Tài liệu khóa học Luyện thi Đại học môn Ngữ văn - cô Trịnh Thu Tuyết
Việt Bắc - Tố Hữu
Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt
Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12
- Trang | 1 -
VIỆT BẮC
- Tố Hữu
A. Khái quát:
1. Tác giả: Tố Hữu là nhà thơ lớn của thi ca Việt Nam hiện đại. Các chặng đường thơ của Tố Hữu gần như
song hành với các giai đoạn đấu tranh cách mạng của đất nước khiến thơ ông mang tính biên niên sử với nội dung trữ
tình - chính trị đậm nét.
2. Tác phẩm:
2.1. Vị trí: Với sự thể hiện những nét tiêu biểu nhất trong phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu, Việt Bắc không
chỉ là đỉnh cao của thơ Tố Hữu mà còn là một trong những thành công xuất sắc của thơ ca thời kì kháng chiến chống
Pháp. Việt Bắc được coi là khúc hùng ca và bản tình ca về cách mạng, về cuộc kháng chiến và con người kháng
chiến.
2.2. Hoàn cảnh sáng tác:
- Việt Bắc là căn cứ địa vững chắc của cách mạng Việt Nam từ đầu những năm 40 tới khi kết thúc cuộc kháng
chiến chống Pháp. Nơi đây, người dân Việt Bắc đã từng che chở, đùm bọc và đã sát cánh bên bộ đội, cán bộ kháng
chiến để giành và bảo vệ nền độc lập của dân tộc.
- Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc thắng lợi, tháng 10/1954 các
cơ quan Trung ương của Đảng và Chính phủ từ biệt căn cứ địa cách mạng Việt Bắc trở về Hà Nội. Một loạt những
vấn đề đặt ra trong đời sống tình cảm của dân tộc: liệu những người chiến thắng có giữ được tấm lòng thủy chung với
đồng bào Việt Bắc và quê hương cách mạng? có nhớ những tháng ngày gian khổ hào hùng và sâu nặng nghĩa tình
trong kháng chiến? Việt Bắc sẽ có vị trí như thế nào trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước thời kì mới?
- Nhân sự kiện lịch sử trọng đại ấy của dân tộc, Tố Hữu sáng tác bài thơ Việt Bắc . Bài thơ gồm có hai phần:
phần đầu tái hiện những kỉ niệm của cách mạng và kháng chiến ở Việt Bắc; phần sau gợi ra viễn cảnh tươi sáng của
đất nước và ca ngợi công ơn của Đảng, Bác Hồ đối với dân tộc.
- Hoàn cảnh sáng tác: cho thấy rõ hơn cảm hứng chủ đạo của bài thơ, đó là nỗi nhớ thương lưu luyến trong giờ
phút chia tay, là nghĩa tình thắm thiết với Việt Bắc, quê hương cách mạng, với đất nước và nhân dân, với cuộc kháng
chiến nay đã trở thành kỉ niệm khiến niềm vui trong hiện tại luôn gắn kết với nghĩa tình trong quá khứ và niềm tin ở
tương lai. Bài thơ là khúc hát tâm tình chung của con người Việt Nam trong kháng chiến mà bề sâu của nó là truyền
thống ân nghĩa, là đạo lí thủy chung của dân tộc.
2.3. Cấu tứ chung của bài thơ:
- Bài thơ được đặt vào hoàn cảnh đặc biệt của một cuộc chia tay đầy nhớ thương lưu luyến giữa những con
người từng gắn bó lâu dài, từng chia sẻ mọi cay đắng, ngọt bùi, nay trong giờ phút chia tay, cùng nhau gợi lại những
kỉ niệm đẹp đẽ trong quá khứ, bày tỏ sự lưu luyến nhớ thương trong hiện tại, khẳng định nghĩa tình bền chặt, sự thuỷ
chung và hẹn ước về tương lai.
Tài liệu khóa học Luyện thi Đại học môn Ngữ văn - cô Trịnh Thu Tuyết
Việt Bắc - Tố Hữu
Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt
Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12
- Trang | 2 -
- Nhưng đây là một cuộc chia tay rất đặc biệt vì người ra đi thực chất lại là người trở về, cuối chặng đường của
người ra đi không phải chân trời góc bể xa xôi mà là tổ ấm gia đình, là Thủ đô hoa lệ, và vì thế, trong lòng người ở
lại ngoài nỗi nhớ nhung sẽ còn thêm một niềm trăn trở về sự thủy chung của người đi.
- Hoàn cảnh chia tay thường dành diễn tả những tình cảm riêng tư như tình bạn, tình yêu , nay được Tố Hữu
thể hiện những nghĩa tình thiêng liêng, lớn lao của cách mạng. Cách cấu tứ đặc biệt này khiến chuyện nghĩa tình cách
mạng, kháng chiến được diễn tả bằng những ngôn từ và giọng điệu ngọt ngào của tình yêu, đưa người đọc vào không
khí xúc động của ân tình và lưu luyến, của hồi tưởng và hoài niệm, của ước vọng và tin yêu Đây cũng là nét riêng
đặc sắc trong phong cách thơ Tố Hữu .
- Với nhân vật trữ tình là người đi - kẻ ở, bài thơ được kết cấu theo hình thức đối đáp tựa những câu hát giao
duyên trong ca dao xưa. Nhưng thực ra, bên trong lớp đối thoại của kết cấu là lời độc thoại của tâm trạng: kẻ ở -
người đi, câu hỏi - lời đáp cũng chỉ là sự phân thân của chủ thể trữ tình, là thủ pháp để nhà thơ bộc lộ nỗi niềm, tâm
trạng, tạo ra sự hô ứng, đồng vọng, vang ngân Để thể hiện sự phân thân ấy, nhà thơ đã sử dụng sáng tạo và tinh tế
hai đại từ mình và ta. Trong bài thơ Việt Bắc, mình chủ yếu được dùng ở ngôi thứ hai khiến bài thơ phảng phất phong
vị những bài ca dao về tinh yêu đôi lứa, cho thấy sự gắn bó thân thiết giữa hai nhân vật trữ tình- mình khi là người ra
đi trong câu hỏi đầy trăn trở của người ở lại Mình về mình có nhớ ta?, khi là người ở lại trong sự đồng vọng xao
xuyến của người ra đi: ta về, mình có nhớ ta?; tuy nhiên, mình cũng có lúc chuyển hóa đa nghĩa, vừa là người đi, vừa
là kẻ ở trong sự hòa nhập gắn kết: mình đi, mình có nhớ mình? Mình đi, mình lại nhớ mình Đại từ ta cũng được sử
dụng rất linh hoạt, độc đáo, chủ yếu là ngôi thứ nhất, người phát ngôn, nhưng nhiều khi lại chỉ chung cả người đi và
kẻ ở với nghĩa chúng ta như: rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây
B. Tìm hiểu bài thơ
Đề 1: Phân tích 24 câu đầu trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu
I. Mở bài
- Tố Hữu là nhà thơ lớn của thi ca Việt Nam hiện đại. Các chặng đường thơ của Tố Hữu gần như song hành
với các giai đoạn của cuộc đấu tranh cách mạng của đất nước khiến thơ ông mang tính biên niên sử với nội dung trữ
tình- chính trị đậm nét. Việt Bắc là đỉnh cao của thơ Tố Hữu, cũng là một trong những thành công xuất sắc của thơ ca
thời kì kháng chiến chống Pháp; Việt Bắc được coi là khúc hùng ca và bản tình ca về cách mạng, về cuộc kháng
chiến và con người kháng chiến. Bài thơ đã thể thể hiện những nét tiêu biểu nhất trong phong cách thơ Tố Hữu.
- Đoạn thơ phân tích là 24 câu đầu của bài thơ Việt Bắc, chủ yếu thể hiện nỗi niềm tâm trạng người ở lại
trong sự thấu hiểu, đồng cảm, đồng vọng của người ra đi, qua đó nhà thơ đã khẳng định tình cảm son sắt của người
dân VB với kháng chiến cũng như sự thủy chung của những người kháng chiến với quê hương cách mạng.
II. Thân bài
1. Bốn câu thơ đầu: là khúc dạo đầu ân tình chung thủy và niềm trăn trở nhớ thương của người ở lại
với người ra đi.
Tài liệu khóa học Luyện thi Đại học môn Ngữ văn - cô Trịnh Thu Tuyết
Việt Bắc - Tố Hữu
Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt
Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12
- Trang | 3 -
Với những câu hỏi tu từ da diết, những hình thức điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc, những cách vận dụng
tinh tế và sáng tạo ca dao, tục ngữ dân gian , đoạn thơ đầu đã thể hiện ân tình sâu nặng của đồng bào Việt Bắc với
bộ đội, cán bộ kháng chiến trong giờ phút chia tay đầy lưu luyến.
2. Bốn câu tiếp: cảnh tiễn đưa bâng khuâng trong nỗi lưu luyến nhớ nhung của người đi kẻ ở.
Đoạn thơ đã miêu tả cảnh chia tay giữa người dân Việt Bắc với những người kháng chiến từ nỗi bâng
khuâng trong tâm trạng, sự ngập ngừng mỗi bước chân đi, cử chỉ “cầm tay nhau” thân thương, trìu mến cho đến cả
sự im lặng không lời đầy xúc động Bốn câu thơ vừa là sự đồng vọng, nhớ nhung của người về xuôi với người ở lại,
vừa tái hiện cảnh tiễn đưa bịn rịn, lưu luyến sâu nặng nghĩa tình trong ngày chiến thắng.
3. 12 câu tiếp:
Nếu hai câu hỏi ở phần đầu mới chỉ gợi ra hình ảnh khái quát của quá khứ mười lăm năm ấy với những gắn
bó thiết tha, của chiến khu Việt Bắc với núi với nguồn thân thuộc thì những câu hỏi trong đoạn thơ sau đã hướng tới
những kỉ niệm thật cụ thể, xúc động. Đoạn thơ gồm 6 câu hỏi của người ở lại với người ra đi, những câu hỏi dồn dập,
gấp gáp bởi nỗi nhớ trào dâng khi giờ phút chia tay đang đến gần.
4. 4 câu cuối:
Có thể nhận ra ngôn ngữ giao đối trong đoạn thơ đầu, khi sau những câu hỏi trăn trở của người ở lại là những
đồng vọng xao xuyến của người ra đi. Và bây giờ, sau rất nhiều những câu hỏi băn khoăn, nhớ nhung của người Việt
Bắc, 4 câu cuối của đoạn thơ tiếp tục khẳng định nỗi nhớ, sự thủy chung son sắt của người ra đi khi từ biệt quê hương
cách mạng về xuôi.
III. Kết luận: Đoạn thơ lục bát mang âm hưởng ngọt ngào của ca dao đã ghi lại những lời giao đối, những câu
hỏi da diết, những tiếng vọng thủy chung của người đi, kẻ ở trong một cuộc chia tay đầy lưu luyến. Đoạn thơ thể hiện
đậm nét phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu trong cả nội dung cảm hứng và hình thức nghệ thuật: từ lẽ sống và tình
cảm lớn lao đến giọng điệu tâm tình ngọt ngào, từ những bút pháp nghệ thuật đậm đà tính dân tộc cho đến những thi
liệu, thi tứ phảng phất âm hưởng ca dao, dân ca Qua đó nhà thơ đã khẳng định tình cảm son sắt của người dân Việt
Bắc với cách mạng cũng như tình cảm thủy chung của người kháng chiến với mảnh đất và con người Việt Bắc, với
những năm tháng quá khứ hào hùng, oanh liệt và sâu nặng nghĩa tình.
Giáo viên: Trịnh Thu Tuyết
Nguồn: Hocmai.vn