Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Nghiên cứu can thiệp nhằm làm giảm ô nhiễm phân (e coli) trong nước uống tại hộ gia đình ở khu vực miền núi, tỉnh lào cai, việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (227.85 KB, 8 trang )

| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
Tạp chí Y tế Công cộng, 11.2011, Số 22 (22) 53
Chúng tôi tiến hành chọn 100 hộ gia đình tại hai xã miền núi trong đó có 50 hộ đã tham gia nghiên
cứu cơ bản về chất lượng nước năm 2009 và được xem là nhóm chứng. Năm 2010, 50 hộ này được
nhận viên khử khuẩn nước AQUATAB và bình trữ nước an toàn 20L (nhóm can thiệp 1). Năm mươi
hộ còn lại được lựa chọn ngẫu nhiên và được nhận bình trữ nước an toàn 20L dùng để trữ nước uống
sau khi đun sôi (nhóm can thiệp 2). Chúng tôi lấy mẫu nước tại mỗi hộ gia đình 2 tuần/lần, trong
vòng 4 tháng của năm 2009 (đối với nhóm chứng) và 2010 (nhóm can thiệp 1 và 2). Mức độ ô nhiễm
E.coli trong nước uống của hộ gia đình từ nhóm can thiệp 1 (GTTB: 1,17 E.coli/100mL, 95% CI:
10,99-17,7) thấp hơn đáng kể so với những mẫu nước được thu thập từ nhóm can thiệp 2 (13,95: 95%
CI: 10,99-17,70) và nhóm chứng (11,38: 95% CI:9,32-13,88) (P <0,001). Trong khi 92% mẫu nước
từ các hộ gia đình của nhóm can thiệp 1 đã đáp ứng được tiêu chuẩn của WHO về nồng độ E.coli
trong nước uống (0 vi khuẩn/100 ml), chỉ có 41,5% và 32,8% mẫu nước uống trong các hộ gia đình
ở nhóm can thiệp 2 và nhóm chứng đạt được tiêu chuẩn này.
Từ khoá: nước uống, nghiên cứu can thiệp, E.coli, AQUATAB, trữ nước an toàn
An intervention study to reduce the faecal (E.
coli) contamination of household drinking
water in a mountainous area, Lao Cai
province, Vietnam
Nguyen Dang Tuan (*), Nguyen Thai Hiep Nhi (**), Phung Dac Cam (***),
Anders Dalgaards (****), , Tsung-Yun Liu (******),Vuong Tuan Anh (******)
A total of 100 households were selected in a longitudinal study conducted in two mountainous
communes in 2009-2010. Fifty households where drinking water boiling practice was common had
been chosen in the baseline study in 2009 as a control group and in 2010 these 50 households were
re-selected and provided water purification tablets together with 20 liter plastic narrow-necked
Nghiên cứu can thiệp nhằm làm giảm ô nhiễm
phân (E.coli) trong nước uống tại hộ gia đình ở
khu vực miền núi, tỉnh Lào Cai, Việt Nam
Nguyễn Đăng Tuấn(*), Nguyễn Thái Hiệp Nhi(**), Phùng Đắc Cam(***),
Anders Dalgaards(****), , Tsung-Yun Liu(******),Vương Tuấn Anh(******)
54 Tạp chí Y tế Công cộng, 11.2011, Số 22 (22)


| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
1. Đặt vấn đề
Ở các nước đang phát triển, nhiễm phân trong
nước uống rất phổ biến ở khu vực nông thôn và miền
núi. Ô nhiễm thường xảy ra trong quá trình lấy
nước, vận chuyển và trữ nước từ nguồn nước đến hộ
gia đình [1]. Ở Việt nam, ô nhiễm phân trong nước
uống còn xảy ra thậm chí là sau khi nước đã qua xử
lý bằng đun sôi. Một nghiên cứu trước đây tiến hành
tại khu vực Tây Nguyên năm 2004 đã tìm thấy 25%
những mẫu nước đã đun sôi tại hộ gia đình có nhiễm
coliform chòu nhiệt có nguồn gốc từ phân người và
động vật [2]. Những yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến
việc nhiễm phân trong nước uống tại cấp hộ gia
đình được xác đònh là do sử dụng các dụng cụ trữ
nước và phương pháp lấy nước từ bình trữ nước
không hợp vệ sinh, hoặc bình trữ nước không an
toàn (không đậy nắp hoặc đậy nắp sơ sài) [1,3].
Việc xử lý nước tại hộ gia đình bằng hoá chất,
thường là chlor kết hợp với sử dụng bình trữ nước
an toàn miệng nhỏ đã được triển khai ở nhiều nước
như là Kenya và Bolivia [4,5] và kết quả cho thấy
can thiệp bằng phương pháp này có thể cải thiện
chất lượng nước và làm giảm nguy cơ gây tiêu chảy
[6,7].
Lào Cai là một tỉnh miền núi phía Bắc với
những khó khăn về tiếp cận nước sạch. Năm 2007
chính phủ đã triển khai Chương trình Mục tiêu Quốc
gia giai đoạn II (NTP-II) về cải thiện điều kiện cấp
nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tại tỉnh

Lào Cai. NTP-II tại Lào Cai tập trung vào hỗ trợ các
containers (intervention 1 group). We selected another 50 households which stored drinking water
after boiling in 20 L plastic narrow-necked containers (intervention 2 group). Treated drinking water
samples were collected biweekly during four months of intervention in 2009 (control) and 2010
(intervention 1 and 2). E.coli contamination level of household drinking water from the intervention
1 group (geometric mean: 1.17 E.coli/100mL, 95% CI: 10.99-17.7) was significantly lower than those
from the intervention 2 (13.95, 95% CI: 10.99-17.70) and the control group (11.38, 95% CI: 9.32-
13.88) (P<0.001). While 92% of samples from households of the intervention 1 group met WHO
guidelines for 0 E.coli/100 ml, only 41.5% and 32.8% samples in the intervention 2 and control
households met such a benchmark.
Key words: drinking water, intervention study, E.coli, AQUATAB tablet, safe storage.
Tác giả
(*) ThS. Nguyễn Đăng Tuấn, điều phối viên dự án SANIVAT, Viện Vệ sinh Dòch tễ Trung ương, số 1 Yersin,
Hà Nội. Điện thoại: 043. 8219074. Fax: 043.9719045. Email:
(**) GS. TS. Phùng Đắc Cam, Phòng Nghiên cứu các nhiễm khuẩn đường ruột, Khoa Vi Khuẩn, Viện VSDT
Trung Ương, Hà nội. Tel: +84 38219074, email:
(***) GS. TS. Anders Dalsgaard, Trường ĐH Khoa Học Cuộc Sống, ĐH Copenhagen, Đan Mạch.
Email:
(****) ThS. BS. Nguyễn Thái Hiệp Nhi, Phòng Vi Sinh Nước, Viện Y học Lao động và Vệ sinh Môi trường
Trung ương. Email:
(*****) TS. Tsung-Yun Liu, Khoa Y học Lao động và Sức khoẻ Môi trường, ĐH Yang Ming, Đài Loan.
Email:
(******) TS. BS. Vương Tuấn Anh, Phòng Nghiên cứu các Nhiễm khuẩn Đường ruột, Khoa Vi khuẩn, Viện Vệ sinh
Dòch tễ Trung ương, 1 Yersin, Hà nội. Tel: +84 943901375. Email:
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
Tạp chí Y tế Công cộng, 11.2011, Số 22 (22) 55
loại hình khác nhau trong việc cung cấp nước sạch;
xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh tại các trạm y tế xã,
tại trường học và tại hộ gia đình; xây dựng cơ sở
chăn nuôi hợp vệ sinh và tập trung vào các hoạt

động, thông tin, giáo dục, truyền thông (IEC) trong
các trường học và các cơ sở y tế công cộng. Trong
6 tháng cuối năm 2007, số hộ gia đình được tiếp cận
với nước sạch chiếm 65% trong đó 21% sử dụng
nguồn nước giếng đào, 43% sử dụng nước cấp và
2% sử dụng nước giếng khoan [8].
Năm 2007 Cơ quan Hợp tác Phát triển Đan
Mạch (DANIDA) đã tài trợ dự án "Đánh giá tác
động của việc cải thiện điều kiện cấp nước, vệ sinh
môi trường và hành vi vệ sinh tới sức khoẻ của
người dân ở tỉnh Lào Cai" (SANIVAT). Dự án này
được tiến hành tại hai xã miền núi (Hợp Thành và
Tả Phời) của tỉnh Lào Cai. Năm 2009, dự án đã tiến
hành nghiên cứu đánh giá cơ bản về chất lượng nước
uống từ các nguồn nước đến hộ gia đình. Kết quả
nghiên cứu từ nghiên cứu này cho thấy vẫn còn một
số lượng đáng kể mẫu nước đã qua xử lý (đun sôi)
bò ô nhiễm phân (E.coli) (số liệu chưa công bố). Do
đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu can thiệp để
đánh giá việc xử lý bằng chlor ngay tại hộ gia đình
kết hợp lưu trữ an toàn có tác động như thế nào
trong việc giảm ô nhiễm E.coli trong nước uống tại
hộ gia đình.
Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá hiệu quả nghiên cứu can thiệp có
nhóm đối chứng ở quy mô nhỏ với mục đích giảm
thiểu ô nhiễm E.coli trong nước uống tại hộ gia đình
ở Lào Cai, tỉnh miền núi phía Bắc của Việt Nam.
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Đòa điểm nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành tại hai xã miền núi
của thành phố Lào Cai: Tả Phời và Hợp Thành. Tả
Phời và Hợp Thành là hai xã vùng cao đặc biệt khó
khăn của thành phố Lào Cai (tỉnh Lào Cai), cách
trung tâm thành phố Lào Cai khoảng 20 km với 40%
hộ gia đình tại 2 xã này được sếp vào dạng hộ
nghèo. 93% và 81% dân số của xã Hợp Thành và
Tả Phời là dân tộc thiểu số trong đó người Tày,
Dáy, Dao chiếm đa số [9]. Thu nhập chính của
người dân đòa phương là từ nông-lâm nghiệp. Phần
lớn các hộ gia đình thuộc 2 xã phân bố ở các
thôn/bản nhỏ nằm rải rác.
2.2. Thiết kế nghiên cứu và lựa chọn hộ
gia đình
Nghiên cứu cơ bản về chất lượng nước đã được
tiến hành từ tháng 04 - 09/2009. Mục tiêu của
nghiên cứu cơ bản là xác đònh và đánh giá các yếu
tố nguy cơ đối với việc ô nhiễm E.coli tại nguồn
nước, tại bể trữ nước uống chưa qua xử lý và tại
bình trữ nước uống đã qua xử lý ở hộ gia đình.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi chọn ngẫu nhiên
50 hộ gia đình có ít nhất một trẻ em dưới 5 tuổi. Tại
mỗi hộ gia đình, chúng tôi thu thập hai mẫu nước
khác nhau bao gồm mẫu nước từ bể trữ nước uống
chưa qua xử lý và từ bình trữ nước đã qua xử lý.
Mẫu nước đã qua xử lý được lấy trực tiếp từ bình
đựng nước uống.
Nghiên cứu can thiệp được tiến hành từ tháng
07 - 11/2010 và thiết kế như một nghiên cứu can
thiệp quy mô nhỏ. Chúng tôi đã cung cấp hai hình

thức can thiệp khác nhau cho 100 hộ gia đình có trẻ
em dưới 5 tuổi, chia thành hai nhóm, mỗi nhóm 50
hộ. Năm mươi hộ đầu tiên (nhóm can thiệp 1) được
chọn lại từ nghiên cứu cơ bản về chất lượng nước
năm 2009 như đã đề cập ở trên và được cung cấp
viên khử khuẩn nước AQUATAB và bình trữ nước
an toàn 20 lít. Năm mươi hộ gia đình còn lại (nhóm
can thiệp 2), phù hợp với nhóm can thiệp 1 về tình
trạng kinh tế xã hội và chỉ được cung cấp bình trữ
nước an toàn 20 lít. Viên khử khuẩn nước
AQUATAB và bình trữ nước an toàn 20 lít được
Hình 1. Đòa điểm nghiên cứu tại Lào Cai (mũi tên)
56 Tạp chí Y tế Công cộng, 11.2011, Số 22 (22)
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
cung cấp miễn phí cho các hộ gia đình tham gia
nghiên cứu. Trong quá trình can thiệp, để tránh việc
sai số về thông tin giữa nhóm can thiệp 1 và can
thiệp 2, chúng tôi lựa chọn các hộ gia đình trong
nhóm can thiệp 1 từ các thôn khác với các hộ gia
đình của nhóm can thiệp 2. Số liệu về chất lượng
nước cũng như thông tin về thực hành trữ nước và
xử lý nước của 50 hộ gia đình trong nghiên cứu cơ
bản được sử dụng như là nhóm chứng.
2.3. Phương pháp lấy mẫu nước và phân
tích mẫu nước
Chúng tôi sử dụng chai thủy tinh vô trùng dung
tích 330 ml để thu thập 250 ml nước từ bình trữ nước
uống của hộ gia đình. Ở nhóm can thiệp 1, mẫu
nước được thu thập sau khi nước đã qua xử lý bằng
viên khử khuẩn AQUATAB ít nhất là 30 phút. Ở

nhóm can thiệp 2, mẫu nước được lấy trực tiếp từ
bình trữ nước uống đã qua xử lý của hộ gia đình.
Mẫu nước ở nhóm chứng cũng lấy tương tự như
nhóm can thiệp 2.
Chúng tôi thu thập mẫu nước 2 tuần/lần trong
vòng 4 tháng, 2 tháng trong mùa mưa và 2 tháng
trong mùa khô ở nhóm chứng (2009) và 2 nhóm can
thiệp (2010). Tổng số mẫu đã thu thập ở nhóm
chứng là 400 mẫu và ở 2 nhóm can thiệp là 800
mẫu. Mẫu nước được bảo quản lạnh ở nhiệt độ 4-
5
0
C ngay sau khi lấy và vận chuyển từ nơi lấy mẫu
về phòng thí nghiệm trong cùng một ngày cho đến
khi phân tích. Tại khoa Vi sinh của Trung tâm Y tế
Dự phòng Lào Cai, chúng tôi sử dụng phương pháp
màng lọc theo sự hướng dẫn của WHO [10] và môi
trường chọn lọc Chromogenic cho E.coli (CM1046,
Oxoid, Hampshire, UK) để phân tích tìm và đếm
E.coli trong mẫu nước.
2.4. Phân tích số liệu thống kê
Như đã đề cập ở trên, chúng tôi sử dụng số liệu
lấy từ nghiên cứu cơ bản về chất lượng nước để làm
số liệu của nhóm chứng. Để nhất quán giữa các
nhóm, chúng tôi sử dụng số liệu chất lượng nước của
2 tháng mùa khô và 2 tháng mùa mưa ở cả 3 nhóm.
Tổng số mẫu từ 3 nhóm dùng cho phân tích thống
kê và báo cáo là 1.200 mẫu. Số liệu được nhập bằng
phần mềm Microsoft Access 2003 và phân tích
thống kê bằng phần mềm SPSS 17. Giá trò trung

bình (GTTB) cũng được sử dụng để tính và so sánh
nồng độ E.coli ở mỗi nhóm. Do số lượng vi khuẩn
có xu hướng phân bố lệch chuẩn nên phân tích
thống kê chỉ được tiến hành sau khi số lượng E.coli
đã chuyển đổi sang giá trò log10 để số liệu được quy
về phân bố chuẩn. Để sử dụng cho mục đích này, số
liệu E.coli có giá trò 0 được mặc đònh có giá trò 1 để
không làm mất số liệu khi chuyển đổi [11,12].
Chúng tôi cũng sử dụng các kiểm đònh thống kê
như Student T, Kruskal-Wallis, Chi-square (Khi
bình phương)/Fisher's exact) và ANOVA một chiều
để phân tích và so sánh GTTB giữa các nhóm can
thiệp và nhóm chứng. Giá trò P<0.05 được xem như
là giá trò có ý nghóa về mặt thống kê.
3. Kết quả
Bảng 1 cho thấy ô nhiễm E.coli trong mẫu nước
giữa ba nhóm nghiên cứu trong mùa mưa và mùa
khô. Tỷ lệ mẫu có E.coli của nhóm chứng, nhóm can
thiệp 1 và nhóm can thiệp 2 lần lượt là 67,25%,
7,75% và 58,5%. Tỉ lệ mẫu có E.coli ở nhóm can
thiệp 1 thấp hơn có ý nghóa thống kê so với nhóm
chứng và nhóm can thiệp 2 (P<0,001, ÷2). Vào mùa
mưa, số mẫu có E.coli ở nhóm chứng (70%) và
nhóm can thiệp 2 (73,5%) cao hơn so với số mẫu có
E.coli vào mùa khô (64,5% và 43,5%). Tuy nhiên,
chúng tôi không thấy có sự khác biệt về số lượng
các mẫu có E.coli của nhóm can thiệp 1 giữa hai
mùa: mùa mưa và mùa khô.
Hình 2 cho thấy kết quả ô nhiễm E.coli trong
nước uống của 3 nhóm được phân loại theo mức độ

phân loại nguy cơ của WHO đối với chất lượng nước
uống [13]. WHO phân loại các mức độ nguy cơ về
ô nhiễm phân trong nước uống thành 5 cấp độ dựa
theo số lượng E.coli/100ml nước: 0 (mức không có
nguy cơ), 1-10 (nguy cơ thấp), 11-100 (nguy cơ
trung bình), 101-1.000 (nguy cơ cao) và >1.000
E.coli/100ml (nguy cơ rất cao).
Bảng 1. Tỷ lệ các mẫu có E.coli trong ba nhóm
nghiên cứu
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
Tạp chí Y tế Công cộng, 11.2011, Số 22 (22) 57
Dựa trên sự phân loại nguy cơ này của WHO,
không có mẫu nào của hai nhóm can thiệp thuộc
mức nguy cơ rất cao (>1.000 vi khuẩn/100ml) trong
khi đó chỉ có duy nhất một mẫu (0,3%) ở nhóm hộ
gia đình chứng thuộc mức này. Hầu hết mẫu nước ở
nhóm can thiệp 1 (92%) thuộc mức không có nguy
cơ, trong đó không có mẫu nào trong nhóm này rơi
vào mức nguy cơ cao. Gần 42% các mẫu nước của
nhóm can thiệp 2 thuộc mức không có nguy cơ và
hơn 1/2 số mẫu (54%) đều có nhiễm từ 10-1.000
E.coli/100mL. Chỉ có 5% số mẫu của nhóm này
thuộc mức nguy cơ thấp. Ở nhóm đối chứng, một số
lượng mẫu đáng kể thuộc mức nguy cơ trung bình
(38,5%), tiếp theo là mức không có nguy cơ
(32,8%), mức nguy cơ thấp (14,8%) và mức nguy cơ
cao (13,8%). Số lượng E.coli cao nhất của nhóm
can thiệp 1, can thiệp 2 và nhóm đối chứng lần lượt
là 80; 1.000 và 1.500 E.coli/100ml. Tóm lại, 92% số
lượng mẫu từ nhóm can thiệp 1, 41,5% thuộc nhóm

can thiệp 2 và 32,8% đạt được tiêu chuẩn vi sinh đối
với nước uống theo hướng dẫn của WHO.
Có sự khác biệt có ý nghóa về thống kê giữa 3
nhóm nghiên cứu ở các mức nguy cơ (P<0,001, ÷2).
Nhìn chung, tỷ lệ mẫu của nhóm can thiệp 2 thuộc
mức nguy cơ cao là cao hơn (30,5%) so với nhóm
chứng (13,8%). Điều đó trái ngược với mong đợi
của chúng tôi là bình trữ nước an toàn có thể làm
giảm nồng độ ô nhiễm E.coli. Kết quả này cũng cho
thấy một số lượng lớn mẫu ở nhóm can thiệp 2 thuộc
mức nguy cơ trung bình và nguy cơ cao.
Bảng 2 cho thấy GTTB và khoảng tin cậy 95%
(95% CIs) của mẫu nước ở các nhóm nghiên cứu.
GTTB của nhóm đối chứng, nhóm can thiệp 1 và
nhóm can thiệp 2 lần lượt là 11,38 (95% CI: 9,32 -
13,88); 1.17 (95% CI: 1,09 - 1,25) và 13,95 (95%
CI: 10,99 - 17,70) E.coli/100ml. GTTB của nồng độ
E.coli ở nhóm can thiệp 1 thấp hơn có ý nghóa thống
kê so với GTTB của nhóm can thiệp 2 và nhóm đối
chứng (P<0,001,
α
2
).
Bảng 3 trình bày GTTB E.coli ở tất cả các nhóm
nghiên cứu được chia theo từng đợt lấy mẫu. Ở 8 lần
lấy mẫu, GTTB E.coli ở các mẫu nước của nhóm
can thiệp 1 luôn luôn thấp hơn so với GTTB của
nhóm can thiệp 2 và nhóm chứng. GTTB cao nhất
của nhóm can thiệp 2 là 68,2 (95% CI: 39,25 -
116,75) ở lần lấy mẫu thứ 3, trong khi đó GTTB cao

nhất của nhóm can thiệp 1 chỉ là 1,41 (95% CI: 1,03
- 1,92) ở lần lấy mẫu cuối cùng và của nhóm chứng
là 17,95 (95% CI: 9,78 - 32,46) ở lần lấy mẫu thứ 6.
Tính đến cuối nghiên cứu, GTTB của E.coli của
nhóm can thiệp 1, can thiệp 2 và nhóm chứng lần
lượt là 1,41 (95% CI: 1,03 - 1,92); 6,43 (95% CI:
3,35 - 12,18) và 5,08 (95% CI: 3,06 - 8,33) và sự
khác biệt này cũng có ý nghóa về mặt thống kê (P
<0,001).
4. Bàn luận
Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá hiệu
quả giảm ô nhiễm phân (E.coli) trong nước đã qua
Hình 2. Tỷ lệ mẫu dựa trên phân loại nguy cơ của
WHO (N=1.200)
Bảng 2. Giá trò trung bình (GTTB) của E.coli trong
nước uống ở các nhóm nghiên cứu
Bảng 3. GTTB của E.coli trong bình trữ nước uống
hộ gia đình ở mỗi lần lấy mẫu
(b: Kiểm đònh phi tham số Kruskal Wallis)
58 Tạp chí Y tế Công cộng, 11.2011, Số 22 (22)
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
xử lý tại cấp hộ gia đình bằng can thiệp quy mô nhỏ
với xử lý chlor kết hợp với bình chứa an toàn tại hộ
gia đình. Kết quả nghiên cứu đã chứng minh sau 4
tháng can thiệp, các hộ gia đình sử dụng phương
pháp đơn giản, chi phí thấp, chất lượng nước uống
tại các hộ gia đình nhận can thiệp đã được cải thiện
đáng kể. Kết quả này cũng phù hợp với những kết
quả của các nghiên cứu can thiệp tương tự trước đây
ở Zambia [14], Bolivia [5] và Uzbekistan [7]. Kết

quả vi sinh trong nghiên cứu này cho thấy 92,25%
và 41,5% mẫu nước từ nhóm can thiệp 1 và nhóm
can thiệp 2 không nhiễm E.coli.
Trong nghiên cứu này chúng tôi đã đưa ra hai
phát hiện chính: i) viên khử khuẩn nước AQUATAB
kết hợp với bình trữ nước an toàn là một phương
pháp hiệu quả trong việc giảm thiểu và ngăn ngừa
ô nhiễm phân trong nước uống; ii) không có sự khác
biệt đáng kể giữa các hộ gia đình sử dụng bình trữ
nước an toàn kết hợp với đun sôi và các hộ gia đình
chỉ đun sôi.
4.1. Hiệu quả xử lý bằng Chlor kết hợp với
bình trữ nước an toàn trong việc giảm ô
nhiễm E.coli trong nước uống đã qua xử lý
Nghiên cứu can thiệp này hứa hẹn cung cấp một
phương pháp xử lý nước an toàn về mặt vi sinh cho
khu vực nông thôn và miền núi. Trong khi nguồn
cung cấp bằng nước máy chưa nhiều và những hành
vi xử lý nước uống an tòan vẫn còn hạn chế ở khu
vực nông thôn, đặc biệt là ở các dân tộc thiểu số thì
việc khử trùng nước tại hộ gia đình kết hợp với bình
trữ nước an toàn là một can thiệp an toàn có thể
nhanh chóng phổ biến vì có giá thành rẻ, dễ sử dụng
và thích nghi với các điều kiện khác nhau. Một
nghiên cứu trước đây được tiến hành ở vùng nông
thôn Việt Nam chỉ ra rằng, chi phí cho việc thực
hành đun sôi nước hàng năm lớn hơn nhiều so với
chi phí xử lý một khối lượng nước tương đương bằng
viên khử khuẩn nước [11].
Trong suốt 4 tháng tiến hành nghiên cứu, việc

sử dụng viên khử khuẩn nước AQUATAB tại hộ gia
đình có liên quan đến việc giảm đáng kể vi khuẩn
E.coli trong nước uống. Can thiệp này cũng cải
thiện đáng kể chất lượng nước uống và đáp ứng
được tiêu chuẩn của WHO về an toàn đối với nước
uống. Tỷ lệ mẫu nước đạt tiêu chuẩn của WHO ở
nhóm can thiệp 1 là rất cao (92,25%) và cao hơn
nhiều so với nhóm can thiệp 2 và nhóm đối chứng
(41,5% và 32,8%). Trong khi viên khử khuẩn nước
AQUATAB đã được sử dụng rộng rãi, thường xuyên
trong các trường hợp khẩn cấp và ở những cộng
đồng dễ bò tổn thương [15], nghiên cứu này là một
trong những nghiên cứu can thiệp đầu tiên được tiến
hành để đánh giá tiềm năng của việc khử khuẩn
nước trong việc cải thiện chất lượng nước uống tại
vùng miền núi phía Bắc Việt Nam.
4.2. So sánh giữa việc đun sôi kết hợp với
bình trữ nước an toàn và đun sôi
Tổng số mẫu có E.coli ở nhóm chứng (67,25%)
cao hơn số mẫu có E.coli của nhóm can thiệp 2
(58,5%). Tuy nhiên, ngược lại GTTB của E.coli ở
nhóm can thiệp 2 lại cao hơn GTTB ở nhóm đối
chứng (13,95 E.coli/100ml [95% CI: 10,99-17,70]
so với 11,38 E.coli/100ml [95% CI: 9,32-13,88]).
Như chúng ta đã đề cập ở phần phương pháp nghiên
cứu, các hộ gia đình ở nhóm can thiệp 2 sử dụng
bình trữ nước an toàn 20 lít còn các hộ gia đình ở
nhóm chứng không nhận can thiệp. Thông thường,
người dân ở nhóm chứng thường trữ nước bằng các
dụng cụ truyền thống dung tích nhỏ, cổ to như ấm

nhôm hoặc bình nhựa… Kết quả vi sinh của nghiên
cứu này chỉ ra rằng nếu chỉ sử dụng bình trữ nước
an toàn sẽ không có nhiều hiệu quả bảo vệ nước
uống ô nhiễm vi sinh so với dụng cụ trữ nước thông
thường. Kết quả này phù hợp với một nghiên cứu
được tiến hành ở Indonesia năm 2005 [14] nhưng
trái ngược với một vài nghiên cứu khác trước đây
cho thấy rằng sử dụng bình trữ nước cải tiến có thể
bảo vệ được chất lượng nước bằng cách ngăn ngừa
tái nhiễm [1]. Kết quả trái ngược này có thể giải
thích được bởi vài lý do sau: i) thời gian trữ nước
uống trong bình ở nhóm can thiệp 2 và nhóm chứng
là khác nhau. Bình chứa nước ở nhóm can thiệp 2
có dung tích lớn hơn (20 lít) bình chứa nước ở nhóm
chứng (khoảng 5 lít). Khi bình trữ nước an toàn được
đổ đầy nước đun sôi, người dân thường sử dụng cho
đến khi hết nước thì mới đổ thêm nước mới. Thời
gian lưu trữ lâu hơn cũng là cơ hội để nước bò tái ô
nhiễm E.coli; ii) hành vi và thực hành trữ nước ở hai
nhóm cũng khác nhau. Người dân ở nhóm chứng
thường vệ sinh bình chứa thường xuyên hơn người
dân ở nhóm can thiệp 2 (54% người dân ở nhóm
chứng vệ sinh bình chứa hàng ngày trong khi một số
lượng tương đương người dân ở nhóm can thiệp 2 vệ
sinh bình hàng tháng). Bình chứa bẩn cũng là một
nguyên nhân nữa làm tăng cơ hội tái nhiễm E.coli.
Kết quả này nhấn mạnh rằng xử lý bằng chlor và
thay đổi hành vi vệ sinh (ví dụ: rửa bình thường
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
Tạp chí Y tế Công cộng, 11.2011, Số 22 (22) 59

xuyên hàng ngày hoặc 2 ngày/1 lần đối với bình
chứa 20 L) trong khi trữ nước uống quan trọng hơn
là dụng cụ trữ nước trong việc phòng chống tái ô
nhiễm vi sinh nước. Những lý do này lý giải tại sao
một vài hộ gia đình của nhóm can thiệp 2 có số
lượng E.coli cao hơn và lặp đi lặp lại ở một vài lần
lấy mẫu.
5. Kết luận và khuyến nghò
Xử lý và dự trữ nước uống an toàn là một bước
rất quan trọng trong việc phòng tránh nhiễm phân
(E.coli) trong nước uống. Hành vi này có thể được
phổ biến với chi phí thấp từ các hộ gia đình, đặc biệt
là tại các cộng đồng dân cư nghèo. Chương trình cấp
nước an toàn ở cộng đồng nên chú trọng hơn vào
việc bảo đảm nước uống an toàn tại điểm sử dụng
(tại hộ gia đình).
Kết quả nghiên cứu cho thấy các hộ gia đình ở
khu vực miền núi phía bắc Việt Nam đã thành công
trong việc áp dụng biện pháp xử lý và trữ nước đơn
giản, rẻ tiền để cải thiện chất lượng nước uống.
Bình trữ nước an toàn có cấu tạo bền, đẹp và được
tất cả người dân chấp nhận sử dụng. Chúng tôi
không tiến hành đánh giá hiệu quả của biện pháp
xử lý và trữ nước an toàn này trong việc phòng
chống bệnh tiêu chảy vì nghiên cứu này tập trung
đánh giá sự chấp nhận và hiệu quả của can thiệp
trong việc cải thiện chất lượng nước tại cộng đồng
dân cư nói trên. Trên thế giới, việc cung cấp nước
máy, cải thiện hành vi vệ sinh và xử lý các nguồn
chất thải của con người và gia súc là những chương

trình lâu dài và toàn diện để phòng ngừa các bệnh
lây truyền qua đường nước. Tuy nhiên các chương
trình như vậy thường mất nhiều thời gian và chi phí
đầu tư cao. Vì vậy, khử trùng nước tại điểm sử dụng
kết hợp với bình trữ nước an toàn có thể là một biện
pháp can thiệp trung hạn bền vững để cải thiện chất
lượng nước và phòng chống bệnh lây truyền qua
đường nước ở Việt Nam.
Chúng tôi đưa ra một vài khuyến nghò sau đây
dựa vào những hiểu biết về phương pháp trữ nước
cải tiến và xử lý nước tại điểm sử dụng ở cấp hộ gia
đình:
1) Khử trùng nước tại điểm sử dụng chi phí thấp
hơn, an toàn hơn và dễ thực hiện hơn là đun sôi. Và
khi kết hợp với bình trữ nước an toàn thì được xem
là một phương tiện hiệu quả trong việc đảm bảo
chất lượng nước uống tại hộ gia đình;
2) Tại những cộng đồng nơi mà nguồn nước cấp
không an toàn và đun sôi nước vẫn là phổ biến thì
nên nhấn mạnh giáo dục hành vi vệ sinh (rửa tay
bằng xà phòng) và lựa chọn hình thức trữ nước phù
hợp như việc sử dụng ấm đun nước và dụng cụ trữ
nước an toàn sau khi đun.
Lời cảm ơn: Nhóm tác giả xin chân thành dự án
SANIVAT đã giúp đỡ về mặt tài chính trong suốt
quá trình thực hiện nghiên cứu. Cảm ơn sự giúp đỡ
của các nhân viên y tế tại TTYTDP Lào Cai, cán bộ
y tế tại hai xã Tả Phời, Hợp Thành đã giúp đỡ tận
tình trong quá trình thu thập và phân tích mẫu nước.
Cảm ơn Cty Zuellig Việt nam đã hỗ trợ kỹ thuật

trong quá trình sử dụng viên khử khuẩn Aquatab.
60 Tạp chí Y tế Công cộng, 11.2011, Số 22 (22)
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
Tài liệu tham khảo
1. Wright, J., S. Gundry, et al. (2004). Household drinking
water in developing countries: a systematic review of
microbiological contamination between source and point-
of-use.Trop Med Int Health 9(1): 106-117
2. Anh, V. T., M
∅lbak, K., Cam, P. D., & Dalsgaard, A,
(2010), "Factors Associated with Faecal Contamination of
Household Drinking Water in a Rural Area, Vietnam," in
Sustainability in Food and Water, 18 edn, A. Sumi et al.,
eds., Springer Netherlands, pp. 123-136.
3. Sobsey, M. D, (2002). Managing water in the home:
accelerated health gains for improved water supply. World
Health Organization: Sanitation and Health. Geneva: World
Health Organization.
4. Makutsa, P., Nzaku, K., Ogutu, P., Barasa, P., Ombeki, S.,
Mwaki, A., & Quick, R. E, (2006). Challenges in
implementing a point of use water quality intervention in
rural Kenya. Am J Public Health 91(10): 1571-1573.
5. Quick, R. E., Venczel, L. V., Gonzalez, O., Mintz, E. D.,
Highsmith, A. K., Espada, A., Damiani, N. H., DeHannover,
E. H., & Tauxe, R. V, (1996). Narrow-mouthed water
storage vessels and in situ chlorination in a Bolivian
community: A simple method to improve drinking water
quality. Am J Trop Med Hyg 54(5): 511-516.
6. Quick, R. E., Venczel, L. V., Mintz, E. D., Soleto, L.,
Aparicio, J., Ginonaz, M., Hutwagner, L., Greene, K., Bopp,

C., Maloney, Sobsey M.D., & Tauxe, R. V, (1999). Diarrhea
prevention in Bolivia through point-of-use disinfection and
safe storage: a promising new strategy. Epidemiol Infect
122: 83-90.
7. Semenza, J. C., Roberts, L., Henderson, A., Bogan, J., &
Rubin, C. H, (1998). Water distribution system and diarrheal
disease transmission: a case study in Uzbekistan. Am J Trop
Med Hyg, 59(6): 941-946.
8. Trung tâm cấp nước và Vệ sinh môi trường nông thôn -
CERWASS (2008). .
9. Sách thống kê (2008). Chi cục thống kê tỉnh Lào Cai, Việt
Nam.
10. Membrane filtration method for detection and
enumeration of coliform organisms, thermotolerant
coliform organisms and presumptive Escherichia coli,
(1997). World Health Organization guidelines for drinking
water quality volume 3: 61-62
11. Clasen, T.F., H. Thao do. et al. (2008). Microbiological
effectiveness and cost of boiling to disinfect drinking water
in rural Vietnam. Environ Sci Technol 42(12): 4255-4260.
12. Luby S, Agboatwalla M. Razz A, Sobel J. A low-cost
intervention for cleaner drinking water in Karachi, Pakistan
In J Infect Dis. (2001); 5(3): 144-150
13. WHO, (2010). Water for health: WHO Guidelines for
Drinking-water Quality. Geneva: World Health
Organization.
14. Gupta, S. K., A. Suatio,et al. (2007). Factors associated
with E.coli contamination of household drinking water
among tsunami and earthquake survivors, Indonesia. Am J
Trop Med Hyg 76 (6): 1158-1162.

15. Quick, R. E., A. Kimura, et al. (2002). Diarrhea
prevention through household level water disinfection and
safe storage in Zambia. Am J Trop Med Hyg 66(5): 584-589.
16. Clasen T, Tanveer F. Saefd, S., Boisson, Paul
Edmondson & Oleg Shipin, (2007). Household water
treatment using sodium dichloroisocy anurate (NaDCC).
Am J Trop Med Hyg, 76(1):187-192.

×