Tải bản đầy đủ (.doc) (70 trang)

Hoàn thiện quy trình nhập khẩu sản phẩm của công ty TNHH máy tính Vĩnh Xuân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (489.74 KB, 70 trang )


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
o0o
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
Đề tài:
HOÀN THIỆN QUY TRÌNH NHẬP KHẨU SẢN PHẨM CỦA
CÔNG TY TNHH MÁY TÍNH VĨNH XUÂN
Sinh viên thực hiện : Đào Quỳnh Hoa
Lớp : QTKD CN & XD 51C
Mã sinh viên : CQ511433
Giáo viên hướng dẫn : Th.S Đặng Thị Kim Thoa
Hà Nội, 2012
Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S Đặng Thị Kim Thoa
MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC VIẾT TẮT 5
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ 5
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH MÁY TÍNH VĨNH XUÂN3
1.1. Giới thiệu chung về công ty TNHH máy tính Vĩnh Xuân 3
1.1.1. Thông tin chung công ty 3
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 3
1.1.3. Cơ cấu tổ chức của công ty 4
1.1.4. Một số kết quả sản xuất kinh doanh chủ yếu của công ty 6
1.2. Một số điểm kinh tế kỹ thuật của công ty TNHH máy tính Vĩnh Xuân 9
1.2.1. Đặc điểm sản phẩm và thị trường 9
1.2.2. Đặc điểm nhà cung cấp 11
1.2.3. Đặc điểm cơ sở vật chất và trang thiết bị 12
1.2.4. Đặc điểm laođộng và điều kiện lao động 13


1.2.5. Đặc điểm vốn kinh doanh 15
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY TR̀NH NHẬP KHẨU SẢN PHẨM CỦA
CÔNG TY TNHH MÁY TÍNH VĨNH XUÂN 18
2.1. Đặc điểm sản phẩm 18
2.2. Quy trình nhập khẩu sản phẩm 21
2.2.1. Lưu đồ mua hàng hóa nhập khẩu 21
Nguồn: Phòng phát triển thị trường 22
2.2.2. Quy trình nhập khẩu sản phẩm 22
2.3. Thực trạng hoạt động nhập khẩu của công ty TNHH máy tính Vĩnh Xuân
25
2.3.1. Việc thực hiện quy trình nhập khẩu 25
2.3.2. Nhân viên thực hiện quá trình nhập khẩu 39
2.4. Những nhân tố tác động tới hiệu quả của quá trình nhập khẩu 41
2.4.1. Nhân tố khách quan 41
2.4.1.1. Chế độ, chính sách, luật pháp trong nước và quốc tế 41
2.4.1.2. Tỷ giá hối đoái và tỷ suất ngoại tệ hàng nhập khẩu 42
2.4.1.3. Ảnh hưởng của biến động thị trường trong nước và ngoài nước 42
2.4.1.4. Nhân tố công nghệ 43
Sinh viên: Đào Quỳnh Hoa
Mã SV: CQ511433
Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S Đặng Thị Kim Thoa
2.4.1.5. Cơ sở hạ tầng 43
2.4.1.6 Hệ thống Ngân hàng 43
2.4.2. Nhóm nhân tố chủ quan 44
2.4.2.1. Nhân tố bộ máy quản lý 44
2.4.2.2. Nhân tố con người 44
2.4.2.3. Khả năng nhận biết, thu thập, xử lý thông tin 44
2.4.2.4.Nhân tố vốn và công nghệ 45
2.5. Những kết quả đạt được 45

2.5.1. Một số chỉ tiêu kinh tế đánh giá hiệu quả nhập khẩu 46
2.5.2. Đánh giá chung hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu 50
2.5.3. Một số hạn chế 52
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH NHẬP
KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH MÁY TÍNH VĨNH XUÂN 54
3.1. Kiến nghị đối với công ty 54
3.1.1. Đối với các bước trong quá trình nhập khẩu 54
3.1.2. Đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ đội ngũ cán bộ 58
3.2. Kiến nghị từ phía nhà nước 59
3.2.1.Chính sách thuế xuất nhập khẩu 59
3.2.2.Chính sách quản lý ngoại tệ 59
3.2.3. Hoàn thiện và bảo đảm tính thống nhất, công khai của hệ thống văn bản
pháp lụât liên quan tới hoạt động nhập khẩu 60
KẾT LUẬN 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO 62
Sinh viên: Đào Quỳnh Hoa
Mã SV: CQ511433
Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S Đặng Thị Kim Thoa
DANH MỤC VIẾT TẮT
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
SPC Công ty TNHH máy tính Vĩnh Xuân
PO Quản lý sản phẩm
PI Hóa đơn chiếu lệ
T/T Điện chuyển tiền
DSNK Doanh số nhập khẩu
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Trang
Sơ đồ:
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty TNHH máy tính Vĩnh Xuân 4

Sinh viên: Đào Quỳnh Hoa
Mã SV: CQ511433
Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S Đặng Thị Kim Thoa
Sơ đồ 1.2: Hệ thống phân phối sản phẩm theo khách hàng của Vĩnh Xuân 11
Sơ đồ 2.1: Quy trình nhập khẩu 21
Bảng:
Bảng 1.1 Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của Vĩnh Xuân
7
Bảng 1.2: Đồ dùng văn phòng được sử dụng tại Vĩnh Xuân 12
Bảng 1.3: Phân loại lao động 14
Bảng 1.4: Một số chỉ tiêu thể hiện vốn và hiệu quả sử dụng vốn 16
Bảng 2.1: Tỷ trọng sản phẩm phân phối bởi Vĩnh Xuân 18
Bảng 2.2: Báo cáo tồn kho 26
Bảng 2.3: Tỷ lệ lãi gộp và phân bổ số lượng hàng cần nhập cho từng model 30
Bảng 2.4: Bảng so sánh giá bán với đối thủ 31
Bảng 2.5: Dự kiến phân bổ số lượng bán hàng 32
Bảng 2.6: Bảng xác định số lượng nhập hàng 32
Bảng 2.7: Bảng so sánh báo giá hai nhà cung cấp dịch vụ vận tải 35
Bảng 2.8: Trách nhiệm công việc mỗi bộ phận trong quá trình nhập khẩu 39
Bảng 2.9: Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của Vĩnh
Xuân 47
Biểu đồ:
Biểu đồ 1.1: Doanh thu và lợi nhuận công ty TNHH máy tính Vĩnh Xuân giai
đoạn 2007- 2011 8
Biểu đồ 1.2: Tỷ trọng sản phẩm phân phối theo khu vực của Vĩnh Xuân 10
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu sản phẩm phân phối bởi Vĩnh Xuân 18
Biểu đồ 2.2: So sánh tỷ trọng của các hãng lớn có các sản phẩm được phân phối
bởi Vĩnh Xuân 20
Biểu đồ 2.3: Thống kê số lượng tờ khai hải quan của công ty 36

Sinh viên: Đào Quỳnh Hoa
Mã SV: CQ511433
Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S Đặng Thị Kim Thoa
LỜI NÓI ĐẦU
Trong xã hội công nghiệp hóa- hiện đại hóa, các sản phẩm trong lĩnh vực
điện tử tin học dần không thể thiếu trong đời sống của người dân và các hoạt động
xã hội khác. Cùng với xu thế đó, Việt Nam cần phát triển và sử dụng, ứng dụng
những thành tựu của khoa học.Để đáp ứng được nhu cầu sử dụng công nghệ thông
tin, thiết bị điện tử tin học thì việc sản xuất trong nước không đáp ứng được.Vì vậy,
Việt Nam cần phải thông qua hoạt động nhập khẩu để có thể trao đổi, buôn bán
hàng hóa, phát triển sản xuất kinh doanh, thỏa mãn nhu cầu. Mặt khác, để thúc đẩy
sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước, Việt Nam cần coi hoạt động
thương mại, xuất nhập khẩu là hoạt động then chốt, trở thành công cụ hữu hiệu để
đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước.
Trong nước ta có nhiều công ty chuyên về công nghệ thông tin, cung cấp các
thiết bị điện tử tin học. Vĩnh Xuân là một trong những công ty có tên tuổi trong
ngành, với 15 năm xây dựng và phát triển với chức năng buôn bán, cung cấp các
sản phẩm điện tử tin học, công ty đã không ngừng phát triển mở rộng thị trường, trở
thành nhà nhập khẩu, nhà cung cấp các sản phẩm tin học có chất lượng cao.
Trong suốt 15 năm Vĩnh Xuân đã không ngừng cố gắng thực hiện sứ mệnh,
mục tiêu của mình: “Phát triển và giữ vững Vĩnh Xuân là một trong những công ty
phân phối các sản phẩm công nghệ thông tin hàng đầu”. Để thực hiện được mục
tiêu và đạt được thành công như hiện nay Vĩnh Xuân đã không ngừng hoàn thiện
công ty cả về cơ cấu, chính sách, kế hoạch kinh doanh, đội ngũ nhân viên và hơn
hết là hoàn thiện quy trình nhập khẩu. Nhập khẩu là một hoạt động quan trọng trong
hoạt động kinh doanh của công ty. Hiệu quả của quy trình nhập khẩu tỷ lệ thuận với
hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty hay nói cách khác hoạt động nhập khẩu
đảm bảo đầu vào cho hoạt động kinh doanh, tác động trực tiếp và quyết định tới
hiệu quả kinh doanh của công ty. Qua quá trình thực tập tại Công tyTNHH máy tính

Vĩnh Xuân em nhận thấy quy trình nhập khẩu của Công ty đã được xây dựng giúp
quá trình nhập khẩu thực hiện thống nhất, thuận tiện và đã thu được một số hiệu quả
nhất định góp phần phát triển công ty. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn bộc lộ một số
tồn tại, hạn chế, chính vì vậy em đã chọn đề tài “Hoàn thiện quy trình nhập khẩu
sản phẩm của công ty TNHH máy tính Vĩnh Xuân”
Sinh viên: Đào Quỳnh Hoa 1
Mã SV: CQ511433
Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S Đặng Thị Kim Thoa
Ngoài phần mở đầu và kết luận bài viết kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về công ty TNHH máy tính Vĩnh Xuân
Chương 2: Thực trạng quy trình nhập khẩu sản phẩm của công ty
TNHH máy tính Vĩnh Xuân
Chương 3: Đề xuất giải pháp hoàn thiện quy trình nhập khẩu của
công ty TNHH máy tính Vĩnh Xuân
Trong quá trình thực tập tốt nghiệp, em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình
của các anh chị cán bộ, nhân viên công ty nói chung và nhân viên Phòng phát triển
thị trường nói riêng. Đặc biệt dưới dự hướng dẫn tận tình của Th.s Đặng Thị Kim
Thoa- giáo viên hướng dẫn của em cùng với sự nỗ lực, cố gắng học hỏi của bản
thân để trình bày các vấn đề lý luận và thực tiễn của công ty trong chuyên đề này.
Tuy nhiên, do thời gian thực tập có hạn và hạn chế trong trình độ của bản thân,
cùng với sự bỡ ngỡ khi lần đầu được tiếp cận, va chạm với thực tế nên bài chuyên
đề này khó tránh khỏi sự thiếu sót, em rất mong nhận được sự nhận xét, đóng góp ý
kiến của Th.s Đặng Thị Kim Thoa, các thầy cô và các anh chị thuộc công ty TNHH
máy tính Vĩnh Xuân để chuyên đề của em được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên: Đào Quỳnh Hoa 2
Mã SV: CQ511433
Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S Đặng Thị Kim Thoa

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH MÁY TÍNH
VĨNH XUÂN
1.1. Giới thiệu chung về công ty TNHH máy tính Vĩnh Xuân
1.1.1. Thông tin chung công ty
- Tên đầy đủ viết bằng tiếng Việt: CÔNG TY TNHH MÁY TÍNH VĨNH XUÂN
- Tên tiếng anh: SPRING PERMANENT COMPUTER COMPANY LIMITED
- Tên viết tắt: SPC COMPUTER CO., LTD
- Tên giao dịch: SPC COMPUTER CO., LTD
- Hình thức pháp lý: Công ty trách nhiệm hữu hạn
- Mã số doanh nghiệp: 0100516045
- Địa chỉ trụ sở chính: số 39 Trần Quốc Toản, Phường Trần Hưng Đạo, Quận
Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
- Địa chỉ địa điểm kinh doanh: Số 134 phố Thái Hà, phường Trung Liệt, Quận
Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
- Email: hoặc hoặc

- Web:
- Tel : 844-9439121 Fax : 9434137
- Ngành nghề kinh doanh chính:
+ Lắp ráp và cung cấp máy tính thương hiệu Việt Nam;
+ Cung cấp thiết bị tin học, điện tử- viễn thông;
+ Tư vấn cho khách hàng các giải pháp thích hợp;
+ Buôn bán phần mềm máy tính;
+ Dịch vụ trong lĩnh vực điện tử tin học:Đưa ra các giải pháp mạng; thiết kế;
xây dựng các mạng cục bộ (LAN) với các công nghệ mạng tiên tiến nhất; thiết kế
các cơ sở dữ liệu mạng; thiết kế và xây dựng hệ thông thư điện tử trên phạm vi toàn
quốc; xây dựng các hệ thống thông tin;
+ Đại ký mua, đại lý bán, ký gửi hàng hóa;
+ Sửa chữa các sản phẩm điện tử tin học;
- Mục tiêu của Vĩnh Xuân: Phát triển và giữ vững Vĩnh Xuân là một trong

những công ty phân phối các sản phẩm công nghệ thông tin hàng đầu.
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Sinh viên: Đào Quỳnh Hoa 3
Mã SV: CQ511433
Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S Đặng Thị Kim Thoa
Công ty máy tính Vĩnh Xuân được thành lập ngày 21 tháng 02 năm 1997 với
chức năng chính là buôn bán, sản xuất và lắp ráp các sản phẩm trong lĩnh vực điện
tử tin học.
Trong quá trình hoạt động công ty đã đăng ký kinh doanh lại 5 lần, tuy nhiên
vẫn giữ nguyên trụ sở chính, tên công ty và hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn
với tên gọi đầy đủ là Công ty TNHH máy tính Vĩnh Xuân. Đên ngày 15 tháng 05
năm 2012, công ty đăng ký doanh nghiệp lần số 5 và số vốn điều lệ của công ty đã
tăng lên là 60 tỷ đồng.
Sau 15 năm xây dựng và phát triển Vĩnh Xuân đã đạt được nhiều thành tích:
+ 4 năm liền được xếp hạng là 1 trong 500 Doanh nghiệp Tư nhân lớn nhất
Việt Nam
+ Là 1 trong 10 công ty lớn nhất trong lĩnh vực công nghệ thông tin tại Việt Nam
+ Tốp 10 công ty lớn nhất Việt Nam về phân phối máy tính xách tay
+ Tốp 5 công ty lớn nhất Việt Nam về phân phối linh kiện điện tử
1.1.3. Cơ cấu tổ chức của công ty
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty TNHH máy tính Vĩnh Xuân
Nguồn: Phòng tổng hợp kế hoạch
Với hình thức là công ty trách nhiệm hữu hạn, Vĩnh Xuân cơ cấu theo mô
hình trực tuyến chức năng; đứng đầu là ban giám đốc, tiếp đó là các phòng ban bộ
phận với những chức năng cụ thể. Cơ cấu tổ chức theo chức năng tạo nên sự chuyên
Sinh viên: Đào Quỳnh Hoa 4
Mã SV: CQ511433
Ban giám
đốc

Phòng
kinh
doanh số
III
Phòng
phát triển
thị
trường
Phòng
kế toán
Phòng
kinh
doanh số
II
Bộ phận
xuất nhập
khẩu
Bộ phận
marketing
Bộ phận
quản lý sản
phẩm
Hành
chính
nhân sự
Giao
vận
Phòng hỗ
trợ kỹ
thuật

Phòng
tổng hợp
kế hoạch
Phòng
bảo hành
Phòng
kinh
doanh số
I
Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S Đặng Thị Kim Thoa
môn hóa, giúp các bộ phận hoàn thiện các chức năng chuyên môn, tăng năng suất
lao động và hiệu quả công việc, mặt khác các phòng ban lại có mối quan hệ mật
thiết với nhau, tuy độc lập mà lại có mối quan hệ hữu cơ, hỗ trợ thực hiện công
việc, đảm bảo cho tất cả các lĩnh vực công tác của doanh nghiệp được tiến hành ăn
khớp, đồng bộ và nhịp nhàng.
Ban Giám Đốc: Lập kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh và trực tiếp
điều hành toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh;toàn quyền quyết định
mọi lĩnh vực liên quan tới cơ cấu tổ chức quản lý và điều hành bộ máy hoạt động có
hiệu quả nhất; xây dựng kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn về phát triển nguồn
nhân lực; xây dựng chế độ lương, thưởng phạt, các hình thức đãi ngộ phù hợp với
cán bộ nhân viên;
Phòng kinh doanh:
- Phòng kinh doanh 1: chuyên kinh doanh sản phẩm linh kiện máy tính
(mainboard, VGA, ODD, CPU, UPS…)
- Phòng kinh doanh 2: chuyên kinh doanh các sản phẩm laptop và phụ kiện
- Phòng kinh doanh 3: chuyên kinh doanh các mặt hàng: HDD (Internal,
External), USB, DDRAM các loại, SDD…
Phòng phát triển thị trường:
Lập kế hoạch và tổ chức triển khai phát triển thị trường, phát triển sản phẩm;

Tìm kiếm, tiếp cận đối tác và các sản phẩm phù hợp với phương châm kinh doanh
của công ty; Thiết lập hệ thống khách hàng, đánh giá và phân loại khách hàng, thực
hiện hoạt động nhập khẩu;
Phòng tổng hợp kế hoạch: Thực hiện công tác tuyển dụng nhận sự đảm bảo
chất lượng theo yêu cầu, chiến lược của công ty; tổ chức và phối hợp với các phòng
ban khác thực hiện quản lý nhân sự, đào tạo và tái đào tạo; tổ chức việc quản lý
nhân sự toàn công ty; xây dựng quy chế lương thưởng, các biện pháp khuyến khích
Phòng kỹ thuật: Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn
ISO, duy trì hệ thống quản lý chất lượng có hiệu quả; tổ chức đánh giá nội bộ hệ
thống quản lý chất lượng nhằm duy trì và cải tiến hệ thông; lập kế hoạch và quản lý
giám sát kỹ thuật và chất lượng sản phẩm công ty kinh doanh; kiểm tra sản phẩm,
test model mới, lập biên bản kiểm tra hàng hóa; nghiên cứu tính năng của sản phẩm
mới; test lại hàng khi hàng bị khách hàng khiếu nại; bảo trì máy móc trong công ty;
phối hợp các phòng khác tham mưu cho Giám đốc hạng mục sản phẩm nên phát
triền
Sinh viên: Đào Quỳnh Hoa 5
Mã SV: CQ511433
Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S Đặng Thị Kim Thoa
Phòng kế toán: Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ, tính toán chính xác
các khoản phải nộp ngân sách, các khoản công nợ phải thu phải trả ; tổ chức công
việc kiểm tra kế toán nội bộ; tổ chức bảo quản lưu trữ chứng từ, sổ sách và các tài
liệu khác có liên quan đến công tác kế toán tài chính; lên các báo cáo; theo dõi tình
hình nhập hàng và thanh toán theo từng hợp đồng ngoại; nắm bắt tình hình của
khách hàng về khả năng kinh doanh và tiềm lực tài chính để tư vấn cho các bộ phận
kinh doanh và ban giám đốc; báo cáo thống kê theo đúng chế độ quy định nộp cho
cơ quan thuế đúng thời hạn; giao dịch với cơ quan thuế trong việc mua hoá đơn nộp
báo cáo và một số việc có liên quan.
Phòng bảo hành: Đại diện cho công ty giải quyết các vấn đề bảo hành sản
phẩm cho khách hàng; theo dõi, kiểm soát các hoạt động nhập xuất vật tư, sửa chữa,

gửi bảo hành; trực tiếp giải quyết những tình huống bất thường trong phạm vi quyền
hạn cho phép & báo cáo lên cấp trên về những tình huống ngoài thẩm quyền giải
quyết; nhận bảo hành, test lại vật tư khi trả khách, hỗ trợ sửa chữa hoặc cài đặt phần
mềm cho khách, trả bảo hành, chịu trách nhiệm bảo trì, bảo dưỡng hệ thống máy
tính, mạng tại công ty, sửa chữa các thiết bị lỗi phần cứng.
1.1.4. Một số kết quả sản xuất kinh doanh chủ yếu của công ty
Sinh viên: Đào Quỳnh Hoa 6
Mã SV: CQ511433
Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S Đặng Thị Kim Thoa
Bảng 1.1 Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của Vĩnh Xuân
(Đơn vị: triệu đồng)
Chỉ tiêu
Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
2011÷2010 2011÷2007
± % ± %
Tổng doanh thu 415.127 444.001 642.568 726.305 923.762 197.457 27,19 506.635 122,52
Tổng nguồn vốn
88.522
130.578 179.981 196.959 215.902 18.943 9,62 127.380 143,9
Tổng lợi nhuận trước

thuế
6.564 7.726 11.346 14.349 41.276 26.927 187,65 34.712 528,82
Nộp ngân sách 1.563 1.743 2.414 3.462 7.223 3.761 108,64 5.660 362,12
Tồng lợi nhuận sau thuế 5.001 5.983 8.933 10.887 34.053 23.166 212,78 29.052 580,92
Nguồn: Phòng kế toán
Sinh viên: Đào Quỳnh Hoa 7 Mã SV: CQ511433
Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S Đặng Thị Kim Thoa
Biểu đồ 1.1: Doanh thu và lợi nhuận công ty TNHH máy tính Vĩnh Xuân giai
đoạn 2007- 2011
Nguồn: Phòng kinh doanh
Doanh thu từ hoạt động kinh doanh của doanh ngiệp có ý nghĩa lớn đối với
toàn bộ hoạt động của mỗi doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp nói chung và
Công ty máy tính Vĩnh Xuân nói riêng thì chỉ số về doanh thu là một tiêu chí quan
trọng đánh giá sự phát triển của công ty. Ta có thể theo dõi sự biến động về doanh
thu qua bảng so sánh và biểu đồ. Ta nhận thấy doanh thu của Vĩnh Xuân tăng không
ngừng qua các năm với tốc độ tăng trưởng luôn ở mức cao. Năm 1997, khi công ty
mới ra đời, doanh thu của công ty chỉ là 10 tỷ thì 10 năm sau tới năm 2007 doanh
thu đã tăng lên thành 415.126 tỷ; và tới năm 2011 doanh thu đã đạt tới 920 tỷ tăng
lên so với năm 2007 là 506.635 tỷ, tức tăng thêm 152,22%. Đặc biệt theo kế hoạch
doanh thu của Vĩnh Xuân năm 2012 sẽ đạt 1200 tỷ, tương ứng với tăng thêm 280 tỷ
về số tuyệt đối ; gấp 130,4 % so với năm 2011. Về mặt nhịp độ, doanh thu của công
ty tăng qua các năm nhưng với tốc độ không giống nhau. Ta dễ dàng nhận thấy để
đạt được kết quả như vậy công ty, các nhà quản trị cũng như mọi thành viên trong
công ty đã nỗ lực hết mình. Vĩnh Xuân đã không ngừng đầu tư phát triển, xây dựng
mối quan hệ hợp tác với bạn hàng, đồng thời phân phối sản phẩm rộng rãi, phục vụ
khách hàng một cách chuyên nghiệp, tạo đượclòng tin với bạn hàng, người tiêu
dùng. Vĩnh Xuân luôn chú trọng tới đội ngũ nhân viên, quan tâm đào tạo phát triển
Sinh viên: Đào Quỳnh Hoa 8
Mã SV: CQ511433

Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S Đặng Thị Kim Thoa
giúp tăng năng suất, hiệu quả công việc, tận tâm với công ty, và hết lòng phục vụ
khách hàng.
Lợi nhuận là chỉ tiêu quan trọng phản ánh hiệu quả kinh doanh của Vĩnh
Xuân trong nền kinh tế thị trường. Qua bảng số liệu tổng lợi nhuận của công ty
trước và sau thuế ta nhận thấy, tổng lợi nhuận đều có xu hướng tăng. Năm 2007 lợi
nhuận trước thuế là 6.564 tỷ và sau thuế của Vĩnh Xuân là 5.000 tỷ thì tới năm 2011
nó đã tăng lên thành 41.275 tỷ và 34.052 tỷ. Một sự tăng trưởng khá ấn tượng, so
với năm 2007 thì năm 2011 tổng lợi nhuận của Vĩnh Xuân đã tăng 29.052 tỷ và tăng
thêm 580,92%.
Về thuế thu nhập doanh nghiệp nộp ngân sách nhà nước, Vĩnh Xuân luôn
thực hiện tốt nghĩa vụ đóng thuế, với tỷ suất thuế là 28% năm 2007-2008 tuy nhiên
tới năm 2009 bộ Tài Chính giảm thuế xuống mức 25%, nhưng do lợi nhuận trước
thuế của doanh nghiệp không ngừng tăng, vì vậy dù tỉ suất nộp thuế thu nhập doanh
nghiệp có giảm đi 2% thì mức đóng góp thuế của Vĩnh Xuân vào ngân sách nhà
nước vẫn không giảm và tiếp tục tăng qua các năm. Năm 2007 Vĩnh Xuân có tổng
nộp ngân sách nhà nước là 1.563 tỷ thì tới năm 2010 tăng lên là 3.761 tỷ đồng và tới
năm 2011 con số lên tới 7.223 tỷ đồng.
1.2. Một số điểm kinh tế kỹ thuật của công ty TNHH máy tính Vĩnh
Xuân
1.2.1. Đặc điểm sản phẩm và thị trường
Công ty máy tính Vĩnh Xuân là nhà cung cấp lớn các sản phẩm tin học có
chất lượng cao với cơ cấu phân ra các dòng sản phẩm chính: Sản phẩm linh kiện
máy tính (mainboard, VGA, ODD, CPU, UPS…); sản phẩm laptop và phụ kiện;
máy tính SPC, các mặt hàng khácHDD (Internal, External) USB, DDRAM các loại,
SSD…Máy tính SPC được lắp ráp từ các linh kiện nhập ngoại.
Vĩnh Xuân cung cấp các sản phẩm laptop, ebook, ổ cứng trong, ngoài ra còn
cung cấp các linh kiện của Asus, tạo ra sự đa dạng hóa sản phẩm, phục vụ tốt nhu
cầu khách hàng, khách hàng sẽ không phải đi tới nhiều địa điểm kinh doanh để mua

sắm những thiết bị điện tử cần dùng.
Vĩnh Xuân còn có hoạt động lắp ráp các linh kiện và cung cấp các máy tính
với thương hiệu máy tính SPC. Nhãn hiệu SPC Computer đã được Cục Sở hữu công
nghiệp cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá theo quyết định số
3234/QĐ-ĐK ngày 03.12.2001.
Đặc biệt, Vĩnh Xuân là nhà phân phối ủy quyền và đại lý chính thức cho các
hãng nổi tiếng trên thế giới như: ASUS; HP-Compaq, IBM, Samsung, Fuji Xerox,
Sinh viên: Đào Quỳnh Hoa 9
Mã SV: CQ511433
Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S Đặng Thị Kim Thoa
Intel, Santak, Encore… Vì vậy chất lượng các sản phẩm mà Vĩnh Xuân cung cấp
luôn được đảm bảo, giá cả rất cạnh tranh và chất lượng dịch vụ tốt. Đó chính là
những lợi thế mà sản phẩm của Vĩnh Xuân tăng khả năng cạnh tranh và phát triển
trên thị trường.
Hiện tại Vĩnh Xuân có trên 400 nhà phân phối tại miền Bắc và quan hệ tốt
với hơn 80 công ty làm dự án trên toàn quốc.Khu vực Vĩnh Xuân phân phối chính
là Hà Nội chiếm 60% sản phẩm được phân phối, Vĩnh Xuân còn phân phối tại các
tỉnh và thành phố phát triển như Hải Phòng (10%), Thái Nguyên (10%), Vinh Nghệ
An (10% ) và một số nơi khác.
Vĩnh Xuân cung cấp sản phẩm tại các khu vực có nền kinh tế phát triển, thúc
đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm do nhu cầu cũng như khả năng chi trả cao. Từ đó
giúp Vĩnh Xuân có điều kiện thuận lợi cho việc thiết lập được kênh bán hàng, phát
triển và mở rộng hệ thống phân phối. Tuy nhiên lại xuất hiện hạn chế khi các kênh
phân phối tại các khu vực địa lý cách xa nhau vì vậy khó tạo được sự liên kết giữa
các khu vực. Mặt khác, Vĩnh xuân có hệ thống phân phối chưa rộng khắp cả nước,
sẽ bỏ sót nhiều thị trường tiềm năng, tạo cơ hội cho đối thủ cạnh tranh thâm nhập và
phát triển, cũng như chiếm lĩnh.
Biểu đồ 1.2: Tỷ trọng sản phẩm phân phối theo khu vực của Vĩnh Xuân
Nguồn:Phòng kinh doanh

Vĩnh Xuân chủ yếu sử dụng kênh bán buôn thông qua các đại lý (Phúc Anh,
An Phát, Máy tính Hà Nội, Mai Hoàng, Anh Ngọc,…); các siêu thị máy tính (Trần
Anh, Topcare, Pico, Ibest…). Qua việcVĩnh Xuân sử dụng kênh bán hàng qua nhà
Sinh viên: Đào Quỳnh Hoa 10
Mã SV: CQ511433
Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S Đặng Thị Kim Thoa
đại lý lớn, siêu thị máy tính giúp Vĩnh Xuân tiêu thụ được lượng sản phẩm lớn
trong thời gian ngắn, hạn chế sự lỗi thời của sản phẩm do đặc tính điện tử của sản
phẩm gây lên. Mặt khác nó còn giúp Vĩnh Xuân xây dựng được mối quan hệ lâu dài
với các đại lý, siêu thị; giảm bớt chu kỳ luân chuyển vốn. Sau khi qua kênh phân
phối đại lý lớn và siêu thị Vĩnh Xuân phân phối thấp hơn là đưa sản phẩm xuống
dưới những đại lý nhỏ hơn, phân phối trực tiếp tới người tiêu dùng cuối cùng. Do
vậy, Vĩnh Xuân điều kiện xác định nhu cầu thực tế của người tiêu dùng , thuận lợi
trong việc lập kế hoạch sản xuất, mua, tiêu thụ.
Sơ đồ 1.2: Hệ thống phân phối sản phẩm theo khách hàng của Vĩnh Xuân
Nguồn : Phòng kinh doanh
1.2.2. Đặc điểm nhà cung cấp
Vĩnh Xuân là công ty cung cấp sản phẩm máy tính, linh kiện điện tử nhập
ngoại. Vĩnh Xuân là nhà phân phối ủy quyền của nhiều nhà cung cấp nổi tiếng trên
thế giới như Asus, Samsung, Intel, Santak…
Ngay từ khi hình thành, Vĩnh Xuân lựa chọn ngành nghề hoạt động cùng với
quyết định việc lựa chọn phân phối các sản phẩm có thương hiệu nối tiếng trên thế
giới, đảm bảo chất lượng chính là đã xác định cho Vĩnh Xuân phân khúc thị trường
của riêng mình
Sinh viên: Đào Quỳnh Hoa 11
Mã SV: CQ511433
SPC
Đại lý phân
phối

SIÊU THỊ
MÁY TÍNH
Đại lý phân
phối
Đại

Đại

Đại lý
Đại lý
Đại lý
NGƯỜI SỬ DỤNG CUỐI CÙNG
Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S Đặng Thị Kim Thoa
Qua 15 năm hình thành và phát triển, Vĩnh Xuân không ngừng nâng cao mối
quan hệ, sự hợp tác với các hãng, các nhà cung cấp. Cùng với việc luôn thay đổi
hoàn thiện chính sách phù hợp với điều kiện thị trường và điều kiện của bản thân
doanh nghiệp Vĩnh Xuân đã có những bước phát triển đáng kế. Nhờ việc nhập khẩu
từ các nhà cung cấp có thương hiệu, chất lượng, mối quan hệ với nhà cung cấp tốt,
giúp cho Vĩnh Xuân có được nhiều lợi thế, giá cả cạnh tranh từ đó lại thúc đẩy quá
trình tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu, lợi nhuận và thị phần của Vĩnh Xuân trên
thị trường, đồng thời thúc đẩy lại quá trình mua. Số lượng đặt hàng tăng, chủng loại,
mẫu mã phong phú, với chữ tín và chữ tâm được đặt lên hàng đầu, giúp cho Vĩnh
Xuân luôn tạo lòng tin và chữ tín với nhà cung cấp. Qua đó Vĩnh Xuân ngày càng
thu hút nhiều nhà cung cấp muốn đặt mối quan hệ, làm bạn hàng, và tất nhiên Vĩnh
Xuân luôn được hưởng những điều kiện tốt từ phía đối tác. Ta có thể nhìn thấy
trong bảng, Vĩnh Xuân đã xấy dựng được mối quan hệ với gần 20 tối tác có thương
hiệu nổi tiếng trên thế giới, được nhiều người tiêu dùng biết tới và tin dùng.
1.2.3. Đặc điểm cơ sở vật chất và trang thiết bị
Trụ sở chính của công ty TNHH máy tính Vĩnh Xuân nằm tại Số 134 phố

Thái Hà, phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam. Đây là
nơi tập diễn ra các giao dịch mua bán hàng hóa sản phẩm của công ty. Trụ sở hoạt
động của công ty được phân chia theo các phòng ban, mỗi phòng ban được ngăn
cách và làm việc trong một không gian nhất định. Văn phòng được thiết kế theo
phương pháp văn phòng mở. Văn phòng được ngăn thành từng ô bằng gỗ ép để tiết
kiệm diện tích mặt bằng. Mặt khác, cách bố trí có thể được thay đổi điều chỉnh theo
sự thay đổi số lượng người làm việc trong văn phòng. Khi số lượng người làm việc
trong phòng thay đổi ta có thể thay đổi cách sắp xếp bàn làm việc sao cho hợp lý
nhất tạo ra sự linh hoạt và năng động. Mặt khác, văn phòng lại được phân các nhân
viên đảm nhiệm nhiệm vụ tương tự nhau, có quan hệ mật thiết với nhau cạnh nhau
nên có thể giảm thiểu thời gian công sức di chuyển giúp nâng cao hiệu quả công
việc, tiết kiệm thời gian và chi phí. Hơn nữa với các bố trí văn phòng này giúp nhân
viên trong phòng có điều kiện tương tác nhiều hơn, giúp tăng sự gần gũi, gắn bó
giữa các nhân viên. Tuy nhiên, nó lại có hạn chế ví dụ như gây ồn ào ảnh hưởng tới
công việc của nhau, giảm sự tập trung và khó đảm bảo sự bí mật khi cần thiết.
Bảng 1.2: Đồ dùng văn phòng được sử dụng tại Vĩnh Xuân
STT Tên đồ dung, thiết bị Số lượng
1 Máy in 6
Sinh viên: Đào Quỳnh Hoa 12
Mã SV: CQ511433
Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S Đặng Thị Kim Thoa
2 Máy photocopy 6
3 Máy quét mã vạch 5
4 Tủ đựng hồ sơ 15
5 Máy vi tính 68
6 Bàn làm việc 68
7 Bàn tiếp khách 8
8 Điện thoại bàn 65
9 Mắc áo 6

Nguồn: Phòng tổng hợp kế hoạch
Ngoài ra công ty còn có trung tâm chăm sóc Khách hàng nằm tại số 21, ngõ
121 Thái Hà, Đống Đa, Hà nội.
Vĩnh Xuân có hai kho hàng: Kho KTV3 tại tầng 5 và tầng 6 số 134 phố Thái
Hà, phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, dùng để chứa những hàng hóa có tính luân
chuyển nhanh, sản phẩm nhỏ tiêu thụ trong ngày hoặc những đơn hàng nhỏ. Kho số
5 Chùa Bộc là kho có diện tích trên 1000m2 là kho lớn để chưa những hàng hóa có
kích thước lớn hoặc đơn hàng lớn. Sự phân chia thành hai kho thuận tiện cho Vĩnh
Xuân trong việc nhập hàng, xuất hàng, cũng như đảm bảo được đặc tính của sản
phẩm.
1.2.4. Đặc điểm laođộng và điều kiện lao động
Để có thể phát triển Vĩnh Xuân thì nguồn nhân lực quả là một yếu tố vô cùng
quan trọng. Vĩnh Xuân luôn luôn coi trọng việc tuyển dụng và phát triển nhân viên
Đội ngũ cán bộ nhân viên Công ty gồm: Thạc sỹ, cử nhân công nghệ thông
tin, điện tử, kế toán, kinh tếvà quản trị kinh doanh, các kỹ sư công nghệ thông tin,
tốt nghiệp từ các trường Đại học nước ngoài và trong nước, với kinh nghiệm thực
tiễn về nghiên cứu và ứng dụng đã trở thành các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực.
Vĩnh Xuân với tổng số nhân viên là 68 người, cơ cấu lao động của Công ty
có đủ các trình độ, các lao động đều trên 18 tuổi, phù hợp so với quy định. Do lĩnh
vực hoạt động của công ty, do yêu cầu công việc phục vụ quá trình kinh doanh,
công ty có thể lựa chọn nhân viên ở nhiều trình độ cũng như loại hình đào tạo.
Theo dõi ở bảng dưới đây ta có thể thấy lao động của Vĩnh Xuân trình độ
Đại học và trên đại học chiếm tỷ trọng cao nhất có 30 người chiếm 44,12% sau đó
tới trình độ cao đẳng 11 người chiếm 16,18%, tiếp đến là trình độ trung cấp có 15
người chiếm 22,6% còn lại là trình độ tốt nghiệp trung học phổ thông có 12 người
chiếm 17.65%.
Như vậy công ty tạo điều kiện cho lao động ở mọi trình độ có khả năng đáp
ứng được yêu cầu công việc đều có cơ hội việc làm. Đồng thời giúp cho công ty sử
Sinh viên: Đào Quỳnh Hoa 13
Mã SV: CQ511433

Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S Đặng Thị Kim Thoa
dụng lao động hợp lý, tạo điều kiên khai thác tối đa năng suất lao động, nhưng
không vi phạm pháp luật, và còn giúp công ty sử dụng quỹ lương hợp lý, tiết kiệm
Bảng 1.3: Phân loại lao động
Số lượng ( người) Tỷ trọng (%)
Tổng số 68 100
1. Phân theo trình độ
- Đại học và trên Đại học
- Cao đẳng
- Trung cấp
- THPT
30
11
15
12
44,11
16,18
22,06
17,65
2. Phân theo giới tính
- Nam
- Nữ
24
44
35,29
64,71
3. Phân theo tính chất
- Lao động trực tiếp
- Lao động gián tiếp

0
68
0
100
Nguồn:Phòng tổng hợp kế hoạch
Phân loại lao động theo giới tính thì ta có thể thấy số lượng nam và nữ không
cân bằng; nam chỉ chiếm 35,29% còn nhân viên nữ chiếm 64.71%. Mặc dù tỷ lệ
nam nữ không cân bằng, nhưng chênh lệch không nhiều. Với cơ cấu lao động như
vậy, Vĩnh Xuân cần quan tâm nhiều hơn tới chế độ đãi ngộ và những chính sách
phúc lợi, đặc biệt đối với nữ ví dụ như chế độ nghỉ thai sản
Mặt khác do đặc thù của công việc trong lĩnh vực hoạt động của công ty máy
tính Vĩnh Xuân, hoạt động sản xuất còn hạn chế, mà tập trung chủ yếu vào các hoạt
động thương mại, xuất nhập khẩu, phân phối sản phẩm nguyên chiếc, không có quá
trình sản xuất sản phẩm do vậy đội ngũ nhân viên của Vĩnh Xuân chủ yếu là lao
động gián tiếp
Để có đội ngũ nhân viên chất lượng, làm việc có năng suất và hiệu quả cao
Vĩnh Xuân luôn chú trọng trong quá trình tuyển dụng và phát triển lao động
Quy trình tuyển dụng lao động: Tất cả người lao động của Công ty Vĩnh
Xuân khi được nhận vào công ty đều phải trúng tuyển trong các đợt thi tuyển nhân
viên của Công ty. Vĩnh Xuân áp dụng chế độ nghỉ phép theo đúng quy định của nhà
nước. Có chế độ thai sản đối với nữ theo đúng quy định của pháp luật. Nhân viên
Sinh viên: Đào Quỳnh Hoa 14
Mã SV: CQ511433
Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S Đặng Thị Kim Thoa
Công ty Vĩnh Xuân sẽ được hưởng lương, các khoản phụ cấp và thưởng theo Quy
Chế Tiền Lương.
Công tác phí:Nhân viên Công ty được lãnh đạo công ty cử đi làm việc ở
ngoài địa phương đóng trụ sở được thanh toán công tác phí theo Quy định về Công
tác phí của Công ty.

Về đào tạo,Công ty Vĩnh Xuân khuyến khích và tạo điều kiện cho nhân viên
học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ, năng lực quản lý, phù hợp với nhu cầu và
chiến lược phát triển của Công ty. Quỹ đào tạo hàng năm của Công ty do Ban lãnh
đạo công ty quyết định tuy theo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty,
quỹ này được sử dụng vào tổ chức, chi phí cho các khoá hoc. Đồng thời, Công ty
Vĩnh Xuân rất chú trọng vào việc đào tạo đội ngũ nhân viên. Nguyên tắc cơ bản của
Công ty Vĩnh Xuân là đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng, luôn sẵn
sàng tư vấn cho khách hàng các giải pháp thích hợp; cung cấp các phần mềm và
hướng dẫn sử dụng các công nghệ mạng tiên tiến và do vậy khách hàng hoàn toàn
yên tâm về chất lượng dịch vụ của công ty.
1.2.5. Đặc điểm vốn kinh doanh
Nguồn vốn kinh doanh là một yếu tố không thể thiếu để hình thành các hoạt
động sản xuất kinh doanh. Và Vĩnh Xuân hiểu được rằng quản lý nguồn tài chính
tốt là một công cụ hữu ích để kiếm soát tình hình kinh doanh của công ty.
Sinh viên: Đào Quỳnh Hoa 15
Mã SV: CQ511433
Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S Đặng Thị Kim Thoa
Bảng 1.4: Một số chỉ tiêu thể hiện vốn và hiệu quả sử dụng vốn
( Đơn vị: Triệu đồng )
Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011

2011÷2010 2011÷2007
± % ± %
Tổng vốn 88.522 130.578 179.981 196.959 215.902 18.943 9,62 127.380 143,89
Phân theo
nguồn hình
thành vốn
Vốn nợ
68.353 108.523 149.824 156.853 111.014 -5.839 -29,24 42.661 62,41
Vốn chủ
sở hữu
20.169 22.056 30.157 40.106 104.887 64.781 161,52 84.718 420,04
Phân theo tính
chất
Vốn lưu
động
87.377 129.258 178.520 195.134 211.920 16.786 8,6 124.543 142,53
Vốn cố
định
1.145 1.320 1.416 1.825 3.982 2.837 155,45 2.837 247,7
Nguồn: Phòng kinh doanh
Sinh viên: Đào Quỳnh Hoa 16 Mã SV: CQ511433
Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S Đặng Thị Kim Thoa
Nhìn vào bảng, ta thấy tổng số vốn của Vĩnh Xuân luôn tăng qua các năm.
Năm 2007 tổng nguồn vốn là 88,522 triệu đồng thì tới năm 2011 đã tăng tới con số
215,902 triệu đồng biểu hiện cho sự phát triển, đầu tư cho hoạt động kinh doanh.
Vĩnh xuân huy động vốn từ nhiều kênh khác nhau: nguồn vốn chủ sở hữu, vốn
vay ngân hàng, tín dụng từ nhà cung cấp nước ngoài. Vốn chủ sở hữu là một nguồn
quan trọng hình thành vốn, tuy nhiên nó chỉ có thể đáp ứng một phần nhỏ nhu cầu
hoạt động của công ty.Ta có thể thấy qua các năm vốn chủ sở hữu có xu hướng tăng

lên, tăng lên ở đây là tăng cả số tuyệt đối và tăng cả tỷ trọng trong cơ cấu vốn. Hay
nói cách khác, nợ của công ty có xu hướng giảm tỷ trọng. Nếu năm 2007 vốn nợ là
68,353 triệu đồng chiếm 77.22% và vốn chủ là 20,169 triệu đồng chiếm 22.78 thì
sang năm 2011 vốn nợ tăng thêm 43,661 triệu đồng trở thành 111,014triệu đồng
chiếm 51.42% và vốn chủ sở hữu tăng thêm 84,718 triệu đồng trở thành 104,887
triệu đồng chiếm 48.58%. Qua đó ta có thể thấy cơ cấu nguồn vốn qua 5 năm có sự
chuyển biến tích cực.Công ty đã giảm gánh nặng về tài chính, đồng thời tăng khả
năng độc lập về tài chính.
Khi xét về kết cấu vốn còn có thể phân chia vốn thành hai loại vốn cố định
và vốn lưu động.Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản cố định của
doanh nghiệp. Ta thấy Vĩnh Xuân là công ty mang tính chất phân phối cung cấp các
sản phẩm, linh kiện, phần mềm…điện tử tin học, hoạt động sản xuất trực tiếp ít. Do
vậy các tài sản cố định như nhà xưởng, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất cũng
tương đối ít. Từ đó hình thành vốn cố định ở con số vừa phải. Mặt khác, hoạt động
nhập khẩu, phân phối lại chiếm dụng vốn của Vĩnh Xuân lớn do đó vốn lưu động
của Vĩnh Xuân ở con số cao, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nguồn vốn. Qua các
năm cả vốn lưu động và vốn cố định đều tăng, cho thấy Vĩnh Xuân đã đầu tư thêm
nhiều về trang thiết bị, hệ thống quản lý để tăng hiệu quả công việc, đồng thời đầu
tư vào hoạt động kinh doanh ngày càng sâu rộng. Năm 2011 vốn cố định của Vĩnh
Xuân tăng thêm so với năm 2007 là 2,837 triệu đồng, và tăng thêm so với năm 2010
là 2,837 triệu đông, còn vốn lưu động năm 2011 tăng thêm so với năm 2007 là
124,543 triệu đồng và so với năm 2010 tăng thêm 16,786 triệu đồng, Như vậy cả
vốn cố định và vốn lưu động của Vĩnh Xuân cùng tăng nhưng tăng với tốc độ khác
nhau, trong khi vốn lưu động tăng mạnh thì vốn cố định chỉ tăng ở mức khiêm tốn.
Sinh viên: Đào Quỳnh Hoa 17
Mã SV: CQ511433
Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S Đặng Thị Kim Thoa
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY TR̀NH NHẬP KHẨU SẢN
PHẨM CỦA CÔNG TY TNHH MÁY TÍNH VĨNH XUÂN

2.1. Đặc điểm sản phẩm
Hoạt động kinh doanh chủ yếu của Vĩnh Xuân là nhập khẩu các sản phẩm
linh kiện điện điện tử tin học và phân phối. Sản phẩm Vĩnh Xuân nhập khẩu đều là
các sản phẩm nguyên chiếc, tại Vĩnh Xuân không có quá trình sản xuất trực tiếp mà
chỉ nhập thành phẩm và phân phối trong thị trường nội địa, ngoài ra còn có hoạt
động lắp ráp các linh kiện nhập ngoại và cung cấp máy tính với thương hiệu máy
tính SPC.
Cơ cấu các dòng sản phẩm chính mà Vĩnh Xuân cung cấp:
+ Sản phẩm linh kiện máy tính ( mainboard, VGA, ODD, CPU, UPS…)
+ Sản phảm laptop và phụ kiện
+ Các mặt hàng: HDD (Internal, External) USB, DDRAM các loại, SSD
+ Máy tính SPC được lắp ráp từ các linh kiện nhập ngoại
Các sản phẩm mà Vĩnh Xuân cung cấp chủ yếu là các sản phẩm nhập ngoại
từ các hãng nổi tiếng có thương hiệu trên thế giới như ASUS; HP-Compaq, IBM,
Samsung, Intel, Santak, Encore… từ đó tạo cho thương hiệu Vĩnh Xuân với việc
cung cấp hàng hóa với chất lượng đảm bảo, giá cả cạnh tranh và chất lượng dịch vụ
tốt nhất.
Mặt khác với dòng cơ cấu sản phẩm đa dạng, phong phú ngoài cung cấp các sản
phẩm laptop, ebook, ổ cứng trong, Vĩnh Xuân còn cung cấp các linh kiện từ đó lại thị
trường cung cấp hàng hóa của Vĩnh Xuân đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng, khách hàng
không cần đi tới nhiều nơi để mua đầy đủ những thiết bị điện tử cần dùng.
Bảng 2.1: Tỷ trọng sản phẩm phân phối bởi Vĩnh Xuân
STT Sản phẩm Tỷ trọng (%)
1 Máy tính xách tay 67.4
2 Bo mạch chủ 11.9
3 RAM, USB, ổ cứng 8
4 Màn hình máy tính 5.2
5 Card màn hình 4.5
6 Các sản phẩm khác 3
Nguồn: Phòng kinh doanh

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu sản phẩm phân phối bởi Vĩnh Xuân
Sinh viên: Đào Quỳnh Hoa 18
Mã SV: CQ511433
Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S Đặng Thị Kim Thoa
Nguồn: Phòng kinh doanh
Ta thấy dòng sản phẩm máy tính xách tay chiếm tỷ trọng cao nhất đạt 67.4%
trong cơ cấu sản phẩm được phân phối bởi Vĩnh Xuân, tiếp đó là bo mạch chủ
chiếm 11.9%. Ngoài ra Vĩnh Xuân còn phân phối nhiều linh kiện máy tính như
RAM, USB, ổ cứng chiếm 8%; và nhiều linh kiện khác chiếm 3%. Máy tính xách
tay chiếm tỷ trọng cao như vậy trong cơ cấu sản phẩm phân phối của Vĩnh Xuân
chiếm tới hơn 50% do nhu cầu sử dụng công nghệ thông tin của con người trên toàn
thế giới nói chung và trên Việt Nam nói riêng. Để tiếp cận với luồng thông tin trên
toàn thế giới cũng như tiếp cận với nguồn tri thức nhân loại, là công cụ thực hiện
hiệu quả công việc trong nhiều lĩnh vực, hơn thế việc tiện dụng trong sử dụng đã
dẫn tới nhu cầu sử dụng máy tính xách tay được tăng lên.
Sinh viên: Đào Quỳnh Hoa 19
Mã SV: CQ511433

×