S¸ng kiÕn kinh nghiÖm- Trß ch¬i trong m«n to¸n líp 1
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài
Đổi mới Phương pháp dạy học đang là vấn đề được đông đảo các thầy cô
giáo quan tâm và hưởng ứng. Việc tổ chức các tiết dạy sao cho nhẹ nhàng và
thoải mái mà vẫn đảm bảo chất lượng dạy và học là rất quan trọng. Đặc biệt là
đối với các em học sinh nhỏ tuổi trong các giờ học toán. Thật vậy trong thực
tế cho thấy tiết toán đối với các em nhiều khi rất nặng nề . Nhiều em như mất
đi vẻ tươi vui hàng ngày khi phải đối đầu với tiết toán. Tinh thần các em căng
thẳng khi làm quen với những kiến thức toán trừu tượng. Vì vậy “ Học mà
chơi, chơi mà học” đối với các em là rất cần thiết. Để cho các em giải được
các bài toán, thực hiện thành thạo các phép tính đặt ra chỉ là đạt yêu cầu,
nhưng cái cần thiết hơn thế nữa là không khí học tập phải thoải mái, nhẹ
nhàng, thi đua sôi nổi giữa các em tạo động lực thúc đẩy cho các em lĩnh hội
những kiến thức một cách sâu rộng, hiểu bài một cách tốt nhất còn quan trọng
hơn. Hơn thế nữa các em mới chuyển sang giai đoạn học tập là hoạt động chủ
đạo và hoạt động vui chơi còn chiếm một vị trí quan trọng, các em còn đang
trong nhu cầu học hỏi của bản thân. Trò chơi trong toán học giúp các em hứng
thú học tập, cố gắng thi đua làm cho không khí học tập vui, sinh động, kích
thích trí tưởng tượng, trí nhớ của học sinh. Đồng thời qua đó củng cố các kiến
thức đã học qua trò chơi trong các bài học của các em.
Chính vì vậy mà bài viết của tôi xin đề cập một ý kiến nhỏ về “Trò chơi
trong giờ toán của lớp 1 nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy”. Phát huy
tính tích cực, độc lập, tự chủ thông qua trò chơi.
II. Cơ sở nghiên cứu
Qua những năm giảng dạy, trên tình hình thực tế cho thấy, nếu như không
áp dụng trò chơi vào môn toán, tôi thấy nhiều em học sinh học tập không
được hứng thú. Có những em sợ học môn toán mà trở nên nhút nhát.Chất
lượng học tập của các em tiến bộ chậm.Nhiều em học rất kém môn toán.
Cụ thể năm học 2006 – 2007 và năm học 2007 – 2008, qua quá trình khảo
sát chất lượng học sinh đầu năm, tôi nắm bắt được tình hình học tập của các
em học sinh qua bảng thống kê sau:
Năm học Sĩ số Giỏi Khá Trung
bình
Yếu
1
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm- Trß ch¬i trong m«n to¸n líp 1
2006-2007 30 hs 7hs
23,3%
5hs
16,7%
13hs
43,3%
5hs
16,7%
2007- 2008 28 hs 6 hs
21,4%
5hs
17,9%
13hs
46,4%
4hs
14,3%
Với tình hình học tập của các em như vậy, qua thực tế giảng dạy và
nghiên cứu, tôi đã đưa trò chơi vào môn toán nhằm nâng cao chất lượng học
tập của các em.
B. NỘI DUNG
TRÒ CHƠI TOÁN HỌC
NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC TOÁN Ở LỚP 1
I/ Nghiên cứu trò chơi trong chương trình toán lớp 1
Trong dạy học toán ở tiểu học nhất là ở lớp đầu cấp các trò chơi có nhiều
tác động tích cực trong quá trình nhận thức sáng tạo của học sinh. Trong
khi tham gia trò chơi học sinh phải thực sự các thao tác cần thiết của toán
học như: tính toán chính xác, suy luận, phán đoán…
Bất kì giờ học nào trong các tiết học toán ở lớp 1 đều có thể tổ chức các trò
chơi học tập cho các em.
Việc chuẩn bị nội dung trò chơi cần đảm bảo cho nhiều học sinh tham gia
chơi. Tuỳ nội dung của tiết học mà chọn thời điểm thích hợp tổ chức trò
chơi học tập.
Giáo viên phải biết tổ chức các hoạt động để mọi học sinh cuốn hút vào
những trò chơi được nêu ra. Có những trò chơi học sinh phải suy nghĩ
nhiều nhưng vẫn mang lại niềm vui trong hoạt động học tập.
Tổ chức trò chơi trong giờ toán có thể là hoạt động cá nhân hay hoạt động
nhóm. Trò chơi trong tiết dạy bài mới hoặc trong tiết luyện tập củng cố.
Trong chương trình toán lớp 1 gồm có:
- Dạy khái niệm số
- Khái niệm hình học
- Số tự nhiên
2
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm- Trß ch¬i trong m«n to¸n líp 1
- So sánh và cộng trừ các số tự nhiên trong phạm vi 10, 100( không nhớ),
giải toán có lời văn
II. Hoạt động trò chơi cá nhân
1. Trò chơi trong tiết dạy bài mới
*Các khái niệm lần đầu được tiếp cận tưởng chừng như đơn giản nhưng đối
với các em thật trừu tượng. Qua trò chơi các em được áp dung thêm linh
hoạt một lần nữa những gì mà mình vừa lĩnh hội được.
Ví dụ: Giáo viên nêu bài toán cũng là nêu trò chơi: Các con lấy cho cô 2
que tính, rồi lấy tiếp cho cô 1 cái bút chì. Các con cùng xem số que tính và
số bút chì như thế nào với nhau?
HS: Số que tính nhiều hơn số bút chì. Số bút chì ít hơn số que tính.
Bạn nào lấy nhanh và có câu trả lời đúng và nhanh sẽ giành phần thắng.
Giáo viên cùng học sinh biểu dương những em có câu trả lời chính xác,
nhanh.
*Với khái niệm hình học
Với trò chơi trong nội dung khái niệm hình học, các em dã có ngay bộ đồ
dùng toán học rất tiện lợi khi tham gia trò chơi. Giáo viên sử dụng bộ đồ
dùng toán của giáo viên để tổ chức trò chơi.
Học sinh thi đua xếp hình trong các bài dạy khái niệm hình học
Ví dụ: Trò chơi xếp hình ( Bài hình tam giác)
Cho học sinh lấy các hình tam giác để xếp ghép lại thành hình ngôi nhà
( Hình trang 9 sách giáo khoa toán 1)
Các em cá nhân tự suy nghĩ xếp ghép, em nào xếp nhanh và đúng thì sẽ
giành phần chiến thắng.
Các em rất thích thú khi được tham gia trò chơi này. Có em ghép được
ngay, có em còn phải loay hoay mới ghép được hình ngôi nhà qua các hình
tam giác. Nhưng em nào cũng hài lòng với kết quả mình làm được và vui
hơn nưa khi cô giáo tuyên bố những em ghép nhanh và đúng.
3
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm- Trß ch¬i trong m«n to¸n líp 1
Trò chơi này áp dụng được cho các bài hình học khác với những đồ
dùng khác như que tính, que diêm…
* Khái niệm các số tự nhiên:
Trò chơi này giáo viên nắm được kiến thức của học sinh, trình độ của các
em. Các em hào hứng khi tham gia trò chơi viết số theo hình hoặc sắp xếp
số…
Ví dụ: Từ bài số 2 (các số 1, 2, 3, 4, 5)
Giáo viên đưa bài toán thành trò chơi. Giáo viên đưa từng hình vẽ như: 5
quả táo, 4 bình hoa, 1 quả cà. Nhiệm vụ của học sinh là viết số vào bảng
con sao cho nhanh và đẹp giáo viên sẽ tuyên dương các em đã tham gia trò
chơi đúng, nhanh và làm đúng bài tập.( Giáo viên đưa hình 5 quả táo thì
học sinh phải viết được số 5.Đưa hình4 bình hoa thì học sinh phải viết số
4.Giáo viên đưa hình 1 quả cà thì học sinh viết số 1)
Các em còn hào hứng hơn nữa khi tham gia trò chơi tìm số lớn nhất
Ví dụ: Bài số 5 (số 10)
Khoanh vào số lớn nhất
a.8, 10, 9
b.6, 3, 5
Giáo viên yêu cầu học sinh phải chọn được số cần thiết trong khoảng thời
gian nhất định. Nhận được lệnh các em sẽ suy nghĩ thông qua việc so sánh
các số tự nhiên. Các em viết số lớn nhất trong từng phần vào bảng con.
Với phần a học sinhviết được số 10. Phần b học sinh viết được số 6.
*Bảng cộng trừ trong phạm vi 10
Trò chơi trong các bài học chủ yếu là để các em rèn luyện thói quen
nhẩm nhanh. ở bài dạng này các em dùng đồ vật, phiếu bài tập
Ví dụ: Bài số 4 ( Phép cộng trong phạm vi 9)
Viết phép tính thích hợp
Các em sử dụng bảng con, phấn. Giáo viên dùng hình vẽ 9 hình hộp, trên
mỗi hộp có vẽ 1 chấm tròn. Trong đó có 1 hộp rời và 8 hộp gắn với nhau.
Các em sẽ viết phép tính vào bảng con.
8 + 1 = 9
4
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm- Trß ch¬i trong m«n to¸n líp 1
Những em nhẩm nhanh sẽ viết ngay phép tính và kết quả rồi giơ bảng
con lên. Còn một số em suy nghĩ viết phép tính nhưng cũng không gây
căng thẳng mà giáo viên quan sát được tốc độ, khẳ năng tiếp thu bài của
các em.
Ví dụ 2: Trò chơi tìm kết quả
Bài Phép trừ trong phạm vi 7
Giáo viên cho học sinh lấy 7 hình vuông( giáo viên ghi 7) và đưa phép
tính :
7 – 3 – 2 =
Giáo viên yêu cầu học sinh lấy nhanh 7 hình vuông, rồi bỏ nhanh các hình
theo phép tính trừ 7 – 3 – 2 = và viết nhanh kết quả giơ lên.
Từng học sinh được thi đua học, rèn được thao tác nhanh, chính xác trong
toán học.
• PHép cộng, trừ trong phạm vi 100 ( không nhớ)
Trong phần toán cộng, trừ trong phạm vi 100 với trò chơi cá nhân. Giáo
viên tổ chức cho học sinh trò chơi với hình thức tiếp sức.
Với trò chơi này giáo viên chỉ bất kì một học sinh nào đó nêu kết quả phép
tính cộng hay trừ.Rồi em học sinh vừa trả lời xong chỉ định một học sinh
khác.Cứ thế cho đến hết lớp. Em nào tính sai sẽ bị đánh dấu trên bảng thi
đua học, giáo viên yêu cầu em đó nhẩm tính lại để có kết quả đúng.
Sau khi trò chơi kết thúc, giáo viên tuyên dương những em trả lời kết quả
nhanh.
Trò chơi này áp dụng ở cuối tiết học. Giáo viên phải chuẩn bị nhiều phép
tính để học sinh tham gia chơi.
Trò chơi này cũng áp dụng được khi dạy các bài Phép cộng trừ trong
phạm vi 10. Học sinh đọc thuộc được bảng cộng hay trừ một cách nhẹ
nhàng mà không khí lớp học không nặng nề.
2. Trò chơi trong các bài ôn tập, luyện tập
Trò chơi cá nhân trong các bài ôn tập, luyện tập nhằm củng cố kiến thức
đã học. Trò chơi trong các bài này có thể là xắp sếp số, điền kết quả, so
sánh số…Giáo viên có thể sử dụng nhiều bài toán phép tính để tổ chức trò
chơi.
Ví dụ 1:
Bài 4 ( b)- Bài luyện tập ( SGK trang 39)
- Các số bé hơn 10 là………
( Các số bé hơn 10 là 9, 8, 7, 6 ,5, 4, 3, 2, 1, 0)
5
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm- Trß ch¬i trong m«n to¸n líp 1
Học sinh sử dụng bộ đồ dùng với các số. Giáo viên nêu yêu cầu: “ Tìm các
số bé hơn 10”. Học sinh sẽ lấy nhanh các số theo yêu cầu và gài vào bảng
gài. Học sinh nào gài nhanh các số và đúng được cô giáo và các bạn khen.
Qua trò chơi học sinh được củng cố so sánh số, hình thành thói quen thao
tác nhanh đồ dùng.
Ví dụ 2:
Bài 2: Luyện tập chung- trang 20
Viết các số 7, 5, 2, 9, 8
a.Theo thứ tự từ bé đến lớn
b.Theo thứ tự từ lớn đến bé
Học sinh lấy số trong bộ đồ dùng toán. Giáo viên yêu cầu học sinh phải lấy
ngay được các số cần thiết. Khi nhận được lệnh các em sẽ xắp sếp thứ tự
các số qua việc so sánh các số đã cho theo bài tập và gài vào bảng gài. Cho
học sinh tham gia chơi theo từng phần một.
Phần a Sắp xếp các số theớth tự từ bé đếnlớn là: 2, 5, 7, 8, 9
Với phần b giáo viên yêu cầu học sinh phải lấy nhanh hơn các số. Chỉ cần
đảo vị trí các số từ cuối lên đầu.: 9, 8, 7, 5, 2
III/Hoạt động trò chơi theo nhóm
Hoạt động trò chơi theo nhóm thật sự mang lại không khí vui vẻ, thật sôi
động trong lớp học. Giáo viên tổ chức trò chơi sao cho công bằng, vừa sức
với các em. Đảm bảo cho nhiều em được tham gia chơi. Khi tổ chức các
hoạt động vui chơi toán học theo nhóm cần lưu ý: Đây là hoạt động của
nhóm nhưng bản thân các em phải độc lập suy nghĩ sáng tạo. Giáo viên
phân nhóm theo khả năng tiếp thu bài, cũng có khi phân nhóm xen kẽ
những em học khá với các em học trung bình để các em giúp đỡ nhau học
tập. Tránh tình trạng các em tham gia chơi chen lấn xô đẩy, gây mất trật tự
lớp học.
1. Dạy khái niệm hình học
Khi chơi cho các em chuyển vị trí thành nhóm :có thể nhóm 3, nhóm 4
hoặc theo tổ, cho các em đi lại nhẹ nhàng
Ví dụ: Bài hình tam giác
6
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm- Trß ch¬i trong m«n to¸n líp 1
Giáo viên phát lệnh: Các em dùng các hình tam giác, hình vuông, que
tính xếp ghép thành hình ngôi nhà theo nhóm 4 bạn. Nhóm nào xếp nhanh
nhóm đó sẽ thắng.
Nhận được lệnh, học sinh về vị trí nhóm và tập chung xếp hình. Các em
thoải mái trao đổi góp ý, giúp đõ nhau sao cho hoàn thành bài tốt hơn.
Trong khi học sinh tham gia chơi, giáo viên là người động viên, giúp đỡ
các nhóm.
2. Dạy khái niệm số
Giáo viên cho nhiều em tham gia chơi nhất là những em còn yếu kém. Các
em không trực tiếp tham gia chơi thì có thể làm ban giám khảo. Như vậy
em nào cũng có thể được chơi.
Ví dụ: Tiết học các số 1, 2, 3, 4 ,5
Bài 4 ( trang 15- sgk toán 1)
Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi với tên trò chơi “ Thỏ về chuồng”
Giáo viên đính sẵn lên bảng: Nhóm thứ nhất hình 1 cái cốc, nhóm thứ hai
hình 3 con gấu, nhóm thứ ba hình 2 con chim, nhóm thứ tư hình 4 cái bát,
nhóm thứ năm hình 5 quả chuối. Học sinh là “những chú thỏ” được giáo
viên phát cho những tấm thẻ có in các số hoặc hình chấm tròn.
Khi giáo viên phát lệnh các “chú thỏ” về chuồng, các em phải xem kĩ lại
số và hình chấm tròn của mình và về đúng vị trí các hình giáo viên gắn lên
bảng sao cho tương ứng với số lượng hình. “ Chú thỏ” nào gắn số không
đúng số lượng nhóm hình sẽ là những “ chú thỏ” đi lạc đường.( Nhóm1:
hình 1 cái cốc, 1 chấm tròn, số1. Nhóm 2: hình3 con gấu, 3 chấm tròn, số
3. Nhóm 3: hình 2 con chim,2 chấm tròn, số 2. Nhóm 3: hình 4 cái bát, 4
chấm tròn, số 4.
Giáo viên cùng ban giám khảo nhận xét, tuyên dương những học sinh gắn
đúng và nhanh. “Phạt” nhẹ nhàng với các em là những “chú thỏ” lạc
đường.
Trò chơi này có thể chơi cuối giờ toán trong tất cả các tiết dạy khái niệm
số.
3. Các bài cộng, trừ trong phạm vi 10
Trò chơi ở giai đoạn này đòi hỏi các em phải tính toán chính xác. Các bài
điền số, so sánh số, gắn số hoặc phép tính được tổ chức dưới hình thức chơi
tiếp sức.
Ví dụ: Bài phép trừ trong phạm vi 8
Giáo viên chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 8 em
Yêu cầu: Các em chơi theo hình thức tiếp sức. Viết phép trừ trong phạm vi
8. Mỗi em chuẩn bị cho mình 1 viên phấn.
Giáo viên phát lệnh : Viết bảng trừ trong phạm vi 8
8 – 1 = 7 8 – 4 = 4
7
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm- Trß ch¬i trong m«n to¸n líp 1
8 – 2 = 6 8 – 5 = 3
8 – 3 = 5 8 – 6 = 2
8 – 7 = 1
Lần lượt các em lên bảng lớp viết một phép tính trong bảng trừ 8 và không
được trùng nhau. Đội nào nhanh và đúng đội đó sẽ chiến thắng.
Trò chơi này được áp dụng rộng rãi cho tất cả các bài cộng, trừ. Nhiều em
được tham gia chơi. Giáo viên kiểm tra được bài học của học sinh.
4. Bài toán có lời văn
Học sinh được tham gia chơi dưới hình thức viết theo nhóm. Được viết
trên giấy hoặc bảng nhóm. Giáo viên tổ chức trò chơi trong tiết bài toán có
lời văn, giải toán có lời văn.
Ví dụ: bài 4: Nhìn tranh viết tiếp vào chỗ chấm để có bài toán( Trang 116-
gk toán 1)
Bài toán: Có… con chim đậu trên cành, có thêm…con chim bay đến.
Hỏi………………………………………………….?
(Có…4 con chim đậu trên cành, có thêm 2…con chim bay đến.
Hỏi có tất cả bao nhiêucon chim.? )
Giáo viên chia lớp thành các nhóm, có thể nhóm đôi, nhóm 4 em
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ viết tiếp vào chỗ chấm để có
bài toán
Các em trong nhóm sẽ phải tập trung suy nghĩ, trao đổi viết số và câu hỏi
của bài toán vào tấm phiếu mà giáo viên đã chuẩn bị sẵn.
Nhóm nào xong sẽ lên bảng gắn bài của mình.
Giáo viên tuyên dương nhóm làm đúng và nhanh.
Lưu ý: Học sinh có thể viết được nhiều câu hỏi khác nhau
Hỏi tất cả có bao nhiêu con chim?
Hỏi trên cành có tất cả bao nhiêu con chim?
Hỏi có tất cả bao nhiêu con chim trên cành?
Với bài toán như thế này, khi làm bài học sinh dễ bị căng thẳng và nhiều
em còn lúng túng. Nếu áp dụng vào trò chơi thì học sinh sẽ hững thú làm
bài.
5. Các bài ôn tập, luyện tập
Cho học sinh ôn tập dưới dạng trò chơi ngắn gọn. Các em ôn tập tốt mà
không khí lớp học thoải mái. Kiến thức sử dụng trong các bài ôn tập rộng
rãi nên có nhiều điều kiện để các em tham gia vào những trò chơi toán học.
Các em vận dụng nhiều kiến thức một cách linh hoạt.
Ví dụ: Bài: Luyện tập ( Trang 85- sgk toán 1)
Cho học sinh chơi ở cuối tiết học
8
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm- Trß ch¬i trong m«n to¸n líp 1
Giáo chia nhóm mỗi nhóm 6 em. Hai nhóm lên chơi. Sẽ có nhiều nhóm
được lên chơi.
Giáo viên chuẩn bị những hình quả táo bằng tấm bìa mặt nhựa, có thể xoá
và viết lại bất cứ lúc nào. Trên thân những quả táo đó viết những phép tính
cộng hoặc trừ trong phạm vi 7, 8, 9.
Giáo viên tuyên bố tên trò chơi: Gắn cuống lá vào quả
Mỗi em trong đội chơi sẽ được cầm một hình cuống lá trên đó có ghi kết
quả phép tính . Nhiệm vụ của các em sẽ lần lượt lên gắn cuống lá vào thân
quả sao cho kết quả tương ứng với phép tính . Đội nào gắn nhanh và đúng
thì đội đó sẽ chiến thắng.
Trò chơi này áp dụng ở nhiều bài, kể cả những bài cộng trừ trong phạm
vi 100 không nhớ.
GIÁO ÁN TOÁN (LỚP 1)
Bài 56 : Phộp cộng trong phạm vi 10
1. Mục tiờu : Giỳp HS :
- Tiếp tục củng cố, khắc sõu về phộp cộng.
- Thành lập và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 10.
- Biết làm tớnh cộng trong phạm vi 10.
2. Đồ dựng: Cỏc chấm trũn,… tranh phúng to trong sách giáo khoa.
3.Hoạt động:
Thờ
i
gian
Nội dung cỏc hoạt động Phương pháp – Hỡnh thức dạy
học tương ứng
1’
4’
1. Ổn định tổ chức:
2.Bài cũ : Luyện tập
a) Tớnh
9 – 2 – 3 = 9 – 2 – 1 =
9 – 3 – 3 =
*Hỏt
*Gv gọi 2hs lờn bảng làm bài
+ Hs dưới lớp làm ra nhỏp
Gv nhận xét và cho điểm
9
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm- Trß ch¬i trong m«n to¸n líp 1
14’
b) Điền dấu : >, <, =
9 – 2…. 8 – 5 6 – 0… 6 + 0
8 – 4…2 + 3
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài: Phộp cộng trong
phạm vi 10
b) Nội dung:
*Giới thiệu phộp cộng bảng
cộng trong phạm vi 10
*Hướng dẫn hs phộp cộng
9 + 1 = 10 1 + 9 = 10
*Gv hỏi: Trờn bảng cụ cú mấy
hỡnh vuụng?
- Cụ thờm một hỡnh vuụng nữa,
hỏi tất cả mấy hỡnh vuụng?
- Gv : Để thể hiện điều đó ta có
phép tính nào?
- Gv hỏi: 9 cộng 1 bằng mấy?
*Gv chỉ vào hỡnh và nờu bài
toỏn :
Cụ cú 1 hỡnh vuụng , cụ thờm 9
hỡnh vuụng. Hỏi cụ cú tất cả bao
nhiờu hỡnh vuụng?
-Bạn nào cú thể nêu cho cô phép
tính tương ứng?
_ Nhận xột về hai phép tính tương
ứng
9 + 1 = 10
1 + 9 = 10
- Gv núi : Vị trớ của cỏc số trong
hai phép tính đó là khác nhau
nhưng kết quả của hai phép tính
đó là bằng nhau.
* Phộp cộng :
2 + 8 = 10 6 + 4 = 10
8 + 2 = 10 4 + 6 = 10
*Gv giới thiệu và ghi tờn bài
bảng
+ 3 hs nhắc lại đầu bài
*Hs làm theo yờu cầu của gv
- Gv lấy 9 hỡnh vuụng và
hỏi
-3 hs
- Gv gắn thờm một hỡnh
vuụng nữa
- 2 hs
- Gv viột bảng 9 + 1 = 10;
Hs nhắc lại
- 3 hs nhắc lại
-3 hs , gv ghi bảng
1 + 9 = 10
-2 hs
- Hs làm theo yờu cầu của
gv
- 3 hs nhắc lại cỏc phộp
cộng trờn bảng
10
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm- Trß ch¬i trong m«n to¸n líp 1
15’
4’
3 + 7 = 10 5 + 5 = 10
7 + 3 = 10
+ Gv làm tương tự như trên
* Hướng dẫn học sinh thuộc bảng
cộng trong phạm vi 10 :
Gv hỏi:
- 1 cộng 9 bằng mấy?
- 4 cộng mấy bằng 6?
- 3 cộng 7 bằng mấy?
• Nghỉ giải lao
4. Luyện tập:
Bài 1 : Tớnh:
a.) 1 2 3 4 5
+ + + + +
9 8 7 6 5
+Khi đặt tớnh theo cột dọc con
cần lưu ý điều gỡ?
b).
1 + 9 = 2 + 8 = 3 + 7 =
4 + 6 =
9 + 1 = 8 + 2 = 7 + 3 =
6 + 4 =
9 – 1 = 8 – 2 = 7 – 3 =
6 – 3 =
Con cú nhận xột gỡ về hai phộp
tớnh:
1 + 9 = 10 và 9 + 1 = 10?
Bài 2: Số?
Bài 3 : Viết phộp tớnh thớch hợp
6 + 4 = 10 4 + 6 = 10
+ 2 hs
+ 2 hs
+ 2 hs
• Gv yờu hs mở sgk trang
81
*2 hs nờu yờu cầu của bài
- Hs dựa vào bảng cộng
phạm vi 10 để làm
- 3 hs đọc kết quả
- 3 hs lờn bảng làm phần b
- Gv và hs nhận xột
- Cả lớp đọc đồng thanh bài
làm phần b
- 2hs
*2 hs nờu yờu cầu của bài
- Hs làm bài
- 2 hs lờn bảng làm bài
- hs và gv nhận xột
*2 hs nờu yờu cầu của bài
- 3 hs lờn bảng làm bài
- Hs và gv nhận xột
- 2 hs
11
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm- Trß ch¬i trong m«n to¸n líp 1
1’
+ Con hóy nhỡn tranh vẽ đặt một
đề toán tương ứng với phộp tớnh?
5.Củng cố:
Trũ chơi : Xỡ điện
Cách chơi: Giáo viên nờu ra một
phép tính sau đó chỉ định một học
sinh núi kết quả . Nếu học sinh đó
nói được kết quả thỡ cú quyền ra
một phộp tớnh khỏc và chỉ định
một bạn trả lời. Ai nhanh , ai đúng
sẽ được khen.
+ Giáo viên yờu cầu hs nờu phộp
trừ trong phạm vi 7 , 8, 9, 10
Giáo viên dặn dò học sinh về nhà
học thuộc bảng cộng trong phạm
vi 10
6. Dặn dò
* Giáo viên nêu luật chơi và cho
học sinh tham gia chơi.
- Gv nhận xột tiết học
KẾT QUẢ
Trong quá trình giảng dạy tôi đã áp dụng trò chơi trong tiết toán và đã
mang lại hiệu quả cho các em học sinh. Các em rất hứng thú học tập, các
em cảm thấy thoải mái, rất vui khi được tham gia trò chơi học tập toán.
Trong những năm giảng dạy, tôi đã áp dụng trò chơi trong tiết toán như
bài viết trên, học sinh của tôi học tập có nhiều tiến bộ, chất lượng học tập
của các em được nâng lên rõ rệt. Nhiều em đầu năm còn nhút nhát,nhưng
đến giữa năm hoặc cuối năm học, các em đã mạnh dạn tự tin hơn và không
sợ học môn toán nữa.
Năm học 2006 – 2007 , tôi được nhà trường phân công dạy lớp 1B. Điển
hình có em Chu Thị Ngọc, em Nguyễn Thị Sao, em Nguyễn Đình Phong
học nổi trội trong môn toán. Các em Giang, Mạnh, Cường học rất tiến bộ
và không còn nhút nhát như đầu năm học nữa.
Năm học 2007- 2008 này, qua hơn một học kì giảng dạy, tôi thật vui
mừng khi có nhiều em học nổi bật như em Chu Thị Mai, em Chu trần Tú,
em Nguyễn Hữu Phúc, em Nguyễn Thị Kim Anh…Các em Nguyễn Công
Bắc, em Nguyễn Thị Phương Anh, em Chu Hữu Tiên thật sự có nhiều tiến
bộ trong môn toán và có nhiều tự tin trong học tập.
12
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm- Trß ch¬i trong m«n to¸n líp 1
Trên thực tế qua gần hai năm giảng dạy, áp dụng trò chơi trong môn
Toán ở lớp 1, bước đầu tôi đã gặt hái được thành công qua bảng thống kê
sau:
Năm học Sĩ số Giỏi Khá Trung
bình
Yếu
2006-2007 30 hs 23 hs
6,7%
14 hs
16,7%
3 hs
60%
0 hs
0 %
Cuối kì1
2007- 2008
28 hs 21hs
7,1%
14 hs
17,9%
3 hs
60,7%
0 hs
0 %
B. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Trong quá trình giảng dạy, tôi đã áp dụng hình thức cho học sinh làm bài
tập toán qua trò chơi, bước đầu đã có những thành công đối với tôi trong dạy
13
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm- Trß ch¬i trong m«n to¸n líp 1
Toán ở lớp 1. Gặt hái được những thành công đó, tôi thiết nghĩ là nhờ sự lỗ
lực phấn đấu của bản thân trong dạy học, sự nhiệt tình hết mình trong từng
tiết dạy. Hàng ngày, hàng giờ người giáo viên phải tích luỹ cho mình vốn kiến
thức về môn Toán qua tư liệu giảng dạy, sách tham khảo…Luôn luôn học hỏi
bạn đồng nghiệp. Đạt được thành công trong tiết toán, tôi thiết nghĩ người
giáo viên thực sự là “người bạn” của các em học sinh, đọc được trong đầu
mỗi em có những suy nghĩ gì, thích học gì ở môn Toán…qua đó mà thiết kế
được bài dạy phù hợp với đối tượng học sinh với trong tiết dạy nói chung và
với cách Tổ chức trò chơi trong môn Toán lớp 1 nói riêng.Từ đó làm cho học
sinh thích học môn Toán, thực sự chủ động chiếm lĩnh được vốn kiến thức và
làm cho các em không còn sợ học môn Toán nữa.
D.KẾT LUẬN
Trên đây là những kinh nghiệm nhỏ bé đúc rút trong quá trình dạy học
toán lớp 1 của tôi. áp dụng trò chơi vào toán học làm cho cô và trò không
còn căng thẳng trong giảng dạy và học tập. Học sinh nhiều em rất mong
chờ được học toán, đón nhận tiết toán một cách hào hứng. Nhiều em thật sự
tiến bộ về học lực và tự tin, mạnh dạn trong học tập. Mang lại niềm vui học
tập cho các em cũng chính là mang lại niềm vui cho chính bản thân tôi.
Tổ chức trò chơi trong toán học bản thân tôi thấy không phức tạp, không
phải chuẩn bị nhiều. Bài viết của tôi không nhằm áp đặt trò chơi vào tất cả
các bài học. Đó là những kinh nghiệm nhỏ qua thời gian giảng dạy nghiên
cứu theo phương pháp đổi mới lấy học sinh là trung tâm. Cho học sinh học
theo tinh thần “ Học mà chơi, chơi mà học”. Tôi rất mong được sự đóng
góp ý kiến từ các bạn đồng nghiệp, cấp lãnh đạo giáo dục để góp thêm cho
tôi những kinh nghiệm quý báu trong quá trình giảng dạy.
14
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm- Trß ch¬i trong m«n to¸n líp 1
15