Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của sự phát triển đô thị đến môi trường nước mặt các xã, phường phía Đông Bắc và Tây Bắc thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2008 – 2013.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (525.89 KB, 77 trang )


































ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM




VŨ THỊ HÒA
Tên đề tài:
“NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ
ĐẾN MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT CÁC XÃ PHƯỜNG PHÍA
ĐÔNG BẮC VÀ TÂY BẮC THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN,
TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2008 – 2013”




KHÓA LUẬN TỐT NGIỆP ĐẠI HỌC





Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Khoa học Môi trường
Khoa : Môi trường
Niên khóa : 2010 - 2014
GVHD : TS. Dư Ngọc Thành








Thái Nguyên, năm 2014

LỜI CẢM ƠN

Thực hiện phương châm học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tiễn
của các trường chuyên nghiệp ở nước ta nói chung và trường Đại học Nông Lâm
nói riêng. Thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn không thể thiếu của sinh viên cuối
khóa. Đây là quá trình nhằm giúp cho sinh viên có dịp cọ xát với thực tế nghề
nghiệp, nâng cao kỹ năng thực hành. Từ đó giúp sinh viên rèn luyện khả năng tổng
hợp lại những kiến thức đã học vào thực tế để giải quyết vấn đề cụ thể.
Nhằm hoàn thiện mục tiêu đào tạo kỹ sư Môi trường có đủ năng lực, sáng tạo
và có khả năng công tác. Được sự nhất trí của Trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, ban chủ nhiệm khoa Tài nguyên và Môi trường cùng với nguyện vọng của
bản thân, tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của sự phát triển đô thị đến
môi trường nước mặt các xã, phường phía Đông Bắc và Tây Bắc thành phố Thái
Nguyên, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2008 – 2013”. Trong thời gian triển khai làm
đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy, cô giáo trong khoa Môi
trường và đặc biệt là sự chỉ đạo của thầy giáo, TS. Dư Ngọc Thành.
Với trình độ và thời gian có hạn, do đó bản đề tài của tôi không tránh khỏi có
thiếu sót. Vì vậy tôi rất mong có được sự đống góp ý kiến của thầy, cô giáo và các bạn để
bản khóa luận của tôi được hoàng thiện tốt hơn./.

Tôi xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2014
Sinh viên




Vũ Thị Hòa





DANH MỤC VIẾT TẮT

Ký hiệu Tiếng Anh Tiếng Việt
BVM Bảo vệ môi trường
TN & MT Tài nguyên và Môi trường
QCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
QHĐT Quy hoạch đô thị
KCN Khu công nghiệp
TPTN Thành phố Thái Nguyên
UBND Uỷ ban nhân dân
BTNMT Bộ Tài Nguyên Môi Trường
BOD Biochemical Oxygen Demand Nhu cầu oxy sinh hóa
COD Chemical Oxygen Demand Nhu cầu oxy hóa học
XĐB Xã Đồng Bẩm
XCN Xã Cao Ngạn
XQT Xã Quyết Thắng
PTT Phường Tân Thịnh
PPĐP Phường Phan Đình Phùng
PQT Phường Quan Triều
CGB Cầu Gia Bẩy
ĐTH Đập Thác Huống

CA Correspondence Analysis Phân tích tương ứng




DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1. Bảng vị trí của các điểm lấy mẫu 21
Bảng 4.1. Tình hình biến động mục đích sử dụng đất của thành phố Thái Nguyên
giai đoạn 2008 - 2013 30
Bảng 4.2 : Biến động cơ cấu sử dụng đất so với diện tích tự nhiên của thành phố
Thái Nguyên giai đoạn 2008 - 2013 31
Bảng 4.3. Hàm lượng pH trong môi trường nước mặt tại khu vực
nghiên cứu giai đoạn 2008 – 2013 32
Bảng 4.4. Bảng phân chia cấp độ pH 33
Bảng 4.5. Hàm lượng COD trong môi trường nước mặt của khu vực nghiên cứu
giai đoạn 2008 – 2013 34
Bảng 4.6. Hàm lượng BOD
5
trong môi trường nước mặt của khu vực nghiên cứu
giai đoạn 2008 – 2013 36
Bảng 4.7. Hàm lượng TSS

trong môi trường nước mặt của khu vực nghiên cứu
giai đoạn 2008 – 2013 37
Bảng 4.8. Hàm lượng Pb trong môi trường nước mặt của khu vực nghiên cứu
giai đoạn 2008 – 2013 39
Bảng 4.9. Hàm lượng Fe trong môi trường nước mặt của một số các địa điểm
giai đoạn 2008 – 2013 41
Bảng 4.10 Ý kiến của các hộ điều tra về mức độ tác động của PTĐT

đến môi trường
44







DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 4.1. Hàm lượng pH trong môi trường nước mặt tại khu vực nghiên cứu 33
giai đoạn 2008 – 2013 33
Hình 4.2. Hàm lượng COD trong môi trường nước mặt tại khu vực nghiên cứu 35
Hình 4.3. Hàm lượng BOD
5
trong môi trường nước mặt tại khu vực nghiên cứu 37
giai đoạn 2008 – 2013 37
Hình 4.4. Hàm lượng TSS trong môi trường nước mặt tại khu vực nghiên cứu 38
giai đoạn 2008 – 2013 38
Hình 4.5. Hàm lượng Pb trong môi trường nước mặt tại khu vực nghiên cứu giai
đoạn 2008 – 2013 40
Hình 4.6. Hàm lượng Fe trong môi trường nước mặt tại khu vực nghiên cứu giai
đoạn 2008 – 2013 42
Hình 4.7: Bản đồ mối tương quan giữa hàm lượng các chỉ tiêu đánh giá tại khu vực
nghiên cứu năm 2013 42

















MỤC LỤC

PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
2
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
2
PHẦN 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
3
2.1. Khái quát về môi trường và ô nhiễm môi trường
3
2.1.1. Khái quát về môi trường
3
2.2.2. Khái quát về ô nhiễm môi trường
4

2.2. Những căn cứ pháp lý về môi trường và ô nhiễm môi trường
5
2.3. Những vấn đề cơ bản về đô thị và quá trình phát triển đô thị
5
2.3.1. .Đô thị và điểm dân cư đô thị
5
2.3.2. Những vấn đề về môi trường đô thị
8
2.4. Mối quan hệ giữa sự phát triển đô thị và ô nhiễm môi trường
11
2.5. Thực trạng phát triển đô thị trên thế giới
12
2.6. Thực trạng phát triển đô thị tại Việt Nam
14
2.6.1. Thực trạng phát triển đô thị của cả nước
14
2.6.2. Thực trạng phát triển đô thị, quá trình hình thành và phát triển đô thị tại
thành phố Thái Nguyên
16
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
18
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
18
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
18
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
18
3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
18

3.3. Nội dung nghiên cứu
18
3.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội thành phố Thái Nguyên
18
3.3.2. Ảnh hưởng của quá trình phát triển đô thị đến biến động diện tích đất nông
nghiệp tại thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2008 – 2013
19
3.3.3. Sự ảnh hưởng của phát triển đô thị đến thành phần môi trường nước mặt các
xã phường phía Bắc thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2008 – 2013
19
3.3.4. Đánh giá sự ảnh hưởng của sự phát triển đô thị đến môi trường qua
ý kiến người dân
19
3.3.5. Các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước khu vực nghiên cứu thành
phố Thái Nguyên
19
3.3.6. Đề xuất một số giải pháp
19
3.4. Phương pháp nghiên cứu
19
3.4.1 Phương pháp khảo sát ngoài thực địa
19
3.4.2. Phương pháp bản đồ
19
3.4.3. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu
20
3.4.4. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu.
20
3.4.5. Phương pháp điều tra phỏng vấn
20

3.4.6. Phương pháp lấy mẫu
21
3.4.7. Phương pháp phân tích mẫu
21
3.4.8. Phương pháp xử lý và đánh giá tổng hợp số liệu
21
3.4.9. Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia
22
PHẦN 4
.
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
23
4.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của thành phố Thái Nguyên
23
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
23
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội và thực trạng đô thị hoá
26
4.2. Ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá đến biến động diện tích đất nông nghiệp
tại thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2008 – 2013
29
4.3. Ảnh hưởng của phát triển đô thị đến thành phần môi trường nước mặt các xã
phường phía Bắc thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2008 – 2013
32
4.3.1. Sự ảnh hưởng của phát triển đô thị đến hàm lượng pH trong môi trường nước
mặt các xã phường phía Bắc Bắc thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2008 – 2013
32
4.3.2. Ảnh hưởng của phát triển đô thị đến hàm lượng COD trong môi trường nước
mặt các xã phường phía Bắc thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2008 – 2013
34

4.3.3. Ảnh hưởng của phát triển đô thị đến hàm lượng BOD5 trong môi trường nước
mặt các xã phường phía Bắc thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2008 – 2013
35
4.3.4. Ảnh hưởng của phát triển đô thị đến hàm lượng TSS trong môi trường nước
mặt các xã phường phía Bắc thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2008 – 2013 37
4.3.5. Ảnh hưởng của phát triển đô thị đến hàm lượng Pb trong môi trường nước
mặt các xã phường phía Đông Bắc và Tây Bắc thành phố Thái Nguyên giai đoạn
2008 – 2013 39
4.3.6. Ảnh hưởng của phát triển đô thị đến hàm lượng Fe trong môi trường nước
mặt các xã phường phía Đông Bắc và Tây Bắc thành phố Thái Nguyên giai đoạn
2008 – 2013 41
4.3.7. Phân tích mối tương quan giữa hàm lượng các chỉ tiêu đánh giá tại khu vực
nghiên cứu năm 2013 42
4.4. Đánh giá sự ảnh hưởng của sự phát triển đô thị đến môi trường qua ý kiến
người dân 43
4.5. Các nguồn gây ô nhiễm môi trường nước mặt 46
4.6. Đề xuất một số giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm và bảo vệ
môi trường
47
4.6.1. Giải pháp trước mắt 47
4.6.2. Giải pháp lâu dài 48
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 50
5.1. Kết luận 50
5.2. Kiến nghị 51



1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU

1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Phát triển đô thị là quá trình tất yếu diễn ra không chỉ đối với nước ta mà còn
đối với các nước trên thế giới, nhất là các nước Châu Á. Quá trình phát triển các
khu công nghiệp, các nhà máy, khu dân cư… chính là quá trình phát triển đô thị để
phát triển kinh tế - xã hội của các đô thị.
Trong quá trình phát triển của mỗi quốc gia, phát triển đô thị luôn là động
lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội. Phát triển đô thị được xem là vấn
đề hết sức quan trọng hiện nay đối với Việt Nam. Ngày 20/10/2008, Thủ tướng
Chính phủ đã ký quyết đinh số 1519/QĐ - TTg lấy ngày 8/11 hằng năm là Ngày Đô
thị Việt Nam, nhằm động viên và thu hút sự quan tâm của các tầng lớp nhân dân,
chính quyền các đô thị các nhà quy hoạch, kiến trúc, các nhà đầu tư phát triển đô
thị, các chuyên gia và các tố chức xã hội - nghề nghiệp tích cực tham gia xây dựng
và phát triển đô thị. Trong những năm qua, Việt Nam đã đạt được những kết quả
tích cực trong việc phát triển đô thị gắn liền với các mục tiêu tăng trưởng kinh tế và
nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Diện mạo đô thị có nhiều khởi sắc
theo hướng văn minh, hiện đại, tạo dựng được những không gian đô thị mới, từng
bước đáp ứng nhu cầu về môi trường sống và làm việc có chất lượng. Đô thị đã
khẳng định vai trò là động lực cho phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao
động ở mỗi địa phương, mỗi vùng và cả nước
Tuy nhiên, phát triển đô thị tại Việt Nam còn nhiều hạn chế và chưa đáp ứng
yêu cầu phát triển. Bên cạnh đó, hệ thống đô thị Việt Nam cũng đang phải đối diện
với những thách thức mới nảy sinh do tác động của biến đổi khí hậu và nước biển
dâng. Đây là những thách thức lớn, làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đô
thị, điều kiện, môi trường sống của dân cư .
Theo xu hướng tất yếu của cả thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng,
thành phố Thái Nguyên đã và đang trên con đường phát triển đô thị. Tuy nhiên, quá
trình phát triển này cũng đã để lại một số hậu quả về môi trường trên địa bàn Thành
phố suy thoái chất lượng nước mặt …Trong thời gian tới, nếu các cơ quan nhà nước
không có những can thiệp kịp thời thì quá trình phát triển đô thị sẽ gây ra những hậu
2

quả nghiêm trọng tới môi trường thành phố Thái Nguyên. Điều này đã được chứng
minh từ thực tế hiện trạng môi trường thành phố Thái Nguyên.
Sự phát triển đô thị ảnh hưởng mạnh mẽ đến môi trường nước nói chung.
Trong phạm vi thời gian và không gian nghiên cứu tôi tiến hành nghiên cứu ảnh
hưởng của sự phát triển đô thị đến môi trường nước mặt. Xuất phát từ những vấn đề
nêu trên, được sự cho phép của ban chủ nhiệm khoa Môi Trường trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của sự phát
triển đô thị đến môi trường nước mặt các xã, phường phía Đông Bắc và Tây Bắc
thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2008 – 2013”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá thực trạng và ảnh hưởng của sự phát triển đô thị đến chất lượng
môi trường nước mặt các xã, phường phía Đông Bắc và Tây Bắc thành phố Thái
Nguyên - tỉnh Thái Nguyên, để đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu những
tác động tiêu cực tới môi trường nước mặt trước sự phát triển đô thị thành phố
Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa học tập: Vận dụng các kiến thức đã học ở trường lớp vào thực tiễn.
- Ý nghĩa thực tiễn: Đề xuất biện pháp khắc phục những tác động tiêu cực
của phát triển đô thị tới môi trường nước mặt thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái
Nguyên và các địa phương có điều kiện tương tự




3
PHẦN 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Khái quát về môi trường và ô nhiễm môi trường
2.1.1. Khái quát về môi trường
* Các khái niệm môi trường:

Trong Luật Bảo vệ môi trường đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005, định
nghĩa như sau: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao
quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con
người và sinh vật”.
Môi trường sống của con người là tổng hợp các điều kiện vật lý, hóa sinh,
sinh học, xã hội bao quanh con người và có ảnh hưởng tới sự sống và phát triển của
từng cá nhân, từng cộng động và toàn bộ loài người trên hành tinh. (Nguyễn Thị
Lợi, 2006) [9].
Môi trường là tập hợp tất cả các thành phần của thế giới vật chất bao quanh,
có khả năng tác động đến sự tồn tại và phát triển của mỗi sinh vật.
Theo UNESCO, môi trường được hiểu là “Toàn bộ các hệ thống tự nhiên và
các hệ thống do con người tạo ra xung quanh mình, trong đó con người sinh sống và
bằng lao động của mình đã khai thác các tài nguyên thiên nhiên hoặc nhân tạo nhằm
thoả mãn những nhu cầu của con người”.
Xét theo quan điểm nghiên cứu đô thị, môi trường đô thị là môi trường sống
của con người tại khu vực đô thị. Môi trường đô thị là vấn đề quan tâm của các nhà
quản lý, kỹ thuật, chính trị và xã hội ngay từ khi hình thành các đô thị. Tuy nhiên
mức độ quan tâm và cách thức tiếp cận mỗi thời mỗi khác.
* Chức năng của môi trường
- Môi trường là không gian sống của con người và các loài sinh vật.
- Môi trường là nơi cung cấp nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản
xuất của con người.
- Môi trường là nơi chứa đựng phế thải do con người tạo ra trong hoạt động
sống và hoạt động sản xuất.
- Chức năng giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người và
sinh vật trên Trái Đất
4
- Chức năng lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người.
2.2.2. Khái quát về ô nhiễm môi trường

* Ô nhiễm môi trường:
Theo Điều 6 Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam 2005: “Ô nhiễm môi trường
là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi
trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật”.
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì “ Ô nhiễm môi trường
là sự đưa vào môi trường các chất thải nguy hại hoặc năng lượng đến mức ảnh
hưởng tiêu cực đến đời sống sinh vật, sức khỏe con người hoặc làm suy thoái chất
lượng môi trường”.
* Ô nhiễm môi trường nước:
Là sự thay đổi thành phần và chất lượng nước không đáp ứng cho các mục
đích sử dụng khác nhau, vượt quá tiêu chuẩn cho phép và có ảnh hưởng xấu đến đời
sống con người và sinh vật. Nước trong tự nhiên tồn tại dưới nhiều hình thức khác
nhau: Nước ngầm, nước ở các sông hồ, tồn tại ở thể hơi trong không khí Nước bị ô
nhiễm nghĩa là thành phần của nó tồn tại các chất khác, mà các chất này có thể gây
hại cho con người và cuộc sống các sinh vật trong tự nhiên. Nước ô nhiễm thường
là khó khắc phục mà phải phòng tránh từ đầu.
* Nước thải sinh hoạt:
Là nước thải từ các khu dân cư, khu vực hoạt động thương mại, khu vực công
sở, trường học và các cơ sở trường học khác.
* Nước thải công nghiệp: Là nước thải từ các nhà máy đang hoạt động hoặc
trong đó nước thải công nghiệp là chủ yếu.
* Nước thải đô thị: Nước thải đô thị là một thuật ngữ chỉ chất lỏng trong hệ
thống cống thoát của một thành phố, thị xã đó là hỗn hợp của các loại nước thải trên.
* Nước thải thấm qua: Là lượng nước thấm vào hệ thống ống bằng nhiều
cách khác nhau, qua các khớp nối, các ống có khuyết tật hoặc thành hố gas hay hố xí.
* Nước thải tự nhiên: Nước mưa được xem như nước thải tự nhiên ở những
thành phố hiện đại, chúng được thu gom theo hệ thống riêng.
* Tiêu chuẩn môi trường: Trong Luật Bảo vệ môi trường đã được Quốc hội
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày
29 tháng 11 năm 2005, định nghĩa như sau: “Là giới hạn cho phép của các thông số

về chất lượng môi trường xung quanh, về hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong
5
chất thải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền qui định làm căn cứ để quản lý và
bảo vệ môi trường”.
2.2. Những căn cứ pháp lý về môi trường và ô nhiễm môi trường
- Căn cứ Luật bảo vệ môi trường Việt Nam 2005 ngày 29/11/2005.
- Căn cứ Luật số 17/2012/QH13 của Quốc hội : Luật tài nguyên nước
- Nghị định số 201/2013/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định chi tiết thi hành
một số điều của Luật tài nguyên nước
- Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2004 của Chính phủ
quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải
vào nguồn nước
- Nghị định số 162/2003/ NĐ – CP ngày 19 tháng 12 năm 2003 của Chính
phủ ban hành quy chế thu thập, quản lí, khai thác, sử dụng dữ liệu, thông tin về tài
nguyên nước.
- Thông tư 02/2005/TT-BTNMT ngày 24/6/2005:

Hướng dẫn thực hiện
Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2004 của Chính phủ quy định
việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước
- Thông tư số 29/2011/TT-BTNMT quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi
trường nước mặt lục địa.
- TCVN 5942-1995: Giá trị giới hạn cho phép các thông số và nồng độ chất ô
nhiễm cơ bản trong nước mặt.
- TCVN 5945:2005 Nước thải công nghiệp – tiêu chuẩn thải.
- TCVN 5992 - 1995 Hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu
- QCVN 08 : 2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng môi
trường nước mặt.
- QCVN 14:2008/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt.
- QCVN 40:2011/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp.

2.3. Những vấn đề cơ bản về đô thị và quá trình phát triển đô thị
2.3.1. .Đô thị và điểm dân cư đô thị
* Khái niệm đô thị
Đô thị là một không gian cư trú của cộng đồng người sống tập trung và hoạt
động trong những khu vực kinh tế phi nông nghiệp. (Từ điển bách khoa Việt Nam,
1995) [13].
Đô thị là nơi tập trung dân cư, chủ yếu lao động phi nông nghiệp, sống và
làm việc theo kiểu thành thị. (Vũ Thị Bình, 2008) [1].
6
Đô thị là điểm tập trung dân cư với mật độ, chủ yếu là lao động nông nghiệp,
cơ sở hạ tầng thích hợp, là trung tâm tổng hợp hay trung tâm chuyên ngành có vai
trò thức đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của một vùng trong tỉnh hoặc
trong huyện.
Đô thị là điểm dân cư tập trung với mật độ cao, chủ yếu là lao động phi nông
nghiệp, có hạ tầng cơ sở thích hợp, là trung tâm chuyên ngành hay trung tâm tổng
hợp; có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của cả nước, của một miền, của
một tỉnh, của một huyện hoặc của một vùng trong tỉnh, trong huyện.
* Khái niệm điểm dân cư đô thị
Điểm dân cư đô thị là điểm dân cư tập trung phần lớn những người dân phi
nông nghiệp, họ sống và làm việc theo kiểu thành thị.
Mỗi nước có một quy định riêng về điểm dân cư đô thị.Việc xác định quy mô
tối thiểu của đô thị phục thuộc vào đặc điểm kinh tế, xã hội của mỗi nước và tỷ lệ
phần trăm dân phi nông nghiệp của đô thị. (Vũ Thị Bình, 2008) [1].
* Quy định về đô thị
Ở nước ta theo quy định của Chính phủ, các điểm dân cư được gọi là điểm
dân cư đô thị khi thỏa mãn 5 yêu cầu sau đây:
1. Là trung tâm vùng lãnh thổ hay trung tâm chuyên ngành, có vai trò thúc
đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của một vùng lãnh thổ nhất định.
2. Quy mô dân số nhỏ nhất là 4000 người (vùng núi có thể thấp hơn)
3. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp lớn hơn hoặc bằng 65% trong tổng số lao

động, là nơi có sản cuất phi nông nghiệp và dịch vụ thương mại hàng hóa phát triển.
4. Có cơ sở hạ tầng kỹ thuật và các công trình công cộng phục vụ dân cư đô thị.
5. Mật độ dân cư được xác định tùy theo từng loại đô thị phù hợp với đặc
điểm của từng vùng.
* Một số đặc điểm của điểm dân cư đô thị
- Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp ở điểm dân cư đô thị chỉ tính trong phạm
vi nội thị
Lao động phi nông nghiệp bao gồm những lao động làm việc trong các lĩnh vực:
+ Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp
+ Lao động xây dựng cơ bản
+ Lao động phục vụ: giao thông vận tải, bưu điện, tín dụng, ngân hàng,
thương mại, dịch vụ công, du lịch
7
+ Lao động trong các cơ quan hành chính, văn hóa, xã hội, giao dục, y tế,
nghiên cứu khoa học …
+ Những lao động khác ngoài nông nghiệp.
- Cơ sở hạ tầng đô thị
Cơ sở hạ tầng đô thị là yếu tố phản ánh mức độ phát triển và tiện nghi sinh
hoạt của người dân theo lối sống đô thị. Cơ sở hạ tầng đô thị gồm:
+ Hạ tầng kỹ thuật: Giao thông, điện nước, cống rãnh thoát nước, năng lượng
và thông tin, vệ sinh môi trường …
+ Hạ tầng xã hội: nhà ở tiện nghi, các công trình dịch vụ công cộng văn hóa,
xã hội, giáo dục đào tạo, y tế, nghiên cứu khoa học, cây xanh, vui chơi giải trí…
- Mật độ dân cư đô thị
Mật độ dân cư là chỉ tiêu phản ánh mức độ tập trung dân cư của đô thị, nó
được xác định trên cơ sở quy mô dân số đô thị tính trên diện tích đất đai nội thị
(người/km2 hoặc người/ha).
* Phân loại đô thị
Tại Điều 4 Nghị định 42/2009/NĐ-CP về việc phân loại đô thị quy định:
Đô thị được phân thành 6 loại như sau: loại đặc biệt, loại I, loại II, loại III,

loại IV và loại V được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định công nhận.
1. Đô thị loại đặc biệt là thành phố trực thuộc Trung ương có các quận nội
thành, huyện ngoại thành và các đô thị trực thuộc.
2. Đô thị loại I, loại II là thành phố trực thuộc Trung ương có các quận nội
thành, huyện ngoại thành và có thể có các đô thị trực thuộc; đô thị loại I, loại II là
thành phố thuộc tỉnh có các phường nội thành và các xã ngoại thành.
3. Đô thị loại III là thành phố hoặc thị xã thuộc tỉnh có các phường nội thành,
nội thị và các xã ngoại thành, ngoại thị.
4. Đô thị loại IV là thị xã thuộc tỉnh có các phường nội thị và các xã ngoại thị.
5. Đô thị loại IV, đô thị loại V là thị trấn thuộc huyện có các khu phố xây
dựng tập trung và có thể có các điểm dân cư nông thôn.
Các đô thị ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo thì quy mô dân
số và mật độ dân số có thể thấp hơn, nhưng tối thiểu phải đạt 50% tiêu chuẩn quy
định, các tiêu chuẩn khác phải bảo đảm tối thiểu 70% mức tiêu chuẩn quy định so
với các loại đô thị tương đương.
8
* Sự phát triển của đô thị
Quá trình phát triển đô thị thực chất cũng là một quá trình phát triển kinh tế xã
hội, hơn nữa nó còn là quá trình phát triển không gian kiến trúc. Nó gắn liền với
tiến bộ của khoa học kỹ thuật và sự phát triển các công trình xây dựng.
Quá trình phát triển đô thị phụ thuộc nhiều vào đặc điểm tự nhiên kinh tế xã
hội của từng vùng, miền, lãnh thổ.
2.3.2. Những vấn đề về môi trường đô thị
2.3.2.1. Khái niệm về môi trường đô thị
Môi trường đô thị là một bộ phận trong toàn bộ môi trường nói chung. Tất cả
các yếu tố môi trường xét trong không gian đô thị đều thuộc phạm vi môi trường đô thị.
Môi trường đô thị có ảnh hưởng quan trọng tới sự hoạt động, tồn tại và phát
triển của đô thị trong đó con người là hạt nhân trung tâm, vừa là đối tượng nghiên
cứu vừa là người nghiên cứu nhằm giải quyết hợp lý các mối quan hệ phức tạp đó.
Chính vì vậy mà ông phó chủ tịch phụ trách phát triển môi trường đô thị bề vững

của ngân hàng thế giới tại hội nghị ngân hàng thế giới lần thứ hai bàn về môi trường
đô thị đã khẳng định: “Chương trình nghị sự về môi trường đô thị là vấn đề con
người, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, cách sống của con người mà đặc biệt là
những người nghèo và con em họ, đồng thời nó cũng ảnh hưởng đến hiệu quả các
hoạt động kinh tế văn hóa của xã hội loài người”. Đó là những vấn đề cơ bản của đô
thị.Các thành phần trong môi trường đô thị gồm thành phần môi trường tự nhiên và
thành phần môi trường nhân tạo. (Vũ Thị Bình, 2008) [1].
2.3.2.2 Môi trường của đô thị
• Môi trường tự nhiên của đô thị
Môi trường tự nhiên của đô thị gồm tất cả các thành phần của thiên nhiên tồn
tại bao quanh đô thị và xen cài trong đô thị như: địa hình, động - thực vật, khí hậu,
không khí, đất nước …. Môi trường thiên nhiên của đô thị nằm trong hệ sinh thái đô
thị, trong đó các thành phần thiên nhiên luôn luôn liên hệ với nhau thông qua chu
trình vật chất và năng lượng. Dưới tác động của con người và các hoạt động xây
dựng, môi trường tự nhiên trong đó đô thị bị ô nhiễm, có sự thay đổi về tính chất, số
lượng, thành phần … so với môi trường tự nhiên nguyên sơ. Vì vậy con người phải
có trách nhiệm gìn giữ, bảo vệ thiên nhiên và có thái độ đúng mực với thiên nhiên.
Đối với công tác quy hoạch xây dựng đô thị thì đây là nguyên tắc quan trọng để bảo
DANH MỤC VIẾT TẮT

Ký hiệu Tiếng Anh Tiếng Việt
BVM Bảo vệ môi trường
TN & MT Tài nguyên và Môi trường
QCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
QHĐT Quy hoạch đô thị
KCN Khu công nghiệp
TPTN Thành phố Thái Nguyên
UBND Uỷ ban nhân dân
BTNMT Bộ Tài Nguyên Môi Trường
BOD Biochemical Oxygen Demand Nhu cầu oxy sinh hóa

COD Chemical Oxygen Demand Nhu cầu oxy hóa học
XĐB Xã Đồng Bẩm
XCN Xã Cao Ngạn
XQT Xã Quyết Thắng
PTT Phường Tân Thịnh
PPĐP Phường Phan Đình Phùng
PQT Phường Quan Triều
CGB Cầu Gia Bẩy
ĐTH Đập Thác Huống
CA Correspondence Analysis Phân tích tương ứng




10
* Đất trong đô thị
Con người và nhiều loại sinh vật tồn tại, phát triển trên và trong đất. ĐẤt
cung cấp cho con người những nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống (lương thực, thực
phẩm …); Đất là nơi xây dựng các công trình, các đô thị … Do đó đất là tài nguyên
quý giá của loài người. Trong quá trình đô thị hóa và phát triển kinh tế, con người
đã chiếm dụng đất canh tác để xây dựng nhà cửa, đường sá … cho đô thị. Đất được
dùng vào mục đích xây dựng tăng lên nhiều.
Lượng phân hóa học, thuốc trừ sâu dùng trong nông nghiệp đã ảnh hưởng
đến đất. Từ đất mới ảnh hưởng đến rau xanh con người ăn rau xanh sẽ ảnh hưởng
đến sức khỏe.
Rác thải, phế thải công nghiệp, chất thải rắn từ sinh hoạt, bệnh viện, thương
nghiệp – dịch vụ … không qua phân loại đã chuyển thẳng đến bãi chon lấp rác
không đảm bảo điều kiện vệ sinh của thành phố là nguồn độc hại gây ô nhiễm nước,
đất. - Khả năng di chuyển các chất độc hại trong đất xa hơn nhiều so với phạm vi
trực tiếp bị ô nhiễm.

Ngoài ra, trên phạm vi đô thị do san lấp đất xây dựng công trình đường sá đã
phá hủy thảm thực vật (lớp hữu cơ trên cùng), phá hoại điều kiện cân bằng tự nhiên
của đất, thay đổi địa hình, cản trở dòng chảy… gây hiện tượng sạt lở mái dốc, làm
suy yếu lớp đất nền và ảnh hưởng đến cảnh quan khu vực.
Muốn sử dụng đất có hiệu quả phải đánh giá đất đai, đánh giá khả năng, chất
lượng đất. Bảo vệ đất chính là bảo vệ cuộc sống của con người.
• Môi trường nhân tạo trong đô thị
Môi trường nhân tạo trong đô thị là tất cả những gì con người tạo ra trong đồ
thị. Nó gồm các thành phần vật chất và phi vật chất.
- Các thành phân vật chất gồm các công trình xây dựng theo các chức năng
đô thị (như không gian sinh hoạt, sản xuất, nghỉ ngơi – giải trí, cơ sở hạ tầng kỹ
thuật) và không gian đặc biệt như di tích, danh lam thắng cảnh.
- Các thành phần vi vật chất bao gồm cách ứng xử, công ăn việc làm và ý
thức. Ngoài ra, nó bao gồm kết quả tư duy do hoạt động của con người đưa lại
những tư duy đó lại bị ảnh hưởng do tiếng ồn, rung động, từ trường …

11
2.4. Mối quan hệ giữa sự phát triển đô thị và ô nhiễm môi trường
• Đô thị hoá và ô nhiễm môi trường không khí
Ô nhiễm không khí đang là mối quan tâm lớn của các đô thị trên thế giới. Ô
nhiễm môi trường không khí có tác động xấu đối với sức khoẻ con người (đặc biệt
là gây ra các bệnh đường hô hấp), ảnh hưởng đến các hệ sinh thái và biến đổi khí
hậu (hiệu ứng "nhà kính", mưa axít và suy giảm tầng ozon),
Ô nhiễm không khí ở đô thị chủ yếu do khí thải, khí đốt các nhiên liệu hóa
thạch, gồm ba hoạt động chính: giao thông cơ giới, công nghiệp và từ sinh hoạt. Đặc
biệt, các nước đang phát triển như Việt Nam có tốc độ tăng lượng xe cơ giới nhanh.
Theo đánh giá của chuyên gia môi trường, ô nhiễm không khí ở đô thị do
giao thông vận tải gây ra chiếm tỷ lệ khoảng 70%. Gia tăng phương tiện giao thông
cơ giới tại các đô thị trong những năm qua đã làm gia tăng ô nhiễm bụi, khí thải và
tiếng ồn do các hoạt động giao thông gây ra. Ùn tắc giao thông, phố hóa quốc lộ,

tỉnh lộ, hoạt động xây dựng hạ tầng và khu dân cư góp phần làm gia tăng mức độ ô
nhiễm. Hàm lượng các khí độc hại rất cao do khí thải, đun nấu và công nghiệp làm
gia tăng bệnh đường hô hấp, bệnh về mắt và ngoài da.
Ô nhiễm không khí còn bao gồm ô nhiễm về tiếng ồn. Ô nhiễm tiếng ồn giao
thông và các ảnh hưởng tới sức khỏe người dân đô thị. Theo kết quả nghiên cứu giá
trị mức ồn tăng từ 2 - 5dBA do cấu trúc nhà ống, liền kề, bám dọc theo các tuyến
đường. Hầu hết các trục đường lớn ở các đô thị đều có mức tiến ồn vượt quá tiêu
chuẩn cho phép. Tiếng ồn là nguyên nhân làm giảm tuổi thọ và gia tăng các chứng
bệnh về thần kinh.
• Đô thị hoá và ô nhiễm môi trường nước
Nguồn nước và môi trường nước có vai trò cực kỳ quan trọng đối với đô thị.
Bất kỳ một đô thị nào cũng phải có nguồn nước đảm bảo cho nhu cầu sinh hoạt,
công nghiệp và dịch vụ. Không những thế, nguồn nước còn đóng vai trò làm sạch,
cân bằng môi sinh vỡ nó cải tạo khí hậu đô thị và đưa các chất thải ra khỏi đô thị
qua hệ thống thoát nước.
12
Nguồn nước ở đô thị bao gồm nước mặt và nước ngầm. Hiện nay, cả nguồn
nước mặt và nước ngầm ở nhiều đô thị đều đang trong tình trạng báo động về cả ô
nhiễm chất bẩn và suy thoái nguồn nước. Nguyên nhân gây ô nhiễm nước ở đô thị
do công nghiệp, sinh hoạt và giao thông gây ra. Vấn đề ô nhiễm còn đi kèm với việc
khai thác quá mức làm cạn kiệt nguồn tài nguyên này.
- Ô nhiễm do công nghiệp
- Ô nhiễm do giao thông
- Ô nhiễm do sinh hoạt
• Đô thị hoá và ô nhiễm môi trường đất
Ô nhiễm đất có quan hệ chặt chẽ với ô nhiễm môi trường nước. Dưới góc độ
môi trường đô thị vấn đề ô nhiễm đất bao gồm: thoái hóa đất tự nhiên và đất canh
tác( sa mạc hóa, xói mòn, axit hóa ), nhiễm bẩn do công nghiệp và sinh hoạt ( do bãi
rác, khu công nghiệp ô nhiễm và nghĩa địa) và việc cạn kiệt nguồn tài nguyên khi
đất canh tác bị lạm dụng biến thành đất ở.

• Chất thải rắn ở đô thị
Phế thải rắn là nguyên nhân chủ yếu gây nhiễm bẩn đất và nước. Hầu hết
thôn xóm Việt Nam không có bãi rác mà rác thải được tái sinh, tái sử dụng ngay
trong từng đơn vị hộ gia đình. Tuy nhiên đối với đô thị phải có một hệ thống từ thu
gom, vận chuyển và xử lý phế thải rắn.
Phế thải rắn ở đô thị gồm nhiều loại, từ rác thải sinh hoạt, công nghiệp, xây
dựng cho đến bệnh viện, đều có thể gây ô nhiễm cho thành phố. Chính vì vậy chúng
đều phải được đưa ra khỏi thành phố và chôn lấp, xử lý hợp vệ sinh.
Nếu rác không được thu gom hợp lý sẽ làm ô nhiễm đất, nước và không khí
cũng như làm mất đất đai và thay đổi sinh thái. Dưới tác dụng của vi sinh vật có sẵn
trong rác, các chất hữu cơ sẽ bị phân hủy và sinh ra những khí độc, bụi, mùi hôi thối
bốc lên làm nhiễm bẩn không khí gây bệnh viêm đường hô hấp và đường ruột.
2.5. Thực trạng phát triển đô thị trên thế giới
Trong thế kỷ XX, sự gia tăng dân số quá nhanh và không kiểm soát được xảy
ra ở nhiều nơi trên thế giới. Theo các chuyên gia Liên Hợp Quốc, đến năm 2030 dân
số thế giới sẽ vượt qua ngưỡng 8 tỷ.
Phần lớn nguyên nhân của phát triển đô thị nảy sinh do khát vọng phát triển
cấu trúc không gian của đô thị. Cùng với sự xuất hiện các khu đô thị mới, khu công
13
nghiệp và những thành phố chính là sự thay đổi của các đô thị có sẵn về lượng một
cách rõ ràng nhất. Đó là một hiện tượng tất yếu trên con đường phát triển của loài
người nhưng nếu chúng ta không đi đúng hướng sẽ rất có hại cho môi trường và cho
sức khỏe của con người.
Khi thành phố ngày càng được mở rộng thì những vấn đề liên quan đến đi
lại, nghỉ ngơi, tiếp xúc với thiên nhiên của cư dân trong các đô thị ngày càng cao.
Đô thị càng phát triển và càng lớn thì cường độ di chuyển của người dân càng
nhiều. Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản gây ra những khó khăn trong
các đô thị hiện đại (ô nhiễm môi trường do các chất thải từ các phương tiện giao
thông cơ giới, tai nạn giao thông…). Ngoài ra còn có những “kẻ thù” hết sức nguy
hiểm cho xã hội và cho sức khoẻ của con người (cho cả cư dân bản địa và những

người di cư hay vãng lai) do sự tập trung một khối lượng lớn người trên một diện
tích có hạn của thành phố. Đó chính là các loại tệ nạn xã hội (nghiện hút, mại dâm,
trộm cắp, lừa đảo…) và những loại bệnh tật vô phương cứu chữa của nền văn minh
hiện đại (ung thư, tâm thần, bệnh nghề nghiệp ).
Sự phát triển không được kiểm soát của các đô thị sẽ dẫn đến những vấn đề
không thể sửa chữa được lợi ích chỉ rơi vào một nhóm rất ít người trong xã hội còn
thực tế dành cho đại đa số quần chúng lao động là đô thị hóa phát triển không bền
vững: chất lượng nhà ở kém (không có chỗ ở và nơi cư trú không còn đủ không gian
để có thể tự tổ chức các hoạt động văn hoá và đời sống), cuộc sống bấp bênh do giá
cả sinh hoạt ngày một cao, người dân không tiếp cận được đầy đủ nền giáo dục
chung của xã hội…
Trong đô thị còn những nguồn ô nhiễm khác mà con người ít để ý đến. Đó là
sự ô nhiễm do các yếu tố vật lý, cụ thể là do các yếu tố từ trường với tần suất và
cường độ khác nhau (các trạm thu - phát sóng, các đường dây truyền tải điện
năng…).
Hơn nữa, cho đến bây giờ chúng ta cũng chưa lường hết được về những tác
động của các loại vật liệu xây dựng đến sức khoẻ của con người, đặc biệt là những
loại vật liệu có nguồn gốc từ các hợp chất vô cơ. Đô thị càng phát triển thì các nguy
cơ ô nhiễm từ các yếu tố đó càng lớn.
Thành phố không những bị ô nhiễm mà khí hậu của nó cũng bị thay đổi.
Những thành phần cơ bản của khí hậu như bức xạ, chế độ nhiệt - ẩm, áp suất không
DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1. Bảng vị trí của các điểm lấy mẫu 21
Bảng 4.1. Tình hình biến động mục đích sử dụng đất của thành phố Thái Nguyên
giai đoạn 2008 - 2013 30
Bảng 4.2 : Biến động cơ cấu sử dụng đất so với diện tích tự nhiên của thành phố
Thái Nguyên giai đoạn 2008 - 2013 31
Bảng 4.3. Hàm lượng pH trong môi trường nước mặt tại khu vực
nghiên cứu giai đoạn 2008 – 2013 32

Bảng 4.4. Bảng phân chia cấp độ pH 33
Bảng 4.5. Hàm lượng COD trong môi trường nước mặt của khu vực nghiên cứu
giai đoạn 2008 – 2013 34
Bảng 4.6. Hàm lượng BOD
5
trong môi trường nước mặt của khu vực nghiên cứu
giai đoạn 2008 – 2013 36
Bảng 4.7. Hàm lượng TSS

trong môi trường nước mặt của khu vực nghiên cứu
giai đoạn 2008 – 2013 37
Bảng 4.8. Hàm lượng Pb trong môi trường nước mặt của khu vực nghiên cứu
giai đoạn 2008 – 2013 39
Bảng 4.9. Hàm lượng Fe trong môi trường nước mặt của một số các địa điểm
giai đoạn 2008 – 2013 41
Bảng 4.10 Ý kiến của các hộ điều tra về mức độ tác động của PTĐT
đến môi trường
44







15
Từ năm 1990 các đô thị Việt Nam bắt đầu phát triển, lúc đó cả nước mới có
khoảng 500 đô thị (tỷ lệ phát triển đô thị vào khoảng 17-18%), đến năm 2000 con
số này lên 649 và năm 2003 là 656 đô thị. Tính đến nay, cả nước có khoảng 700 đô
thị, trong đó có 5 thành phố trực thuộc trung ương, 44 thành phố trực thuộc tỉnh, 45

thị xã và trên 500 thị trấn. Bước đầu đã hình thành các chuỗi đô thị trung tâm quốc
gia: Các đô thị trung tâm quốc gia gồm Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải
Phòng, Đà Nẵng, Huế. Các đô thị trung tâm vùng gồm các thành phố như: Cần Thơ,
Biên Hoà, Vũng Tàu, Buôn Ma Thuột, Nha Trang, Nam Định, Thái Nguyên, Việt
Trì, Hạ Long, Hoà Bình… Các đô thị trung tâm tỉnh gồm các thành phố, thị xã giữ
chức năng trung tâm hành chính-chính trị, kinh tế, văn hoá, du lịch-dịch vụ, đầu mối
giao thông; và các đô thị trung tâm huyện; đô thị trung tâm cụm các khu dân cư
nông thôn, các đô thị mới.
Hiện nay, tỷ lệ dân số đô thị ở nước ta dưới 40%, theo quy hoạch phát triển
đến năm 2010 con số này sẽ 56-60%, đến năm 2020 là 80%
Theo dự báo của Bộ Xây dựng, tỷ lệ phát triển đô thị của Việt Nam vào năm
2020 sẽ đạt khoảng 40%, tương đương với số dân cư sinh sống tại đô thị chiếm trên
45 triệu dân. Mục tiêu đề ra cho diện tích bình quân đầu người là 100m2/người.
Nếu đạt tỷ lệ 100m2/người, Việt Nam cần có khoảng 450.000ha đất đô thị, nhưng
hiện nay, diện tích đất đô thị chỉ có 105.000ha, bằng 1/4 so với yêu cầu. Với tốc độ
phát triển và dân số đô thị như vậy, Việt Nam sẽ phải đối mặt với ngày càng nhiều
vấn đề phức tạp phát sinh từ quá trình phát triển đô thị hóa.
Đó là: Vấn đề di dân từ nông thôn ra thành thị, làm cho mật độ dân số ở
thành thị tăng cao; vấn đề giải quyết công ăn việc làm, thất nghiệp tại chỗ, nhà ở và
tệ nạn xã hội làm cho trật tự xã hội ven đô ngày càng thêm phức tạp; vấn đề nhà ở
và quản lý trật tự an toàn xã hội ở đô thị; vấn đề ô nhiễm môi trường, ô nhiễm
nguồn nước
• Phát triển đô thị hướng tới mục tiêu bền vững
Phát triển đô thị là một quá trình tất yếu của bất kỳ quốc gia nào, trong đó có
Việt Nam. Tuy nhiên, phát triển đô thị tự phát, thiếu quy hoạch khoa học sẽ làm nảy
sinh và để lại nhiều hậu quả tiêu cực và lâu dài, cản trở sự phát triển của đất nước.
Chính vì vậy, chiến lược phát triển đô thị của Việt Nam phải hướng tới mục tiêu
bền vững giữ tự nhiên, con người và xã hội.
16
Muốn vậy cần: Tăng cường công tác giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của

người dân. Song song với việc nâng cao dân trí là tiến hành quy hoạch phân bố
đồng đều các khu công nghiệp, khu đô thị tại các thành phố trên cả nước. Tăng
cường giáo dục nếp sống văn minh, gia đình văn hoá mới đối với cư dân đô thị. Hạn
chế và quản lý tốt hơn đối với dân nhập cư, góp phần lập lại trật tự xã hội đảm bảo
cho việc xây dựng xã hội đô thị ổn định, bền vững. Có chiến lược, lộ trình quy
hoạch đô thị đồng bộ. Hoàn thiện và và phát triển mạng lưới cơ sở hạ tầng đô thị,
giao thông đường bộ thuận tiện, không ách tắc và hạn chế gây ô nhiễm môi trường.
Tăng cường nâng cao nhận thức cho cộng đồng về tầm quan trọng của môi
trường đối với sức khoẻ và chất lượng cuộc sống. Tích cực thực hiện các biện pháp
tuyên truyền, khuyến khích cộng đồng sử dụng các nhiên liệu sạch trong sinh hoạt
thay cho các loại nhiên liệu gây ô nhiễm không khí và nguồn nước sinh hoạt. Ưu
tiên phát triển giao thông công cộng, đặc biệt là các phương tiện giao thông công
cộng hiện đại không gây ô nhiễm. Cần xem việc phát triển phương tiện vận chuyển
công cộng là giải pháp trọng tâm để giảm nguy cơ tắc nghẽn giao thông và ô nhiễm
môi trường đô thị. Có thể nói, đô thị hoá tự phát, thiếu quy hoạch khoa học sẽ làm
nảy sinh và để lại nhiều hậu quả tiêu cực và lâu dài, cản trở sự phát triển của đất nước.
2.6.2. Thực trạng phát triển đô thị, quá trình hình thành và phát triển đô thị tại
thành phố Thái Nguyên
Thành phố tiếp tục triển khai thực hiện theo đồ án quy hoạch chung thành
phố đến năm 2020 tại Quyết định số 278/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ,
đã mở rộng thành phố về phía Bắc thêm 2 xã Cao Ngạn và Đồng Bẩm.
Đến nay, thành phố Thái Nguyên đã và đang tập trung xây dựng và phát triển
đô thị theo quy hoạch được duyệt. Kết quả đạt được như sau:
- Về cải tạo, chỉnh trang các khu chức năng cũ
Về cải tạo, chỉnh trang các khu chức năng cũ chủ yếu tập trung ở 19 phường
nội thành, quy mô khoảng 6.080,71 ha.
Các khu vực đô thị cũ (các khu ở cũ, các trung tâm hành chính, các cơ quan
công sở) đã được tập trung xây dựng theo đúng quy hoạch. Nâng cấp hệ thống chiếu
sáng, xây dựng đồng bộ vỉa hè, lòng đường; bảo đảm cấp nước sạch cho nhân dân.
Cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường và hình thành tuyến du lịch sinh thái.

Di chuyển các xí nghiệp sản xuất ô nhiễm môi trường vào các khu công nghiệp, di
17
dời một số công trình nghĩa trang, bãi chôn lấp chất thải rắn ra khỏi khu vực trung
tâm Thành phố.
- Về quy hoạch, phát triển các khu dân cư và đô thị mới
Trong những năm qua, thành phố tập trung các nguồn lực để hoàn thiện cơ
sở hạ tầng kỹ thuật, đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, phát triển mạng lưới đô thị và
điểm dân cư tập trung theo hướng hiện đại. Đặc biệt là các khu đô thị mới 2 bên bờ
sông Cầu, sẽ là điểm nhấn để phát triển thành phố bên bờ sông đang dần trở thành
hiện thực. Hiện nay, thành phố đang có chủ trương xây dựng các khu đô thị mới
phường Túc Duyên; Dự án Kè chống lũ sông Cầu đang tiếp tục triển khai giai đoạn
2 kéo dài từ Túc Duyên đến đập thác Huống. Tới đây, dự án Đường Bắc Sơn,
đường Minh Cầu nối đường Bắc Sơn và Khu dân cư số 1 Hoàng Văn Thụ sau khi
hoàn thành sẽ tạo thêm một con đường nội thị rộng đẹp cùng một khu dân cư mới,
góp phần xóa bỏ tình trạng làng trong phố; Dự án Khu đô thị Xương Rồng với tổng
diện tích trên 45 ha được quy hoạch và xây dựng theo kiến trúc hiện đại, độc đáo,
với 9,5 ha diện tích lòng hồ được thiết kế nằm giữa khu đô thị vừa có chức năng
điều hòa sinh thái, vừa tạo cảnh quan cho khu đô thị và khu vực phía Bắc thành phố.
Bao quanh hồ là khách sạn, nhà hàng, trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí,
cây xanh các biệt thự đơn, biệt thự đôi, khu dân cư, được bố trí hài hòa cùng với
một kết cấu hạ tầng kỹ thuật đồng bộ sẽ là điểm nhấn quan trọng, làm thay đổi diện
mạo thành phố.
Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng được tập trung chỉ đạo
và thực hiện có hiệu quả. Đến nay, gần như toàn bộ diện tích đất nội thị đã được lập
quy hoạch chi tiết xây dựng. Đối với các xã ngoại thị, trung tâm các xã đã và đang
được lập quy hoạch chi tiết. Việc quản lý đầu tư xây dựng theo quy hoạch được
duyệt được thực hiện tương đối tốt.
- Thực trạng phát triển khu dân cư nông thôn
Khu dân cư nông thôn của thành phố được phân bố ở 9 xã. Với phong tục,
tập quán có từ lâu đời, các điểm dân cư nông thôn thường được hình thành và phát

triển dọc theo các tuyến giao thông chính, gần nguồn nước, nơi có địa hình bằng
phẳng, thuận tiện cho sản xuất và sinh hoạt của người dân. Hệ thống cơ hạ tầng như
trụ sở UBND xã, trường học, sân thể thao, bưu điện văn hoá… tập trung chủ yếu ở
trung tâm các xã.
Thực trạng hệ thống cơ sở hạ tầng trong khu dân cư nông thôn đang ngày
càng được cải thiện đáp ứng tốt hơn nhu cầu đời sống vật chất tinh thần của người dân.

×