột, cải tiến thành phương pháp CSMA/CD
(LWT - Listen While Talk - nghe trong khi nói) tức là bổ sung thêm các quy
tắc:
+ Khi một trạm đang truyền, nó vẫn tiếp tục nghe đường truyền. Nếu
phát hiện thấy xung đột thì nó ngừng ngay việc truyền nhưng vẫn tiếp tục gửi
sóng mang thêm một thời gian nữa để đảm bảo rằng tất cả các trạm trên
mạng đều có thể nghe được sự kiện xung đột đó.
+ Sau đó trạm chờ đợi một thời gian ngẫu nhiên nào đó rồi thử truyền
lại theo các quy tắc của CSMA.
* Các giải thuật của phương pháp CSMA/CD:
- Tạm “rút lui” chờ đợi trong một thời gian ngẫu nhiên nào đó rồi lại

bắt đầu nghe đường truyền (Non persistent - không kiên trì).
- Tiếp tục “nghe” đến khi đường truyền rỗi thì truyền dữ liệu đi với xác
suất = 1.
- Tiếp tục “nghe” đến khi đường truyền rỗi thì truyền đi với xác suất p
xác định trước (0 < p <1).
- Giải thuật 1: Có hiệu quả trong việc tránh xung đột vì hai trạm cần
truyền khi thấy đường truyền bận sẽ cùng “rút lui” chờ đợi trong các thời
đoạn ngẫu nhiên khác. Nhược điểm có thể có thời gian chết sau mỗi cuộc
truyền.
- Giải thuật 2: Khắc phục nhược điểm có thời gian chết bằng cách cho
phép một trạm có thể truyền ngay sau khi một cuộc truyền kết thúc. Nhược
điểm: Nếu lúc đó có hơn một trạm đang đợi thì khả năng xảy ra xung đột là
rất cao.
- Giải thuật 3: Trung hoà giữa hai giải thuật trên. Với giá trị p lựa chọn
hợp lý có thể tối thiểu hoá được cả khả năng xung đột lẫn thời gian chết của
đường truyền. Xảy ra xung đột là do độ trễ của đường truyền dẫn: một trạm
truyền dữ liệu đi rồi nhưng do độ trễ đường truyền nên một trạm khác lúc đó
đang nghe đường truyền sẽ tưởng là rỗi và cứ thể truyền dữ liệu đi xung đột.
11
Nguyên nhân xảy ra xung đột của phương pháp này là các trạm chỉ “nghe
trước khi nói” mà không “nghe trong khi nói” do vậy trong thực tế có xảy ra
xung đột mà không biết, vẫn cứ tiếp tục truyền dữ liệu đi gây ra chiếm dụng
đường truyền một cách vô ích.
Câu 9: Trình bày vai trò và chức năng cơ bản của card mạng (NIC
- Network Interface Card)
* Vai trò của card mạng:
Là một Card được cắm trực tiếp vào máy tính hoặc tích hợp trên bo
mạch chủ của máy tính. Trên đó có các mạch điện giúp cho việc tiếp nhận
(Receiver) hoặc phát tín hiệu (Tranmister) lên mạng. Để giao tiếp với cáp
mạng, người ta thường dùng thiết bị kết nối khác nhau.

* Chức năng của card mạng:
- Quá trình truyền dữ liệu trên mạng được thực hiện như sau:
+ NIC có nhiệm vụ chuẩn bị và chuyển dữ liệu từ máy tính tới đường
truyền. Những dữ liệu này di chuyển trong Bus của máy tính ở dạng song
song với 8, 16, 32 bit. NIC phải chuyển đổi những tín hiệu này sang dạng chuỗi
thì mới có thể truyền;
+ Ngược lại, khi nhận dữ liệu thì phải chuyển đổi từ dạng chuỗi sang
dạng song song với 8, 16, 32 bit.
- Cơ chế chuyển đổi dữ liệu được thực hiện theo hai bước:
+ Thứ nhất, khi dữ liệu ở máy tính chuẩn bị chuyển lên mạng, thì NIC
Driver hoặc bộ phần mềm giao tiếp có nhiệm vụ chuyển đổi dữ liệu sang dạng
mà NIC có thể hiểu được;
+ Phần tiếp theo là thể hiện dữ liệu ở dạng chuỗi bằng các loại tín hiệu
như dạng số, dạng tương tự, hoặc xung ánh sáng.
Câu 10: Mạng ngang hàng (peer to peer network) là gì? Nêu ưu
điểm và nhược điểm của mạng ngang hàng?
* Mạng ngang hàng là:
12
Mạng ngang hàng (peer to peer network) là mạng mà trong đó các máy
tính có quyền bình đẳng như nhau, mỗi máy tính có quyền chia sẻ tài nguyên
và sử dụng các tài nguyên từ máy tính khác. Nói một cách khác, trong mạng
ngang hàng không có việc biến một máy tính khác thành trạm làm việc của
mình.
* Ưu điểm và nhược điểm của mạng ngang hàng:
- Ưu điểm:
+ Có khả năng chia sẻ tài nguyên cho nhiều người dùng;
+ Trao đổi thông tin nhờ phương tiện máy tính;
+Cho phép các ứng dụng tại một thời điểm cần có nhiều người truy cập.
- Nhược điểm:
+Có tính bảo mật kém;

+Dữ liệu quản lý ở dạng phân tán;
+Không có khả năng chống qua tải mạng.
Câu 11: Phân biệt giữa mạng LAN và mạng WAN.
Mạng LAN Mạng WAN
Tốc độ truyền dữ liệu cao. Tốc độ truyền dữ liệu không cao.
Phạm vi địa lý giới hạn. Phạm vi địa lý không giới hạn.
Sở hữu của một cơ quan/tổ chức. Thường triển khai dựa vào các công
ty truyền thông, bưu điện và dùng
các hệ thống truyền thông này để tạo
dựng đường truyền.
Một mạng WAN có thể là sở hữu của
một tập đoàn/tổ chức hoặc là mạng
nối của nhiều tập đoàn/tổ chức.
Câu 12: Nêu các loại thiết bị cơ bản sử dụng trong mạng LAN?
- Card giao tiếp mạng (NIC- Network Interface Card);
- Dây cáp mạng (Cable);
- Bộ khuyếch đại (Repeater);
13
- Bộ tập trung nối kết (HUB);
- Cầu nối (Brigde);
- Bộ chuyển mạch (Switch);
- Bộ chọn đường (Router).
Câu 13: Nêu các đặc trưng cơ bản của cầu nối?
Bridge là một thiết bị hoạt động ở tầng 2 trong mô hình OSI. Bridge làm
nhiệm vụ chuyển tiếp các khung từ nhánh mạng này sang nhánh mạng khác.
Điều quan trọng là Bridge “thông minh”, nó chuyển frame một cách
có chọn lọc dựa vào địa chỉ MAC của các máy tính.
Bridge còn cho phép các mạng có tầng vật lý khác nhau có thể giao tiếp
được với nhau. Bridge chia liên mạng ra thành những vùng đụng độ nhỏ, nhờ
đó cải thiện được hiệu năng của liên mạng tốt hơn so với liên mạng bằng

Repeater hay Hub.
Câu 14: Nêu cách cài đặt địa chỉ IP động và địa chỉ IP tĩnh?
- Cài địa chỉ IP động: start chon setting – network – local area
connetions – internet protoco (TCP/IP) bỏ các thông số IP.
- Cài đặt chế độ tĩnh:
14
PHẦN II:ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH NGHỀ
Câu 1: XÁC ĐỊNH NGUYÊN NHÂN HỎNG MẠCH QUÉT DỌC MONITOR
CRT.
- Dựa vào mạch điện thực tế vẽ sơ đồ chi tiết mạch quét dọc (mành)
monitor CRT.
- Xác định chính xác nguyên nhân gây hỏng trên mạch điện thực tế.
Câu 2: THỰC HIỆN SỬA CHỮA MẠCH QUÉT DỌC MONITOR CRT.
- Sử dụng thành thạo các thiết bị đo, kiểm tra linh kiện hỏng của mạch
quét dọc monitor CRT
- Tra cứu và thay thế thành thạo linh kiện hỏng bằng dụng cụ hàn tay.
- Sửa chữa thành công mạch quét dọc monitor CRT.
Câu 3: THỰC HIỆN LẮP RÁP HOÀN CHỈNH MỘT MÁY TÍNH.
15
- Lắp CPU vào Mainboard đúng chiều vị trí hình tam giác trên CPU
trùng với tam giác trên đế cắm CPU.
- Lắp ráp quạt tản nhiệt vào CPU chắc chắn không bị kênh.
- Lắp ráp RAM vào Mainboard đúng vị trí.
- Lắp ráp được bộ nguồn vào thùng máy đúng vị trí.
- Lắp ổ đĩa cứng, CDROM vào thùng máy đúng vị trí.
- Gắn các dây cấp nguồn cho Main, ổ cứng, CDROM.
- Gắn các dây nối với phía trước thùng máy Power, Reset, HDD Led,
Power Led, USB đúng.
- Gắn các Card mở rộng nếu có đúng vị trí.
- Khởi động máy tính vào BIOS kiểm tra và thiết lập đuợc một số thông

số cơ bản (Date/time).
Câu 4: PHÂN VÙNG Ổ ĐĨA CỨNG VÀ CÀI ĐẶT HỆ ĐIỀU HÀNH
- Phân vùng đĩa cứng thành 3 phân vùng và định dạng các phân vùng
này theo file hệ thống là NTFS.
- Cài đặt hệ điều hành Windows Server 2003 (mặc định ổ C ).
- Cài đặt các trình điều khiển thiết bị (cài đặt Driver).
- Cài đặt phần mềm ứng dụng: Winrar, Lacviet 2002, Font, Unikey.
16

×