Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

NGUYỄN DU VÀ CON ĐƯỜNG HOẠN LỘ QUA THƠCHỮHÁN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (872.09 KB, 111 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH



NGUYỄN THỊ THU HÀ







LUẬN VĂN THẠC SĨ





Đề tài:

NGUYỄN DU VÀ CON ĐƯỜNG HOẠN LỘ
QUA THƠ CHỮ HÁN











Chuyên ngành: Lí luận và Phương pháp dạy học môn Văn


















Thành phố Hồ Chí Minh- 2010
NGUYỄN DU VÀ CON ĐƯỜNG HOẠN LỘ
QUA THƠ CHỮ HÁN

MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. Nguyễn Du đã từng viết:
Bất thiệp Hồ Nam đạo,
An tri Tương Thủy thâm?

Bất độc Hoài sa phú
An thức Khuất Nguyên tâm?
Khuất Nguyên tâm, Tương Giang thủy,
Thiên thu vạn thu thanh kiến để.
(Biện Giả)
(Không đi qua Hồ Nam
Sao biết nước sông Tương sâu?
Không đọc bài phú Hoài Sa,
Sao biết được lòng Khuất Nguyên?
Lòng Khuất Nguyên và nước sông Tương
Nghìn năm vạn năm vẫn trong suốt thấy đáy.)
Lời thơ
ấy, tứ thơ ấy dường như cũng vận vào rất đúng với lòng Nguyễn Du, thơ chữ Hán Nguyễn
Du. Chưa đi qua Hà Tĩnh, sao biết được nước sông Lam sâu. Không đọc thơ chữ Hán, sao hiểu lòng
Nguyễn Du. Lòng Nguyễn Du cũng như nước sông Lam, nghìn năm vạn năm vẫn sâu thăm thẳm. Tấc
lòng thăm thẳm ấy, Nguyễn Du gửi gắm thật nhiều trong thơ chữ Hán. Vì vậy, sẽ th
ật thiệt thòi cho
những ai chưa từng đọc và sống với những vần thơ chữ Hán của Nguyễn Du. Và cũng sẽ thật thiếu sót
nếu chúng ta chỉ nói đến Truyện Kiều như một đỉnh cao chói lọi mà quên dành cho thơ chữ Hán sự
quan tâm và một vị trí xứng đáng! Thơ chữ Hán Nguyễn Du, theo giáo sư Mai Quốc Liên, là những
áng văn chương nghệ thuật trác tuyệt, ẩn chứa một ti
ềm năng vô tận về ý nghĩa. Nó mới lạ và độc đáo
trong một nghìn năm thơ chữ Hán của ông cha ta đã đành mà cũng độc đáo so với thơ chữ Hán của
Trung Quốc nữa (Lời nói đầu, Nguyễn Du toàn tập, Tập 1, NXB Văn học, 1996). Tìm hiểu thơ chữ
Hán Nguyễn Du còn là tìm về với nguồn di sản quý báu của kho tàng văn học dân tộc.
1.2. Trong ba tập thơ chữ
Hán của Nguyễn Du, phần lớn các bài thơ được sáng tác trong khoảng
thời gian nhà thơ làm quan dưới triều Nguyễn. Đọc những bài thơ ấy, ta hiểu hơn tâm sự, nỗi niềm,
những trăn trở, suy tư của Nguyễn Du trên con đường hoạn lộ. Điều quan trọng những tâm sự ấy không
chỉ là những nỗi niềm riêng tây mà nó là hơi thở của thời đại, của dân tộc, của số phận con người. Và

cho đến nay, gần ba trăm năm trải qua, nó vẫn là những bài học lớn về thế sự, nhân sinh cho hậu thế.
1.3. Cuối cùng, chúng tôi đến với đề tài này từ
sự yêu thích của bản thân đối với thơ ca Nguyễn
Du và đặc biệt là ba tập thơ chữ Hán của thi nhân.
Trên đây là những lí do chúng tôi chọn đề tài Nguyễn Du và con đường hoạn lộ qua thơ chữ Hán.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
2.1. Mục đích đầu tiên của luận văn là tìm hiểu khái quát về thời đại, cuộc đời và sự nghiệp sáng
tác của Nguyễn Du; từ đó có thể có được cái nhìn thấu đáo, toàn diện hơn về con người nhà thơ trên
con đường hoạn lộ.
2.2. Theo sử sách ghi lại, con đường hoạn lộ của Nguyễn Du tương đối bằng phẳng, hanh thông;
ông lại từng hai lần được cử làm chánh sứ sang Trung Quốc, h
ẳn là được triều đình tin dùng. Ra làm
quan cũng là cơ hội để ông thực hiện hùng tâm tráng chí từ thời trai trẻ của mình. Thế nhưng, qua
những bài thơ chữ Hán được sáng tác trong khoảng thời gian làm quan dưới triều Nguyễn, ta lại thấy
nhà thơ có nhiều trăn trở, ưu tư; hơn thế nữa là những nỗi niềm đến bạc tóc về nhân sinh, thế sự. Vì
vậy, mục đích chính của luậ
n văn là tìm hiểu những tâm sự, qua đó phần nào hiểu được thế giới quan,
nhân sinh quan của nhà thơ Nguyễn Du trên con đường hoạn lộ thông qua ba tập thơ chữ Hán: Thanh
Hiên thi tập, Nam Trung tạp ngâm và Bắc hành tạp lục. Qua những nỗi niềm riêng cũng như cách
Nguyễn Du đánh giá về cuộc đời, về con người, ta càng hiểu thêm thế giới tâm hồn sâu thẳm và tấm
lòng rộng lớn củ
a thi nhân. Từ cõi sâu thẳm và rộng lớn ấy, hậu thế tìm được cho mình những bài học
về thế sự, nhân sinh thấm thía và quí giá.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI KHẢO SÁT
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là con đường hoạn lộ của nhà thơ Nguyễn Du qua ba tập thơ
chữ Hán: Thanh Hiên thi tập, Nam Trung tạp ngâm và Bắc hành tạp lục với những tâm sự, ưu tư; cách
đánh giá, nhìn nhận của ông về cuộc đời, con người; qua đó hiểu hơn về bức chân dung tinh thần của
nhà thơ.
3.2. Phạm vi tư liệ

u
Với trình độ và vốn chữ Hán có hạn, chúng tôi không có điều kiện để khảo sát nguyên văn của
văn bản, chủ yếu khảo sát văn bản trên phần dịch nghĩa.
Những tư liệu về thơ chữ Hán của Nguyễn Du được chúng tôi trích từ tuyển tập Nguyễn Du toàn
tập, tập 1, NXB. Văn học, xuất bản năm 1996 do GS. Mai Quốc Liên chủ biên.
3.3. Phạm vi vấn
đề
Luận văn không nghiên cứu toàn bộ nội dung thơ chữ Hán của Nguyễn Du. Trên cơ sở đọc ba tập
thơ, chúng tôi khảo sát kĩ những bài Nguyễn Du sáng tác trong thời gian làm quan dưới triều Nguyễn,
cụ thể là một số bài thuộc Thanh Hiên thi tập và toàn bộ hai tập Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp
lục.
Luận văn cũng không đi vào phương diện thi pháp, nghệ thuật biểu hiện của ba tập th
ơ mà tập
trung tìm hiểu thế giới nội tâm, từ đó phần nào lí giải thế giới quan, nhân sinh quan của nhà thơ trên
con đường hoạn lộ trong một giai đoạn đầy phức tạp và biến động của lịch sử dân tộc.
4. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
4.1. Khác với Truyện Kiều cho đến nay đã có cả một quá trình tiếp nhận, nghiên cứu phê bình trải
dài trên dưới hai trăm năm, thơ chữ Hán Nguyễn Du đến năm 1931 mới được ra mắt bạn đọc lần đầu
tiên trên tạp chí Nam Phong số 161 chỉ với 13 bài. Trước Cách mạng tháng tám, các nhà nghiên cứu
Đào Duy Anh, Trần Trọng Kim đã từng có bài viết về thơ chữ Hán. Đến năm 1959 tập thơ chữ Hán
Nguyễn Du đầu tiên ra đời có tên Thơ chữ Hán Nguyễn Du do các ông Bùi Kỉ, Phan Võ, Nguyễn Khắc
Hanh sưu tầm biên soạn, in tại nhà in Hoàn Cầu, Hà Nội. Như vậy lịch sử nghiên cứu thơ chữ Hán
Nguyễn Du mới bắt đầu từ khoảng những năm ba mươi của thế kỉ XX, khá ngắn ngủi so với lịch sử
nghiên cứu Truyện Kiều.
4.2. Qua tìm hiểu tư liệu, chúng tôi nhận thấy:
Các bài viết, công trình nghiên cứu về thơ chữ Hán Nguyễn Du có thể chia thành ba dạng sau:
- Một là các tài liệu tìm hiểu một cách tổng quát về cả ba tập thơ chữ Hán trên các phương diện
nội dung hoặc nghệ thuật.
- Hai là các tài liệu nghiên cứu chuyên sâu về một vấn đề nổi bật của một hoặc hai tập thơ.
- Ba là các bài nghiên cứu phê bình về một hoặc một số bài thơ chữ Hán cụ thể có trong các tập

thơ.
Chúng tôi cũng nhận thấy rằng chưa có công trình nào tập trung nghiên cứu về đề tài Nguyễn Du
và con đường hoạn lộ qua thơ chữ Hán.
Tuy nhiên, vấn đề trên được đề cập đến trong một số tài liệu, công trình của các tác giả, nhà
nghiên cứu.
Nhà nghiên cứu Đào Duy Anh trong Khảo luận về Kim Vân Kiều (Quan hải tùng thư, Huế, 1943)
cho rằng qua hai tập thơ có thể thấy lòng trung trinh là phần chủ yế
u trong tâm tính Nguyễn Du… Cái
lòng ấy, đến lúc chết ông vẫn chung chú vào nhà Lê vua Lê… (tr.228). Thái độ bất đắc chí của nhà thơ
khi làm quan dưới triều Nguyễn cũng được ông giải thích là bởi nhà thơ luôn mang tâm sự day dứt của
kẻ bề tôi phải thờ hai chúa.
Nhà phê bình Hoài Thanh trong bài viết Tâm tình của Nguyễn Du qua một số bài thơ chữ Hán
đăng trên tạp chí Văn nghệ, tháng 3 năm 1960 cũng chú ý lí giải thái độ của Nguyễn Du đối với các
triều đại đương thời. Ông cũng cho rằng Nguyễn Du quả có nhớ tiếc nhà Lê nhưng nhà thơ nhận rõ vận
nhà Lê đã hết rồi cho nên thật thà đi theo nhà Nguyễn, theo nhà Nguyễn nhưng vẫn nhớ tiếc nhà Lê và
dường như có khi nhớ tiếc cả Tây Sơn nữa. Tóm lại, theo Hoài Thanh, thái độ của Nguyễn Du đối với
các triều đại là không rõ ràng nhưng điều rất rõ ràng là ông không bằng lòng với toàn bộ cuộc đờ
i lúc
bấy giờ. Không bằng lòng cho nên nhà thơ khinh bỉ vô cùng những kẻ chỉ nuôi cái mộng làm quan và
thương vô cùng những cảnh đời cơ cực.
Năm 1965, cuốn Thơ chữ Hán Nguyễn Du (NXB Văn học) ra mắt, trong phần giới thiệu, nhà
nghiên cứu Trương Chính đã đưa ra những nhận định khác với nhà nghiên cứu Đào Duy Anh. Trương
Chính không phủ nhận thái độ trung với nhà Lê của Nguyễn Du song theo ông khi ra làm quan với nhà
Nguyễn, nhà thơ
chỉ nhớ tiếc nhà Lê như một nỗi niềm hoài cổ chứ không phải ôm mối cô trung. Ông
cho rằng cái bất đắc chí của Nguyễn Du trong những năm làm quan là do hiện thực cuộc sống dưới
triều Nguyễn đem lại và tâm sự của Nguyễn Du trong hai tập thơ này không nằm ngoài nỗi nhớ nhà,
nhớ thú săn bắn, muốn về yên nghỉ, cho đời là một cuộc bể dâu, ca tụng lòng tiết nghĩa, mạ
t sát những
người hèn hạ cầu phú quý công danh…

Tháng 11 năm 1965, tác giả Đào Xuân Quý trong bài viết Nguyễn Du trong những bài thơ chữ
Hán đăng trên báo Văn nghệ cũng có ý kiến bàn về vấn đề này. Tác giả cho rằng vấn đề chính của
Nguyễn Du không phải là ở thái độ của nhà thơ đối với các triều đại mà chính là ở chỗ thái độ của
Nguyễn Du đối với toàn bộ cuộc sống đương th
ời; ở đâu cũng thấy Nguyễn Du không bằng lòng với
cuộc sống hiện tại, u uất với những nỗi băn khoăn lo lắng của chính mình. Tâm trạng ấy cho đến những
ngày nhà thơ đi sứ ở Trung Quốc mới thấy thay đổi; nhà thơ phát biểu về nhiều vấn đề, suy nghĩ tỏ ra
sắc sảo, sâu xa và nhiều khi táo bạo nữa.
Trong chuyên luận Nguyễn Du và thế gi
ới nhân vật của ông trong thơ chữ Hán (Tạp chí văn học,
tháng 11 năm 1966), nhà nghiên cứu Nguyễn Huệ Chi đã đưa ra những ý kiến khái quát và xác đáng:
Đằng sau hình ảnh Nguyễn Du với cõi lòng ủ ê tê tái, với cá tính rõ mồn một, một Nguyễn Du nghìn
lần hiện thực hơn cái con người chỉ biết vâng vâng dạ dạ cho qua chuyện trước mặt Gia Long mà sử
sách từng ghi lại, ta thấy một điều gì lớn hơ
n nữa; ấy là những suy nghĩ nung đúc của nhà thơ về con
người, về xã hội, là cái nhìn phanh phui đến đáy những nhân cách lịch sử, cũng là sự chiêm nghiệm
sâu kín và đầy trắc ẩn về những ba động của thời cuộc diễn ra trước mắt ông. Ở những thi phẩm này,
Nguyễn Du đã đặt vấn đề trực tiếp về số phận mình, gắn liền với vậ
n mệnh chúng sinh trong nhiều thời
đại, nhất là thời đại ông đang sống.
Giáo sư Nguyễn Lộc khi tìm hiểu Thơ chữ Hán Nguyễn Du và tâm sự của nhà thơ (Văn học Việt
nam nửa cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX xuất bản lần đầu năm 1976) cũng cho rằng điều quan
trọng đối với Nguyễn Du không phải vấn đề triề
u đại này hay triều đại nọ, mà là vấn đề khác có ý
nghĩa xã hội rộng lớn hơn nhiều; chính vấn đề cuộc đời mới là trung tâm những day dứt, suy nghĩ của
nhà thơ. Nguyễn Du suy nghĩ nhiều và có xu hướng không dừng lại ở những hiện tượng cá biệt, lẻ tẻ
mà muốn đi đến cái khái quát, cái phổ biến cho những lời thơ của ông nhiều câu như châm ngôn, như
triết lí.
Tác giả Hà Minh Đức trong bài viết Nguyễn Du qua thơ chữ Hán (Đến với thơ chữ Hán Nguyễn
Du, NXB Thanh niên, 2000) về cơ bản cũng đưa ra quan điểm tương đồ

ng với các tác giả như Hoài
Thanh, Trương Chính, Nguyễn Huệ Chi, Nguyễn Lộc khi cho rằng điều quan trọng trong tâm hồn
Nguyễn Du, trong thơ chữ Hán của ông không nằm ở thái độ của Nguyễn Du đối với các triều đại lịch
sử mà ở tâm trạng, cái nhìn của ông đối với cuộc đời. Cho nên cái phần trong sáng và đáng trân trọng
nhất trong những bài thơ chữ Hán chính là những yêu ghét của nhà thơ – dấu hiệu riêng của nh
ững
nghệ sĩ lớn; bởi lẽ ở vào thời đại Nguyễn Du biết yêu ghét không phải là chuyện dễ.
Trong Lời nói đầu của bộ sách Nguyễn Du toàn tập (Trung tâm nghiên cứu Quốc học và NXB
Văn học ấn hành năm 1996), Giáo sư Mai Quốc Liên cũng nhận định nỗi buồn và sự thất vọng của
Nguyễn Du trong thơ chữ Hán không phải chỉ là cái buồn của thân thế, nó còn là cái buồ
n trước đất
nước và thời cuộc; ấy là cái buồn chứa đầy những ý tưởng lớn.
Trên đây là một số bài viết, công trình nghiên cứu về thơ chữ Hán Nguyễn Du có đề cập đến nội
dung của đề tài. Qua quá trình tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy các công trình, bài viết có liên quan đến đề
tài này phần lớn thống nhất với nhau ở những điểm sau:
- Trên con đường hoạn lộ, điều quan trọ
ng đối với Nguyễn Du không phải là vấn đề triều đại này
hay triều đại nọ, ông cũng chẳng thiết tha với chốn quan trường. Nguyễn Du có những tâm sự riêng
nhưng bao trùm lên tất cả là một nỗi buồn lớn, những ý tưởng lớn về thời thế, về nhân sinh.
- Vượt ra khỏi giới hạn bản thân, giới hạn của một triều đại, giới hạn của mộ
t thời đại trong suy
nghĩ và đánh giá cuộc sống, ấy là chỗ vĩ đại của Nguyễn Du và cũng là giá trị sáng ngời của thơ chữ
Hán nói chung, những bài thơ được viết trong thời gian tác giả làm quan nói riêng.
Những công trình trên, nhìn chung, do phạm vi đề tài quá rộng lớn hoặc dung lượng còn hạn hẹp
nên chưa đi vào khảo sát một cách đầy đủ, chi tiết và hệ thống về đề tài Nguyễn Du và con đường hoạn
l
ộ qua thơ chữ Hán mà chỉ đưa ra một số nhận định có tính chất khái quát. Tuy chỉ là những phác họa
còn sơ lược về đề tài này, song những nhận định, đánh giá trên đã gợi mở cho chúng tôi nhiều hướng
tiếp cận. Chúng tôi xin trân trọng lĩnh hội và vận dụng vào đề tài của mình.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


5.1. Để thực hiện đề tài này, chúng tôi phối hợp vận dụng nhiều phương pháp:
Phương pháp lịch sử được sử dụng để tìm hiểu bối cảnh thời đại, cuộc đời – những yếu tố chi phối
sáng tác của Nguyễn Du, từ đó hiểu thêm về nội dung tác phẩm.
Phương pháp so sánh được dùng để làm rõ bản chất của đối tượng trong mối tương quan với một
số hiện tượng văn học khác như: thơ Nguyễn Trãi, thơ đi sứ của một số nhà thơ trung đại Việt Nam,
thơ Nguyễn Công Trứ.
Phương pháp thống kê được sử dụng như một phương pháp phụ trợ để làm tăng sức thuyết phục
cho những k
ết luận rút ra từ luận văn.
Phương pháp phân tích tổng hợp được sử dụng với tư cách là phương pháp chủ đạo để tìm hiểu
đặc điểm của đối tượng.
5.2. Trong khi vận dụng các phương pháp trên, chúng tôi đồng thời thực hiện yêu cầu về nghiên
cứu tổng hợp và liên ngành.
6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Ngoài mở đầu và kết luận, phần nội dung chính của luận văn được triển khai thành bốn chương
như sau:
- Chương 1: Thời đại, cuộc đời, sự nghiệp của Nguyễn Du
Trong chương này, luận văn giới thiệu những yếu tố về thời đại, cuộc đời nhà thơ có ảnh hưởng
đến sáng tác của ông, đặc biệt là những sự kiện xáy ra trong thời gian Nguyễ
n Du làm quan dưới triều
Nguyễn.
- Chương 2: Con đường hoạn lộ với những nỗi niềm riêng
Trong chương này, luận văn tìm hiểu những nỗi niềm riêng của nhà thơ trên con đường hoạn lộ.
Đó là nỗi buồn, cô đơn, nhớ nhà; là nỗi chán ngán lợi danh và thất vọng trước hiện thực nhiễu nhương
chốn quan trường; là nỗi giằng xé giữa ước nguyện được trở về vớ
i cuộc sống an nhàn với chí nguyện
dấn thân. Vượt lên trên những nỗi niềm u uẩn ấy, vị quan đưa ra những lí lẽ tự khuyên mình cố gắng
làm tròn chức phận mà không phạm vào cái tính tự nhiên của bản thân.
- Chương 3:

Con đường hoạn lộ với nỗi băn khoăn về số phận con người

Trên con đường hoạn lộ, điều Nguyễn Du quan tâm không phải là những vấn đề của triều đại này
hay triều đại nọ. Điều khiến ông trăn trở không yên là số phận của con người: người nghèo khổ, người
tài hoa bạc mệnh và cả những kẻ bất nghĩa, xấu xa. Mỗi số phận, mỗi cuộc đời ẩn chứa một câu hỏi lớn
về thờ
i thế, nhân sinh.
- Chương 4: Con đường hoạn lộ và những triết luận về cuộc đời
Từ những băn khoăn về số phận con người, Nguyễn Du có những nhận xét khái quát mang tính
chân lí, thấu triệt bản chất của xã hội và cuộc đời. Ở chương này luận văn tìm hiểu những nhận xét
mang tính khái quát ấy của nhà thơ.
7. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
Bên cạnh Truyện Kiều, thơ chữ Hán Nguyễn Du đã được đưa vào giảng dạy ở nhà trường phổ
thông. Đây là lĩnh vực còn mới mẻ, khó khăn đối với không ít giáo viên và học sinh. Vì vậy, việc thực
hiện đề tài này sẽ giúp chúng tôi phục vụ tốt hơn công tác giảng dạy thơ chữ Hán Nguyễn Du ở nhà
trường phổ thông sau này.
Chúng tôi cũng hi vọng đề tài này có thể góp thêm một nét nhỏ bé vào bức chân dung tinh thần to
lớn của đại thi hào dân tộc mà rất nhiều bạn đọc, nhà nghiên cứu phê bình đã xúc động và say mê tìm
hiểu từ trước đến nay.
Lắng nghe thơ chữ Hán Nguyễn Du là lắng nghe một nỗi niềm tâm sự lớ
n, lắng nghe hơi thở của
một thời đại bể dâu. Từ những nỗi niềm dâu bể ấy, ta lại thấy toả ra thứ ánh sáng đẹp đẽ của một chủ
nghĩa nhân đạo, nhân văn sâu sắc. Vì vậy, cũng như Truyện Kiều, thơ chữ Hán Nguyễn Du mãi mãi
thanh lọc tâm hồn con người, đưa con người về gần với giá trị nhân bản của mình hơn.















NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
THỜI ĐẠI, CUỘC ĐỜI, SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC
CỦA NGUYỄN DU

1.1. THỜI ĐẠI

Nguyễn Du sống trong một thời đại lịch sử đầy biến động:nửa cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX
với những cuộc bể dâu, những cuộc thay đổi sơn hà. Đặc điểm nổi bật của lịch sử xã hội nước ta thời
kỳ này là chế độ phong kiến bước vào giai đoạn khủng hoảng trầm trọ
ng, không có lối thoát. Những
mâu thuẫn chất chứa trong lòng xã hội phong kiến đến giai đoạn này bộc lộ gay gắt và bùng nổ thành
những cuộc đấu tranh xã hội quyết liệt.
1.1.1. Chế độ phong kiến khủng hoảng trầm trọng
Cuộc khủng hoảng bắt đầu từ Đàng Ngoài rồi lan rộng ra cả nước. Chiến tranh phong kiến kéo dài
khiến cho nông nghiep đình đốn, ruộng đất phần lớ
n tập trung trong tay bọn quan lại địa chủ. Tô thuế
rất nặng nề, mất mùa, đói kém xảy ra liên tiếp. Nhu cầu chi tiêu tăng lên, nhân dân không thể nộp thuế,
đành phải bỏ làng đi phiêu tán. Làng xóm trở nên điêu tàn, sức sản xuất bị tàn phá. Người nông dân tha
phương cầu thực khắp nơi, nhiều người chết đói, chết bệnh trên đường.
Ở Đàng Ngoài, hình thành chế độ “vua Lê chúa Trịnh”, vua Lê chỉ ngồi làm vì, tất c
ả quyền hành

tập trung vào phủ chúa, chuyên quyền, độc đoán. Các chúa Trịnh thường lo việc ăn chơi và xây dựng
chùa chiền nhiều hơn là lo việc trị nước. Nhu cầu chi tiêu trong phủ chúa tăng lên, trong khi đó nhân
dân không có khả năng nộp thuế; nhà nước đặt lệ mua quan bán chức để thu thóc, tiền. Sự suy đồi của
khoa cử đẻ ra hàng loạt quan lại tham nhũng, dốt nát. Có thể nói, chính quyền phong kiến giai đoạn này
từ trung
ương đến địa phuơng đều thối nát, tệ tham nhũng hối lộ ngày càng trầm trọng.
Ở Đàng Trong, những mâu thuẫn cố hữu của chế độ phong kiến dần trở nên gay gắt và từ giữa thế
kỉ XVIII, Đàng Trong bắt đầu rơi vào cuộc khủng hoảng trầm trọng. Năm 1744, chúa Nguyễn Phúc
Khoát xưng vương, xây dựng Phú Xuân thành kinh đô, tổ chức lại bộ máy nhà nước. Các gia đ
ình quan
lại, quý tộc cũng đua nhau xây dựng dinh thự, đua nhau chơi bời xa xỉ. Phủ huyện, làng xã nằm trong
tay bọn quan lại cường hào tham nhũng. Chính trị thối nát, nhân dân lầm than. Họ là lớp người gánh
chịu mọi tai họa của tự nhiên, mọi thiệt thòi, bất công của xã hội, mọi thứ thuế má, sưu dịch của triều
đình.
Tình hình kinh tế, chính trị như thế đã đẩy nhân dân vào cuộc s
ống lầm than, không lối thoát. Căm
thù đối với chế độ phong kiến, nhân dân đã phẫn nộ nổi dậy đấu tranh.
1.1.2. Sự bùng nổ của phong trào nông dân khởi nghĩa
Ở Đàng Ngoài, từ cuối thế kỉ XVII- đầu thế kỉ XVIII, nông dân nhiều nơi đã nổi dậy cướp phá các
nhà giàu, nhưng phong trào chỉ bùng lên từ cuối những năm 30, do hậu quả của những nạn đói liên
tiếp. Có thể kể các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu: khởi nghĩa của Nguyễn Danh Phương, Nguyễn Hữu Cầu,
Hoàng Công Chất và cuoc nổi dậy của Lê Duy Mật… Cuộc chiến
đấu quyết liệt của những người nông
dân tuy chưa giành được thắng lợi nhưng đã là hồi chuông báo động cuộc khủng hoảng của chế độ
phong kiến Đàng Ngoài, là những biểu hiện nổi bật, toàn diện của cuộc khủng hoảng đó.
Ở Đàng Trong, như sử sách đã ghi: trăm họ cơ cực, trộm cướp nổi lên bốn phương, trong cõi từ
đó có nhi
ều việc [31, tr.114]. Chế độ phong kiến Đàng Trong bước vào giai đoạn suy tàn, chuẩn bị cho
một cuộc khởi nghĩa nông dân vĩ đại làm rung chuyển cả đất nuớc. Cuộc khởi nghĩa bùng lên từ đất
Tây Sơn, do ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lãnh đạo. Và sau hơn mười lăm năm

khởi nghĩa (1771-1787), quân Tây Sơn đã hoàn thành một sự nghiệp to lớn: đánh đổ ba t
ập đoàn phong
kiến thống trị Lê, Trịnh, Nguyễn, làm chủ đất nước, đánh tan tác năm vạn quân xâm lược Xiêm rồi hai
mươi vạn quân xâm lược Mãn Thanh trong chớp nhoáng, bảo vệ độc lập cho dân tộc, thực hiện sứ
mệnh thống nhất đất nước.
Triều đại Tây Sơn sụp đổ, Nguyễn Ánh xây dựng triều Nguyễn. Dưới thời thống trị của nhà
Nguyễn, khởi ngh
ĩa nông dân cũng xảy ra liên tục. Theo tính toán của các nhà nghiên cứu, thời Nguyễn
có đến 500 cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ các loại, riêng thời Gia Long có khoảng 90 cuộc [31].
Phong trào nông dân khởi nghĩa giai đoạn cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX không những đã
làm cho giai cấp thống trị kinh hồn bạt vía mà còn làm cho hệ tư tưởng chính thống của giai cấp phong
kiến bị khủng hoảng và sụp đổ.
Tóm l
ại, đặc điểm cơ bản của tình hình xã hội nước ta giai đoạn nửa cuối thế kỉ XVII - nửa đầu
thế kỉ XIX là sự khủng hoảng, bế tắc của nhà nước phong kiến, sự sụp đổ của ý thức hệ phong kiến và
sự vùng dậy của quần chúng nông dân bị áp bức.

1.2. CUỘC ĐỜI
1.2.1. Truyền thống gia đình
Quê hương Tiên Điền của Nguyễn Du một thời nổi tiếng vì ở đây có nhiều người đỗ đạt cao,
làm quan to. Nghệ Tĩnh có câu phương ngôn Quan Tiên Điền, tiền Hội Thống nói lên quá khứ giàu
sang của làng này. Nhưng ở đây họ Nguyễn Tiên Điền có thể coi là dòng họ vinh hiển nhất. Có rất
nhiều người đỗ đại khoa và làm quan to. Đến đời Lê - Trịnh, trong m
ột nhà có đến ba người đỗ Hoàng
giáp: tiến sỹ Nguyễn Nghiễm thân sinh Nguyễn Du, đỗ Hoàng giáp khoa Tân Hợi (1731); Nguyễn Huệ,
bác Nguyễn Du, đỗ tiến sỹ năm Quý Sửu (1733); rồi Nguyễn Khản anh ruột nhà thơ, khác mẹ cũng lại
đỗ tiến sỹ khoa Canh Thìn (1760). Những người đỗ cử nhân, tú tài thì không kể. Làm quan, vinh hiển
nhất là cha con Nguyễn Nghiễm làm đến chức Đại tư đồ, tước Xuân Quận Công.
Lúc bấy giờ dinh thự của Xuân Quận Công tọa lạc ở phía nam hoàng thành Thăng Long, ven
dòng Bích Câu trong vắt chảy ra hồ Kim Âu, mùa hè ngát hương sen. Tòa nhà ở giữa một khu vườn

rộng, toàn những cây cao bóng mát. Cảnh ở đây có lẽ đẹp nhất đế đô thời ấy. Trước dinh thự Nguyễn
Nghiễm có đề hai chữ phú đức, ý nói nhà này được hưởng mọi thứ phú quý vinh hoa không ai bằng.
Quả vậy ông đỗ tiến sĩ năm 24 tu
ổi rồi lập được nhiều công trạng, năm 1761 được thăng Đô ngự sử,
sau đó thăng thượng thư bộ công, giữ chức thị tham tụng ở phủ chúa, tương đương với chức tể tướng,
nắm tất cả chính quyền. Bấy giờ mới 54 tuổi. Năm 1764 ông được thăng hàm thiếu phó. Năm 1767,
Trịnh Sâm lên cầm quyền, ông được thăng làm Thái tử thiếu b
ảo tước Xuân Quận Công [2].
Con trai đầu của ông là Nguyễn Khản đỗ tiến sỹ năm 27 tuổi, được làm Đốc đông xứ Sơn Tây.
Năm Trịnh Sâm nối ngôi, ông giữ chức Tri binh phiên ở phủ chúa, lại có công dạy chúa lúc còn là thế
tử nên được thăng Đông các đại học sỹ, kiêm Tế tửu Quốc Tử Giám. Năm ấy trong hồ Kim Âu nhà
Xuân Quận Công có một giò sen nở hai hoa. Trịnh Sâm và các quan triều đình làm thơ khen mừ
ng, có
bài như sau:
Phụ đăng khoa, tử kế đăng khoa
Thế chưởng quân hành Nguyễn tướng gia
Bất tín thả khan trì thượng thụy
Đình đình tranh xuất tịnh đầu hoa
(Cha đậu cao, con cũng đậu cao
Hai đời giữ chức trọng yếu, chỉ có nhà quan tướng công họ Nguyễn mới được như
vậy
Không tin hãy xem điềm tốt kia hiện ra trên mặt hồ
Rành rành là một chồi nở những hai đ
óa hoa).
Chủ nhân của tòa nhà này là tâm phúc của vua Lê chúa Trịnh. Trịnh Sâm lại xem Nguyễn Khản
như người bạn thân thiết nhất của mình: Khản có thể mặc quần áo thường ra vào trong cung, còn chúa
thì mỗi khi ngự chơi chùa lại đến thăm nhà Khản. Chúa cùng Đặng Thị Huệ ngồi thuyền dạo chơi trên
hồ, Khản ngồi hầu ngang trước mặt, cười nói như người nhà. Chúa thưởng ca cũng có Khản ngồi cạ
nh
cầm chầu điểm hát, chính chúa đã viết bốn chữ “tâm phúc hòa trung” ban cho Khản. Hai bên gắn bó

với nhau như thế [14, tr.191].
Nguyễn Du cất tiếng chào đời giữa hội này. Cảnh nhà đang hết sức thịnh vượng, giàu sang tột
bậc. Năm ấy Nguyễn Nghiễm đang làm tể tướng trong chính phủ, hai năm sau (1768) được thăng Thái
tử thiếu bảo. Ân điển tới tấp, do đó mới lên ba, Nguy
ễn Du đã được tập ấm là Hoằng tín đại phu, trung
thành môn vệ úy, tước thu nhạc bá. Trong ký ức của cậu Chiêu Bảy còn lưu lại ấn tượng sâu sắc về sự
kiện cụ thân sinh vinh quy về làng. Năm Tân Mão (1771), Nguyễn Nghiễm 64 tuổi, xin về hưu. Chúa
đặc cách thăng chức Đại tư đồ và chuẩn cho vinh quy về làng. Cả nhà cùng về theo, được dự một cuộc
tiếp rước long trọng từ bến Giang Đình về đến dinh thự ở Tiên Điền. Sau này, trải qua hơn hai mươi
năm lưu lạc, trở về dưới chân núi Hồng, nhà thơ không khỏi nhớ lại cảnh huy hoàng ngày ấy, ghi lại
trong bài thơ Giang đình hữu cảm:
Ức tích ngô ông tạ lão thì,
Phiêu phiêu bồ tứ thử giang mi.
Tiên chu kích thủy thần long đấu,
Bảo cái phù không thụy hạc phi.
Nhất thự y th
ường vô mịch xứ,
Lưỡng đê yên thảo bất thăng bi.
Bách niên đa thiểu thương tâm sự
Cận nhật Trường An đại dĩ phi.
(Nhớ xưa cha ta cáo lão về hưu
Xe bồ ngựa tứ về bến sông này, oai vệ làm sao!
Đoàn thuyền tiên xô nước như rồng thần đấu nhau.
Những chiếc tàn quý phấp phới trên không như hạc báo điềm lành.
Từ khi bóng xiêm không thấy đâu nữa
Trông làn khói trên ngọ
n cỏ ở hai bên sông mà khôn xiết bùi ngùi.
Cuộc đời trăm năm có biết bao chuyện thương tâm.
Gần đây Trường An đã đổi khác lắm rồi!)
Đó là bài thơ ghi lại dấu ấn một thời vang bóng, một quá khứ vàng son của gia đình đã để lại ấn

tượng sâu đậm trong kí ức của nhà thơ. Giọng điệu ông không sao giấu được nỗi chua xót, ngậm ngùi,
hẳn là tiếc nhớ.
Nguyễ
n Du được sinh ra trong một gia đình đại quý tộc triều Lê - Trịnh danh giá bậc nhất đương
thời, lại là gia đình tâm phúc của nhà chúa, được hưởng ân nặng phúc dày khác hẳn người thường.
Điều đó lý giải vì sao Nguyễn Du lập thân bằng việc ra làm quan cho triều Lê và luôn nặng nợ trung
quân với triều Lê cho đến mãi về sau này.
1.2.2. Lập thân dưới triều Lê
Kỳ thi Hương năm Quý Mão (1723), Nguyễn Du cùng các anh em lều chõng đi thi. Khoa ấy,
các anh em củ
a Nguyễn Du là Nguyễn Nễ, Nguyễn Nhưng cùng người cháu của ông là Nguyễn Thiện
đỗ tứ trường (cử nhân), còn Nguyễn Du chỉ đậu tam trường (hay nho sinh, tức tú tài). Ông có tài văn
chương, kiến thức rộng nhưng có lẽ không chuyên về lối học khoa bảng nên lần đầu tiên bước chân vào
đời đã nếm mùi thất bại. Đời Lê khoa thi ấy chưa phải là khoa thi cuối cùng, còn có khoa Bính Ngọ
(1726) nhưng ông không dự.
Khoa bảng không thành, Nguyễn Du khát vọng lập thân cùng thanh trường kiếm. Đó là thanh
bảo kiếm ông được quận công Hoàng Ngũ Phúc ban cho từ khi còn nhỏ vì có tướng mạo khôi ngô khác
thường. Với thanh bảo kiếm, chàng trai trẻ Nguyễn Du từng mang khát vọng to lớn, chí nguyện dấn
thân:
Tằng lăng trường kiếm ý thanh thiên
(Khất thực)
(Tựa kiếm dài, ngạo nghễ nhìn trời xanh)
Cái nhìn ngạo nghễ của trang nam tử mới lẫm liệt làm sao, như thu cả
vũ trụ vào trong tầm mắt.
Cùng với thanh bảo kiếm ấy, Nguyễn Du bước vào đời. Lúc bấy giờ người cha nuôi họ Hà - nguyên là
một vị võ quan trong triều - mất, Nguyễn Du được tập ấm chức Chánh thủ hiệu đội quân hùng hậu hiệu
ở tỉnh Thái Nguyên. Cùng lúc đó, các anh em của ông đến tuổi trưởng thành đều được người anh cả là
Nguyễn Khản xin Chúa cho mỗi người một chức vị: Nguyễn Quýnh giữ
chức Quản trấn tả đội, Nguyễn
Trừ làm tri phủ Tam Đới, Nguyễn Nễ học giỏi được vào Thị nội văn chức, giữ việc thường trực tại nhà

học của con Chúa [2].
Nguyễn Du vào đời lúc vua Lê chúa Trịnh đã đến bước suy tàn. Gia đình ông gắn bó với vua Lê
chúa Trịnh cũng đang suy tàn theo.
Năm Giáp Thìn 1784 xảy ra nạn kiêu binh làm lung lay cả phủ chúa và ảnh hưởng trực tiếp đến
gia đình Nguyễn Du. Kiêu binh nguyên là lính người Thanh Nghệ, lập được nhiều công trạng cho triều
đình. Triều đình có lệ ưu đãi họ hơn lính người nơi khác và gọi họ là ưu binh. Sự ưu đãi đó trải qua
nhiều đời làm họ trở nên kiêu căng, có những hành vi phóng túng. Đã nhiều lần họ đốt nhà tham tụng,
bồi tụng mà chúa không dám làm gì, như các năm 1674, 1741. Năm 1782 Trịnh Sâm chết, Trịnh Cán
lên ngôi chúa, Hoàng Tố Lý ph
ụ chính. Được một tháng kiêu binh nổi dậy, phế Trịnh Cán lập Trịnh
Tông (sau đổi là Trịnh Khải), giết Hoàng Tố Lý, giáng Đặng Thị Huệ - mẹ ruột Trịnh Cán làm thứ
nhân. Trịnh Khải lên ngôi, Nguyễn Khản vì là quốc sư, được nhắc lên làm Thượng thư Bộ lại và tham
tụng, ban tước Toản quận công. Em là Nguyễn Điều được giữ chức Đô đốc phủ sứ, ban tước Đi
ều nhạc
hầu. Hai anh em cùng ở trong chính phủ. Kiêu binh lại không phục, họ nổi lên làm loạn, đòi hỏi đặc ân.
Không ai kiềm chế nổi họ. Các quan đại thần trong chính phủ, như Nguyễn Khản, Dương Khuông (cậu
ruột chúa) định làm mạnh tay để ngăn chặn ưu binh và củng cố uy tín cho triều đình nên quyết định xử
tử bảy người trong bọn họ. Việc đó làm cho họ tức giậ
n, chẳng còn biết sợ hãi, kéo nhau đến phá nhà
Dương Khuông, phá nhà Nguyễn Khản. Nguyễn Khản có một người thủ hạ giỏi kiếm thuật ra cửa
chống cự, còn ông cải trang trốn lên Sơn Tây tìm em là Nguyễn Điều, bàn nhau liên lạc với chúa Trịnh
Khải, ước hẹn các trấn cùng kéo quân về dẹp kiêu binh. Kiêu binh biết được, ngày đêm canh giữ vương
phủ. Chúa phải ngầm cho người đi bảo các trấn hãy thôi việc đó. Anh em Nguy
ễn Khản phải bỏ về quê
ở Nghi Xuân. Lúc này, Nguyễn Du vừa đúng mười tám tuổi. Ông chứng kiến tất cả những việc đó,
không khỏi lo âu cho gia đình và bản thân.
Thêm nữa, tình hình trong triều đình cũng như bên phủ chúa vô cùng rối rắm. Từ lâu, vua Lê chỉ
làm vì, không có thực quyền. Chúa Trịnh nắm lấy tất cả mọi quyền hành. Ai trung thành với nhà Lê thì
trước hết phải trung thành với chúa Trịnh. Cha và anh Nguyễn Du – Nguyễn Nghiễm và Nguyễn Khản
đều như th

ế. Cũng như ở phủ chúa, nội bộ bên vua Lê cũng thường xảy ra chuyện tranh giành ngôi,
khiến anh em chú cháu ghét nhau, làm liên lụy đến nhiều người.
Mặt khác, ở Đàng Trong lúc này không phải chỉ có chúa Nguyễn đối địch với tập đoàn Lê -
Trịnh mà có cả lực lượng Tây Sơn. Anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ dựng cờ khởi
nghĩa, năm 1771 hạ thành Quy Nhơn, tiến ra chiếm Quảng Ngãi, Phú Yên rồ
i đem quân vào Gia Định,
đánh bật quân chúa Nguyễn ra khỏi đất liền. Chúa Nguyễn phải trốn tránh vào các hải đảo, cuối cùng
sống lưu vong bên đất Xiêm. Chúa Nguyễn lại cầu cứu quân xâm lược Xiêm, Tây Sơn cũng đánh cho
tan tác (1785). Sau đó quân Tây Sơn đánh ra Đàng ngoài, quân Trịnh thua to. Tây Sơn tiếp tục tiến
quân ra Bắc Hà. Ở Bắc Hà tướng thì lười, quân thì kiêu, triều đình không có kỷ cương, bị đánh tất thua.
Khi Nguyễn Du lập thân b
ằng chức quan võ dưới triều Lê - Trịnh thì thời cuộc như vậy, như một ván
cờ sắp tàn.
Năm Bính Ngọ 1786, Nguyễn Huệ chỉ huy đội quân thủy chiến tiến đến sông Vị Hoàng (Nam
Định). Thế quân Tây Sơn lúc này là thế chẻ tre. Không đầy một tháng, họ chiếm Thuận Hóa cho đến Vị
Hoàng rồi tiến thẳng ra Thăng Long giương cờ phù Lê diệt Trịnh. Khi nghe tin quân Tây Sơn Bắc tiến,
Nguyễ
n Khản bèn tính mọi công việc với em là Nguyễn Điều, rồi đi mành vượt bể ra trước. Đến cửa
Thần Phù (Ninh Bình) được tin báo quân Tây Sơn đã đến bến Vị Doanh, ông ta liền đi bộ thẳng ra
Thăng Long, gặp Trịnh Khải dâng kế. Kế của ông ta là để tướng ở lại giữ kinh thành, rước vua Lê lên
Sơn Tây, Hưng Hóa, Thái Nguyên là nơi ông ta có nhiều tay chân, sẽ chiêu mộ nghĩa sĩ. Kế hoạch ấ
y bị
bọn kiêu binh phá. Họ nghe bàn nói Nguyễn Khản sẽ chiêu mộ nghĩa sĩ thì sợ Nguyễn Khản trả thù và
họ sẽ chết trước. Cho nên họ tụ tập lại, mưu giết ông làm ông phải bỏ chạy lên Sơn Tây.
Quân Tây Sơn tiến đến huyện Thanh Trì (ngoại thành Hà Nội ngày nay), chúa Trịnh Khải phải
đích thân đốc suất quân đánh ở bến Tây Luông, nay là bờ sông Hồng thuộc đầu phố Hàng Than. Quân
củ
a chúa thua, chúa vội cởi áo bào, chạy ra cửa Yên Hoa. Nguyễn Huệ vào thành đóng quân ở phủ
chúa. Chỉ trong vòng một tháng, quân Tây Sơn đã lật nhào nền thống trị xây dựng gần ba trăm năm của
chúa Trịnh (1570 – 1786).

Lúc bấy giờ, Nguyễn Khản trốn ở Sơn Tây cho đến khi Nguyễn Huệ rút về nam (tháng 8 năm
1786). Vua Lê Chiêu Thống ra lệnh triệu ông về kinh, lại sai tri phủ Nguyễn Trừ, em ông, đi đón. Về
đến kinh, ông cả
m bệnh và mất ngày 19 tháng 9 năm ấy. Nguyễn Điều ở nhà đợi tin của anh và xem xét
tình thế trong hạt. Đến sông Thanh Giang, thuộc huyện Thanh Chương, nghe kinh thành thất thủ, đau
xót, cũng cảm bệnh, mất trước đó ít lâu vào ngày bảy tháng bảy năm Bính Ngọ [2, tr.37].
Sau đó thời cuộc tiếp tục biến chuyển một cách khó lường. Quân Tây Sơn đột ngột rút về Nam
bỏ Nguyễn Hữu Chỉnh một mình ở đất Bắc (đêm mười bảy tháng tám năm Bính Ngọ 1786). Trịnh Lệ,
em ruộ
t Trịnh Sâm đem quân về đòi lại ngôi báu của cha, của anh khi trước. Trịnh Bồng, con Trịnh
Giang, cũng dâng biểu xin vào chầu vua Lê. Hai con hổ đấu nhau. Trịnh Lệ thua, Trịnh Bồng được, nhà
vua đành phải trả chính quyền lẫn binh quyền cho Trịnh Bồng theo đúng mẫu mực từ hai trăm năm
trước. Nguyễn Hữu Chỉnh đem quân từ Nghệ An ra đánh bại Trịnh Bồng, được vua Chiêu Thống cho
ch
ức Bình chương quân quốc trọng sự đại tư đồ, tước Bằng trung công, vào mùa thu năm Đinh mùi
(1787). Rồi Nguyễn Hữu Chỉnh lại chuyên quyền ở Bắc Hà y như chúa Trịnh ngày trước, cũng tự giải
quyết mọi công việc không hỏi gì đến vua Lê, thu phục lòng người bằng cách mở chế khoa, chọn lấy
mười lăm tiến sỹ - cũng là khoa thi cuối cùng của triều Lê (Đinh Mùi 1787). Quân Tây Sơn lại
đưa
quân ra, diệt Nguyễn Hữu Chỉnh, lấy đất Bắc Hà vào tháng mười một năm Đinh Mùi (1787).
Khi Vũ Văn Nhậm phá quân Nguyễn Hữu Chỉnh ở sông Thanh Quyết rồi đuổi ra đến Thăng
Long, Nguyễn Hữu Chỉnh bảo vua Lê Chiêu Thống phải chạy sang Kinh Bắc để lánh nạn. Nhà vua vội
vàng sai lấy đòn võng tre cáng thái hậu và nguyên tử đi, tôn thất và phi tần đều phải đi bộ hết.
Đồ đạc
chỉ khênh đi được bốn hòm, còn bao nhiêu để lại trong cung điện. Cha con Nguyễn Hữu Chỉnh chạy
theo sau. Dọc đường quân lính bỏ trốn quá nửa. Đến bờ sông Như Nguyệt chỉ còn hơn bốn trăm người.
Cha con Chỉnh bèn sang sông trước đem quân đi về phía bắc. Nhà vua và tuỳ tùng phải đợi có đủ
thuyền. Sang sông nhà vua bảo bọn Lê Quýnh đưa thái hậu và nguyên tử về phía Cao Bằng, từ đó tìm
đườ
ng sang Quảng Tây xin vua Thanh đưa viện binh sang cứu. Còn nhà vua cùng các quan văn

Nguyễn Đình Giản, Chu Doãn Lê, Vũ Trinh (anh rể Nguyễn Du) dựa vào thổ hào để mưu đồ việc phục
hưng.
Hồi đó, anh em Nguyễn Du cũng chạy loạn, họ cũng định chạy theo vua Chiêu Thống nhưng
không kịp. Nguyễn Nễ tạm về quê ngoại ở Hoa Thiều, Nguyễn Du về quê vợ ở Hải An, Nguyễn Ức về
quê v
ợ ở Phù Đổng. Họ chia nhau mỗi người đi mỗi ngả, chờ xem tình hình biến chuyển ra sao. Không
bao lâu đã có tin cha con Nguyễn Hữu Chỉnh về đóng ở núi Tam Tầng (thuộc huyện Việt Yên, Bắc
Giang cũ). Quân Tây Sơn đuổi kịp, hai bên giao chiến, quân Nguyễn Hữu Chỉnh tan vỡ [2, tr.44].
Nguyễn Du về quê vợ ở Thái Bình là để chạy loạn, không định ở lâu. Nhưng các sự việc cứ dồn
d
ập đến. Bấy giờ ông mới 22 tuổi, không có nhiều kinh nghiệm, lại ở đất lạ, không quen biết ai, cho
nên chỉ biết nhìn thanh bảo kiếm than vắn thở dài:
Thư kiếm vô thành sinh kế xúc
(Nghề văn nghề võ đều không thành, sinh kế quẫn bách)
(Tự thán II)
Loạn thế nam nhi tu đối kiếm
(Trai thời loạn nhìn thanh gươm mà thẹn)
(Lưu biệt Nguyễn đại lang)
Liêu lạc tráng tâm hư đoản kiếm
(Tráng tâm tịch mịch phụ cả cây đoản kiếm)
(Tạp ngâm)
Sau đó, Nguyễn Huệ ra Bắc hà lần thứ hai (Mậu Thân 1788). Ông chỉ giết Vũ Văn Nhậm là con
rể Nguyễn Nhạc, cậy tài kiêu ngạo chứ không nghĩ đến chuyện lên ngôi vua. Ông cả
i tổ bộ máy chính
trị Bắc hà, giao cho người của mình giữ các trấn rồi lại trở về Nam. Rõ ràng Tây Sơn phù Lê diệt Trịnh
thực sự. Ngôi vàng còn vắng thì đặt Lê Duy Cận làm giám quốc giữ việc thờ cúng nhà Lê. Cho nên
người Bắc hà xưa nay một lòng theo nhà Lê cũng không có cớ mà chống lại Tây Sơn.
Nhưng một sự kiện trọng đại đã xoay chuyển hẳn chiều hướng. Quân Thanh mượn tiếng sang
cứu nhà Lê, chia hai mươ
i vạn quân thành ba đạo tiến vào nước ta. Nguyễn Huệ lại ra Bắc hà lần thứ ba

để cứu nước. Mùa xuân năm Kỷ Dậu 1789 quân Tây Sơn giành thắng lợi lừng lẫy. Quân xâm lược
Thanh đại bại. Công của quân Tây Sơn đối với giang sơn tổ quốc không thua gì công của Lê Lợi ba
trăm năm trước.
Vua Chiêu Thống theo tướng nhà Thanh là Tôn Sĩ Nghị cùng với hoàng thái hậu và mấy vị cận
thần chạy sang Trung Quốc. Chu
ỵên xảy ra đột ngột quá, không mấy ai theo kịp. Nguyễn Du lúc bấy
giờ đang nương náu ở Thái Bình, đành phải ở lại đó một thời gian nữa.
Như vậy ván cờ thời cuộc đã ngã ngũ. Tập đoàn Lê - Trịnh bị diệt vong. Nguyễn Du vừa bước
vào đời, bắt đầu lập thân dưới triều Lê thì thời vận đã lỡ làng, công danh đã dang dở như thế.
1.2.3. Bất hợp tác cùng Tây Sơn

Khi Tây Sơn thay nhà Lê, các nhà nho Bắc hà băn khoăn giữa lẽ xuất - xử, hành - tàng. Nhiều
người không ngần ngại noi gương Đào Tiềm trở về với cỏ cây, đồng ruộng, giữ lấy chí cao. Quyết liệt
hơn có người noi gương Bá Di, Thúc Tề tìm đến cái chết, cự tuyệt với triều đại mới.
Nguyễn Du cũng có sự lựa chọn của riêng mình, ông không hợp tác cùng Tây Sơn. Ông không
làm gì để chống lại, trong th
ơ văn cũng không thấy có thái độ thù hằn nhà Tây Sơn nhưng để nhận một
chức vụ nào trong triều thì Nguyễn Du nhất định không làm. Điều đó trái với lương tâm, trái với đạo
thánh hiền:
Đản đắc Kỳ Sơn thánh nhân xuất
Bá Di tuy tử bất thần Chu.
(Dù ở đất Kỳ Sơn có thánh nhân ra đời đi chăng nữa
Thì Bá Di chết thì chết chứ chẳng chịu làm tôi nhà Chu.)
Đó là hai câu thơ được ghi lại trong Thế phả, có lẽ nói lên thái độ bất hợp tác với Tây Sơn của
Nguyễn Du lúc bấy giờ [2, tr.46].
Vua Quang Trung khi thiết lập triều đại mới đã ra tờ Chiếu cầu hiền hiểu dụ các văn võ quan
triều cũ. Tờ chiếu này do Ngô Thì Nhậm thảo với những lời lẽ đầy tâm huyết, có lý có tình:
Nay trẫm đang ghé chiếu lắng nghe, ngày đêm mong mỏi nh
ưng những người học rộng tài cao
chưa thấy có ai tìm đến. Hay trẫm ít đức không đáng để phò tá chăng? Hay đang thời đổ nát chưa thể

ra phụng sự vương hầu chăng?
Kìa như, trời còn tăm tối, thì đấng quân tử phải trổ tài. Nay đang ở buổi đầu của nền đại định,
công việc vừa mới mở ra. Kỷ cương nơi triều chính còn nhiều khiế
m khuyết, công việc ngoài biên
cương phải lo toan. Dân còn nhọc mệt chưa lại sức, mà đức hoá của trẫm chưa kịp thấm nhuần khắp
nơi. Trẫm nơm nớp lo lắng, ngày một ngày hai vạn việc nảy sinh. Nghĩ cho kỹ thì thấy rằng: một cái
cột thì không thể đỡ nổi một căn nhà lớn, mưu đồ một người không thể dựng nghịêp trị binh. Suy đi
tính lại trong vòm tr
ời này, cứ cái ấp mười nhà ắt phải có một người trung thành tín nghĩa. Huống nay
dải đất văn hiến rộng lớn như thế này, há trong đó lại không có lấy một người tài danh nào ra phò giúp
cho chính quyền buổi ban đầu của trẫm hay sao? [28, tr.216-217].
Sau tờ chiếu này thì hai người anh thân thiết của Nguyễn Du đã ra làm quan cho nhà Tây Sơn.
Đó là Nguyễn Nễ - anh ruột Nguyễn Du và Đoàn Nguyễn Tuấn - anh vợ Nguyễn Du. Nhưng Nguyễn
Du thì không lay chuyển. Hai ông anh sau khi đã cạn lời khuyên, đành từ biệt Nguyễn Du mà trở lên
Thăng Long nhận chức của triều đình mới. Ấy là vào năm đầu Quang Trung (Canh Tuất 1790).
Đoàn Nguyễn Tuấn đỗ Hương cống đời Lê, được sung ngay vào sứ bộ, có mặt trong đoàn đưa
Phạm Công Trị đóng giả Quang Trung sang Trung Quốc mừng thọ vua Càn Long. Vinh dự đó ông còn
ghi lại trong bài tựa tập Tình sà kỷ hành của Phan Huy Ích:
Chuy
ến đi này được nhà vua (Thanh) đặc cách cho quan tổng đốc (Thanh) đi bạn tống. Thuyền,
xe, cờ, quạt quáng cả mắt. Đi đến đâu, quan lại phải lăng xăng đón tiếp đến đó. Mùa thu (năm Canh
Tuất 1790) đến hành cung Nhiệt Hà lại theo xa giá về Yên Kinh, đi Tây Uyển. Luôn luôn tiệc yến hàng
tuần, được ơn trời âu yếm, ưu đãi, khác thường. Trước nay, người mình đi sứ Tàu chả có lần nào l

lùng và vẻ vang như vậy [2, tr.52].
Nguyễn Nễ thì được bổ chức Hàn lâm viện thị thư, sung phó sứ tuế cống ngay năm đó. Năm sau
cùng đoàn tuế cống đến Yên Kinh, được dự yến, làm thơ chúc mừng, được vua Càn Long khen và ban
thưởng. Về nước ông liền được thăng Đông các đại học sĩ gia tàng thái sử, thử tả thị lang, Nghi thành
hầu. Nghĩ đến em trai đang giấu kín tung tích ở
Thái Bình, ông làm một bài thơ gửi cho em và nhắn lên

chơi:
Tố Như hà xứ trú,
Linh lạc lối kham ai.
Tự hữu lăng vân chí,
Hoàn vô hiệp thế tài.
Đào tình thời sách bút,
Thác tích nhật hàm bôi.
Giãi ngã tương tư khổ
Từ huề ấu tử lai.
(Hoài Tố Như đệ)
(Tố Như ở nơi nào?
Lưu lạc thật đáng thương
Người vốn có chí cưỡi mây
Nhưng lại không có tài giao thiệp với đời
Dùng bút để rèn luyện tính tình
Giấu kín tung tích, ngày nâng chén làm khuây
Nên hiểu nỗi lòng ta mong nhớ,
Thong thả bế con lên chơ
i)
Mà tình cảnh của Nguyễn Du ở Thái Bình lúc này cũng thật đáng thương. Những bài thơ trong
Thanh Hiên thi tập nói rõ điều đó:
Nguyệt dạ không đình nguyệt mãn thiên,
Y y bất cải cựu thuyền quyên.
Nhất thiên xuân hứng, thuỳ gia lạc,
Vạn lý Quỳnh Châu thử dạ viên.
Hồng Lĩnh vô gia huynh đệ tán,
Bạch đầu đa hận tuế thời thiên.
Cùng đo lân nhữ dao tương kiến,
Hải giác thiên khai tam th
ập niên.

(Quỳnh Hải Nguyên Tiêu)
(Đêm rằm tháng giêng, sân vắng, trăng sáng đầy trời
Vầng trăng vẫn đẹp như xưa, không hề thay đổi.
Chẳng biết nhà ai được hưởng thú vui xuân đêm nay
Ở đất Quỳnh Châu ngoài muôn dặm này!
Còn ta ở quê hương Hồng Lĩnh, chẳng còn nhà cửa, anh em tan tác cả.
Đầu đã bạc, càng giận cho ngày tháng trôi mau
Lúc đường cùng thương ta cùng trăng nhìn nhau từ xa
Ba mươi năm nơi chân trời góc bể.)
Bài thơ tám câu nói lên thấm thía tình cảnh Nguyễn Du lúc bấy giờ. Không nhà, gia đình ly tán,
bản thân lại phải lưu lạc nơi chân trời góc bể. Nhưng trăng thì vẫn thế, không hề thay đổi vẻ đẹp. Và
vẫn sáng, càng sáng càng thấu tỏ nỗi niềm, càng làm cho người tha hương thêm cô độc nơi đất khách.
Ở một bài thơ khác, Nguyễn Du nói mình đang ở một nơi u tịch, phải làm người khách trọ lâu
ngày:
Trệ khách yêm lưu nam hải trung,
Tịch liêu lương dạ dữ thuỳ đồng.
Qui hồng bi động thiên hà thuỷ,
Thú cổ hàn xâm hạ dạ phong.
Nhân đáo cùng đờ vô hải mộng,
Thiên hồi khô hải xúc phù tung.
Phong trần đội lý lưu bì cốt,
Khách chẩm tiêu tiêu lưỡng mãn bồng.
(Trệ khách)
(Người khách ở lỳ chốn Nam Hải,
Đêm đẹp và vắng lặng biết cùng ai tâm sự?
Tiếng kêu bi thương của chim Hồng bay về làm xao động nước sông Ngân
Cái lạnh c
ủa tiếng trống đồn canh xâm nhập vào luồng gió đêm hè
Người đã đến bước đường cùng không mộng đẹp
Trời đưa lại bể khổ để thúc giục bước chân phiêu bồng

Gối khách buồn thiu hai mái tóc rối bù.)
Người khách trọ đã đến bước cùng đường, không còn giấc mộng đẹp, thân còn lại da bọc xương,
lòng bi thương, quạnh vắng, không có người để bày tỏ tấc lòng.
Những bài thơ viế
t trong mười năm gió bụi ở Thái Bình đều rặt một giọng buồn thương như thế.
Thời cuộc đảo điên, gia đình tan tác, bản thân ông vừa bước vào đời thì thời vận đã lỡ làng, cả hùng
tâm lẫn sinh kế đều không thành, phải lưu lạc tha hương. Đã thế còn bệnh tật không có thuốc uống,
phải nhờ lòng thương của người. Ông nhiều lần nói mình đã đế
n bước đường cùng, thân như ngọn cỏ
bồng đứt gốc mặc cho gió bụi cuộc đời đưa đẩy, mái tóc đã bạc phơ trong gió thu dù lúc này mới ngoài
ba mươi tuổi. Những hình ảnh con đường cùng, tóc bạc, ngọn cỏ bồng đứt gốc cứ trở đi trở lại trong
thơ như một điệp khúc buồn, một nỗi ám ảnh da diết khiến người l
ưu lạc không ít lần phải thốt lên:
Nhất sinh u tứ vị tằng khai
(Thu chí)
(Suốt đời ôm mối u sầu chưa từng gỡ ra được)
Tình cảnh bi đát như thế nhưng Nguyễn Du vẫn quay lưng với triều đại mới, không ra làm quan
cho Tây Sơn.
Năm Giáp Dần 1794 tình hình có nhiều chuyển biến sau khi vua Quang Trung mất đột ngột.
Năm ấy Nguyễn Du quyết định vào tận Phú Xuân nơi Nguyễn Nễ đang làm quan để thăm anh.
Lúc này ở Phú Xuân, tình hình Tây Sơn đang rất gay go. Vua Quang Trung mất, triều thần lúc
bấy giờ là Bùi Đắc Tuyên, Trần Quang Diệu, Vũ Văn Dũ
ng lập thái tử là Nguyễn Quang Toản lên
ngôi, rồi sai sứ sang Trung Quốc báo tang và cầu phong. Vua Thanh phong Nguyễn Quang Toản làm
An Nam quốc vương. Vua Cảnh Thịnh còn nhỏ, mọi việc đều do thái sư Bùi Đắc Tuyên quyết đoán.
Các quan văn và quan võ nhiều người không quy phục, trong triều đình chia ra các bè đảng. Ở phía
Nam thì chúa Nguyễn đã đem quân tiến đánh. Năm 1788, chúa Nguyễn lấy được thành Gia Định, thế
lực ngày một mạnh. Họ tiếp tục ti
ến ra, hạ thành Bình Thuận, đánh lấy các phủ Diên Khánh, Bình
Khang, Phú Yên, được thể tiến đánh thành Quy Nhơn. Người giữ thành Quy Nhơn lúc bấy giờ là

Nguyễn Nhạc, sai người ra Phú Xuân cầu cứu. Vua Cảnh Thịnh cho quan thái úy Phạm Công Hưng và
một số tướng vào cứu Quy Nhơn. Cứu được thành các ông lại chiếm lấy thành, tịch biên tất cả các kho
tàng. Nguyễn Nhạc tức giận, thổ huyết mà chết.
Thăm anh xong, Nguyễn Du lại tr
ở ra Bắc. Cuối mùa đông năm ấy (Giáp Dần 1794), vợ Nguyễn
Du bị ốm rồi mất. Ăn nhờ ở đậu nơi đất khách quê người đã khổ, nay lại chịu cảnh gà trống nuôi con,
nhà lại nghèo, xung quanh không có ruột thịt, Nguyễn Du cảm thấy mình đang lâm vào cảnh cùng cực
nhất. Ông quyết định trở về quê hương Tiên Điền. Từ ngày chạy loạn về Thái Bình, tưởng là ở
tạm,
tính đến lúc trở về quê hương là mười năm (1786-1796).
Mười năm gió bụi, trải qua mấy phen dâu bể, nghĩ đến thân thế, quê hương, làng xóm, lòng nhà
thơ ngổn ngang trăm mối. Bài thơ Bát muộn gói gọn tâm sự ấy của ông:
Thập tải trần ai ám ngọc trừ,
Bách niên thành phủ bán hoang khư.
Yêu ma trùng điểu cao phi tận,
Trỉ uế càn khôn huyết chiến dư.
Tang tử binh tiền thiên lý lệ,
Thân bằng đăng hạ sổ hàng thư.
Ngư long lãnh lạc nhàn thu dạ,
Bách chủng u hoài vị nhất sư.
(Bụi trần mười năm nay che tối thềm ngọc,
Thành phủ trăm năm một nửa thành gò hoang
Những côn trùng chim chóc nhỏ bé đều bay đi hết,
Đất trời nhơ nhớp sau cuộc huyết chiến
Giọt lệ nơi nghìn dặm khóc cho cuộc binh đao ở quê hương.
Bà con bạn bè chỉ còn biêt qua mấy vần thơ dưới đèn
Cá rồng lặng lẽ đêm thu vắng,
Trăm nỗi u buồn chưa một lần được giải thoát.)
Mười năm đi giữa gió mưa li loạn của cuộc đời. Thành phủ đã hóa gò hoang. Đất trời nhơ nhớp
sau cuộc huyết chiến. Dâu bể cuộ

c đời xô đẩy con người. Thân phận con người cũng bé nhỏ nào khác
gì con sâu cái kiến. Trên bước đường tha hương, dễ hiểu vì sao người thơ không ngăn được giọt lệ,
không sao giải thoát được trăm nỗi u buồn trong lòng.
Nguyễn Du trở về quê nhà, dưới chân núi Hồng năm Ất Mão (1795) đầu năm Bính Thìn (1796).
Từ khi ông vào Phú Xuân thăm anh (1794), thời cuộc biến chuyển nhanh chóng, nhà Tây Sơn đã
suy yếu lắm. Ở Phú Xuân, các quan đại thần giết hạ
i lẫn nhau, thái sư Bùi Đắc Tuyên chuyên quyền,
các quan nhiều người oán giận.
Mùa đông năm 1796, Nguyễn Du toan vượt biển vào Gia Định giúp Nguyễn Ánh, bị bắt giam ở
nhà lao trấn Nghệ An. Ở tù, ông làm bài thơ My trung mạn hứng [2, tr.58]:
Chung Tử viện cầm tháo Nam âm,
Trang Tích bệnh trung do Việt ngâm.
Tứ hải phong trần gia quốc lệ,
Thập tuần lao ngục tử sinh tâm.
Bình Chương di hận hà thì liễu?
Cô Trúc cao phong bất khả tầm.
Ngã hữu th
ốn tâm vô dữ ngữ
Hồng Sơn giang hạ Quế giang thâm.
(Chung Tử ôm đàn gảy khúc Nam,
Trang Tích trong lúc ốm đau vẫn ngâm tiếng Việt
Bốn bể gió bụi, lệ rơi vì tình nhà nợ nước,
Mười tuần trong ngục, lòng nghĩ đến chuyện sống chết
Mối hận để lại của Bình Chương bao giờ hết?
Sự cao thượng của Bá Di, Thúc Tề nước Cô Trúc không thể tìm
Ta có tấc lòng không biết nói cùng ai,
D
ưới chân núi Hồng sông Quế sâu.)
Những điển tích trong bài thơ ông dùng đều ca ngợi những người không vong bản, đến chết vẫn
giữ lòng trung với triều cũ. Chung Nghi, người nước Sở, bị nước Tấn bắt. Người ta đưa đàn cho ông

gảy, ông chỉ gảy những bài hát phương Nam (nước Sở). Trang Tích, người nước Việt, làm quan nước
Sở. Khi ông ốm, Sở vương hỏi mọi người: Tích là kẻ t
ầm thường ở đất Việt, nay làm quan nước Sở,
được phú quý rồi thì còn nhớ nước Việt nữa không?. Viên thị ngự đáp: Phàm người ta có nhớ nước cũ
hay không, thường tỏ ra lúc ốm đau. Nếu lúc này ông ta nói tiếng Việt thì tức là nhớ nước Việt, bằng
không thì nói tiếng nước Sở. Sở vương sai người thân tín nghe thì thấy Trang Tích nói tiếng Việt. Còn
Bình Chương, tức núi Bình Chương, ý nói đến chuyện Trương Thế Kiệt, một tướng giỏi đời Tống, phò
Đế Bính ch
ống quân Nguyên, mong khôi phục lại nhà Tống. Sau thua, lên thuyền chạy đến núi Bình
Chương, gặp bão, thuyền đắm. Thế Kiệt chết, nhà Tống mất. Người nước Cô Trúc chỉ Bá Di, Thúc Tề,
con vua Cô Trúc, đời nhà Ân. Khi Ân bị nhà Chu lấy, hai ông không phục nhà Chu, lên ở ẩn ở núi Thú
Dương rồi nhịn đói mà chết chứ không thèm ăn thóc nhà Chu. Nguyễn Du muốn nói mình một mực
trung thành với nhà Lê chúa Trịnh, không chịu làm tôi Tây Sơn.
Nguyễn Du bị giam trong tù khoảng ba tháng rồi được thả
nhờ quan trấn thủ Nghệ An là
Nguyễn Thận vị nể Nguyễn Nễ - anh trai ông. Ra tù, Nguyễn Du tiếp tục cuộc sống bế tắc dưới chân
núi Hồng, tâm trạng bất đắc chí có phần sâu sắc hơn. Ông cảm thấy không gian như bao phủ con người,
như muốn lấy cái vô tận của nó để làm tiêu ma ý chí con người. Thời gian không dừng lại, lao nhanh
vun vút như thách thức cái hữu hạn của kiếp người. Ý th
ức được bước đi của thời gian, sự mênh mông
của không gian, con người thất chí kia cũng muốn lao vào hưởng lạc, muốn tìm quên qua men say.
Cũng có lúc cao hứng, con người còn cất lên bài ca hành lạc (Hành lạc từ). Cũng có lúc ông muốn tìm
đến một sự giải thoát, tìm đến một cuộc sống an nhàn, vô lo. Và trở đi trở lại trong thơ là ước mơ về
chốn cửa huyền, được làm người ẩn dật
, về chuyện học đạo thần tiên, về chiếc xe gió một ngày đi vạn
dặm, về đàn âu tự do theo dòng nước mà trôi đi, về vầng trăng sáng… Con người muốn thoát khỏi
vòng trần tục nhưng vòng trần tục lại càng xiết chặt nên đành trở lại đối diện với nỗi day dứt của chính
mình. Chứng kiến bao phen thay đổi sơn hà, đối vớ
i Nguyễn Du, cuộc đời đầy những đổi thay đến
chóng mặt. Chuyện đổi thay trước mắt là thực tại, con người bị cuốn vào thực tại ấy không cưỡng lại

được cho nên chỉ thấy cuộc đời này là đáng buồn, đáng thương:
Thế sự phù vân chân khả ai
(Đối tửu)
(Việc đời như mây nổi thật đáng thương)
Đằng sau những câu thơ mang tính chất khái quát, triết lý v
ề cuộc đời kia là mái tóc bạc đi trong
gió thu hiu hắt, là giọt lệ lặng lẽ dưới đèn khuya, là ánh mắt bi thương ngước nhìn trời. Đi giữa gió mưa
li loạn của cuộc đời, Nguyễn Du càng hiểu rõ nỗi khổ của nhân dân, càng đau đớn trước sự suy tàn của
thời cuộc. Luôn hoang mang giữa các ngả đường để rồi cuối cùng ông vẫn bế tắc không thể chọn cho
mình một hướng đ
i. Nhưng, vượt lên trên tất cả vẫn là tấm lòng sáng tỏ như vầng trăng, vẫn là nỗi ưu
ái dành cho cuộc đời và con người thẳm sâu như nước dòng sông Lam dưới chân ngọn núi Hồng.
Trong sáu năm Nguyễn Du ở dưới chân núi Hồng này, thời cuộc cũng biến đổi rất nhanh. Nội
tình Tây Sơn ngày càng suy đốn. Nhà vua nhu nhược, chỉ hay nghe lời dèm nịnh; triều thần và tướng tá
thì chỉ tìm cách hại nhau. Năm 1798, tướng Nguyễn Bảo ở Quy Nhơn có ý đầu hàng Nguyễn Ánh.
Triều đình sai bắt về giết. Tướng Lê Trung trấn thủ Quy Nhơn cũng bị giết. Thấy tình cảnh như thế,
tướng sĩ rất ngã lòng, nhiều người bỏ theo nhà Nguyễn.
Trong khi triều đình suy đốn thì bọn quan lại ở ngoài đua nhau mà bóc lột đục khoét nhân dân.
Họ lại thường lấy cớ đàn áp c
ựu đảng họ Nguyễn (ở Đàng trong) và họ Lê (ở Đàng ngoài) mà thẳng tay
hà hiếp, có khi tàn phá cả làng. Quân lính Tây Sơn bấy giờ không còn kỷ luật như ở đời Quang Trung
nữa, thường nhũng nhiễu dân chúng. Đối với triều Tây Sơn bây giờ, nhân dân mỗi ngày một thêm chán
ghét.
Nguyễn Ánh thấy thế Tây Sơn suy đốn, một mặt vẫn cố thủ, một mặt sai người ngầm ra miền
Quy Nhơn và Thuận Hóa
để vận động dân chúng. Đến tháng tư năm 1799, Nguyễn Ánh đại tiến công
Quy Nhơn, chiếm được thành này và đổi tên là Bình Định. Sau đó, quân Nguyễn Ánh tiến đại binh ra
Phú Xuân. Vua Quang Toản phải bỏ thành chạy. Bấy giờ là tháng sáu năm 1801.
Vua Quang Toản ra Bắc Hà truyền lệnh đi các trấn lấy viện binh, cả thảy được ba vạn người,
đem chiến thuyền vào giữ cửa Nhật Lệ. Quân chúa Nguyễn đánh cửa Nhật L

ệ, phá tan quân Tây Sơn.
Một số tướng tá Tây Sơn đầu hàng, tàn quân chạy ra phía Bắc. Bấy giờ, Nguyễn Ánh đã khôi phục
được đất cũ của các chúa Nguyễn từ sông Gianh trở vào. Tháng sáu năm 1802, ông lập đàn tế cáo trời
đất lên ngôi vua, lấy niên hiệu là Gia Long, rồi sai sứ thần sang cầu phong với nhà Thanh.
Sau khi đã chuẩn bị chu đáo, Nguyễn Ánh cử đại binh ra Bắc Hà. Quân Nguyễn đi đến đâu thì
quân Tây Sơn tan rã đến đó, ch
ỉ trong một tháng là đến Thăng Long. Nhà Tây Sơn mất.
Sự thắng lợi của Nguyễn Ánh đặt cuộc thống nhất trên một lãnh thổ rộng rãi hơn ở thời Tây
Sơn. Nhưng nó lại khôi phục sự thống trị của một tập đoàn phong kiến phản động hơn và xóa bỏ những
cải cách tương đối tiến bộ mà nhà Tây Sơn đã mang lại cho nhân dân.
Trong thời gian Nguyễn Du ở
quê nhà thì lại có một phen thay đổi sơn hà long trời lở đất như
thế. Triều Tây Sơn sụp đổ, cũng là kết thúc giai đoạn ẩn nhẫn dưới chân núi Hồng của Nguyễn Du.
Cuộc đời nhà thơ lại có bước ngoặt mới.
1.2.4. Ra làm quan triều Nguyễn
Tháng bảy năm Nhâm Tuất (1802) Gia Long ở thành Thăng Long, ra dụ cho cựu thần nhà Lê,
các vị hương cống và học trò hiệp ý bày mưu giúp nền chính đạ
o. Nhiều người ra hưởng ứng, trong đó
có những người khi Tây Sơn lên không ra nhưng bây giờ lại ra như Phạm Quý Thích, Phạm Đình Hổ.
Nguyễn Du cũng ra khá sớm. Thế phả chép: Khi nhà vua đến Nghệ An, ông đón xe yết kiến và
được đem thủ hạ đi theo ra Bắc. Đại nam chính biên liệt truyện lại chép: Đến khi có lệnh gọi, không
thể từ chối, ông bất đắc dĩ phải ra. Các nhà nghiên cứ
u đều theo thuyết sau. Ông Trần Trọng Kim nói:
Tiên sinh phải triệu ra làm quan, hai ba lần từ chối không được. Ông Đào Duy Anh cũng nói: Triều
đình vẫn cố nài ép, sau ông thấy không thể trốn được, nếu cứ khăng khăng cố chấp thì e không khỏi lụy
mình [2, tr.63]. Điều chắc là tháng tám năm ấy, ông được bổ tri huyện Phù Dung thuộc Khoái Châu,
trấn Sơn Nam. Tháng 11 cùng năm, đổi làm Tri phủ Thường Tín (Hà Tây, nay thuộc Hà Nội).
Kể từ đó, Nguyễn Du lần lượt đảm đương các chức việc sau:
Năm 1803: đến cửa Nam Quan tiếp sứ thần nhà Thanh, Trung Quốc.
Năm 1805: thăng hàm Đông Các điện học sĩ.

Năm 1807: làm Giám khảo trường thi Hương ở Hải D
ương.
Năm 1809: làm Cai bạ dinh Quảng Bình.
Năm 1813: thăng Cần Chánh điện học sĩ và giữ chức Chánh sứ đi Trung Quốc.
Sau khi đi sứ về vào năm 1814, ông được thăng Hữu tham tri Bộ Lễ.
Năm 1820, Gia Long mất, Minh Mạng (1791-1840) lên ngôi, Nguyễn Du lại được cử làm Chánh
sứ đi Trung Quốc, nhưng chưa kịp lên đường thì mất đột ngột (trong một trận dịch khủng khiếp làm
chế
t hàng vạn người lúc bấy giờ) ở kinh đô Huế vào ngày 10 tháng 8 năm Canh Thìn tức 18 tháng 9
năm 1820.
Trong những năm ở dưới chân núi Hồng, Nguyễn Du đã nguyện làm bạn với cây tùng tảng đá,
chán ngán vòng lợi danh, nguội lạnh tâm sự anh hùng. Lòng ông đối với triều Lê cũng chỉ còn là nỗi
hoài niệm về một thời vàng son quá vãng. Những tưởng lẽ xuất - xử đã phân minh thì giờ đây ông lại ra
làm quan cho triều Nguyễn. Không thể
khẳng định chắc chắn những lí do vì sao Nguyễn Du về với
triều Nguyễn nhưng một điều có thể thấy rõ là Nguyễn Du bước chân vào con đường hoạn lộ lúc này
không phải để lập công danh.
Hơn nữa, Nguyễn Du cũng như nhiều cựu thần khác của nhà Lê, không hợp tác với Tây Sơn
nhưng lại ra làm quan cho Nguyễn Ánh, một phần bởi lẽ, nhà Nguyễn không phải là lực lượng đối
đầu
trực tiếp với nhà Lê, về với triều Nguyễn âu cũng không đi ngược với lẽ cương thường đầy ràng buộc
của Nho giáo.
Nguyễn Ánh đóng đô ở Phú Xuân, đặt quốc hiệu là Việt Nam, năm 1804 được nhà Thanh thừa
nhận và tấn phong, năm 1806 xưng đế hiệu. Vì cuộc thống nhất mới thành, cơ sở chính trị chưa ổn định
nên nhà vua chưa đặt chính quyền t
ập trung hoàn toàn, mà tách hai miền Nam - Bắc, đặt Gia Định
thành và Bắc Thành, giao cho hai người công thần tin cậy phụ trách. Phần giữa thì trực thuộc triều
đình, gồm các trấn và dinh từ Thanh Hoá đến Bình Thuận.
Nhà Nguyễn dụng ý khôi phục và phát triển nhà nước phong kiến trung ương tập quyền với hình
thức quân chủ chuyên chế. Để củng cố tuyệt đối quyền lực cá nhân, Nguyễn Ánh cũng tìm cớ trị tội các

công thần có uy tín, tài năng. Nguy
ễn Văn Thành là đệ nhất công thần, được Nguyễn Ánh giao phó làm
Tổng trấn Bắc Thành, thế mà chỉ vì một bài thơ có ý ngông của người con trai mà Nguyễn Văn Thành
bị vu là mưu phản, bị hạ ngục, đến phải tự tử.
Hành động đáng phê phán của nhà Nguyễn là sự trả thù tàn bạo nhà Tây Sơn. Trước khi hành
hình Nguyễn Quang Toản, Gia Long đã bắt ông phải xem quân lính đào mộ Nguyễn Nhạc, Nguyễn
Huệ cùng vợ chính, lấy hài cốt giã nhỏ bỏ vào một cái bồ lớn, xương đầu thì bỏ vào ngục tối, giam lâu
dài. Quang Toản bị voi xé xác, chặt làm năm khúc, bêu ở năm chợ. Các em của ông đều bị voi giày.
Tướng Trần Quang Diệu bị chém làm trăm m
ảnh, vợ là Bùi Thị Xuân cùng con gái cũng bị voi giày.
Bọn lính lại chia nhau ăn tim gan của họ.
Để đề cao hơn nữa uy quyền của nhà vua, Gia Long còn đặt ra lệ tứ bất (nhưng không ghi thành
văn bản): không đặt tể tướng, không lập hoàng hậu, không lấy trạng nguyên trong thi cử, không phong
tước vương cho người ngoài họ vua.
Nhà Nguyễn dụng tâm chấn hưng chế độ phong kiến suy vi ở thời Lê mạt nhưng vẫn dự
a trên
giai cấp quý tộc địa chủ cũ là một giai cấp đã hết sinh khí, không còn năng lực thúc đẩy sự tiến triển
của xã hội nữa.
Cũng như các triều đại trước, dưới thời Nguyễn, xã hội Việt Nam chia thành hai giai cấp lớn:
thống trị và bị trị.
Giai cấp thống trị bao gồm vua, quan lại, thơ lại trong hệ thống chính quyền và giai cấp địa chủ.
Vua và hoàng t
ộc (với cách gọi chung là Tôn thất) giờ đây đã trở thành một lớp người đông đảo, có đặc
quyền, nhất là con cháu gần gũi của nhà vua. Họ có dinh thự, ruộng vườn rộng rãi và được một hệ
thống cơ quan, đứng đầu là phủ tôn nhân, chăm lo bảo vệ. Các quan chức xuất thân từ nhiều tầng lớp
xã hội khác nhau nhưng do vị thế của mình trở thành lớp người
đối lập với nhân dân, luôn hạch sách,
bóc lột nhân dân.
Giai cấp bị trị bao gồm toàn bộ nông dân, thợ thủ công, thương nhân, một số dân nghèo thành
thị. Lớp người bị lưu đày, nô tì cùng gia quyến sống ở các đồn điền cũng tăng lên đáng kể. Tuyệt đại đa

số cư dân là nông dân, dân bản mường ở vùng dân tộc ít người. Họ là lớp người gánh chịu mọi tai hoạ
của t
ự nhiên, mọi thiệt thòi bất công của xã hội. Thiên tai, mất mùa thường xuyên đe dọa cuộc sống của
dân nghèo. Sau mỗi lần vỡ đê, lụt lội lớn, mùa màng hư hại, nhân dân lại bỏ làng đi phiêu tán kiếm ăn.
Rồi lại khốn khổ vì dịch bệnh hoành hành. Ở Bắc Kỳ và Bắc Trung Kỳ thời bấy giờ xuất hiện bài vè
nói lên tình cảnh thê thảm của người dân:
Cơm thì chẳ
ng có
Rau cháo cũng không…
… Quạ kêu vang bốn phía
Xác đầy nghĩa địa
Thây thối bên cầu
Trời ảm đạm u sầu
Cảnh hoang tàn đói rét…

×