Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

Nghiên cứu dự báo, phòng chống sạt lở bờ biển Bắc Bộ từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa. Đề tài độc lập cấp nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.13 MB, 29 trang )

TRUNG TÂM KHOA HỌC TỰ NHIÊN VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA
PHÂN VIỆN HẢI DƯƠNG HỌC TẠI HẢI PHÒNG


DỰ ÁN ĐỘC LẬP CẤP NHÀ NƯỚC KHCN - 5A
NGHIÊN CỨU DỰ BÁO, PHÒNG CH
ỐNG SẠT LỞ
BỜ BIỂN BẮC BỘ TỪ QUẢNG NINH TỚI THANH HÓA


Cơ quan quản lý:
Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường
Trưởng Ban chỉ đạo:
GS. TS. Hoàng Văn Huây
Phó Ban chỉ đạo:
TS. Tô Đình Huyến
Cơ quan chủ trì:
Phân viện Hải dương học tại Hải Phòng
Ban chủ nhiệm:
TS. Trần Đức Thạnh (Chủ nhiệm)
TS. Nguyễn Đức Cự (Phó chủ nhiệm)
TS. Nguyễn Hữu Cử (Thư ký)
NCS. TS. Đỗ Đình Chiến (Thư ký)
Cơ quan tham gia phối hợp chính:
Phân viện Hải dương học tại Hà Nội
Trường Đại học KHTN, Đại học Quốc gia Hà Nội
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉ nh Nam Định
Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trườ ng TP. Hải Phòng


BÁO CÁO TÓM TẮT


















HẢI PHÒNG, THÁNG 12 NĂM 2000
Báo cáo tóm tắt
Dự án KHCN - 5a - Nghiên cứu dự báo, phòng chống sạt lở bở biển Bắc Bộ

Phân viện Hải dương học tại Hải Phòng


1

1

MỞ ĐẦU



Dải bờ biển Bắc Bộ là nơi tập trung dân cư, mật độ dân số cao
nhất nước và có nhiều cơ sở kinh tế quan trọng, phần lớn là vùng đất
trũng thấp được bao bọc bởi hệ thống đê xây dựng từ nhiều đời. Xói
sạt bờ biển đặc biệt nghiêm trọng khi làm vỡ đê kè, ngập lụt trên diện
rộng, gây thiệt hại nặng nề về sinh mạng, tài sản, để lại những hậu quả
lâu dài về kinh tế - xã hội và môi trường sinh thái như đã từng xảy ra
trong lịch sử.
Do những đòi hỏi cấp bách của thực tiễn, Bộ Khoa học, Công
nghệ và Môi trường đã giao cho Phân viện Hải dương học tại Hải
Phòng chủ trì thực hiện dự án mã số KHCN - 5A "Nghiên cứu dự
báo, phòng chống sạt lở bờ biển Bắc Bộ từ Quảng Ninh đến Thanh
Hóa". Đây là một trong 8 dự án thuộc nhóm dự án "Nghiên cứu dự
báo, phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển". Dự án được thực hiện từ
tháng 10 năm 1999 và kết thúc vào tháng 12 năm 2000. Tham gia,
phối hợp với các cán bộ chuyên môn ở Phân viện Hải dương học tại
Hải Phòng thực hiện dự án còn có các nhà khoa học, các chuyên gia ở
Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, Phân
viện Hải dương học tại Hà Nội, Bộ tư lệnh Hải quân. Dự án còn nhận
được sự phối hợp chặt chẽ và giúp đỡ của nhiều cơ quan địa phương
các tỉnh ven biển, đặc biệt là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Nam Định và Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường thành phố Hải
Phòng.
Mục tiêu của dự án là:
- Đánh giá hiện trạng, diễn biến, nguyên nhân và dự báo,
cảnh báo xói sạt bờ biển Bắc Bộ, trọng điểm là bờ biển Cát Hải (Hải
Phòng) và Hải Hậu (Nam Định).
- Đề xuất giải pháp phòng chống xói sạt bờ biển Bắc Bộ,
trọng điểm là bờ biển Cát Hải và Hải Hậu.
Để thực hiện hai mục tiêu cơ bản nêu trên, dự án đã tiến hành thu
thập, phân tích, đánh giá và sử dụng kế thừa một khối lượng lớn tư

liệu khảo sát, nghiên cứu đã có. Dự án đã tiến hành 3 đợt điều tra khảo
sát trên diện rộng phủ kín dải ven bờ Bắc Bộ để thu thập bổ sung,
kiểm tra các tài liệu đã có về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, hiện
trạng và diễn biến xói sạt, đánh giá hiệu quả của các công trình phòng
Báo cáo tóm tắt
Dự án KHCN - 5a - Nghiên cứu dự báo, phòng chống sạt lở bở biển Bắc Bộ

Phân viện Hải dương học tại Hải Phòng


2

2
chống đã thực hiện và kết hợp lập khóa, thẩm định khóa giải đoán tài
liệu viễn thám. Nội dung khảo sát và quan trắc chủ đạo của dự án tập
trung vào hai đợt ở hai trọng điểm là khu vực bờ Cát Hải (dài 7km, xa
bờ khoảng 10 km đến độ sâu 5m) và khu bờ Hải Hậu (dài 20 km, xa
bờ khoảng 10 km, đến độ sâu 15m). Mỗi đợt khảo sát kéo dài một
tháng, mùa khô vào tháng 3 năm 2000 và mùa mưa vào tháng 8 năm
2000, với tất cả các yếu tố lặp lại theo 2 mùa.
ở Văn Lý, đã tiến hành 5 trạm quan trắc liên tục theo ốp 01 giờ
(trong đó có 03 trạm 7 ngày đêm vào mùa khô) và 85 trạm mặt rộng,
66 trạm bãi. ở các trạm liên tục đã quan trắc và thu mẫu đồng thời các
yếu tố theo hai tầng mặt và đáy gồm dòng chảy, độ mặn, pH, nhiệt độ,
bùn cát lơ lửng, bùn cát đáy, đồng thời thực nghiệm đo bùn cát rơi
lắng, bùn cát di đáy. ở các trạm mặt rộng đã tiến hành thu mẫu bùn cát
lơ lửng, trầm tích đáy, đo dòng chảy. Ngoài ra, còn tiến hành quan trắc
các yếu tố khí tượng thủy văn cơ bản như gió, sóng, mực nước, nhiệt
không khí. Tiến hành đặt mốc rải tuyến đo trắc địa chi tiết 22 tuyến
bãi, 7 tuyến đóng cọc đo biến dạng bãi 7 ngày và 14 tuyến đo sâu hồi

âm. ở Cát Hải, nội dung khảo sát cũng tương tự Văn Lý trên 5 trạm
quan trắc liên tục (có 2 trạm 7 ngày đêm vào mùa khô) 43 trạm mặt
rộng, 42 trạm bãi, 22 tuyến trắc địa chi tiết bãi, 8 tuyến đóng cọc đo
biến dạng bãi 7 ngày và 7 tuyến đo sâu hồi âm.
Một khối lượng rất lớn mẫu vật, số liệu khảo sát và quan trắc về
khí tượng, thủy văn, trắc đạc địa hình, trầm tích đáy và lơ lửng được
xử lý, phân tích và tính toán có hệ thống trong phòng thí nghiệm. Dự
án đã kết hợp chặt chẽ và thận trọng các phương pháp khảo sát, nghiên
cứu truyền thống và hiện đại, coi trọng cả thực nghiệm và mô hình
toán. Viễn thám giải đoán ảnh số và GIS là phương pháp chủ đạo đánh
giá biến động xói sạt. Nghiên cứu nguyên nhân và dự báo xói sạt dựa
trên tổ hợp các phương pháp địa động lực (kiến tạo hiện đại); hình thái
động lực - thể tích và thủy thạch động lực.
Kèm theo báo cáo tổng hợp của dự án còn 10 báo cáo chuyên đề
(xem danh sách kèm theo) và 01 tập bản đồ chuyên môn (danh sách
kèm theo). Báo cáo tổng hợp của dự án gồm có 135 trang với 49
biểu bảng 73 hình vẽ và 12 ảnh minh họa. Ngoài phần mở đầu, báo
cáo gồm 4 chương.
Chương I: Thực trạng và nguyên nhân sạt lở bờ biển Bắc Bộ
Chương II: Dự báo tình hình sạt lở bờ biển Bắc Bộ
Chương III: Giải pháp khoa học công nghệ phòng chống sạt lở
bờ biển Bắc Bộ
Báo cáo tóm tắt
Dự án KHCN - 5a - Nghiên cứu dự báo, phòng chống sạt lở bở biển Bắc Bộ

Phân viện Hải dương học tại Hải Phòng


3


3
Chương IV: Kết luận và kiến nghị
Do tính chất phức tạp của vấn đề sạt lở bờ biển và do thời gian
hạn chế, chắc chắn báo cáo này còn có những thiếu sót về cả nội dung
lẫn kỹ thuật. Hy vọng báo cáo sẽ được hoàn chỉnh tốt hơn với ý kiến
đóng góp của các nhà khoa học và quản lý.


CHƯƠNG
I
THỰC TRẠNG V
À NGUYÊN NHÂN
SẠT LỞ BỜ BIỂN BẮC BỘ

I. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH
Xói sạt bờ biển Bắc Bộ từ Móng Cái đến Lạch Trường được xác định
trên 51 đoạn với tổng chiều dài 113.930m, chiếm 34,2% chiều dài đường bờ
cơ bản, tốc độ trung bình 6,0 m/năm và hàng năm bị mất 68 ha đất. Cường độ
xói sạt được phân thành 4 cấp, yếu (0 - 2,5 m/năm) chiếm 22,05%; trung bình
(2,5 - 5 m/năm) 39,1%; mạnh (5 - 10 m/năm) 12,9% và rất mạnh (≥ 10
m/năm) chiếm 25,94% tổng chiều dài xói sạt.
- Theo tính chất xói sạt, bờ biển Bắc Bộ được chia thành 2 vùng với 4
khu vực. Vùng (Móng Cái - Đồ Sơn) xói sạt diễn biến lâu dài, qui mô lớn,
cường độ trung bình và hơi giảm gần đây. Trong đó khu vực 1 (Móng Cái -
Cửa Lục) có độ dài xói sạt lớn nhất, cường độ thấp hơn cả, ở mức trung bình
thấp; khu vực 2 (Cửa Lục - Đồ Sơn) có độ dài xói sạt thứ 2, cường độ trung
bình cao, trừ tuyến Phù Long - Cát Hải - Đình Vũ xói sạt mạnh, rất mạnh và
có xu hướng gia tăng. Vùng II (Đồ Sơn - Lạch Trường), ít đoạn xói sạt nhưng
qui mô, cường độ các đoạn rất lớn, diễn biến phức tạp, gần đây qui mô giảm
nhưng cường độ tăng. Trong đó, khu vực 3 (Đồ Sơn - Ba Lạt) có qui mô thấp

nhất, cường độ mạnh, trước đây qui mô và cường độ lớn nhưng giảm hẳn
trong khoảng 10 năm qua. Khu vực 4 (Ba Lạt - Lạch Trường) qui mô thứ 3,
cường độ lớn nhất, ở mức độ rất mạnh và xu hướng tiếp tục tăng.
Bảng 1. Đánh giá tổng hợp hiện trạng xói sạt bờ Bắc Bộ
Vùng Khu vực
Chiều
dài xói
sạt (km)

Tỷ lệ (%) cường độ Diện tích
xói
(ha/năm)
Yếu TB Mạnh Rất mạnh

I
Móng Cái
- Đồ Sơn
1. Móng Cái
- Cửa Lục
44,56 46,1 37,1 16,8 0 13,9
2. Cửa Lục -
Đồ Sơn
43,92 11,3 51,1 23,1 14,6 19,5
Báo cáo tóm tắt
Dự án KHCN - 5a - Nghiên cứu dự báo, phòng chống sạt lở bở biển Bắc Bộ

Phân viện Hải dương học tại Hải Phòng


4


4
Cộng 88,48 28,7 50,8 19,0 1,5 33,4
II
Đồ Sơn -
Lạch
Trường
3. Đồ Sơn -
Ba Lạt
2,7 0 0 18,5 81,5 2,0
4. Ba Lạt -
Lạch Trường
22,75 0 0 3,5 96,5 32,6
Cộng 25,45 0 0 5,1 94,9 34,6
Bắc Bộ 113,93 22,05 39,1 12,9 25,94 68
- Xói sạt bờ biển Cát Hải (Hải Phòng) với chiều dài 6,4 km, Hải Hậu
(Nam Định) dài 17,2 km và Hậu Lộc (Thanh Hóa) dài 5,0 km là những trọng
điểm ở ven biển Bắc Bộ, có qui mô lớn, cường độ mạnh và rất mạnh, diễn
biến lâu dài và có xu hướng tiếp tục tăng. Tại đây, xói sạt bờ biển đã, đang và
lâu dài vẫn là thiên tai nặng nề.
Bảng 2. Diễn biến xói sạt bờ Cát Hải (Hải Phòng)
Giai đoạn 1930 - 1965 1965 - 1990 1990 - 2000
Số đoạn bờ xói sạt 3 5 3
Tổng chiều dài xói sạt (m) 6.000 6.200 6.400
Trong đó: Yếu 0 3.700 3.060
Trung bình 1.800 0 0
Mạnh 4.200 0 2.040
Rất mạnh 0 2.500 1.300
Tốc độ lùi trung bình (m/năm) 4,5 5,0 12,9
Tốc độ lùi cực đại (m/năm) 8,5 10,0 50,0

Diện tích xói sạt (ha/năm) 2,7 3,09 8,27
Bảng 3: Diễn biến xói sạt bờ Hải Hậu (Nam Định)
Giai đoạn 1930 - 1965 1965 - 1991 1991 - 2000
Tổng chiều dài xói sạt (m) 8.600 19.500 17.200
Trong đó: Yếu 1.800 1.600 5.200
Trung bình 4.600 900 0
Mạnh 2.200 4.000 0
Rất mạnh 0 13.000 12.000
Tốc độ lùi trung bình (m/năm) 3,40 8,6 14,5
Tốc độ lùi cực đại (m/năm) 6,40 12,0 20,5
Diện tích xói sạt (ha/năm) 2,95 16,8 25,0
Báo cáo tóm tắt
Dự án KHCN - 5a - Nghiên cứu dự báo, phòng chống sạt lở bở biển Bắc Bộ

Phân viện Hải dương học tại Hải Phòng


5

5
- Một số đoạn bờ nhiều năm trước bị xói sạt mạnh như Bàng La, Vinh
Quang (Hải Phòng), Đồng Châu (Thái Bình), Giao Long (Nam Định) nhưng
gần đây đã chuyển sang bồi tụ, chưa mạnh, chưa ổn định, vẫn có thể xói sạt
đê kè khi bão lớn, triều cường.
- Có những đoạn bồi xói đổi pha nhanh hoặc mới xuất hiện gần đây gây
xói sạt đột biến và nguy hiểm như tây nam làng Hoàng Châu (Cát Hải), đông
bắc Vinh Quang (Hải Phòng), Đông Long (Thái Bình); Nghĩa Phúc (Nam
Định). Mặc dù trong những năm gần đây bão ít nhưng vẫn xuất hiện cường độ
xói sạt cực đoan, 50 - 100 m/năm ở những khu vực sát đê biển như Nghĩa
Phúc, sát khu dân cư đông đúc như Hoàng Châu.

II. ĐẶC ĐIỂM, PHÂN ĐỊNH CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ ĐỘNG LỰC
HÌNH THÁI
1. Dải ven bờ Bắc Bộ
Dải ven bờ Bắc Bộ được phân thành hai vùng tự nhiên khác nhau về cấu
trúc địa chất, địa hình, đặc điểm phát triển tiến hóa và điều kiện động lực bờ.
1.1. Vùng ven bờ Móng Cái - Đồ Sơn, có bờ biển khúc khuỷu được che chắn
bởi trên 2.000 hòn đảo cấu tạo bằng đá gốc và bờ biển nguyên sinh bị biến
dạng ở mức khác nhau do quá trình biển hiện đại. Vùng nằm trên kiến trúc
Caledonit, có biểu hiện chuyển động tân kiến tạo và kiến tạo hiện đại khá
mạnh mẽ. Bên cạnh các khối nâng, có mặt các bồn sụt hạ phát triển thành các
vịnh, các vùng cửa sông hình phễu. Các con sông trong vùng nhỏ, ngắn, dốc
có lưu lượng nước và bùn cát thấp. Sóng không lớn vì địa hình khá kín. Thủy
triều là nhân tố động lực bờ quan trọng nhất của vùng với độ lớn triều cực đại
4 - 4,5m. Vùng chịu ảnh hưởng lớn của bão và nước dâng trong bão. Biển lấn
trong giai đoạn hiện đại do mực nước dâng chậm, nhưng thiếu hụt bồi tích
lớn.
1.2. Vùng ven bờ Đồ Sơn - Lạch Trường, về cơ bản là bờ bồi tụ của vùng
châu thổ sông Hồng hiện đại, lớn tầm cỡ thế giới. Vùng nằm trên trũng
Kainozoi sụt hạ khá mạnh trong tân kiến tạo và kiến tạo hiện đại. Bản chất
phát triển mở rộng của châu thổ là tốc độ bồi tụ đền bù vượt quá tốc độ ngập
chìm (do cả sụt hạ kiến tạo và nâng cao mực nước chân tĩnh), nhờ lượng phù
sa rất lớn đưa ra từ lục địa. Sóng là yếu tố động lực bờ rất quan trọng, trong
khi vai trò của thủy triều cũng rất đáng kể, với độ lớn cực đại 3,3 - 4,0m.
Vùng chịu ảnh hưởng rất lớn của bão và nước dâng trong bão (có thể đạt
2,8m), mặc dù trong chục năm qua bão tạm thời ít đi. Hoạt động nhân sinh ở
ven bờ và trên cả lưu vực trở thành một tác nhân quan trọng đến động lực bồi
tụ, xói sạt bờ biển. Nổi bật nhất là tác động hai mặt của hệ thống công trình
đê, đập. Trong mối quan hệ giữa ngập chìm và đền bù bồi tích, nguồn cung
Báo cáo tóm tắt
Dự án KHCN - 5a - Nghiên cứu dự báo, phòng chống sạt lở bở biển Bắc Bộ


Phân viện Hải dương học tại Hải Phòng


6

6
cấp phù sa trở thành yếu tố nhạy cảm hàng đầu đối với động lực bờ châu thổ
trong điều kiện mực biển đang dâng cao dần.
2. Các khu vực trọng điểm
2.1. Khu vực Cát Hả i
- Cát Hải là một đảo cát thấp, được thành tạo vào khoảng 2 - 1 nghìn
năm trước trong cơ chế biển lùi và mực biển hạ thấp tương đối. Hiện tại khu
vực đảo nằm trên vùng cửa sông hình phễu Bạch Đằng (châu thổ âm) tại phần
trũng của một võng sụt hạ dạng graben trong kiến tạo hiện đại và thuộc phần
tiếp giáp của cấu trúc Caledonit Đông bắc với trũng sụt hạ Kainozoi sông
Hồng. Địa hình đảo khá đặc biệt, bờ đảo phía nam bị xói sạt mạnh định hướng
á vĩ tuyến, nằm kẹp giữa hai lạch triều sâu rộng là Nam Triệu (phía tây) và
Lạch Huyện (phía đông). Vùng nước ven đảo nông và rất thoải, trầm tích đáy
phổ biến bùn bột được phân định bởi hai doi cát triều lớn nằm dọc Lạch
Huyện và Nam Triệu. Đầu doi cát tách khỏi bờ đảo nhờ hai lạch nông là lạch
Gót và lạch Hoàng Châu nối vùng nước ven đảo với Lạch Huyện và Nam
Triệu. Đặc điểm địa hình này vô cùng quan trọng chi phối tính chất của dòng
chảy triều khu vực, vốn chịu ảnh hưởng của cả triều Hòn Gai và triều Hòn
Dấu có sự khác biệt rất rõ về độ lớn và thời gian truyền triều. Cùng với vai trò
của dòng dư, đặc biệt là dòng gió, dòng chảy tổng hợp ven bờ khá mạnh, có
thời gian và tốc độ khi triều lên (cực đại 90 cm/s) lớn áp đảo so với khi chảy
xuống (cực đại 86 cm/s), đặc biệt là ở hai lạch bên. Thủy triều là nhân tố động
lực bờ hàng đầu. Sóng có vai trò không lớn, vì vượt qua vùng nước nông khi
truyền tới bờ, có độ cao dưới 2m và gần vuông góc với bờ. Sóng chỉ phát huy

tác dụng vào mùa gió tây nam với các hướng quan trọng là N, ĐN và TN. Do
vậy, dòng sóng dọc bờ không lớn, dưới 20 cm/s. ảnh hưởng của phù sa sông
đến khu vực Cát Hải không lớn, mặc dù có tăng gần đây do đập Đinh Vũ đắp
năm 1981 dồn phù sa từ Cửa Cấm sang cửa Nam Triệu. Hoàn lưu bùn cát khu
vực chịu chi phối của quá trình nội tại vùng cửa sông hình phễu. Sự dâng
cao mực biển 2,24 mm/năm trở thành yếu tố rất nhạy cảm đối với tiến hoá của
bờ cát trong điều kiện thiếu hụt bồi tích lâu dài của quá trình estuary hóa.
2.2. Khu vực Hải Hậu
Khu vực Hải Hậu nằm gần đới sụt hạ mạnh nhất trong tân kiến tạo và
kiến tạo hiện đại của đới bờ châu thổ sông Hồng. Trước kia (khoảng trước
500 năm) khu vực được bồi tụ mạnh nhờ nhánh chính của sông Hồng là sông
Sò, ngày nay đã tàn, đổ ra cửa Hà Lận. Bờ dài, thẳng, định hướng đông bắc -
tây nam, lùi sâu vào giữa hai cửa sông lớn là Ba Lạt và cửa Đáy nhô xa ra
biển, là đặc trưng cơ bản nhất về hình thái khu vực. Đường đẳng sâu gần song
song với bờ. Trắc ngang khu bờ khá dốc từ bờ đến độ sâu 2 - 3m và thoải đến
độ sâu 10m, tạo nên hình thái của một bề mặt bào mòn ngầm. Trầm tích bờ
bãi chủ yếu là cát mịn, mặt đáy bờ ngầm chủ yếu là bột lớn, rất dễ xói sạt và
Báo cáo tóm tắt
Dự án KHCN - 5a - Nghiên cứu dự báo, phòng chống sạt lở bở biển Bắc Bộ

Phân viện Hải dương học tại Hải Phòng


7

7
bào mòn trong điều kiện động lực sóng lớn và dòng chảy khá mạnh của khu
vực, cực đại 83 cm/s ở độ sâu 6m. trong điều kiện bờ biển hở, nước khá sâu,
vai trò của động lực sóng rất lớn với các hướng chủ đạo đông bắc và đông vào
mùa gió đông bắc và đông nam, nam vào mùa gió tây nam, đặc biệt khi có

bão hoặc gió mùa đông bắc thổi mạnh. Vì vậy, đới dòng ven có tốc độ dòng
chảy lớn, đạt trên 1m/s và mở rộng đến độ sâu 2 - 3m. Dòng chảy ở vùng
nước ven bờ ưu thế hướng tây nam vào mùa gió đông bắc và hướng đông bắc
vào mùa gió tây nam. Ngoài tốc độ khá mạnh, tần suất tốc độ trên 25 cm/s
(giới hạn bào mòn đáy) cao, còn đổi hướng hết sức phức tạp. Các hướng dòng
chủ đạo lệch đáng kể so với trục dài của elip nhật triều, khẳng định vai trò lớn
của dòng dư, đặc biệt là dòng chảy gió. Thành phần của dòng chảy hướng ra
phía biển gần vuông góc với bờ chiếm tần suất đáng kể. Tại độ sâu 6m về
phía ngoài Hải Chính, dòng chảy tầng đáy vào mùa gió đông bắc về hướng
đông tần suất 17,5% và về hướng nam 16,8%, trong khi hướng bờ đông bắc -
tây nam. Vì vậy, hoàn lưu dòng bùn cát lơ lửng và di đáy không chỉ dọc bờ
mà có một bộ phận đáng kể di chuyển ngang phân tán ra vùng nước sâu.
Trong điều kiện động lực sóng và dòng chảy mạnh và sự ngập chìm (kiến tạo
hạ, nâng chấn tĩnh) có tốc độ khá lớn (2 - 5 mm/năm), sự thiếu hụt bồi tích đã
dẫn đến phá hủy bờ mạnh, nhất là vào dịp bão lớn, nước dâng trùng với triều
cường.
III. NGUYÊN NHÂN XÓI SẠT BỜ BIỂN
1. Nguyên nhân cơ bản xói sạt bờ Bắc Bộ
Xói sạt bờ Bắc Bộ liên quan đến tiến hóa tự nhiên, và ở mức độ khác
nhau, đến tác động của con người trực tiếp hoặc gián tiếp. Nguyên nhân sâu
xa xói sạt bờ phổ biến là sự thiếu hụt bồi tích, lâu dài, hoặc cục bộ trên nền
ngập chìm - mực biển dâng cao và thiếu hụt bồi tích. Sự khác nhau của các
đoạn bờ ở nguyên nhân trực tiếp và cơ chế xói sạt. Vùng Móng Cái - Đồ Sơn
có nguyên nhân xói sạt chủ yếu liên quan đến tiến hóa tự nhiên trong điều
kiện mực nước biển dâng chậm chạp, thiếu nguồn bồi tích cung cấp và hoạt
động mạnh của dòng triều. Dòng triều là tác nhân quan trọng nhất phân tán
bồi tích, gây sạt vách bãi. Sóng là tác nhân phụ trợ, có vai trò phá hủy bờ khi
gió bão lớn. Chặt phá rừng ngập mặn là yếu tố quan trọng góp phần sạt lở bãi
triều. ở vùng Đồ Sơn - Lạch Trường, ngoài tiến hóa tự nhiên, hoạt động nhân
tác kể cả ở khu vực thượng nguồn cực kỳ quan trọng, gây xói sạt bờ biển còn

do làm thay đổi địa hình bờ, nguồn cung cấp và cơ cấu phân bố bồi tích. Xói
sạt xảy ra trong điều kiện bồi tụ chuyển pha dài, hoặc ngắn do thiếu hụt bồi
tích cục bộ, nhưng xảy ra nhanh, mạnh, nên có cường độ lớn. Sóng là yếu tố
hàng đầu gây xói sạt và di chuyển gây thiếu hụt bồi tích ở đới sát bờ. Xói sạt
đê kè nhiều nơi đơn giản là do quai đắp trên nền đất thấp, điều kiện động lực
Báo cáo tóm tắt
Dự án KHCN - 5a - Nghiên cứu dự báo, phòng chống sạt lở bở biển Bắc Bộ

Phân viện Hải dương học tại Hải Phòng


8

8
bồi tụ chưa ổn định nên chịu tác động phá hủy khi có sóng bão lớn, triều
cường, nước dâng.
2. Nguyên nhân xói sạt bờ Cát Hải
Xói lở khu vực trọng điểm Cát Hải có nguyên nhân sâu xa liên quan đến
nguồn gốc hình thành và tiến hóa của đảo cát. Đảo được hình thành trong điều
kiện bồi tụ châu thổ khoảng 2 - 1 nghìn năm trước. Khoảng 5 - 7 trăm năm trở
lại đây, mực biển dâng cao do cả nguyên nhân chân tĩnh và kiến tạo, nguồn
bồi tích giảm hẳn, thủy triều mạnh lên và chế độ cửa sông châu thổ dương
biến thành châu thổ âm (hình phễu) và đảo bị xói lở trong điều kiện động lực
mới với mực xâm thực cơ sở nâng cao và năng lượng sóng mạnh lên. Xói lở
có xu thế dài lâu do kết hợp cả xâm thực ngang gây sạt lở bờ và bào mòn mặt
đáy sườn bờ ngầm sát bờ.
Nguyên nhân trực tiếp xói sạt bờ đảo là sự thiếu hụt không đền bù bồi
tích 342.800 tấn/năm. Lý do thiếu hụt bồi tích chủ yếu là dòng chảy triều lên
có tốc độ và thời gian lớn hơn hẳn dòng xuống đã đưa bồi tích ra khỏi khu
vực ven đảo qua hai lạch Hoàng Châu và Gót đưa vào lạch Nam Triệu và lạch

Huyện góp phần gây sa bồi nghiêm trọng luồng vào cảng Hải Phòng. Sóng có
vai trò trực tiếp gây sạt lở bờ và khuấy đục đáy để dòng chảy đưa vật liệu đi.
Dòng bùn cát tổng hợp phân kỳ ở giữa, di chuyển bùn cát dọc bờ đưa đi về
hai phía đông và tây, xói sạt chủ yếu vào mùa gió tây nam có mưa bão (tháng
6 - 9). Đường biên xói sạt và bào mòn đáy ở độ sâu 2m. Ngoài độ sâu 2m là
vùng bồi tụ.
Cơ chế vận chuyển bùn cát gây thiếu hụt bồi tích dẫn đến xói sạt bờ Cát
Hải như sau: dòng bùn cát dọc bờ do sóng có lưu lượng không lớn, cân bằng
âm đi về phía tây gây thếu hụt 65.000 m
3
/năm, di chuyển dọc bờ từ đông
sang tây chủ yếu vào mùa gió tây nam. Dòng bùn cát lơ lửng mùa gió đông
bắc di chuyển vào khu vực qua hai cửa lạch Hoàng Châu và Gót gây bồi tụ
yếu và đi ra hai cửa lạch, đặc biệt lưu lượng lớn qua lạch Hoàng Châu ở phía
tây gây thiếu hụt bồi tích vào mùa gió tây nam. Dòng bồi tích tổng hợp cả
năm từ phía biển, di chuyển gần vuông góc vào bờ, phân kỳ ở đoạn giữa đảo,
rồi đi qua hai cửa lạch gây thiếu hụt bồi tích. Tổng bồi tích thiếu hụt nhiều
năm của khu vực 342.800 tấn/năm đã gây sạt lở bờ và bào mòn đáy. Trong
đó, sạt lở bờ 118.400 tấn/năm và bào mòn đáy 224.400 tấn/năm. Gần đây, có
dấu hiệu bồi tụ đáy, nhưng có lẽ chỉ là tạm thời do ít bão và có thể do hiệu
ứng tích cực của hệ thống kè nuôi bãi từ 1995.
3. Nguyên nhân xói sạt bờ Hải Hậu
Xói lở khu trọng điểm Hải Hậu có nguyên nhân sâu xa là sự chuyển pha
từ bồi sang xói của một đoạn bờ châu thổ, liên quan đến quá trình chuyển
nhánh chính của sông Hồng từ sông Sò trước đây đổ vào ven biển Hải Hậu
Báo cáo tóm tắt
Dự án KHCN - 5a - Nghiên cứu dự báo, phòng chống sạt lở bở biển Bắc Bộ

Phân viện Hải dương học tại Hải Phòng



9

9
sang vị trí cửa Lân rồi cửa Ba Lạt như hiện nay. Hệ thống đê đập nhiều đời đã
làm mất nguồn bồi tích từ sông cho ven bờ Hải Hậu, tạo nên sự bồi lấn nhanh
bất thường của vùng cửa Ba Lạt, cửa Đáy và làm bờ Hải Hậu lùi sâu vào vùng
khuất phù sa sông đưa ra ven bờ. Sự thiếu hụt bồi tích nghiêm trọng trong
điều kiện ngập chìm khá mạnh (hạ kiến tạo và nâng chân tĩnh) đã gây xói sạt
bờ Hải Hậu.
Nguyên nhân trực tiếp xói sạt bờ Hải Hậu là sự thiếu hụt một khối lượng
lớn bồi tích do di chuyển dọc bờ đi khỏi khu vực về phía tây nam và di
chuyển ngang phân tán ra sâu, ở sát bờ do vai trò của dòng sóng và ở bờ ngầm
do vai trò của dòng chảy tổng hợp cùng với sự di chuyển ngang trong điều
kiện dâng cao mực biển chậm chạp, lâu dài và dao động triều lớn trong những
kỳ triều cường, nước dâng gió mùa và dâng trong bão. Sóng có vai trò hàng
đầu gây xói sạt bờ và di chuyển mất bồi tích sát bờ. Dòng chảy tổng hợp có
vai trò lớn nhất phân tán đưa đi bồi tích. Mùa xói sạt trùng vào đầu mùa gió
đông bắc (tháng 11 - 12) và khi có bão. Đường biên xói sạt và bào mòn đáy
lấn đến độ sâu 10m. Xói sạt mãnh liệt từ độ sâu 2m trở vào. Bào mòn đáy đạt
đến độ sâu 10m. Ngoài độ sâu 10m là vùng bồi tụ yếu.
Cơ chế di chuyển gây thiếu hụt bồi tích dẫn đến xói sạt bờ Hải Hậu như
sau: dòng bùn cát vận chuyển dọc bờ do sóng trong đới dòng ven đi về phía
tây nam vào mùa gió đông bắc và ngược lại vào mùa gió tây nam tạo nên cân
bằng âm đi về phía tây nam gây thiếu hụt 675.800 m
3
/năm. Dòng bùn cát ở
sườn bờ ngầm (lơ lửng và di đáy) về mùa gió đông bắc di chuyển về phía tây
nam, nhưng tạo cân bằng dương lưu giữ bồi tích gây bồi tụ đáy. Về mùa gió
tây nam, dòng này phân kỳ ở giữa khu vực, di chuyển về hai phía, với lưu

lượng nhỏ về phía tây nam và lớn về phía đông bắc tạo nên cân bằng âm gây
bào mòn đáy khu vực. Cả năm dòng bùn cát ở sườn bờ ngầm tạo cân bằng
âm, hướng về phía tây nam. Dòng bồi tích di chuyển ngang có lưu lượng khá
lớn, di chuyển từ bờ ra sâu vào mùa gió đông bắc và từ phía biển vào bờ về
mùa gió tây nam, cân bằng cả năm phân tán ra xa bờ. Dòng bồi tích tổng hợp
di chuyển về phía tây nam. Mỗi năm khu vực thiếu hụt 2.485.300 tấn bùn cát
gây nên xói sạt bờ từ độ sâu 2m trở vào di chuyển đi 1.795.700 tấn và bào
mòn mặt đáy 689.600 tấn trong khoảng độ sâu 2 - 10m. Trong số 1.795.700
tấn/năm (1.122.300 m
3
) bị xói sạt đưa đi, di chuyển dọc bờ do sóng 60% về
phía tây nam và phân tán ngang ra sâu 40%.
IV. XÁC ĐỊNH NHỮNG TRỌNG ĐIỂM KHU VỰC ẢNH HƯỞNG
ĐẾN DÂN SINH KINH TẾ, XÃ HỘI
Xói sạt bờ biển Bắc Bộ là một thiên tai hết sức nặng nề. Các tỉnh ven
biển Bắc Bộ, đặc biệt là 24 huyện ven biển từ Móng Cái đến Lạch Trường có
mật độ dân số và tỷ lệ tăng dân số cao, trừ các huyện thuộc Quảng Ninh, phần
Báo cáo tóm tắt
Dự án KHCN - 5a - Nghiên cứu dự báo, phòng chống sạt lở bở biển Bắc Bộ

Phân viện Hải dương học tại Hải Phòng


10

10
lớn có quỹ đất hẹp, kinh tế thủy sản, nông nghiệp và diêm nghiệp chiếm một
vị trí quan trọng. Trên nền chung kinh tế chưa phát triển, có mặt những tâm
điểm kinh tế trọng yếu của phía Bắc. Hầu hết các khu vực dân cư, kinh tế
quan trọng ven biển nằm trên nền đất thấp có đê biển bao bọc, hết sức nhạy

cảm với xói sạt bờ biển.
Xói sạt bờ Bắc Bộ gây ra nhiều hậu quả nặng nề và nghiêm trọng làm
thu hẹp quĩ đất bồi, mất nơi sinh cư và sản xuất, làm sạt lở đê kè, vỡ đê gây
ngập lụt, nhiễm mặn, thiệt hại về người và tài sản góp phần làm tăng cường
thiên tai sa bồi, ảnh hưởng xấu đến đầu tư phát triển và tâm lý cộng đồng, tạo
nên sự phát triển không bền vững. Trong lịch sử, xói sạt gây vỡ đê đã gây
những thảm họa khủng khiếp. Hàng năm, một khối lượng lớn công sức, tiền
của Nhà nước và nhân dân phải bỏ ra để tu bổ, nâng cấp đê kè nhưng xói sạt
lâu dài vẫn là một hiểm họa lớn đối với ven bờ Bắc Bộ, đặc biệt là Nam Định
và Hải Phòng.
Dựa vào diễn biến nguyên nhân xói sạt và đặc điểm dân sinh - kinh tế
các khu vực bờ bị xói sạt có thể cảnh báo nguy cấp (trước mắt) với mức
cường độ yếu, trung bình và mạnh cho các đoạn bờ bị xói sạt như sau:
- Cường độ yếu: bờ đông nam đảo Trà Cổ - cấu tạo cát, nhạy cảm xói sạt
do sóng và nước dâng; Đồng Rui - bờ tây Cái Bầu nhạy cảm với xói sạt do
dòng triều rút; Cái Rồng - bờ cát, nhạy cảm xói lở do sóng; bắc Cửa Lục,
Hoàng Tân, Hà An, bãi Nhà Mạc, Vũ Yên, bờ bùn - sét nhạy cảm xói sạt do
sóng và dòng triều; bờ đê Cầm Cập, Bàng La, bờ cát - bột, nhạy cảm với xói
sạt do sóng; bờ Diêm Điền, Giao Long (Giao Thủy), cấu tạo chủ yếu từ bột -
sét nhạy cảm xói lở với sóng và nước dâng.
- Cường độ trung bình: Thôn Đông (Vạn Ninh), phía tây mũi Ngọc, bờ
cát bột, nhạy cảm bào mòn do dòng triều; bờ nam đảo Đình Vũ, cấu tạo cát -
bột, nhạy cảm với sóng; bờ nam cửa Văn Úc (Vinh Quang, Hải Phòng), cấu
tạo cát - bột, nhạy cảm xói lở với dòng triều và sóng; bờ Hải Đông, nam Hải
Thịnh (Hải Hậu, Nam Định) và bờ biển Hậu Lộc (Thanh Hóa), cấu tạo bằng
cát và bột sét lẫn cát, nhạy cảm với xói sạt lở do sóng.
- Cường độ mạnh: điển hình là bờ Cát Hải, Phù Long (Hải Phòng), Đông
Long, nam Đồng Minh (Thái Bình) và đoạn bờ trung tâm Hải Hậu từ Hải Lý -
Hải Chính, Hải Triều, Hải Hòa và bắc Hải Thịnh. Các đoạn bờ này xung yếu,
nhạy cảm với tác động của sóng và sự thay đổi hình thái động lực của các

dạng tích tụ vùng cửa sông.
Tóm lại, những điểm cảnh báo xói sạt, có tính nguy cấp vào mùa mưa
bão gồm các đoạn bờ sau: Cát Hải, Phù Long, Đình Vũ, đông bắc Vinh
Quang (Hải Phòng), Đông Long (Thái Bình). Hải Hậu, Nghĩa Hưng (Nam
Định); Hậu Lộc (Thanh Hóa).
Báo cáo tóm tắt
Dự án KHCN - 5a - Nghiên cứu dự báo, phòng chống sạt lở bở biển Bắc Bộ

Phân viện Hải dương học tại Hải Phòng


11

11


CHƯƠNG II
DỰ BÁO TÌNH HÌNH SẠT LỞ BỜ BIỂN BẮC BỘ
I. CĂN CỨ DỰ BÁO
Việc dự báo được căn cứ vào hiện trạng và diễn biến, nguyên nhân xói
sạt và khả năng thay đổi của các tác nhân gây xói sạt. Các tác nhân gây xói sạt
trong tương lai được xem xét trong ba nhóm: tiến hóa tự nhiên, những biến
động bất thường của tự nhiên (chủ yếu là khí hậu, thủy văn) và tác động của
con người.
- Nhân tố kiến tạo được coi là không thay đổi trong phạm vi quá ngắn
của thời gian địa chất.
- Nguồn bồi tích từ sông không biến động đáng kể ở vùng Đông bắc, có
thể giảm nhiều ở ven bờ châu thổ sông Hồng do các hoạt động nhân tác trong
lưu vực. Biến động về cả lưu lượng và phân bố chi lưu.
- Mực nước biển dâng cao do Trái đất ấm lên. Theo dự báo hợp lý nhất

gần đây, dâng cao trung bình 80 mm vào năm 2020, 200 mm vào năm 2050
và 490 mm vào năm 2100 (so với năm 1990).
- Thay đổi bất thường khí hậu thủy văn tăng lên theo hướng bất lợi.
- Tác động nhân sinh đến quá trình bờ ngày càng lớn.
Những đánh giá trên cho pháp dự báo xu thế xói sạt bờ biển. Việc đánh
giá định lượng tốc độ xói sạt có thể dựa vào nhiều phương pháp. Công trình
này dựa vào phương pháp Bruun kết hợp với tài liệu tham khảo thực tế vì
dâng cao mực nước không đền bù bồi tích là nguyên nhân cơ bản và sâu xa
của xói sạt bờ biển Bắc Bộ.
II. DỰ BÁO DIỄN BIẾN CHUNG XÓI SẠT BỜ BẮC BỘ
Vùng Móng Cái - Đồ Sơn có qui mô, xu thế xói sạt cơ bản không thay
đổi, cường độ xói sạt như cũ hoặc có giảm đôi chút, xói lở bờ cát, đặc biệt ở
các đảo có xu hướng tăng. Tuyến Phù Long - Cát Hải - Đình Vũ vẫn là trọng
điểm xói sạt mạnh và rất mạnh, trước mắt và lâu dài. Vùng Đồ Sơn - Lạch
Trường, xói sạt diễn biến hết sức phức tạp theo thời gian, phụ thuộc vào chu
kỳ đổi hướng các cửa sông lên đông bắc hay xuống tây nam, 30 - 40 năm đối
với các cửa sông lớn, 5 - 10 năm với các cửa sông nhỏ và những bất thường
về bão, lũ. Khu vực Đồ Sơn - Ba Lạt có xói sạt không mạnh vào 20 - 30 năm
tới, sau đó chuyển sang thời kỳ mới, xói sạt mạnh lên. Khu vực Ba Lạt - Lạch
Trường có các trọng điểm xói sạt Hải Hậu, Nghĩa Phúc, Hậu Lộc mạnh và rất
Báo cáo tóm tắt
Dự án KHCN - 5a - Nghiên cứu dự báo, phòng chống sạt lở bở biển Bắc Bộ

Phân viện Hải dương học tại Hải Phòng


12

12
mạnh trong nhiều năm. Xói sạt Hải Hậu dịch về phía tây nam, ở Hậu Lộc dịch

về phía đông bắc và Nghĩa Phúc mạnh, yếu theo thời khoảng 5 - 10 năm.
III. DỰ BÁO SẠT LỞ TẠI CÁC VÙNG TRỌNG ĐIỂM
Xói sạt khu vực trọng điểm Cát Hải tiếp tục tăng qui mô, mở rộng về
phía tây nam, cường độ trung bình so với hiện nay tăng dần thêm 15,5%, 29%
và 47,2% vào các năm 2020, 2050 và 2100. Tuy nhiên, do có đê kè chặn lại,
nên chỉ xảy ra bào mòn hạ thấp mặt bãi với mức độ 15 - 32 cm/năm trong 20
năm tới và sau 5 - 10 năm có thể xói sập chân khay làm hư hỏng kè PAM,
dẫn đến vỡ đê kè, nếu không tu bổ. Khu trọng điểm Hải Hậu xói sạt về phía
nam, cường độ trung bình so với hiện nay tăng dần 13,7%, 17,9% và 23,4%
vào các năm 2020, 2050, 2100. Do có đê kè chặn lại, bảo vệ, bờ không bị lùi
nhưng mặt bãi hạ thấp trung bình 17 - 25 cm/năm trong 20 năm tới và hệ
thống kè PAM bị xói sập chân khay dẫn đến hỏng kè trong khoảng 5 - 12
năm, phổ biến khoảng 6 - 9 năm tới.
Bảng 4: Dự báo tốc độ xói sạt (m/năm) bờ Cát Hải và Hải Hậu
(trường hợp không có đê kè bảo vệ)
Khu vực Địa điểm Hiện tại
Đ
ến
2020
Đ
ến
2050
Đ
ến
2100

Cát Hải
Hòa Quang - Gia Lộc 5,1 6,5 8,2 10,3
Vụng Gia lộc 25,0 26,5 28,2 30,5
Văn Chấn - Hoàng Châu 10,0 11,7 13,7 16,2

Trung bình khu vực 12,9 14,9 16,7 19,0


Hải Hậu
Văn Lý 15,0 16,0 16,7 17,6
Hải Chính 15,0 15,9 16,5 17,3
Hải Triều 19,6 20,5 21,3 22,2
Hải Hòa 20,8 21,4 22,0 22,5
Thịnh Long 8,0 8,6 9,1 9,8
Trung bình khu vực 14,5 16,5 17,1 17,9


CHƯƠNG
III

GI
ẢI PHÁP KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
PHÒNG CHỐNG XÓI SẠT BỜ BẮC BỘ
Việc phòng chống xói sạt bờ biển Bắc Bộ cần được tiến hành đồng bộ và
toàn diện các giải pháp từ tầm vĩ mô đến cụ thể, cả trực tiếp và gián tiếp, cả
phi công trình và công trình, cả giải pháp cứng và giải pháp mềm phù hợp với
Báo cáo tóm tắt
Dự án KHCN - 5a - Nghiên cứu dự báo, phòng chống sạt lở bở biển Bắc Bộ

Phân viện Hải dương học tại Hải Phòng


13

13

từng đoạn bờ cụ thể. Các giải pháp tầm vĩ mô nằm trong nội dung quản lý
lãnh thổ và qui hoạch phát triển. Các giải pháp phi công trình cần phải có sự
tham gia của cộng đồng. Các giải pháp công trình cần phải phù hợp với bản
chất tự nhiên trên cơ sở xác định rõ nguyên nhân sâu xa, nguyên nhân trực
tiếp và cơ chế xói sạt, phải có hiệu quả và tác dụng lâu dài, phù hợp với điều
kiện kinh tế - xã hội Việt Nam và không gây tác động xấu đến môi trường,
đặc biệt là gây bồi xói đến khu vực lân cận.
I. CÁC GIẢI PHÁP PHI CÔNG TRÌNH
- Tổ chức theo dõi diễn biến xói sạt về qui mô, cường độ, hướng dịch
chuyển theo tần suất hàng năm, tháng, ngày, giờ, tùy tình huống. Kết quả theo
dõi được phân tích, tổng hợp để cảnh báo, dự báo và được lưu trữ hệ thống
theo Data base.
- Thông tin cảnh báo, dự báo kịp thời tới người dân và phát lệnh cấp báo
trường hợp khẩn cấp thông qua xây dựng hệ thống thông tin quản lý xói sạt
kết mạng giữa cơ quan quản lý, cộng đồng và cơ quan khoa học. Lập dự án thí
điểm kết mạng cho Hải Hậu. Kết mạng qua hệ thống viễn thông: máy tính,
thư điện tử, internet, fax, điện thoại và công thư.
- Tổ chức di dời dân ra khỏi khu vực nguy hiểm dưới các hình thức di
dời vĩnh viễn theo kế hoạch, di dời tạm thời khi có cảnh báo và di dời khẩn
cấp khi có cấp báo.
- Tổ chức bảo vệ đê điều an toàn với các phương án ứng cứu, bảo vệ
theo kế hoạch khi có sự cố bất thường, xây dựng các tổ chức theo dõi, bảo vệ
và lập đội ứng cứu sự cố đê điều, chuẩn bị cơ sở vật chất và nhân lực ứng cứu
khi có sự cố, kết nối mạng thông tin để có quyết định ứng xử chính xác, kịp
thời.
II. CÁC GIẢI PHÁP CÔNG TRÌNH
Bờ biển Bắc Bộ cần ưu tiên bảo vệ, phòng chống xói sạt cho 19 đoạn
với chiều dài 87,5 km. Trong đó có 9 đoạn ưu tiên cấp I, dài 43,6 km và 10
đoạn ưu tiên cấp II, dài 43,9 km. Căn cứ vào qui mô, bản chất tự nhiên và
điều kiện kinh tế - xã hội, cần thực hiện 6 nhóm, gồm 15 giải pháp bảo vệ.

• Nhóm 1: gồm các giải pháp công trình cứng bảo vệ trực tiếp: 1 - Kè lát mái
bê tông; 2 - Kè bê tông áp bờ; 3 - Kè mỏ xiên nắn dòng.
• Nhóm 2: gồm các giải pháp công trình mềm nuôi bãi bảo vệ bờ trực tiếp:
4 - Kè mỏ vuông nuôi bãi; 5 - Kè mỏ vuông chữ T nuôi bãi kết
hợp phá sóng.
• Nhóm 3: giải pháp dự phòng gồm: 6 - Đê kè dự phòng tuyến sau.
Báo cáo tóm tắt
Dự án KHCN - 5a - Nghiên cứu dự báo, phòng chống sạt lở bở biển Bắc Bộ

Phân viện Hải dương học tại Hải Phòng


14

14
• Nhóm 4: các giải pháp công trình kết hợp: 7 - Kè mỏ kết hợp chống sạt lở
bờ và ổn định luồng tàu; 8 - Kè lớn mỏ ngang kết hợp sạt lở bờ
và sa bồi luồng cảng; 9 - Kè lớn mỏ dọc chống sa bồi luồng và
sạt lở bờ; 10 - Kè lớn mỏ ngang kết hợp xây dựng cảng biển và
chống sạt lở bờ.
• Nhóm 5: các giải pháp sinh thái kết hợp gồm: 11 - Bảo vệ và phát triển
rừng ngập mặn; 12 - Trồng cây trên cạn; 13 - Bảo vệ rạn san hô.
• Nhóm 6: các giải pháp gián tiếp, bổ sung bồi tích: 14 - Khơi luồng phân
lưu bồi tích; 15 - Xả bùn từ các đập thượng nguồn.
Các giải pháp 1, 6 và 11 đã và cần tiếp tục đẩy mạnh để duy trì sự ổn
định đê kè trước mắt. Các giải pháp 4, 5 cần xúc tiến nhanh để bảo vệ bờ các
khu trọng điểm như Cát Hải, Hải Hậu, Hậu Lộc. Các giải pháp 5 và 6 có tầm
quan trọng chiến lược có ý nghĩa phòng tránh. Đặc biệt cần chú trọng giải
pháp 8 và 10 hỗ trợ cho bờ biển Hải Hậu. Yêu cầu của giải pháp 8 là kết hợp
xây kè mỏ bảo vệ bờ Hải Hậu kết hợp chống sa bồi luồng và dịch luồng vào

cảng trong cửa sông Ninh Cơ. Yêu cầu của giải pháp 10 là xây kè mỏ kết hợp
xây dựng cảng biển cho Nam Định và các tỉnh ven châu thổ sông Hồng với
bảo vệ bờ Hải Hậu.
III. CÁC GIẢI PHÁP KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CHO KHU VỰC
TRỌNG ĐIỂM
- Đối với bờ đảo Cát Hải, giải pháp công trình bảo vệ bờ đảo là xây
dựng kè mỏ hàn nuôi bãi. Giải pháp này đã được đề xuất từ 1991, đã xây thử
nghiệm 7 chiếc từ 1995 đến 1999, đến nay đã khẳng định được hiệu quả tốt và
cần được tiếp tục trên cơ sở khắc phục những nhược điểm theo dõi qua thực tế
và những kết quả nghiên cứu bổ sung của công trình này. Cấu trúc mỏ được
thiết kế thành 3 phần có độ cao và độ dốc khác nhau, dài 90 - 100m, khoảng
cách 180 - 200m với tổng số kè 28 chiếc được xây dựng từ hai phía bờ đảo
khép kín vào phần giữa. Giải pháp chống lún dùng cọc ván vây thay thế dùng
bè đệm rong rào theo truyền thống. Việc thiết kế dựa theo phương pháp của
CERC và đảm bảo sử dụng, phù hợp các thông số thủy thạch động lực của địa
phương. Việc chống xói sạt Cát Hải cần được ưu tiên vì góp phần hạn chế sa
bồi luồng vào cảng Hải Phòng.
- Giải pháp công trình bảo vệ lâu dài bờ Hải Hậu là xây dựng hệ thống
kè mỏ hàn nuôi bãi kết hợp với kè phá sóng, về cơ bản, dựa theo phương pháp
của CERC với các thông số thủy thạnh động lực địa phương. Khác với Cát
Hải, cấu trúc kè mỏ hình chữ T là để hạn chế dòng rút bồi tích vuông góc với
bờ, kết hợp phá sóng nhưng vẫn đảm bảo bồi tích được di chuyển ngang vào
sát bờ. Kè mỏ dài 105 - 130m, cấu trúc ba phần có độ cao, độ dốc khác nhau.
Phần kè phá sóng nổi chữ T dài 100 - 120; khoảng cách các kè chữ T 200 -
Báo cáo tóm tắt
Dự án KHCN - 5a - Nghiên cứu dự báo, phòng chống sạt lở bở biển Bắc Bộ

Phân viện Hải dương học tại Hải Phòng



15

15
250m. Biện pháp chống lún dùng cọc ván vây. Hệ thống kè tổng số 68 - 86
chiếc xây dựng trên tuyến dài 17.200m. Việc xây dựng kè đồng thời ở 3
nhóm, bắt đầu từ 3 điểm Hải Thịnh, Hải Triều và bắc Hải Chính, rồi mở rộng,
khép kín dần. Trước khi xây dựng mở rộng, cần khảo sát bổ sung để hoàn
chỉnh thiết kế và xây dựng thử nghiệm.
IV. THIẾT LẬP VÀNH ĐAI SẠT LỞ LÀ CHỈ GIỚI CHO QUY
HOẠCH DÂN CƯ VEN BIỂN
Đối với các khu trọng điểm xói sạt, vành đai làm chỉ giới dựa vào điều
tra thực trạng chi tiết, căn cứ vào cường độ, qui mô và thời khoảng xói sạt đã
được dự báo, tính chất nguy hiểm và khả năng ngăn ngừa, phòng chống. Các
vành đai chỉ giới được xác lập trên mốc thực địa và trên các bản đồ tỷ lệ phù
hợp, 1/10.000 - 1/25.000 cho cấp huyện và 1/5.000 - 1/1.000 cho cấp xã.
Cấu trúc vành đai được chia thành: tuyến rất nguy hiểm, nguy hiểm và ít
nguy hiểm.
- Tuyến rất nguy hiểm là vùng đất mới bồi chưa ổn định, hoặc khu dân
cư có mặt nền cao bắt đầu bị xói sạt nhưng có giải pháp phòng chống (biên
xác định 100 - 200m), hoặc nơi nằm gần đê xung yếu, có thể vỡ bất thường
gây ngập sâu trên 1,5m, hoặc là nơi đang bị xói mạnh, có thể bị sạt lở trong 5
- 10 năm tới.
- Tuyến nguy hiểm được xác định cách bờ trên 100m ở nơi bắt đầu sạt
nhưng chưa có giải pháp phòng chống, là nơi ngập sâu 0,5 - 1,5m khi đê vỡ,
là nền đất cao khu dân cư sát bờ xói sạt mạnh nhưng giải pháp phòng chống
chưa đảm bảo, hoặc là nơi xói sạt trong 10 - 20 năm tới.
- Tuyến ít nguy hiểm nằm sau tuyến nguy hiểm, có thể bị xói sạt trong
vòng 20 - 50 năm tới, hoặc bị ngập nước sâu dưới 0,5m khi có đê vỡ ở khu
vực.
Một vành đai có thể có 1, 2 hoặc đủ 3 tuyến. Để quản lý vành đai cần

tiến hành cắm mốc chỉ giới thực địa, phổ biến thực trạng cho nhân dân chủ
động xây dựng sản xuất, tiến hành di dân khẩn cấp hoậc từng bước, thay đổi
cơ cấu sản xuất phù hợp trên vành đai, tăng cường phòng chống xói sạt, điều
chỉnh hàng năm vành đai cho phù hợp với thực tế.
V. XÁC LẬP CÁC BƯỚC ĐI TRONG PHÒNG CHỐNG SẠT LỞ
Một kế hoạch khả thi cho phòng chống sạt lở bờ biển là một hệ thống
tuần tự và đồng bộ giữa các bước đi từ vĩ mô đến vi mô, từ tổng quát đến chi
tiết và từ chiến lược đến giải pháp cụ thể. Bên cạnh một kế hoạch tuần tự, vẫn
cần giải quyết những nhiệm vụ cấp bách, xử lý các tình huống cụ thể.
1. Những vấn đề vĩ mô
Báo cáo tóm tắt
Dự án KHCN - 5a - Nghiên cứu dự báo, phòng chống sạt lở bở biển Bắc Bộ

Phân viện Hải dương học tại Hải Phòng


16

16
- Do đặc thù bờ có hệ thống đê kè biển bảo vệ vùng đất thấp, trù phú, có
mật độ dân số cao, nhiều cơ sở hạ tầng quan trọng, Chính phủ cần ưu tiên đầu
tư chống xói sạt bờ Bắc Bộ.
- Bên cạnh các giải pháp tình huống, khẩn cấp, phải có chiến lược lâu dài
chống sạt lở bờ Bắc Bộ ở tầm vĩ mô với các giải pháp phi công trình, đưa vấn
đề sạt lở bờ biển vào nội dung tổ chức lãnh thổ và quy hoạch phát triển vùng.
Có hai vấn đề vĩ mô cần quan tâm là phân bố lại hệ thống thoát nước và phù
sa ra ven biển và đánh giá khả năng mất lượng lớn bồi tích đưa ra ven bờ khi
xây dựng các đập lớn ở thượng nguồn.
- Ưu tiên các công trình và giải pháp công trình kết hợp nhiều mục tiêu,
lợi ích giữa phòng chống sạt lở bờ biển với giao thông bộ, bến cảng, bến cá,

phân lũ, đẩy mặn. Đặc biệt chú trọng kết hợp phòng chống xói sạt bờ biển với
chỉnh trị sa bồi luồng, bến, cảng.
- Quy hoạch phương án bảo vệ đê kè, bờ biển cho từng đoạn cụ thể, trên
cơ sở hiểu rõ nguyên nhân sâu xa, nguyên nhân trực tiếp và cơ chế xói sạt.
- Tăng cường cơ sở pháp lý, quy định bảo vệ bờ biển. Bắt buộc đánh giá
tác động môi trường về mặt sạt lở bờ với tất cả các công trình ven biển, kể cả
đắp đầm nuôi, và cả các công trình lớn liên quan tới thủy văn khu vực, đặc
biệt là các đập thượng nguồn.
- Nghiên cứu áp dụng các giải pháp phòng chống hiện đại của thế giới,
đồng thời xây dựng các giải pháp phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của
Việt Nam.
2. Những nhiệm vụ cụ thể
- Có kế hoạch hộ đê, di dân, bảo vệ tài sản cho những đoạn bờ xung yếu
trong mùa mưa bão như Cát Hải, Phù Long (Hải Phòng), Đông Long, Đông
Minh (Thái Bình), bờ biển Hải Hậu (đặc biệt là Hải Chính, Hải Triều, Hải
Lý), Nghĩa Phúc (Nam Định).
- Nghiên cứu và hoàn chỉnh giải pháp công trình mềm để nuôi bãi và
chống xói sạt dài lâu cho bờ biển Hải Hậu, Cát Hải và một vài đoạn khác.
Trước hết, thiết kế và xây dựng thử nghiệm, sau đó điều chỉnh phương án và
các thông số kỹ thuật để ứng dụng mở rộng. Sử dụng kết hợp các công trình
cứng và mềm để tạo khả năng bảo vệ bền vững, lâu dài các đoạn bờ xung yếu.
- Nghiên cứu giải pháp công trình chống lún thích hợp cho đê kè trên
nền đất yếu. Lún là nguyên nhân quan trọng thúc đẩy xói sạt đê kè bảo vệ bờ
biển.
Báo cáo tóm tắt
Dự án KHCN - 5a - Nghiên cứu dự báo, phòng chống sạt lở bở biển Bắc Bộ

Phân viện Hải dương học tại Hải Phòng



17

17
- Nghiên cứu giải pháp kỹ thuật chống xói sập chân khay công trình kè
bảo vệ bờ, vì xói sập chân khay đẫn đến đổ vỡ thân kè, dù thân kè có kết cấu
vững chắc.
- Nghiên cứu sử dụng vật liệu bỏ kè đá hộc cho phù hợp. Hiện nay kè đá
hộc chủ yếu là đá vôi, bị bào mòn rất nhanh trong môi trường bờ biển.
- Tăng cường trồng cây ngập mặn, để tăng sa bồi và hộ đê ở những nơi
thích hợp, kiên quyết giữ một dải rừng sú vẹt rộng tối thiểu 100m ngoài đê,
không được nuôi trồng thủy sản bằng cách quai đê bao tại đây.
- Tiến hành các hoạt động giám sát, quan trắc định kỳ sạt lở bờ biển có
sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý và cơ quan khoa học.
3. Kế hoạch các bước đi
- Xác định chiến lược phòng chống xói sạt trong tổ chức lãnh thổ và qui
hoạch phát triển vùng. Trong đó, xác định các phương án và giải pháp ứng xử
thích hợp có tính lâu dài.
- Xác định mục tiêu, nội dung cụ thể và mức độ ưu tiên phòng chống xói
sạt bờ biển trong quản lý dải bờ biển.
- Quy hoạch bảo vệ bờ biển và xây dựng giải pháp phòng chống.
- Thực thi các giải pháp
- Theo dõi, giám sát
- Đánh giá, rút kinh nghiệm, hoàn chỉnh phương án, giải pháp và điều
chỉnh qui hoạch.
VI. TỔNG KHÁI TOÁN KINH PHÍ
- Khu vực bờ xói sạt mạnh và rất mạnh
• Bờ Cát Hải: kè mỏ vuông nuôi bãi và kè áp mái đê: tổng số kè
mỏ 28 chiếc; kinh phí toàn tuyến 43 tỷ đồng, trung bình 7,2 triệu
đồng/mét dài đê.
• Bờ Hải Hậu: kè mỏ chữ T nuôi bãi và phá sóng, kết hợp kè áp

mái đê: chiều dài bảo vệ 17.200m; kinh phí toàn tuyến 141 - 151
tỷ đồng, trung bình 8,2 - 8,7 triệu đồng/mét dài đê.
- Khu vực bờ xói sạt trung bình:
Trồng rừng và kè áp mái đê. Trung bình 6,3 - 6,4 triệu đồng/mét dài.
- Bờ xói sạt yếu:
Trồng rừng, trung bình 300 - 400 nghìn đồng/mét đê.
Báo cáo tóm tắt
Dự án KHCN - 5a - Nghiên cứu dự báo, phòng chống sạt lở bở biển Bắc Bộ

Phân viện Hải dương học tại Hải Phòng


18

18

CHƯƠNG IV
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
- Xói sạt bờ Bắc Bộ xảy ra trên qui mô lớn, diễn biến phức tạp với nhiều
đoạn bờ có cường độ xói sạt mạnh và rất mạnh và tiếp tục tăng theo thời gian.
Vùng ven bờ Đông bắc, từ Móng Cái đến Đồ Sơn, xói sạt qui mô lớn, lâu dài,
chủ yếu cường độ trung bình và yếu, trừ tuyến Phù Long - Cát Hải - Đình Vũ
mạnh và rất mạnh. ở vùng Tây nam Đồ Sơn, từ Đồ Sơn đến Ba Lạt xói sạt
trước đây rất mạnh, gần đây suy giảm; từ Ba Lạt đến Lạch Trường, xói sạt
đặc biệt mạnh và ngày càng tăng ở Hải Hậu và Hậu Lộc. Một số điểm xói sạt
mới xuất hiện, qui mô nhỏ, nhưng cường độ mạnh và rất mạnh, mặc dù gần
đây ít bão.
- Nguyên nhân sâu xa xói sạt bờ bắc Bắc Bộ chủ yếu là sự thiếu hụt bồi
tích trên nền ngập chìm, dâng cao của mực biển trong điều kiện thiếu hụt bồi

tích, cục bộ hoặc lâu dài liên quan đến tiến hóa tự nhiên, biến động bất thường
về khí hậu, thủy văn và đặc biệt đến cả sự tác động của con người. Mỗi đoạn
bờ có nguyên nhân trực tiếp và cơ chế xói sạt rất khác nhau. ở Cát Hải, dòng
chảy triều, ở Hải Hậu là sóng còn ở Nghĩa Phúc (Nam Định), dòng chảy lũ
cửa sông là nhân tố chủ đạo gây xói sạt.
- Xói sạt bờ Bắc Bộ là một thiên tai nặng nề, gây nên những hậu quả
nghiêm trọng trên diện rộng khi làm vỡ đê kè. Thiên tai xói sạt không chỉ trực
tiếp gây thiệt hại về sinh mạng, đất đai, tài sản mà còn ảnh hưởng đến môi
trường sinh thái, tác động sâu sắc đến dân sinh kinh tế và tạo nên sự phát triển
không bền vững.
- Căn cứ vào hiện trạng, diễn biến, nguyên nhân và đánh giá khả năng
ảnh hưởng của các tác nhân gây xói sạt như sự dâng cao mực biển, nhiễu
động khí hậu - thủy văn và áp lực của nhân tác. Dự báo rằng, trước mắt và lâu
dài, diễn biến xói sạt bờ Bắc Bộ vẫn rất căng thẳng và phức tạp thể hiện ở sự
gia tăng cường độ và khả năng xuất hiện bất thường. Cát Hải, Hải Hậu và Hậu
Lộc vẫn là những đoạn bờ xói sạt nguy hiểm nhất với tổng chiều dài 3 đoạn
gần 30 km.
2. Kiến nghị
- Để phòng chống xói sạt bờ biển Bắc Bộ cần tiến hành đồng bộ và toàn
diện các giải pháp từ tầm vĩ mô đến cụ thể, trực tiếp và gián tiếp - kết hợp, phi
công trình và công trình, giải pháp cứng và mềm cho từng đoạn bờ cụ thể.
Đặc biệt, chú ý kết hợp lợi ích giữa bảo vệ khu bờ trọng điểm Hải Hậu với
Báo cáo tóm tắt
Dự án KHCN - 5a - Nghiên cứu dự báo, phòng chống sạt lở bở biển Bắc Bộ

Phân viện Hải dương học tại Hải Phòng


19


19
xây dựng một cảng biển cho ven bờ châu thổ sông Hồng và chỉnh trị sa bồi
cửa luồng vào cảng Hải Thịnh.
- Coi trọng thực hiện các giải pháp phi công trình như theo dõi diễn biến
xói sạt bằng hệ thống quan trắc, giám sát định kỳ, thông tin cảnh báo, dự báo
kịp thời đến người dân, tổ chức di dời dân ra khỏi khu vực nguy hiểm, tổ chức
bảo vệ đê an toàn và thiết lập một vành đai chỉ giới cho qui hoạch dân cư,
kinh tế ven biển.
- Nghiên cứu hoàn thiện, xây dựng kế hoạch và thử nghiệm để đi đến áp
dụng 15 giải pháp bảo vệ đề xuất trong dự án này, thuộc 6 nhóm: giải pháp
công trình cứng, giải pháp công trình mềm nuôi bãi; giải pháp đê kè tuyến dự
phòng; giải pháp công trình kết hợp, giải pháp sinh thái kết hợp và giải pháp
gián tiếp.
- Bổ sung, hoàn chỉnh thiết kế để xây dựng mở rộng hệ thống kè mỏ nuôi
bãi ở Cát Hải dựa trên kết quả nghiên cứu mới và thực nghiệm đã tiến hành.
- Nghiên cứu sâu, chi tiết để hiểu rõ hơn cơ chế xói sạt khu bờ trọng
điểm Hải Hậu, thiết kế thử nghiệm và xây dựng kè mỏ chữ T nuôi bãi, tiến tới
hoàn chỉnh phương án, giải pháp kỹ thuật và xây dựng mở rộng trên toàn
tuyến.
- Xây dựng hệ thống trạm quan trắc, giám sát định kỳ xói sạt, nghiên cứu
sâu những vấn đề về kỹ thuật công trình bảo vệ bờ như kết cấu, vật liệu,
chống lún


DANH MỤC CÁC BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ

1. ứng dụng viễn thám và GIS đánh giá biến động bồi - xói bờ biển Bắc Bộ
từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa.
Ths. Trần Văn Điện, KS. Nguyễn Văn Thảo, TS. Trần Đức Thạnh,
TS. Đinh Văn Huy, Ths. Trần Đình Lân.

2. Đặc điểm cơ bản của các yếu tố Kiến trúc kiến tạo, Tân kiến tạo và Kiến
tạo hiện đại khu vực châu thổ sông Hồng và phụ cận.
GS. TSKH. Nguyễn Cẩn
3. Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tiến hóa cổ địa lý đới bờ châu thổ sông Hồng
trong Holocen.
PGS. TS. Nguyễn Ngọc, TS. Nguyễn Hữu Cử, TS. Trần Đức Thạnh
4. Đặc điểm địa mạo dải ven bờ châu thổ sông Hồng (từ cửa Lạch Huyện đến
cửa Lạch Trường).
TS. Nguyễn Thế Tiệp, TS. Đinh Văn Huy, CN. Trần Xuân Lợi
Báo cáo tóm tắt
Dự án KHCN - 5a - Nghiên cứu dự báo, phòng chống sạt lở bở biển Bắc Bộ

Phân viện Hải dương học tại Hải Phòng


20

20
5. Đặc trưng hình thái - động lực và biến dạng do bồi - xói bờ và bờ ngầm
khu vực trọng điểm Văn Lý và Cát Hải.
TS. Đinh Văn Huy, KS. Hà Văn Khấu, KS. Đỗ Bá Tuyên, KS. Nguyễn
Quang Tuấn, CN. Nguyễn Thị Kim Anh, CN. Bùi Văn Vượng.
6. Trầm tích và đặc điểm thạch động lực khu vực ven bờ Cát Hải (Hải Phòng)
và Văn Lý (Nam Định).
TS. Nguyễn Đức Cự, KS. Nguyễn Quang Tuấn, CN. Nguyễn Đức Toàn,
CN. Nguyễn Vũ Tuấn, CN. Đặng Hoài Nhơn, CN. Nguyễn Thị Kim Anh
7. Điều kiện khí tượng - thủy văn ven bờ Bắc Bộ và đặc điểm di chuyển bùn
cát khu vực ven bờ Cát Hải và Văn Lý.
NCS. TS. Đỗ Đình Chiế n, CN. Đỗ Trọng Bình, CN. Trần Anh Tú,
KS. Bùi Mạnh Trường, CN. Vũ Duy Vĩnh, TS. Phạm Văn Huấn,

TS. Nguyễn Thọ Sáo
8. Tình hình dân sinh, kinh tế tỉnh Nam Định năm 2000.
KS. Nguyễn Văn Tiêm, KS. Lê Đức Ngân, KS. Nguyễn Văn Dứa,
KS. Đỗ Quang Hòa
9. Đặc điểm kinh tế - xã hội vùng bờ biển liên quan đến xói lở bờ biển Bắc
Bộ từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa.
TS. Nguyễn Hữu Cử, PGS. TS. Nguyễn Chu Hồi, Ths. Nguyễn Thị Phương
Hoa
10. Phương án phòng chống xói sạt bờ biển Bắc Bộ từ Quảng Ninh tới
Thanh Hóa.
Ths. Trần Đình Lân, TS. Trần Đức Thạ nh

DANH MỤC TẬP PHỤ LỤC BẢN ĐỒ
1. Bản đồ hiện trạng xói sạt bờ biển Bắc Bộ
2. Bản đồ biến động xói sạt bờ biển châu thổ sông Hồng
3. Bản đồ biến động xói sạt bờ khu vực Cát Hải (Hải Phòng)
4. Bản đồ biến động xói sạt bờ khu vực Hải Hậu (Nam Định)
5. Sơ đồ tân kiến tạo và kiến tạo hiện đại ven bờ Bắc Bộ
6. Bản đồ tân kiến tạo và kiến tạo hiện đại ven bờ châu thổ sông Hồng
7. Bản đồ tân kiến tạo khu vực Hải Phòng - Quảng Yên
Báo cáo tóm tắt
Dự án KHCN - 5a - Nghiên cứu dự báo, phòng chống sạt lở bở biển Bắc Bộ

Phân viện Hải dương học tại Hải Phòng


21

21
8. Bản đồ tướng trầm tích Đệ tứ và tiến hóa cổ địa lý đới bờ châu thổ

sông Hồng
9. Bản đồ địa mạo ven bờ châu thổ sông Hồng
10. Bản đồ địa mạo ven bờ Cát Hải và lân cận
11. Bản đồ địa mạo khu vực ven bờ Hải Hậu
12. Sơ đồ thủy động lực ven bờ Bắc Bộ
13. Bản đồ trầm tích hiện đại ven bờ Bắc Bộ
14. Bản đồ động lực khu vực ven bờ Cát Hải
15. Bản đồ động lực khu vực ven bờ Hải Hậu
16. Bản đồ tai biến xói sạt bờ biển Bắc Bộ
17. Bản đồ tai biến xói sạt bờ biển khu vực Cát Hải
18. Bản đồ tai biến xói sạt bờ biển Hải Hậu


22





23




24









×