Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Bài tập lớn môn hình sự 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.12 KB, 10 trang )

ĐỀ SỐ 2
Do có mâu thuẫn trong kinh doanh, P đã nhờ Q đến đốt xưởng sản xuất gỗ
của N vào ban đêm. Hậu quả là toàn bộ nhà xưởng và máy móc của N đã bị
thiêu hủy, thiệt hại 350 triệu đồng.
Câu hỏi
1. Xác định tội danh và khung hình phạt áp dụng đối với hành vi của P, Q.
(2 điểm)
2. Giả sử khi đốt xưởng gỗ, Q không biết còn 1 công nhân là H bị say rượu
đang ngủ trong xưởng nên đã gây ra hậu quả chết người. Q có phải chịu trách
nhiệm hình sự về cái chết của người công nhân này không? Tại sao? (3 điểm)
3. Giả sử Q vừa chấp hành xong bản án 3 năm tù về tội cướp tài sản, chưa
được xoá án tích lại thực hiện hành vi phạm tội nêu trên thì trường hợp phạm tội
của Q là tái phạm hay tái phạm nguy hiểm? Tại sao? (2 điểm)
MỞ ĐẦU
Quan hệ sở hữu của con người luôn là một vấn đề rất quan trọng được pháp
luật Việt Nam nói chung hay luật hình sự Việt Nam nói riêng quan tâm và bảo vệ. Bởi
vậy, vấn đề bảo đảm quyền sở hữu các lợi ích vật chất cũng luôn được các nhà làm luật
quan tâm. Ở nước ta, quyền sở hữu được quy định và bảo hộ trong Hiến pháp và các văn
bản quy phạm pháp luật trong các lĩnh vực: hình sự, dân sự…Trong bộ luật hình sự Việt
Nam nước ta đã quy định một chương riêng dành cho các quy định liên quan đến việc
bảo vệ quan hệ sở hữu của con người.
Thời gian qua, nhóm các tội phạm xâm phạm sở hữu không ngừng gia tăng gây
ảnh hưởng sâu sắc, làm mất trật tự trị an xã hội. Các tội phạm này diễn ra một cách phức
tạp và đa dạng hơn. Để làm rõ hơn vấn đề này, em xin đi sâu tìm hiểu một tình huống cụ
thể về hành vi xâm phạm quan hệ sở hữu của con người nhằm có một cái nhìn sâu hơn
về các quy định của Luật hình sự đối với chế định này.
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
1. Xác định tội danh và khung hình phạt áp dụng đối với hành vi của P, Q.
Tội danh của P và Q trong vụ việc trên là tội hủy hoại tài sản của người
khác được quy định tại Điều 143 BLHS Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài
sản.


Chứng minh hành vi của Q phạm tội hủy hoại tài sản của công dân: Hành vi
của Q đã thỏa mãn bốn yếu tố cấu thành của tội hủy hoại tài sản, đó là:
+ Khách thể: Hành vi của P và Q đã xâm phạm đến quan hệ tài sản – một
quan hệ được pháp luật hình sự bảo vệ.
+ Mặt khách quan:
Hành vi khách quan của tội phạm: Hành vi khách quan của tội này là
hành vi hủy hoại tài sản. Hành vi hủy hoại đó là hành vi làm cho tài sản mất giá
trị sử dụng ở mức độ không còn hoặc khó có khả năng khôi phục lại được. Hành
vi của Q là đốt xưởng sản xuất gỗ của N vào ban đêm. Đây là một khoảng thời
gian đặc biệt, đó là đêm khuya. Q chọn thời gian đó để thực hiện hành vi của
mình với mong muốn không để ai biết việc mình làm, như vậy Q sẽ càng có cơ
hội thực hiện thành công ý đồ của mình.
Hậu quả của hành vi: Hành vi nguy hiểm cho xã hội của Q đã dẫn đến
hậu quả là toàn bộ xưởng sản xuất gỗ đã bị thiêu hủy, gây nên thiệt hại 350 triệu
đồng về tài sản.
Mối quan hệ giữa hành vi và hậu quả: Vì P nhờ Q nên Q đã đốt xưởng
của N. Chính vì Q đã đốt xưởng sản xuất gỗ của N mà toàn bộ nhà xưởng và
máy móc của N mới bị thiêu rụi, thiệt hại 350 triệu đồng. Đây là một thiệt hại
không hề nhỏ đối với N. Lúc này, tội hủy hoại tài sản đã hoàn thành, P và Q đã
đạt được mục đích của mình đề ra. Nếu Q không đốt thì nhà xưởng và máy móc
sẽ không bị cháy, cũng sẽ không có thiệt hại nào xảy ra với N. Do vậy, P và Q
phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về hậu quả mà họ đã gây ra.
+ Chủ thể: Trong trường hợp này, vì đề bài không nói rõ nên ta có thể
mặc nhiên hiểu rằng P và Q là người hoàn toàn có đủ năng lực chịu trách nhiệm
hình sự.
+ Mặt chủ quan:
Lỗi: Q và N không hề có mâu thuẫn tròn kinh doanh mà, mâu thuẫn này là
của P và N. Hành vi đốt xưởng thể hiện rất rõ lỗi của người thực hiện là lỗi cố ý,
cụ thể là lỗi cố ý trực tiếp. P và Q là những người đã đủ tuổi chịu trách nhiệm
hình sự và có đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự nên họ có đủ nhận thức để

biết đốt xưởng gỗ có thể gây thiệt hại như thế nào cho N, mức độ thiệt hại đến
đâu. Mặc dù vậy nhưng P vẫn nhờ Q đốt xưởng gỗ và Q vẫn đốt xưởng của N.
Họ rất mong muốn phá hủy được xưởng sản xuất gỗ của N. Mâu thuẫn trong
kinh doanh giữa P và N có thể được giải quyết bằng nhiều cách khác tốt hơn
nhưng P đã lựa chọn cách đốt xưởng để hủy hoại toàn bộ xưởng sản xuất của N.
Bên cạnh đó thời điểm xảy ra vụ việc lại là ban đêm. Đây là thời gian ít người
qua lại, thường ít có sự tập trung cao độ nên sẽ là thời điểm thuận lợi để gây án,
đám cháy sẽ không được phát hiện sớm. Điều này càng chứng tỏ mục đích muốn
hủy hoại xưởng gỗ của N đến cùng của P.
Động cơ: dù với động cơ nào đi chăng nữa hành vi hủy hoại tài sản cũng
đều cấu thành tội. Trong vụ án nêu trên việc P nhờ Q đốt xưởng của N với mục
đích trả thù do có mâu thuẫn trong kinh doanh từ trước, còn Q dù không có mâu
thuẫn nhưng P nhờ nên đã thực hiện việc đốt xưởng.
Trong vụ án nêu trên có hai người cùng thực hiện tội phạm một cách cố ý
là P và Q, trong đó P là người xúi giục còn Q là người thực hành. Bởi lẽ: Người
xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm
(khoản 2 Điều 20 BLHS.) P đã tác động đến tư tưởng và ý chí của Q, đã nhờ Q
đốt xưởng của N. Có thể thấy P chính là “tác giả tinh thần” của vụ án trên, P
nghĩ ra việc phạm tội, cách thức thực hiện việc phá hủy xưởng của N, thời gian
thực hiện việc đó và thúc đẩy cho tội phạm đó được thực hiện thông qua người
khác – cụ thể là Q. Về mặt chủ quan, P có ý định rõ ràng thúc đẩy Q phạm tội
thông qua việc nhờ Q đốt xưởng của N.
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm (khoản 2 Điều 20
BLHS). Q đã tự mình thực hiện hành vi đốt xưởng của N sau khi nhận lời với P.
Trong vụ án này P đã tự mình thực hiện những hành vi được mô tả trong CTTP,
đốt xưởng của N vào ban đêm gây hậu quả thiệt hại làm toàn bộ xưởng và máy
móc bị thiêu rụi. Trong đồng phạm, hành vi của mỗi người là bộ phận cần thiết
trong hoạt động chung đó, hậu quả của tội phạm là kết quả hoạt động chung của
tất cả những người đồng phạm. Luật hình sự Việt Nam quy định tất cả những
người đồng phạm đều bị truy tố, xét xử về cùng tội danh, theo cùng điều luật và

trong phạm vi những chế tài điều luật ấy quy định. Vì vậy trong vụ án nêu trên
cả P và Q đều bị truy cứu TNHS về tội hủy hoại tài sản được quy định tại điều
143 BLHS. Cụ thể khung hình phạt được áp dụng trong vụ án nêu trên là khung
tăng nặng thứ hai quy định tại khoản 3 Điều 143 BLHS quy định về tội hủy hoại
tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản:
“Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ bảy
năm đến mười lăm năm:
a) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới
năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng”.
Như vậy, theo như quy định của điều luật thì P và Q phải chịu mức phạt tù
từ bảy năm đến mười lăm năm vì đã gây ra thiệt hại về tài sản là 350 triệu
đồng cho xưởng sản xuất gỗ của N.
2. Giả sử khi đốt xưởng gỗ, Q không biết còn 1 công nhân là H bị say rượu
đang ngủ trong xưởng nên đã gây ra hậu quả chết người,thì Q có phải chịu
trách nhiệm hình sự về cái chết của người công nhân này không? Tại sao?
Trong tình huống này, có ý kiến cho rằng Q không biết còn một công
nhân của N bị say rượu ngủ quên trong xưởng nên đã gây ra hậu quả chết người
thì Q không phải chịu trách nhiệm hình sự về cái chết của người công nhân này
mà chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội hủy hoại tài sản với tình tiết gây hậu
quả nghiêm trọng.
Tuy nhiên, theo ý kiến của riếng em thì: Q phải chịu trách nhiệm hình sự
về cái chết của H. Cụ thể Q phạm thêm tội vô ý làm chết người được quy định
tại Điều 98 BLHS:
“1. Người nào vô ý làm chết người thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội làm chết nhiều người thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.”
Trước hết xét cấu thành tội phạm của tội này :
+ Mặt khách quan :
Hành vi khách quan của tội phạm: Người phạm tội có hành vi vi phạm quy
tắc an toàn. Đó là những quy tắc nhằm đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khỏe

cho con người. Những quy tắc đó thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, có thể đã
được quy phạm hóa hoặc có thể chỉ là những quy tắc xử sự xã hội thông thường
đã trở thành tập quán sinh hoạt, mọi người đều biết và thừa nhận.
Hậu quả của tội phạm: Hành vi vi phạm nói trên phải đã gây ra hậu quả chết
người. Hậu quả này là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm.
Quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả của tội phạm: Quan hệ nhân
quả giữa hành vi và hậu quả đã xảy ra là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội
phạm. Người có hành vi vi phạm chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về hậu quả
chết người đã xảy ra.
+ Mặt chủ quan:
Lỗi của người phạm tội là lỗi vô ý. Có thể là vô ý vì quá tự tin hoặc vô ý
vì cẩu thả. Theo quy định tại Điều 10 BLHS thì vô ý phạm tội là phạm tội trong
những trường hợp sau:
“1. Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu
quả nguy hại cho xã hội, nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có
thể ngăn ngừa được;
2. Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu
quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả
đó.”
BLHS không quy định rõ các hình thức vô ý phạm tội nhưng căn cứ vào
nội dung quy định trên có thể hiểu:
Vô ý vì cẩu thả là trường hợp do cẩu thả mà người phạm tội không thấy
trước khả năng gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội mặc dù phải thấy trước hoặc
có thể thấy trước. Tiêu chuẩn để xác định một người phải thấy trước và có thể
thấy trước được hậu quả nguy hiểm cho xã hội là căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể
lúc xảy ra sự việc, một người bình thường có thể thấy trước hậu quả, ngoài ra
còn phải căn cứ vào độ tuổi, trình độ nhận thức….
Vô ý vì quá tự tin là trường hợp người phạm tội thấy trước được hành vi
của mình có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội nhưng tin rằng hậu quả đó
sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được nhưng hậu quả đó vẫn xảy ra.

Xét tình huống nêu trên:
Hành vi khách quan: Ở đây pháp luật đòi hỏi Q phải nhìn thấy trước được
rằng có thể có người trong xưởng dù đã hết giờ làm việc, bởi lẽ nơi Q phóng hỏa
là xưởng làm việc, Q cần đặt ra trường hợp có người làm việc trong xưởng, ở lại
gác đêm hoặc có việc gì ở lại xưởng. Đây là quy tắc xử sự đòi hỏi người phạm
tội phải nhìn thấy trước được nhằm đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khỏe cho
con người. Dù trong trường hợp này Q chỉ có ý định đốt xưởng nhằm hủy hoại
tài sản của N nhưng đòi hỏi phải thấy tình huống trên. Và ở đây, Q đã vi phạm
quy tắc an toàn.
Hậu quả: Hành vi đốt xưởng của Q đã gây ra hậu quả làm chết một
người.Quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả của tội phạm: ở đây hành vi
của Q là đốt xưởng và hậu quả làm người công nhân chết có quan hệ nhân quả
với nhau. Mặc dù Q không có ý định giết người nhưng chính vì hành vi hủy hoại
tài sản bằng cách phóng hỏa đốt xưởng đã khiến người công nhân say rượu ngủ
lại trong xưởng chết.
Mặt chủ quan của tội phạm: Lỗi của Q là lỗi vô ý. Trong trường hợp này
hành vi của Q là vô ý vì cẩu thả, nghĩa là Q không thấy trước được hậu quả chết
người xảy ra mà hành vi của mình gây ra mặc dù với địa vị, khả năng nhận thức
của Q phải thấy trước và có đủ điều kiện thấy trước hậu quả đó. Lẽ ra Q phải
biết được rằng đây là xưởng sản xuất nên khả năng có người ở lại trong xưởng là
rất lớn. Nếu đốt xưởng thì rất có khả năng sẽ gây ra hậu quả chết người. Tuy
nhiên vì quá cẩu thả mà Q đã không thấy được điều này dẫn đến cái chết của
công nhân H.
Từ những căn cứ nêu trên có thể thấy, Q phải chịu TNHS về cái chết của
người công nhân say rượu ngủ quên trong xưởng với vô ý làm chết người
được quy định tại Khoản 1 Điều 98 BLHS.
Vậy hành vi đốt xưởng của Q không chỉ gây thiệt hại đến 350 triệu mà
còn làm chết một người với lỗi vô ý. Q phải chịu TNHS về cả hai tội là Tội
hủy hoại tài sản quy định tại khoản 3 Điều 143 BLHS và tội vô ý làm chết
người quy định tại Khoản 1 Điều 98 BLHS.

3. Giả sử Q vừa chấp hành xong bản án 3 năm tù về tội cướp tài sản, chưa
được xoá án tích lại thực hiện hành vi phạm tội nêu trên thì trường hợp phạm
tội của Q là tái phạm hay tái phạm nguy hiểm? Tại sao?
Giả sử Q vừa chấp hành xong bản án 3 năm tù về tội cướp tài sản, chưa
được xóa án tích, lại thực hiện hành vi phạm tội nêu trên thì trường hợp phạm tội
của Q là tái phạm nguy hiểm. Khẳng định trên xuất phát từ những lý do sau:
• Với mức 3 năm mà tòa án tuyên cho Q về tội cướp tài sản, ta thấy
rằng, Q phạm tội vào khoản 1 Điều 133 Bộ luật hình sự. Căn cứ vào khung hình
phạt ba năm đến mười năm tại Khoản 1 Điều 133 Bộ luật hình sự, ta nhận thấy
hành vi phạm tội cướp tài sản của Q thuộc loại tội phạm rất nghiêm trọng do
cố ý. Nhưng nếu chỉ dựa vào mức án phạt mà tòa án tuyên với Q để kết luận
hành vi phạm tội của Q thuộc Khoản 1 Điều 133 Bộ luật hình sự thì có phần
chưa khách quan bởi án phạt 3 năm đó có thể đã bao gồm cả các tình tiết giảm
nhẹ. Như vậy, hành vi phạm tội của Q có thể thuộc Khoản 2 Điều 133 Bộ luật
hình sự. Căn cứ vào mức cao nhất của khung hình phạt tại Khoản 2 là 15 năm thì
hành vi phạm tội của Q vẫn thuộc loại tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý.
• Căn cứ vào mức án phạt cao nhất là mười lăm năm của khung hình
phạt của Q về tội hủy hoại tài sản như đã chứng minh ở trên thì hành vi phạm tội
của Q thuộc loại tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý.
• Dựa vào tình huống mà đề bài nêu thì Q chưa được xóa án tích
nhưng lại thực hiện hành vi phạm tội hủy hoại tài sản được quy định tại Khoản 3
Điều 143 cũng thuộc loại tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý. Căn cứ vào
Khoản 2 Điều 49 Bộ luật hình sự quy định về trường hợp được coi là tái phạm
nguy hiểm: “Đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do
cố ý, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt
nghiêm trọng do cố ý”.
Kết luận: Như vậy, ta có đầy đủ các căn cứ để chứng minh trường hợp
phạm tội của Q là tái phạm nguy hiểm được quy định tại Khoản 2 Điều 49.
KẾT THÚC
Tội phạm không phải là vấn đề mới trong xã hội hiện nay. Tuy nhiên, để loại

bỏ hoàn toàn nó thì không phải là vấn đề đơn giản. Thực tế, pháp luật nói chung và
pháp luật hình sự nói riêng chỉ dừng lại ở việc quy định các biện pháp xử lý các vụ
án hình sự để ngăn chặn và răn đe, hạn chế tình trạng phạm tội trong xã hội. Căn cứ
vào đặc tính này, pháp luật nói chung và pháp luật hình sự nói riêng cần có những
biện pháp nghiêm khắc hơn, phù hợp hơn để trong thời gian không xa sẽ loại bỏ
hoàn toàn tội phạm trong xã hội.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Luật hình sự Việt Nam tập I, II trường Đại Học Luật Hà Nội, nhà
xuất bản Công An, 2013.
2. GS.TS.Nguyễn Ngọc Hòa, Tội phạm và Cấu thành tội phạm, NXB CAND, Hà
Nội 2012.
3. GS.TS.Nguyễn Ngọc Hòa, Mô hình Luật hình sự Việt Nam, NXB CAND, Hà
Nội 2012.
4. Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (đã được sửa đổi
và bổ sung năm 2009).
5. Lê Đăng Doanh, Định tội danh đối với các tội xâm phạm sở hữu Hà Nội, NXB
Tư pháp, 2013.
6. Đinh Văn Quế, Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự - Phần các tội phạm. Tập 2,
Các tội xâm phạm sở hữu , Nxb. TP. Hồ Chí Minh, 2002.
7. Thông tư liên tịch của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao,
Bộ công an, Bộ tư pháp số 02/2001/TTLT-TANDTC-BCA-BTP ngày 25 tháng 12
năm 2001 về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định tại chương XIV “Các tội
xâm phạm sở hữu” của Bộ luật hình sự năm 1999.
6. Các websit


×