TS. PHẠM HỔNG cúc
TSẾ TRẦN VĂN HAI
ThS. TRẦN THỊ BA
NHÀ XUẢT BÁN
NÔNG NGHIỆP
TS. PHẠM HỒNG c ú c
TS. TRẦN VẶN HAI
TH.S. TRẦN THI BA
A'
ứ "/'
TRỒNG RAU
NHÀ XUẤT BẲN NÔNG NGHIỆP
TP.HỒ CHÍ MINH - 2001
LỜI GIỚI THIỆU
N
ước ta nhờ có diều kiện thời tiết thuận lợi nên trồng
rau xanh được quanh năm, chủng loại rau cũng rất
phong phú, da dạng ; rau nhiệt đới ở phía Nam, rau cận
nhiệt đới và ôn đới phát triển ở phía Bắc và Cao nguyên.
Bước vào thời kỳ đổi mới, mức sống của hgười dân ờ
thành thị cũng như nông thôn ngày một được nâng cao;
nhu cầu về rau do đó cũng tăng theo. Ngoài việc đáp ứng
nhu cầu tiêu thụ trong nước, nghè trồng rau của nước ta
còn có tiềm năng phát triển để phục vụ cho xuất khẩu
sang các quốc gia và khu vực công nghiệp như Singapore,
ức, Mỹ, Đài Loan, Hồng Kông
Những năm gần đây, diện tích và sản lượng rau
trong nước cổ tăng, nhưng nhìn chung chưa tương xứng
với tiềm năng đang có. Nguyên nhân chủ yếu là do :
• Nhiều vùng sản xuất rau chiia có các thông tin về
giống mới nên còn sử dụng giống cũ chưa được cải thiện,
có năng suất và chát lượng kém.
• Người trồng thường chí có kinh nghiệm canh tác
một vài loại rau quen thuộc trong khi rau có rắt nhiều
giống và chảng loại, do đó khi trồng sang giống khác,
chủng loại rau khác cầu có sự hướng dẫn kỹ thuật để đạt
năng suất cao, phẩm chất tốt, có ỉãi.
kị tAựt TRỎNG RAU
3
• Trồng rau muốn đạt hiệu quả cao phải áp dụng
cac biện pháp thăm canh như bon phân, tỉa cành, điều
khiển ra hoa, kết trái và phòng trị sáu bệnh. Đặc biệt tác
hại của sâu bệnh trên rau ngày càng trở thành mối đe
dọa thường xuycn hơn uủ gáv nhiều thiệt hại nghiêm
trọng trong sản xuất.
Cuốn sách “KỸ THUẬT TRỒNG RAU” do nhóm
tác giả TS. Phạm Hồng Cúc, TS. Trần Vãn Hai và
T/i.S. Trần Thị Ba phối hợp biên soạn nhàm cung cấp
cho bạn đọc những hiểu biết ca băn về đặc tính, yéu cầu
ngoại cánh và kỹ thuật trồng một sô loại rau chinh, giới
thiệu các giống tốt hiện có và cách nhận diện, phòng trị
một số loài sâu bệnh chính thường gặp. Với kinh nghiệm
lâu năm trong công tác nghiên cứu, qiảng dạy và sản
xuất'cây rau ở khu vực phía Nam, các tác giả đã cà nhiều
cố gắng cập nhật kiến thức thành tài liệu giản dị, phù
hợp với nhiều giới bạn đọc và có ý nghĩa thực tiễn trong
sản xuất.
Xin trăn trọng giới thiệu và hy vọng cuốn sách này
sẽ là tài liệu có giá trị và bổ ích cho bạn đọc, đặc biệt cho
những ai muốn tìm hiểu, học tập và lâp nghiệp bàng
nghề trồng rau. Nhà xuất bản Nông Nghiệp cữỉig như, tác
giả mong muốn nhận được những đóng góp ý kiến chân
thành từ phía bạn đọc để lần xuất bản sau cuốn sách
được hoàn thiện ỉịơii.
NHÀ XUẤT BẲN NÔNG NGHIỆP
4
kị uự t TRỎNG RAU
PHẦN I : ĐẠI CƯƠNG
Chương 1
Sự QUAN TRỌNG VÀ PHÂN LOẠI RAU
I. CÁCH SỬ DỤNG RAU
Rau là các phần tươi của cây thân thảo như rễ,
thân, chồi non, lá hoa hay trái dược sử dụng làm thực
phẩm.
Sử dụng rau làm thực phẩm tiết kiệm được nhiên
liệu vì rau có thể ăn sông hoặc nấu lihanh nên tiêu tốn ít
năng lượng trong nấu nướng so với các món ăn khác.
Rau chế biến dược nhiều món ăn dưới các hình thức
khác nhau như:
- Ăn tươi dưới dạng salat hay dùng trang trí món
ăn thịt cá.
- Nấu soup, luộc, nướng hay làm sauce.
- Chế biến dưới dạng sậy khô (ớt, nấm, tồi ), dóng
hộp (cà chua, măng tây, đậu hòa ỉan ) muối mặn, muối
chua (cải củ, cải tùạ xại, cải thảo, cà pháo, dưa leo, gừng,
hành dỏ ), làm bánh mứt, kẹo hay nước giải khát (melon,
bí dao, cà chua ).
n . s ự QUAN TRỌNG CỦA CÂY RAU
1. Thành phần dinh dưỡng của rau
Rau chứa nhiều nước, từ 70 - 95%. Lượng chất bột
đường, chất đạm, chất béo trong rau không đáng kể so
với các loại thực phẩm khác, do đó rau là thức ăn không có
giá tri cho năng lượng cao. Tuy nhiên, rau là nguồn thức
ăn bổ sung vitamin và chất khoáng quan trọng nhất.
HỊ MttẠt TRỒNG RAU
5
■ỹ Mhậí TRỒNG RAU
Bảng 1: So sánh thà n h p h ầ n dinh dưỡng của ra u và các thực phẩm khác
Loại
Nâng
Chất
Chất
Chất Canxi
Sắt
Vit. A
Vit.
c
thực phẩm
lượng bột đạm
béo
(Kcal)
(g) (g)
(5)
(mg) (mg)
(mg)
(mg)
Rau ăn lá 22
3,7
1,6 0,3
76
2,2
44
Rau cải
40
4,4
1,6
0,4
11!) 1,5
1,1
76
Rau ăn cú
45 6,0
0,7 0,2 68
1.2
6,0 28
Hành tỏi 72
9,2
1,6
0,2
82 0,8
0,7
26
Rau ãn quá
44
5,3
1,4
0,4
M
0.8
0,2 28
Bánh mì 346
52,0
7,5
1,0
15
Vết
2,0
Sữa
67
4,8 3,4
3,7 120
0,03 1.7
Thịt heo
563
11,2
35,0 10 0,5
(Phân tích trong 100 g sản phẩm từơi)
1.1. C hất khoáng:
Hợp chất khoáng trong rau chứa nhiểu ion kiềm, do
đó giúp trung hòa pH trong máu và dịch tế bào. Các chất
khoáng quan trọng mà rau cung cấp cho cơ thể như canxi,
kali, sắt, iốt Canxi cần cho sự phát triển của tế bào
xương, chứa nhiều trong rau cải và rau ăn lá. Kali tham
gia diều khiến quá trình trao dổi nước trong cơ thế, có
nhiều trong cà chua, rau đậu. Chất sắt tuy cơ thế có nhu
cầu ít nhưng giá trị sinh học của nó rất lớn vi sắt là thành
phẳn cấu tạo của hồng huyết cáu, do đó sắt giúp ngân chặn
bệnh thiếu máu. sắt chứa nhiều trong rau cải, rau dền, bố
xôi. cải củ, cà chua Iốt chứa nhiều trong hành tây. đậu
băp, măng tây và giúp ngăn ngìía bệnh bướu cố.
1.2. Vitam in:
Các vitamin quan trọng chứa trong rau gồm có:
- Vitamin A: có nhiều trong cà rốt, ớt, bí dỏ, bố xôi,
cần tày, cà chua, khổ qua. Thiếu vitamin A trẻ em chậm
lớn và bị bệnh mù mắt.
- Vìtamin B (thiamin, riboílavin và niacin): chứa
nhiều trong lá ớt, đậu đũa, khoai tây, dậu cowpea. Vita-
min B cần cho sự chuyển hóa chât bột đường và ngăn
chặn bệnh thiếu máu.
- Vitamin C: chứa nhiều trong ớt, cà chua, cải bắp,
cải bông, rau dền, dưa leo, rau muống, cần tây. Vitamin c
giúp cơ thể. đề kháng cảm lạnh, cảm cúm, hấp thụ chất
sắt, ngăn chặn bệnh phù thủng.
Mục đích của chương trình chọn tạo giống dậu xanh
giàu chất sắt, giống cà chua giàu B-caroten (tiền vitamin
A) của Viện Rau Hoa Á Châu nhằm cải thiện dính dưỡng
cho các nước nghèo trong vùng.
kỹ tkuẬi TRÒNG RAU
7
I.3ắ C hất xơ;
Chất xơ trong rau ở dạng cellulose và chiếm phẩn
lớn lượng chất khô. Tuy cơ thể không tiêu hóa được chất
xơ nhưng chất này làm tàng thể tích tiếp xúc của thức ăn
với dịch tiêu hóa, giúp cho việc tiêu hóa được dễ đảng.
Chất xơ còn kích thích ruột co bóp và tiết dịch tiêu hóa,
giúp cơ thể chống bệnh táo bón.
1.4. C hất đạm:
Một số rau có hàm ỉượng chất đạm cao như cải bi-
xen, trái non đậu hòa lan. nấm. bồ ngót, rau muống. Việc
cung cấp chất đạm từ rau không quan trọng ở các nước
phát triển nhưng có ý nghĩa rất lón ở cắc nước nghèo có
tỉ lệ dân thiếu đạm cao.
1.5. Vị thuốc:
Nhiều loại rau chứa nhiều chất được tính dùng làm
vị thuốc trong đông và tây y như:
- Tỏi chứa chất tĩtoxit giúp dễ tiêu, trị ho và rối loạn
tiêu hóa. Từ tỏi chiết xuất dược chất kháng sinh alixin,
- Cải bđp chứa vitamín u giúp chữa loét bao tử.
- Bồ ngót chớa papaverin giúp an thần, gây ngủ.
- Hành có tính tán hàn, thông khí, tiêu thực, dùng
trị cảm lạnh, ăn khó tiêu.
Theo nghiên cứu của FAO/World Bank về tình hình
nông nghiệp và thực phẩm của nước ta (FAO, 1988), và
thông báo của Bộ Y tế (1998) thì tình trạng dinh dưỡng
của người Việt Nam rất thấp. Nói chung tình trạng suy
dinh dưỡng do thiếu chất đạm, mắc bệnh bướu cổ, thiếu
máu do thiếu chất sắt, mù mắt do thiếu vitamin A và
bệnh do thiếu cảc chất khoáng khác còn khá phổ biến
trong nước, nhất là ở các xã nghèo, vùng sâu, vùng xa.
8
kị ilnịi TRÓNG RAU
Như vậy dể cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho nhân
dân, Nhà nước không thể không coi trọng công tác phát
triển sản xuất rau.
2. H iệu quả k ỉnh tế
Sản xuất rau giúp:
2.1. Tăng ngày công lao dộng cho nông thôn vì sản
xuất rau đòi hói nhiều ỉao động hơn so với sản xuất lúa
và cây lương thực khác. Kết quả diểu tra của viện Kinh
Tế Nông Nghiệp năm 1996 ở khu vực phía Bắc cho thấy
trồng rau sử dụng nhiều lao dộng hơn trồng lúa và bắp từ
1,1 đến 4,3 lần (bảng 2),
Băng 2: So sá n h số ngày công lao dộng trồn g ra u
với trồ n g cây lương thực
Diện tích trồng: lha
STT
Loại cây trổng
Ngày cõng
Lao động
Lợi tức
(1.000 đổng)
LỢỈ tức
/ngày cóng
(1.000 đổng)
1
Khoai tây 334 15.642
46,0
2
Cải bắp 556 11.749
21,1
3 Cà ehua 695
14.303 20,6
4 Dưa leo 834
23.552 28,2
5 Lúa 194
3.830 19,5
6 Bắp
222
3.333 15,0
2.2. Tăng thu nhập thêm cho nông dân mặc dầu
sản xuất rau chỉ chiếm 5 - 6% so vớí tổng sản iượng nông
nghiệp. Tuy nhiên, lợi tức trên diện tích từ sản xuất rau
mang lại thường rất cao. Lãi thuẳn và lợi tức ngày công
trồng cải bắp, cà chụa hay dưa leo thường cao hơn trồng
lúa, bắp từ 3 - 6 lần (bảng 2).
kỊ íAkịt TRỒNG RAU
9
2.3. Phát triển thêm nhiều ngành nghề phục vụ
sản xuất cho nông thôn như nghề dan sọt, giỏ, nghề hàn,
nghề mộc và dịch vụ chê biến, kinh doanh rau.
2.4. Đẩy mạnh xuất khẩu và trao đổi hàng hóa giữa
các nước. Tuy việc xuất khẩu rau tươi ở nước ta còn nhiều
hạn chế nhưng một sô' loại rau có giá trị xuất khẩu cao
như hành tầy, tỏi, cải bắp, cải broccoli, cà rốt, dưa hấu
hay rau chế biên như gừng muối, dưa leo muối, ớt muối.
đã mang lại hàng triệu đó-la cho đất nước mỗi năm.
Tầm quan trọng kinh tế của mỗi loại rau thay dối
tùy nước, tùy vùng do tập quán an uống và diều kiện canh
tác khác nhau. Có rau dược xem là quan trọng ở nơi này
nhưng không trồng ở nơi khác. Khảo sát sự hiện diện và
số lượng rau ở các chợ dô thị có thể đánh giá tầm quan
trọng của cấc loại rau về kinh tê như sau:
- Rau thường có với số lượng lớn là dưa leo, cà chua,
cải bắp, đậu đũa, đậu cove, rau muống, bí đò, cải củ.
- Rau thường có với số lượng ít hơn như khổ qua, cà
tím, ớt, bí đao, hành lá, dưa hấu, xà lách, tỏi, cải bông,
cải thảo, cải xanh, củ sắn, tần ô, cà rốt.
- Rau hiện diện theo mùa, số lượng ít gồm khoai
tây, su hào, cần tây, hành tây, xà lách soong, đậu hòa
lar, cải rổ, cải trắng.
- Rau ít có, số lượng nhỏ như đậu ván, đậu rồng, bố
xôi, măng tây, melon.
III. TÌNH HÌNH SẢN XUÂT RAU Ở NƯỚC TA
Diện tích trồng rau nước ta tăng từ 328.000 hecta
năm 1995 lên 377.000 hecta năm 1997. Tuy diện tích
tăng nhưng năng suất bình quân vẫn thấp (13,2 tấn /ha)
do dó sản lượng rau chưa vượt 5.000.000 tấn/năm. Với
10 TRỒNG RAU
dân số trên 76 triệu người, như vậy sản lượng rau sán
xuất chỉ mới cung cấp khoảng 65 kg rau/người/năm.
Để bảo đảm cho nhu cầu dinh dưỡng với số lượng khoảng
105 kg rau/người/nãm , trong k ế hoạch 5 năm tđi
(2000 - 2005) cần mở rộng diện tích trồng rau từ
500.000 ha lên 600.000 ha hoặc dầu tư thâm canh để
tâng năng suất rau trung bình cả nước lên 14,0 tấn/ha.
Sản xuất rau thường tập trung vào vụ Đông Xuân vì
điều kiện thời tiết thuận lợi nên rau mùa này thường có
sản lượng cao nhưng giá rẻ. Vốn và giao thông phân phối
cũng là trở ngại lớn cho sản xuất. Ngoài ra, việc tiêu thụ
khá nhiều thuốc trừ sâu gây hiện tượng côn trùng kháng
thuốc cũng gây khó khăn không ít trong việc bảo vệ hoa
màu.
IV. PHÂN LOẠI CÂY RAU
1. Phân loại theo họ thực vật
Có hơn 200 loài dược liệt kê là rau cải, tuy nhiên
trong sản xuất chỉ trồng khoảng 70 - 80 loài. Phần lớn
các cây rau chính tập trung trong 5 họ sau dây:
- Họ Hành tỏi (Alliaceae): gồm hành tây, hành ta,
hành lá, tỏi, tỏi tây, hẹ, kiệu.
- Họ cải (Crucifẹrae): gồm cải bắp, cải bông, cải
thảo, cải rổ, su hào, cải trắng, cải ngọt, cải xanh, cải củ,
xà lách soong.
- Họ bầu bí (Cucurbitaceae): gồm dưa hấu, dưa melon,
dưa leo, khổ qua, bí đao, bí dỏ, mưóp khía, mướp hương,
su su, bầu.
- Họ cà (Solanaceae): gồm cà chua, cà tím, ớt cay, ớt
ngọt, khoai tây.
- Họ đậu (Fabaceae): gồm đậu cove, dậu dũa, đậu
hòa lan, đậu rồng, đậu ván, củ đậu.
Kĩ TRỒNG RAU
11
2. Phân ỉoại theo bộ phận sử dụng
Các cây trong cùng họ không phải luôn luôn canh
tác cùng phương pháp hoặc sử dụng làm thực phẩm như
nhau chẳng hạn như cà chua và khoai tây hay cải bắp,
cái bông và cải củ tay cùng họ nhưng cách canh tác và sứ
dụng ỉàm thực phẩm khác nhau; trong khi xà ỉách, cải
xanh, cải ngọt, bố xôi, dến là những cây ổ các họ khác
nhau nhưng canh tác và sử dụng ỉàm thực phẩm tương tự
nhau vì cùng là rau ăn lá, Do đó, trong sản xuất thường
chú trọng cách xếp nhóm rau theo bộ phận sử dụng như
sau:
- Rau ăn lá gồm cải bấp, cai thảo, cải xanh, rau
dền, bố xôi, xà lách, rau muống.
- Rau ăn trái như cà chua, ớt, dưa hấu, dưa leo, bầu
bí, đậu cove, đậu đũa.
- Rau ăn rễ hay thân củ gồm củ dậu, cảí củ, cà rốt,
hành tây, tòi, khoai tây.
- Rau àn hoa gồm cải bông, broccoli, artichaud.
- Rau ăn hạt cổ đậu hòa lan, dậu ván.
- Rau sử dụng đa dạng như bí dỏ phẩn ăn được gồm
đọt non, hoa, trái non và trái già; đậu rồng có thể ăn trái
non, đọt non, lá, hoa và cả thân củ. Các rau này dược chú
ý phát triển trong vườn rau gia đình.
12 kỹ ttuÁi TRỒNG RAU
Chương 2
Sự TĂNG TRƯỞNG, PHÁT TRIEN v à
ĐIỀU KIỆN SINH THÁI CỦA CÂY RAU
I. Sự TĂNG TRƯỚNG VÀ PHÁT TRIEN
c a y r a u
1. Chu kỳ đời sống cây rau
Chu kỳ đời sống hav tuổi thọ của cây là thời gian từ
khi hạt bắt đầu nẩy mầm đến khi cây ra hoa, kết trái rồi
chết tự nhiên. Theo định nghĩa này rau có thể chia làm 3
nhóm:
- Rau hàng năm: Cây trổ hoa mang trái một lần
trong đời và hoàn tất tuổi đời trong năm. Nhóm cây này
thường có sản phẩm làm rau là hoa (cải bông) hay trái
(dưa hấu, dưa leo, dậu).
- Rau hai năm: Cây trổ hoa mang trái một lần
trong đời nhưng hoàn tất tuổi dời trong 2 năm. Năm đầu,
phần thân lá trên mặt đất phát triển dưới dạng tán lá
hình hoa thị, sau dó cây tích lũy chất dinh dưỡng vào cơ
quan dự trữ như bắp cải, củ cái, cà rốt, củ dền hay củ
hành; các phần dự trữ này được sử dụng làm thực phẩm.
Vào mùa đông phần thân lá trên mặt đất và một phần rễ
bị chết, cơ quan dự trữ và chồi mầm bước váo giai đoạn
ngủ nghĩ dông. Đến mùa xuân năm sau gặp thời tiết
thuận lợi, chồi mẩm bắt đầu hoạt động, cây phục hồi hệ
thống rễ, thành lập thân và trổ hoa kết trái. Như vậy ở
cây rau hai nãm, năm thứ nhất cho rau và năm thứ hai
thu được hạt giống. Nhóm này gồm cây cải bắp, su hào,
cải củ, cà rốt, dền củ, hành tây
kị tíuịt TRỒNG RAU
13
- Rau nhiều năm: Trố hoa kết trái nhiều lần trong
đờí và sống nhiều nảm. Một số cây cho hoa trái ngay
năm dầu như cây ớt, còn cây artichaud trố hoa vào năm
thứ hai và thời gian cho hoa kéo dài 3 - 4 năm ở những
nơi có mùa dông nhẹ.
Việc phân chia nhóm rau như trên có tính tương
dối vì tùy điều kiện khí hậu mà đời sống cùa cây có thể
thay đổi. Ví dụ cây ớt trồng ở vùng nhiệt đới là cây nhiều
năm, nhưng trồng ở vùng ôn đới là cây một năm. .
Hầu hết các loại rau thường không hoàn tất chu kỳ
đời sống của mình trong diều kiện ngoài đồng vì rau được
canh tác chủ yếu để thu hoạch phần làm rau ãn, mà phần
này chủ yếu là thân, lá hay hoa, trái còn non.
2. Sự tăng trưởng và phát triển
Tăng trưởng là sự thay dổi về lượng gồm việc thành
lập tế bào mới, cơ quan mới, dẫn đến sự gia tăng kích
thước và trọng lượng cây. Trong khi dó sự phất triển ỉà
sự thay đổi về chất bên trong cây, chỉ xuất hiện ở điểm
sinh trưởng, không thấy dược bên ngoài, dẫn đến sụ' xuất
hiện cơ quan sinh sản, cây trổ hoa và đậu trái.
Tính chất, tốc độ tăng trưởng và phát triển của
cây tùy thuộc vào tính di truyền thực vật và điều kiện
môi trường. Đối với rau ăn trái 1 năm như cà chua, dưa
leo, dậu rau , cần tạo diều kiện đề cây vừa tăng trưởng
mạnh, thân lá nhiều, vừa trổ hoa kết trái sớm, cho trái
nhiều để có năng suất cao. Đối với rau sử dụng cơ quan
dinh dưỡng làm thực phẩm như củ cải, củ đậu, cải ăn lá
cần tạo điều kiện cho cây phát triển manh thân lá và
hạn chế ra hoa sớm vì khi cây có hoa trái, bộ phận tích
lũy chất dinh dưỡng sẽ có nhiều xơ và mất phẩm chất.
14 eỹ Uttịt TRỒNG RAU
Để chuyển từ giai đoạn tăng trưởng sang phát triển
cây đòi hỏi điều kiện môi trường nhất định. Nhiệt độ và
ánh sáng là hai yếu tố môi trường quan trọng nhất. Vì
vậy việc kíeh thích hay hạn chế sự tăng trưởng và phát
triển của cây rau trên thực tế được thực hiện bầng cách
điều chỉnh nhiệt dộ hay thời gian chiếu sáng trong ngày
hoặc bằng hóa chất. Tuy nhiên khi xử lý cần chú ý đến
điều kiện canh tác, giống trồng và tuổi cây.
3. Tính ngủ nghỉ (m iên trạng)
Sự thay đổi mùa trong năm là nguyên nhân làm
cho cây rau có giai đoạn sống tích cực và giai doạn ngủ
nghỉ trong chu kỳ sinh trưởng. Cây hay cơ quan riêng lẻ
cua cây ngủ nghỉ để chống chịu với sự lạnh giá của mùa
dông hay khô hạn trong mùa hè. Tính ngủ nghỉ là dặc
tính riêng biệt của các loại rau khác nhau.
Ở cây rau 1 năm hiện tượng ngủ nghỉ thường gặp ở
hạt, trong khi ở cây 2 năm chẳng những hạt mà các cơ
quan dự trữ như củ rễ, thân củ, bắp, thân ngầm cũng ngủ
nghỉ. Khi cây ngủ nghỉ sinh lý, hạt hay mầm thường
không có khả năng tăng trưởng ngay cả khi gặp diều kiện
môi trường thuận lợi. Phần lớn các loại hạt rau có giai
doạn ngủ nghỉ không lâu sau khi thu hoạch hạt, khoảng
1 - 3 tháng tùy theo giống, chẳng hạn như hạt cải xanh,
tần ô, ngò, xà lách, dưa leo Một số hạt rau có thời gian
ngủ nghỉ dài do vỏ hạt dầy như hạt artichaud, hành tây,
măng tây, mướp hương, khổ qua cần xử lý cơ học để phá
hủy lớp vỏ bao ngoài hay trữ hạt ở nhiệt độ thấp trong cát
ướt hoặc sấy hạt trong một thời gian ở nhiệt độ 52°c. Các
loại củ như củ khoai tây có thời gian ngủ nghỉ từ 2 - 5
tháng tùy giống, củ hành tím 1,5 - 2 tháng. Tính ngủ nghỉ
của hạt giống và củ giống giúp cho việc trữ hạt giống, cây
giống hay thực phẩm được dễ dàng.
kỹ TRỔNG RAU
15
II. ĐIỂU KIỆN SINH THÁI
Sản lượng, phẩm chất và thời gian thư hoạch rau ỉà
kết quả của mối tương quan phức tạp giữa cây trồng và diều
kiện môi trường, do đó cắn chú ý đến môi trưòng dể đề ra
những biện pháp kỹ thuật đúng và thu dược nãng suất cao.
Các yếu tố môi trường ảnh hưdng quan trọng trên sinh
trưởng của cây gồm nhiệt độ, ánh sáng, nước và đất.
1. N hiệt độ
Nhiệt dộ ảnh hưởng trên sự bốc thoát hơi nước, sự
hấp thụ dung dịch dất, sự đổng hóa, hô hấp, tích lũy chất
dự trữ và các tiến, trình sinh lý khác trong thực vật. Mỗi
[oại rau yêu cầu diều kiện nhiệt dộ nhất định dể sìĩih
trưởng. Dựa theo yêu cầu diều kiện nhiệt độ rau được chia
ìàm 3 nhóm:
' Rau chịu lạnh: Măng tây, cải bắp, cải thảo, cà rốt,
xà lách cuộn, khoai tây, hành tây, bố xôi Nhiệt độ tối
hảo cho rau nhóm này sinh trưởng tốt lằ 17 - 20°c vâ cây
có khầ năng chịu lạnh đến dưới 0cC.
- Rau chịu ấm: Cà chua, ớt ngọt, cà tím, dưa leo
Nhiệt độ tối hảo cho sự sinh trướng của rau nhóm này là
20 - 30°c. Tuy nhiên cây không chịu dựng dược nhiệt độ
thấp dưới 0°c hay nhiệt độ cao trên 40°c.
- Rau chịu nóng: Gồm dưa hấu, dưa gang, bầu bí,
rau muông, dậu đũa Cây sinh trưởng tốt ỏ nhiệt dộ 20 -
30°c và chịu được nóng trên 40"C.
Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa: Mùa dông từ
tháng 11 đến tháng 2 có gió mùa Đông Bắc thổi khí lạnh
từ dất ỉiền ra biển và mùa hè từ tháng 5 đến tháng 10 có
gió mùa Tây Nam thổi từ biển vào đất liền mang theo
mưa.
16 kỹ Uụt TRỒNG RAU
Vùng đồng bằng phía Nam nằm gần dường xích
dạo, nhiệt độ trung bình trong ngày khoảng 27°c và ổn
dịnh quanh năm. Càng tiến dần ra phía Bắc hay lên
vùng có cao độ cao, sự chênh lệch nhiệt độ giữa mùa nóng
và mùa lạnh trở nên rõ rệt hơn. Ớ phía Bắc, mùa đông từ
tháng 10 dến tháng 4, nhiệt độ trung bình xuống đến
16“C, trong khi mùa hè từ tháng 5 đến tháng 10 rất nóng
và thường có bão. ơ vùng núi và cao nguyên, khi cao độ
tăng 160 m thì nhiệt độ giảm đi l°c và chênh lệch nhiệt
độ ngày và đêm lớn dần khi càng ĩên cao. Do nhiệt độ là
yếu tố xác định loại rau trồng nên rau chịu nóng thường
trồng ở vùng đồng bằng, rau chịu ỉạnh chiếm ưu thế trên
vùng cao hay mùa đông phía Bắc và rau chịu ấm trồng
được ở cả 2 vùng. Tuy nhiên, có sự khác biệt rất rõ về
giông trồng ở vùng cao và vùng đồng bằng,
Nhiệt dộ còn ảnh hưởng đến sự trổ hoa kết trái của
cây. Đối với rau 2 năm và nhiều năm, yêu cần điều kiện
nhiệt dộ lúc ngủ nghĩ dông phải rất thấp để diểm sinh
trưởng của cây có những biến đổi cơ bản về chất bên
trong. Ví dụ cây cải bắp thụ hàn ở nhiệt dộ 0 - 2‘ C trong
1 - 3 tháng và hành tây thụ hàn ở 4 - 10“C trong 2 tuần
tùy giống. Chính vì vậy một sô' rau 2 năm như cải bắp,
cải thảo, hành tây có thể trồng được nhiều nơi nhung
không ra hoa dược.
2. Ánh sáng
Ánh sáng cần thiết cho cây vì là nguồn năng lượng
cho quang tổng hợp. Sự tổng hợp chất xanh của lá, sự
chuyển động của lá, sự tổng hợp vitamin, men hay sự
biến đểi về chất dể cây trổ hoa kết trái đều có liên quan
đến ánh sáng.
kỳ tAựt TRỒNG RAU
17
Cây rau ưa ánh sáng khuyếch tán hơn ánh sáng
trực tiếp chiếu lên cây. Khi độ cao mật trời càng thấp thì
ánh sáng khuyếch tán càng nhiều, vì vậy rau ưa ánh
nắng buổi sáng hơn buổi trưa,
Nhu cầu rau dối với cường độ sáng không giống
nhau: mướp, bí, dưa háu đòi hỏi cường độ ánh sáng
mạnh dể sinh trưởng nén phải trồng nơí có nhiều ánh
sáng, không bị che khuất nắng; đậu ăn trái, cải yêu cầu
cường độ ánh sáng trung bình trong khi ngò, gừng, xà
lách, cải cúc đòi hoi cường dộ ánh sáng yếu. Vì vậy khi
canh tác các íoại rau khác nhau có thế' bô' trí trồng trảng,
trồng xen, trồng gối, gieo lẫn hay làm giàn che nắng cho
hợp lý với yêu cầu và đặc tính từng loại rau.
Thời gian chiếu sáng hay độ dài ngày ảnh hưởng
trên sự ra hoa kết trái của cây. Cây ngày ngẩn như dậu
ván, bầu bí, dưa hấu, dưa leo trổ hoa kết trái trong điều
kiện thời gian chiếu sáng trong ngày từ 10 - 12 giờ,
trong khi cây ngày dài như cải bắp, hành tỏi, su hào, cà
rốt đòi hỏi ra hoa, đậu trái ở độ dài ngày từ 14 - 16 giờ.
Các giống rau cho củ như củ sắn tạo củ trong điều kiện
ngày ngắn trong khi hành tây tạo củ trong điều kiện
ngày dài. Cây ngày dài trồng trong điều kiện ngày ngắn
sẽ giảm khả năng tích lũy chất đạm và châ't bột đường,
do đó không ra .hoa dược; ngược lại, cây ngày ngắn trồng
trong điều kiện ngày dài tăng tích lũy dẫn đến sinh
trưởng mạnh, cùng không ra hoa.
Đô dài ngày ở khu vực phía Nam nước ta từ
11:30 - 12:40 giờ, trong khi ở phía Bắc từ 10:50 - 13:20
giờ. Do đó, một số giống đậu ăn trái chịu ảnh hưởng
quang kỳ mạnh như dậu rồng, đậu ván, chỉ trổ hoa kết
trái từ tháng 11 đến tháng 3.
18 kị Unịi TRỒNG RAU
3. Nước
Nước có ý nghĩa lớn trong đời sống cây rau vì rau
chứa nhiều nước. Nước trực tiếp ảnh hưởng đến năng suất
và phẩm chất rau. Thiếu nước cây còi cọc, mô gỗ phát
triến nên rau cứng, có vị đắng. Thừa nưđc rau trđ nên
nhũn, chứa ít đường, ít chất khoáng, mô mềm và giám
sức chống chịu.
Nhu cầu nước của cây dựa vào khá năng hút nước
của rễ và khả năng tiêu hao nước cúa phần thân lá trên
mật đất. Rễ cây rau ăn cạn hơn so vói rễ các cây lương
thực, khả năng ăn lan, mức độ phân nhánh và khá nàng
tìm nước ở đất khan hiếm nước cũng kém hơn. Dựa trên
sự phân bố cúa rễ và tiêu hao nước cúa cây có thể chia rau
làm 3 nhóm:
- Rau hút nước mạnh, tiêu hao nước ít: Rau có bộ rỗ
khỏe, ăn sâu, phân nhánh mạnh nên hút nước mạnh; có
thân lá lớn nhưng mặt lá nhiều lông nên tiêu hao nưởc ít
như dưa hấu, bí, cà chua, ớt.
- Rau hút nước yếu, tiêu hao nước mạnh: Rau có hệ
thống rễ ăn cạn, phân bô' trong lớp dất cày nên hút nước
yêu; có thân lá lớn, mặt lá không lông, bốc thoát hơi nước
nhiều nên cần nhiều nước như cải bắp, cải thảo, cải cư,
dưa leo, xà lách, bố xôi, đậu.
- Rau hút nước yếu, tiêu hao nước ít: Rau có bộ rễ
phát triển kém, ăn cạn ở lớp dất mặt, có bộ lá nhỏ, mặt
lá phủ sáp như hành, tỏi
Điều kiện khí hậu nước ta cho phép trồng rau quanh
năm nếu có dủ nước tưới. Thông thường rau ăn lá cần
khoảng 6 mm nước/ngày (6 lít nước/m2 đất/ngày) trong
khi các rau khác cần 4 mm nước/ngày. Nếu trời không
kỹ Ukịt TRỔNG RAU
19
mưa hay không có diều kiện dẫn thủy, sự sinh trưởng của
cây bị hạn chế và mức độ thiệt hại do khô hạn tùy loại
rau, loại đất và kỹ thuật canh tác. Nói chung, năng suất
rau trong mùa khô trên đất có tưới cao hơn so với trồng
trong mùa mưa trên đất không tưới. Lý do khác làm
giảm năng suất rau trong mùa mưa là cường độ ánh sáng
thấp và thiệt hại do sâu bệnh.
4. Đất
Đất trổng rau tốt phải có các đậc tính như sau:
- Cấu trúc: Cấu trúc cụm, ổn định, giữ phân nước tốt
và thoáng khí, tạo diều kiện tốt cho vi sinh vật đất hoạt
động và rễ phát triển ớ độ sâu ít nhẩt 60 cm.
- Độ phì: Đất phái chứa dầy đủ chết dinh dưỡng cần
thiết ở dạng dễ tiêu sẵn sàng cung cấp cho cây. Sự tàng
trưởng và năng suất rau bị hạn chế bởi lượng chất dinh
dưỡng cung cấp ít nhất. Đất tốt phù hợp trồng mọi loại
rau; tuy nhiên các loại rau hay giống rau khác nhau có
khả năng cho năng suất khác nhau trong điều kiện đất
trồng bất lợi như đất khô hạn, ẩm ướt, acid hay kiềm.
Đất mặn (E.c.> 3mmho/cm) hạn chế khả năng cho
năng suất của hầu hết các loại rau; tuy nhiên cà chua, cải
bông xanh, dưa leo và bí đỏ chịu đựng tương đối tốt trên
đất mặn.
Rau có rễ ăn cạn như hành tây, cải bắp, rau muống
mẫn cảm với điều kiện dất khô hạn mạnh hơn các loại
rau có rễ ăn sâu như cà chua, dưa hâu.
Đất chua (pH nước < 5,5) khó chọn dược rau trồng vì
trên đất acid rau thường có triệu chứng thiếu Mg, Ca hay
p hoặc ngộ dộc Mn và AI. Các loại rau đểu cho năng suất
cao trên đất trung tính hay chua nhẹ, pH 5,5 - 7,0.
20
kị ttựrt TRỒNG RAU
Độ phì cúa đất được cải thiện qua việc bón phân hửu
cơ và phân khoáng, Đât cróng rau nên bón phân hữu cư
hàng năm it nhất 10 tấn/ha, các vùng thâm canh rau có
thể bón đến 80 tấn/ha/năm. Đất có bón phân hữu cơ thì
việc gia tăng năng suất của rau nhờ vào việc bón phân
khoáng càng rõ rệt. Ớ đất xấu,, năng suất rau gia tăng
chính là do tác dụng của việc bón phân hữu cơ hơn là bón
phân khoáng. Việc bón phân hóa học song song với việc
bón phàn hữu cơ giúp cung cấp kịp thời chất dinh dưỡng
cho cây theo nhu cầu, do đó hiệu quả của phân vô cơ và
hữu cơ chỉ gia tăng khi bón chung với nhau và không thể
thay thế nhau.
kị UuẬt TRỒNG RAU 21
Chương 3
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT c ơ BẢN
TRONG CANH TÁC RAU
I. SỬA SOẠN ĐẤT
Đát trồng rau phái càv sâu dể tâng chiếu dầv tầng
canh tác, phá vỡ lớp đô càv, cái thiện két cáu đất, làm
cho đất dược tơi xốp, thoáng khí vá chôn vùi phân bón, dư
thừa thực vật, cỏ dại. Cày sáu 15 - 20 cm thường đủ cho
canh tác rau. Đối V ỚI rau án cù cần cày sâu 30 - 40 cm.
Sau khi cày phải bừa hay cuốc nhỏ đất để đất tơi mịn,
bằng phẳng.
Canh tác rau trên đất ruộng lúa thường gặp trở ngại
vì đất dẽ cứng sau khi trồng lúa. Nhiều nơi khôag cày bừa
đất mà làm đất bằng len, xắn dất thành từng lát mỏng và
ốp vào nhau thành luống để đất thông thoáng hơn.
Cày bừa đất thuận lợi khi đất không quá khô cũng
như quá ướt. Do dỏ làm đất khi đất có ẩm độ phù hợp.
Phơi ải là biện pháp thường áp dụng trước hay sau
khi cày bừíi đế diệt cỏ dại và mầm sâu bệnh, làm đất khô
ráo và thoáng khí. Thời gian phơi ái khoảng 10 - 15 ngày
tùy điều kiện cụ thể, Nhiều nơi còn ung hay đốt tíât trưức
khi cuốc xới, lên líp. Biện pháp này chí có tác 'ỉụng khử
mầm sâu bệnh trên bề mặt đất; tuy nhiên đốt dất có thể
gây mất dạm và làm chuyến hóa đạm thành khí ammo-
nìac dộc. Do đó chỉ nên gieo hạt hay trồng cây 3 - 4 ngày
sau khi đốt đất dể khí độc hoàn toàn thoát khỏi đất.
II. LÊN LUỐNG
Lên luống đế đất được thoát nước, tạo điều kiện cho
22 tíỊ t TRỒNG RAU
rẻ phát triển tốt và chám sóc thuận tiện. Khí làm luông
không nên băm đất quá nhó làm lấp hêt các khoảng
trống cần thiết chứa không khí, đất dễ bị hồ mật. Luống
yêu cầu phải ngay thẳng, rãnh giữa 2 luống không chiếm
quá nhiều ảnh hưởng đến diện tích trồng trọt. Có nhiều
kiểu làm luống khác nhau tùy theo tính chất dất, thời vụ
và loại cây .trồng:
1. Luống bằng: Mặt luống bằng và cao hơn mặt
đất. Đây là kiếu luống trồng rau phổ biên nhất.
2. Luống chìm: Mặt luống bàng và thấp hơn mặt
đất để dễ giữ phân, nước. Kiểu luống này áp dụng trên
đất gò, dồi, dất nhiều cát hay tráng rau ưa nước trong
mùa khô.
3. Luống m ui luyện: Giữa luống cao, hai bên mép
luống thấp dẩn. Kiểu luống áp dụng cho những vùng có
mứa nhiều, đất thoát nước kém.
4. Luống vòng: Luống cao, mặt luống hẹp hình
cong bán nguyệt. Kiểu luống áp dụng trồng rau ăn củ.
Luống thường rộng từ 0,8 - 1,5 m và dài từ 7 - 12 m
tùy khu đất trồng. Luống rộng 1,2 - 1,5 m áp dụng ớ
những vùng đất cao ráo, ít mưa hay trồng các loại rau ít
chăm sóc, có hình thái nhỏ như rau thơm, rau muống, cải
cúc hoặc trồng nhiều hàng trên luống như cái xanh, cải
ngọt, xà lách Luống rộng 0,8 - 1,2 m áp dụng ở các vùng
dất thấp, mưa nhiều, trồng rau có hình thái lớn, phân
cành nhiều, trồng 1 hay 2 hàng trên luống.
Chiều cao luống thay đổi từ 10 - 40 cm. Mùa khô
hay những nơi ít mưa, cao ráo dễ thoát nước, đất có cơ cấu
nhẹ nên làm luống thấp khoảng 10 - 15 cm. Mùa mưa
hay trên đất nặng hoặc trồng rau ăn củ cần lên luống cao
20 - 40 cm.
Kỹ «nậf TRỎNG RAU
23
Đế rau có điều kiện hướng dủ ánh sáng, chú ý làm
luống theo hướng dông táy.
Hình 1: Các kiểu luống rau
a- luống bằng; b- luống chìm;
c- luông mui luyện; đ- luống vòng
III. HẠT GIỐNG VÀ GIEO HẠT
1. H ạt giống
Phần lớn các loại rau đều được gieo trồng bằng hạt.
Trước khi trồng cân chú ý phẩm chất hạt giông qua độ
thuần và độ nẩy mầm.
- Độ thuần: có nghĩa là hạt giống trồng không lẫn
với hạt của giống khác hay hạt của rau khác. Độ thuần
còn có ý nghĩa là độ đúng giống, không tạp giống về mặt
di truyền,
- Độ nẩy mầm: là phần trãm hạt nẩy mầm bình
thường và cho cây con tốt.
Hạt giống tốt phải đảm bầo độ thuần 98% và dộ
nấy mầm tối thiểu 85%.
24 kị tAtậi TRỎNG RAU
▲ A1 : Vườn ươm cây con cọ mái che mưa
A A2 : Mô hình gieo ươm cây con phục vụ sản xuất rau & ĐBSCL