Tải bản đầy đủ (.pptx) (24 trang)

Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 24 trang )

Xin chào tất các bạn
Và Cô Bộ Môn
Hoạt Động Thuyết Trình
Chủ Đề
Mối Quan Hệ Giữa
Vật Chất Và Ý Thức
Nội
Dung
Nội
Dung
Khái niệm về vật chất và ý thức
Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức
Ý nghĩa phương pháp luận
Khái niệm về vật chất và ý thức
Lịch sử của triết học cũng là lịch sử của những cuộc đấu tranh xung quanh vấn đề cơ bản
của triết học với 2 phạm trù lớn: vật chất và ý thúc.
Song để đi đến những quan niệm, định nghĩa khoa học và tương đối hoàn chỉnh về chúng
cũng phải đến một giai đoạn lịch sử nhất định với sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa duy vật
biện chứng.
Khái niệm về vật chất và ý thức
1/. Vật chất
Vật chất theo Lê-nin. “là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan, được
đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chụp lại, chép lại, phản ánh
lại, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”.
Vd: Thế giới tự nhiên: cây cối, sông, suối,…
Vật chất tồn tại bằng cách vận động và thông qua vận động để thể hiện sự tồn tại của
mình. Không thể có vật chất không vận động và không có vận động ở ngoài vật chất.
Vd: các hoạt động trao đổi chất của cây với môi trường, sự vận động tự nhiên: Bão lụt,
núi lửa,…
Khái niệm về vật chất và ý thức


1/. Vật chất (tt)
Đồng thời vật chất vận động trong không gian và thời gian. Không gian và thời gian là
hình thức tồn tại của vật chất, là thuộc tính chung vốn có của các dạng vật chất cụ thể.
Vd: Bão ở Việt Nam thường có vào mùa mưa, cháy rừng vào mùa khô.
Khái niệm về vật chất và ý thức
2/. Ý thức
Ý thức là sản phẩm của quá trình phát triển của tự nhiên và lịch sử - xã hội. Bản chất của
ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, là sự phản ánh tích cực, tự giác, chủ
động, sáng tạo thế giới khách quan và bộ não người thông qua hoạt động thực tiễn.
Vd: Từ suy nghĩ và lao động con người sáng tạo ra nhiều thứ…
Khái niệm về vật chất và ý thức
3/. Kết luận
Chính vì vậy không thể xem xét 2 phạm trù này tách rời, cứng nhác, càng không thể coi ý
thức (bao gồm: cảm xúc, ý chí, tri thức,…) là cái có trước, cái sinh ra và quyết định sự tồn tại,
phát triển của thế giới vật chất.
Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức
1/. Vật chất quyết định sự hình thành và phát triển của ý thức. Vật chất là cái có trước nó
sinh ra và quyết định ý thức
Nguồn gốc của ý thức chính là vật chất: bộ não người – cơ quan phản ánh thế giới xung quanh, sự tác
động của thế giới vật chất vào bộ não người, tạo thành nguồn gốc tự nhiên.
Vd: Vật chất và thế giới tự nhiên, giới tự nhiên sản sinh ra con người và vạn vật, con người mang ý
thức,…
Lao động và ngôn ngữ trong hoạt động thực tiễn cùng với nguồn gốc tự nhiên quyết định sự hình thành
tồn, tại và phát triển của ý thức.
Vd: Con người nhờ lao động tạo của cải vật chất, nhờ ngôn ngữ giai tiếp truyền đạt kinh nghiệm thực
tiễn giúp hoàn thiện ý thức.
Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức
1/. Vật chất quyết định sự hình thành và phát triển của ý thức. Vật chất là cái có trước nó

sinh ra và quyết định ý thức
Mặt khác, ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Vật chất là đối tượng khách thể của ý
thức, nó quy định nội dung, hình thức, khả năng và quá trình vận động của ý thức.
Vd: Thế giới tự nhiên trong ý thức con người là khác nhau: ý tưởng,…
Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức
2/. Tác động trở lại của ý thức đối với vật chất
Nếu ý thức phản ánh đúng đắn điều kiện vật chất, hoàn cảnh khách quan thì sẽ thúc đẩy tạo sự thuận lợi
cho sự phát triển của đối tượng vật chất.
Vd: Con người làm sạch môi trường => thuận lợi cho vật chất (không khí).
Ngược lại nếu ý thức phản ánh sai lệch hiện thực sẽ làm cho hoạt động của con người không phù hợp
với quy luật khách quan, do đó sẽ kìm hãm sự phát triển của vật chất.
Vd: Chặt phá rừng dẫn đến lụt lội, xoái mòn đất, cằn cỗi đất đai => vật chất bị kìm hãm.
Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức
2/. Tác động trở lại của ý thức đối với vật chất (tt)
Tuy vậy, sự tác động của ý thứcđối với vật chất cũng chỉ với một mức độ nhất định chứ nó không thể
sinh ra hoặc tiêu diệt các quy luật vận động của vật chất được. Và suy cho cùng dù ở mức độ nào nó vẫn phải
dựa trên cơ sở sự phản ánh thế giới vật chất.
Vd: con người chỉ có thể cảnh báo, chứ không ngăn được thiên tai,…
Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức
2/. Tác động trở lại của ý thức đối với vật chất (tt)
Biểu hiện ở mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trong đời sống xã hội là quan hệ giữa tồn tại xã hội và
ý thức xã hội, trong đó tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, đồng thời ý thức xã hội có tính độc lập tương
đối và tác động trở lại tồn tại xã hội.
Ngoài ra, mối quan hệ giữa vật chất và ý thức còn là cơ sở nghiên cứu, xem xét các mối quan hệ khác
nhau như: lý luận và thực tiễn, khách thể và chủ thể, vấn đề chân lý,…
Ý nghĩa phương pháp luận
Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định trong mối quan hệ giữa vật chất và ý thức thì: vật chất có
trước, ý thức có sau, vật chất là nguồn gốc của ý thức, quyết định ý thức, song ý thức có thể tác động trở
lại vật chất thông qua hoạt động nhận thức thực tiễn của con người; vì vậy, con người phải tôn trọng khách

quan, đồng thời phát huy tính năng động chủ quan của mình.
Tôn trọng khách quan là tôn trọng tính khách quan của vật chất, của các quy luật tự nhiên trong xã
hội. Điều này đòi hỏi trong hoạt động ý thức và hoạt động thực tiễn của con người phải xuất phát từ thực tế
khách quan, lấy thực tế khách quan làm căn cứ cho mọi hoạt động của mình. Vì nếu chỉ xuất phát từ ý
muốn chủ quan, nếu lấy ý chí áp đặt cho thực tế, lấy ảo tưởng thay cho hiện thực thì sẽ mắc phải bệnh chủ
quan ý chí.
Ý nghĩa phương pháp luận
Nếu ý thức có thể tác dụng trở lại vật chất thông qua hoạt động trở lại vật chất thông qua hoạt động
thực tiễn thì con người phải phát huy tính năng động chủ quan. Tức là phát huy tích cực của ý thức, vai trò
tích cực của nhân tố con người vì bản thân ý thức tự nó không trực tiếp thay đổi được gì trong hiện thực. Ý
thức muốn tác động trở lại đời sống hiện thực phải bằng lực lượng vật chất, nghĩa là phải được con người
thực hiện trong thực tiễn. Thông qua hoạt động của con người được bắt đầu từ khâu nhận thức cho được
quy luật khách quan, biết vận dụng đúng đắn quy luật khách quan, phải có ý chí, phải có phương pháp để
tổ chức hành động.
Ý nghĩa phương pháp luận
Bởi vì ý thức có vai trò to lớn là ở chỗ trang bị cho con người những tri thức về bản chất quy luật
khách quan của đối tượng, trên cơ sở ấy, con người xác định đứng đắn mục tiêu và đề ra phương hướng
hoạt động phù hợp. Tiếp theo, con người có ý thức của mình xác định các biện pháp để thực hiện tổ chức
các hoạt động thực tiễn. Cuối cùng bằng sự nỗ lực và ý chí mạnh mẽ của mình, con người có thể thực hiện
được mục tiêu đề ra. Ở đây ý thức, tư tưởng có thể quyết định làm cho con người hoạt động đúng và thành
công khi phản ánh đúng đắn, sâu sắc thế giới khách quan, vì đó là cơ sở quan trọng cho việc xác định mục
tiêu, phương hướng và biện pháp chính xác.
Ý nghĩa phương pháp luận
Ngược lại, ý thức, tư tưởng có thể làm cho con người hoạt động sai và thất bại khi con người phàn
ánh sai thế giới khách quan. Vì vậy, phải phát huy tính năng động sáng tạo của ý thức, phát huy vai trò
nhân tố con người để tác động cải tạo thế giới khách quan; đồng thời phải khắc phục bệnh bảo thủ trì trệ,
thái độ tiêu cực, thụ động, ỷ lại, ngồi chờ trong quá trình đổi mới hiện nay.
Ý nghĩa phương pháp luận
Từ lí luận của chủ nghĩa Mác – lênin và từ kinh nghiệm thành công và thất bại trong quá trình lãnh
đạo cách mạng, ĐCSVN đã rút ra bài học quan trọng là “Mọi đường lối, chủ trương của Đảng phải xuất

phát từ thực tế, tôn trọng quy luật khách quan”. Đất nước ta bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá
và hiện đại hoá, Đảng chủ trương: “huy động ngày càng cao mọi nguồn lực cả trong Và ngoài nước, đặc
biệt là nguồn lực của dân vào công cuộc phát triển đất nước”, muốn vậy phải “nâng cao năng lực lãnh đạo
và sức chiến đấu của Đảng phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, sớm
đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, thực hiện “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,
văn minh”
Xin Chào Cô
Và Các Bạn

×