Tải bản đầy đủ (.pdf) (256 trang)

Tài liệu hướng dẫn hành động giảm kỳ thị liên quan đến Ma túy và HIV ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.98 MB, 256 trang )


Cuốn tài liệu này được xây dựng với sự hỗ trợ của nhân dân Mỹ thông qua Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa
Kỳ (USAID). Nội dung của cuốn tài liệu này do Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội và Trung tâm Nghiên cứu
Quốc tế về Phụ nữ chịu trách nhiệm và không nhất thiết phản ánh quan điểm của Cơ quan Phát triển Quốc
tế Hoa Kỳ hay Chính phủ Hoa Kỳ.

Bộ Tài liệu Hướng dẫn hành động này được xây dựng bởi nhóm biên tập của Viện
Nghiên cứu Phát triển Xã hội bao gồm Khuất Thu Hồng, Nguyễn Thị Vân Anh và
Khuất Thị Hải Oanh với sự hỗ trợ kỹ thuật của Ross Kidd, Laura Brady, Laura
Nyblade, và Anne Stangl, Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế về Phụ nữ (ICRW). Đây là
một trong các hoạt động của dự án “Tìm hiểu và Đối phó với kỳ thị và phân biệt đối
xử liên quan tới HIV /AIDS tại Việt Nam” với sự hỗ trợ tài chính của Chương trình
Cứu trợ khẩn cấp về phòng chống HIV/AIDS của Tổng thống Hoa Kỳ (PEPFAR)
thông qua tổ chức USAID/Pact International tại Việt Nam.
Bộ Tài liệu này được soạn thảo lần đầu tiên vào tháng 6/2008 thông qua một loạt
các hội thảo tư vấn và thử nghiệm với nhóm bạn tìnhcủa người sử dụng ma túy và
với nhóm lãnh đạo cộng đồng. Các bài tập sau đó được tiếp tục sử dụng trong các
hội thảo được tổ chức vào tháng 10/2008 và tháng 10/2009 với các đối tác thực
hiện chương trình PEPFAR, bao gồm các cán bộ của các trung tâm phòng chống
HIV/AIDS một số tỉnh và thành phố. Trong những cuộc hội thảo này, một loạt vấn
đề đã được nêu ra để thảo luận, như tình trạng kỳ thị, sử dụng ma túy, tình dục và
vấn đề của những người nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM). Các bài tập được
đưa ra thử nghiệm lần cuối trong các hội thảo được tổ chức vào tháng 3/2011, trong
đó bao gồm một hội thảo với những người sử dụng ma túy, và ba hội thảo với các
cán bộ y tế, lực lượng thực thi pháp luật và cán bộ của Cục phòng chống Tệ nạn
Xã hội, các trung tâm Chữa bệnh, Giáo dục Lao động xã hội, cán bộ của Trung
tâm phòng chống HIV/AIDS tại Hà Nội, Lào Cai, Hải Phòng, Quảng Ninh, Nghệ An,
Huế, thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, An Giang và các cán bộ của các tổ chức phi
chính phủ trong nước và quốc tế. Các đại biểu tham gia hội thảo đã chia sẻ những


kinh nghiệm của họ và cùng nhau thảo luận về sự kỳ thị đối với người nghiện chích
ma túy, hậu quả của nó và những giải pháp khắc phục. Kết quả của các cuộc hội
thảo đã được đưa vào nội dung của bộ tài liệu này. Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn
sự tham gia nhiệt tình và những ý kiến quý báu của các đại biểu đã giúp chúng tôi
hoàn thiện bộ tài liệu này.
Nhóm biên tập xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thành viên các nhóm tự lực
của những người sử dụng ma túy, những người cung cấp dịch vụ tình dục, nhóm
nam quan hệ tình dục đồng giới tại Hà Nội. Các bạn đã nhiệt tình đóng góp ý kiến
và cởi mở chia sẻ những câu chuyện và những trải nghiệm về sự kỳ thị và phân
biệt đối xử mà các bạn đã gặp phải trong cuộc sống và cho phép chúng tôisử dụng
câu chuyện của các bạn để phục vụ cho cuốn tài liệu này.
3
Lời cảm ơn đặc biệt xin gửi tới họa sĩ Lý Thu Hà, người đã sáng tác bộ tranh về
chủ đề kỳ thị liên quan đến nghiện chích ma túy. Để thực hiện bộ tranh này, chị Thu
Hà đã tham gia nhiều hội thảo và trò chuyện với những người trong cuộc. Chị đã
vẽ nên những câu chuyện có thực không chỉ với kỹ năng của người nghệ sĩ mà
cả bằng trái tim cảm thông của một người muốn đóng góp xây dựng một thế giới
không có kỳ thị
Tìm hiểu và thực hiện hành động nhằm giảm sự kỳ thị đối với những người nghiện
chích ma túy là một quá trình mà chúng ta chỉ có thể hoàn thiện thông qua các
trải nghiệm thực tiễn trong hoạt động. Chúng tôi rất mong nhận được những phản
hồi của các bạn đối với bộ tài liệu này. Xin gửi ý kiến của Bạn tới địa chỉ email:
hoặc:
 

Những thông tin và minh họa trong tài liệu này có thể sử dụng và in ấn miễn phí
hoặc sử dụng với những mục đích phi lợi nhuận khác mà không cần có sự đồng ý
của ISDS và ICRW. Tuy nhiên, các thông tin và minh họa từ tài liệu này nếu được
sử dụng cần được trích dẫn ISDS và ICWR là nguồn thông tin.
4


A

B

 
Tại sao phải xây dựng Bộ Tài liệu Hướng dẫn giảm kỳ thị
đối với người nghiện chích ma túy? 7
Một số Thông tin cơ bản về Bộ Tài liệu Hướng dẫn 10
Bộ Tài liệu Hướng dẫn này để làm gì? 10
Bộ Tài liệu Hướng dẫn này dành cho ai? 10
Bộ Tài liệu Hướng dẫn được thiết kế như thế nào? 10
Các bài tập hay kế hoạch triển khai nội dung 11
Sử dụng Bộ Tài liệu Hướng dẫn như thế nào 13
Sử dụng bộ Tài liệu Hướng dẫn cho phương pháp
học tập cùng tham gia 13
Giúp học viên đi từ Nhận thức tới Hành động 13
Mẫu chương trình hội thảo (tham khảo) 14
Gợi ý một số bí quyết điều hành các hội thảo với
phương pháp cùng tham gia 15
 
A1. Những ấn tượng và cảm xúc ban đầu về người
sử dụng Ma túy 32
A2. Các câu chuyện - Chia sẻ về nghiện ma túy 36
A3. Chúng ta biết gì về những người sử dụng ma túy? 38
A4. Kiến thức cơ bản về nghiện ma túy 40
A5. Sử dụng ma túy và nghiện ma túy - Tại sao
và Như thế nào? 42
A6. Nghiện ma túy là gì? (Tóm tắt nhanh) 47
A7. Mong muốn từ bỏ ma túy nhưng rất khó - Tại sao? 52

A8. So sánh nghiện thuốc lá và nghiện ma túy 55
A9. Khi ma túy vào đến gia đình 59
A10. Sự lo sợ đối với người tiêm chích ma túy và tác động
của chúng tới hành vi của chúng ta 69
A11. Những huyễn tưởng và lầm tưởng 75
A12. Bài tập làm rõ các giá trị 79
A13. Tranh luận: Tội phạm, Nạn nhân hay Bệnh nhân 84
 
B1. Mọi người nghĩ gì, lo sợ gì và làm gì đối với những
người nghiện chích ma túy? 91
5
B2. Gọi tên sự kỳ thị đối với người nghiện chích ma túy
qua tranh vẽ 96
B3. Tìm hiểu sự kỳ thị qua chia sẻ câu chuyện thực tế 101
B4. Gọi tên sự kỳ thị thông qua các trường hợp cụ thể 107
B5. Kỳ thị người nghiện chích ma túy trong các bối cảnh
khác nhau 113
B6. Suy ngẫm về những trải nghiệm bị kỳ thị 119
B7. Trò chơi đổ lỗi - Những từ ngữ gây tổn thương 123
B8. “Tệ nạn xã hội” và hậu quả của sự kỳ thị 128
B9. Chuỗi Phán xét - Ai là người đáng thương & Ai là
người đáng lên án? 133
B10. Kỳ thị đối với người nghiện chích ma túy nghĩa là gì? 136
B11. Biểu hiện, Tác động, và Nguyên nhân của kỳ thị
- Cây Vấn đề 139
B12. Kỳ thị trong cơ sở y tế I 143
B13. Tìm hiểu sự kỳ thị trong cơ sở y tế II 150
B14. Kỳ thị đối với người nghiện chích ma túy từ phía
những cán bộ thực thi pháp luật, cán bộ trung tâm
lao động xã hội/cai nghiện 153

B15. Sử dụng ma túy và lây truyền HIV 157
B16. Tác động của nghiện/chích ma túy tới đại dịch HIV 163
 
C1. Phân tích bối cảnh - Ma túy đã trở thành một vấn đề
trong cuộc sống như thế nào? 173
C2. Tìm kiếm những điều tốt đẹp trong mỗi con người 178
C3. Lực kéo - Lực đẩy 183
C4. Đối phó với ma túy trong gia đình 189
C5. Gia đình có thể làm gì? 192
C6. Cộng đồng hành động chống lại nghiện ma túy 196
C7. Tìm kiếm các giải pháp và hành động để đối phó với
kỳ thị và phân biệt đối xử với người nghiện ma túy 200
C8. Các chiến lược đối phó với kỳ thị 204
C9. Tìm hiểu về quyền 208
C10. Đối phó với sự kỳ thị bằng biểu hiện cương quyết 218
C11. Một số vấn đề trong giao tiếp giữa cán bộ y tế và
bệnh nhân là người nghiện chích ma túy nhiễm HIV 224
C12. Lập kế hoạch hành động 228
 
Phụ lục 1. Những câu hỏi thường gặp về nghiện ma túy
và HIV 235
Phụ lục 2. Tìm hiểu về quyền con người 247
Phụ lục 3: Tranh về kỳ thị 251




 
 
       


 
 
 

 

Chúng tôi sử dụng từ viết tắt “IDU” có nghĩa là
“người nghiện chích ma túy” để rút gọn văn bản
và dễ đọc hơn. Tuy nhiên, chúng tôi không khuyến
khích sử dụng từ viết tắt này trong các hội thảo
mà khuyến khích sử dụng cụm từ đầy đủ.
Trong các hội thảo mà có sự tham gia của những
người nghiện chích ma túy, hãy hỏi xem họ muốn
được gọi như thế nào.





Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng sử dụng ma túy bất hợp pháp và sự gia
tăng số người nghiện ma túy. Vấn đề này đang gây ra những tác động nghiêm trọng
về sức khỏe và hạnh phúc của cá nhân, gia đình và cộng đồng vì nghiện ma túy còn
có thể liên quan chặt chẽ với sự lây truyền HIV. Bên cạnh đó, sự sợ hãi và sự kỳ thị
đối với những người sử dụng ma túy cũng có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV
trong nhóm này và từ đó làm trầm trọng thêm nạn dịch HIV. Từ những năm 2000,
chính phủ Việt Nam và các tổ chức xã hội dân sự đã nhận thức được vấn đề và
tăng cường các nỗ lực trong các hoạt động để giảm kỳ thị và phân biệt đối xử đối
với những người nghiện chích ma túy. Tuy nhiên, trong thực tế, sự kỳ thị vẫn tồn tại
dai dẳng và ở nhiều nơi, nó vẫn còn khá phổ biến và trở thành rào cản cho chương

trình phòng chống HIV/AIDS.
Ở Việt Nam, sử dụng ma túy bị coi là “tệ nạn xã hội” và người sử dụng ma túy bị xử
phạt vi phạm hành chính. Gia đình và cộng đồng lên án những người nghiện chích
ma túy cho rằng họ đã hủy hoại gia đình và làm ảnh hưởng xấu đến xã hội. Việc bị
lên án là “tệ nạn xã hội” càng khiến những người sử dụng ma túy bị cô lập nhiều hơn.
Những người cung cấp dịch vụ vì thiếu kiến thức về nghiện ma túy thường có thành
kiến với những người sử dụng ma túy như là những khách hàng hay gây khó dễ,
và có những hành vi không nhất quán, không đáng tin cậy trong việc giữ đúng lịch
khám hay tuân thủ điều trị, và thường làm rối các hoạt động dịch vụ. Họ thường bị
coi là “đáng” bị nhiễm HIV hơn những bệnh nhân HIV khác. Một số cán bộ y tế có
thể đối xử với bệnh nhân là người nghiện chích ma túy một cách không công bằng
hoặc thiếu thiện cảm, ví dụ như để họ phải chờ lâu, sử dụng ngôn từ mang tính
xúc phạm, bàn tán về họ, không tuân thủ nguyên tắc bảo mật thông tin, và cung
cấp dịch vụ chăm sóc kém chất lượng. Như vậy, sự kỳ thị đã tạo ra một rào cản lớn
ngăn người nghiện chích ma túy tiếp cận tới dịch vụ xét nghiệm và điều trị HIV cũng
như dịch vụ điều trị các bệnh LTQĐTD.
Những người thực thi pháp luật và các cán bộ ở trung tâm cai nghiện cũng thường
có cách nhìn tương tự. Họ coi những người sử dụng ma túy là những đối tượng
nguy hiểm, khó lường và không đáng tin. Trong quan điểm của họ, những người

nghiện chích ma túy đáng bị hạn chế một số quyền. Họ không tin tưởng rằng người
nghiện chích ma túy có thể cai nghiện và trở về với cuộc sống bình thường, và họ
cho rằng kỳ thị người nghiện chích ma túy là một cách để đối phó với nghiện ma túy.
Bị kỳ thị ở khắp nơi khiến những người sử dụng ma túy thường kỳ thị bản thân mình
(“tự kỳ thị”), họ chấp nhận sự lên án của xã hội. Sự kỳ thị làm cho họ cảm thấy cô
đơn, bị khinh thường và bị gia đình và cộng đồng chối bỏ. Sự kỳ thị làm cho họ
mất hết lòng tự tôn - họ thấy tuyệt vọng và tự nghi ngờ về bản thân. Họ cảm thấy
việc từ bỏ ma túy và quay trở về với cuộc sống bình thường là điều không thể làm
nổi. Những người nghiện ma túy cho rằng mọi người không tin tưởng ở họ, vì vậy
họ lẩn tránh gia đình, cộng đồng, gia nhập nhóm những người sử dụng ma túy và

thậm chí có thể tham gia những hành động tội phạm để có tiền mua ma túy. Sự kết
hợp giữa nghiện ma túy và cảm giác vô vọng thường dẫn tới sự cẩu thả trong việc
chăm sóc sức khỏe của bản thân và bảo vệ sức khỏe của bạn tình. Nhiều người
nghiện chích ma túy thường tin rằng HIV là điều không tránh khỏi thay vì tin rằng
họ hoàn toàn có thể phòng tránh HIV bằng chính hành vi của mình. Một số người
sử dụng ma túy cho rằng tình dục không an toàn có ít nguy cơ lây nhiễm HIV hơn
so với nguy cơ nhiễm HIV do tiêm chích chung, do vậy, họ không quan tâm nhiều
tới việc sử dụng bao cao su như một biện pháp an toàn tình dục. Nếu họ bị nhiễm
HIV hay bệnh lây truyền qua đường tình dục (LTQĐTD), những người nghiện chích
ma túy thường ngại thổ lộ với bạn tình vì lo sợ bị bỏ rơi. Và kết quả là những người
nghiện chích ma túy đối mặt với những nguy cơ nhiễm HIV, và nếu như bị nhiễm,
họ có thể truyền HIV sang cho bạn tình của mình, hoặc cho những người nghiện
chích ma túy khác qua con đường tiêm chích chung.
Như vậy, những người sử dụng ma túy phải đối mặt với nhiều biểu hiện của sự kỳ
thị và phân biệt đối xử trong nhiều khía cạnh của cuộc sống:
Tại gia đình, họ thường bị các thành viên gia đình sỉ nhục, không tin tưởng và
tránh tiếp xúc;
Trong cộng đồng, họ bị mọi người xì xào bán tán, nói xấu và cô lập;
Họ có thể bị đuổi việc và khi bị phát hiện là người sử dụng ma túy hoặc đã từng
sử dụng ma túy, họ kiếm việc làm rất khó khăn;
Tại cơ sở y tế, họ có thể bị đối xử không tốt, và điều đó hạn chế sự tiếp cận của
họ tới dịch vụ điều trị, xét nghiệm và các dịch vụ y tế khác;
Họ có thể gặp phải sự kỳ thị và phân biệt đối xử tại trung tâm cai nghiện;
Do nguy cơ nhiễm HIV của những người nghiện chích ma túy, đặc biệt qua việc sử
dụng chung dụng cụ tiêm chích, họ đã trở thành một trong những nhóm đối tượng
trọng tâm trong nỗ lực dự phòng HIV ở Việt Nam trong thập kỷ qua. Thông qua
Chiến lược quốc gia phòng chống HIV/AIDS, chính phủ Việt Nam đã xây dựng một
chương trình quốc gia về giảm tác hại dành cho những nhóm dân số có hành vi
nguy cơ cao, trong đó bao gồm nhóm nghiện chích ma túy.
9


Các nhà lãnh đạo chương trình phòng chống AIDS quốc gia đã nhận thấy rằng hình
sự hóa việc sử dụng ma túy đã làm suy yếu những nỗ lực dự phòng HIV, nên đã
nỗ lực tạo một môi trường thuận lợi hơn, trong đó quyền của những người nghiện
chích ma túy được nhìn nhận đồng thời kêu gọi giảm kỳ thị, phân biệt đối xử với
họ, để nhóm cư dân này có thể tiếp cận tới các dịch vụ dự phòng và chăm sóc một
cách dễ dàng và hiệu quả hơn.
Bộ tài liệu Hướng dẫn Hành động này được xây dựng nhằm hỗ trợ những nỗ lực
đó, cụ thể là:
a) Giúp những người làm việc trong phòng chống HIV/AIDS, cán bộ y tế, cán bộ
thực thi luật pháp, cán bộ trung tâm cai nghiện, và người dân cộng đồng có
thêm hiểu biết về nghiện ma túy, về cuộc sống của những người nghiện chích
ma túy, và về tác động của sự kỳ thị và việc thiếu hiểu biết về quyền sẽ góp
phần làm gia tăng sự lây truyền HIV như thế nào;
b) Nâng cao nhận thức về kỳ thị và phân biệt đối xử đối với những người nghiện
chích ma túy, sự hỗ trợ cũng như trách nhiệm trong hoạt động đối phó với sự
kỳ thị và phân biệt đối xử.
c) Giúp những người làm việc với người nghiện chích ma túy, kể cả các cán bộ y
tế, cán bộ thực thi luật pháp, cán bộ trung tâm cai nghiện, và người dân cộng
đồng bắt đầu suy nghĩ về những kế hoạch khả thi nhằm giảm sự kỳ thị và phân
biệt đối xử - trong công việc và trong cuộc sống, ví dụ như trong hoạt động tư
vấn, xét nghiệm, hoăc đối xử với bệnh nhân, học viên, thành viên gia đình/cộng
đồng là người nghiện chích ma túy.
Một trong những mục đích chủ yếu của bộ Tài liệu này là nhằm giúp những người
nghiện chích ma túy vượt qua được tình trạng bị đặt ngoài lề xã hội, cải thiện mối
quan hệ với gia đình và cộng đồng, khẳng định được quyền của mình và bảo vệ
bản thân và những người khác khỏi lây nhiễm HIV và các bệnh LTQĐTD, và tiếp
cận tốt hơn tới các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Trong khi tất cả những người sử
dụng ma túy và nghiện ma túy nói chung đều bị kỳ thị và phân biệt đối xử, bộ Tài
liệu này tập trung chủ yếu vào nhóm nghiện chích ma túy vì họ có thể đối diện với

nguy cơ lây nhiễm HIV lớn hơn thông qua việc sử dụng chung bơm kim tiêm.
10


Bộ Tài liệu Hướng dẫn này là một tập hợp các bài tập nhằm tìm hiểu, và đối phó với kỳ
thị và phân biệt đối xử đối với những người nghiện chích ma túy. Các bài tập sử dụng
các phương pháp cùng tham gia như thảo luận, làm việc theo nhóm nhỏ, sử dụng các
tranh vẽ, các câu chuyện kể và các phương pháp khác để làm cho hoạt động học tập
sinh động và thú vị. Mục đích là khuyến khích những người tham gia suy nghĩ một
cách tích cực và chủ động về các vấn đề được nêu lên thông qua các bài tập, hơn là
chỉ nghe giảng một cách thụ động. Những người tham gia học hỏi thông qua việc chia
sẻ các ý tưởng và trải nghiệm của mình, qua việc thảo luận và phân tích các vấn đề,
giải quyết vấn đề và lập kế hoạch cho những hành động thực tiễn để đối phó với kỳ thị.
Cách tiếp cận này giúp tạo dựng ý thức trách nhiệm của những người tham gia, đó là
một trong những bước đầu tiên trong quá trình tiến tới hành động thực tiễn.
Bộ Tài liệu được viết cho những người điều hành hội thảo/tập huấn, và cung cấp
những hướng dẫn cụ thể, từng bước một để giúp các bạn xây dựng kế hoạch và
điều hành các hoạt động hội thảo/tập huấn.
Để sử dụng những bài tập ở đây, Bạn cần một số những kỹ năng điều hành cơ bản.
Những kỹ năng này bao gồm kỹ năng điều hành các hoạt động nhóm lớn và nhóm nhỏ,
kỹ năng tổ chức các hoạt động cùng tham gia khác nhau (ví dụ, đóng vai, động não với
các tấm bìa nhỏ), kỹ năng tóm tắt những ý chính, và kỹ năng lôi cuốn sự tham gia của
tất cả mọi người. Những kỹ năng và kỹ thuật này sẽ được giải thích kỹ hơn trong mục
“Sử dụng Bộ Tài liệu Hướng dẫn như thế nào” ở cuối chương này.

Bộ Tài liệu hướng dẫn này dành cho các cá nhân và tổ chức đang thực hiện các
hoạt động nhằm giảm kỳ thị và phân biệt đối xử đối với những người nghiện chích
ma túy. Một trong những mục đích của bộ Tài liệu Hướng dẫn là nhằm giúp những
nhóm đích, bao gồm cán bộ y tế, những người thực thi luật pháp, người dân cộng
đồng có thêm nhận thức về sự kỳ thị và phân biệt đối xử đối với những người

nghiện chích ma túy và cách làm thế nào để thay đổi.

Bộ Tài liệu được thiết kế thành các chương khác nhau, bao gồm Chương Giới thiệu
và tiếp theo là 3 chương khác, bao gồm:
Chương A: Tìm hiểu về nghiện ma túy
Chương B: Kỳ thị và phân biệt đối xử đối với những người sử dụng ma túy
Chương C: Tiến tới Hành động
11

Các chương A, B, and C được xây dựng dành cho các nhóm đối tượng đích khác
nhau, bao gồm người dân cộng đồng, cán bộ y tế, cán bộ các tổ chức phi chính
phủ, và các cán bộ thi hành công vụ.

Mỗi bài tập trong tài liệu hướng dẫn này được xây dựng như một kế hoạch triển khai
từng phần nội dung bao gồm sự mô tả chi tiết từng bước tiến hành để điều hành
một bài tập như thế nào.
Mỗi kế hoạch theo phần được sắp xếp như sau:
 Thảo luận, động não theo vòng, động não sử dụng các
tấm bìa nhỏ, đóng vai, v.v
 Chia thành các nhóm Rì rầm hoặc các nhóm nhỏ, gợi ý
cách chia nhóm và nhiệm vụ của nhóm.



Ghi lại điểm quan trọng mà người điều hành/giảng viên
cần chú ý trong bài tập này, hoặc đưa ra gợi ý về cách
điều hành bài tập.
 Liệt kê những đối tượng đích của bài tập này
 Điều mà học viên sẽ biết hoặc có thể thực hiện sau khi
kết thúc bài tập

 Ước tính thời gian cần thiết để thực hiện bài tập. Thời
gian sẽ có thể dao động theo số nhóm làm việc. Nhiều
nhóm hơn sẽ cần nhiều thời gian hơn (đặc biệt là thời
gian báo cáo nhóm)

Tranh vẽ, trường hợp, kịch bản đóng vai, v.v được sử
dụng trong bài tập. Ngoài ra còn các dụng cụ khác như
giấy khổ to, bút viết bảng, băng dính giấy, v.v.
 Những điều người điều hành cần chuẩn bị trước khi
tiến hành bài tập


Các hoạt động học tập được tiến hành trong bài tập
này, được mô tả thành từng bước tiến hành cùng với
nội dung bài tập.
Các bước tiến hành là phần quan trọng nhất của kế hoạch.
Các “bước” sẽ bao gồm các nội dung về:
12
 Các câu hỏi cụ thể để hướng dẫn thảo luận


Đây là các Ví dụ về các phương án trả lời của những
người tham gia - được trình bày trong Hộp. Các ví dụ
này giúp Bạn (giảng viên) hiểu được có nhiều phương
án trả lời khác nhau mà học viên có thể đưa ra khi thảo
luận vấn đề. Những câu trả lời này chỉ là ví dụ để tham
khảo và không đưa ra để làm bài giảng. Nhiều câu trả
lời, ý kiến đưa ra trong Hộp Ví dụ là những ý kiến của
đại biểu từ các hội thảo thử nghiệm. Chúng chỉ giúp bạn
hiểu thêm về những câu trả lời mà bạn có thể chờ đợi

từ phía học viên. Chúng có thể giúp bạn xác định được
vấn đề mà bạn cần đưa ra để thảo luận, nếu như học
viên chưa nêu vấn đề đó ra.
 Trình tự báo cáo của các nhóm về kết quả thảo luận
của nhóm về vấn đề đưa ra.
 Là những câu hỏi bổ sung và thảo luận tiếp theo sau
khi các nhóm báo cáo kết quả nhằm giúp hiểu sâu hơn
vấn đề. Tiến trình thảo luận giúp các học viên liên hệ với
những điều họ đã học tập được với bối cảnh cụ thể ở
địa phương mình.
 Những điểm chính cần được nhấn mạnh vào cuối
phần bài tập. Phần tóm tắt này rất quan trọng, vì vậy
bạn cần đảm bảo dành đủ thời gian cho phần tóm tắt
này. Phần này bắt đầu từ việc tóm tắt các ý kiến của
học viên, sau đó bổ sung thêm các ý kiến mà học viên
chưa đề cập tới.
13


Bộ Tài liệu là một tập hợp các bài tập lựa chọn được thiết kế để sử dụng một cách
linh hoạt đối với các nhóm đối tượng khác nhau. Bạn có thể lựa chọn những bài tập
phù hợp với đối tượng tham gia, hoặc phù hợp mục đích sử dụng, hoặc với thời
gian bạn thiết kế cho hội thảo/ tập huấn. Bạn có thể sử dụng các bài tập này theo
bất kỳ thứ tự nào và kết hợp với bất kỳ bài tập nào, miễn là phù hợp với mục đích
sử dụng của Bạn.
Bạn có thể sử dụng các bài tập này đối với một nhóm đối tượng đích thuần nhất
(ví dụ, nhóm cán bộ y tế hay nhóm sử dụng ma túy), hoặc với nhóm đối tượng hỗn
hợp. Bạn có thể sử dụng bộ Tài liệu để thiết kế một hội thảo 5 ngày hoặc một cuộc
họp dân cư trong vài giờ, hoặc xây dựng một phần nội dung ngắn triển khai một
tuần một lần trong vòng vài tuần (ví dụ đối với một nhóm hỗ trợ của người nghiện

chích ma túy hay cho tập thể Cán bộ y tế của một cơ sở y tế); hoặc Bạn có thể dùng
2 hoặc 3 bài tập để sử dụng như một cách giới thiệu cho một chương trình đào tạo
lớn hơn và dài hơn về HIV/AIDS. Bạn có thể lựa chọn các bài tập từ bất kỳ chương
nào. Có rất nhiều cách lựa chọn các bài tập và sử dụng các phương pháp khác
nhau để giúp cho giảng viên và học viên cảm thấy thú vị. Giảng viên khác nhau
thích các dạng hoạt động khác nhau. Do đó tùy Bạn quyết định cách lựa chọn các
bài tập để xây dựng một chương trình tập huấn của riêng mình.
Ví dụ về kế hoạch tập huấn cho các nhóm đối tượng khác nhau được đưa ra ở
phần dưới.


Bộ Tài liệu được thiết kế cho việc học tập theo phương pháp cùng tham gia, vì vậy
không nên sử dụng chúng như bài giảng. Mọi người có thể học hỏi tốt nhất thông
qua việc cùng thảo luận với người khác và tự rút ra kết luận cho riêng mình.
Quá trình thay đổi thái độ và hành vi cần có sự tham gia, để mọi người có cơ hội
trình bày và phản ánh những suy nghĩ và cảm xúc của riêng họ, chia sẻ và học hỏi
từ bạn bè, và thảo luận và lập kế hoạch với những người khác về việc có thể làm
gì để đối phó với sự kỳ thị. Ý tưởng ở đây là tạo được một không gian an toàn để
những người tham gia có thể chia sẻ mối quan tâm hay nỗi lo sợ của mình, thảo
luận một cách thoải mái về những vấn đề nhạy cảm hay những vấn đề còn đang bị
coi là “kiêng kỵ”, như vấn đề tình dục, và từ đó làm sáng tỏ những hiểu lầm.

Bộ Tài liệu được thiết kế để xây dựng nhận thức và hành động, do vậy Bạn cần có
một phần hoạt động dành cho lớp làm việc xây dựng các giải pháp đối với các vấn
đề và lên kế hoạch hành động. Mục đích là nhằm giúp mọi người có được sự đồng
14
thuận về những việc cần phải làm và hỗ trợ lẫn nhau khi làm việc để tạo sự thay
đổi. Hãy khuyến khích các học viên biến những điều họ mới được học hỏi thành
hành động và bắt đầu đối phó với sự kỳ thị trong gia đình, cộng đồng và trong cuộc
sống của họ.


Hội thảo 3 ngày dành cho Cán bộ y tế
   
Sáng Giới thiệu
Sử dụng ma túy và
nghiện ma túy - Tại
sao và Như thế nào?
(A5)
Cai nghiện và Tại sao
bỏ ma túy lại rất khó
khăn (A7)
Khi trong gia đình có
người nghiện ma túy
(A9)
Chúng ta biết gì về
người sử dụng ma
túy? (tổng quan)
Bài tâp làm rõ các giá
trị (A12)
Tệ nạn xã hội và
những hệ quả của sự
kỳ thị (B10)
Tìm kiếm những điều
tốt đẹp trong mỗi con
người (C2)
Tìm hiểu về quyền
(C7)
Lo sợ về người
nghiện chích ma
túy và điều này ảnh

hưởng tới sự đối xử
với họ như thế nào
(A10)
Chiều Tìm kiếm những điều
tốt đẹp trong mỗi con
người (C2)
Tìm hiểu về quyền
(C7)
Lo sợ về người
nghiện chích ma
túy và điều này ảnh
hưởng tới sự đối xử
với họ như thế nào
(A10)
Lây nhiễm HIV và
người sử dụng ma
túy (B17)
Tác động của kỳ thị
IDU đối với dịch HIV
(B18)
Đối phó với kỳ thị
bằng sự cương quyết
(C8)
Kế hoạch hành động
(C10)
15







Lập kế hoạch và tiến hành tổ chức hội thảo cùng với một người điều hành
khác, và thay nhau thực hiện vai trò điều hành;

Một người điều hành có thể hướng dẫn thực hiện bài tập trong khi người kia
ghi lại các ý kiến lên giấy khổ to và giúp chuẩn bị các bước tiến hành cụ thể;

Cùng nhau lên kế hoạch thực hiện hội thảo từ trước và quyết định xem ai sẽ là
người dẫn chính cho bài tập nào;

Hỗ trợ nhau. Nếu một người gặp khó khăn, người kia có thể trợ giúp;

Cuối ngày hội ý với nhau về hoạt động trong ngày và lên kế hoạch cho ngày
hôm sau.


Đến địa điểm hội thảo khoảng một giờ trước khi bắt đầu để chuẩn bị sẵn sàng
mọi thứ và chào đón đại biểu khi họ tới;

Nếu các đại biểu đã đến trong khi bạn đang chuẩn bị, không nên chỉ làm việc
mình mà để mặc họ, cần chào đón họ và làm cho họ cảm thấy thoải mái, giúp
họ ghi danh, v,v
Hội thảo 2 ngày dành cho các cán bộ thi hành công vụ
  
Sáng Giới thiệu
Người ta nói gì, sợ gì và làm gì đối
với người sử dụng ma túy (B1)
Sử dụng ma túy và Nghiện ma túy
- Tại sao và Như thế nào? (A5)

Chúng ta biết gì về người sử
dụng ma túy (Tổng quan)
Cán bộ thực thi luật pháp và sự
kỳ thị IDU (B16)
Chiều Lo sợ về IDUs và điều đó ảnh
hưởng như thế nào đến hành vi
đối với họ (A10)
Tranh luận: Tội phạm - Nạn nhân -
Bệnh nhân (A13)
Bài tập về nhà: Chúng ta biết gì về
người sử dụng ma túy
Tìm kiếm những điều tốt đẹp
trong mỗi con người (C2)
Kế hoạch hành động (C10)


Chuẩn bị trước sẽ giúp đảm bảo tiến hành hội thảo một cách suôn sẻ và hiệu quả:

Chuẩn bị
a) Lớp học không có bàn sẽ giúp các học viên di chuyển dễ dàng và làm cho
hội thảo đỡ hình thức;
b) Sắp xếp các ghế ngồi theo vòng tròn hoặc theo hình bán nguyệt để mọi
người đều nhìn thấy nhau;
c) Xếp một bàn để các dụng cụ: như tài liệu phát, bút viết bảng, băng keo,
giấy khổ to, giấy nhỏ ghi ý kiến, v.v.
d) Sắp xếp dụng cụ. Dán các giấy khổ to lên tường/bảng để ghi lại các ý kiến,
viết các hướng dẫn bài tập lên giấy khổ to, cắt giấy thành những tấm giấy
nhỏ ghi ý kiến, v.v

Hãy suy nghĩ làm sao để điều hành tốt nhất từng bài tập. Mục đích của bài tập

là gì? Bạn cần phải làm gì để đảm bảo đạt mục đích của từng bài tập? Bạn cần
đưa những ví dụ nào trong trường hợp nhóm không hiểu rõ ý của bạn? Bạn
cần đưa thêm những thông tin nào/ ý tưởng nào để tóm tắt bài tập.


Thiết kế một trò chơi hay bài hát để khởi động, xây dựng ý thức chung và giúp
học viên cảm thư giãn và vui vẻ;

Yêu cầu học viên đưa ra những mong đợi của họ về hội thảo và giải thích mục
đích hội thảo - hội thảo sẽ làm gì và sẽ không làm gì.

Thống nhất nội qui lớp học, như: bảo mật thông tin, tham gia tích cực, lắng
nghe, tắt điện thoại, v.v.


Giải lao giữa giờ giúp học viên nghỉ ngơi và nạp năng lượng với đồ ăn nhẹ,
nước uống;

Làm việc với bộ phận phục vụ để đảm bảo đồ giải khát được đưa đến đúng lúc;


Bắt đầu bằng việc giải thích cho học viên về bài tập. Ví dụ, “ Bài tập đầu tiên là
“Gọi tên vấn đề qua tranh vẽ”. Từng cặp sẽ xem một trong những tranh vẽ này
và thảo luận về những biểu hiện của sự kỳ thị mà chúng ta thấy qua bức tranh”

Giải thích trình tự các bước của bài tập và giúp học viên tiến hành theo từng
bước một. Ví dụ, hướng dẫn :”hãy chia thành từng cặp”, và sau đó để họ thực
hiện việc ghép cặp. Sau đó, giải thích bước tiếp theo :”từng cặp chọn một bức



tranh dán trên tường” và để các đôi thực hiện. Nếu bạn để các học viên thực
hiện tất cả các bước của bài tập mà không có hướng dẫn cụ thể, họ sẽ bị bối
rối và như vậy sẽ mất thời gian;

Hãy đưa ra những hướng dẫn thật đơn giản và rõ ràng, và sử dụng những ví
dụ để giúp họ hiểu;

Nếu học viên nhìn bạn với con mắt vô hồn, bạn cần kiểm tra lại liệu họ có
hiểu không;

Viết những hướng dẫn và đưa ra những câu hỏi thảo luận lên tờ giấy khổ to,
và sử dụng cùng một ngôn từ mà bạn đã định sử dụng để giải thích hướng dẫn
hoặc giải thích câu hỏi.


Đưa ra những hướng dẫn rõ ràng về nhiệm vụ của nhóm: a) câu hỏi thảo luận;
b) phương pháp báo cáo (ví dụ, bằng lời, sử dụng giấy khổ to, hay đóng vai);
và c) thời gian báo cáo;

Nếu nhiệm vụ phức tạp, cần viết hướng dẫn lên giấy khổ to để ai cũng hiểu rõ
nhiệm vụ;

Chia lớp thành các nhóm nhỏ (xem hướng dẫn ở phần dưới);

Sau khi chia nhóm, kiểm tra xem mỗi nhóm có hiểu nhiệm vụ đưa ra cho nhóm
hay không. Yêu cầu họ giải thich về nhiệm vụ của họ;

Hãy để nhóm tự hoàn thành nhiệm vụ, nhưng luôn sẵn sàng trả lời các thắc mắc của
nhóm, và nhắc nhở nhóm về thời gian còn lại và cách họ phải báo cáo như thế nào.



Chia thành các nhóm nhằm mục đích trộn lẫn các học viên, để họ có cơ hội làm
việc với những người khác nhau. Thay đổi thành viên của từng nhóm khi thực
hiện từng bài tập;

Để đạt được mục đích này, chọn nhóm một cách ngẫu nhiên. Quyết định số
lượng học viên cho mỗi nhóm và chia lớp theo số lượng học viên dự định cho
mỗi nhóm để có được số lượng nhóm. Sau đó đếm số để phân nhóm, hoặc gọi
theo tên gọi (ví dụ, các loại hoa quả - xoài, cam, chuối, dừa Xoài, v.v) để hình
thành các nhóm theo số hoặc tên gọi.

Về việc quyết định số kích cỡ của nhóm, bạn cần suy nghĩ về những điều sau:
a) Chia nhóm lớn (từ 5-9 người) - sự tham gia của từng người sẽ ít hơn,
nhưng thời gian dành cho báo cáo của từng nhóm sẽ nhiều hơn;
b) Chia nhóm nhỏ (từ 2-4 người) - sự tham gia cá nhân sẽ nhiều hơn, nhưng
thời gian dành cho báo cáo của từng nhóm sẽ ngắn hơn;


Một số hoạt động nhóm có thể được thực hiện bằng cách chia thành các nhóm “rì
rầm” (nhóm 2 người), như vậy có thể đảm bảo ai cũng có cơ hội phát biểu ý kiến.

Sau khi các nhóm đã hoàn thành hoạt động của mình, các nhóm sẽ báo cáo kết
quả. Có một vài cách khác nhau để thực hiện báo cáo nhóm.

Báo cáo lần lượt: mỗi nhóm chỉ đưa ra một ý kiến, và các nhóm khác lần lượt
theo vòng tròn đưa ra một ý kiến của mình cho tới khi tất cả các nhóm không
còn ý kiến nào khác. Nhóm sau đưa ra một ý kiến mới, khác với ý kiến của
nhóm trước. Phương pháp này giúp tất cả các nhóm có sự tham gia đóng góp
ý kiến một cách công bằng và tránh sự trùng lắp ý kiến.


Mỗi nhóm một chủ đề báo cáo: từng nhóm trình bày một chủ đề hay một vấn
đề đưa ra.

Chỉ có một vấn đề/câu hỏi đưa ra: các nhóm báo cáo về cùng một vấn đề được
đưa ra thảo luận.

Cần một người điều hành ghi lại nội dung thảo luận của cả nhóm trên giấy khổ to.
Điều này sẽ giúp mọi người có thể theo dõi bằng mắt tiến trình thảo luận và những
điểm cần bổ sung. Ghi lại những ý kiến/ quan điểm sẽ gợi mở các ý tưởng khác và
là cơ sở để tóm tắt cuộc thảo luận. Dưới đây là một số lời khuyên gợi ý cho việc
ghi chép lại các ý kiến:

Chỉ viết những điểm chính, hoặc các từ khóa, không cần ghi lại tất cả mọi điều
mà học viên nói.

Sử dụng các từ ngữ của chính học viên để họ có thể nhận biết được sự đóng
góp ý kiến của họ;

Viết chữ to và rõ ràng (tốt nhất là chữ in hoa) để những người ngồi ở cuối lớp
cũng có thể nhìn rõ.

Dùng các màu khác nhau, ví dụ, màu đen cho các ghi chép nội dung và màu
đỏ để gạch chân những từ khóa.

Cuối mỗi bài tập, sau khi các học viên đã thảo luận đầy đủ về vấn đề, bạn cần tóm
tắt một cách ngắn gọn những điều học viên đã đề cập. Việc tóm tắt là quan trọng.
Đây là thời điểm mà bạn giúp học viên tổng hợp những điều họ đã được học, vì vậy
bạn cần đảm bảo bạn dành đủ thời gian để thực hiện tốt phần tóm tắt này. Dưới
đây là một số lời khuyên gợi ý:
19



Bạn tóm tắt ý chính dựa trên những điểm sau:
a) Những ý kiến học viên đã đưa ra trong quá trình thực hiện bài tập;
b) Những điểm khác chưa được học viên đề cập tới (những điểm này sẽ
được liệt kê ở phần cuối của bài tập);

Nếu bạn có thời gian chuẩn bị, bạn hãy viết các ý chính lên một tờ giấy khổ to,
sử dụng các từ khóa, sau đó giải thích rõ hơn;

Phần tóm tắt cần ngắn gọn và đơn giản, không quá 10 phút.

Kiểm tra năng lượng của nhóm thường xuyên trong hội thảo và xử lý nếu thấy
không khí trong nhóm trầm xuống:

Quan sát ngôn ngữ cơ thể của học viên. Họ có ngáp không? Họ trông có buồn
chán không? Có tỏ vẻ mệt không?

Hỏi:” Các bạn thấy thế nào? Đã cần phải khởi động hoặc nghỉ giải lao một lúc
không?”

Khi mọi người cảm thấy mệt mỏi, thay đổi hoạt động để mọi người tham gia
nhiều hơn (ví dụ, chia làm các nhóm rì rầm, hoặc thực hiện hoạt động trong tư
thế đứng), chơi trò chơi khởi động, hoặc giải lao ngắn;

Sử dụng năng lượng của bạn khi điều hành - trao đổi với mọi người bằng một
giọng khỏe khoắn, tích cực sử dụng ngôn ngữ cơ thể - để giúp duy trì năng
lượng cho nhóm.

Thay đổi không gian lớp, sắp xếp các ghế ngồi cho phù hợp với hoạt động của bạn,

và đa dạng các cách sắp xếp khác nhau:

Bắt đầu sắp xếp ghế theo vòng tròn hoặc hình bán nguyệt để mọi người có thể
nhìn thấy nhau;

Thiết kế một số hoạt động, ví dụ như báo cáo nhóm, sử dụng hình thức xếp học
viên ngồi thành các hàng ghế đối diện gần nhau. Điều này giúp tăng sự sôi nổi
và giúp mọi người nghe thấy ý kiến của nhau;

Thay đổi phía trước của phòng họp một cách thường xuyên cho phù hợp với
từng bài tập;

Nếu có thể tổ chức một số hoạt động ngoài phạm vi lớp học.
20


Luôn ý thức về thời gian. Bạn cần quyết định thời lượng cần thiết để thực hiện
từng phần của bài tập, và thực hiện trong khuôn khổ thời gian đề ra. Không nên
để một phần bài tập kéo dài quá nhiều thời gian.

Hãy nhớ: làm việc theo nhóm nhỏ thường tốn nhiều thời gian hơn bạn tưởng.
Bạn sẽ cần dành thời gian cho nhóm báo cáo.

Không nên đi quá nhanh. Hãy để nhóm giúp bạn đưa ra tiến trình phù hợp.

Bạn nên tiến hành làm việc theo nhóm nhỏ vào buổi chiều, khi năng lượng của
nhóm giảm.

Dành đủ thời gian cho nhóm. Không nên giục giã họ.


Kết thúc đúng thời gian. Không nên kéo dài thời gian vào cuối ngày.


Vào cuối cuộc hội thảo, hãy để các học viên xây dựng kế hoạch hành động áp
dụng những điều họ đã học hỏi được từ hội thảo.

Hãy khuyến khích học viên suy nghĩ về những điều họ có thể làm từ góc độ cá
nhân hay nhóm để đối phó với sự kỳ thị.


Tổ chức đánh giá hoạt động vào cuối mỗi ngày;

Phát cho học viên bảng hỏi 1 trang (ví dụ, những điều bạn thích, không thích,
những điều đã học được, những vấn đề cần thảo luận thêm) và yêu cầu học
viên điền ý kiến của họ vào bảng hỏi. Điều này giúp xác định vấn đề cần đưa ra
và giúp bạn hoàn thiện các hoạt động của hội thảo đang thực hiện và cho các
hội thảo tiếp theo.

Tóm tắt các điểm chính của kết quả đánh giá vào buổi sáng hôm sau.

Không nên cay cú hoặc khó chịu về những nhận xét đánh giá tiêu cực; hãy cố
học hỏi từ những góp ý của học viên;

Tổ chức đánh giá sau hội thảo;

Thảo luận là hoạt động chủ chốt, vì vậy, là người điều hành bạn cần điều hành tốt
cuộc thảo luận, đưa ra những câu hỏi phù hợp, lắng nghe một cách tích cực, tóm
tắt ý kiến, và khuyến khích mọi người tham gia. Dưới đây là một số lời khuyên
gợi ý:
21




Một trong những nhiệm vụ chính của bạn với tư cách là người điều hành là đưa
ra các câu hỏi hiệu quả:
a) Các câu hỏi mở là những câu hỏi không chỉ có một phương án trả lời đúng.
Câu hỏi mở khuyến khích những câu trả lời với nhiều quan điểm khác
nhau và thường giúp tất cả học viên cùng trao đổi và đóng góp ý kiến;
b) Các câu hỏi gợi ý là những câu hỏi giúp học viên đưa thêm thông tin về
một vấn đề, tìm hiểu suy nghĩ của những người khác, và giúp cho thấy mọi
người cảm thấy thế nào về một vấn đề, hoặc tìm kiếm giải pháp cho vấn đề.


Sau khi đặt câu hỏi, cần lắng nghe chăm chú những điều học viên phát biểu.
Hãy để cho họ thấy rằng bạn đang tập trung lắng nghe lời của họ.

Nếu bạn lắng nghe một cách tích cực, học viên sẽ thấy rằng ý kiến của họ
được tôn trọng và thấu hiểu. Điều này sẽ khuyến khích họ chia sẻ cởi mở hơn
những trải nghiệm sống, những suy nghĩ và cảm xúc của họ.

Lắng nghe tích cực là một trong những yếu tố quan trọng trong khi dẫn dắt thảo
luận. Nếu bạn không biết người khác đang nói gì, bạn sẽ khó đặt câu hỏi tiếp
theo hoặc định hướng dòng thảo luận.

Lắng nghe tích cực bao gồm:
a) Tiếp xúc bằng mắt. Nhìn người phát biểu trong suốt thời gian họ nói để cho
thấy sự quan tâm và thấu hiểu của bạn.
b) Khuyến khích. Ra dấu hiệu để người nói thấy rằng bạn đang lắng nghe, ví
dụ như gật đầu, hoặc nói những lời như “vâng … vâng …tôi hiểu rồi…thú
vị đấy xin hãy nói thêm…”.

c) Tóm tắt lại ý kiến của người phát biểu để kiểm tra xem bạn đã hiểu đúng ý
của họ chưa.


Tóm tắt phát biểu mà một người đưa ra bằng lời của mình:”Điều tôi vừa nghe
được là bạn muốn … ”.

Mục đích của việc tóm lại ý kiến là để người phát biểu thấy bạn coi trọng những
điều họ nói, để giúp làm rõ hơn ý kiến đó, và giúp những người khác bổ sung
ý kiến của họ.

Tóm tắt ý giúp bạn và cả lớp đảm bảo việc đã hiểu đúng ý của người nói. Và
cũng giúp người ghi lại ý kiến một cách rõ ràng và ngắn gọn.

Tóm tắt ý kiến có thể dẫn tới việc đặt tiếp câu hỏi, ví dụ:”Các bạn khác có đồng
ý với ý kiến đó không?”
22

Tại một số hội thảo bạn sẽ thấy một số đại biểu có xu hướng lấn át. Hãy tìm cách
để những người khác cùng tham gia và làm cho đại biểu đó nói ngắn gọn hơn.

Dùng nội qui lớp học để khuyến khích mọi người đóng góp ý kiến;

Cảm ơn sự tham gia của người hay phát biểu và nói rằng:”Tôi muốn lắng nghe
ý kiến của tất cả mọi người”.

Chia thành các nhỏm rì rầm (hai người) khiến ai cũng phải nói.

Dùng phương pháp lấy ý kiến lần lượt theo vòng tròn, từng người một phát biểu.


Bạn cần chuẩn bị để đối phó với những vấn đề nhạy cảm, ví dụ, thảo luận về tình
dục. Dưới đây là một số lời khuyên gợi ý:

Hãy bắt đầu từ bản thân mình. Hãy là người tiên phong đưa ý kiến thảo luận
về những vấn đề đó mà không tỏ ra bối rối.

Tạo bầu không khí cởi mở để học viên cảm thấy thoải mái khi nói về những vấn
đề đó.

Học cách đọc những biểu hiện ngôn ngữ cơ thể của học viên để giúp bạn quyết
định là có tiếp tục thảo luận sâu hơn vấn đề hay dừng lại. Khi mọi người không
muốn thảo luận về một vấn đề nào đó họ có thể tránh nhìn bạn, hoặc khoanh
tay lại.
23



Các bài tập trong bộ tài liệu này ngoài thảo luận và làm việc theo nhóm nhỏ còn sử
dụng thêm 5 kỹ thuật điều hành chính:




Chuẩn bị dụng cụ - các tấm giấy nhỏ để ghi ý kiến (khoảng ½ tờ giấy A4),
chuẩn bị các băng keo để dán và bút viết bảng. Đảm bảo bạn chuẩn bị đủ số
lượng các tấm giấy ghi ý kiến và bút viết bảng chưa bị khô mực.

Gắn các tấm giấy đã được ghi ý kiến lên tường: phân loại chúng.

Đưa một vài tấm giấy đã ghi ý kiến để làm ví dụ cho học viên thấy cách ghi ý

kiến như thế nào;

Chia nhóm thành các cặp và phát các tấm giấy nhỏ và bút viết bản cho từng cặp.

Giải thích nhiệm vụ - “Bạn hãy viết lên tấm giấy - mỗi tấm một ý. Bạn có thể
kiểm tra các tấm giấy ghi ý kiến của các cặp khác đã được gắn lên tường để
tránh trùng lắp ý kiến”.
 
Động não bằng
cách sử dụng
các tấm giấy
nhỏ
Từng cặp thảo luận và viết ý kiến lên tấm giấy nhỏ (cách làm sẽ giải
thích kỹ hơn trong bài tập). Gắn các tấm giấy ghi ý kiến lên tường,
gợi mở động não nhanh các ý tưởng/ý kiến, sau đó những ý kiến
này sẽ được “nhóm lại”, sắp xếp ưu tiên và thảo luận.
Động não quay
vòng
Dùng các tấm giấy khổ to, mỗi tấm ghi một chủ đề thảo luận và gắn
lên các chỗ khác nhau trong phòng họp. Chia nhóm và các nhóm sẽ
đến từng tấm giấy với chủ đề khác nhau và ghi nhanh lại các ý kiến
và sau đó tiếp tục chuyển tới chủ đề khác.
Nghiên cứu
trường hợp
Sử dụng câu chuyện về môt tình huống có thật trong đó người
nghiện chích ma túy đối mặt với sự kỳ thị và phân biệt đối xử để đưa
ra làm chủ đề thảo luận và giải quyết vấn đề.
Đóng vai theo
cặp
Các học viên làm việc theo từng cặp và đóng vai những tình huống

khác nhau, hoặc đóng vai để thể hiện cách giải quyết một vấn đề
nào đó được đưa ra.
Phản hồi cá
nhân
Các học viên ngồi tại chỗ và suy nghĩ về một tình huống/hoàn cảnh
mà người điều hành mô tả xem họ đã có trải nghiệm như thế nào
với tình huống đó, sau đó chia sẻ trải nghiệm của mình (với cả lớp,
hoặc với nhóm nhỏ/ người ngồi bên cạnh).

×