Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá bằng công cụ tài chính phái sinh tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (616.21 KB, 92 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM





H
H




T
T
H
H




K
K
I
I
M
M


Á
Á


N
N
H
H










BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO
TỶ GIÁ BẰNG CÔNG CỤ TÀI CHÍNH
PHÁI SINH TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU






LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ










TP. Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2011
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-

-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-






H
H




T
T
H
H





K
K
I
I
M
M


Á
Á
N
N
H
H








BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO
TỶ GIÁ BẰNG CÔNG CỤ TÀI CHÍNH
PHÁI SINH TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU





Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60.31.12


LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS TRẦN THỊ MỘNG TUYẾT





TP. Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2011
- i -
MỤC LỤC

Mục lục
Danh mục viết tắt
Danh mục bảng biểu
Lời mở ñầu

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ CÔNG CỤ TÀI
CHÍNH PHÁI SINH 1
1.1 Rủi ro tỷ giá và quá trình hình thành các công cụ phòng ngừa rủi ro 1
1.1.1 Tỷ giá hối ñoái 1
1.1.1.1 Khái niệm tỷ giá hối ñoái 1
1.1.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng ñến tỷ giá hối ñoái 1
1.1.2 Rủi ro tỷ giá 2
1.1.3 Phân tích rủi ro tỷ giá 2

1.1.3.1 Rủi ro tỷ giá trong hoạt ñộng ñầu tư 2
1.1.3.2 Rủi ro tỷ giá trong hoạt ñộng xuất nhập khẩu 3
1.1.3.3 Rủi ro tỷ giá trong hoạt ñộng tín dụng 4
1.1.4 Phòng ngừa rủi ro tỷ giá 5
1.1.4.1 Các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá 5
1.1.4.2 Vai trò thị trường các sản phẩm phái sinh 5
1.2 Tổng quan về thị trường ngoại hối 6
1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển thị trường ngoại hối 6
1.2.2 Khái niệm thị trường ngoại hối 6
1.2.3 Đặc ñiểm của thị trường ngoại hối 7
1.2.4 Chức năng của thị trường ngoại hối 7
1.2.5 Các nghiệp vụ trên thị trường ngoại hối 7
1.2.6 Thị trường ngoại hối Việt Nam 8
1.3 Thị trường các sản phẩm phái sinh 8
1.3.1 Công cụ phái sinh 8
- ii -
1.3.2 Tài sản cơ sở 8
1.3.3 Thị trường kỳ hạn 8
1.3.3.1 Hợp ñồng kỳ hạn 8
1.3.3.2 Sự phát triển của thị trường kỳ hạn 10
1.3.3.3 Thị trường kỳ hạn OTC 10
1.3.4 Thị trường giao sau 10
1.3.4.1 Hợp ñồng giao sau 10
1.3.4.2 Sự phát triển của thị trường giao sau 11
1.3.4.3 Giao dịch giao sau có tổ chức 11
1.3.5 Thị trường hoán ñổi 12
1.3.5.1 Hợp ñồng hoán ñổi 12
1.3.5.2 Sự phát triển của thị trường hoán ñổi 12
1.3.6 Thị trường quyền chọn 12
1.3.6.1 Hợp ñồng quyền chọn 12

1.3.6.2 Sự phát triển của thị trường quyền chọn 13
1.4 Chiến lược phòng ngừa rủi ro tỷ giá bằng các sản phẩm phái sinh 14
1.4.1 Phòng ngừa rủi ro bằng hợp ñồng kỳ hạn 14
1.4.1.1 Vị thế mua 14
1.4.1.2 Vị thế bán 14
1.4.1.3 Nguyên tắc phòng ngừa 15
1.4.2 Phòng ngừa rủi ro bằng hợp ñồng giao sau 15
1.4.3 Phòng ngừa rủi ro bằng hợp ñồng hoán ñổi 15
1.4.4 Phòng ngừa rủi ro bằng hợp ñồng quyền chọn 16
1.4.4.1 Vị thế mua 16
1.4.4.2 Vị thế bán: 17
1.5 Kinh nghiệm phòng ngừa rủi ro bằng công cụ phái sinh trên thế giới 18
Chương 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÔNG CỤ PHÁI SINH PHÒNG NGỪA RỦI
RO TỶ GIÁ TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU 20
2.1 Giới thiệu sơ lược về Ngân hàng Á Châu 20
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 20
- iii -
2.1.3 Các sản phẩm dịch vụ chính 22
2.1.4 Các thành tựu ñạt ñược trong thời gian vừa qua 22
2.1.5 Định hướng phát triển trong thời gian sắp tới: 23
2.2 Chính sách tỷ giá và những tác ñộng ñến tình hình kinh tế Việt Nam 24
2.2.1 Tác ñộng của tỷ giá cố ñịnh 24
2.2.2 Tác ñộng của tỷ giá thả nổi có quản lý – giai ñoạn khủng hoảng tài chính
tiền tệ Châu Á tháng 07/1997 – ñến 2006 24
2.2.3 Tác ñộng của tỷ giá ñến kinh tế Việt Nam thời kỳ sau hội nhập 26
2.3 Sự phát triển của thị trường phái sinh Việt Nam 30
2.3.1 Giao dịch kỳ hạn 30
2.3.2 Giao dịch hoán ñổi 32
2.3.3 Giao dịch quyền chọn 33
2.4 Khảo sát ñánh giá mức ñộ vận dụng công cụ phái sinh vào quá trình quản trị

rủi ro tỷ giá của các doanh nghiệp Việt Nam 35
2.5 Thực tiễn áp dụng công cụ phái sinh trong việc phòng ngừa rủi ro tỷ giá tại NH
TMCP Á Châu 40
2.5.1 Hợp ñồng kỳ hạn 40
2.5.1.1 Giao dịch kỳ hạn ngoại tệ 40
2.5.1.2 Cách xác ñịnh tỷ giá kỳ hạn 41
2.5.2 Hợp ñồng hoán ñổi 43
2.5.2.1 Giao dịch hoán ñổi ngoại tệ 43
2.5.2.2 Cách xác ñịnh tỷ giá hoán ñổi 45
2.5.3 Hợp ñồng quyền chọn 46
2.5.3.1 Giao dịch quyền chọn ngoại tệ 46
2.5.3.2 Phí quyền chọn ngoại tệ 47
2.6 Những thành tựu ñạt ñược trong việc vận dụng công cụ phái sinh phòng ngừa
rủi ro tỷ giá tại ACB 48
2.6.1 Giao dịch kỳ hạn 48
2.6.2 Giao dịch hoán ñổi 49
2.6.3 Giao dịch quyền chọn 49
- iv -
2.7 Những hạn chế trong quá trình áp dụng các sản phẩm phái sinh ñể phòng ngừa
rủi ro tỷ giá 49

2.7.1 Những hạn chế của giao dịch kỳ hạn 49
2.7.2 Những hạn chế của giao dịch hoán ñổi 50
2.7.3 Những hạn chế của việc phát triển thị trường giao sau ngoại tệ 51
2.7.4 Những hạn chế của giao dịch quyền chọn 51
2.7.5 Những hạn chế khác trong việc phát triển thị trường phái sinh 52
Chương 3: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH VIỆC PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ
BẰNG CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH 54
3.1 Định hướng phát triển công cụ phái sinh trong tương lai 54
3.2 Điều kiện ñể phát triển công cụ phái sinh ngoại hối tại ACB 55

3.2.1 Về khách quan 55
3.2.2 Về phía ACB 56
3.2.3 Về phương tiện, thiết bị 57
3.3 Giải pháp phát triển thị trường công cụ phái sinh ngoại hối 57
3.3.1 Nâng cao vai trò của công cụ phái sinh trong việc phòng ngừa rủi ro tỷ giá
ñối với doanh nghiệp 57
3.3.2 Giải pháp phát triển nghiệp vụ công cụ phái sinh ứng dụng phòng ngừa rủi
ro tỷ giá tại ACB 59
3.3.2.1 Tìm hiểu nhu cầu của khách hàng 59
3.3.2.2 Marketing sản phẩm 59
3.3.2.3 Giải pháp về con người 60
3.3.2.4 Giải pháp về công nghệ 61
3.3.2.5 Giải pháp về sản phẩm 62
3.3.2.6 Xây dựng chiến lược kinh doanh và chiến lược khách hàng một cách
hợp lý 64
3.3.3 Giải pháp dành cho khách hàng sử dụng công cụ phái sinh 65
3.3.3.1 Nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về phòng ngừa rủi ro tỷ giá 65
3.3.3.2 Thành lập bộ phận tham mưu về tài chính có kiến thức sâu về các giao
dịch phái sinh ngoại tệ 66
- v -
3.3.3.3 Thực hiện việc phân tích, phán ñoán và dự báo sự biến ñộng của thị
trường về tỷ giá hối ñoái 66
3.4 Các kiến nghị vĩ mô về phát triển thị trường công cụ phái sinh 66
3.4.1 Hoàn thiện khung pháp lý ñối với việc thực hiện các giao dịch ngoại hối
phái sinh 66
3.4.2 Hướng dẫn về hạch toán kế toán công cụ phái sinh 67
3.4.3 Phát triển thị trường giao sau ngoại tệ 67
3.4.4 Khắc phục những hạn chế và ngăn ngừa sử dụng phái sinh không ñúng
mục ñích 68
3.4.5 Nới lỏng vai trò ñiều hành của Nhà Nước vào thị trường 69

3.5 Các kiến nghị vĩ mô về chính sách tỷ giá và ñiều hành thị trường ngoại tệ của
Ngân hàng Nhà nước 69
3.5.1 Phối hợp chính sách tỷ giá và lãi suất 69
3.5.2 Chính sách tiền tệ 70
3.5.3 Thực hiện ña ngoại tệ 70
3.5.4 Ngân hàng Nhà nước cần có những dự báo chính xác hơn về nhu cầu và xu
hướng biến ñộng của tỷ giá 71
3.5.5 Hoàn thiện thị trường ngoại hối 72
3.5.5.1 Hướng tới chính sách tỷ giá cân bằng cung cầu 72
3.5.5.2 Hoàn thiện và phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng
(INTERBANK) 73
3.5.5.3 Nâng cao vai trò của NHNN trên Vinaforex 74
3.5.5.4 Hình thành công ty môi giới ngoại hối 74

Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục


DANH MỤC VIẾT TẮT

ACB Ngân hàng Á Châu
EXCHANGE Thị trường tập trung
FOREX Thị trường ngoại hối
FORWARD Giao dịch có kỳ hạn
FUTURE Giao dịch giao sau
NHTM Ngân hàng thương mại
NHTW Ngân hàng trung ương
NHNN Ngân hàng nhà nước
OPTION Giao dịch quyền chọn

OTC Thị trường phi tập trung
SPOT Giao dịch giao ngay
SWAP Giao dịch hoán ñổi
TMCP Thương mại cổ phần
VINAFOREX Thị trường ngoại hối Việt Nam




DANH MỤC BẢNG BIỂU

SỐ NỘI DUNG
Bảng 1.1 Tiêu chuẩn hóa hợp ñồng giao sau ở thị trường Chicago
Bảng 2.1 Một vài chỉ tiêu kinh tế giai ñoạn khủng hoảng (1997 – 1999)
Bảng 2.2 Một vài chỉ tiêu kinh tế giai ñoạn sau khủng hoảng (2000 – 2002)
Bảng 2.3 Một vài chỉ tiêu kinh tế giai ñoạn 2003 - 2006
Bảng 2.4 Một vài chỉ tiêu kinh tế giai ñoạn 2007 - 2010
Bảng 2.5 Mức gia tăng tỷ giá giao dịch có kỳ hạn
Bảng 2.6 Tổng hợp doanh số hợp ñồng kỳ hạn từ năm 2006 – 2010
Bảng 2.7 Tổng hợp doanh số hợp ñồng hoán ñổi từ năm 2007 – 2010
Bảng 2.8 Biểu phí giao dịch hoán ñổi của NHNN
Bảng 2.9 Tổng hợp doanh số hợp ñồng quyền chọn từ năm 2008 – 2010
Biểu ñồ 2.1 Tổng hợp các chỉ số tài chính của ACB từ 2005 – 2010
Biểu ñồ 2.2 Nguồn gốc ngoại tệ sử dụng trong thanh toán
Biểu ñồ 2.3 Mức ñộ nhận thức của doanh nghiệp về rủi ro tỷ giá
Biểu ñồ 2.4 Tỷ lệ sử dụng các loại công cụ tài chính phái sinh
Biểu ñồ 2.5 Mức ñộ thường xuyên sử dụng công cụ phái sinh
Sơ ñồ 2.1 Sơ ñồ tổ chức ngân hàng TMCP Á Châu

LỜI MỞ ĐẦU

====

====

1. Lý do nghiên cứu:
Sau gia nhập WTO, Việt Nam từng bước thực hiện tự do hóa thương mại,
tự do hóa tài chính, tự do hóa ñầu tư. Tiến trình tự do hóa tất yếu dẫn ñến nhiều cơ
hội cũng như thách thức ñối với nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp nói
riêng, trong ñó có vấn ñề rủi ro về tỷ giá.
Xuất nhập khẩu của các nước tăng lên nhanh chóng về kim ngạch và ña
dạng hóa về cơ cấu tiền tệ, trong khi ñó thị trường tài chính lại biến ñộng khôn
lường, làm phát sinh rủi ro tỷ giá cho những nhà kinh doanh xuất nhập khẩu khi có
các khoản thu, chi bằng các ñồng tiền khác nhau.
Thực tế cho thấy là tỷ giá có thể biến ñộng tăng hoặc giảm, làm cho nhà
kinh doanh xuất nhập khẩu có thể phát sinh lãi hoặc lỗ. Tuy nhiên, họ lại không
thể lường hết ñược ñiều này. Kỳ vọng của các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu là tỷ
giá ñược ổn ñịnh hoặc ñược xác ñịnh trước ñể họ tập trung vào thực hiện thương
mại, ñảm bảo lợi nhuận.
Từ năm 1998, NHNN ñã bắt ñầu cho phép thực hiện giao dịch kỳ hạn và
giao dịch hoán ñổi ñể phòng ngừa rủi ro tỷ giá, nhưng ñến năm 2002, một số ít các
tổ chức tín dụng mới bắt ñầu triển khai các nghiệp vụ này. Tuy nhiên, do những
hạn chế từ phía người sử dụng, người cung cấp và cả người hoạch ñịnh chính sách
mà ñến nay doanh số giao dịch của các thị trường này vẫn còn tương ñối thấp. Vì
thế trong tương lai, chúng ta cần hoàn thiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá
ñể phát triển một nền kinh tế vững mạnh mà trong ñó, công cụ tài chính phái sinh
ñược xem là một giải pháp hiệu quả trong việc phòng ngừa rủi ro tỷ giá. Đó cũng
là lý do ñể tôi chọn vấn ñề nghiên cứu “Biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá bằng
công cụ tài chính phái sinh tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu” làm nội
dung của luận văn.


2. Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài hướng ñến việc phát triển nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá bằng
công cụ tài chính phái sinh tại Ngân hàng TMCP Á Châu cho các khách hàng có
quan hệ giao dịch cũng như khách hàng tiềm năng của ngân hàng Á Châu, ñể
khách hàng chủ ñộng hơn trước những rủi ro do sự biến ñộng của tỷ giá mang lại
thông qua việc sử dụng công cụ tài chính phái sinh.
3. Phương pháp nghiên cứu:
Trên cơ sở phân tích nguồn gốc của rủi ro tỷ giá ñối với hoạt ñộng kinh
doanh của doanh nghiệp, chính sách ñiều hành tỷ giá của NHNN trong thời gian
qua, ñề tài thực hiện phương pháp thu thập, so sánh, phân tích kết hợp với khảo sát
chọn mẫu ñánh giá nhận thức của doanh nghiệp về vấn ñề rủi ro tỷ giá, công cụ tài
chính phái sinh, nhu cầu và các hình thức doanh nghiệp ñã và ñang sử dụng ñể
phòng ngừa rủi ro tỷ giá. Từ ñó hướng ñến việc sử dụng công cụ tài chính phái
sinh như là một biện pháp phòng ngừa rủi ro tốt nhất, ñồng thời hoàn thiện thị
trường phái sinh ngoại tệ nhằm khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng phòng
ngừa rủi ro tỷ giá.
4. Ý nghĩa ñề tài:
a. Đối với khách hàng.
- Phòng ngừa rủi ro tỷ giá: Là biện pháp ñể bảo toàn thu nhập và chi phí. Với
một chi phí chấp nhận ñược, các giao dịch ngoại hối phái sinh (forward, swap,
future, option) giúp các doanh nghiệp có hoạt ñộng liên quan ñến ngoại tệ cố
ñịnh chi phí và bảo toàn lợi nhuận, tránh ảnh hưởng bởi sự biến ñộng của tỷ
giá.
- Chủ ñộng nguồn ngoại tệ ñể thanh toán hàng nhập khẩu: Đối với hoạt ñộng
nhập khẩu, các doanh nghiệp cần ngoại tệ ñể thanh toán tiền hàng. Nếu không
chuẩn bị trước nguồn ngoại tệ thì doanh nghiệp có thể lâm vào tình trạng thiếu
hụt ngoại tệ hoặc không có ngoại tệ ñể thanh toán, kết quả là không nhận ñược
hàng nhập khẩu hoặc phải chịu một khoản chi phí tăng thêm do chậm thanh
toán, hoặc phải mua ngoại tệ với tỷ giá cao hơn nhiều. Những nguy cơ ñó


doanh nghiệp ñều có thể tránh ñược bằng cách sử dụng các giao dịch ngoại hối
phái sinh ñể chủ ñộng nguồn ngoại tệ, ñảm bảo có ngoại tệ ñể thanh toán tiền
hàng nhập khẩu.
- Kinh doanh trên cơ sở chênh lệch tỷ giá: Doanh nghiệp có thể khai thác chiều
hướng biến ñộng có lợi của tỷ giá ñể thu lợi nhuận. Một quyền chọn mua hay
bán (kiểu Mỹ) có thể ñược thực hiện trước ngày ñáo hạn nếu tỷ giá giao ngay
trên thị trường cao hơn hay thấp hơn tỷ giá quyền chọn với dự báo rằng tỷ giá
có xu hướng biến ñộng ngược chiều trong tương lai.
- Tạo công cụ bảo hiểm rủi ro ngoại hối cho các hoạt ñộng kinh doanh ñặc thù:
Các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm cho thị trường thế giới thông qua hoạt
ñộng ñấu thầu sẽ có nguồn thu ngoại tệ nhưng không chắc chắn vì còn phụ
thuộc vào kết quả ñấu thầu. Trong trường hợp này, một giao dịch quyền chọn
bán ngoại tệ sẽ rất thích hợp ñể bảo toàn khoản lợi nhuận nếu doanh nghiệp
trúng thầu cung cấp sản phẩm.
b. Đối với ngân hàng
- Kiểm soát nguồn vốn khả dụng: Các NHTM có thể thực hiện các giao dịch
hoán ñổi ngoại tệ với NHNN ñể ñiều tiết lượng ngoại tệ khả dụng tại ngân hàng
phục vụ cho hoạt ñộng kinh doanh của mình. Ngoài ra, các NHTM còn có thể
ký kết các hợp ñồng hoán ñổi ngoại tệ với nhau nhằm sử dụng nguồn ngoại tệ
hiện có một cách hiệu quả.
- Tạo liên kết với khách hàng: Nhờ ñáp ứng ñược những nhu cầu cần thiết của
khách hàng nên các giao dịch hối ñoái phái sinh trở thành một cầu nối quan
trọng giữa ngân hàng và khách hàng. Cầu nối ñó lại càng chắc chắn hơn khi
thông qua các giao dịch này ngân hàng thực hiện việc bán chéo các sản phẩm,
dịch vụ của mình cho khách hàng. Khách hàng sẽ rất hài lòng khi ñược phục vụ
với một gói các sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao.
- Tăng thu nhập cho ngân hàng: Các giao dịch ngoại hối phái sinh mang lại cho
các NHTM nguồn thu thông qua phí và chênh lệch tỷ giá hoái ñối. Ngoài ra,

việc bán chéo sản phẩm cũng ñem lại nguồn thu không nhỏ cho các ngân hàng

nếu khai thác một cách triệt ñể.
- Nâng cao năng lực kinh doanh: Sử dụng tốt các giao dịch hối ñoái phái sinh
giúp ngân hàng kiểm soát nguồn vốn khả dụng bằng ngoại tệ một cách hiệu
quả, tạo liên kết tốt với khách hàng và tạo nhiều cơ hội bán chéo sản phẩm. Tất
cả những yếu tố ñó tạo thành một chuỗi liên kết nhân quả giúp nâng cao hiệu
quả kinh doanh cho ngân hàng.
5. Cấu trúc ñề tài:
Ngoài phần mở ñầu và kết luận, cấu trúc ñề tài gồm 3 chương:
- Chương 1: Tổng quan về rủi ro tỷ giá hối ñoái và công cụ tài chính phái sinh.
- Chương 2: Thực tiễn áp dụng công cụ phái sinh phòng ngừa rủi ro tỷ giá tại
NHTM Á Châu.
- Chương 3: Giải pháp ñẩy mạnh việc phòng ngừa rủi ro tỷ giá bằng công cụ tài
chính phái sinh.

- 1 -
Chương 1
: TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ CÔNG
CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH

1.1 Rủi ro tỷ giá và quá trình hình thành các công cụ phòng ngừa rủi ro
1.1.1 Tỷ giá hối ñoái
1.1.1.1 Khái niệm tỷ giá hối ñoái
Hối ñoái là sự chuyển ñổi từ một ñồng tiền này sang một ñồng tiền khác. Sự
chuyển ñổi này xuất phát từ nhu cầu thanh toán giữa các cá nhân, công ty, tổ chức
giữa hai quốc gia khác nhau và dựa trên một tỷ lệ nhất ñịnh giữa hai ñồng tiền, tỷ
giá ñó gọi là tỷ giá hối ñoái (hay còn gọi là tỷ giá).
Tỷ giá hối ñoái giữa hai ñồng tiền chính là giá cả ñồng tiền này ñược tính
bằng một số ñơn vị ñồng tiền kia.
1.1.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng ñến tỷ giá hối ñoái
Cũng như giá cả hàng hóa, tỷ giá thường xuyên biến ñộng trên thị trường và chịu sự

tác ñộng của nhiều yếu tố. Một số yếu tố cơ bản tác ñộng lên tỷ giá:
- Tình hình lạm phát trong và ngoài nước: tỷ giá và lạm phát có mối quan hệ
tỷ lệ thuận với nhau. Nếu lạm phát trong nước cao hơn lạm phát ở nước
ngoài, hàng hóa trong nước sẽ trở nên ñắt ñỏ hơn so với hàng hóa nước
ngoài. Điều này sẽ dẫn ñến sự gia tăng nhu cầu hàng hóa nhập ngoại và sự
sụt giảm cầu nội ñịa. Sự dịch chuyển này sau ñó dịch chuyển sang thị trường
ngoại hối làm tăng cầu và giảm cung ngoại tệ. Kết quả là ngoại tệ lên giá so
với nội tệ hay làm tăng tỷ giá.
- Tình hình thay ñổi lãi suất nội tệ và ngoại tệ: tỷ giá và lãi suất ñồng nội tệ có
xu hướng tỷ lệ nghịch. Nếu lãi suất trong nước tăng tương ñối so với lãi suất
ngoại tệ thì tài sản tài chính nội ñịa trở nên hấp dẫn các nhà ñầu tư hơn tài
sản tài chính nước ngoài. Điều này khiến các nhà ñầu tư phải tái cấu trúc lại
danh mục ñầu tư ñưa ñến hệ quả là dòng vốn chảy ra khỏi thị trường vốn
nước ngoài và chảy vào thị trường vốn nội ñịa. Kết quả là tăng cung và giảm
- 2 -
cầu ngoại tệ làm cho ñồng tiền trong nước lên giá so với ngoại tệ hay tỷ giá
giảm.
- Tốc ñộ tăng trưởng kinh tế tương ñối: nếu tốc ñộ tăng trưởng kinh tế trong
nước cao hơn tốc ñộ tăng trưởng kinh tế nước ngoài thì nhập khẩu tăng
trưởng nhanh hơn xuất khẩu. Cầu ngoại tệ tăng nhanh hơn cung làm cho tỷ
giá tăng.
- Vai trò của chính phủ hay sự can thiệp của Ngân hàng Trung ương: Chính
phủ thông qua Ngân hàng trung ương can thiệp vào thị trường ngoại hối
bằng cách mua vào hoặc bán ra một khối lượng ngoại tệ lớn nhằm làm thay
ñổi cung cầu và tac ñộng ñến tỷ giá.
- Tác ñộng của nhiều yếu tố khác như: tình hình kinh tế chính trị, kỳ vọng và
sự tấn công của nhà ñầu cơ, giá vàng, giá dầu trên thị trường quốc tế, tình
hình thu hút kiều hối….
1.1.2 Rủi ro tỷ giá
Rủi ro tỷ giá là rủi ro phát sinh do sự biến ñộng của tỷ giá làm ảnh hưởng

ñến giá trị kỳ vọng trong tương lai.
Rủi ro tỷ giá có thể phát sinh trong nhiều hoạt ñộng khác nhau của doanh
nghiệp. Nhìn chung, bất cứ hoạt ñộng nào mà dòng tiền vào và dòng tiền ra phát
sinh bằng những loại tiền tệ khác nhau ñều chứa ñựng nguy cơ rủi ro tỷ giá. Đối với
một doanh nghiệp, dòng tiền thường phát sinh từ ba nhóm hoạt ñộng chính: hoạt
ñộng kinh doanh, hoạt ñộng ñầu tư và hoạt ñộng tài trợ. Do ñó, rủi ro tỷ giá thường
tác ñộng vào dòng tiền của ba nhóm hoạt ñộng này.
1.1.3 Phân tích rủi ro tỷ giá
1.1.3.1 Rủi ro tỷ giá trong hoạt ñộng ñầu tư
Rủi ro tỷ giá trong hoạt ñộng ñầu tư thường phát sinh ñối với công ty ña quốc gia
hoặc ñối với các nhà ñầu tư tài chính có danh mục ñầu tư ña dạng hóa trên bình diện
quốc tế.
Chẳng hạn Unilever hay P&G là những công ty ña quốc gia có mặt từ rất sớm
trên thị trường Việt Nam. Khi ñầu tư vào Việt Nam, Unilever phải bỏ vốn ra
- 3 -
bằng ngoại tệ (USD) ñể thiết lập nhà máy, nhập khẩu nguyên vật liệu ñể sản
xuất. Phần lớn sản phẩm sản xuất ñều là sản phẩm tiêu dùng trên thị trường Việt
Nam nên ñương nhiên doanh thu bằng Việt Nam ñồng (VND). Nếu như ñại bộ
phận chi phí của Unilever phát sinh bằng ngoại tệ (ngoại trừ tiền lương cho nhân
công và cán bộ quản lý Việt Nam) trong khi doanh thu ñại bộ phận bằng Việt
Nam ñồng (ngoại trừ doanh thu xuất khẩu sang nước thứ ba) thì Unilever phải
ñối mặt thường xuyên với rủi ro tỷ giá. Nếu USD lên giá so với VND thì chi phí
sản xuất sẽ tăng tương ñối so với doanh thu. Sự gia tăng này trong chừng mực
nào ñó làm cho lợi nhuận giảm ñi nghiêm trọng và có thể làm ñảo lộn kết quả
kinh doanh.
Ngoài những ảnh hưởng ñến hoạt ñộng ñầu tư trực tiếp, rủi ro tỷ giá còn có thể ảnh
hưởng ñến hoạt ñộng ñầu tư gián tiếp, tức là ñầu tư trên thị trường tài chính.
Chẳng hạn, việc ñầu tư ra nước ngoài trên thị trường chứng khoán của một quốc
gia khác ñòi hỏi các nhà ñầu tư phải thực hiện chuyển ñổi nội tệ sang ngoại tệ
của quốc gia ñó ñể giao dịch bằng tỷ giá mua ngoại tệ của ngân hàng nước

ngoài. Đến thời ñiểm chấm dứt hoạt ñộng ñầu tư, nhà ñầu tư phải bán lại ngoại
tệ ñể mua nội tệ chuyển về nước theo tỷ giá bán của ngân hàng nước ngoài công
bố. Trường hợp ngân hàng nước ngoài ñiều chỉnh tỷ giá theo hướng giảm giá
ñồng nội tệ, tăng giá ñồng ngoại tệ thì nhà ñầu tư phải chịu một khoản lỗ khi
chuyển ñổi, ñó là chưa kể ñến chênh lệch giá mua bán mà nhà ñầu tư phải gánh
chịu (nếu bỏ qua cổ tức).
1.1.3.2 Rủi ro tỷ giá trong hoạt ñộng xuất nhập khẩu
Có thể nói xuất nhập khẩu ñược xem là hoạt ñộng nhạy cảm nhất ñối với sự
biến ñộng của tỷ giá hối ñoái so với các hoạt ñộng khác. Sự thay ñổi của tỷ giá
ngoại tệ so với nội tệ làm thay ñổi giá trị kỳ vọng của các khoản thu hoặc chi ngoại
tệ trong tương lai khiến cho hiệu quả hoạt ñộng xuất nhập khẩu bị ảnh hưởng ñáng
kể.
- 4 -
Trên thực tế, các nhà xuất nhập khẩu chỉ có thể biết ñược tỷ giá giao dịch của ngày
hôm nay (ngày ký hợp ñồng xuất nhập khẩu) nhưng không thể chắc chắn ñược tỷ
giá trong tương lai (ngày ñáo hạn hợp ñồng).
- Đối với nhà xuất khẩu, vào ngày ñáo hạn, nếu tỷ giá tăng, thì ngoài việc thu
ñược lợi nhuận từ hoạt ñộng xuất khẩu, công ty còn kiếm ñược lợi nhuận từ sự
tăng giá của ñồng ngoại tệ. Nếu tỷ giá giảm xuống thì doanh thu kỳ vọng của
hợp ñồng xuất khẩu sẽ giảm ñi và có thể gây ra lỗ nếu giá ngoại tệ xuống quá
mạnh.
- Đối với nhà nhập khẩu, vào ngày ñáo hạn, nếu tỷ giá tăng lên, công ty vẫn phải
thanh toán số ngoại tệ như ñã cam kết nhưng số nội tệ ñể mua ngoại tệ tính theo
tỷ giá ngày ñáo hạn lớn hơn nhiều so với số nội tệ dự kiến so với tỷ giá tại ngày
ký hợp ñồng. Ngược lại, nếu tỷ giá giảm xuống, số tiền dùng ñể mua ngoại tệ sẽ
ít hơn so với dự kiến ban ñầu.
Như vậy, chúng ta có thể thấy ñối với hoạt ñộng xuất khẩu, công ty có kỳ vọng tỷ
giá tăng và ñối với hoạt ñộng nhập khẩu, các doanh nghiệp thường kỳ vọng ở tỷ giá
giảm.
1.1.3.3 Rủi ro tỷ giá trong hoạt ñộng tín dụng

Bên cạnh rủi ro tỷ giá trong hoạt ñộng ñầu tư và hoạt ñộng xuất khẩu, rủi ro
tỷ giá còn xuất hiện trong hoạt ñộng tín dụng, mà rõ nhất là các khoản tín dụng
bằng ngoại tệ. Việc vay ngoại tệ với lãi suất thấp là cơ hội cho các doanh nghiệp tiết
kiệm chi phí. Tuy nhiên, trong thời gian dài, các doanh nghiệp còn phải chú ý ñến
yếu tố tỷ giá.
Tại ngày ñáo hạn, các doanh nghiệp vay nợ bằng ñồng ngoại tệ phải ñảm bảo
trả nợ vay bằng chính loại ngoại tệ ñó cho ngân hàng cấp tín dụng. Điều ñó cũng có
nghĩa là các doanh nghiệp này sẽ phải mua ngoại tệ với một tỷ giá chưa ñược xác
ñịnh trước trong tương lai. Cũng như các nhà nhập khẩu, sự tăng giá của ñồng ngoại
tệ tại ngày ñáo hạn ñòi hỏi doanh nghiệp phải chi nhiều hơn số nội tệ so với tỷ giá
ngày giải ngân ñể mua ngoại tệ, và ngược lại khi tỷ giá giảm.

- 5 -
1.1.4 Phòng ngừa rủi ro tỷ giá
1.1.4.1 Các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá
Trước những bất ổn của tỷ giá và ảnh hưởng của rủi ro tỷ giá ñến tình hình
hoạt ñộng của các doanh nghiệp, thị trường ñã phản ứng lại bằng cách hình thành
các sản phẩm phòng ngừa rủi ro tỷ giá. Công cụ ñược ñề cập ñến trong việc phòng
ngừa rủi ro tỷ giá là các công cụ tài chính phái sinh: hợp ñồng kỳ hạn, hợp ñồng
giao sau, hợp ñồng hoán ñổi và hợp ñồng quyền chọn.
Hợp ñồng kỳ hạn ñã tồn tại trong hàng thập niên qua, nhưng chỉ ñến ñầu thập
niên 1970 thì công cụ này mới chính thức ñược tin tưởng. Về cơ bản, thị trường hợp
ñồng ngoại hối kỳ hạn là thị trường liên ngân hàng, do ñó nhiều công ty ñối mặt với
rủi ro tỷ giá do không thể tận dụng lợi ích của thị trường này.
Để ñáp ứng lại nhu cầu này ngày càng nhiều hơn, thị trường tài chính ñã ñáp
ứng bằng việc cho ra ñời hợp ñồng giao sau về tỷ giá. Tháng 05/1972, thị trường
tiền tệ quốc tế của Sàn giao dịch hàng hóa Chicago CME bắt ñầu giao dịch hợp
ñồng giao sau với ñồng bảng Anh, ñô la Canada, mark Đức, yên Nhật, franc Thụy
Sỹ và franc Pháp.
Công cụ hoán ñổi tiền tệ ñã xuất hiện tiếp sau ñó. Hợp ñồng hoán ñổi giữa

WB và IBM vào tháng 08/1981 ñã ñược thừa nhận rộng rãi là buổi ra mắt công
chúng của sản phẩm hoán ñổi tiền tệ.
Hợp ñồng quyền chọn ngoại tệ ra ñời ngay sau sản phẩm hoán ñổi. Tháng
12/1982, Sàn giao dịch chứng khoán Philadelphia cho ra ñời hợp ñồng quyền chọn
ñồng bảng Anh, sau ñó là ñô la Canada, mark Đức, yên Nhật, franc Thụy Sỹ vào
tháng 1 và tháng 2/1983.
1.1.4.2 Vai trò thị trường các sản phẩm phái sinh
- Quản trị rủi ro: thị trường sản phẩm phái sinh cho phép các nhà ñầu tư muốn
làm giảm rủi ro của mình chuyển giao cho những người khác sẵn sàng chấp
nhận nó. Thị trường này rất hiệu quả trong việc phân phối lại rủi ro giữa các nhà
ñầu tư phù hợp với khẩu vị rủi ro của từng người, do ñó mà các nhà ñầu tư sẽ
sẵn sàng cung cấp nhiều vốn hơn cho thị trường tài chính.
- 6 -
- Tổng hợp tất cả các thông tin vào một dạng thống nhất, phản ánh giá cả giao
ngay của một loại tài sản riêng biệt, là cơ sở của một hợp ñồng giao sau.
- Cung cấp công cụ hỗ trợ cho hoạt ñộng quản trị rủi ro, các thông tin hiệu quả ñể
hình thành giá, giảm chi phí, nâng cao tính thanh khoản, bán khống và làm cho
thị trường trở nên hiệu quả hơn.

1.2 Tổng quan về thị trường ngoại hối
1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển thị trường ngoại hối
Thời kỳ sơ khai: cách ñây khoản 4000 năm, thị trường ngoại hối bắt ñầu hình
thành ở dạng sơ khai bằng việc sử dụng những ñồng xu có tem dán của ngân hàng,
của nhà buôn, nhà vua… ñể thanh toán cho các giao dịch hàng hóa, dịch vụ giữa
các quốc gia. Tiếp theo là sự xuất hiện của tiền mặt và dạng hỗn hợp giữa tiền mặt
và tín dụng.
Thời kỳ ñại chiến thế giới thứ nhất và cuộc ñại suy thoái: thị trường ngoại
hối bị gián ñoạn và bất ổn sau thế chiến thứ nhất và trở thành ñối tượng ñầu cơ quy
mô lớn vì các giao dịch thương mại quốc tế kéo theo việc mua hay bán ngoại tệ
thường có mức ñộ rủi ro cao.

Thời kỳ sau ñại chiến thế giới lần thứ hai: ñô la Mỹ dần thay thế vai trò chủ
ñạo của ñồng bảng Anh, các chính phủ bắt ñầu có sự can thiệp sau hơn vào thị
trường ngoại hối, thị trường dần ổn ñịnh và tỷ giá của hầu hết các ñồng tiền ñược
neo cố ñịnh và chỉ dao ñộng trong biên ñộ hẹp.
1.2.2 Khái niệm thị trường ngoại hối
Nếu hiểu một cách tổng quát, thị trường ngoại hối là bất cứ nơi ñâu diễn ra
việc mua, bán các ñồng tiền khác nhau.
Nếu hiểu theo nghĩa hẹp, thị trường ngoại hối là nơi mua, bán ngoại tệ giữa
các ngân hàng (thị trường Interbank), vì trên thực tế, hoạt ñộng mua, bán ngoại tệ
xảy ra chủ yếu giữa các ngân hàng (chiếm khoản 85% doanh số giao dịch). Phần
còn lại là các giao dịch ngoại tệ giữa ngân hàng – khách hàng hoặc khách hàng với
khách hàng.
- 7 -
1.2.3 Đặc ñiểm của thị trường ngoại hối
- Không nhất thiết tập trung tại vị trí ñịa lý hữu hình nên nó còn ñược gọi là thị
trường không gian.
- Đây là thị trường toàn cầu. Do sự chênh lệch về múi giờ giữa các khu vực trên
thế giới nên các giao dịch diễn ra suốt 24/24.
- Trung tâm của thị trường ngoại hối là thị trường liên ngân hàng với các thành
viên chủ yếu là các NHTM, các nhà môi giới ngoại hối và các NHTW.
- Sở dĩ các giao dịch ngoại tệ có thể ñược thực hiện liên tục là nhờ vào các
phương tiện thông tin liên lạc hiện ñại: ñiện thoại, fax, mạng vi tính, telex.
- Do thị trường có tính toàn cầu và hoạt ñộng hiệu quả, cho nên các tỷ giá niêm
yết trên các thị trường khác nhau hầu như không có sự chênh lệch lớn.
- Đây là một thị trường rất nhạy cảm với các sự kiện chính trị, kinh tế, xã hội, tâm
lý… nhất là chính sách tiền tệ của các nước phát triển.
1.2.4 Chức năng của thị trường ngoại hối
- Phục vụ cho các khách hàng thực hiện giao dịch thương mại quốc tế. Đây ñược
xem là chức năng cơ bản của thị trường ngoại hối.
- Giúp luân chuyển các khoản ñầu tư, tín dụng quốc tế, các giao dịch tài chính

quốc tế khác cũng như giao lưu giữa các quốc gia.
- Thông qua thị trường tỷ giá ñược hình thành thông qua quy luật cung cầu.
- Là nơi ñể NHNN tiến hành can thiệp tỷ giá theo chiều hướng có lợi cho nền
kinh tế.
- Là nơi kinh doanh và cung cấp các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá bằng các
hợp ñồng như kỳ hạn, hoán ñổi, quyền chọn, tương lai.
1.2.5 Các nghiệp vụ trên thị trường ngoại hối
Căn cứ vào tính chất giao dịch trên thị trường ngoại hối và nội dung kinh
doanh, người ta chia các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối thành hai nghiệp vụ cơ
bản: nghiệp vụ sơ cấp (các giao dịch giao ngay) và nghiệp vụ phái sinh (các giao
dịch kỳ hạn, hoán ñổi, quyền chọn, tương lai) ñược giao dịch trên thị trường tập
trung (sở giao dịch) và thị trường phi tập trung.
- 8 -
1.2.6 Thị trường ngoại hối Việt Nam
Theo quyết ñịnh số 107/NH – QĐ ngày 16/08/1991, NHNN Việt Nam quyết
ñịnh thành lập trung tâm giao dịch ngoại tệ hoạt ñộng như một thị trường ngoại hối
chính thức. Sau 03 năm hoạt ñộng với hai phiên giao dịch diễn ra hàng tuần vào
ngày thứ ba và thứ sáu ở hai thành phố lớn thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, năm
1994 Trung tâm giao dịch ngoại tệ chấm dứt hoạt ñộng thay vào ñó là thị trường
ngoại tệ liên ngân hàng.
Theo quyết ñịnh số 203/NH – QĐ ngày 20/09/1994, Thống ñốc NHNN
quyết ñịnh thành lập thị trường ngoại tệ liên ngân hàng nhằm xây dựng một thị
trường một thị trường có tổ chức cho giao dịch ngoại tệ giữa các ngân hàng thương
mại và tạo cơ sở hình thành thị trường ngoại hối hoàn chỉnh trong tương lai.
Trước năm 1998, các giao dịch trên thị trường ngoại hối chủ yếu là các giao
dịch giao ngay. Từ năm 1998, thị trường ngoại hối mới chính thức ñưa vào những
sản phẩm mới là giao dịch ngoại tệ kỳ hạn và giao dịch hoán ñổi.

1.3 Thị trường các sản phẩm phái sinh
1.3.1 Công cụ phái sinh

Công cụ phái sinh ñược hiểu là những công cụ ñược phát hành trên cơ sở
những công cụ ñã có nhằm nhiều mục tiêu khác nhau như phân tán rủi ro, bảo vệ lợi
nhuận hoặc tạo ra lợi nhuận. Giá trị của công cụ phái sinh bắt nguồn từ một số tài
sản cơ sở khác như tỷ giá, trị giá cổ phiếu, trái phiếu, chỉ số chứng khoán, lãi suất
1.3.2 Tài sản cơ sở
Mỗi công cụ phái sinh ñều ñược phát hành trên cơ sở một loại tài sản tài
chính nào ñó. Tài sản mà giá của các công cụ phái sinh phụ thuộc vào ñược gọi là
tài sản cơ sở. Tài sản cơ sở ñược chia thành 4 loại chính: hàng hóa, cổ phiếu phổ
thông và các chỉ số chứng khoán, các loại chứng khoán có thu nhập ổn ñịnh và
ngoại tệ.
1.3.3 Thị trường kỳ hạn
1.3.3.1 Hợp ñồng kỳ hạn
- 9 -
Giao dịch hối ñoái có kỳ hạn là giao dịch trong ñó hai bên cam kết sẽ mua,
bán với nhau một lượng ngoại tệ theo một mức giá xác ñịnh và việc thanh toán sẽ
ñược thực hiện trong tương lai.
Các hợp ñồng kỳ hạn ñược ký kết và giao dịch giữa các ngân hàng và khách
hàng, hay giữa hai ngân hàng với nhau. Giao dịch kỳ hạn không diễn ra trên sở giao
dịch, mà diễn ra trên thị trường phi tập trung.
Cách xác ñịnh tỷ giá kỳ hạn:
Gọi: - F: là tỷ giá có kỳ hạn.
- S: là tỷ giá giao ngay.
- r
d
: là lãi suất của ñồng tiền ñịnh giá.
- r
y
: là lãi suất của ñồng tiền yết giá.
Ta có tỷ giá có kỳ hạn ñược xác ñịnh bởi công thức sau:
1 + r

d
F = S
___________
(1.1)

1 + r
y
Công thức (1.1) trên ñây dựa trên cở sở lý thuyết cân bằng lãi suất (Interest Rate
Parity) – IRP. Lý thuyết này nói rằng chênh lệch lãi giữa hai quốc gia phải ñược bù
ñắp bởi chênh lệch tỷ giá giữa hai ñồng tiền ñể những người kinh doanh chênh lệch
giá không thể sử dụng hợp ñồng có kỳ hạn kiếm lợi nhuận trên cơ sở chênh lệch lãi
suất.
Ở Việt Nam các ngân hàng thương mại thường áp dụng phổ biến công thức gần
ñúng của công thức (1.1) hơn. Ta có thể viết lại công thức (1.1) như sau:
1 + r
d
1 + r
d
+ r
y
- r
y
r
d
- r
y
F = S
__________
= S
______________________

= S + S
___________


1 + r
y
1 + r
y
1 + r
y

Vì lãi suất r
y
thường nhỏ nên ta có thể xấp xỉ 1 + r
y
≈ 1. Khi ñó, công thức này có
thể viết lại thành F = S + S(r
d
- r
y
). Ở ñây lãi suất tính theo ñơn vị phần trăm một
năm. Nếu chuyển ñổi lãi suất thành ñơn vị phần trăm cho kỳ hạn n ngày và năm có
360 ngày thì ta sẽ có công thức:


F = S +
_____________

(1.2)
100 x 360

S(r
d
- r
y
)n
- 10 -
1.3.3.2 Sự phát triển của thị trường kỳ hạn
Thị trường kỳ hạn phát triển sớm nhất là thị trường kỳ hạn ngoại hối. Thị
trường này phát triển nhanh chóng nhờ vào sự thả nổi của các ñồng tiền mạnh vào
ñầu thập niên 1970. Thị trường này mặc dù lớn nhưng rất khó ước ñoán ñược mức
ñộ chính xác do tính chất riêng tư và không bị kiểm soát của các giao dịch này.
Các hợp ñồng kỳ hạn ngày nay không chỉ có ở các nước phát triển mà còn có
cả ở các nước ñang phát triển như Mexico, Đài Loan… Ở Việt Nam cũng bước ñầu
hình thành các hợp ñồng kỳ hạn trong kinh doanh quốc tế nhưng với quy mô rất nhỏ
và không thật sự sôi ñộng.
1.3.3.3 Thị trường kỳ hạn OTC
- Thị trường kỳ hạn là một dạng thị trường OTC với quy mô rộng lớn và lan rộng
khắp thế giới. Những thành viên của thị trường là các ngân hàng, các công ty và
các chính phủ. Hai bên ký hợp ñồng phải ñồng ý thực hiện nghĩa vụ với nhau.
- Thị trường OTC cũng là một thị trường không ñược thể chế hóa. Mặc dù ngày
nay có rất nhiều tranh luận về việc liệu có thể chế hóa thị trường này hay không,
thì chính phủ vẫn xem hợp ñồng kỳ hạn là những giao dịch mang tính chất thuộc
về các thỏa thuận cá nhân. Tính riêng biệt này ñã mang ñến sự linh hoạt cho các
thành viên tham gia, tiết kiệm tiền của họ và cho phép thị trường thích ứng một
cách nhanh chóng với các thay ñổi trong nhu cầu và hoàn cảnh của thị trường do
việc nảy sinh thêm các vấn ñề mới từ các hợp ñồng cũ.
1.3.4 Thị trường giao sau
1.3.4.1 Hợp ñồng giao sau
Hợp ñồng giao sau là một thỏa thuận mua bán một số lượng ngoại tệ ñã biết theo
tỷ giá cố ñịnh tại thời ñiểm hợp ñồng có hiệu lực và việc chuyển giao ngoại tệ ñược

thực hiện vào một ngày trong tương lai ñược xác ñịnh bởi Sở giao dịch.
Tất cả các hợp ñồng giao sau ñều thực hiện giao dịch trên Sở giao dịch có tổ
chức. Nội dung giao dịch trong hợp ñồng ñều ñược tiêu chuẩn hóa theo những quy
ñịnh của Sở giao dịch. Tất cả các nhà giao dịch phải ký quỹ ñảm bảo cho việc thực
- 11 -
hiện hợp ñồng và số tiền ký quỹ biến ñộng hằng ngày và các bên phải bổ sung tiền
ký quỹ khi ñể tiếp tục duy trì hợp ñồng khi tỷ lệ ký quỹ xuống dưới mức tối thiểu.
1.3.4.2 Sự phát triển của thị trường giao sau
Năm 1840, Chicago bước ñầu hình thành thị trường giao sau dựa trên tài sản
cơ sở là các loại ngũ cốc. Đến năm 1898, ñược sắp xếp lại thành sàn giao dịch giao
sau Chicago, chủ yếu giao dịch trên các hợp ñồng hàng hóa nông sản và khoáng
sản. Khi phương Tây bắt ñầu cho phép tỷ giá các ñồng tiền của họ dao ñộng mạnh,
ñã mở ra một triển vọng mới cho việc hình thành thị trường tiền tệ quốc tế vào năm
1972 chuyên giao dịch hợp ñồng giao sau các ngoại tệ. Tiếp theo sau là các hợp
ñồng giao sau về lãi suất (1975), hợp ñồng giao sau trái phiếu chính phủ (1976), trái
phiếu kho bạc (1977) và hợp ñồng chỉ số chứng khoán (1980).
Thị trường giao sau thực chất là thị trường kỳ hạn ñược tiêu chuẩn hóa về loại
ngoại tệ giao dịch số lượng ngoại tệ và ngày chuyển giao ngoại tệ.
Bảng 1.1: Tiêu chuẩn hóa hợp ñồng giao sau ở thị trường Chicago.

AUD GBP CAD EUR JPY CHF
Trị giá hợp ñồng 100.000

62.500 100.000

125.000

12.500.000

125.000


Ký quỹ ($)
- Ban ñầu:
- Duy trì:

1.148
850

1.485
1.100

608
4,504%

1.755
1.300

4.509
3.400

2.565
1.900
Tháng giao dịch Tháng 1, 3, 4, 6, 7, 9, 10, 12
Giờ giao dịch 7:20 sáng ñến 2:00 chiều
Nguồn: Chicago Mercantile Exchange
1.3.4.3 Giao dịch giao sau có tổ chức
Sở giao dịch là người ñề ra quy chế và kiểm soát hoạt ñộng của các hội viên.
Sở giao dịch xác ñịnh các ñiều kiện và ñiều khoản của hợp ñồng. Chi tiết cho mỗi
hợp ñồng bao gồm quy mô hợp ñồng, ñơn vị tính, dao ñộng giá tối thiểu, cấp ñộ và
giờ giao dịch. Ngoài ra, hợp ñồng còn phải nêu rõ các ñiều kiện giao hàng và giới

hạn giá hằng ngày cũng như tiến trình giao nhận hàng.
- 12 -
1.3.5 Thị trường hoán ñổi
1.3.5.1 Hợp ñồng hoán ñổi
Giao dịch hoán ñổi là giao dịch hối ñoái bao gồm ñồng thời cả hai giao dịch:
giao dịch mua và giao dịch bán cùng một số lượng ñồng tiền này với ñồng tiền
khác, trong ñó kỳ hạn thanh toán của hai giao dịch khác nhau và tỷ giá của hai giao
dịch ñược xác ñịnh tại thời ñiểm ký hợp ñồng. Như vậy, giao dịch hoán ñổi gồm hai
giao dịch là giao dịch giao ngay và giao dịch kỳ hạn.
Ngày thanh toán trong giao dịch hoán ñổi gồm hai ngày khác nhau: ngày
hiệu lực và ngày ñáo hạn. Ngày hiệu lực là ngày thực hiện thanh toán giao dịch giao
ngay trong khi ngày ñáo hạn là ngày thực hiện thanh toán giao dịch kỳ hạn.
Xác ñịnh tỷ giá trong giao dịch hoán ñổi: tỷ giá giao ngay là tỷ giá do ngân
hàng niêm yết tại thời ñiểm giao dịch do hai bên thỏa thuận, tỷ giá kỳ hạn ñược xác
ñịnh trên cơ sở tỷ giá giao ngay, chênh lệch lãi suất và kỳ hạn hợp ñồng.
1.3.5.2 Sự phát triển của thị trường hoán ñổi
Trong những năm cuối thập niên 80 ñầu thập niên 90 do kết quả việc nới
lỏng và hòa nhập của thị trường vốn các nước cùng với sự biến ñộng mạnh của lãi
suất và tỷ giá trên thị trường khiến cho thị trường hoán ñổi, bao gồm hoán ñổi lãi
suất và hoán ñổi ngoại tệ, trải qua thời kỳ phát triển mạnh mẽ với tổng doanh số
giao dịch vào ñầu năm 1991 lên ñến 2 tỷ USD. Hoán ñổi có ảnh hưởng lớn ñến hoạt
ñộng tài trợ và phòng ngừa rủi ro. Thông qua hoán ñổi, người ta có thể chuyển dịch
rủi ro ở một thị trường hay một loại tiền tệ nào ñó sang thị trường hay loại tiền tệ
khác. Hoán ñổi còn mang lại kỹ thuật quản lý rủi ro cho các công ty ña quốc gia mà
hoạt ñộng của chúng có liên quan ñến thị trường vốn quốc tế.
1.3.6 Thị trường quyền chọn
1.3.6.1 Hợp ñồng quyền chọn
Hợp ñồng quyền chọn tiền tệ là một công cụ tài chính phái sinh, cho phép
người mua hợp ñồng có quyền (chứ không phải nghĩa vụ) mua hoặc bán một ñồng
tiền này với một ñồng tiền khác tại tỷ giá cố ñịnh ñã thỏa thuận trước tại một thời

gian nhất ñịnh trong tương lai.

×