Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

tiểu luận xúc tác trong tổng hợp etanol

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (407.76 KB, 17 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA VŨNG TÀU
Khoa Hóa Học và Công Nghệ Thực Phẩm


Đề tài

:
XÚC TÁC TRONG TỔNG HỢP ETANOL
GVHD: Ths. DIỆP KHANH
Nhóm 2 thực hiện
Vũng Tàu, ngày 23 tháng 10 năm 2009
MỤC LỤC
Trang
Mở đầu
Chương 1: Giới thiệu về etanol
1.1. Tính chất vật lý
1.2. Tính chất hóa học
1.3. Ứng dụng
Chương 2: Tổng hợp etanol
2.1. Phương pháp lên men
2.2. Quá trình cộng hợp nước vào etylen
2.3. Thủy phân trực tiếp etylen
2.4. Sơ đồ công nghệ tổng hợp etylen
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Mở Đầu
Trong nền công nghiêp hiện đại và phát triển như ngày nay, xúc tác đóng vai
trò rất lớn. Nó đem lại một nguồn lợi khổng lồ cho các ngành công nghiệp như hóa
dầu và các ngành công nghiệp nặng bởi tính năng của nó giúp các quá trình hóa
học xảy ra nhanh hơn, sau phản ứng vẫn thu hồi dược xúc tác. Việc tìm tòi và
nghiên cứu ra các chất xúc tác trong các phản ứng hóa học là vấn đề được đặt ra


hàng đầu của nhiều quốc gia có nền công nghiệp phát triển. Nên có thể nói xúc tác
không những đẩy nhanh tốc độ phản ứng hóa học, mà còn làm cho con người bước
nhanh đến một nền văn minh công nghiệp mới, tạo ra nhiều sản phẩm phục vụ cho
con người.
Công nghệ tổng hợp hữu cơ- hóa dầu là một ngành công nghiệp đã có
những bước thay đổi và phát triển không ngừng, đặc biệt là vào những năm
cuối thế kỷ 20. Công nghệ hữu cơ hóa dầu đã và đang trở thành ngành công
nghiệp mũi nhọn, bên cạnh đó là sự phát triển không ngừng của một số
nguyên liệu trong ngành công nghiệp tổng hợp hữu cơ hóa dầu, song không
thể không nhắc tới etanol, là một trong những nguyên liệu có đặc tính quan
trọng trong các ứng dụng thực tiễn: xăng etanol, cồn khô,….
Sau đây là bài tiểu luận về xúc tác trong tổng hợp hữu cơ và điển hình là
“xúc tác trong tổng hợp etanol”.
Chương 1. Giới thiệu về Etanol
1.1.Tính chất vật lý
Rượu etylic (hay etanol) là một chất lỏng,
không màu, mùi thơm dễ chịu, vị cay, nhẹ
hơn nước (khối lượng riêng 0,7936 g/ml ở
15
0
C), sôi ở nhiệt độ 78,39
0
C, hóa rắn ở
-114,15
o
C, với nước etanol cho hỗn hợp đẳng
phí chứa 95,6% cồn. Sở dĩ rượu etylic tan
trong nước vô hạn và có nhiệt độ sôi cao hơn
nhiều so với este hay aldehyde có khối lượng phân tử xấp xỉ là do sự tạo thành liên
kết hydro giữa các phân tử rượu với nhau và với nước.

1.2.Tính chất hoá học
Tính chất của một rượu đơn chức:
• Phản ứng thế với kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ.
Ví dụ:
2C
2
H
5
OH + 2Na -> 2 C
2
H
5
ONa + H
2

• Phản ứng este hóa, phản ứng giữa rượu và acid với môi trường là acid
sulfuric đặc nóng tạo ra este.
Ví dụ:
C
2
H
5
OH + CH
3
COOH -> CH
3
COOC
2
H
5

+ H
2
O
• Phản ứng tách nước trong một phân tử để tạo thành olefin, trong môi trường
acid sulfuric đặc ở 170
o
C.
Ví dụ:
C
2
H
5
OH -> C
2
H
4
+ H
2
O
• Phản ứng tách nước giữa 2 phân tử rượu tạo thành ete.
Ví dụ:
C
2
H
5
OH + C
2
H
5
OH -> C

2
H
5
-O- C
2
H
5
+ H
2
O
• Phản ứng oxi hóa, trong đó rượu bị phân theo 3 mức: oxi hóa không hoàn
toàn thành aldehyde, acid hữu cơ và oxi hóa hoàn toàn thành CO
2
và H
2
O.
Ví dụ:
Mức 1: oxi hóa tạo thành aldedyde,trong môi trường nhiệt độ cao:
CH
3
-CH
2
-OH + CuO -> CH
3
-CHO + Cu +H
2
O
Mức 2: có xúc tác
CH
3

-CH
2
-OH + O
2
-> CH
3
-COOH + H
2
O
Mức 3: oxi hóa hoàn toàn
C
2
H
5
OH + 3O
2
-> 2CO
2
+ 3 H
2
O
• Phản ứng qua chất xúc tác hỗn hợp, Cu + Al
2
O
3
ở 380-4000
o
C, lúc đó xảy ra phản
ứng tách loại nước.
Ví dụ:

2C
2
H
5
OH -> CH
2
-CH=CH-CH
2
+ 2H
2
O+ H
2

• Phản ứng lên men giấm: oxi hóa rượu etylic 10
0
C bằng oxi không khí có mặt
men giấm ở nhiệt độ khoảng 25
0
C.
Ví dụ:
CH
3
-CH
2
-OH + O
2
-> CH
3
-COOH + H
2

O
1.3. Ứng dụng
 Etanol là một trong những hợp chất được sản xuất với quy mô lớn trong công
nghiệp và được ứng dụng rộng rãi trong tổng hợp hữu cơ. Đây là một dung môi
thông dụng (tuy dễ cháy ), các ngành công nghiệp chế biến thự phẩm và y học
thường sử dụng một lượng lớn etanol. Ngoài ra etanol con nhiều ứng dụng khác
như làm nhiên liệu, chất bôi trơn, v.v… Nếu xem etanol như là một nhiên liệu
trung gian thì nó là nhiên liệu quan trọng trong quá trình đều chế các: este,
clrofrom, cloral, dietylen, axetadehyd và axit axetic.
 Ngoài ra etanol ngày càng được sử dụng rộng rãi để pha vào xăng vì nó có
các ưu điểm sau:
Etanol có chỉ số octane cao (RON ethanol
=110÷120). Vì vậy khi pha etanol vào xăng nó sẽ làm tăng chỉ
số octane của hỗn hợp.
Etanol có tỷ trọng gần với tỷ trọng của xăng, dễ hòa
trộn vào xăng. Trong phân tử ethanol có chứa oxy thúc đẩy quá
trình cháy diễn ra tốt hơn, giảm phát thải đáng kể các chất gây ô nhiễm.
 Khi pha etanol vào xăng gặp những khó khăn chủ yếu như sau:
Sự có mặt của oxy trong phân tử ethanol làm giảm nhiệt trị của hỗn hợp khi
cháy. Do đó sẽ làm tăng lượng tiêu thụ nhiên liệu.
Etanol tạo với các hydrocacbon nhẹ trong xăng như (pentane, hexane…)
hỗn hợp đẳng phí có nhiệt độ sôi thấp hơn nhiệt độ sôi của hỗn hợp ban đầu. Vì
vậy khi pha ethanol vào xăng nó sẽ làm tăng áp suất hơi bão hòa của hỗn hợp.
Ethanol có tính háo nước. Nó dễ dàng hút nước có trong không khí ẩm làm
thay đổi thành phần của nhiên liệu, gây khó khăn cho vấn đề tồn trữ và bảo quản
nhiên liệu.
Etanol không tương thích với các vật liệu cao su, dễ làm trương nở các ống
dẫn nhiên liệu làm bằng vật liệu này. Tuy nhiên nếu dùng với nồng độ etanol
thấp (<15% thể tích ethanol) thì hoàn toàn không gây tác hại như trên.
 Các chất hóa học dẫn xuất từ êtanol

• Êtyl este
Trong sự hiện diện của chất xúc tác axít (thông thường là axít sulfuric)
êtanol phản ứng với các axít cacboxylic để tạo ra êtyl este.
CH
3
CH
2
OH + RCOOH → RCOOC
2
CH
3
+ H
2
O
Hai êtyl este được sản xuất nhiều nhất là êtyl acrylat (từ êtanol và axítacrylic) và
êtyl axêtat (từ êtanol và axít axêtic). Êtyl acrylat là một đơn phân tử được sử dụng
trong sản xuất polyme acrylat có công dụng làm chất kết dính haycác vật liệu che
phủ. Êtyl axêtat là dung môi phổ biến sử dụng trong sơn, các vậtliệu che phủ và
trong công nghiệp dược phẩm. Các êtyl este khác cũng được sửdụng trong công
nghiệp nhưng với sản lượng ít hơn như là các chất tạo mùi hoa quả nhân tạo.
• Dấm
Dấm là dung dịch loãng của axít axêtic được điều chế bằng phản ứng của vi khuẩn
Acetobacter trên dung dịch êtanol. Mặc dù theo truyền thống người ta điều chế
dấm từ các đồ uống chứa cồn như rượu vang, rượu táo và bia nhưng dấm cũngcó
thể điều chế từ các dung dịch êtanol công nghiệp. Dấm điều chế từ êtanol chưng
cất được gọi là "dấm chưng cất" và nó được sử dụng phổ biến trong ngâm dấm
thực phẩm hay làm gia vị.
• Êtylamin
Khi nung nóng tới 150 –220 °C trên chất xúc tác niken gốc silica hay
alumina, êtanol và amôniắc phản ứng với nhau để tạo ra êtylamin. Các phản ứng

tiếp theo tạo ra đietylamin và trietylamin.
CH
3
CH
2
OH + NH
3
→ CH
3
CH
2
NH
2
+ H
2
O
CH
3
CH
2
OH + CH
3
CH
2
NH
2
→ (CH
3
CH
2

)
2
NH + H
2
O
CH
3
CH
2
OH + (CH
3
CH
2
)
2
NH → (CH
3
CH
2
)
3
N + H
2
O
Các etylamin được sử dụng trong việc tổng hợp các dược phẩm, hóa chất
nông nghiệp và các chất hoạt tính bề mặt.
• Các hợp chất khác
Êtanol là nguồn nguyên liệu hóa học đa dụng, và trong thời gian qua đã được sử
dụng với phạm vi thương mại để tổng hợp hàng loạt các mặt hàng hóa chất với sản
lượng lớn khác. Hiện nay, nó đã được thay thế trong nhiều ứng dụng bằng các

nguyên liệu hóa dầu khác rẻ tiền hơn. Tuy nhiên, trên thị trường của các quốc gia
có nền nông nghiệp phát triển nhưng các cơ sở hạ tầng của công nghiệp hóa dầu thì
còn chưa phát triển như Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil thì êtanol có thể được sử
dụng để sản xuất các hóa chất mà được các nước phương Tây phát triển sản xuất
chủ yếu từ dầu mỏ, bao gồm êtylen và butađien.
Chương 2. Tổng hợp etanol
2.1. phương pháp lên men
Trước đây nguyên liệu chính để sản xuất etanol vẫn là
các tinh bột được lên men, cho đến nay phương pháp này vẫn
còn được áp dụng mặc dù nó làm tiêu hao một lượng không
nhỏ các tinh bột khác chính là những thực phẩm cần thiết cho
con người. Vì nguyên nhân này mà hiện nay người ta sản xuất
etanol từ nguyên liệu ban đầu xenluloza.
Quá trình nuôi cấy men rượu theo các điều kiện để sản xuất rượu được gọi là ủ
rượu. Men rượu có thể phát triển trong điều kiện khoảng 20% rượu, nhưng nồng độ
của rượu trong các sản phẩm cuối cùng có thể tăng lên nhờ chưng cất. Để sản xuất
êtanol làm nhiên liệu, quá trình chuyển hóa tinh bột thành glucoza được thực hiện
nhanh chóng bằng cách xử lý với axít sulfuric loãng, enzym nấm amylas.
(C
6
H
10
O
5
)
n
+ nH
2
O → nC
6

H
12
O
6
Sản xuất bằng cách lên men: một số loài men rượu nhất định như là
(Saccharomyces cerevisiae) chuyển hóa đường trong điều kiện không có oxy (gọi
là yếm khí), chúng tạo ra êtanol và cacbon điôxít CO
2
.
C
6
H
12
O
6
→ 2CH
3
CH
2
OH + 2CO
2
Về tiềm năng, glucoza để lên men thành êtanol có thể thu được từ xenluloza.
Việc thực hiện công nghệ này có thể giúp chuyển hóa một loại các phế thải và phụ
phẩm nông nghiệp chứa nhiều xenluloza, chẳng hạn lõi ngô, rơm rạ hay mùn cưa
thành các nguồn năng lượng tái sinh. Cho đến gần đây thì các enzym cellulas có
thể thủy phân xenluloza là rất cao.
Phản ứng thủy phân xenlulose gồm các bước sau:
• Bước 1, thủy phân xenluloza thành mantoza dưới tác dụng của men amylaza.
(C
6

H
10
O
5
)
n
→ C
12
H
22
O
11
• Bước 2, thủy phân tiếp mantoza thành glucoza hoặc fructoza dưới tác dụng
của men mantaza.
C
12
H
22
O
11
→ 2C
6
H
12
O
6

• Bước 3, phản ứng lên men rượu có xúc tác là men zima.
C
6

H
12
O
6
→ 2C
2
H
5
OH + 2CO
2

2.2. Quá trình cộng hợp nước vào etylen với xúc tác H
2
SO
4
Đây là một trong những phương pháp được áp dụng dầu tiên để cộng nước
vào olefin.
Phương trình tổng quát
 Quá trình có thể

chia làm hai giai

đoạn chính:
• Đầu

tiên etylen hấp thu axít sunfuaric tạo ra etyl hydro sunfat (este của axit
sunfuaric).
H
2
C=CH

2
+ H
2
SO
4
→CH
3
CH
2
OSO
3
H
• Giai đoạn tiếp theo là sự thuỷ phân các dẫn xuất sunfat để tạo êtanol và
thành tái tạo axít sulfuric
:
CH
3
CH
2
OSO
3
H + H
2
O→CH
3
CH
2
OH +H
2
SO

4
Để hạn chế phản ứng polime hoá và khả năng phản ứng của etylen mà giai
đọan hấp thụ axít sunfuric được tiến hành ở các điều kiện khác nhau: nồng độ axít
60 đến 98%; nhiệt độ 300
o
C;

áp suất tử 0,2 đến 2 MPa. tỉ lệ mol H
2
SO
4
với etylen
vào khoảng (1:1,2) hay (1:1,3) (đề tránh dư quá nhiều axít). Ở những phản ứng trên
thì hổn hợp phản ứng bao gồm: monoakyl sunfat, H
2
SO
4.
nước, rượu và các sản
phẩm phụ- este và polime.
Thiết bị hấp thụ etylen
Dạng thứ nhất (a): là một thiết bị hấp thụ đặt nằm ngang có bộ phận khuấy
đĩa gắn với một trục, khoảng 1/3 không gian cùa thiết bị chứa H
2
SO
4
và khi các đĩa
quay sẽ tạo sương H
2
SO
4

do vậy tăng bề mặt tiếp xúc với etylen. Nhiệt sinh ra
trong quá trình phản ứng sẽ được tải ra bằng vỏ áo nước. Thiết bị này làm việc gián
đoạn, nhưng nếu sử dụng một chùm liên tục các thiết bị trên thì sẽ được một qui
trình sản xuất liên tục.
Dạng thứ hai (b): so với thiết bị hấp thụ nằm ngang thì thiết bị hấp thu dạng
tháp đứng với khoảng 20-25 đĩa được chứa nước bên trên có khả năng hoạt động
liên tục là sự cải tiến đáng kể. trên mỗi đĩa, trong lòng chất lỏng đến có chùm ống
nước lạnh đi qua đề hấp thu nhiệt phản ứng. Ở đĩa trên cùng của th áp người ta cho
H
2
SO
4
với nồng độ cần thiết đi vào, còn dưới đáy tháp sẽ là hỗn hợp sản phẩm sau
phản ứng được tháo ra. Etylen được đưa vào từ tháp phía dưới, đi ngược với dòng
chất lỏng và ra khỏi đáy tháp ứng với khí thải ở phần đỉnh tháp.
Như vậy ở giai đoạn sẽ thu được sản phẩm dưới dạng sunfat và chúng tiếp
tục thuỷ phân ở giai đoạn sau. Chất lỏng sau giai đoạn đầu sẻ được làm loãng bằng
nước và đốt bằng hơi nước (đồng thời có thể sử dụng hơi nước đề chưng cắt rượu,
este và polime. Qua giai đoạn lắng và chưng tiếp tục sẽ thu được etanol nồng độ
90%. Còn nồng độ axít sunfuric sau phản ứng sẽ vào khoảng 40-50%. Có thể sử
dụng axít này trong điều chế sunfat amoni hoặc cô đặt đến nồng độ cần thiết rồi
sau đó đưa trở lại thiết bị hấp thụ. Vì sau phản ứng cần sử lý axit do vậy đây cũng
là nhược điểm của phương pháp cộng nước với xúc tác H
2
SO
4.
2.3. Thuỷ phân trực tiếp etylen
Để khắc phục nhược điểm của phương pháp cộng
nước với xúc tác H
2

SO
4
qua giai đoạn tạo thành
ankylsunfat, người ta đã tìm ra phương pháp
cộng nước vào etylen một giai đoạn kết hợp
phân tử nước trực tiếp vào nối đôi với sự có mặt
của xúc tác axít khác. Ngoài ra phương pháp
thuỷ phân trực tiếp còn có ưu điểm về mặc công
nghệ (quá trình chỉ tiến hành qua một giai
đoạn,không cần thiết tái sinh H
2
SO
4
), hiệu xuất tạo thành ancol cao hơn xấp sỉ 95%
và sự ăn mòn thiết bị ít hơn.
Xúc tác thông dụng nhất dụng để thuỷ phân trực tiếp etylen là axít
phosphoric tẩm chất mang (silicalgel xốp, alumosilicat). Sự lựa chọn các thông số
kỹ thuật dựa vào những chỉ tiêu kinh tế, nhất là giảm tiêu hao năng lượng trong quá
trình tạo hơi và sử dụng lại lượng chất tham gia vào phản ứng. Nhiệt độ cao ở đây
gây các ảnh hưởng trái ngược nhau đến cân bằng phản ứng và tốc dộ của nó. Ngoài
ra nâng nhiệt độ còn thúc đẩy sự polime hoá etylen và làm cho H
3
PO
4
dễ tách ra
khỏi chất mang. Vì vậy sự cộng nước vào etylen ở 260-300
o
C, và để giữ nồng độ
cần thiết của axit phosphoric trên chất mang, phải cần áp xuất hơi nước khoảng
2,5-3 MPa. Để tăng độ chuyển hoá của hơi nước, tăng nồng độ của rượu, nói cách

khác để giảm chi phí về năng lượng người ta dùng một lượng dư etylen (1,4 ->
1,6:1). Khi sừ dụng etylen với lượng dư này phải cần áp suất 7-8 MPa, khi đó độ
chuyển hoá của etylen ở trạng thái cân bằng là 8-10%. Tuy vậy trong thực tế, độ
chuyển hoá chỉ đạt khoảng 4%, và đều này cho phép qui trình làm việc với vận tốc
cao và hiệu suất của xúc tác tính theo rượu (180-220kg/m
3
.h), etanol thu được có
nồng độ 15%.
Sự làm loãng olefin bẳng hỗn hợp trơ sẽ không có lợi cho cân bằng và vận
tốc phản ứng. Vì vậy, khác với quá trình cộng nước bằng xúc tác H
2
SO
4
. Ở đây dưa
vào phản ứng phải có nồng độ cao (97-99%). tất nhiên sau nhiều vòng tuần hoàn
hỗn hợp các khí trơ được tích tụ nhiều, nhưng phải bổ xung thêm hàm lượng etylen
sao cho nồng độ tối thiều của nó phải là 85%.
Phản ứng phải được tiến hành trong trong thiết bị hoạt động liên tục có cấu
tạo như một ống thép đường kính 1,5m, chiều cao 10m, bên trong ống được phủ
một lớp đồng nhỏ để tránh sự ăn mòn của axit phosphoric. Xúc tác được đưa vào
ống và chứa trên các ống nhỏ hình nón. Hỗn hợp etylen và hơi nước sau khi đun
nóng đến nhiệt độ thích hợp sẽ đi vào từ phía trên tháp, chạy qua các lớp xúc tác và
đi ra tháp từ phía dưới. Do độ truyển hoá của etylen khá thấp và nhiệt phản ứng
không lớn nên không cần thiết bị làm lạnh trong tháp.
Trong quá trình làm việc axít phosphoric từ từ ra khỏi chất mang, do vậy sau
khoảng 400-500 giời hoạt động, xúc tác xẽ mất hoạt tính. Để tái sinh xúc tác có thể
tiếp tục tẩm lên bề mặt nó một lượng axit phosphoric mới, tuy nhiên sau thời gian
dài hoạt động trên bề mặt chất mang sẽ có vùng bị nhựa hoá, và zeolit cũng trở nên
quá giòn. Xúc tác mới có thề chuẩn bị bằng cách tẩm lên chất mang axít
phosphoric nống độ 60-65%, sau đó sấy nhiệt độ 100

o
C. Xúc tác sẽ chứa khoảng
35% axít phosphoric tự do.
2.4. Sơ đồ công nghệ tổng hợp etanol
Do độ chuyển hoá của các cấu tử thấp, nhiệt độ và áp suất cao, nên trong quá
trình cộng nước vần đề tuần hoàn các tác chất và tiết kiệm năng lượng có ý nghĩa
quan trọng. Cho đến nay các sơ đồ công nghệ đang hoạt động rất khác biệt nhau,
chủ yếu ở nguồn gốc của hơi nước cho phàn ứng và mức độ tinh khiết của sản
phẩm.
Hơi nứơc và các thông số cần thiết thường được tạo thành từ nguồn năng
lượng khác, hoặc được sinh ra ngay trong thiết bị thiết bị hấp thụ và được tuần
hoàn nhiều lần. Sơ đồ công nghệ quá trình này được biểu diễn sau.
Theo sơ dồ trên etylen tinh khuyết cộng với etylen tuần hoàn đựơc nén đến
áp suất 8MPa tại máy nén 1 và 2, sau đó trộn hơi nước tuần hoàn và đun nóng tại
thiết bị 4 bằng khí. tiếp theo hỗn hợp sẽ được đun nóng thêm đến 280-300
o
C taị lò
ống 3 và đưa vào thiết bị phản ứng 5. Hỗn hợp khí phản ứng có chứa hơi axít
phosphoric do vậy chúng trước tiên được trung hoà bằng cách phun dung dịch
NaOH. Muối phosphate sinh ra sẽ được tách tại thiết bị 6. Nhiệt lượng của khí
được thu lại qua thiết bị trao đồi nhiệt 4 và sau đó tiếp tục làm lạnh trong thiết bị 7
và đựơc tách thành 2 pha khí và lỏng ờ thiết bị 8.
Hỗn hợp khí sau khi tách vẫn còn chứa một phần etanol dạng hơi, do vậy
phần etanol này sẽ được giữ lại tại thiết bị hấp thụ 9. Khí còn lại được tuần hoàn
trở lại bằng máy nén 2, tuy nhiên một phần khí này sẽ được trở lại buồng đốt để
giảm lượng khí trơ. Phần chất lỏng sau khi qua thiết bị phân tách 8 và cộng với
phần chất lỏng tại thiết bị 9 được trỗn lẫn, sau đó được tách dưới áp suất kém đề
lọc một phần khí tan trong nó, phần khí này sau đó được đưa vào vào buồng đốt
nhiên liệu. Từ thiết bị tách 10 sẽ thu được dung dịch etanol nồng độ 15% có chứa
dietyl ete, axetaldehyd và polietylen thấp phân tử. Dung dịch này được chưng cất

tại tháp 11 và 12. Tại tháp đầu tiên người ta chưng cất đầu tiên là cấu tử dễ bay
hơi: dietyl ete và axetaldehyd, còn tại tháp sau là etanol (dưới dạng hỗn hợp dẳng
phí: 95% rượu, 5% nước). Sản phẩm đấy tháp 12 còn lại nước sau đó được làm
sạch bằng trao đổi ion ở thiết bị 13 và sau đó được đưa trở lại để trộn lẫn với
etylen. Như vậy nước được hoạt động trong một chu trình kín.
KẾT LUẬN
Etanol là nguồn nguyên liệu hóa học đa dụng, và trong thời gian qua đã
được sử dụng với phạm vi thương mại để tổng hợp các mặt hàng hóa chất với sản
lượng lớn. Hiện nay, nó đã được thay thế trong nhiều ứng dụng bằng nguyên liệu
hóa dầu khác rẻ tiền hơn. Tuy nhiên, trên thị trường của các quốc gia có nền công
nghiệp phát triển nhưng các cơ sở hạ tầng của công nghiệp hóa dầu thì còn chưa
phát triển như Trung Quốc, Ấn Độ và BraZin thì etanol có thể được sử dụng để sản
xuất các hóa chất mà được các nước phương Tây phát triển sản xuất chủ yếu từ dầu
mỏ, bao gồm etylen và butadien.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Phạm Minh Tân, Tổng hợp hữu cơ và hoá dầu, NXB Đại học quốc gia.
TP. Hồ chí minh, XB 2005.
[2]. http//:www.khohangtonghop.com
[3]. http//:www.ebook.edu.vn
[4]. http//:V2NH.com.vn

×