Tải bản đầy đủ (.pdf) (949 trang)

Bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (27.11 MB, 949 trang )

GS. TSKH. LÊ ĐÃNG HÀ
N hà giáo nh ân dân, A nh h ù n g lao độ n g
N g u y ê n V iện trư ở n g V iện C á c b ệ n h T ru y ền n hiễm v à N h iệt đ ới Ọ u ố c gia
N g u yê n C h ủ nh iệ m B ộ m ôn T ru y ền n h iễm , T rư ờ n g Đ ại học Y H à N ội
BẸNH
TRUYỀN NHIỄM
VÀ NHIỆT ĐỚI
©
NHÀ XU ÁT BẢN KH O A HỌC KỸ TH UẬ T
Hemagglutinin
Neuram inidase
%
M2 lon Channel
RNP
GS. TSKH. LÊ ĐĂNG HÀ
Nhà giáo nhân dân, Anh hùng lao động
Nguyên Viện trường Viện Các bệnh Truyền nhiễm và Nhiệt đới Quốc gia
Nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Truyền nhiễm, Trường Đại học Y Hà Nội
BỆNH
TRUYEN NHIỄM
VÀ NHIỆT ĐỚI
NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC KỸ THUẬT
BỆNH TRUYỀN NHIEM và nhiệt đới
* *
Tác giả:
- GS.TSKH. Lê Đăng Hà
Ban biên tập và hiệu đính:
1. Bác sĩ Kim Liên
2. Ban biên soạn chuyên từ điển New Era
NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT
70 Trần Hưng Đạo - Hà Nội


Chịu trách nhiệm xuất bản:
- Đồng Khắc Sủng
Biên tập:
. TS. Nguyễn Huy Tiến
. Bác sĩ Kim Liên
. Ban biên soạn chuyên từ điển New Era
In sô' lượng: 300 bản, khổ sách: 16 X 24cm. Tại CÔNG TY c ổ PHAN in
TIỀN GIANG.
Số đăng ký kế hoạch xuất bản: 149- 2011/CXB/287 - 11/KHKT - 14/02/2011.
Quyết định xuất bản số: 165/QĐXB - NXBKHKT - 13/10/2011.
In xong nộp lưu chiểu Quý IV - 2011.
TIẺU SỬ TÁC GIẢ
LÊ ĐẢNG HÀ: Giáo sư, Tiến sĩ khoa học, Nhà giáo nhân dân,
Anh hùng lao động.
Chức vụ kinh qua: Nguyên Viện trưởng Viện Các bệnh truyền
nhiễm và Nhiệt đới quốc gia, Bộ Y tế và Chủ nhiệm Bộ môn
Truyền nhiễm Trường Đại học Y Hà Nội.
Quá trình đào tạo và công tác:
1954-1960: Học Đại học Y Hà Nội, hệ chính quy. Tốt
nghiệp Bác sĩ Y khoa 1960.
1961-1968: Cán bộ giảng dạy Đại học Y Hà Nội và Bác sĩ
điều trị tại khoa truyền nhiễm Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội.
1968-1972: nghiên cứu sinh tại trường Y số 2, Matxcơva
(Liên Xô cũ). Tốt nghiệp Tiến sĩ Y học năm 1972.
■ Phó chủ nhiệm Khoa Sau đại học, Đại học Y Hà nội,
Phó chủ nhiệm Bộ môn Truyền nhiễm, Phó chù
nhiệm Khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Bạch Mai.
1983-1986: Thực tập sinh cao cấp Viện Dịch tễ Trung ương
Matxcơva (Thủ đô Liên Xô cũ), tốt nghiệp Tiến sĩ khoa học
năm 1986.

1994-2004: Viện trường Viện Các bệnh truyền nhiễm và
Nhiệt đới quốc gia, Chủ nhiệm Bộ môn Truyền nhiễm Đại
học Y Hà Nội.
■ Trưởng tiểu ban điều trị HIV/AIDS Bộ Y tế và Chù
nhiệm chương trình Giám sát kháng sinh quốc gia.
Đã tu nghiệp ở các nước:
- Học lớp dịch tễ học cùa Tổ chức Y tế thế giới
tại Geneve 7/1978-12/1978.
- Thực tập tại Bệnh viện Pitié-Salpetriere, Paris
từ 12/1992-3/1993.
- Thực tập tại Bệnh viện Truyền nhiễm
Fairfield, Melbourne. Australia từ tháng
4/1996-5/1996.
- Học về HIV/AIDS tại Đại học Harvard, Mỹ
từ 5/2002-6/2002.
Được phong hàm Phó giáo sư năm 1984 và Giáo sư
Y học năm 1991.
Nhà giáo ưu tú năm 1994, Nhà eiáo nhân dân năm
2000.
Anh hùng lao động năm 2004.
Lòi nói đầu
Nhờ có các biện pháp phòng bệnh và chương trình tiêm chùng mở rộng cua
Bộ Y tế, nên ở nước ta có nhiều bệnh truyền nhiễm đã được thanh toán (như
bệnh bại liệt) hoặc tỉ lệ mắc bệnh đã giảm hẳn, không gây thành dịch (như
bệnh bạch hầu, sởi, ho gà, sốt rét, v.v ).
Tuy nhiên, khí hậu nước ta là khí hậu của các nước nhiệt đới, vệ sinh môi
trường còn yếu, vệ sinh an toàn thực phẩm chưa hoàn thiện, do đó vẫn còn
nhiều bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới lưu hành, đôi khi gây dịch, như bệnh
thương hàn, bệnh tá, bệnh sốt xuất huyết Dengue v.v Riêng những năm 2007,
2008, 2009 có đến 14 tỉnh, thành phố ở miền Bắc mắc bệnh tả do vibrio

ELTOR. Những năm 1994, 1995 có tới 42 tinh, thành phố mắc bệnh thương
hàn do vi khuẩn kháng thuốc, tỷ lệ người mẳc bệnh tới 20.539 - 30.000 người.
Có những bệnh thường xuyên lưu hành như sốt xuất huyết Dengue, nhiễm
HIV/AỈDS, nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn. Mặc khác, sự sử dụng kháng sinh
khá rộng rãi, lạm dụng kháng sinh, mua kháng sinh ở nhiều hiệu thuốc không
cần đơn của thầy thuốc, do đó làm tăng vi khuẩn kháng thuốc, làm cho điều trị
bệnh truyền nhiễm khó khăn và tốn phí.
Hiện nay, trong sự giao lưu quốc tể, có thể mắc các bệnh truyền nhiễm
xâm nhập từ bên ngoài vào (như bệnh SARS, cúm A/H1N1, bệnh chân tay
miệng v.v ).
Từ năm 1992, Tổ chức Y tế Thế giới đã cảnh báo là ngoài việc xuất hiện
các bệnh truyền nhiễm mới (như bệnh do virus EBOLA ), còn có thể tái xuất
hiện các bệnh truyền nhiễm mà trước đây đã thanh toán. Ví dụ, ở nước Nga,
trước đây bệnh bạch hầu đã được thanh toán, nhưng từ năm 1990, tiêm phòng
không đầy đú do đó lại xuất hiện bệnh bạch hầu, năm 1994 có tới 39.000 trẻ
mắc bệnh và tử vong 1.100 trường hợp.
Chúng tôi biên soạn cuốn sách này đề làm tài liệu tham khảo cho các thầv
thuốc chuyên ngành truyền nhiễm và thầy thuốc hệ đa khoa, làm tài liệu nghiên
cứu và học tập sau đại học và sinh viên y khoa.
Chúng tôi mong được góp ý kiến của bạn đọc để bổ sung, sửa chừa khi tái
bán được hoàn thiện hơn.
Tác giả
Chương I
THUÓC KHÁNG SINH
I. Những nguyên tắc cơ bản trong sử dụng thuốc kháng sinh
Kháng sinh có tác dụng diệt vi khuẩn hoặc ngăn cản vi khuẩn không sinh
sản (kìm khuẩn). Kháng sinh được sản xuất ra từ vi sinh vật (nấm, men, vi
khuẩn) hoặc từ hóa dược tổng họp hoặc bán tổng họp. Ví dụ, kháng sinh
penicillin chiết xuất từ nấm Penicillium noíatum, ciprofloxacin là kháng sinh
bán tổng hợp.

1. Tác dụng của kháng sinh
Kháng sinh có tác dụng dưới hai hình thái là diệt khuẩn và kìm khuân.
1.1. Tác dụng diệt khuẩn
Có loại kháng sinh tác dụng diệt khuẩn trên giai đoạn vi khuẩn đang sinh
sản (như kháng sinh nhóm beta-lactam).
Có loại kháng sinh tác dụng trên giai đoạn sinh trưởng của vi khuẩn như
nhóm aminoglycosid hoặc rifamycin.
1.2. Tác dụng kìm khuẩn
Có loại kháng sinh không tiêu diệt trực tiếp vi khuẩn, mà có tác dụng ức
chế vi khuẩn, phong bế nhiều yếu tố sinh sản và làm chậm sự nhân lên của vi
khuẩn. Sau đó nhờ sức đề kháng của cơ thể, miễn dịch của cơ thể sẽ diệt vi
khuẩn (như chloramphenicol, tetracyclin).
• ' Khả năng kìm khuẩn hoặc tiêu diệt khuẩn của kháng sinh có liên quan
trực tiếp đến nồng độ kháng sinh.
Jawetz và Gunnison (EMC, B50) chia kháng sinh làm hai nhóm tác dụng
khác nhau đối với vi khuân.
Nhóm 1: Là kháng sinh vừa có tác dụng diệt khuẩn vừa có tác dụng kìm
khuẩn, như penicillin, streptomycin, bactracin, erythromycin.
- Nhóm 2: Là kháng sinh chủ yếu là kìm khuẩn, như chloramphenicol,
kháng sinh họ cyclin, họ macrolid.
• Tốc độ diệt khuẩn của các loại kháng sinh cũng khác nhau.
Ví dụ: Trên một chủng tụ cầu còn nhạy cảm với kháng sinh khi cho tiếp
xúc với một số loại kháng sinh có nồng độ cao nhận thấy tác dụng diệt khuẩn
như sau: Khi cho penicillin thì vi khuẩn chết sau 12 giờ, cho erythromycin
hoặc streptomycin vi khuân chết sau 24-36 giờ, cho chloramphenicol chết sau
96 giờ (4 ngày), cho tetracyclin sau 144 giờ (6 ngày).
6
• Một số kháng sinh chi diệt khuẩn khi có nồng độ rất cao trong máu, nên
trong thực tế nếu nồng độ rất cao sẽ độc hại cho cơ thể. Do đó, những kháng
sinh này chỉ có thể sử dụng như kháng sinh kìm khuân.

2. Tính chất dược lý của kháng sinh
2.1. Sự hấp thụ ở đường tiêu hóa
• Một số kháng sinh dùng để uống thì sự hấp thụ của kháng sinh phụ
thuộc vào các yếu tố như khả năng thẩm thấu qua niêm mạc ruột để có tác
dụng toàn thân hoặc sự tiêu hủy kháng sinh khi đi qua dịch vị của dạ dày.
• Kháng sinh phải dùng xa bừa ăn như: penicillin loại để uống,
tetracyclin, lincomycin, rifamycin, họ macrolid.
• Kháng sinh có thể dùng trong bừa ăn như: chloramphenicol,
ethambutol, oleandomycin.
• Không có loại kháng sinh nào dùng đường tiêm mà có thể đem lại nồng
độ đầy đủ ở đường tiêu hóa. Do đó, nếu nhiễm trùng ở đường tiêu hóa nên
dùng kháng sinh uống tốt hơn.
2.2. Sự khuếch tán của kháng sinh vào các mô và tế bào
Sự khuếch tán này phụ thuộc vào khả năng gẳn với các protein của huyết
tương, nồng độ kháng sinh trong máu phụ thuộc vào liều lượng thuốc đưa vào
và cân bàng giữa hấp thụ thuốc và thải trừ thuốc.
• Khi có 0 nhiễm khuẩn tại cơ quan của cơ thể thì cần phải dùng kháng
sinh khuếch tán được vào 0 nhiễm khuẩn để diệt vi khuẩn. Ví dụ, viêm màng
não mủ phải lựa chọn kháng sinh thấm được qua màng não.
• Không có loại kháng sinh nào có thể ngấm đầy đủ vào tổ chức hoại tử
(như ổ mủ, ổ bã đậu) hoặc 0 nhiễm khuẩn mà có vỏ bọc (ổ áp xe) để diệt vi
khuẩn, do đó khi điều trị kháng sinh toàn thân cần kết họp với chọc tháo mù
hoặc dẫn lưu mù thì điều trị mới có kết quả.
• Một số kháng sinh khuếch tán tốt vào các mô tế bào là tetracyclin,
chloramphenicol, spiramycin, rimifon. Thuốc kháng sinh thấm được qua màng
não khi bị viêm màng não là chloramphenicol, penicillin, ampicillin,
streptomycin, sulfadiazin, cephalosporin the hệ 3, rimifon, cycloserin,
gentamycin. Các kháng sinh thấm tốt vào dịch màng phổi, màng bụng là
benzyl penicillin, streptomycin, rimifon, rifampicin, ampicillin, tetracyclin,
chloramphenicol, cotrimoxazol, methicillin, gentamycin.

2.3. Sự thải trừ kháng sinh
a. Sự thài trìr qua nước tiêu
7
Đối với kháng sinh thải trừ số lượng ít qua đường tiết niệu dưới dạng hoạt
hóa (chloramphenicol, chlotetracyclin), khi suy thận, thời gian bán hủy không
tăng.
Đối với kháng sinh thải trừ số lượng nhiều qua đường tiết niệu (macrolid,
oxytetracylin ), khi suy thận, thời gian bán hủy tăng và kháng sinh sẽ tích tụ
lại ở cơ thể.
Cần đề phòng kháng sinh tích tụ lại gây nhiễm độc cho cơ thể khi bị suy
thận vì lượng nước tiểu được bài tiết giảm nên kháng sinh ứ lại, do đó phải
giảm liều một số thuốc kháng sinh khi bị suy thận (như gentamycin).
Đối với kháng sinh'được thải trừ số lượng lớn qua thận có tác dụng tốt để
điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Các loại kháng sinh được thải trừ tốt qua
thận là: benzyl penicillin được thải qua nước tiểu 30-90%. methicillin 70-80%,
oxacillin 23-75%, carbenicillin 85%, streptomycin 40-90%, gentamycin 40%,
kanamycin 50-80%, sulfadiazin 75-85%, vancomycin 80-90%, lincomycin
75%.
b. Thải trừ qua đường mật
Một số kháng sinh được thải trừ qua đường mật như ampicillin, rifampicin,
lincomycin, novobiocin. Những loại kháng sinh này thường được sử dụng
trong trường hợp viêm nhiễm đường mật.
3. Đường đưa kháng sinh vào cơ thể
Đường đưa kháng sinh vào cơ thể phụ thuộc vào dạng bào chế của thuốc
(viên, tiêm bắp, tiêm truyền tĩnh mạch), vào mức độ nặng nhẹ của bệnh (như
bệnh nặng cấp tính cần đưa lượng kháng sinh ngay thì tiêm tĩnh mạch), dựa
vào tình trạng bệnh nhân (bệnh nhân hôn mê, nôn nhiều thì phải dùng đường
tiêm truyền).
3.1. Đường uổng
Dùng đường uống là tiện lợi nhất, nhưng tùy từng loại kháng sinh và sự

hấp thụ ở đường tiêu hóa. Khi dùng kháng sinh đường uống cần phải lưu ý đến
một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và mức độ hấp thụ thuốc.
• Thức ăn làm trở ngại cho sự hấp thụ cùa thuốc do đó có một số thuốc
cần uống, lúc đói, hoặc xa bừa ăn. Ví dụ: penicillin uống, tetracyclin,
ampicillin, erythromycin, rifampicin.
• Một số kháng sinh uống được hấp thụ khác nhau ớ đường tiêu hóa.
- Các loại kháng sinh không thấm qua niêm mạc ruột, như neomycin
colimycin, do đó chi được dùng với mục đích sát trùng tại chồ ờ ruột.
- Kháng sinh hấp thu ở ruột dưới 50%, như ampicillin, lincomycin
erythromycin, penicillin viên.
8
- Các kháng sinh hấp thụ ở ruột trên 75% như chloramphenicol,
doxycyclin, amoxicillin, rifampicin, sulfadiazin, nergram, nitrofurantoin.
3.2. Tiêm bắp
Không nên dùng đường tiêm bắp cho những người đang điều trị thuôc
chống đông máu (như heparin) vì có nguy cơ tạo khối máu tụ ở nơi tiêm.
Các kháng sinh thường dùng đường tiêm bắp là penicillin, lincomycin,
chloramphenicol, clindamycin,
3.3. Tiêm dưới da
Thường ít dùng kháng sinh bằng đường tiêm dưới da vì sự hấp thụ của
thuốc kháng sinh thay đổi và rất chậm đạt nồng độ cao trong máu.
3.4. Tiêm tĩnh mạch
Là đường hay dùng trong những trường hợp nhiễm khuẩn nặng, để nhanh
chóng đạt đinh cao nồng độ kháng sinh trong máu.
• Có thể tiêm kháng sinh trực tiếp vào tĩnh mạch, đạt nhanh nồng độ cao
trong máu,-nhưng sau đó nồng độ kháng sinh trong máu cũng giảm xuống
nhanh. Các loại kháng sinh có thể tiêm trực tiếp tĩnh mạch là penicillin,
teicoplanin, cephalosporin thế hệ 1
• Truyền tĩnh mạch chậm (trong vòng 30 đến 60 phút) tạo nồng độ kháng
sinh hằng định thấm vào các mô và hằng định ở trong máu. Kháng sinh thường

pha với huyết thanh mặn đẳng trương (9%o) và lượng 125-250ml. Các loại
kháng sinh như cephalosporin thế hệ 2 và thế hệ 3, các kháng sinh nhóm
aminosid, imipenem, quinolon như peflacin, các kháng sinh vancomycin,
teicoplamin, azetreonam.
• Những kháng sinh truyền tĩnh mạch kéo dài trên 1 giờ là fosfomycin
truyền 4-8 giờ, amphotericin B trên 8-10 giờ, lincomycin truyền 1-4 giờ.
• Khi pha kháng sinh truyền tĩnh mạch với dung dịch truyền cần chú ý
đến sự tương tác thuốc, tương kỵ thuốc về lý, hóa.
Ví dụ:
Ampicillin pha trong dung dịch glucose đẳng trương 5% (pH 3,5-6,5) sẽ
đưa pH lên 8.2 và với độ pH này sẽ làm mất hoạt lực kháng sinh 24% sau 8
giờ.
Methicillin pha trong glucose đẳng trươne 5% sẽ bị mất 50% hoạt tính
thuốc sau 5 giờ.
3.5. Đưa trực tiếp vào ổ nhiễm khuẩn
9
Thuốc kháng sinh được pha chế để làm thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi, nhỏ tai
hoặc để bôi ngoài da hoặc để làm khí dung sát khuẩn mũi, họng
Kháng sinh được tiêm trực tiếp vào 0 nhiễm trùng ở khớp Không có loại
kháng sinh nào dùng đường toàn thân lại có nồng độ đầy đủ ở các ô nhiễm
trùng ngoài da, do đó phần lớn dùng kháng sinh bôi ở ngoài da.
4. Thòi gian điều trị và liều lượng kháng sinh
Thời gian sử dụng kháng sinh dài hay ngắn phụ thuộc vào yếu tố như vi
khuẩn gây bệnh, cơ địa của người bệnh, khả năng dung nạp thuốc và độ nhạy
cảm của vi khuẩn đối với kháng sinh.
• Có những ổ nhiễm khuẩn ở trong phủ tạng (viêm nội tâm mạc, áp xe
phổi) phải điều trị kháng sinh trong thời gian dài. Do đó hết sốt không có nghĩa
là hết vi khuẩn, mà cần chú ý cả đến tổn thương mô học ở ổ nhiễm khuẩn để
quyết định điều trị.
Ví dụ: Viêm họng do liên cầu dùng penicillin V, uống trong 10 ngày hoặc

dùng Cephalosporin thế hệ 2 và thế hệ 3 tiêm trong 5 ngày.
• Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, dùng kháng sinh ít nhất kéo dài 40
ngày và khi siêu âm hết các nốt loét sùi mới ngừng kháng sinh.
• Viêm màng não mủ do não mô cầu dùng ceftriaxon 2g/ngày, trong 7 -
10 ngày cho đến khi nước não tùy trở về bình thường.
• Liều lượng kháng sinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
- Độ nhạy cảm của vi khuẩn đối với kháng sinh.
- Dược động học của kháng sinh.
- Tính chất và vị trí của 0 nhiễm khuẩn.
- Dùng một loại kháng sinh hay kết hợp hai loại kháng sinh.
5. Đánh giá mức độ nhạy cảm của vi khuẩn đối vói kháng sinh
Kháng sinh sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn, sau một thời gian,
vi khuẩn sẽ xuất hiện khả năng kháng lại thuốc kháng sinh. Do đó. cần phải
phân lập vi khuẩn gây bệnh và đánh giá mức độ nhậy cảm hoặc kháng kháng
sinh của vi khuân đê sử dụng kháng sinh có hiệụ quả. Lựa chọn kháng sinh tốt
nhất là dựa vào kháng sinh đồ.
5.1. Thử nghiệm nhậy cảm của kháng sinh bàng khoanh giấy kháng sinh
khuếch tán trên thạch (phương pháp Kirby-Bauer)
Dùng khoanh giấy vô khuẩn có đường kính và độ dày nhất định đã tẩm sẵn
kháng sinh ờ nồng độ quy định của từng loại kháng sinh, đặt lên đĩa môi trường
đã nuôi cấy vi khuẩn. Đe tủ ấm cho vi khuân mọc và đo đường kính vòng ức
10
chế vi khuẩn xung quanh khoang giấy kháng sinh, để xác định độ nhậy cám
của vi khuẩn theo tiêu chuẩn cho phép.
Ví dụ: thử độ nhậy của tụ cầu vàng đối với kháng sinh Methicillin, nồng độ
5 mcg, được đánh giá mức độ là kháng khi vòng ức chế ^ 9 mm, độ nhậy trung
gian khi vòng ức chế là 10-13 mm và là nhậy khi vòng ức chế là ^ 14 mm.
5.2. Phương pháp pha loãng kháng sinh, xác định nồng độ ức chế tối
thiểu (MIC- Minimum Inhibitory Concentration).
Mục đích xác định MIC để tìm ra nồng độ tối thiểu diệt khuẩn (MBC-

Minimum Bactericidal Concentration).
• MIC là nồng độ kháng sinh thấp nhất có thể ức chế vi khuẩn phát triển.
MIC có nhiều mức độ khác nhau:
- MIC trung bình là giá trị trung bình của các MIC. Trị số này không nói
lên hiệu lực kháng sinh, vì chỉ cần một chủng vi khuẩn có MIC rất cao hoặc rất
thấp so với các chủng khác cũng làm thay đổi giá trị trung bình.
- MIC50 là nồng độ kháng sinh thấp nhất ức chế sự phát triển của 50%
chủng được thử.
- MIC90 là nồng độ thấp nhất ức chế sự phát triển của 90% chùng được
thử.
Thông số đánh giá mức độ nhậy cảm của vi khuẩn sau khi xác định được
MIC, người ta phải dựa vào những tiêu chuẩn giới hạn đã được xác định sẵn để
đối chiếu và trả lời kết quả về sự nhậy cảm của vi khuẩn đối với kháng sinh.
Điểm giới hạn đó gọi là breakpoint.
Ví dụ, tiêu chuẩn MIC của ampicillin đối với E.coli như sau:
MIC <16 mcg/ml là nhậy cảm.
16 mcg/ml ^ MIC ^ 32 mcg/ml là trung gian.
MIC > 32 mcg/ml là kháng.
Điểm 16 mcg/ml và 32 mcg/ml là điểm giới hạn breakpoint của vi khuẩn
E.coli.
• MBC- nồng độ tối thiểu diệt khuẩn là nồng độ kháng sinh thấp nhất để
giết chết vi khuẩn. Trị số này cho ta biết tác dụng diệt khuẩn của thuốc. Thông
thường, MBC lớn hơn MIC và được xác định sau khi đã biết MIC.
Bảng 1.1. Tiêu chuẩn cho phép của vi khuẩn tụ cầu vàng với các kháng
sinh theo Đường kính ức chế tối thiểu (mm) và MIC (mcg/ml).
11
Tụ cầu vàng
Kháng sinh
Nồng
độ

(mcg)
Đường kính vùng ức chế
(mm)
MIC breakpoint
(mcg/ ml)
Kháng
(R)
Trung
gian (I)
Nhay
(S)
Kháng
(R)
Nhạy
(S)
Oxacillin 1 mcg < 10 11-12 > 13
> 4
<2
Cefotaxim
30 mcg
< 14 15-22
>23
> 64
<8
Ceftriaxon
30 mcg < 13 15-20 >21
> 64
<8
Cephalot;n
30 mcg

< 14
15-17
> 18
> 32
<8
Ampicillin
10 mcg <28 >29
beta
lactamase
<0,25
Tuy nhién, MIC và MBC chỉ biểu thị hiệu lực tương đối cùa các kháng
sinh khác nhau trong diều kiện phòng xét nghiệm (in vitro) mà không phai là
sự biêu thị hiệu lực ở cơ thê người (in vivo) và cũng không biêt kháng sinh có
đến đúng vị trí tôn thương. MIC và MBC cũng không phán ánh được thuốc
kháng sinh có thể ức chế vi khuẩn mọc trong khoảng thời gian giữa hai liều
thuốc được dùng và cũng hạn chế cung cấp về hoạt tính kháng khuân cùa thuốc
theo thời gian và cũng không thê đo được mức độ tăng hay giam cua kháng
sinh trong cơ thể. Do đó, gần đây người ta đưa ra thông số "Thời gian cao hơn
MIC" (Time above MIC). Đây là khoang thời gian mà nồng độ kháng sinh tự
do trong huyết thanh cao hơn nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) đối với vi khuẩn,
được biều thị bằng ti lệ phần trăm (%) khoảng cách giữa 2 liều thuốc trong 24
giờ. Ví dụ Thời gian cao hơn MIC = 40%, nghĩa là có 40% thời gian giữa 2
liều thuốc có nồng độ thuốc trong huyết thanh cao hơn MIC. Khántí sinh hiện
diện trong trong thời gian đó đủ đê diệt vi khuân. "Time above MIC90" là
khoảng thời gian mà nồng độ thuốc trong huyết thanh cao hơn MIC90 đối với
tác nhân gây bệnh (MIC90 là nồng độ kháng sinh tối thiêu cần thiết đê ức chế
tất cả 90% các chủng của một vi khuẩn gây bệnh cụ thể nào đó).
• Cách tính Thời gian cao hơn MIC (Time above MIC).
"Time above MIC" là phối hợp giữa hai cách đo riêng biệt-nồrm độ kháng
sinh tại huyêt thanh trong khoảng thời gian giữa hai liêu và giá trị cua MIC cua

kháng sinh đó. cần phải tiến hành từng kháng sinh đối với từne vi khuân gây
bệnh. Ví dụ, "Time above MIC" của amoxycillin đôi với s.pneumoniae khác
với "Time above MIC" cùa amoxycillin đối với vi khuẩn Moraxella catarrhalis.
12
Cách tính "Time above MIC" như sau:
Time above MIC X 100%
= kiioảrỉộ cách thờ i gian giữa 2 liêu dùng thuôc
"Time above MIC" cũng có thể biểu thị trên 24 giờ.
Ví dụ: Thuốc uống (hoặc tiêm) 2 lần/ngày (cách nhau 12 giờ) thì nồng độ
kháng sinh trong huyết thanh cao hơn MIC trong 12 giờ khi tính trong thời gian
24 giờ là:
Time above MIC = (12 X ioo%)/24 = 50%
"Time above MIC" không phải là giá trị hàng định, mà thay đổi khi nồng
độ kháng sinh thay đổi.
Đe hiểu về giá trị "Time above MIC" cần xem xét hai thành phần then chốt
là nồng độ kháng sinh ở vị trí nhiễm khuẩn và hoạt lực của kháng sinh đối với
tác nhân gây bệnh trong thời gian giữa các liều dùng thuốc.
Ngày uống kháng sinh 3 lần (uổng cách nhau 4 giờ I lần)
“Time above MIC” = 4/8x100% = 50%
Hình 1.1. Sự thay đôi nồng độ kháng sinh tự do trong huyết thanh
6. Khái quát về đặc điểm cấu trúc của vi khuẩn
Hình 1.2. Sự cấu trúc mặt ngoài của vi khuân Gram âm và Gram dương
13
Khảo sát tế bào vi khuẩn từ trong ra ngoài, cấu trúc của vi khuân bao gôm
những phần: nhân của tế bào vi khuẩn (nucleus), nguyên sinh chât (bào tương-
cytoplasm), màng nguyên sinh chất (màng bào tương-cytoplasmic membrane),
thành (vách) tế bào vi khuẩn (cell wall), vô vi khuân (capsule), lông (flagella),
pili (fimbriae). (Xem hình 1.2)
Vi khuẩn thuộc sinh vật đơn bào nhân sơ (prokaryotyc cell) không có
màng nhân.

6.1. Nhân của vi khuẩn (nucleus)
Nhân của vi khuẩn không có màng nhân.
Nhân là cơ quan chứa thông tin di truyền, chỉ có duy nhất một nhiễm sắc
thể (single chromosome), dài khoảng 1 mm gấp khúc, khép kín, là phân từ
ADN chứa nhiều gen được bao bọc bởi protein kiềm (ADN chromosom).
Ngoài ADN ra, còn một số lượng rất nhỏ ARN, ARN polymerase và một số
protein khác. ADN móc quanh lõi ARN dùng để giữ ADN ở thể rắn chắc.
Một số vi khuẩn còn có các yếu tố di truyền nằm ngoài nhiễm sac thể là
plasmid hoặc transposon.
6.2. Nguyên sinh chất (bào tương-cytoplasm)
Nguyên sinh chất của vi khuẩn chứa tới 80% nước hơi quánh. Trong
nguyên sinh chất có các thành phần bao gồm protein, các acid amin. vitamin,
ARN, ARN polymerase, các peptid, các muối khoáng như can xi, natri, phot
pho , các sắc tố, ribosom v.v
Trong nguyên sinh chất có rất nhiều ribosom (có khi tới 15.000 ribosom).
Ribosom được cấu thành bởi protein và acid ribonucleic (ARN-ribosom).
Ribosom có 2 phân tử dính vào nhau được gọi là tiểu the 30S và 50S (S là đơn
vị hằng số lắng Svedberg).
Trong tế bào vi khuẩn, ri bosom có chứa ARN thông tin (ARNm) để tổng
hợp polypeptid bằng cách gắn liên tục các acid amin và được ARN chuyển vận
(tARN) mang tới phức hợp ribosom-ARNm cho đến khi protein được hình
thành.
Ribosom của vi khuẩn cũng là nơi tác động của nhiều loại kháng sinh
(kháng sinh ức chế sự tổng hợp protein của vi khuẩn, thuốc kháng sinh nhóm
aminoglycosid, tetracyclin tác động đến tiểu the 30S, các kháng sinh nhóm
phenicol, macrolid, lincomycin tác động đến 50S của ribosom).
Trong nguyên sinh chất còn có một số hạt nguyên sinh chất (cytoplamic
granules) chứa các chất dinh dưỡng. Đối với nhiều vi khuẩn, hạt nauvên sinh
chất chứa chất dự trữ phosphat vô cơ như hạt polymetaphosphat.
14

6.3. Màng nguyên sinh chất (còn gọi là màng bào tương-cytoplasmic
membrane)
Màng nguyên sinh chất còn được gọi là màng tế bào (cell membrane) bao
bọc quanh nguyên sinh chất (bào tương) và nằm phía trong thành tế bào vi
khuẩn. Màng nguyên sinh chất là màng mòng và chun giãn. Màng gồm có
protein (chiếm 60%) và phospholipid.
Màng nguyên sinh có các chức năng như sau:
• Thẩm thấu có chọn lọc và vận chuyển các chất có trọng lượng phân tử
nhỏ. còn các chất phân tử lớn thì không vận chuyển qua màng được.
Màng nguyên sinh chất là cơ quan hấp thu và đào thải các chất có chọn lọc
nhờ vào hai cơ chế là khuếch tán bị động nhờ vào áp lực thẩm thấu và khuếch
tán chũ động cần tới năng lượng (energy) và các enzym.
Màng nguyên sinh chất vận chuyển các chất hòa tan qua màng nhưng
không làm thav đổi cấu trúc của màng. Vi khuẩn đã sử dụng quá trình chuyển
đoạn nhóm (group translocation).
Màng nguyên sinh là màng bán thẩm thấu, trao đổi các chất giữa nguyên
sinh chất và môi trường bên ngoài, với chức năng điều chỉnh sự thẩm thấu cho
phép vi khuẩn giữ lại các ion cần thiết cho vi khuẩn, điều chỉnh sự chuyển hóa
nhờ các enzym gọi là enzym perméase để thẩm thấu các chất có ích lợi cho sự
chuvến hóa vi khuẩn, đồng thời bài tiết các chất do vi khuẩn thải ra trong quá
trình phát triển như các enzym ngoại tế bào, các ngoại độc tố.
Vi khuẩn Gram âm vận chuyển dễ dàng nhiều chất dinh dưỡng do có
protein kết họp (binding proteins) nằm ở khoang quanh nguyên sinh chất
(periplasmic space).
• Chức năng vận chuyển điện tử (electron transport) và phosphoryl hóa
oxy (oxidative phosphorylation).
Các sắc tố tế bào (cytochromes) là enzym chứa chất sắt, đóng vai trò quan
trọne tronc hô hấp tế bào nhờ có enzym oxydase (cytochrome-oxydase) chứa
chất sất có vai trò trong hô hấp, có nhiệm vụ hoạt hóa oxy và chuyển nó tới
cytochrome trong hô hấp tế bào.

Màng nguyên chất là nơi của enzym hô hấp tế bào.
• Màng nguyên sinh chất bài tiết ra các enzym thủy phân ngoài tế bào
(hydrolytic exoenzyms).
Các exoenzym được tổng hợp ở màng nguyên sinh. Vi khuẩn nhờ các
polvmer hữu cơ có trọng lượng phân từ lớn không thấm qua được màng
nguyên sinh, coi như là chất dinh dưỡng của vi khuân (thí dụ: protein,
polysaccharid. lipid). Đê tiêu hóa được các chất này, vi khuẩn bài tiết ra enzym
15
thủy phân để làm thoái biến (degrade) các chất polymer hữu cơ thành các tiêu
đơn vị dễ xâm nhập thấm qua được màng nguyên sinh (ví dụ, enzym thủy phân
biến đối protein thành các acid amin, biến đổi polysaccharid thành đường đơn
như mantose, galactose ).
• Màng nguyên sinh chất có chức năng tổng hợp sinh học (biosynthetic
function).
Màng nguyên sinh chất là vị trí mang lipid, trên đó tập hợp các tiểu đơn vị
của thành tế bào, cũng như các enzym để tổng hợp sinh học thành tế bào. Các
enzym tổng họp phospholipid cũng ở màng nguyên sinh chất. Ngoài ra màng
nguyên sinh chất cũng có một số protein của phức họp ADN.
• Màng nguyên sinh chất có hệ thống hóa hướng động (chemotactic
systems).
Có các thụ thể đặc biệt khác nhau (specific receptors) nam ở màng tế bào
để thu hút hoặc loại trừ các chất hóa học ở môi trường ngoài (ví dụ: acid amin,
đường v.v ).
• Màng nguyên sinh chất cũng tham gia vào quá trình phân bào (mitose).
Kháng sinh có thể phá vỡ màng tế bào và diệt vi khuẩn. Ví dụ: polymyxin
làm tổn thương màng tế bào có chất phosphatidy-lethanolamine là thành phần
chủ yếu của màng tế bào vi khuẩn. Một số kháng sinh, hóa chất ngăn cản chức
năng sinh tổng hợp của màng nguyên sinh chất như novobiocin ức chế sự tổng
hợp ADN và cũng ức chế sự tổng họp acid teichoic.
6.4. Thành (vách) tế bào vi khuẩn (cell wall)

Thành vi khuẩn là các lóp bao quanh tế bào, nằm giữa màng nguyên sinh
chất và vỏ (cápsule).
Thành tế bào vi khuẩn làm bộ khung vừng chắc bao bọc bên ngoài màng
nguyên sinh chất. (Xem hình 1.2).
Tất cả các vi khuẩn đều có thành tế bào, riêng Mycoplasma là vi khuẩn
không có thành tế bào.
• Chức năng của thành tế bào vi khuẩn là duy trì hình dạng cùa vi khuẩn,
giữ vững được áp lực thẩm thấu bên trong vi khuẩn.
áp lực thẩm thấu bên trong vi khuẩn từ 5-20 atmosphere, thườnu cao hơn
áp lực bên ngoài môi trường mà vi khuẩn sống. Thành vi khuẩn uiừ cho măng
nguyên sinh chất không tan vỡ. Neu mất thành tế bào, vi khuân trone môi
trường nhược trương thì tế bào vi khuẩn sẽ tròn lại và tan rã. Trone phòng thí
nghiệm hoặc trên bệnh nhân có thê gặp những vi khuân không có thành tế bào
và được gọi .'à dạng L (L-forms). Dạng L của một số vi khuẩn đề kháng với các
16
loại kháng sinh tác động đến thành tế bào và hay gây các bệnh nhiễm trùng kéo
dài hoặc mạn tính.
• Thành vi khuẩn cũng quyết định tính chất nhuộm Gram.
Đối với vi khuẩn Gram âm có lipopolysaccharid, được coi như nội độc tố,
quyết định độc lực và khả năng gây bệnh của vi khuẩn. Dựa vào nhuộm Gram
mà phân biệt vi khuẩn Gram dương hoặc vi khuấn Gram âm.
• Thành vi khuẩn quyết định tính chất kháng nguyên thân của vi khuẩn
Kháng nguyên này xác định và phân loại vi khuẩn.
• Thành vi khuấn cũng có những thụ thể (receptors) đặc thù để tiếp nhận
thực khuan the (bacteriophage, phage, là virus của vi khuẩn).
• Thành của vi khuẩn Gram dương và vi khuẩn Gram âm có một số thành
phần khác nhau.
- Thành vi khuẩn Gram dương có lớp peptidoglycan (còn gọi là murein,
mucopeptid) và lớp acid teichoic.
- Thành vi khuẩn Gram âm gồm có lớp mỏng peptidoglycan, lipoprotein,

màng ngoài và lóp lipopolysaccharid (LPS).
(a). Lớp peptidoglycan
Thành vi khuẩn được cấu tạo bởi glyco-peptid là Peptidoglycan (murein)
chiếm tới 40-90% của thành vi khuẩn tạo nên một lưới phức tạp bao quanh
màng nguyên sinh chất.
Peptidoglycan gồm 3 yếu tố chủ yếu là:
• Các chuỗi polysaccharid gồm có 2 loại đường amin (aminosugar) và
acid amin đều đặn xen kẽ nhau, đường N-acetyl glucosamin và acid N-acetyl
muramic.
• Chuỗi tetrapeptid liên kết với acid N-acetyl muramic
Peptid là phân từ protein được cấu tạo bàng nhiều acid amin. Tùy theo số
lượng acid amin mà có dipeptid (gồm 2 acid amin), tripeptid (3 acid amin),
tetrapeptid (4 acid amin) v.v , decapeptid (gồm 10 acid amin). Mồi một
tetrapeptid được xen kẽ luân phiên với 1 acid amin thuộc chuỗi L hoặc 1 acid
amin chuỗi D. Hầu hết các loại vi khuẩn đều có tetrapeptid.
Ví dụ, trình tự các acid amin của tụ cầu vàng là L-alanin, acid D-glutamic,
L-lysin và D-alanin. ở các loại vi khuẩn khác thì L-lysin được thay thế bằng
acid diaminopimelic (DAP) đề tạo nền tính chất đặc thù của thành vi khuân.
• Sự liên kết hoặc cầu nối giữa các peptid
17
Đó là sự họp nhất acid amin cuối cùng của tetrapeptid với acid amin vị trí
thứ ba của tetrapeptid kế cận phía dưới. Tuy nhiên, có sự thay đôi rât nhiêu
trong cấu tạo thành phần của cầu nối liên kết giữa các peptid. Ví dụ, ờ tụ câu
vàng, cầu nối thực sự được tạo nên bởi 5 phân tử glycin, còn ở các vi khuân
khác chỉ có hợp nhất sự liên kết nối giữa các peptid đóng vai trò quan trọng
hàng đầu, vì đó là yếu tố cần thiết để làm cứng rắn thành vi khuẩn.
• Một số vi khuân nhân sơ (prokaryotic) được gọi là archaebacteria,
không có lớp peptidoglycan ở thành tế bào vi khuẩn. Trong một số chủng trong
nhóm archaebateria này có polymer giống nhau bao gôm đường N-cetyl và 3
acid amin thuộc chuỗi L, nhưng không có acid muramic và acid amin chuồi D,

hoặc có lớp protein đê thay thế.
(b). Các thành phần riêng biệt của thành tế bào vi khuẩn Gram dương
Ngoài lớp peptidoglycan. thành vi khuẩn Gram dương còn có acid teichoic
và acid teichuronic.
• Acid teichoic và acid teichuronic là các polymer hòa tan trong nước có
các chất cặn dư của ribitol hoặc glycerol kết hợp với phosphodiester.
Đối với phần lớn vi khuẩn Gram dương, thành tế bào đều có acid teichoic
như liên cầu, tụ cầu, lactobacillus, leisteria v.v Acid này chiếm từ 20-60%
thành tế bào.
Acid teichoic có 2 dạng là acid teichoic ở thành tế bào vi khuẩn đồng hóa
trị kết nối với peptidoglycan và acid teichoic ở màng tế bào (acid lipoteichoic),
đồng hóa trị kết nối với màng glucolipid và được tập trung ở mesosom.
Acid teichoic cấu tạo nên các kháng nguyên đặc hiệu và xác định vị trí cơ
quan cảm thụ (receptor) ở bề mặt của vi khuẩn.
Ví dụ: ở phế cầu (Streptococcus pneumoniae), acid teichoic mang kháng
nguyên đặc hiệu gọi là kháng nguvên Forssman.
Một số vi khuẩn Gram dương không có acid teichoic ở thành tế bào. nhưng
tất cả vi khuẩn Gram dương đều có acid teichoic ở màng tế bào.
Acid teichoic gắn ion magnesium để cung cấp ion này cho tế bào vi khuẩn.
Acíd teichuronic là polymer đồng dạng, nhưng các đơn vị lập lại bao gồm
acid đường (sugar acids) (ví dụ N-acetylmanosuronic hoặc acid D-lucosuronic)
thay thế acid phosphoric. Acid teichuronic được tổng hợp ở vị trí của acid
teichoic khi mà có sự hạn chế phosphat.
• Polysaccharid: Một số vi khuẩn Gram dương có polysaccharid bao bên
ngoài lớp peptidọglycan.
(c). Các thành plíần riêng biệt của thành tế bào vi khuẩn Gram âm
18
Thành vi khuẩn Gram âm có lớp mỏng peptidoglycan khoảng 2nm, ở phía
ngoài lớp peptidoglycan của thành vi khuẩn Gram âm còn có 3 thành phần chủ
yểu là lipoprotein, màng phía ngoài (outer membrane) và lipopolysaccharid.

• Lipoprotein
Là phân tử gấn màng ngoài với lóp peptidoglycan.
Thành phần protein có 57 acid amin biểu thị lập lại của 15 trình tự acid
amin. Đó là peptid gắn kết với cặn dư của acid diaminopimelic của chuỗi bên
tetrapeptid của petidoglycan.
Thành phần lipid có diglycorid thioether gắn với cystein tận cùng lồng vào
màng ngoài.
Chức năng của lipoprotein là làm vững chăc màng ngoài và giữ chặt màng
ngoài vào lớp peptidoglycan.
• Màng ngoài
Màng ngoài có 2 lớp phosphlipid mà lớp mỏng nam phía ngoài được thay
thế bàng lipopolysaccharid (LPS). Màng ngoài là lưới protein đặc thù gan chặt
vào khuôn phospholipid. Màng ngoài ngăn cản sự thoát protein ở xung quanh
nguyên sinh chất và bảo vệ tế bào (nếu là vi khuẩn đường ruột) giúp vi khuẩn
tránh sự tiêu diệt bởi muối mật và các enzym thủy phân của vật chủ.
Mặt ngoài có các ống dẫn protein (porin) có thể thẩm thấu các chất hòa tan
có trọng lượng phân tử nhỏ. Sự thẩm thấu của màng ngoài thay đổi rất lớn giữa
các chủng vi khuẩn Gram âm. (Ví dụ, Pseudomonas aeruginosa kháng rất nhiều
loại kháng sinh, vì màng ngoài của chúng thẩm thấu ít hơn 100 lần so với sự
thẩm thấu màng ngoài cùa E.coli).
• Lipopolysaccharid (LPS, nội độc tố)
Lipopolysaccharid của thành vi khuẩn Gram âm là phức hợp lipid, gọi là
lipid A, mà polysaccharid gắn chặt vào đấy đê tạo thành lõi (core) và nhóm tận
cùng của các đơn vị tái diễn lại (repeat units).
Lipopolysaccharid rất độc đối với động vật, gọi là nội độc to (endotoxin)
của vi khuẩn Gram âm, nội độc tố này gắn chặt vào bề mặt của tế bào và chỉ
được giải phóng ra khi vi khuẩn bị dung giải.
Lipopolysaccharid cũng biểu thị kháng nguyên bề mặt chính của vi khuẩn,
gọi là kháng nguyên o (kháng nguyên thân). Kháng nguyên o là kháng nguyên
quan trọng để xác định và phân loại vi khuẩn.

• Khoang quanh nguyên chat (periplasmic space)
Khoang này nằm giữa màng trong và màng ngoài được gọi là khoang xung
quanh nguyên sinh chất. Trong khoang chứa đầy các chất quánh (gel) trong đó
19
có peptidoglycan. Trong gel có các protein và oligosaccharid. Các protein
trong khoang bao gồm các protein kết dính với cơ chất đặc thù cũng như với
các enzym thủy phân (ví dụ phosphatase kiềm và 5'-nucleotidase) đê phá vỡ
các chất không vận chuyến được thành các chất vận chuyến được.
7. Vở của vi khuẩn (capsule)
Vở cua vi khuẩn là lớp nhầy quánh, sền sệt bao quanh phía ngoài vi khuẩn,
gặp ở một số lớn vi khuẩn, vỏ vi khuẩn còn có tên là chất nhầy chung quanh vi
khuẩn (mucus peribacterien) hay gọi là "slime".
Khi nhuộm mực tàu và soi dưới kính hiển vi sẽ thấy vò vi khuẩn dưới hình
thể một quầng sáng (halo clair) bao quanh vi khuẩn. Chiều dày của vỏ khoáng
từ 0,2 nm đến 1 nm hoặc hơn. (Xem hình 1.2).
• Thành phần hóa học của vỏ
Thành phần hóa học của vó chù yếu là hydrat carbon (đường đơn,
polysaccharid, glucosid )- thường là phức họp polyosid.
Một số ít vi khuẩn có thành phần của vỏ là polypeptid (ví dụ trực khuấn
than, bacillus anthracis có vỏ là acid polyglutamic).
Vỏ vi khuẩn khác nhau có thành phần hóa học khác nhau. Ví dụ vỏ của
liên cầu khuân (streptococcus) nhóm A và c có thành phần chu yếu là acid
hyaluronic, vỏ của phế cầu có thành phần hóa học là acid polyalbobionic.
• Cấu tạo vò
Thông tin di truyền cần thiết đê tông họp vó vi khuẩn là ADN cua nhiễm
săc thê (chromosome). Các chung đột biên (mutants) không có vỏ (capsule) có
thế phục hồi lại sự tổng họp vở khi cho tiếp xúc với ADN của các chùng vi
khuân có vỏ. Hiện tượng này gọi là hiện tượng chuyến thế hay biến nạp
(transformation), thường gặp ớ phế cầu.
Các chủne phế cầu không có vỏ hoặc không tổng họp được vỏ đều không

có khả năng gây bệnh, chúne dễ bị hiện tượng thực bào tiêu diệt.
Các chùng phế cầu có vỏ. phần lớn ngăn cán được hiện tượng thực bào. do
đó chúng sinh sản nhanh chóng và lan tỏa khắp cơ thề động vật bị nhiễm
khuẩn. Vỏ vi khuân còn có tác dụng bão hòa các kháng thề gọi là opsonin hóa
nên hạn chế hiện tượng thực bào.
• Vai trò của vỏ vi khuẩn
Vỏ vi khuân có nhiều chức năng khác nhau:
- Vỏ vi khuẩn là yếu tố có khả năng gây bệnh (virulence) và chổng lại
hiện tượng thực bào nên sinh sàn nhanh chóng lan ra khắp cơ thể bệnh nhân.
20
- vỏ vi khuẩn là thành phần đê xác định vi khuân dựa vào 4 tiêu chuân
sau:
+ Nhuộm soi kính hiển vi các bệnh phẩm lấy từ bệnh nhân hoặc môi
trường nuôi cấy thích hợp sẽ thấy vi khuẩn có vo.
+ Tiêu chuấn nuôi cấy: hình thái khuẩn lạc đặc trưng cùa các chùng có vỏ.
khuẩn lạc dạng s nhằn (smooth) đối với phế cầu. khuẩn lạc dạng M nhầy
thường thấy ờ phần lớn các vi khuẩn khác như Klebsiella pneumoniae.
+ Tiêu chuẩn về miễn dịch:
Ngưng kết với các huyết thanh đặc hiệu. Do đó người ta có thể xác định
được 82 tip phế cầu, 72 tip Klebsiella pneumoniae. 26 tip E.coli có vỏ (có
kháng nguyên A).
Xác định tip huyết thanh trong một sổ trường hợp có lợi ích rất lớn về dịch
tễ học.
+ Khả năng làm vaccin liên quan chặt chẽ với vò vi khuẩn. Chi các chùng
có vỏ mới dùng để bào chế vaccin.
Hình 1.3. Biêu đồ về cấu trúc thành tế bào và vó cua vi khuân đường ruột
gram âm
Ba lớp cua thành vi khuân gôm có màng ngoài, peptidoglycan và khoang
quanh nguyên sinh chất và màng trong. Hai thành phân chu yếu ơ lá ngoài cua
màng ngoài là lipopolysaccharide (O-polvsuccharid) vù các purin ung dần

protein. I o polysaccharid năm ơ phía ngoài của màng ngoài, có kha năng
thâm thâu các phân tư có kích thước khác nhau. Vìmẹ ờ giữa mùng nguyên
sinh chất (bào tương) vù màng ngoài cùa thành ri khuân gram âm gọi lù
khoang quanh nguyên sinh chát.
21
8. Lông (flagella)
Lông của vi khuẩn là thành phần không bắt buộc của vi khuẩn và chì có
một số vi khuẩn có lông (như trực khuẩn, phẩy khuẩn- vibrio) )- Lông giúp
cho vi khuẩn chuyển động và hỗ trợ sản sinh ra kháng nguyên H (kháng
nguyên lông). Một số vi khuân khi mất lông thì không chuyển động được, nếu
nuôi cấy vào môi trường thích hợp thì lông lại mọc và làm vi khuẩn chuyển
động.
Hình thái, cấu trúc cùa lông:
Lông là sợi mỏng, đường kính khoảng 20-30 fim, dài khoảng 5-10|im, gắn
vào thân vi khuẩn. Vị trí lông gan vào thân của các vi khuẩn có khác nhau. Ba
vị trí thường gặp là:
+ Một số vi khuẩn chỉ có 1 lông ở đầu (monotrichous bacterium) (ví dụ
trực khuẩn mủ xanh, phẩy khuẩy tả).
+ Một số vi khuẩn có chùm lông ở đầu (lophotrichous bacterium) (ví dụ
Spirillum serpens).
+ Một số vi khuẩn có lông bao phù toàn thân vi khuẩn (peritrichous
bacterium) (ví dụ Proteus vulgaris, Salmonella, E.coli).
Vị trí của lông giúp cho người ta phân loại vi khuẩn. Lông quay quanh trục
dài của nó, giúp cho vi khuẩn di động. Neu vi khuẩn có nhiều lông, thì vi
khuẩn chuyên động khi các lông hợp đồng với nhau thành từng bó và bó lông
quay ngược chiều kim đồng hồ.
Lông được cấu tạo bởi các tiểu đơn vị protein, gọi là flagellin.
9. Sợi pili (fambriae)
Đa số vi khuẩn có phần phụ gần giống như sợi tóc gắn vào màng tế bào gọi
là pili (hoặc fimbriae).

Pili ngấn hơn và mỏng hơn lông (đường kính khoảng 7|am, dài 0,3 đến
lụm). Pili cứng và có số lượng rất nhiều ờ vi khuẩn (khoảng 100 đến 200 pili).
Pili được cấu tạo bởi các tiểu đơn vị protein kháng nguyên gọi là piline.
Tống hợp của chúng được giám sát bởi các gen ở nhiễm sắc thể.
Người ta phân biệt hai hình thái pili.
• Pili chung (ordinary pili)
Mỗi vi khuẩn có khoảng 100-200 pili chung. Pili chung bám vào tế bào của
vật chủ. Nhờ có pili mà vi khuân bám vào bê mặt của tế bào vật chù. Tính chất
gây bệnh của vi khuẩn không những phụ thuộc vào độc tố mà còn phụ thuộc
vào sự xâm nhập của kháng nguyên nhờ vào các pili bám dính vào tế bào.
22
Ví du: Các chủng E.coli gây bệnh đường ruột có cả độc tố đường ruột và
cả sụ xâm nhập của kháng nguyên (qua pili) đã xác định vê di truyên qua
plasmid. Liên cầu nhóm A có acid lipoteichoic kết họp với các tua fimbriae
làm liên cầu bám dính vào tế bào biểu mô của vật chủ.
• Pili giới tính (sex pili)
Ngược lại với pili chung, pili giới tính có đường kính khoảng 8-9 fim, dài
khoảng 20 ịim, số lượng ít hơn (khoảng 1 đến 4 pili ở mỗi vi khuẩn).
Chỉ có vi khuẩn đực mới có yếu tố giới tính F (fertility factor). Pili giới
tính F ở màng tế bào có sợi pili sinh dục tức là cầu giao phối. Vi khuẩn có yếu
to F [F(+)j là vi khuẩn đực, còn vi khuẩn không có yếu to F [F(-)] là vi khuẩn
cái. Pili cần thiết trong sự giao phối của vi khuẩn, truyền vật liệu di truyền từ
F(+) sang F(-), đồng thời đảm nhận việc tiếp xúc với cơ quan thụ thê cùa vi
khuẩn khi giao phối.
10. Nha bào (spores)
Một số vi khuẩn khi điều kiện sống không thuận lợi có thể tạo ra nha bào.
Nha bào có ở trong vi khuẩn gọi là nội nha bào (endospores) hoặc được giải
phóng ra từ tế bào vi khuẩn, trạng thái tự do ờ môi trường bên ngoài (ở đất cát,
phân động vật có vú ).
Khi điều kiện sống thuận lợi thì nha bào lại chuyển thành vi khuẩn sinh sản

và gây bệnh.
Vi khuẩn tạo ra nha bào khi điều kiện sống thiếu dinh dưỡng, môi trường
khô hanh, do sức nóng, do hóa chất, v.v
Hai giống vi khuẩn hay sinh nha bào nhiều nhất là:
- Giống trực khuẩn ái khí tuyệt đối, ví dụ Bacillus anthracis.
- Giống vi khuấn yếm khí tuyệt đối Clostridium (C.botulium,
c.perfringens v.v ). Ví dụ trực khuẩn uốn ván (Clostridium tetani) gây bệnh là
do nha bào ở ngoài môi trường (đất cát, phân động vật) xâm nhập vào người
qua vết thương, ờ tại chỗ vết thương trong điều kiện yếm khí và nhiễm tạp
khuẩn gây mủ, nha bào uốn ván sẽ chuyển thành thể thực vật, vi khuẩn sinh sản
sinh ra độc tố và gây bệnh uốn ván.
Nha bào của vi khuẩn kháng lại các kháng sinh, thuốc sát trùng Phải hấp
ướt các dụng cụ lẫn nha bào trong vòng hơn 20 phút ở nhiệt độ 120°c mới diệt
được nha bào, các hóa chất có thể diệt nha bào là formol, oxyd ethylen, beta-
propiolacton.
Nha bào có ADN, ribosom, các enzym và ADN nằm trong nguyên sinh
chất, màng nha bào bao ngoài nguyên sinh chất, có 2 lóp vách (lớp trong và lớp
ngoài) và 1 lớp áo ngoài.
23
II. Cơ chế tác dụng của kháng sinh
Kháng sinh là những chất có tác dụng chống lại vi khuẩn nhờ cơ chế diệt vi
khuẩn hoặc ngăn cản sự tổng hợp của chúng (kìm khuẩn). (Xem hình 1.4).
Vi khuẩn có các lớp cấu trúc chính là thành vi khuẩn (cell wall), bào tương
(nguyên sinh chất) và màng bào tương (plasma membrane). Bào tương là nơi
chứa các enzyme, các ribosom và bộ phận nhân là nhân giả, không có màng,
cấu tạo bàng một dây nhiễm sắc thể đơn độc cuộn tròn tạo nên 2 chuỗi ADN.
ADN chứa đựng toàn bộ thông tin di truyền và có thể coi như bộ máy điều
khiển mọi hoạt động của tế bào vi khuẩn.
Có nhiều loại kháng sinh tác động đến tế bào vi khuẩn ở các vị trí khác
nhau làm vi khuân không phát triển được và bị tiêu diệt.

Hình 1.4. Cơ chế tác dụng của kháng sinh
1. Kháng sinh tác dụng đến sự tổng họp của thành vi khuẩn
Những kháng sinh nhóm này là penicillin, cephalosporin, vancomycin,
bacitracin, cycloserin
Tat cả các vi khuẩn (trừ họ Mycoplasma) đều có lớp ngoài gọi là thành vi
khuẩn, để làm vi khuẩn có hình dáng khác nhau, vừa để bảo vệ vi khuân và giữ
cho chúng có độ cứng nhất định và duy trì áp lực thẩm thấu bèn trong. Do cấu
trúc của thành vi khuẩn khác nhau, nên phân chia làm 2 nhóm vi khuẩn Gram
dương và Gram àm.
Thành vi khuẩn Gram dương được cấu tạo bởi 1 lớp peptidoglvcan (còn
gọi là mucopeptid hoặc murein). Peptidoglycan gồm nhừne chuồi
polysaccharid nôi với nhau bởi những peptid ngắn. Bên trong vi khuân Gram
Cơ CHẾ TÁC DỤNG CỦA KHÁNG SINH
24

×