Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Lịch sử, truyền thống, âm nhạc, nghi lễ Muay Thái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (837.92 KB, 12 trang )


1 | P a g e

Phần 1: Lịch sử và truyền thống Muay Thái
(Chú thích: các niên kỉ trong phần này được ghi với hai kiểu là BE (Tức là Phật lịch) và CE (Tức là Dương lịch) để
đảm bảo tính chính xác về các thông tin lịch sử)

Những trình tự phát triển của Muay Thái

Muay Thái trong thời Sukhothai.

Vào khoảng thời gian từ năm 1781-1951 BE (tức là 1238-1408 CE), thủ đô Thái Lan được đặt tại Sukhothai. (Độc
giả nên biết một điều là người Thái không dùng Âm Lịch như người Việt Nam mà sử dụng Phật Lịch, và đến mãi
sau này mới sử dụng thêm Dương Lịch). Những văn tự khắc trên các cột đá ở Sukhothai nói rằng, đế chế Sukhothai
đã phải thường xuyên chống chọi các cuộc tấn công của những dân tộc láng giềng. Bởi vậy, một cách tự nhiên,
người Thái đã trui rèn được các kĩ năng chiến đấu, như việc sử dụng binh khí thường thấy là kiếm và giáo, cũng như
việc sử dụng cơ thể con người như một vũ khí thực thụ trong các tính huống cận chiến một chọi một. Những kĩ thuật
đấm, đá, sử dụng đầu gối và cùi chỏ lần đầu tiên xuất hiện và phát triển mạnh

Trong những khoảng thời gian hòa bình, những thanh niên và cả thiếu niên Thái luyện tập Muay và coi đó là một
cách rèn luyện nhân cách, bên cạnh việc tự vệ đơn thuần. Các kĩ năng chiến đấu của Muay Thái đã giúp ích rất nhiều
cho việc xây dựng quân đội, và việc luyện tập Muay gần như trở thành một phong tục truyền thống, một thói quen.
Nhiều lò võ Muay mọc lên xung quanh các thành phố, có những nơi trở nên nổi tiếng, ví dụ như võ đường
Samakorn ở Lopburi. Ở một số nơi, trong các đền chùa, sư sãi cũng trở thành võ sư Muay.

Thời kì đó, Muay Thái rất được quan tâm và được coi như là bộ môn nghệ thuật đỉnh cao, được giảng dạy trong cả
Hoàng gia Thái Lan. Môn võ này được tin là sẽ đào tạo nên những chiến binh gan dạ với thể chất tuyệt vời. Vị vua
đầu tiên của đế chế Sukhothai – vua Phokhun Sri In Tharatit tin tưởng vào Muay đến mức, ông gửi cả 2 vị hoàng tử
đến học tại lò võ nổi tiếng nhất lúc bấy giờ là Samakorn để họ chuẩn bị cho cuộc chọn lựa người kế vị ngai vàng.
Những năm 1275-1317 CE, có một võ sư tên là Phokhun Ram Kham Haeng đã viết những tài liệu đầu tiên và chi
tiết về Muay Thái, miêu tả lợi ích của việc sử dụng các kiến thức và kĩ thuật Muay Thái cho các kĩ năng chiến đấu


khác.

Muay Thái trong thời Ayutthaya.

Thời kì Ayutthaya kéo dài trong khoảng thời gian 1445-1767 CE (1988-2310 BE). Đây là thời kì thường xuyên xảy
ra các cuộc giao tranh giữa người Thái, người Miến Điện và người Campuchia. Bởi thế, ngay từ khi còn rất trẻ,
thanh thiếu niên Thái phải rèn luyện kĩ năng chiến đấu và tự vệ, vốn đã được phát triển rất mạnh. Các kĩ năng chiến
đấu được dạy bởi những võ sư giàu kinh nghiệm, từ trong Hoàng gia cho đến dân thường. Võ đường mang tên
“Thanh gươm của Phudaisawan” là một trong những nơi nổi tiếng nhất lúc bấy giờ và có rất nhiều môn sinh theo
học. Họ sử dụng những thanh gươm làm bằng cành liễu gai trong khi luyện tập, chủ yếu là luyện tập kĩ thuật sử
dụng gươm và cách tấn công các yếu điểm trên cơ thể con người. Ngoài ra, họ cũng phải học các kĩ thuật chiến đấu
tay không, mà thông dụng nhất chính là Muay Thái. Và càng có nhiều cuộc chiến xảy ra, việc luyện tập Muay Thái
càng trở nên phổ biến, các môn sinh Muay Thái luyện tập gần như là hằng ngày.


2 | P a g e

Triều đại vua Naresuan (B.E. 2133-2147, 1590-1604 CE)

Vị vua trẻ Naresunan đã cho mời vài thanh niên cùng tuổi với mình để tập Muay. Ông quyết định tập Muay để có
thể trở nên can đảm và có được danh dự như một chiến binh kiêu hãnh. Vua cùng những người bạn tập đã nhanh
chóng thành thạo các kĩ năng sử dụng vũ khí và chiến đấu tay không. Sau đó không lâu, vua Naresuan lập nên các
đội chiến binh đặc biệt để tham gia chiến đấu kiểu du kích. Những đội quân này phát triển rất mạnh, tung hoành
khắp các vùng đất Thái Lan và Miến Điện trong suốt triều đại này.
Triều đại Narai (B.E. 2147-2233, 1604-1690 CE)

Trong suốt triều đại này, dân tộc Thái Lan sống trong yên bình và phát triển cực thịnh. Các đời vua Narai vẫn chú
tâm phát triển thể thao, và đặc biệt là Muay Thái – khi đó đã trở thành một bộ môn thể thao chuyên nghiệp (nhiều
nhà nghiên cứu cho rằng đây chính là khoảng thời gian Muay Thái bắt đầu có dấu hiệu bị “thể thao hóa”). Thời gian
này, những địa điểm luyện tập phát triển nhiều hơn cả trong triều đại Ayutthaya. Những võ đài bắt đầu được dựng

lên, và những sân đấu hình vuông, được quấn dây thừng xung quanh lần đầu tiên xuất hiện. Những đấu sĩ quấn đôi
bàn tay bằng những sợi dây nhỏ (những sợi dây này trước đó được nhúng trong một hỗn hợp đặc biệt, chủ yếu là
nhựa cây). Kĩ thuật này được gọi là Kad-chuck hay Muay Kad-chuck. Trong khi thi đấu, những đấu sĩ còn đeo băng
quấn quanh đầu (gọi là mongkon) và một loại bùa hộ mạng tên là pa-pra-jiat, được đeo ở cẳng tay trên (ở VN, một
số phương ngữ gọi là “cái niệc”). Trong thời kì này, lần đầu tiên Muay Thái chính được được đem ra thi đấu chứ
không còn trong khuôn khổ đấu tập ở các võ đường. Các võ sĩ Muay Thái lúc bấy giờ không cần phải chia ra đấu
theo hạng cân, chiều cao hay tuổi tác, luật thi đấu lúc đó rất đơn giản: người cuối cùng còn lại trên sàn đấu là người
thắng. Xung quanh trận đấu, cá cược được cho phép. Dân làng thỉnh thoảng có thể thách thức nhau bước lên sàn
đấu, thi đấu Muay Thái trở nên phổ biến và là tâm điểm của các lễ hội.

Triều đại Prachao Sua (B.E. 2240-2252, 1697-1709 CE)

Vua Prachao Sua, còn được biết đến với một biệt danh là Hổ Vương (nguyên văn: Tiger King) cũng giống như
Khun Luang Sorasak, đều là những người rất yêu thích Muay Thái. Có một lần, ông mặc thường phục, cùng với 4 vệ
sĩ Hoàng gia cũng ăn mặc thường phục đến quận Tam bol Talad-guad. Tại đây, ông xin phép được tham gia thi đấu
Muay Thái. Những người chủ võ đài không biết đó là vua, và để cho đức vua đấu với những võ sĩ giỏi nhất trong thị
trấn, bao gồm những cái tên như Nai Klan Madtai (tiếng Thái dịch nghĩa là “Nắm đấm sát thủ”), Nai Yai Madlek
(nắm đấm thép) và Nai Lek Madnak (cú đấm cứng). Kết quả là, vua Prachao đã đánh thắng cả 3 người. Thường
ngày, ông vẫn cùng hai người con là Hoàng tử Petch và Hoàng tử Pon luyện tập Muay, đao kiếm và đấu vật.
Khoảng đầu triều đại Ayutthaya, một cơ quan trong Hoàng gia Thái Lan đã được lập ra, mang tên là “Võ đường
Hoàng gia”. Cơ quan này chuyên trách việc tuyển chọn những đấu sĩ phục vụ cho các buổi đấu và biểu diễn trong
triều đình phong kiến. Những người giỏi nhất sẽ được chọn ra làm Thani Lir (vệ sĩ Hoàng gia), tức là những người
bảo vệ hoàng cung và vua mọi lúc mọi nơi. Một trong số họ lại được tuyển chọn một lần nữa để trở thành Võ sư
Hoàng gia, đảm nhận nhiệm vụ huấn luyện quân đội và các Hoàng tử.


Nai Khanomtom

Nai Khanomtom là một tù binh chiến tranh người Thái, bị quân Miến Điện bắt vào năm B.E. 2310 (1767 CE). Ông
bị giam giữ cho đến năm B.E. 2317 (1774 CE) thì có một sự kiện xảy ra. Vua Miến Điện lúc bấy giờ là Angwa đã tổ

chức lễ hội ở Đại Thiền Tự (nguyên văn : Great Pagoda), tỉnh Rangoon, và đấu võ là một trong những môn được
chọn để thi đấu tại lễ hội. Biết tù binh người Thái ấy là một tay giỏi võ, vua Angwa quyết định đem ông ta ra để thi
đấu với những võ sĩ người Miến Điện. Ngày 17 tháng 3, Nai Khanomtom đã đánh liền 10 trận không nghỉ giải lao
với 10 võ sĩ Miến Điện, và đánh bại tất cả bọn họ. Đây là lần đầu tiên một cuộc thi đấu có sự tham gia của Muay

3 | P a g e

Thái được tổ chức ở nước ngoài (không tính các trường hợp trong chiến tranh), và điều đó khiến cho nhân dân các
nước, bao gồm cả Miến Điện và Thái Lan tôn sùng Nai Khanomtom là cha đẻ của Muay Thái, và ngày 17 tháng 3
hằng năm được gọi là ngày Muay Thái.



Muay Thái trong thời kì Thonburi

Thời kì Thonburi kéo dài trong khoảng thời gian B.E. 2310-2324 (1767-1781 CE). Đây là khoảng thời gian xây
dựng lại đất nước trong buổi hòa bình của vương quốc Thái Lan. Việc luyện tập Muay Thái vẫn được duy trì để sẵn
sàng chiến đấu, bảo vệ đất nước, hay đơn giản hơn chỉ là những cuộc đối đầu giữa những người đàn ông.

Thời gian này, bắt đầu xuất hiện những vấn đề phức tạp trong thi đấu Muay Thái. Đã có quá nhiều nơi luyện tập
Muay, ở những vùng đất cách xa nhau, khác biệt trong lịch sử phát triển nên rất khó để tạo một quy chuẩn chung
cho thi đấu Muay, đơn giản nhất là hệ thống điểm cũng chưa có. Vậy nên, họ quyết định thi đấu theo kiểu “sống
còn”: thi đấu đến khi một người ngã xuống không thể đứng dậy, hoặc bỏ cuộc, người còn lại là người hiển nhiên
chiến thắng.

Những cuộc thi đấu lúc bấy giờ được tổ chức ở những mảnh đất công cộng, ví dụ như khu vực đền chùa. Các đấu sĩ
lúc bấy giờ vẫn giữ tục quấn nắm đấm và cổ tay bằng dây, đeo băng quấn đầu (mongkon) và bùa hộ mệnh (pa-pra-
jiat) ở cẳng tay trên (thường là bên phải)



Muay Thái trong thời kì Ratanakosin
Thời kì này được xác lập trong 4 đời vua, từ vua Rama I đến Rama IV, thời gian chính xác là (B.E. 2325-2411,
1782-1868 CE). Vào thời điểm này, Muay Thái chính thức được coi là quốc võ, và là tâm điểm của mọi lễ hội.
Điều này khiến cho việc thống nhất các điều lệ, nguyên tắc và hoàn chỉnh luật đấu Muay Thái trở nên thực sự cần
thiết, chẳng hạn như việc thống nhất thời gian của mỗi hiệp đấu. Tuy nhiên, rất khó để thống nhất về điều này, vì sau
nhiều năm phát triển, mỗi vùng miền đã hình thành một chiến thuật – kĩ năng – thói quen thi đấu khác nhau, tùy theo
đó mà mỗi võ sĩ ở các vùng miền sẽ có một lợi thế khi thi đấu trong khoảng thời gian phù hợp. Vả lại, lúc bấy giờ,
các phương pháp tính giờ vẫn chưa được chính xác và phổ biến. Một cách tính giờ thú vị được đặt ra: người ta chọc
thủng đáy 1 cái vỏ dừa bổ đôi, rồi thả nó nổi trong một thùng nước. Khi cái vỏ dừa chìm xuống thì sẽ có trống hiệu
lệnh hết hiệp đấu. Lúc này vẫn chưa có luật giới hạn số hiệp đấu cho nên các đấu sĩ vẫn sẽ phải đấu với nhau cho
đến khi một người bỏ cuộc hoặc không thể tiếp tục thi đấu.

Thời vua Rama I
Vua Pra Puttha Yord Fa Chula Loke, một vị vua vĩ đại. (B.E. 2325-2352, 1782-1809 CE)

Vua Rama I đã tự giác luyện tập võ thuật từ khi còn bé. Ông luôn tỏ ra vô cùng thích thú khi xem những trận đấu.
Năm B.E. 2331 (1788 CE), có 2 anh em thương nhân người nước ngoài đã đến Băng Cốc, một phần của chuyến đi
vòng quanh thế giới. Người em trai đã tuyên bố rằng, ông ta là một võ sĩ đã chiến thắng nhiều giải thưởng trên toàn
thế giới, và ông ta bày tỏ ý định tham gia một giải đấu với những võ sĩ Thái. Lời thỉnh cầu này đến tai vua Rama I.
Sau khi hỏi ý kiến Pra Raja Wangboworn – người đứng đầu Võ đường Hoàng gia lúc bấy giờ, vua Rama quyết định
đặt ra giải thưởng 50 chang (khoảng 4,000 Baht bây giờ). Pra Raja Wangboworn chọn một võ sĩ tên là Muen Han để
thi đấu với võ sĩ nước ngoài. Trận đấu được tổ chức đằng sau chùa Phật Ngọc trong khuôn viên cung điện (địa danh
này tới nay vẫn còn). Sàn đấu được làm rộng khoảng 20 mét vuông, và luật đấu không tính điểm, tức là đấu tới khi

4 | P a g e

một người chịu thua hoặc không thể đứng dậy. Trước trận đấu, Muen Han đã bôi thảo dược lên cơ thể, đeo vòng hộ
mệnh ở bắp tay – chiếc vòng mà một người bạn anh đã từng đeo.
Trận đấu bắt đầu, Muen Han nhận ra mình yếu thế khi tên võ sĩ nước ngoài cao hơn, nặng hơn, to con và khỏe hơn
mình rất nhiều. Hắn liên tục tìm cách áp sát và sử dụng kĩ vật vật ngã hòng tìm cách bẻ gãy cổ và xương đòn của võ

sĩ người Thái. Với kĩ thuật di chuyển nhuần nhuyễn và đôi chân nhanh nhẹn, Muen Han khôn ngoan chống lại chiến
thuật áp sát của võ sĩ nước ngoài bằng cách đá nhấp từng đòn (nguyên văn: stepping kicks) và nhanh chóng điều
khiển được trận đấu. Khi tay võ sĩ người nước ngoài bắt đầu thấm mệt, Muen Han mới bắt đầu tiếp cận và sử dụng
sở trường cận chiến vốn có của Muay Thái. Chứng kiến cảnh đó, anh trai của tay võ sĩ nhảy lên võ đài và tham gia
trận chiến 2 đánh 1. Điều này khiến đám đông trở nên giận dữ. Trong số những người xem cũng có rất nhiều người
nước ngoài và họ bắt đầu ẩu đả với người Thái. Sau khi vụ lộn xộn được dẹp yên, hai tay thương nhân băng bó các
vết thương và lên tàu rời Thái Lan.

Thời vua Rama II
Vua Pra Buddha Lert La Napa-Lai (B.E. 2352-2367, 1809-1824 CE)
Ngay từ khi còn trẻ, vua đã luyện tập ở võ đường Bang Wa Yai (trong Chùa Rakangkositaram, địa danh này vẫn
còn) với những võ sư giỏi nhất, trong đó có cả đại tướng của quân đội Hoàng gia, đó là Somdet Prawanarat. Ở tuổi
16, ông tiếp tục học Muay ở Võ đường Hoàng gia. Và chính ông cũng là người đầu tiên đổi tên cho bộ môn võ thuật
này, từ cái tên cổ Ram Mad Ram Muay thành “Muay Thai”. Đây là lần đầu tiên trên thế giới, từ “MuayThai” chính
thức được sử dụng.

Thời vua Rama III
Pra Nangklao (B.E. 2367-2394, 1824-1851 CE)
Vua Rama III học võ từ nhỏ ở Võ đường Hoàng Gia. Trong suốt thời gian ông trị vì, mọi thanh niên Thái đều cực kì
yêu thích Muay. Họ học Muay và cách sử dụng kiếm của Khun Ying Moe (một nhân vật nổi tiếng đã từng lãnh đạo
rất nhiều người phụ nữ Thái dũng cảm chống lại cuộc tấn công của Hoàng Tử Lào Anuwong vào thành phố Korat).

Thời vua Rama IV
Chomklao (B.E. 2394-2411, 1851-1868 CE)
Từ nhỏ, vua Rama IV đã muốn mình trở thành một võ sĩ, cũng như yêu thích các kĩ thuật chiến đấu bằng kiếm và
gậy. Thỉnh thoảng, ông cũng tham gia đấu kiếm và gậy ở những cuộc thi trong các lễ hội xung quanh chùa Ngọc
Phật. Thời gian này, Thái Lan tiếp nhận sự phát triển của thể thao và văn hóa phương Tây. Tuy nhiên, Muay Thái
vẫn là bộ môn phổ biến và là biểu tượng lớn của nền văn hóa Thái Lan.

Thời vua Rama V

Vua Chulachomklao (B.E. 2411-2453, 1868-1910 CE)
Vua Rama V học võ tại Võ đường Hoàng gia với võ sư Luang Pola Yotanuyoke. Cũng như các đời vua trước, ông
rất thích Muay Thái và thích xem các trận đấu. Ngày qua ngày, ông nuôi ý định rèn luyện mọi quan viên, binh lính
trong Hoàng gia thành võ sĩ để họ có thể chiến đấu vì ông. Ông tổ chức nhiều cuộc thi để tuyển chọn đội Vệ binh
Hoàng gia, nhằm phục vụ cho việc bảo vệ hoàng cung và chính quyền.
Vua Rama V đích thân công khai thừa nhận các giá trị của Muay Thái. Ông nâng tầm quan trọng của Muay Thái và
khuyến khích các cuộc thi đấu được tổ chức. Ông cũng khuyến khích phát triển Muay Luang (Võ đường Hoàng gia)
để huấn luyện các đấu sĩ trẻ, cũng như quản lý trật tự của những cuộc thi đấu Muay. Những bộ, viện của chính phủ

5 | P a g e

phong kiến Thái Lan thường gửi người của mình đến Muay Luang để tham gia các trận đấu như một cách để thể
hiện uy quyền và bản lĩnh thực sự. Người thắng cuộc sẽ được đích thân Vua thăng chức lên “Muen”, có nghĩa là
quan nhất phẩm.
Vào năm B.E. 2430 (1887 CE), vua Rama V thành vập Học viện (tương đương với Bộ Giáo Dục trong các chính
quyền hiện nay). Muay Thái được con như một môn học bắt buộc của giáo dục thể chất, được dạy tại các trường học
và tại Học viện quân đội Hoàng gia Prachufachomktao. Đây được coi là thời kì hoàng kim của Muay Thái

Thời vua Rama VI
Vua Mongkhut Klao Chao Yu Hua (B.E. 2453-2468, 1910-1925 CE)
Thời kì này, Thái Lan rơi vào vòng xoáy của Chiến tranh thế giới lần thứ Nhất. Đại tá Praya Dhepasadin là người
đứng đầu của quân đội Thái đóng tại Pháp. Trong doanh trại thường có nhiều cuộc đấu võ tiêu khiển, và Đại tá
người Thái lại là một người rất yêu võ thuật, đặc biệt là môn quốc võ quê hương ông: Muay. Chính vì thế, ông tham
gia và chiến thắng nhiều trận đấu, khiến cho những khán giả là quân lính và sĩ quan châu Âu rất ấn tượng về Muay
Thái.
Vào năm B.E. 2464 (1921 AD), sau Chiến tranh thế giới, nhà thi đấu Muay thường trực và chuyên nghiệp đầu tiên
được xây tại cạnh sân bóng của trường Suan Khulab và được đặt tên là Nhà thi đấu Suan Khulab. Thời kì đầu, khán
giả phải ngồi bệt hoặc đứng xem xung quanh võ đài.
Sân đấu hình vuông, kích thước 26 mét vuông. Các đấu sĩ quấn tay bằng những sợi dây vải, đeo băng đầu mongkon
và đeo bùa hộ mệnh pa-pra-jiat quanh bắp tay. Họ mặc quần ngắn cùng tấm bảo vệ hạ bộ, và quấn thắt lưng bằng

một mảnh vải dài. Trọng tài mặc kiểu quần áo cổ của Thái, với áo Hoàng gia và vớ đều màu trắng.
Một trận đấu nổi tiếng lúc bấy giờ là trận đấu giữa Muen (được mệnh danh là “cuồng nhân”) 50 tuổi và Nai Pong
Prabsabod – một chàng trai 22 cao to đến từ Korat. Chàng trai trẻ thách đấu để trả thù cho cha mình, người đã bị
Muen đánh chết trong một trận đấu và được chôn tại nghĩa trang Khun Marupongsiripat. Chỉ sau vài phút, Muen đã
bị Nai Pong đánh gục. Đám đông trở nên phấn khích và náo loạn, và mọi người càng ngỡ ngàng khi Muen cố gắng
đứng dậy để chúc mừng Nai Pong. Phải một lúc lâu sau đám đông mới bình tĩnh trở lại.
Thời kì này, một tổ chức được lập ra để xác lập các quy tắc thống nhất cho thi đấu Muay Thái. Sàn đấu được quy
định làm cao 4 feet (đơn vị được ghi trong bản gốc) và được bao quanh bằng những sợi dây thừng dày khoảng 1
inch. Có một khoảng trống ở góc võ đài để các võ sĩ đi vào. Trọng tài cũng được quy định bộ đồng phục hoàn chỉnh,
cũng như có thêm 1 người canh giờ và 2 người giám sát võ đài từ các vị trí khác nhau. Trống được dùng làm tín hiệu
hết giờ, mỗi trận đấu có 11 hiệp và mỗi hiệp gồm 3 phút. Các đấu sĩ chỉ được bắt đầu trận đấu khi trọng tài cho
phép, và đã bắt đầu có luật không được cắn. Khỉ đối thủ bị ngã, đấu sĩ còn lại không được phép tiếp tục tấn công mà
phải quay lại góc võ đài. Âm nhạc được sử dụng khi thi đấu được trình diễn bởi ban nhạc của Muen Samak
Siangprachit.
Thời vua Rama VII
Vua Pok Klaochao Yu Hua (B.E. 2468-2477, 1925-1934 CE)
Đại tá Dhepasadin đã xây một nhà thi đấu và đặt tên là Lak Muang tại Tachang (gần rạp hát Quốc gia Thái Lan
ngày nay). Dây căng võ đài được làm rất dày và cứng và không thể bị lợi dụng để bảo vệ các đấu sĩ (nhiều đấu sĩ
Muay lúc bấy giờ có thủ thuật lợi dụng dây căng đài). Các trận đấu đều phải được đặt trong vòng kiểm soát của luật
lệ đã được thống nhất.
Năm B.E. 2472 (1929 CE), chính quyền yêu cầu tất cả các đấu sĩ Muay đều phải đeo găng khi thi đấu. Găng boxing
được những tay đấm bốc người Philippine giới thiệu cho những võ sĩ Thái, khi họ đến Thái Lan để tham dự các giải
đấu lớn. Dụng cụ lạ lẫm này nhanh chóng được người Thái đồng ý sử dụng, sau khi một võ sĩ tên Nai Jia Kakamen
bị đánh chết bởi một võ sĩ khác là Nai Pae Liangprasert đến từ Ta Sao, tỉnh Uttaradit, người vẫn còn sử dụng kĩ
thuật Kad-chuck (tài liệu có nói về kĩ thuật Kad-chuck ở phần trên)

6 | P a g e

Tháng 11 năm B.E. 2472 (1929 CE), Chao Khun Katatorabodee, ông bầu võ thuật đầu tiên của Thái Lan chính
thức bắt đầu tổ chức những trận đấu định kì mỗi thứ bảy tại công viên Lumpini – những trận đấu chỉ dành cho

những đấu sĩ giỏi. Ngoài việc được biến đến là một người vừa tri thức, vừa rất dân dã trần tục, ông còn được ca ngợi
vì đã là người đầu tiên xây dựng bộ quy chuẩn thi đấu Muay quốc tế. Trong bộ quy tắc này có một số quy định mới:
Sàn đấu có ba vòng dây đài, và trải bạt, 2 góc đài xanh dương và đỏ, 2 giám khảo ở ngoài và 1 trọng tài ở trên sàn
đấu. Ông cũng là người đầu tiên quyết định sử dụng chuông làm tín hiệu báo thời gian.
Lễ mừng năm mới BE 2473, những trận đấu đã được tổ chức giữa các võ sĩ Samarn Dilokwilas, Det Poopinyae, Nai
Air Muangdee, Nai Suwan Niwasawat. Và Nai Air Muangdee trở thành võ sĩ Muay đầu tiên được nhận cúp được
làm bằng kim loại.
Có thể nói thời vua Rama VII là thời kì Muay Thái lần đầu tiên thực sự được xây dựng hoàn chỉnh trong luật lệ thi
đấu như ngày nay chúng ta đã thấy.

Thời vua Rama VIII.
Vua Ananddhamahidol (B.E. 2477-2489, 1934-1946 CE)
Giữa những năm B.E. 2478-2484 (1935-1941 CE), một người giàu có và uyên bác đã xây dựng nhà thi đấu Suan
Chao Chate, và ngày nay đã trở thành trụ sở của Cục huấn luyện quân đội Thái Lan (nguyên văn: Department of
Reserved Officers Training Corps).
Nhà thi đấu được điều hành hoạt động bởi quân đội, và mọi nguồn thu nhập đều được sung vào ngân quỹ cho các
hoạt động quân sự. Nhưng vài năm sau, Chiến tranh thế giới lần hai bùng nổ, quân Nhật nhảy vào chiếm đóng Thái
Lan vào tháng mười hai năm B.E. 2484 (1941 CE). Nhà thi đấu phải tạm đóng cửa.
Cho đến những năm B.E. 2485-2487 (1942-1944 CE), khi chiến tranh vẫn còn đang diễn ra, các cuộc thi đấu lại
được tổ chức trong các…vở kịch được diễn vào ban ngày. Những nhà thi đấu khác như Patanakarn, Ta Prachan, và
Wongwian Yai được tiếp tục cho Muay Thái thi đấu để phục vụ giải trí.

Ngày 23 tháng 12 năm B.E. 2488 (1945 CE), nhà thi đấu Ratchadamnern chính thức được thành lập do ông Pramote
Puengsoonthorn làm chủ tịch và ông Praya Chindharak làm giám đốc điều hành. Các trận đấu được tổ chức vào mỗi
Chủ nhật, từ 4h đến 7h chiều, sử dụng luật thi đấu ban hành bởi Viện giáo dục thể chất. Mỗi trận đấu gồm 5 hiệp,
mỗi hiệp 3 phút và có 2 phút nghỉ giữa các hiệp. Các đấu sĩ ban đầu được cân bằng…đá, 2 năm sau, người ta sử
dụng đơn vị Kilogram để đo hạng cân và đến năm B.E. 2491 (1948 CE), đơn vị pound được sử dụng để thống nhất
với các tiêu chuẩn thi đấu phạm vi quốc tế. Các hạng mục thi đấu được chia theo cân nặng, ví dụ như “hạng cân
không quá 112 pounds”. Các hạng cân được đặt theo tên quốc tế như “hạng ruồi”, “hạng gà” (nguyên văn:
flyweight, bantamweight). Các trận đấu được tổ chức để tìm ra nhà vô địch của mỗi hạng cân (kiểu thi đấu thông

dụng quốc tế). Một số điều luật được bổ sung khi bắt đầu xuất hiện thủ thuật chơi xấu trong các trận đấu, và người ta
cho rằng điều đó sẽ hạ thấp giá trị của Muay - vốn được coi là một bộ môn nghệ thuật đặc trưng cho nền văn hóa
Thái.

Muay Thái là một loại hình nghệ thuật mang tầm cỡ quốc gia. Nếu tất cả mọi đảng phái, nhóm chức đều quan tâm
phát triển và bảo tồn bộ môn nghệ thuật này, để nó tồn tại qua mọi thế hệ thì Muay Thái sẽ thực sự xứng tráng trở
thành biểu tượng của các giá trị tinh thần, văn hóa đất nước và con người Thái Lan.

(Tài liệu này là phần 1 của cuốn Muay – the art of fighting, được dịch bởi page Hội những người mê võ thuật
FB: www.facebook.com/kenhvothuat)

7 | P a g e

Truyền thống và các nghi lễ

Âm nhạc trong luyện tập Muay Thái
Ngày nay, Muay Thái vẫn tiếp tục được phát triển, nhưng vẫn có những yếu tố truyền thống không thể - và không
nên thay đổi, đặc biệt là việc sử dụng kèn và trống làm nhạc điệu cho những trận đấu. Điều này tạo nên nét đặc
trưng trong văn hóa võ thuật Thái Lan, điển hình là bộ môn võ thuật – nghệ thuật mà ta đang nói tới: Muay.
Nếu bạn luyện tập hay trình diễn một bài nhảy, bạn có thể dùng băng thu âm bài nhạc cho mình. Nhưng trong các
trận đấu Muay Thái đúng chất truyền thống thì những bản “nhạc sống” được trình diễn tại chỗ là điều không thể
thay thế. Trong nghi lễ chào sân và cả đến khi trận đấu diễn ra, những điệu nhạc vẫn luôn được duy trì, như một sự
cổ vũ tinh thần, và cũng là một liệu pháp thể chất hiệu quả: chìm đắm trong nhạc điệu, các võ sĩ Muay Thái dễ dàng
đạt được cảm hứng và tinh thần và hiệu quả chiến đấu cao nhất. Sau đây là 3 loại nhạc cụ được sử dụng trong các
trận đấu:
Kèn (Pi)
Nhiều tài liệu công nhận rằng Pi Chawa
(Kèn Java) là một loại nhạc cụ có nguồn
gốc từ Ấn Độ - mảnh đất vàng của nền văn
minh Java. Sau khi du nhập vào đất Thái,

kèn Java thường xuất hiện trong các cuộc
diễu hành của Hoàng gia và Quân đội. Âm
thanh sôi nổi của nó còn khiến nhiều người
nước ngoài liên tưởng tới kèn Chanta hay
Phong cầm của Scotch-land.
Kèn Java gồm 2 bộ phận chính: 1 thân hình
trụ dài khoảng 10,75 inch và một cái vòi
loe hình chuông hoặc hình sừng trâu. Nó
được làm từ gỗ hoặc ngà voi, hoặc cả hai
chất liệu trên. Dọc theo thân kèn là 7 lỗ để
bấm bằng đầu ngón tay. 4 mảnh lưỡi gà
(lưỡi gà ở đây là bộ phận rất mảnh, thường
làm bằng thép, sẽ rung lên khi có không khí thổi không song song và tạo thành âm thanh, thường thấy trong các loại
kèn thông thường) được gắn từ đôi một vào các ống thép nhỏ và luồn vào bên trong thân kèn, cuối ống thép được
quấn lại bằng chỉ để tạo ra một âm sắc đặc biệt. Ở cuối thân kèn là một bộ phận lồi ra làm bằng kim loại hoặc vỏ dừa
để bảo vệ môi của người thổi.
Chũm chọe (Ching)
Ching là một nhạc cụ gõ gồm 2 cái đi thành cặp với
nhau, làm bằng hai tấm kim loại lớn hình tách trà hoặc
nón rỗng, đường kính mỗi cái khoảng 6 – 7 cm. Nhạc
công tạo ra âm thanh bằng cách gõ hai mảnh Ching vào
nhau.
Ở trên đỉnh mỗi mảnh Ching đều được đục lỗ. Một sợi
dây thừng nhỏ xỏ qua 2 mảnh Ching và được cột gút lại
để tránh việc thất lạc một trong hai mảnh hoặc giữ cho
2 mảnh Chinh không rơi ra khi nhạc công đang tập

8 | P a g e

trung vào bài nhạc. Nhiệm vụ của Ching trong giàn nhạc là căn giữ nhịp điệu ổn định và chuẩn xác.

“Ching” là một từ tượng thanh, xuất phát từ âm thanh khi gõ hai mảnh nhạc cụ. Sự thay đổi giữa các thao tác gõ và
gõ – giữ tạo nên hai âm sắc vừa thanh bổng vừa đục nặng khác biệt rõ ràng.

Trống Glawng Khaek
Glawng Khaek là một loại trống làm bằng gỗ cứng,
có thân hình trụ dài 23 inch và hai đầu to nhỏ không
đều. Đầu lớn hơn có đường kính 8 icnh và có tên là
Na rui (nghĩa đen có nghĩa là “rộng”) và đầu nhỏ có
tên là Na tan rộng khoảng 7 inch. Hai mặt trống
được bọc bằng da bò hoặc dê.
Ban đầu, hai mặt trống được căng níu lẫn nhau bằng
dây mây hoặc dây song, sậy, nứa. Nhưng hiện nay,
rất khó để tìm được vật liệu tốt nên người ta thường
sử dụng dây bằng da để căng mặt trống. Nhạc công
dùng lòng bàn tay hoặc ngón tay để vỗ trống cả hai
mặt và tạo thành những âm sắc khác nhau: âm cao
được gọi là as tua pu (nghĩa đen là “người nam”,
“nam giới”) còn âm thấp được gọi là as tua mia
(nghĩa đen là “người nữ”, “nữ giới”). Sự kết hợp
nhuần nhuyễn giữa 2 tay – 2 mặt trống khiến người
nghe cảm giác như được nghe âm thanh từ hai cái
trống khác nhau vậy.



9 | P a g e


Nghi lễ nhập môn
Những võ sĩ Thái cổ xưa thường rất tin tưởng vào những điều huyền bí. Thẳm sâu trong tâm hồn họ vẫn tin rằng bản

lĩnh và uy linh thần khí toát ra từ người họ - điều phải trải qua rèn luyện mới có được – sẽ có thể áp chế kẻ thù và
khiến chúng run sợ. Trước khi nhập môn Muay Thái, họ phải đến những nghĩa địa rộng lớn – nơi mà người ta đồn
đại rằng hay xuất hiện ma quỷ. Họ ngồi đó thiền định, suy ngẫm; và họ cho rằng điều đó sẽ cho họ thêm sức mạnh,
can đảm, vì khi họ đã dám bình tâm ngồi giữa ma quỷ thì họ cũng sẽ sẵn sàng đối mặt với con người.
Nói chung, các tân sinh Muay Thái đều phải trải qua nghi lễ nhập môn, thường được chọn cử hành vào ngày Thứ 5
(Thứ 5 được coi là ngày của thần nghệ thuật). Người học trò phải mang hoa, một bó hương (nhang), nến, khăn, 6
đồng tiền 25 Satang (100 Satang = 1 baht Thái), 6 mảnh vải trắng và một chậu nước đến nhà võ sư. Tùy thuộc vào
số võ sinh cùng đến xin nhập môn, một bữa tiệc nhỏ sẽ được soạn ra cùng với thịt heo, gà, vịt, trái cây.v.v
Võ sư nắm lấy 1 cánh tay của võ sinh vỡ lòng, và dùng một cái găng tay hoặc một vòng khăn vải vẩy trên đầu họ.
Sau khi quỳ lạy thầy ba lần, các võ sinh rút tay lại , cầm lấy cái găng tay (hoặc vòng khăn vải) và quỳ nghe những
lời cầu chúc từ người thầy:
"Buddhang Prasit Dhammang Prasit Sangkang Prasit, Narayana is Chao Prasit Pawantute" (niệm tên những vị
thần, người được cho là sẽ ban lại kiến thức cho võ sinh)
Khi đó, người thầy buông cánh tay của võ sinh ra, và đặt vòng khăn lên đầu anh ta, để tỏ lòng thành kính nhớ ơn đến
các đời vua Rama. Người học trò sau khi qùy lạy 3 lần (cho thần linh) sẽ phải quỳ lạy 3 lần nữa (cho người thầy).
Sau đó, võ sư tiếp tục đọc những câu sau:
"Siddhi Kijang, Siddhi Kammang, Siddhi Techo, Chaiyo Nijang, Chaiya Siddhi Pawantute"
Kế đó, võ sư dùng dao cắt một miếng thịt heo hoặc thịt vịt đưa cho học trò rồi nói: “Đây là của Narayana ban cho
học trò mình, để cho họ được tràn đầy sức mạnh thể chất và niềm vui vĩnh cửu trong tinh thần”. Người học trò sẽ ra
dấu hiệu thể hiện sự thành kính và ăn miếng thịt thầy đưa cho. Kế đó, một chậu nước thánh và một tượng Phật sẽ
được đặt ra giữa những người tham dự nghi lễ. Võ sư vẩy nước lên người các học trò, đặt lên người họ những mảnh
khăn trắng mà chính họ mang tới, vừa làm vừa nói:
“Om Sri Siddhi Deja Chana Satru Na, Ma, Pa, Ta” (Hãy nhìn ta đây. Tâm hồn con sẽ trở nên ảm đạm, u sầu, nếu
như không có thần uy của Namo Buddhaya khiến con tràn đầy lòng tin tưởng, và ta đây chính là Ong Promma
Chaiya Siddhi Pawantume.)
Một câu kinh niệm phổ biến khác trong suốt thời kì vua Naresuan chống lại quân Miến Điện là “Pra Chao 5 Pra
Ong (5 vị thần) Namo Buddhaya”; Na Yan Bot Songkram ( Na: Chiến trường), Ma Tid tam Satru (Ma: đuổi theo
quân thù) Bud Tor Su Pai Rin , (khải hoàn ca) Cha Sin Pol Krai (Dha: nắm giữ mọi quyền lực) Ya Chok Chai
Chana (Ya: chiến thắng vẻ vang). (Vì lịch sử hình thành và phát triển của Muay gắn liền với chiến tranh cho nên
trong bài kinh niệm nhậm môn nhắc rất nhiều đến chiến tranh)

Trong khi chiến đấu, vua Naresuan cũng hay dùng câu kinh niệm này để dẫn dụ kẻ thù trên chiến trường:
Na Dej Rukran ( Na: sức mạnh tràn trề), Ma Tao Harn Fan Fad ( Ma: dũng cảm tiến công), Pa Pik a t Home Huek
(Pa: phá tan mọi thứ và không sợ hãi), Ta Prab Suek Toi Tod ( Ta: quét sạch quân thù)."





10 | P a g e


Nghi lễ vào sân

Có một nghi thức truyền thống, đó là khi bước lên sàn đấu, các võ
sĩ phải đeo Mongkon trên đầu, và Pong Malai quanh cổ.
Mongkon, hay còn gọi là Mangala, là một loại vòng đeo trên đầu
của các võ sĩ Muay Thái, được làm bằng từ những sợi dây chỉ đặc
biệt bện vào với nhau. Mongkon được dùng như một vật để đại diện
cho khả năng của đấu sĩ và sự chiến đấu mà anh ta sắp phải đối mặt.
Thực tế thì ta có thể coi nó như một cái vương miện vậy – nó là tài
sản tinh thần và thiêng liêng. Các võ sĩ Muay Thái không bao giờ tự
đeo Mongkon và cũng không bao giờ được chạm vào nó. Nó chỉ
được đeo và tháo bởi Kru (huấn luyện viên, võ sư) của võ sĩ đó.
Điều này nhắc nhở rằng, mọi việc anh ta làm, mọi đòn thế anh ta
thể hiện trên sàn đấu là đại diện cho cả võ đường, cho thầy và các
đồng môn, không phải cho chỉ mình anh ta. Trước đây, mỗi võ sĩ có
một Mongkon riêng, và người ta có thể nhận ra đẳng cấp trình độ
của anh ta qua cái Mongkon anh ta đang đeo.
Pong Malai là một loại vòng kết bằng hoa và cỏ, được đeo cho các
võ sĩ khi họ bước lên sàn đấu. (từ “Pong Malai” dịch nghĩa đen là

“vòng hoa”, và thực tế thì nó khá giống vòng hoa của người
Hawaii). Nó được đeo cho đấu sĩ bởi một người bạn hoặc người
hâm mộ, cùng với các cử chỉ chúc may mắn. Song hành cùng
Pong Malai trong văn hóa võ thuật Thái Lan luôn là những câu
chuyện hay, những hành động đẹp bên ngoài võ đài của các võ sĩ
Muay.
Khi bước lên sàn đấu, các đấu sĩ luôn phải bước qua sợi dây thừng
trên cùng của sàn đấu, tuyệt đối không được chui qua những sợi
dây đó. Bởi lẽ, người Thái quan niệm đầu là phần quan trọng nhất
trên cơ thể, chứa đựng mọi sự thiêng liêng và cao đẹp, tuyệt đối
không được cúi đầu để chui qua dây căng đài. Ngược lại, đôi chân
là biểu tượng của những thứ nhuốc nhơ và trần tục.
Bước vào võ đài, điều đầu tiên họ làm đó là tiến vào giữa võ đài
và cúi đầu về 4 phía để tỏ lòng thành kính cảm ơn đến khán giả đã
bỏ thời gian ra đến xem họ thi đấu. Kế đó, anh ta quay lại góc đài
của mình, và nếu anh ta đang mặc áo khoác, huấn luyện viên lúc
này có nhiệm vụ giúp anh ta cởi bỏ nó để tiến hành nghi lễ chào
sân.
Mỗi người võ sĩ đặt tay phải lên sợi dây đài trên cùng và bắt đầu
đi quanh võ đài, theo chiều ngược kim đồng hồ. Hành động này
mang ý nghĩa “khóa chặt võ đài” nhằm tuyên bố với khán giả,
huấn luyện viên, giám khảo và với đối thủ của mình: “Trận đấu này là của tôi và anh ta. Nào anh bạn! Giờ chỉ còn
lại tôi và anh, trận đấu giữa hai người đàn ông”.
Hoàn thành nghi thức “khóa sân”, người võ sĩ tiến vào giữa võ đài và quỳ xuống, hướng mặt về quê nhà (hoặc
hướng võ đường của anh ta) và cúi lạy ba lần, để trán chạm xuống sàn. Nghi thức này gọi là Wai Kru (Nghi thức

11 | P a g e

“lạy thầy”, vì dịch nghĩa đen trong tiếng Thái, Wai là “cúi lạy” và Kru là “người thầy”). Ba cái cúi lạy này, đối với
mỗi võ sĩ, có thể có những ý nghĩa khác nhau. Nhưng nhìn chung, họ đều tỏ lòng biết ơn cho thầy dạy, gia đình, và

cuối cùng là thần linh bảo hộ họ.
Tiếp đó, võ sĩ tiến hành một điệu nhảy phức tạp, một nghi thức có tên là Ram Muay. Những điệu nhảy này bao gồm
nhiều động tác phức tạp, mô phỏng các loài động vật hoặc những hành động khác. Chẳng hạn như trong điệu Suriya
Sak Ram Muay, các đấu sĩ bắt chước những hành động như nuốt, thợ săn, chiến binh, hoặc đao phủ.
Nghi thức Ram Muay thực chất còn có những ý nghĩa nằm ngoài vấn đề tâm linh, thực tế hơn, ví dụ như để khởi
động trước trận đấu, kéo dãn các cơ bắp và để làm quen với nền võ đài. Qua một quá trình phát triển lâu dài, nghi
thức này cũng đã bị biến đổi nhiều và những gì chúng ta thấy ngày nay không hẳn là giống hoàn toàn với Muay Thái
truyền thống. Các động tác Ram Muay đã được biến đổi để có thể khởi động và kéo dãn tốt hơn các cơ và nhóm cơ,
nhằm phục vụ cho thao tác khởi động trước trận đấu. Ram Muay đôi khi được dùng ngay trong trận đấu, trong
những khoảng thời gian an toàn và thích hợp, như một cách
để tập trung suy nghĩ và tinh thần trong thi đấu.
Một khi nghi lễ Ram Muay được hoàn tất, võ sĩ cúi chào
nhau để thể hiện sự tôn trọng đối với bản lĩnh và trình độ
của đối thủ, rồi quay lại góc võ đài và nhận những lời cầu
chúc của Kru – võ sư. Ông ấy có nhiệm vụ gỡ bỏ Mongkon
và Pong Mali cho đấu sĩ. Cả hai thứ sau đó sẽ được treo trên
cột võ đài.
Các đấu sĩ cũng thường đeo một vòng dây quanh bắp tay
mình. Vòng dây đó có tên là Kruang Ruang hay Paprachiat
(ở phần lịch sử, nó được viết theo cách phiên âm gần giống
là pa-pra-jiat), có nghĩa là “vòng đeo bắp tay, chứa đựng sự may mắn. Paprachiat thường là do một người thân trong
gia đình hoặc một thầy tu đưa cho võ sĩ, với ý nghĩa là vật bảo hộ và may mắn. Khác với Mongkon, các võ sĩ có thể
đeo Parachiat suốt trận đấu
Việc đeo Mongkon và Paprachiat bắt nguồn từ thời trung cổ, khi mà Muay Thái được sinh ra từ chiến tranh. Các
chiến binh Thái cổ đã đeo Mongkon và Paprachiat từ rất lâu, hai thứ đó lúc bấy giờ được làm từ những chất liệu vải
đặc biệt, giống như những chiếc áo choàng Pukima và những dây vải dài để quấn tóc (trang phục cổ của người
Thái).
Dù sao đi chăng nữa, vượt xa khỏi truyền thống và nghi lễ đó là sự ảnh hưởng bởi thực tế và cuộc sống của các võ sĩ
đời thường. Chịu ảnh hưởng bởi nhiều tôn giáo, như Phật giáo, Hồi giáo, Ấn Độ giáo nhưng cuối cùng, những nghi
lễ đó vẫn đều xuất phát từ lòng tin của con người, vẫn có thể hòa quyện cùng nhau và là một phần tạo nên bản sắc

văn hóa võ thuật Muay Thái độc đáo.

12 | P a g e

Nghi lễ Wai Kru
Tuy đã giới thiệu ở phần trên, nhưng bây giờ, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thêm về nghi lễ đặc sắc này.
Bản chất của nghi lễ này là sự thể hiện lòng thành kính biết ơn của một ai đó đến (những) người thầy của mình, về
tất cả những gì mà anh ta được truyền dạy và rèn luyện. Thực tế, Wai Kru không phải là nghi lễ của riêng Muay
Thái. Những người hoạt động trong các bộ môn như âm nhạc, hội họa, nhảy múa, đến cả các chiến binh, kiếm sĩ,
nhạc công, học sinh đều có nghi lễ Wai Kru của riêng mình, với những cách làm khác nhau, và Muay Thái cũng
không ngoại lệ. (Người Việt chúng ta cũng có các nghi lễ bái tổ, giỗ tổ nghề tương tự như Wai Kru). Từ “Wai” hiểu
thuần nghĩa là “cúi lạy”, còn chi tiết hơn nữa là hành vi chắp tay trước ngực để tỏ lòng thành kính đến ai đó (Người
Thái và người Lào, trong các nghi lễ, thậm chí là cả khi chào nhau hay cảm ơn, xin lỗi, họ đều chắp tay lại như thế).
Nghi thức Wai Kru không chỉ thể hiện sự tri ân đối với người thầy hiện tại, mà còn dành cho tất cả những người
thầy đã từng lưu dấu trên chặng đường rèn luyện và tiến bộ của mình.
Ngoài những lễ Wai Kru trên sàn đấu, các môn đồ Muay thỉnh thoảng còn tổ chức Wai Kru vào một ngày riêng biệt.
Họ thường chọn thứ ngày Thứ 5, vì văn hóa Thái Lan coi ngày đó cũng là ngày của những người thầy. Khi đó,
những học trò thường đem quà đáp lễ đến, có thể là hoa, tiền, hoặc vải vóc đến tặng cho những người đã đồng ý
nhận họ làm học trò. Trong lễ Wai Kru, các học trò cùng nhau thề sẽ học tập bằng tất cả sự chăm chỉ, nghiêm túc,
tôn trọng võ sư, đối xử công bằng với đồng môn và dùng những gì được học đúng lúc, đúng chỗ.
Một điểm chung trong Wai Kru ở mọi lĩnh vực: Lần đầu tiên một người cử hành Wai Kru được gọi là Khuen Kru.
Sau đó, mỗi năm, nghi lễ này lại được tổ chức định kì và được gọi là Yok Kru. Tuy nhiên, bất cứ khi nào ai đó có ý
định sử dụng những gì được dạy, biểu diễn hay thi đấu, hành nghề hay luyện tập, phức tạp hay đơn giản, họ vẫn cử
hành các nghi thức nhớ ơn thầy dạy, gọi chung là Wai Kru hay Bucha Kru.
Đối với Muay Thái, các võ sĩ luôn chuẩn bị trận đấu bằng nghi lễ Wai Kru – và nghi lễ truyền thống này vẫn được
giữ nguyên cho đến ngày hôm nay. Nghi lễ này vẫn luôn được cử hành trong tiếng kèn và trống. Tiến hành nghi
nghĩ Wai Kru hay Ram Muay, đấu sĩ cảm thấy phấn khích vì sự cổ vũ của khán giả, cũng như một lần nữa ý thức lại
niềm tôn kính với người thầy, và trách nhiệm đại diện của mình đối với tất cả những kĩ năng mà thầy truyền dạy, và
danh dự của đồng môn, trong tinh thần kỉ luật tối cao. Quá trình thực hiện Wai Kru còn khiến đấu sĩ tập trung hơn
vào trận đấu, gợi nhớ lại các kĩ năng để sẵn sàng sử dụng nó, vừ phô bày vũ khí tự nhiên của của mỗi đấu sĩ – cơ

thể, vừa khởi động, làm ấm các cơ bắp, vừa cũng để che đậy những phong cách chiến đấu tiềm ẩn.

×