Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Các điều kiện thực hiện lạm phát mục tiêu tại Việt Nam mô hình vecto tự hồi quy (VAR)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 74 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH








PHẠM THỊ XUÂN KIỆN





CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN LẠM PHÁT
MỤC TIÊU TẠI VIỆT NAM
MÔ HÌNH VECTO TỰ HỒI QUY (VAR)




LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ




TP.Hồ Chí Minh, năm 2013

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH


PHẠM THỊ XUÂN KIỆN






CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN LẠM PHÁT
MỤC TIÊU TẠI VIỆT NAM
MÔ HÌNH VECTO TỰ HỒI QUY (VAR



CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
MÃ NGÀNH: 60340201



LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS PHẠM VĂN NĂNG


TP.Hồ Chí Minh, năm 2013


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sỹ kinh tế “Các điều kiện thực hiện lạm
phát mục tiêu tại Việt Nam – Mô hình Vecto tự hồi quy VAR” là bài nghiên
cứu của riêng tôi.
Các kết quả nghiên cứu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được
công bố trong bất kỳ bài luận văn nào khác.


Người thực hiện





PHẠM THỊ XUÂN KIỆN





















MỤC LỤC

Chương I: TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÔNG TY………………………………………1
Chương II: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN……………………………… 1
Chương III: CHỨC NĂNG, QUYỀN HẠN, NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY ………… 3
Chương IV: BỘ MÁY TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY …………………………………….4
Chương V: THỊ TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP…………….…… 10
Chương VI: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP… 10
Chương VII: HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TRÊN VỐN CỦA DOANH NGHIỆP………12
Chương VIII: THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI.12
Chương IX: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP………………… 14

- 1 -




MỞ ĐẦU

1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
Trong giai đoạn 2001-2011 Việt Nam luôn phải mở rộng cung tiền để đảm bảo tốc độ
tăng trưởng cao, trung bình khoảng 6.95% nhưng điều đó đã làm cho gía cả tăng lên dẫn
đến lạm phát tăng cao và biến động phức tạp. Về mục tiêu thì chính sách tiền tệ của Việt
Nam là vừa kiềm chế lạm phát vừa đảm bảo được tốc độ tăng trưởng bình quân không quá
thấp, việc điều hành chính sách tiền tệ không thể đạt được cùng một lúc hai mục tiêu trên.
Một sự thật mà Việt Nam phải thừa nhận là tốc độ tăng trưởng của Việt Nam ngày càng

thấp đi nhưng lạm phát thì ngày càng tăng cao. Trước thực trạng trên thì Việt Nam cần tìm
một cơ chế điều hành chính sách tiền khác cho phù hợp vế xu thế mới.
Học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới thì có thể nói điều hành chính sách
tiền tệ theo cơ chế lạm phát mục tiêu chính là hướng đi tương lai cho tình trạng kinh tế Việt
Nam. Cơ chế này tỏ ra khá hiệu quả đối với các nước áp dụng nó, ví dụ như: Khả năng đối
phó với các cuộc khủng hoảng cũng như tránh được rủi ro thiểu phát của các quốc gia áp
dụng LPMT tốt hơn các quốc gia không áp dụng LPMT, tỷ lệ phát giảm thấp hơn các nước
không áp dụng cơ chế LPMT. Duy trì lạm phát thấp và ổn định nên trở thành mục tiêu hàng
đầu của chính sách tiền tệ để đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, đồng thời phải gắn liền với
nâng cao hiệu quả các chính sách khác. Ngày 27/9/2011 Bộ Tài chính đề xuất gói 6 giải
pháp kiềm chế lạm phát trong đó đề cập đến chính sách lạm phát mục tiêu (LPMT) và xác
định là chiến lược để Ngân Hàng Nhà Nước (NHNN) áp dụng trong thời gian tới sau khi áp
lực lạm phát giảm bớt. Với đề tài “ Các điều kiện thực hiện lạm phát mục tiêu tại Việt Nam
– mô hình Vecto tự hồi quy (VAR)” tác giả trình bày các điều kiện cần có khi thực hiện lạm
phát mục tiêu tại Việt Nam.



- 2 -




2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
Từ nghiên cứu kinh nghiệm áp dụng thành công chính sách tiền tệ theo lạm phát mục
tiêu. Bài viết nghiên cứu các điều kiện áp dụng lạm phát mục tiêu tại Việt Nam trong tương
lai.
3. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU:
Bài viết trình bày tổng quan tình lạm phát và điều hành chính sách tiền tệ của NHNN
tại Việt Nam từ năm 2001 - 2011, những kết quả đạt được và những hạn chế mà nền kinh

tế Việt Nam gặp phải. Từ đó cho thấy được hạn chế của chính sách tiền tệ hiện tại của Việt
Nam và sự cần thiết phải có một cơ chế điều hành tiền tệ mới. Bài viết nghiên cứu các điều
kiện để thực hiện chính sách tiền tệ theo cơ chế lạm phát mục tiêu tại Việt Nam trong
tương lai.
4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Nghiên cứu chủ yếu dùng phương pháp phân tích định tính, định lượng, thống kê, so
sánh, tổng hợp trên cơ sở các dữ liệu thu thập để đánh giá khả năng áp dụng cơ chế điều
hành chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu tại Việt Nam.
Phần phân tích định tính bao gồm:
Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về khuôn khổ điều hành chính sách tiền tệ lạm
phát mục tiêu và trình bày các điều kiện để thực hiện lạm phát mục tiêu tại Việt Nam.
Phần phân tích định lượng bao gồm:
Dựa trên các nghiên cứu trong và ngoài nước về lạm phát nói chung và lạm phát mục
tiêu nói riêng. Từ đó ta trình bày các điều kiện để Việt Nam có thể áp dụng chính sách lạm
phát mục tiêu.Thông qua các lý thuyết và mô hình và các điều kiện trên ta tìm các biến đặc
trưng có ảnh hưởng đến lạm phát. Sau đó ta dùng mô hình Vectơ tự hồi quy- VAR để xem
xét các nhân tố ảnh hưởng đến lạm phát tại Việt Nam.
5. NGHIÊN CỨU TRONG NƢỚC :
Trong nước đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về lạm phát, các nhân tố tác động
đến lạm phát tại Việt Nam, chính sách tiền tiền tệ và các kênh truyền dẫn, mối quan hệ giữa
- 3 -




tăng trưởng và lạm phát. Nghiên cứu cầu về tiền và hệ quả đối với chính sách tiền tệ tại Việt
Nam của Hà Quỳnh Hoa(2008); Trần Ngọc Thơ và Nguyễn Hữu Tuấn (2013) nghiên cứu
kênh truyền dẫn của chính sách tiền tệ qua hai giai đoạn trước và sau khi gia nhập Tổ chức
thương mại thế giới tại Việt Nam theo phương pháp vector cấu trúc tự hồi qui (SVAR);
Nguyễn Thị Liên Hoa và Trần Đặng Dũng (2013) phân tích tác động của các cú sốc đến lạm

phát tại Việt Nam.Tác giả sử dụng mô hình VAR-SVAR để xem xét ngược trở lại của lạm
phát đến các nhân tố tác động như chỉ số giá sản xuất (PPI), lỗ hổng sản lượng công nghiệp
(chênh lệch giữa sản lượng thực tế và sản lượng tiềm năng, đồng thời xem xét độ trễ của cơ
chế truyền dẫn chính sách tiền tệ; Nguyễn Trí Hiếu (2013) cho rằng điều kiện để thực hiện
LPMT tại Việt Nam là sự ổn định giá cả, hệ thống ngân hàng minh bạch thông suốt, lãi suất
vận hành tự do, cạnh tranh lành mạnh.
Tô Thị Ánh Dương và cộng sự (2012) có công trình nghiên cứu về Lạm phát mục
tiêu và hàm ý đối với khuôn khổ chính sách tiền tệ tại Việt Nam cho rằng đối với Việt Nam
việc hướng tới chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu là phù hợp với Chiến lược phát triển hệ
thống Ngân hàng Việt Nam, theo đó xây dựng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trở thành
Ngân hàng Trung ương hiện đại có nhiệm vụ chủ yếu là kiểm soát lạm phát để ổn định tiền
tệ và giám sát để đảm bảo hoạt động lành mạnh của hệ thống ngân hàng. Tác giả đưa ra các
điều kiện để thực hiện lạm phát mục tiêu tại Việt Nam, lộ trình thực hiện, và các giải pháp
hoàn thiện vị trí pháp lý của Ngân hàng Nhà Nước, đề ra các kịch bản khác nhau để thực
hiện lạm phát mục tiêu.
6. NGHIÊN CỨU NGOÀI NƢỚC:
Charles Freedman và Dougles Laxton (2009) đề cập đến những lý do về việc tại sao
các Ngân hàng Trung ương lại lựa chọn tỷ lệ lạm phát thấp là mục tiêu chính sách của mình
và tại sao có nhiều nước trên thế giới lựa chọn lạm phát mục tiêu là khuôn khổ để đạt được
mục tiêu đó. Các tác giả đi sâu phân tích về các chi phí của lạm phát, bao gồm vai trò của
chúng trong việc tạo ra chu kỳ bùng nổ - suy thoái. Tỷ lệ lạm phát cao và biến động tại đa số
các nước trong các giai đoạn trước đây đã được nối tiếp bởi sự biến động cao về sản lượng
- 4 -




và việc làm, bởi mức tăng trưởng thấp về năng suất và sản lượng tiềm năng. Môi trường lạm
phát cao làm tổn hại rất nhiều đối với hoạt động kinh tế.
Mishkin (2004) trình bày những khó khăn mà các nước có nền kinh tế chuyển đổi và

mới nổi gặp phải khi áp dụng LPMT và đó là những khác biệt giữa các nền kinh tế chuyển
đổi với các nước phát triển. Những khó khăn và khác biệt bao gồm: (1) các định chế tài
khóa yếu kém; (2) các định chế tài chính yếu kém; (3) mức độ tin cậy thấp của các định chế
tiền tệ; (4) tình trạng đô la hóa; và (5) tính dễ bị tổn thương của các nước này trước sự dừng
lại đột ngột của dòng vốn vào.
Theo Charles Freedmand và Inci Otker-Robe (2009) có ba điều kiện cốt lõi để hoạt
động LPMT, đó là: mục tiêu lạm phát là mục tiêu ưu tiên trong các mục tiêu của chính sách
tiền tệ; không có áp chế tài chính (fiscal dominance); độc lập về công cụ CSTT (NHTW chủ
động hoàn toàn trong việc sử dụng các công cụ CSTT). Đa số các điều kiện và các yếu tố
khác được coi là căn bản đối với cơ chế lạm phát mục tiêu có thể được thiết lập sau khi đưa
ra áp dụng LPMT. Nếu môi trường kinh tế và thể chế tại các nền kinh tế mới nổi không
tuyệt đối lý tưởng ngay từ đầu thì những lợi ích từ việc áp dụng lạm phát mục tiêu và sau đó
là sự cải thiện môi trường là đáng kể và điều này là kinh nghiệm tại các nền kinh tế công
nghiệp và mới nổi áp dụng LPMT.
Bhattacharya (2013) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến lạm phát tại Việt Nam và
các nước Châu Á, tác giả sử dụng mô hình VAR để xem xét tác động của các nhân tố tác
động đến lạm phát tại Việt Nam. Các biến trong mô hình gồm có giá hàng hóa thương mại
và phi thương mại, tỷ giá hiệu dụng (NEER), chỉ số gía tiêu dùng (CPI), lãi suất, tốc độ tăng
trưởng tín dụng, tốc độ tăng trưởng GDP.Tác giả dùng hàm phản ứng xung để xem xét tác
động của các nhân tố đến lạm phát.
Coulibaly và cộng sự (2010) nghiên cứu cơ chế truyền dẫn của tỷ giá đến các chỉ số
giá tại các quốc gia vào hai thời điểm trước và sau khi áp dụng cơ chế lạm phát mục tiêu.
Tác giả sử dụng mô hình vecto tự hồi quy (VAR), ban đầu tác giả sử dụng 5 biến (giá dầu,
lỗ hổng sản lượng, khối lượng tiền (M2), tỷ giá, chỉ số giá tiêu dùng) và sau đó tác giả thêm
- 5 -




vào 2 biến là chỉ số giá nhập khẩu và chỉ số giá sản xuất và dùng hàm phản ứng xung và

phân rã phương sai để xem xét tác động các chỉ số giá với nhau để xem mức độ tác động của
các chỉ số giá đến tỷ giá. Tác giả cho rằng sau thời điểm áp dụng lạm phát mục tiêu thì mức
độ tác động của tỷ giá đến các chỉ số giá thấp hơn thời điểm trước khi áp dụng lạm phát mục
tiêu.
McCarthy (1999) nghiên cứu tác động của tỷ giá đến chỉ số giá nhập khẩu ở các nước
công nghiệp giống như Coulibaly (2010) nhưng có thêm yếu tố kỳ vọng (tỷ lệ lạm phát
trong quá khứ).
7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN: ngoài phần mở bài, kết luận, mục tiêu nghiên cứu,
phạm vi và đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu thì bài luận văn còn gồm có 3
chương. Chương 1:Tổng quan về các điều kiện thực hiện lạm phát mục tiêu; Chương 2:
Phân tích các điều kiện thực hiện lạm phát mục tiêu tại Việt Nam – Mô hình Vecto tự hồi
quy (VAR); Chương 3: Giải pháp và lộ trình thực hiện lạm phát mục tiêu tại Việt Nam.












- 6 -






CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN
LẠM PHÁT MỤC TIÊU
1.1 CHÍNH SÁCH TIỆN TỆ:
1.1.1 ĐỊNH NGHĨA: Chính sách tiền tệ là một chính sách vĩ mô do NHTW khởi
thảo và thực thi thông qua các công cụ, biện pháp của mình nhằm đạt các mục tiêu: ổn định
gía trị đồng tiền, tạo công ăn việc làm và tăng trưởng kinh tế.
1.1.2 MỤC TIÊU CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ:
Ổn định tiền tệ, ổn định gía cả, ổn định tỷ gía hối đoái: Thực chất của mục tiêu này là
kiểm soát lạm phát để bảo vệ gía đối nội và đối ngoại của đồng tiền quốc gia. Đây là
mục tiêu hàng đầu của chính sách tiền tệ.
Ổn định và thúc đẩy phát triển kinh tế: Đây là mục tiêu cơ bản và tất yếu của chính
sách tiền tệ. Muốn ổn định và thúc đẩy phát triển kinh tế cần phải khuyến khích mở
rộng đầu tư bằng cách khai thác các nguồn vốn tiềm năng trong nước và ngoài nước.
Tạo công ăn việc làm cho người lao động, ổn định trật tự xã hội, bảo đảm an ninh
quốc phòng của quốc gia.
1.1.3 CƠ CHẾ ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ:
Khi Chính phủ muốn thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt thì NHTW sẽ tăng lãi
suất, hạn chế tăng trưởng tín dụng, thực hiện phát hành trái phiếu thông qua nghiệp vụ
thị trường mở để thu hút tiền từ lưu thông, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc.
Khi Chính phủ muốn thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng thì NHTW sẽ giảm lãi
suất, kích thích tiêu dùng thông qua tăng trưởng tín dụng, mua trái phiếu từ nghiệp vụ thị
trường mở để đưa tiền ra lưu thông, giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc.


- 7 -





1.2 LẠM PHÁT MỤC TIÊU :
1.2.1 ĐỊNH NGHĨA :
Lạm phát là sự gia tăng liên tục và kéo dài của mức gía chung. Hoặc lạm phát là sự
gía tăng của mức gía chung trong một khoảng thời gian nào đó. Nếu lạm phát xảy ra
một lần, đơn lẻ thì không là căn bệnh đáng quan tâm. Chỉ khi lạm phát kéo dài và trở
thành chu trình dai dẳng thì khi đó mới thật sự nguy hiểm đến kinh tế của một quốc gia.
Lạm phát mục tiêu là cơ chế điều hành chính sách tiền tệ dựa trên nền tảng sử dụng
việc dự báo lạm phát làm chỉ số mục tiêu trung gian. Ngân hàng Trung ương sẽ dự báo
xu hướng lạm phát năm tới để đưa chỉ số lạm phát mục tiêu (định hướng bằng một chỉ số
hoặc một khoảng biên độ) cho năm kế hoạch mà không có trách nhiệm thực hiện bất cứ
chỉ tiêu nào khác. Trong giới hạn của mình, Ngân hàng Trung ương có thể linh hoạt lựa
chọn và sử dụng các công cụ để đạt một mục tiêu duy nhất - đó là chỉ số lạm phát mục
tiêu.
1.2.2 ƢU ĐIỂM – NHƢỢC ĐIỀM CỦA LẠM PHÁT MỤC TIÊU:
1.2.2.1 ƢU ĐIỂM:
Ngân hàng Trung ƣơng có thể tập trung điều hành CSTT trong nƣớc và phản
ứng với các cú sốc tác động lên nền kinh tế. Cơ chế này có thể hoạt động tốt mà không
cần phải có mối quan hệ ổn định giữa cung tiền và lạm phát. Công chúng và thị trường có
thể hiểu rõ hơn mục tiêu mà NHTW theo đuổi, do đó tính minh bạch và trách nhiệm giải
trình sẽ tăng (Mishkin, 2000).
Việc điều hành chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu cùng với một cơ chế tỷ giá
thả nổi làm cho các thành viên tham gia vào nền kinh tế sẽ nhận thức rõ hơn về rủi
ro hai chiều trên thị trƣờng ngoại hối và LPMT. Bởi vậy sẽ dẫn tới việc sử dụng và
phát triển các công cụ tự phòng ngừa và tạo ra các động lực cho việc giảm các sai lệch
về ngoại tệ trên bảng tổng kết tài sản. Thị trường ngoại hối phát triển hơn cũng sẽ giúp
các nền kinh tế mới nổi áp dụng lạm phát mục tiêu giải quyết các vấn đề tỷ giá (Charles
Freedman và Inci Otker-Robe,2009).
- 8 -





Khả năng đối phó với các cuộc khủng hoảng cũng nhƣ tránh đƣợc rủi ro thiểu
phát của các quốc gia áp dụng LPMT tốt hơn các quốc gia không áp dụng LPMT. Với
cơ chế tỷ giá hối đoái linh hoạt, các nước thực hiện LPMT cũng chứng kiến sự giảm giá
thực mạnh mà không dẫn đến những rủi ro lớn hơn của thị trường. Theo đó, có bằng chứng
cho thấy các nước thực hiện LPMT làm tốt hơn về khía cạnh tỷ lệ thất nghiệp và các quốc
gia phát triển thực hiện LPMT có sản xuất công nghiệp tương đối tốt. Với tỷ lệ tăng trưởng
GDP, các nước phát triển thực hiện LPMT có tỷ lệ tăng trưởng GDP cao hơn các nước
không thực hiện LPMT, nhưng không có sự khác biệt như thế đối với các nước mới nổi
(Filho, 2010)
Tỷ lệ lạm phát giảm hơn so với những nƣớc thực hiện cơ chế tiền tệ khác.
Dưới cơ chế lạm phát mục tiêu, kỳ vọng lạm phát dài hạn thấp hơn và ổn định hơn so
với cơ chế khác. Điều quan trọng là không có bằng chứng cho thấy những nước thực hiện
LPMT đạt được mục tiêu lạm phát phải đánh đổi với độ ổn định trong sản lượng thực
(IMF, 2005).
1.2.2.2 NHƢỢC ĐIỂM:
Khuôn khổ LPMT quá khắt khe, chỉ tập trung vào một mục tiêu và có thể làm
tăng tính bất ổn của nền kinh tế qua việc không hướng đến mục tiêu tăng trưởng và việc
làm, dẫn đến sự trì tệ, sản xuất đình đốn, thất nghiệp gia tăng, ảnh hưởng đến trật tự và an
toàn xã hội.
Khuôn khổ LPMT càng làm cho trách nhiệm giải trình kém đi vì lạm phát rất
khó kiểm soát và độ trễ chính sách dài. Nếu NHTW không đạt được tỷ lệ lạm phát như kế
hoạch đề ra thì có thể làm suy giảm lòng tin của công chúng đối với trách nhiệm của
NHTW. Trách nhiệm giải trình phải được đi kèm với sự độc lập cao của NHTW thì chính
sách LPMT mới hiệu quả được.
Khuôn khổ LPMT không giúp loại bỏ đƣợc tính lấn át của chính sách tài khóa.
Một sự thống trị tài khóa, áp chế tài chính mạnh thì rõ ràng là mục tiêu lạm phát không
thể đạt được.
- 9 -





Khuôn khổ LPMT đòi hỏi tính linh hoạt trong tỷ giá hối đoái, thế nhƣng tỷ giá
hối đoái linh hoạt có thể làm tăng tính bất ổn tài chính. Tỷ gía hối đoái linh hoạt là
một trong những điều kiện để thực hiện LPMT nhưng sự biến động tỷ gía có thể biến
động vượt ra ngoài sự kiểm soát của NHTW và khi đó thì hoạt động kinh tế sẽ biến động
phức tạp. Điều kiện này còn phải tùy thuộc khả năng quản lý của từng quốc gia.
1.3 CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN LẠM PHÁT MỤC TIÊU :
1.3.1 THỊ TRƢỜNG TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN:
Thông qua thị trường tài chính, chính phủ có thể sử dụng và điều tiết lãi suất để thực hiện
mục tiêu của mình nhằm ổn định gía cả. Một thị trường tài chính kém phát triền khó có thể
chuyển tải chính xác các quyết định chính sách của NHNN tới thị trường và ngược lại,
NHTW cũng khó có thể nhận được các yêu cầu của thị trường để có thể quyết định điều
hành CSTT nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.
Một hệ thống tài chính hiệu quả và an toàn sẽ là điều kiện cần thiết cho sự thành công
của cơ chế LPMT. Nếu hệ thống ngân hàng mà yếu kém thì sẽ rất nguy hiểm bởi vì ngay khi
hệ thống ngân hàng ở trạng thái yếu kém, NHTW sẽ không thể nâng lãi suất để kiềm chế
lạm phát ở mức mục tiêu bởi vì nếu làm như vậy thì sẽ dẫn đến sự sụp đổ của hệ thống tài
chính. Điều này không những có thể trực tiếp gây ra sự sụp đổ của cơ chế LPMT, mà còn có
thể dẫn đến sự sụp đổ của đồng bản tệ và do vậy sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc
kiểm soát lạm phát. Khi thị trường nhận ra sự yếu kém của hệ thống ngân hàng, luồng vốn
sẽ chảy từ trong nước ra bên ngoài (hiện tượng rút vốn bất ngờ) gây ra tình trạng đồng bản
tệ bị mất giá, dẫn đến áp lực đẩy lạm phát lên cao. Hơn nữa, do đồng bản tệ bị phá giá và
dường như hiện tượng này thường đi kèm với sự ra tăng của tổng phương tiện thanh toán,
nên gánh nặng của các khoản nợ định giá bằng ngoại tệ của các doanh nghiệp trong nước
tăng lên. Trong khi đó, tài sản Có của các doanh nghiệp được định giá bằng đồng bản tệ và
có tốc độ gia tăng giá trị thấp hơn nhiều so với sự gia tăng của gánh nặng về nợ, dẫn đến giá
trị tài sản ròng của doanh nghiệp giảm xuống.

1.3.2 ỔN ĐỊNH GIÁ CẢ LÀ ĐIỀU KIỆN QUAN TRỌNG NHẤT:
- 10 -




Khi giá cả được giữ ở mức ổn định thì nó có thể giúp hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực
của cả lạm phát lẫn thiểu phát, và bản thân ổn định giá cả cũng mang trong mình những ích
lợi riêng. Ồn định giá cả hướng dẫn các nguồn lực tìm đến với khu vực mang lại lợi nhuận
tốt, và nhờ đó tăng tiềm năng sản xuất của nền kinh tế.
Nếu tất cả các nhà đầu tư đều tin tưởng rằng mức giá cả là ổn định trong tương lai, họ
sẽ không yêu cầu có “mức phí bù lạm phát” để bù đắp cho sự trượt giá của đồng tiền và rủi
ro khi nắm giữ các tài sản tài chính dài hạn. Bằng cách loại trừ phần chi phí bù đắp này ra
khỏi lãi suất thực tế, thị trường vốn sẽ hoạt động có hiệu quả hơn và khuyến khích được
nhiều đầu tư.Việc giá cả ổn định cũng sẽ khiến các công ty và cá nhân không cần thiết phải
rút bớt các vốn của mình ra khỏi khu vực sản xuất nhằm tự phòng tránh các rủi ro do lạm
phát hoặc thiểu phát.
Ổn định giá cả phải là mục tiêu cơ bản của CSTT trong dài hạn, là cơ sở để một quốc
gia có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững và tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên.Theo
kinh nghiệm của các nước áp dụng LPMT thì trước khi áp dụng cơ chế LPMT thì giá cả hay
lạm phát phải được kiểm soát và ổn định trước đó một thời gian tương đối dài.
1.3.3 NGÂN HÀNG TRUNG ƢƠNG ĐỘC LẬP:
Mức độ độc lập của NHTW với chính phủ đƣợc chia thành 4 cấp độ:
Mức độ 1: “độc lập trong việc thiết lập mục tiêu”. NHTW có trách nhiệm quyết định
chính sách tiền tệ, chế độ tỷ giá theo mục tiêu do chính NHTW thiết lập.
Mức độ 2: “độc lập trong việc xây dựng chỉ tiêu hoạt động”. NHTW được giao trách
nhiệm điều hành chính sách tiền tệ và chế độ tỷ giá theo một mục tiêu đã được xác
định trong luật.
Mức độ 3: “độc lập trong việc lựa chọn công cụ điều hành”. Quốc hội và Chính phủ
quyết định chỉ tiêu chính sách tiền tệ, có sự thỏa thuận, bàn bạc với NHTW, NHTW

có trách nhiệm hoàn thành chỉ tiêu.
- 11 -




Mức độ 4: “mức độ độc lập bị hạn chế, thậm chí là không có”. Chính phủ sẽ quyết
định chính sách cũng như can thiệp vào quá trình thực thi chính sách.
Trong cơ chế lạm phát mục tiêu, đầu tiên, NHTW thiết lập một mục tiêu lạm phát
như một neo cơ sở cho hoạt động chính sách tiền tệ trong trung hạn. Tiếp theo, NHTW dự
báo tỷ lệ lạm phát tương lai dựa vào tổng cung tiền, lãi suất, tỷ giá hối đoái, tỷ lệ lạm phát
kỳ vọng, giá cả tài sản và giá các nguyên liệu thô quan trọng. Sau đó, NHTW thiết lập và
thực thi chính sách tiền tệ theo hướng tỷ lệ lạm phát thực tiệm cận với mục tiêu lạm phát đã
thiết lập. Cuối cùng, NHTW đánh giá tổng quan hoạt động của chính sách tiền tệ thời kỳ đó
và dựa trên kết quả đó để xây dựng chính sách tiền tệ thời kỳ tiếp theo. Quá trình đánh giá
này sẽ giúp cho việc tiệm cận lạm phát thực tới lạm phát mục tiêu diễn ra cả trong dài hạn
và thiết lập nền tảng cho sự ổn định giá cả.
Debelle (1999) để thực hiện chính sách này, các quốc gia cần có: một là sự độc lập
nhất định của NHTW, ít nhất là trong việc chủ động sử dụng các công cụ và chính sách tiền
tệ, Ngân hàng trung ương không chịu áp lực phải in tiền để mua trái phiếu chính phủ phát
hành nữa, yêu cầu thứ hai là sự chủ động của ngân hàng trung ương không phải thực thi các
mục tiêu khác như tăng trưởng, việc làm, hay tỷ giá hối đoái.
1.3.4 TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI LINH HOẠT:
Tỷ gía linh hoạt sẽ góp phần cởi trói cho Chính sách tiền tệ trong nước, giúp NHTW
thoát khỏi đối mặt với “Bộ ba bất khả thi”. Việc linh hoạt chính sách tỷ giá sẽ giúp NHTW
hạn chế được lượng cung tiền vào thị trường vì không phải gắn chặt với nghĩa vụ mua lại
nguồn vốn ngoại tệ, giúp kiềm chế lạm phát và có thể sử dụng tự do hơn chính sách tiền tệ
khác như lãi suất và thị trường mở đối phó với những cú sốc nội địa như thiên tai, khủng
hoảng thanh khoản. Tỷ gía mạnh lên (trường hợp đồng nội tệ đang được định gía cao) sẽ
- 12 -





giúp giảm lãi suất của đồng nội tệ. NHNN sẽ tránh được việc phải can thiệp hành chính
vào chính sách lãi suất tiền gửi của các NHTM.
Chính sách tiền tệ độc lập là NHTW chỉ tập trung vào một mục tiêu duy nhất mà cụ
thể là kiểm soát lạm phát. Một đất nước muốn áp dụng tỷ giá hối đoái cố định thì khi
lượng cung ngoại tệ trong nền kinh tế tăng thì NHTW phải bơm nội tệ để mua lượng ngoại
tệ đó, làm tăng cung tiền mà không có chính sách vô hiệu hóa trên thị trường tiền tệ hoặc
việc vô hiệu hóa đó không mang lại kết quả như mong đợi thì lượng cung nội tệ tăng và
ngược lại, làm ảnh hưởng đến tỷ lệ lạm phát của đất nước đó.Vậy thì để thực thi chính
sách tiền tệ độc lập thì ta phải áp dụng chế độ tỷ giá linh hoạt.
Chouhri và Hakura (2001) cho rằng một tác động ở mức độ thấp của tỷ giá hối đoái
đến các chỉ số giá sẽ giúp một quốc gia có nhiều cơ hội hơn để theo đuổi một CSTT độc
lập. Điều này cũng giúp quốc gia đó dễ dàng triển khai lạm phát mục tiêu hơn so với quốc
gia có mức độ tác động của tỷ giá đến các chỉ số giá cả lớn. Tỷ giá thả nổi sẽ giúp bảo vệ
một quốc gia khỏi những cú sốc từ bên ngoài và vì thế có thể thực thi một chính sách tiền
tệ độc lập.
1.3.5 TÍNH CÔNG KHAI, MINH BẠCH TRONG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH
TIỀN TỆ CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƢƠNG:
Các nhà nghiên cứu kinh tế thế giới đã chứng minh rằng ở những nước đang trong
quá trình chuyển đổi, NHTW độc lập có quyền làm theo ý mình và có tính trách nhiệm
cao đã hỗ trợ và mang đến kết quả thực sự là lạm phát thấp hơn.
Trách nhiệm giải trình của NHTW càng cao thì càng thể hiện sự minh bạch.Tính
minh bạch trong điều hành CSTT thể hiện ở việc thông tin đầy đủ tới công chúng để họ
hiểu về hành động của NHNN (tính minh bạch trong việc giải thích các quyết định chính
sách, sự phân tích và dự báo các phản ứng chính sách của NHTW). Mức độ minh bạch
phụ thuộc vào mức độ cam kết của NHTW trong việc đưa ra và giải thích các vấn đề
chính sách. Tính minh bạch làm gia tăng hiệu quả thực thi chính sách tiền tệ vì khi công

- 13 -




chúng hiểu rõ về CSTT của NHTW thì họ sẽ quyết định đầu tư, tính toán chi phí, giá thành
chính xác hơn, qua đó tăng cường tác động và giảm độ trễ của CSTT đến những thay đổi
về giá cả, tiền lương, hay nói cách khác là cơ chế truyền dẫn chính sách trở nên thông suốt
hơn (Hà Quỳnh Hoa, 2008).
1.3.6 SỰ KỲ VỌNG LẠM PHÁT VÀ NIỀM TIN VÀO NHTW TRONG VIỆC THỰC
HIỆN CƠ CHẾ LẠM PHÁT MỤC TIÊU:
Sự kỳ vọng về lạm phát của người dân không những dựa vào lạm phát trong quá khứ
mà còn dựa vào các kế hoạch sẽ thực hiện của NHTW trong tương lai. Công chúng có
khuynh hướng lưu giữ ấn tượng về lạm phát trong quá khứ đồng thời có kỳ vọng nhạy cảm
về lạm phát trong tương lai. Ký ức hay ấn tượng về một giai đoạn lạm phát cao trong quá
khứ thường chỉ bắt đầu mờ nhạt dần sau khoảng 8 tháng có lạm phát thấp liên tục (Nguyễn
Thị Liên Hoa và công sự, 2013). Niềm tin của người dân vào NHTW trong việc giảm lạm
phát thể hiện qua việc người dân có chấp nhận những thiệt hại trong ngắn hạn để đạt được
kết quả tốt trong dài hạn và họ sẽ hành động như thế nào để phù hợp với mục tiêu mà
NHTW sẽ hướng tới. Kênh truyền dẫn của kỳ vọng cũng là một kênh chính, đóng vai trò
trung tâm trong việc ổn định giá cả. Kênh truyền dẫn này chủ yếu tác động đến kỳ vọng dài
hạn của các thành phần tư nhân. Tác động của nó phụ thuộc vào mức độ tìn nhiệm đối với
NHTW và khuôn khổ chính sách tiền tệ quốc gia đang áp dụng. Nếu NHTW đạt được mức
độ tín nhiệm cao thì sẽ có uy quyền hơn đối với mục tiêu ổn định giá cả thông qua điều
chỉnh kỳ vọng của các chủ thể kinh tế về tỷ lệ lạm phát tương lai và hành vi thiết lập giá –
tiền lương. Nếu công chúng tin vào khả năng và trách nhiệm của NHTW thì kỳ vọng lạm
phát sẽ được neo giữ chặt chẽ vào một mức giá ổn định. Ngược lại, giá cả và tiền lương
cũng không bị điều chỉnh bởi nỗi sơ lạm phát cao trong tương lai.
Dưới tác động của kỳ vọng và thiết lập lãi suất của các ngân hàng, sự thay đổi trong
lãi suất nói chung sẽ tác động đến quyết định đầu tư, tiêu dùng, tiết kiệm của hộ gia đình và

các doanh nghiệp. Kết quả là, nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ của nền kinh tế biến động làm
thay đổi tổng cầu – tương ứng tổng cung cũng thay đổi. Trường hợp tổng cầu vượt tổng
- 14 -




cung sẽ gây ra lạm phát. Tương tự, giá cả cũng gián tiếp chịu tác động của tỷ giá, giá tài sản
và lưu lượng tín dụng.
1.3.7 NỀN KINH TẾ KHÔNG BỊ ÁP CHẾ TÀI CHÍNH:
Áp chế tài chính là các chính sách của Nhà nước về kiểm soát lãi suất, áp đặt mức dự
trữ bắt buộc cao đối với các khoản tiền gửi ngân hàng hoặc áp dụng trực tiếp việc phân bổ
các nguồn lực tài chính vào các mục đích đầu tư của chính phủ. Kiểm soát lãi suất, đặc biệt
là áp trần lãi suất được coi là một trong những công cụ áp chế tài chính được sử dụng phổ
biến nhất, đặc biệt là ở các nước đang phát triển.
Trái với kỳ vọng rằng khi áp trần lãi suất xuống mức thấp hơn mức cân bằng thị
trường, vốn đầu tư sẽ tăng, doanh nghiệp sẽ tiếp cận được nguồn vốn rẻ hơn, trên thực tế
vốn đầu tư sẽ bị sụt giảm, doanh nghiệp khó tiếp cận vốn hơn và do vậy phải vay với lãi suất
cao hơn hoặc dựa vào vốn tự có. Điều đó làm giảm tính thanh khoản của tài sản nợ của
doanh nghiệp.
Bảng 1.1 : Các yếu tố chính để lạm phát mục tiêu thực hiện thành công

CÁC ĐIỀU KIỆN

QUỐC GIA ĐÁP ỨNG ĐIỀU KIỆN
Duy trì giá cả ổn định là mục tiêu
chính củachính sách tiền tệ

Romania và Thổ Nhĩ Kỳ


Duy trì giá cả ổn định là mục tiêu
chính, bên cạnh việc duy trì các
mục tiêu khác

Canada, Chile, Cộng hòa Séc; Hungary, Israel và Ba
Lan (cùng với neo tỷ giá hối đoái theo biên độ:
exchange rate bands)
Độc lập về mục tiêu (goal) hoặc
thỏa thuận với Chính phủ về chiến
lược chuyển sang lạm phát
mục tiêu

Israel (Chính phủ đặt ra các mục tiêu);Canada, Cộng
hòa Séc,Hungary và Thổ Nhĩ Kỳ (NHTW và Chính
phủ cùng tham gia hoạch định mục tiêu); Chile và Ba
Lan (NHTW đặt ra mục tiêu)

Không có sự áp chế tài chính*
(fiscal dominance) (Chính phủ tiếp
cận giới hạn hoặc bị cấm) với
nguồn tín dụng của Ngân hàng
Trung ương)
Canada, Chile, Cộng hòa Séc, Hungary, Israel, Ba Lan,
Romania, Thổ Nhĩ Kỳ

- 15 -




































Nguồn: Charles Freedman và İnci Ötker-Robe (2009).
Ghi chú: * Đa số các nước đáp ứng điều kiện này.
Khi áp dụng trần lãi suất và tình hình lạm phát tăng cao dẫn đến lãi suất thực âm. Hộ
gia đình sẽ tập trung vào các tài sản có giá trị khác không bị tác động tiêu cực bởi lạm phát
(như vàng và ngoại tệ) dẫn đến cung nội tệ tăng càng làm cho lạm phát tăng cao.
Để thực thi CSTT hiệu quả thì điều trước tiên là Chính phủ bị hạn chế tiếp cận với
nguồn vốn vay từ NHTW. Chính phủ không được yêu cầu NHTW phát hành tiền để bù đắp
thiếu hụt ngân sách mà phải có cơ chế tạo nguồn thu từ thuế và các nguồn khác.Ổn định tài

Ngân hàng trung ương độc lập
trong việc sử dụng các công cụ *

Canada, Chile, Cộng hòa Séc, Hungary, Israel, Ba Lan,
Romania, Thổ Nhĩ Kỳ

Hiểu rõ cơ chế truyền tải CSTT

Canada (tương đối tốt mặc dù còn có những khoảng
trống); Chile, Cộng hòa Séc, Hungary, Israel, Ba Lan,
Romania và ThổNhĩ Kỳ (đang nỗ lực thực hiện trên
những nền tảng cơ bản ban đầu)
Kiểm soát lãi suất ngắn hạn ở mức
độ hợp lý*

Canada, Chile, Cộng hòa Séc, Thổ Nhĩ Kỳ, Hungary,
Israel và Ba Lan (mặc dù hợp lý, nhưng việc kiểm soát
hơi phức tạp bởi theo đuổi đồng thời cả mục tiêu tỷ giá
hối đoái)

Phát triển thị trường tài chính một

cách hợp lý*
Canada và Chile (phát triển tốt); Cộng hòa Séc,
Hungary Israel (phát triển tương đối tốt), Thổ Nhĩ Kỳ,
Ba Lan, và Romania (phát triển không tốt bằng các
nước khác)

Thị trường tài chính ổn định một
cách hợp lý*
Canada, Chile, Cộng hòa Séc, Hungary, Israel, Ba Lan,
Romania, Thổ Nhĩ Kỳ
Năng lực mô hình hóa/dự báo
Canada (phát triển tốt); các nước còn lại mới ở giai
đoạn banđầu, đa phát triển và cải thiện theo thời gian
Cơ chế về trách nhiệm giải trình

Canada (không có cơ chế trách nhiệm giải trình chính
thức ngay từ đầu, tuy nhiên, cần phải giải thích chính
sách tiền tệ cho công chúng; cơ chế chính thức được
thành lập theo thời gian); Thổ Nhĩ Kỳ (thông qua các
yêu cầu thông báo cho công chúng về hoạt động của
Ngân hàng Trung ươngvà chính sách tiền tệ và khi các
mục tiêu không đáp ứng được trong thời gian dự kiến).
- 16 -




khoá là điều kiện cần thiết mang tính nền tảng để kiểm soát lạm phát cũng như đảm bảo cho
sự vận hành của cơ chế LPMT.
Trong tất cả các điều kiện thì tính độc lập của NHTW Việt Nam là một điều kiện quan

trọng không thể thiếu. Nó là nền tảng, chất xúc tác giúp cho việc áp dụng cơ chế lạm phát
mục tiêu được thành công. NHTW phải độc lập về điều hành cũng như về tài chánh, có độc
lập tài chính thì tạo điều kiện cho độc lập về điều hành. Từ đó các điều kiện khác mới được
thực hiện một cách hiệu quả và kết quả là đạt được mục tiêu lạm phát như mong đợi.Tác
động trở lại, khi lạm phát mục đạt được càng làm cho tính độc lập của NHTW được vững
chắc, cứ thế mà xoay vòng tạo nên một sự ổn định bền vững, từ đó tạo tiền đề cho nền kinh
tế quốc gia phát triển bền vững.
1.4 CÁC ĐIỀU KIỆN VÀ THỜI ĐIỂM CHUYỂN ĐỔI SANG LẠM PHÁT MỤC
TIÊU TOÀN PHẦN :
Việc lựa chọn giữa chuyển đổi từng bước từ cơ chế tiền tệ cũ sang cơ chế LPMT
(Chile và Israel) và chuyển đổi nhanh (Brazil, Cộng hòa Séc, Ba Lan, Nam Phi) sang cơ chế
LPMT phản ánh mức độ lạm phát vào thời điểm bắt đầu chuyển đổi .
Bảng 1.2: Tỷ lệ lạm phát trƣớc khi chuyển sang cơ chế lạm phát mục tiêu
(tỷ lệ lạm phát đƣợc đo bằng CPI bình quân/năm;%)











Nguồn: IMF, International Financial Statistics.
Nƣớc
T
LP tại
thời

điểm
t<4 năm
LP tại
thời điểm
t<3 năm
LP tại
thời điểm
t<2 năm
LP tại
thời điểm
t<1 năm
LP tại
thời điểm
t năm
Brasil
1999
66
15.8
6.9
3.2
4.9
Chile
1990
20.6
19.9
14.7
17
26
CH
Séc

1997

10.1
9.1
8.8
8.4
Israel
1991
19.8
16.3
20.2
17.2
19
Ba Lan
1998
33.3
26.8
20.2
15.9
11.7
Nam
Phi
1999
8.6
7.4
8.6
6.9
5.2
- 17 -





Việc lựa chọn giữa chuyển đổi từng bước từ cơ chế tiền tệ cũ sang cơ chế LPMT
(Chile tuyên bố chuyển đổi sang LPMT từ tháng 9/1990, tuy nhiên, đến tháng 9/1999 nước
này mới áp dụng LPMT hoàn toàn; Israel tuyên bố chuyển đổi sang LPMT từ tháng 12/1991
và đến tháng 12/1997 nước này mới áp dụng LPMT hoàn toàn). Và chuyển đổi nhanh sang
khuôn khổ LPMT (Brazil, Cộng hòa Séc, Ba Lan, Nam Phi,Brazil tuyên bố chính thức áp
dụng LPMT vào tháng 6/1999 và áp dụng ngay LPMT hoàn toàn), tương tự CH Séc tuyên
bố chính thức áp dụng LPMT vào tháng 12/1997 và áp dụng ngay khuôn khổ LPMT hoàn
toàn. Ba Lan bắt đầu chuyển đổi sang LPMT vào tháng 10/1998 và áp dụng khuôn khổ
LPMT hoàn toàn sau khi hủy bỏ cơ chế tỷ giá neo với biên độ (exchange rate band) vào
tháng 3/1999. Nam Phi tuyên bố chuyển đổi sang LPMT vào tháng 8/1999 và áp dụng
khuôn khổ LPMT hoàn toàn vào tháng 2/2000) phản ánh mức độ lạm phát vào thời điểm bắt
đầu chuyển đổi
Không có kết luận chắc chắn về lợi ích của tiếp cận từ từ so với tiếp cận nhanh. Giai
đoạn chuyển đổi ngắn hay dài chủ yếu dựa vào các điều kiện ban đầu (những điều kiện cần
thiết cho lạm phát mục tiêu toàn phần đã được thiết lập ngay từ đầu và mức độ cấp bách về
sự cần thiết có một neo thay thế) và tốc độ đạt được các kết quả trong việc áp dụng cơ chế tỷ
giá hối đoái linh hoạt và môi trường thể chế, môi trường hoạt động giúp cho việc thực hiện
LPMT được trôi chảy.
Andrea Schaechter, Mark R.Stone và Mark Zelmer (2000) trình bày kinh nghiệm áp
dụng cơ chế lạm phát mục tiêu của các nước công nghiệp và các nước thị trường mới nổi và
đưa ra nhận định là những nền tảng để lạm phát mục tiêu toàn phần được thiết lập thành
công bao gồm: vị thế tài chính vững mạnh và ổn định kinh tế vĩ mô vững chắc; hệ thống tài
chính phát triển tốt; độc lập về công cụ ngân hàng trung ương và một chỉ thị/tuyên bố nhằm
đạt ổn định giá cả; sự am hiểu cơ chế truyền tải các hoạt động tiền tệ và lạm phát; phương
pháp luận hợp lý xây dựng dự báo lạm phát; và tính minh bạch của chính sách tiền tệ nhằm
thiết lập trách nhiệm giải trình và sự tín nhiệm. Nhiều yếu tố trên đây, đặc biệt là vị thế tài
- 18 -





chính vững mạnh là cần thiết cho một chính sách tiền tệ phù hợp. Hơn nữa, những yếu tố
này không cần phải được thiết lập tất cả trước
1.5 KINH NGHIỆM CỦA CÁC NƢỚC ÁP DỤNG CƠ CHẾ LẠM PHÁT
MỤC TIÊU:
1.5.1 BRAZIL:
Brazil thiết lập cơ chế LPMT ngay sau khi đồng real sụp đổ vào tháng 1/1999. Vào ngày
21/06/1999, Tổng thống Brazil ban hành nghị định về thể chế hoá LPMT. Khuôn khổ pháp
lý này chứa đựng tất cả đặc điểm của một cơ chế LPMT đầy đủ, bao gồm: (1) thông báo về
các mục tiêu lạm phát trong thời kỳ nhiều năm (với mục tiêu bằng những con số cụ thể cho
tỉ lệ lạm phát 12 tháng của các năm 1999, 2000, 2001 và cam kết sẽ thông báo về mục tiêu
cho năm 2002 cùng với 02 năm tiếp theo; (2) giao cho Uỷ ban Tiền tệ Quốc gia nhiệm vụ
đặt ra các mục tiêu về lạm phát và biên độ dao động cho phép trên cơ sở đề xuất của Bộ
trưởng Tài chính; (3) giao cho NHTW Brazil hoàn toàn trách nhiệm trong việc thi hành các
chính sách cần thiết để đạt được mục tiêu lạm phát đã đề ra; (4) thiết lập các quy trình để
tăng cường tính trách nhiệm của NHTW (cụ thể là nếu lạm phát vượt ra ngoài biên độ cho
phép, thì thống đốc NHTW sẽ phải có văn bản công khai gửi đến Bộ trưởng Tài chính để
giải trình về nguyên nhân, các biện pháp khắc phục và thời gian để đưa lạm phát trở lại vùng
biên độ cho phép); (5) thực hiện các công việc để cải thiện tính minh bạch của CSTT (cụ thể
là NHTW phải phát hành báo cáo lạm phát hàng quý theo mô hình báo cáo của NHTW
Anh).
Về kỹ thuật và công cụ dự báo lạm phát: NHTW Brazil đã thành lập Vụ Nghiên cứu
để phát triển các công cụ: mô hình kinh tế lượng cấu trúc về các cơ chế truyền dẫn của chính
sách tiền tệ đến giá; mô hình vecto tự hồi qui ngắn hạn phi cấu trúc; khảo sát hàng ngày về
kỳ vọng lạm phát của thị trường; các công cụ tính toán lạm phát cơ bản; và các ước lượng
những chỉ số lạm phát.
- 19 -





Về kênh truyền tải của chính sách tiền tệ: Các nghiên cứu cho thấy kênh tổng cầu, tỷ
giá và kỳ vọng lạm phát là những kênh truyền tải của CSTT Brazil. Việc mô hình hóa cơ
chế truyền tải của CSTT tới giá giúp NHTW Brazil có thể thiết lập bằng mô hình ảnh hưởng
của thay đổi lãi suất đến tổng cầu và đến lạm phát. Đồng thời, còn thiết lập được những ảnh
hưởng trực tiếp của việc thay đổi lãi suất lên tỷ giá, và đến giá cả.
Về mặt thể chế trong nội bộ NHTW: Hội đồng Chính sách tiền tệ (Copom) là cơ
quan chính sách, họp hàng tháng để thiết lập mục tiêu cho lãi suất qua đêm. Để đảm bảo
tính minh bạch, 8 ngày sau cuộc họp hội đồng sẽ công bố Báo cáo về triển vọng kinh tế, lạm
phát và các quyết định của Hội đồng. Hội đồng cũng công bố Báo cáo lạm phát hàng quý.
Nội dung báo cáo trình bày về dự báo lạm phát, các kịch bản kinh tế, lạm phát và phân phối
xác suất của các kịch bản lạm phát.
NHTW chịu trách nhiệm đạt được mục tiêu lạm phát. Trong trường hợp không đạt
được mục tiêu, Thống đốc phải gửi một Thư mở đến Bộ Tài Chính giải trình lý do không
đạt được mục tiêu và các biện pháp cần thiết để lạm phát đi đúng hướng, đúng thời gian.
1.5.2 THÁI LAN:
Thái Lan là quốc gia Đông Nam Á đã áp dụng rất thành công chính sách LPMT. Sau
thế chiến thứ hai, Thái Lan áp dụng chính sách cố định tỷ giá nhưng không mang lại hiệu
quả mà còn gây ra những bất ổn về tài chính cho đất nước này do dẫn đến tình trạng đầu cơ
tiền tệ và di chuyển vốn tự do.Vì vậy, kể từ tháng 5/2000, Thái Lan chính thức áp dụng
chính sách LPMT thay cho chính sách đặt mục tiêu tiền tệ đã không còn phù hợp trong bối
cảnh kinh tế hiện tại.
Định kỳ hàng năm, NHTW Thái Lan đưa ra mức LPMT cụ thể và công bố ra công
chúng. Lãi suất chính sách được coi là công cụ hàng đầu trong việc điều hành CSTT của
NHTW Thái Lan và luôn được công bố rõ ràng với vai trò là tín hiệu của chính sách và công
cụ định hướng thị trường. Theo cơ chế này, nhiệm vụ chủ yếu và mục tiêu quan trọng nhất
của CSTT là ổn định giá cả, tức là kiềm chế lạm phát ở mức thấp và ổn định, việc hỗ trợ

- 20 -




tăng trưởng kinh tế chỉ là mục tiêu thứ yếu, không phải là nhiệm vụ và mục tiêu trọng tâm
của NHTW Thái Lan. Các nội dung này được quy định rõ trong Luật NHTW Thái Lan.
Chính sách lạm phát mục tiêu của NHTW Thái Lan từ khi áp dụng đến nay được thể hiện
qua một số nội dung chủ yếu sau:
Về mức lạm phát mục tiêu: Từ năm 2000 đến năm 2008, LPMT mà NHTW Thái
Lan đề ra là tốc độ tăng trưởng bình quân theo quý của lạm phát cơ bản phải được giữ trong
khoảng từ 0 - 3,5%. Tuy nhiên, kể từ năm 2009, NHTW Thái Lan đã điều chỉnh mục tiêu
này ở mức 0,5 - 3% nhằm tránh nguy cơ giảm phát và thu hẹp khoảng dao động của mục
tiêu. Trong đó, NHTW Thái Lan xây dựng dự báo lạm phát theo hai cách tiếp cận: Một là,
Dự báo dựa trên dữ liệu chuỗi thời gian để tiên lượng những biến động ngắn hạn trên cơ sở
hàng tháng; Hai là, Mô hình dự báo lạm phát theo quý gắn kết dự báo lạm phát với điều
kiện kinh tế vĩ mô chung.
Về chỉ số giá mục tiêu: NHTW Thái Lan sử dụng chỉ số lạm phát cơ bản ít biến
động hơn, điều này có nghĩa là phản ứng của CSTT có thể ổn định hơn, nhờ đó môi trường
lãi suất sẽ ít biến động hơn.
Về công cụ chính sách: Công cụ chính sách mà NHTW Thái Lan sử dụng để điều
tiết lạm phát, ổn định giá cả là lãi suất repo 1 ngày (khởi đầu là lãi suất repo 14 ngày) còn
gọi là lãi suất chính sách.
Về cơ chế truyền dẫn và độ trễ của CSTT: Sự thay đổi về lãi suất chính sách hoặc
lượng tiền cung ứng sẽ ảnh hưởng đến 5 kênh truyền dẫn: Lãi suất thị trường, tín dụng ngân
hàng, giá tài sản, tỷ giá và kỳ vọng; từ đó làm thay đổi tổng cầu trong và ngoài nước đối với
hàng hoá và dịch vụ của Thái Lan, ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả trong nước và từ đó tác
động đến lạm phát. Theo ước tính của NHTW Thái Lan, CSTT phải mất từ 4-8 quý mới
phát huy tác dụng đầy đủ đối với nền kinh tế, vì vậy, việc hoạch định CSTT cần phải có khả
năng đi trước, đón đầu, dự báo cáo về triển vọng của nền kinh tế và thị trường tài chính, tiền

tệ trong thời gian tới.
- 21 -




Sau 10 năm áp dụng và thường xuyên hoàn thiện cho phù hợp với tình hình thực tế,
chính sách LPMT của Thái Lan đã chứng tỏ được rằng đây là công cụ hữu hiệu nhất để đảm
bảo cho nền kinh tế đạt được sản lượng cao, sự tăng trưởng bền vững, tính cạnh tranh xuất
khẩu và một NHTW minh bạch. Điều này đã được chứng minh qua khả năng kháng chịu
của nền kinh tế Thái Lan trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009. Kinh
nghiệm áp dụng LPMT của Thái Lan cho thấy để áp dụng thành công cơ chế LPMT trong
điều hành CSTT cần xây dựng được hệ thống các điều kiện có tính chất quyết định.
1.5.3 BÀI HỌC CHO VIỆT NAM:
1.5.3.1 THỂ CHẾ:
Tại Việt Nam, NHNN là một cơ quan ngang bộ, trực thuộc Chính phủ nên để thực
hiện được cơ chế LPMT, cần phải xem xét lại tính độc lập, quyền hạn và trách nhiệm của
NHNN trong việc thiết lập mục tiêu lạm phát và thực thi các chính sách để đạt được mục
tiêu. Bên cạnh đó, mô hình phối hợp giữa NHNN và Bộ Tài chính, các bộ ngành liên quan
khác cũng phải rất chặt chẽ và đạt được mục tiêu lạm phát phải là ưu tiên số một.
Đối với NHNN, để thực hiện LPMT điều quan trọng nhất là công tác dự báo để đặt ra
mục tiêu lạm phát nên cần phải có nguồn nhân lực chất lượng cao, xây dựng mô hình dự báo
lạm phát, lãi suất và các nhân tố tác động phục vụ cho việc đề ra mục tiêu lạm phát cho từng
tháng, quý, năm (Như trường hợp của Brazil đã thành lập Vụ Nghiên cứu để phục vụ nghiên
cứu, thực hiện LPMT), hơn nữa, cơ sở hạ tầng kỹ thuật để thực hiện LPMT cũng cần được
nâng cấp hiện đại. Cần thiết lập các khảo sát thường xuyên của thị trường về kỳ vọng lạm
phát để phục vụ cho việc dự báo.
Việt Nam cần nghiên cứu thêm về các điều kiện và trình độ phát triển của thị trường
tài chính (TTTC). Việt Nam là nước có độ mở kinh tế tương đối cao, do đó sự ảnh hưởng
của bên ngoài vào cũng rất lớn, đặc biệt là sự truyền dẫn qua giá. Do đó, việc dự báo và đặt

ra mục tiêu lạm phát không chỉ dựa vào các điều kiện của bản thân nền kinh tế mà cả các
điều kiện kinh tế thế giới, không chỉ riêng thị trường tài chính mà cả thị trường hàng hóa,

×