Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Nghiên cứu đặc tính hóa sinh dược của dịch chiết từ quả Bí đao (Benincasa hispida Cogn.)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1023.2 KB, 55 trang )



TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN




NGUYỄN PHƯƠNG MAI




NGHIÊN CỨU ĐẶC TÍNH HÓA SINH DƯỢC
CỦA DỊCH CHIẾT TỪ QUẢ BÍ ĐAO
(Benincasa hispida Cogn.)


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Hóa sinh học

Người hướng dẫn khoa học
ThS. LA VIỆT HỒNG




HÀ NỘI, 2013

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp đại học
Nguyễn Phương Mai K35C – CN Sinh


LỜI CẢM ƠN

Với tấm lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn
Ths. La Việt Hồng, người đã tận tình hướng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận
lợi nhất giúp tôi hoàn thành đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các cán bộ Trung tâm Hỗ trợ thiết bị và
Chuyển giao công nghệ - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, Viện Vệ sinh
Dịch tễ Trung ương, các anh chị cao học đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong
suốt thời gian học tập và nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới gia đình, bạn bè, là
những người luôn ở bên cạnh động viên, giúp đỡ và là chỗ dựa tinh thần lớn
nhất giúp tôi vượt qua khó khăn để có được ngày hôm nay.
Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 03 tháng 03 năm 2013
Sinh viên thực hiện


Nguyễn Phương Mai





Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp đại học
Nguyễn Phương Mai K35C – CN Sinh
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan những kết quả nghiên cứu được trình bày trong khóa
luận là do tôi thực hiện và không trùng lặp với bất cứ tác giả nào khác.

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm với những nội dung được đề cập
trong bản khóa luận này.

Hà Nội, ngày 03 tháng 03 năm 2013
Sinh viên thực hiện



Nguyễn Phương Mai











Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp đại học
Nguyễn Phương Mai K35C – CN Sinh
MỤC LỤC
Phần 1: MỞ ĐẦU 1
Phần 2: NỘI DUNG 3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Vài nét về cây Bí đao (Benincasa hispida Cogn.) 3
1.1.1. Nguồn gốc, phân bố 3
1.1.2. Phân loại, mô tả 3
1.1.3. Thành phần hóa học 4

1.1.4. Một số tác dụng Sinh- Dược và công dụng của cây Bí đao 4
1.2. Giới thiệu một số hợp chất tự nhiên từ thực vật 5
1.2.1. Các hợp chất thứ sinh và các chất có hoạt tính sinh học 5
1.2.2. Flavonoid thực vật 6
1.2.2.1. Cấu tạo hóa học 6
1.2.2.2. Hoạt tính sinh học 7
1.2.3. Hợp chất phenolic 7
1.2.3.1. Cấu tạo hóa học 7
1.2.3.2. Hoạt tính sinh học 7
1.2.4. Alkaloid thực vật 8
1.2.4.1. Cấu tạo hóa học 8
1.2.4.2. Hoạt tính sinh học 8
1.2.5. Tannin thực vật 9
1.2.5.1. Cấu tạo hóa học 9
1.2.5.2. Hoạt tính sinh học 9
1.2.6. Hợp chất coumarin 9
1.3. Bệnh béo phì (Obersity) 10
1.3.1. Thực trạng béo phì trên thế giới và ở Việt Nam 11
1.3.2. Tác hại và nguy cơ của bệnh béo phì 11
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp đại học
Nguyễn Phương Mai K35C – CN Sinh
1.3.3. Nguyên nhân và giải pháp phòng, điều trị béo phì 12
1.4. Bệnh đái tháo đường (Diabetes mellitus) 13
1.4.1. Khái niệm và phân loại 13
1.4.2. Thực trạng đái tháo đường trên thế giới và ở Việt Nam 14
1.4.3. Tác hại và biến chứng 15
1.4.4. Phòng và điều trị bệnh ĐTĐ 15
1.5. Mối quan hệ giữa béo phì và đái tháo đường 16
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17
2.1. Đối tượng nghiên cứu 17

2.1.1. Mẫu thực vật 17
2.1.2. Mẫu động vật 17
2.1.3. Dụng cụ, hóa chất thí nghiệm 17
2.1.3.1. Hóa chất 17
2.1.3.2. Dụng cụ thí nghiệm 18
2.2. Phương pháp nghiên cứu 18
2.2.1. Phương pháp tách chiết mẫu nghiên cứu 18
2.2.2. Phương pháp khảo sát thành phần hóa học của quả Bí đao
(Benincasa hispida Cogn.) 18
2.2.2.1. Định tính một số hợp chất tự nhiên 18
2.2.2.2. Định lượng polyphenol tổng số theo phương pháp Folin-
Ciocalteau 20
2.2.3. Nghiên cứu tác dụng của các phân đoạn dịch chiết quả Bí đao
(Benincasa hispida Cogn.) lên trọng lượng và một số chỉ số hóa sinh
máu của chuột béo phì thực nghiệm 21
2.2.3.1. Thử liều độc tính cấp, xác định LD
50
21
2.2.3.2. Xây dựng mô hình chuột béo phì thực nghiệm 21
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp đại học
Nguyễn Phương Mai K35C – CN Sinh
2.2.4. Phương pháp nghiên cứu tác dụng hạ glucose huyết của các phân
đoạn dịch chiết quả Bí đao (Benincasa hispida Cogn.) trên mô hình
chuột ĐTĐ type 2 22
2.2.4.1. Tạo mô hình chuột ĐTĐ type 2 22
2.2.4.2. Thử khả năng hạ glucose huyết của các phân đoạn dịch chiết 22
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 24
3.1. Kết quả tách chiết các phân đoạn từ quả Bí đao 24
3.2. Kết quả khảo sát thành phần các hợp chất tự nhiên có trong các
phân đoạn dịch chiết quả Bí đao 25

3.2.1. Định tính một số hợp chất tự nhiên có trong quả Bí đao 25
3.2.2. Định lượng polyphenol tổng số các phân đoạn dịch chiết 27
3.2.2.1. Kết quả xây dựng đường chuẩn acid gallic 27
3.2.2.2. Kết quả xác định hàm lượng polyphenol tổng số 28
3.3. Kết quả xác định liều độc cấp 29
3.4. Kết quả mô hình chuột béo phì thực nghiệm 29
3.5. Tác dụng hạ glucose huyết của một số phân đoạn dịch chiết từ quả
Bí đao trên mô hình chuột ĐTĐ type 2 34
3.5.1. Kết quả tạo mô hình chuột ĐTĐ type 2 thực nghiệm 34
3.5.2. Tác dụng của các phân đoạn dịch chiết từ quả Bí đao đến nồng
độ glucose huyết lúc đói của chuột ĐTĐ 37
3.6. Tác dụng đến chuyển hóa lipid của dịch chiết quả Bí đao trên mô
hình chuột ĐTĐ type 2 40
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO 44



Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp đại học
Nguyễn Phương Mai K35C – CN Sinh
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

BP Béo phì
ĐTĐ Đái tháo đường
CHCl
3
Chloroform
ĐT Điều trị
EtOAc Ethylacetat
EtOH Ethanol

HDL Lipoprotein tỷ trọng cao ( High- density lipoprotein)
LDL Lipoprotein tỷ trọng thấp ( Low- density lipoprotein)
Met Metformin
PĐ Phân đoạn
POD Peroxidase
TG Triglycerid
WHO Tổ chức Y tế Thế giới
TN
0
Thí nghiệm









Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp đại học
Nguyễn Phương Mai K35C – CN Sinh
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Phân loại BMI của người trưởng thành châu Âu và châu Á
Bảng 1.2. Các tiêu chí để chuẩn đoán ĐTĐ thoe WHO
Bảng 2.1. Bảng các phản ứng định tính đặc trưng
Bảng 2.2. Mô hình nghiên cứu khả năng hạ glucose huyết của các phân đoạn
dịch chiết từ quả Bí đao (Benincasa hispida Cogn.)
Bảng 3.1. Hiệu suất chiết rút các phân đoạn từ quả Bí đao
Bảng 3.2. Kết quả định tính các phân đoạn dịch chiết quả Bí đao

Bảng 3.3. Kết quả xây dựng đường chuẩn acid gallic
Bảng 3.4. Định lượng polyphenol tổng số các phân đoạn dịch chiết từ quả Bí
đao
Bảng 3.5. Kết quả thử độc tính cấp theo đường uống
Bảng 3.6. Trọng lượng trung bình của hai nhóm chuột nuôi bằng hai chế độ
dinh dưỡng khác nhau
Bảng 3.7. So sánh một số chỉ số hóa sinh máu giữa chuột nuôi thường và nuôi
béo phì thực nghiệm
Bảng 3.8. Nồng độ glucose huyết của các lô chuột trước và sau khi tiêm STZ
Bảng 3.9. Kết quả nồng độ glucose huyết lúc đói của các lô chuột sau 21 ngày
điều trị
Bảng 3.10. So sánh một số chỉ số lipid máu ở chuột ĐTĐ trước và sau điều trị
bằng cao phân đoạn CHCl
3
và cao phân đoạn EtOAc





Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp đại học
Nguyễn Phương Mai K35C – CN Sinh
DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1. Hình thái cây Bí đao (Benincasa hispida Cogn.)
Hình 3.1. Mô hình chiết rút các phân đoạn hợp chất tự nhiên từ quả Bí đao
Hình 3.2. Đồ thị đường chuẩn acid gallic
Hình 3.3. Biểu đồ biểu diễn sự tăng trọng của các nhóm chuột với hai chế độ
dinh dưỡng khác nhau trong vòng 8 tuần
Hình 3.4. Biểu đồ so sánh một số chỉ số hóa sinh giữa các lô chuột TN

o

Hình 3.5. Nồng độ glucose huyết lúc đói của các lô chuột thí nghiệm trước và
sau khi tiêm 72 giờ
Hình 3.6. Nồng độ glucose huyết lúc đói của các lô chuột trước và sau 21
ngày điều trị
Hình 3.7. So sánh một số chỉ số lipid máu ở chuột ĐTĐ trước và sau điều trị
bằng cao phân đoạn CHCl
3
và cao phân đoạn EtOAc











Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp đại học
Nguyễn Phương Mai 1 K35C – CN Sinh
MỞ ĐẦU

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh rối loạn trao đổi chất với biểu hiện chung
nhất là chứng tăng đường huyết. Căn bệnh này đang trở thành mối nguy hại đối
với toàn cầu bởi trung bình 10 giây có một người tử vong vì ĐTĐ.
Hiện nay trên toàn thế giới có khoảng 180 triệu người mắc bệnh ĐTĐ.

Dự báo đến năm 2030, con số này sẽ tăng lên 366 triệu người. Mỗi năm, thế
giới có khoảng 3,2 triệu người chết về bệnh ĐTĐ, tương đương số người chết
hằng năm vì bệnh HIV/ AIDS. Đáng chú ý là bệnh có xu hướng gia tăng
mạnh tại các quốc gia đang phát triển ở châu Phi, châu Mỹ La Tinh và châu
Á, đặc biệt ở độ tuổi lao động. Việt Nam nằm trong nhóm nước có tỉ lệ bệnh
ĐTĐ tăng nhanh nhất trên thế giới với tỉ lệ tăng từ 8- 20% mỗi năm. Tính đến
nay, Việt Nam có gần 5 triệu người mắc bệnh ĐTĐ [1].
ĐTĐ không chỉ có tính chất là một bệnh mãn tính, ĐTĐ còn kèm theo
nhiều biến chứng nguy hiểm như các bệnh về thận dẫn đến suy thận, bệnh về
mắt dẫn đến mù lòa, tổn thương hệ thần kinh, các biến chứng về mạch máu,…
Y học hiện đại ngày nay đã có nhiều loại thuốc chữa bệnh ĐTĐ có hiệu
quả như insulin, sulfonylurea, biguanid, metformin,… Tuy nhiên, hầu hết các
loại thuốc này đều có tác dụng phụ và chi phí điều trị đắt đỏ [1]. Vấn đề đặt ra
là cần nghiên cứu phát triển các loại thuốc có nguồn gốc thảo dược với
nguyên liệu sẵn có, rẻ tiền và ít tác dụng phụ.
Trong lịch sử Y học từ 1550 trước Công nguyên, con người đã biết
dùng cây cỏ để chữa bệnh ĐTĐ. Nhiều loại thảo dược đó chứng tỏ có tác
dụng rất tốt trong việc điều trị bệnh ĐTĐ như: mướp đắng, sinh địa, hoàng
kỳ, huyền sâm, cỏ ngọt, khoai lang,…
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp đại học
Nguyễn Phương Mai 2 K35C – CN Sinh
Bí đao (Benincasa hispida Cogn.) là loài thực vật thuộc họ Bầu bí
(Cucurbitaceae) có gốc ở Ấn Độ, được trồng rộng rãi ở khắp các vùng nhiệt
đới và á nhiệt đới của châu Á và miền Đông của châu Đại Dương. Ở nước ta,
cây Bí đao được trồng rất phổ biển ở các vùng miền và được nhân dân sử dụng
nhiều trong đời sống hằng ngày để làm thực phẩm cũng như thuốc chữa bệnh
đơn giản. Tuy nhiên việc nghiên cứu đặc tính hóa sinh, y dược của các hợp chất
thiên nhiên từ đối tượng này chưa được nghiên cứu một cách thỏa đáng.
Với những lí do trên, nhằm góp phần tìm kiếm và nghiên cứu thuốc
điều trị ĐTĐ từ thành phần hóa học cơ bản của quả Bí đao (Benincasa hispida

Cogn.) trên chuột nhắt gây bệnh ĐTĐ bằng STZ, chúng tôi quyết định chọn
đề tài nghiên cứu “ Nghiên cứu đặc tính hóa sinh dược của dịch chiết từ
quả Bí đao (Benincasa hispida Cogn.)”.
2. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
2.1. Khảo sát sơ bộ thành phần các hợp chất tự nhiên có trong quả Bí
đao (Benincasa hispida Cogn.).
2.2. Định lượng polyphenol tổng số theo phương pháp Folin-
Ciocalteau.
2.3. Nghiên cứu tác dụng hạ đường huyết của các phân đoạn dịch chiết
quả Bí đao (Benincasa hispida Cogn.) trên mô hình chuột nhắt ĐTĐ mô
phỏng type 2.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp đại học
Nguyễn Phương Mai 3 K35C – CN Sinh
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. VÀI NÉT VỀ CÂY BÍ ĐAO (Benincasa hispida Cogn.)
Bí đao hay bí phấn hoặc bí trắng là loài thực vật thuộc họ Bầu bí
(Cucurbitaceae) dạng dây leo, trái ăn được, thường dùng nấu lên như một loại
rau. Bí đao là cây ưa ấm, nhiệt độ thích hợp từ 24- 28
0
C. Bí đao có khả năng
chịu hạn nhờ hệ rễ khá phát triển, chịu úng kém, thích hợp với đất thịt nhẹ và
phù sa, độ pH thích hợp từ 6,5- 8,0.
1.1.1. Nguồn gốc, phân bố
Bí đao có nguồn gốc ở Ấn Độ, được trồng rộng rãi ở hầu khắp các vùng
nhiệt đới và cận nhiệt đới của châu Á và miền Đông của châu Đại dương. Ở
nước ta, quả Bí đao cũng được trồng khắp nơi [15]. Cây trồng thích hợp với
nhiều vùng khí hậu.

1.1.2. Phân loại, mô tả
Cây thảo một năm, mọc leo dài tới 5m, có nhiều lông dài. Lá hình tim
hay thận, đường kính 10- 25cm, xẻ thùy 5 chân vịt; tua cuốn thường xẻ 2-4
nhánh.
Hoa đực mọc đơn độc trên cuống dài 5- 15cm, lá đài hình ngọn giáo;
cánh hoa hình bay; nhị có chỉ nhị rộng ra ở gốc; nhụy lép dạng tuyến. Hoa cái
mọc đơn độc trên cuống dài 2- 4cm; bầu hình trứng hay hình trụ, có lông rậm,
nhị lép hình bản.
Quả thuôn dài 25- 40cm, dày 10- 15cm, lúc non có lông cứng, khi già
có sáp ở mặt ngoài, nặng 3- 5kg, màu lục mốc, chứa nhiều hạt dẹp.
Hạt Bí đao biểu hiện hình tròn trứng, lép, một đầu tương đối nhọn, dài
tới 9- 10mm, dày khoảng 1,6mm, rốn hạt ở đỉnh nhọn.
Ra hoa vào tháng 6- 7, có quả tháng 7- 10.
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp đại học
Nguyễn Phương Mai 4 K35C – CN Sinh
1.1.3. Thành phần hóa học
Bí đao tươi có tỉ lệ % các chất như sau: nước 67,9, protid 0,1, lipid 0,1,
cellulose 0,7, dẫn xuất không protein 30,5, khoáng toàn phần 0,1. Trong các
loại khoáng có calcium 26mg, phosphor 23mg, sắt 0,3mg. Còn có các vitamin
caroten 0,01mg, vitamin B
1
0,01mg, vitamin B
2
0, 02mg, vitamin PP 0,03mg
và vitamin C 16mg. Nhiệt lượng do 100g Bí đao cung cấp cho cơ thể là 12
calo. Hạt chứa ureaza [10]
1.1.4. Một số tác dụng Sinh- Dược và công dụng của cây Bí đao
Bí đao là loại rau xanh thường dùng trong các bữa ăn của nhân dân, vừa
mát vừa bổ. Có thể dùng Bí đao ăn luộc hoặc nấu canh tôm, canh cua, làm
nộm, xào thịt gà, thịt lợn. Bí đao còn được dùng làm mứt, mứt bí thường dùng

trong dịp Tết nguyên đán. Ăn Bí đao thổng tiểu, tiêu phù, giải khát, mát tim,
trừ phiền nhiệt, bớt mụn nhọt.
Thịt quả Bí đao có vị ngọt, tính hơi lạnh, có tác dụng lợi thủy, thanh
nhiệt, tiêu đờm, giải độc, dùng để chữa các chứng: phù thũng, ho suyễn, tiểu
tiện nhỏ giọt, sốt nóng, tiểu đường,…
Hạt Bí đao có vị ngọt, tính mát, vào kinh can; có tác dụng nhuận phế,
hóa đờm, tiêu thũng dùng để chữa các chứng: sưng phổi, ho nóng nhiều đờm,
thủy thũng, cước khí, trĩ lở loét,…
Vỏ quả Bí đao có vị ngọt nhạt, tính mát, vào các kinh tỳ và phê; có tác
dụng lợi thủy, tiêu thũng dùng để chữa chứng: ung thũng, thủy thũng, ỉa
chảy,… Vỏ quả dùng để chữa đái dắt do bàng quang nhiệt hoặc đái đục ra
chất nhày.
Lá Bí đao dùng để chữa tiểu đường, sốt rét, tả lị, thũng độc,… Lá Bí
đao giã nát trộn với giấm rịt đắp chữa các đầu ngón tay sưng đau (chín mé).
Dây Bí đao (thân) vị đắng, tính lạnh, có tác dụng hoạt lạc thông kinh,
hòa khí huyết, trừ phong thấp,…[10], [15].
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp đại học
Nguyễn Phương Mai 5 K35C – CN Sinh
1.2. GIỚI THIỆU MỘT SỐ HỢP CHẤT TỰ NHIÊN TỪ THỰC VẬT
1.2.1. Các hợp chất thứ sinh và các chất có hoạt tính sinh học
Quá trình trao đổi chất của sinh vật bao gồm sự tạo thành các hợp chất
sơ cấp và thứ cấp (còn gọi là các hợp chất thứ sinh).
Hợp chất sơ cấp được tạo thành là sản phẩm của quá trình đồng hóa và
dị hóa, có vai trò quan trọng đối với cơ thể sống. Nó bao gồm những chất
thiết yếu cho sự sống như các axit amin, các axit nucleic, carbohidrat, lipid,…
Chúng là trung tâm của quá trình trao đổi chất, sinh trưởng và phát triển của
sinh vật.
Các hợp chất thứ cấp (hợp chất thứ sinh) được tạo thành từ các hợp
chất sơ cấp và các chất trao đổi trung gian của chu trình đường phân, chu
trình pentose- phosphate, chu trình acid citric,… Khác với các chất trao đổi

bậc nhất, hợp chất thực vật thứ sinh không phải là yếu tố đặc biệt cần thiết
cho quá trình sinh trưởng, phát triển, quang hợp và sinh sản. Chúng được tạo
ra trong những tế bào chuyên biệt với vai trò điều hòa mối quan hệ qua lại
giữa các tế bào trong cơ thể. Đồng thời chúng là các hợp chất phòng thủ giúp
thực vật chống lại các tác nhân gây bệnh xâm nhiễm thực vật từ môi trường
xung quanh.
Người ta tiến hành phân loại các hợp chất thứ sinh dựa trên nhiều tiêu
chuẩn khác nhau. Dựa vào bản chất hóa học chia hợp chất thứ sinh thành các
hợp chất flavonoid, phenolic, alkaloid, coumarine, glycoside,… dựa vào lịch
sử phát hiện và sử dụng, các hợp chất thứ sinh được chia làm 4 nhóm chính:
+ Terpen (gồm isoprenoid, terpenoid, carotenoid,…).
+ Glycosid.
+ Các phenylpropanoid (gồm flavonoid, tannin, lignin,…)
+ Các hợp chất chứa nitơ (gồm alkaloid, hợp chất dị vòng thơm,…)
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp đại học
Nguyễn Phương Mai 6 K35C – CN Sinh
Hiện nay nhiều hợp chất thứ sinh đã được tách chiết và sử dụng để
phòng tránh và điều trị một số bệnh thông thường và cả những bệnh hiểm
nghèo ở người. Phổ biến nhất là các hợp chất flavonoid, phenolic và alkaloid.
Chúng được bào chế thành các dạng dược liệu hay được bổ sung vào thực
phẩm nhằm nâng cao giá trị dinh dưỡng và tăng cường khả năng phòng ngừa
bệnh tật.
1.2.2. Flavonoid thực vật
Trong số các polyphenol tự nhiên, flavonoid là nhóm chất quan trọng vì
chúng phổ biến ở hầu hết các loài thực vật và có nhiều hoạt tính sinh – dược
học có giá trị [5].
1.2.2.1. Cấu tạo hóa học
Flavonoid thuộc nhóm phenol, là dẫn xuất của 2 – phenyl chroman
(flavan). Đó là những hợp chất có cấu tạo gồm 2 vòng benzen A và B với một
dị vòng pyran C tạo thành khung carbon C6 – C3 – C6, trong đó vòng A kết

hợp với vòng C tạo thành khung chroman.
9
10
8
5
7
6
2
3
O
1
4
1'
5'6'
4'
3'
2'
A
C
B

Flavan (2-phenyl chroman)
Tùy theo mức độ oxy hóa của vòng pyran, sự có mặt hay không có mặt
của nối đôi giữa C2 với C3 và nhóm carbonyl ở C4 mà có thể phân biệt
flavonoid thành các nhóm phụ sau: flavon, flavonol, flavanon, chalcon và
auron, antoxyanidin, leucoantoxyanidin, catechin, isoflavonoid, rotenoid,
neoflavonoid.
Flavonoid tồn tại ở hai dạng: dạng tự do gọi là aglycon và dạng liên kết
với đường là glycoside. Các glycoside khi bị thủy phân bằng acid hoặc
enzyme sẽ giải phóng ra đường và aglycon tương ứng.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp đại học
Nguyễn Phương Mai 7 K35C – CN Sinh
1.2.2.2. Hoạt tính sinh học
Tác dụng chống oxy hóa (antioxydant): flavonoid có khả năng kìm hãm
các quá trình oxy hóa dây chuyền sinh ra bởi các gốc tự do hoạt động.
Flavonoid có khả năng điều hòa hoạt độ enzyme do khả năng liên kết
với nhóm amin trong phân tử protein, làm thay đổi cấu hình không gian của
enzyme do đó tạo hiệu ứng điều hòa dị lập thể.
Flavonoid có tính kháng khuẩn, kháng virus, tăng khả năng đề kháng
của cơ thể do kích thích lympho bào, tăng sản xuất interferon, ức chế hiện
tượng thoát bọng (digramilation).
Flavonoid có hoạt tính của vitamin PP, làm tăng tính bền và đàn hồi
của thành mạch, giảm sức thấm của mao mạch.
Flavonoid có tác dụng chống ung thư do kìm hãm các enzyme oxy hóa
khử, quá trình đường phân và hô hấp, kìm hãm phân bào, phá vỡ cân bằng
trong các quá trình trao đổi chất của tế bào ung thư [4].
Tác dụng giảm béo phì và lipd máu, hạ glucose huyết.
1.2.3. Hợp chất phenolic
1.2.3.1. Cấu tạo hóa học
Hợp chất phenolic là nhóm các chất khác nhau rất phổ biến trong thực
vật. Trong phân tử có vòng thơm (benzen) mang một, hai hay ba nhóm
hydroxyl (-OH) gắn trực tiếp với vòng benzen. Dựa vào thành phần và cấu
trúc chia, người ta chia hợp chất phenolic thành ba nhóm chính là: nhóm hợp
chất phenolic đơn giản, nhóm hợp chất phenolic phức tạp, nhóm hợp chất
phenolic đa vòng.
1.2.3.2. Hoạt tính sinh học
Hợp chất phenolic có ở hầu hết các bộ phận của thực vật, đặc biệt là
các tế bào tham gia vào quá trình quang hơp. Chúng là những sản phẩm thứ
cấp của quá trình đường phân và chu trình pentose qua cynamic acid hay theo
con đường acetate malonate qua acetyl-coA.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp đại học
Nguyễn Phương Mai 8 K35C – CN Sinh
Các phenolic tham gia vào quá trình hô hấp của thực vật với vai trò như
một chất vận chuyển hydro.
Các polyphenol có thể hình thành liên kết hydro với protein và enzyme,
dẫn đến thay đổi hoạt động của các enzyme bị tác động tương tự như hiệu ứng
điều hòa dị lập thể.
Tác dụng mạnh lên quá trình sinh trưởng của thực vật, là chất hoạt hóa
IAA- oxydase và tham gia vào quá trình sinh tổng hợp của enzyme này.
Hợp chất phenolic có tính kháng khuẩn.
1.2.4. Alkaloid thực vật
1.2.4.1. Cấu tạo hóa học
Alkaloid là nhóm các hợp chất hữu cơ có cấu trúc phức tập chứa nitơ,
đa số có nhân dị vòng, có đặc tính kiềm, thường gặp ở thực vật và động vật.
Alkaloid thường không màu, không mùi, có vị đắng. Một số alkaloid có
màu vàng như berberin, palmitin.
N
N
N
N
CH
3
CH
3
CH
3
O
O
Caffein


O
NH
H
OH
OH
Morphine

N
N
CH
3
Nicotin

1.2.4.2. Hoạt tính sinh học
Alkaloid được hình thành từ các sản phẩm của quá trình trao đổi chất ở
thực vật nên nó có hoạt tính sinh học như một chất dự trữ cho tổng hợp protein,
chất bảo vệ cây, tham gia vào chuyển hóa hydro ở các mức độ khác nhau.
Alkaloid được sử dụng nhiều trong công nghiệp dược, có rất nhiều
thuốc chữa bệnh được sử dụng trong y học là các alkaloid tự nhiên hoặc nhân
tạo như morphine, caffein, nicotin, cocain, …

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp đại học
Nguyễn Phương Mai 9 K35C – CN Sinh
1.2.5. Tannin thực vật
1.2.5.1. Cấu trúc hóa học
Tannin là hợp chất phenol có trọng lượng phân tử cao, có chứa nhóm
chức hydroxyl và các nhóm chức khác (như carboxyl), có khả năng tạo phức
với protein và các phân tử lớn khác trong điều kiện đặc biệt.
Tannin được cấu tạo dựa trên gallic acid và tanic acid. Tannin được
chia làm hai nhóm chính là tannin thủy phân và tannin ngưng tụ.

Tannin thường là hợp chất vô định hình hoặc tinh thể, không màu, có
tính quang học, vị chát. Tannin tan trong nước tạo dung dịch keo và độ hòa
tan thay đổi tùy thuộc mức độ polymer hóa. Chúng tan tốt trong ethanol,
acetone.
1.2.5.2. Hoạt tính sinh học
Tannin là chất cầm rửa do có tác dụng giảm sự bài tiết trong ống tiêu
hóa, kết tủa protein tạo thành một màng che niêm mạc. Tannin chữa ngộ độc
kim loại nặng và alkaloid do có khả năng tạo kết tủa với chúng.
Tannin có tác dụng chống ung thư do có khả năng kết hợp với các chất
gây ung thư. Ở nồng độ cao, tannin ức chế hoạt động của các enzyme nhưng
lại kích hoạt enzyme ở nồng độ thấp.
Tannin có tác dụng ức chế và diệt khuẩn, tác dụng cầm máu do làm se
hệ mao mạch hay tác dụng làm giảm đau tại chỗ do làm giảm tác dụng ở đầu
dây thần kinh trung ương.
1.2.6. Hợp chất coumarin
Coumarin là dẫn xuất của α-purine có cấu trúc C6 – C3 dị vòng chứa
oxy. Coumarin kết tinh không màu hoặc màu vàng nhạt, vị đắng, cay, có mùi
thơm. Tính chất hóa học đặc trưng là dễ dàng kết hợp với đường glucose tạo
thành glycosid dễ tan trong nước.
Hiện nay có hơn 1500 hợp chất coumarin khác nhau được biết đến khi
nghiên cứu 800 loài thực vật. Ta cũng dễ dàng tìm thấy coumarin trong tất cả
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp đại học
Nguyễn Phương Mai 10 K35C – CN Sinh
các bộ phận khác nhau của cây như: áo hạt, quả, hoa, rễ,… Coumarin cũng có
vai trò là một nhóm chất phòng thủ hóa học hữu hiệu chống lại vi khuẩn và
tác nhân có hại của môi trường. Tuy nhiên cho tới nay con đường tổng hợp
coumarin vẫn chưa hoàn toàn sáng tỏ.
Coumarin được ứng dụng nhiều trong cuộc sống như làm nước hoa,
hương liệu, làm chất chống đông máu và chất diệt loài gặm nhấm. Trong Y
học, dẫn xuất của coumarin có tác dụng chống co thắt, giãn nở động mạch

vành, làm bền và bảo vệ thành mạch, ngăn cản đột quỵ.
1.3. Bệnh béo phì (Obersity) [1], [9]
Tổ chức y tế thế giới (WHO) định nghĩa béo phì (Obersity) là tình trạng
tích lũy mỡ quá mức và không bình thường tại một số vùng hay toàn bộ cơ thể
gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Tổ chức này dùng chỉ số khối cơ thể BMI (Body
Mass Index) để đánh giá tình trạng dư thừa hay thiếu hụt mỡ của mỗi người.
Chỉ số khối cơ thể được tính theo công thức sau:

Trong đó: W: Khối lượng (kg)
H: Chiều cao (m)
Bảng 1.1. Phân loại BMI của người trưởng thành châu Âu và châu Á
Mức độ thể trọng
Người trưởng thành
châu Âu
Người trưởng thành
châu Á
Nhẹ cân
< 18.5
< 18.5
Bình thường
18.5 - 24.9
18.5 - 22.9
Quá cân
≥ 25 - 29.9
≥ 23
Béo phì độ 1
30 - 34.9
>23 - 24.9
Béo phì độ 2
35 - 39.9

25 - 29.9
Béo phì độ 3
≥ 40
≥ 30
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp đại học
Nguyễn Phương Mai 11 K35C – CN Sinh
1.3.1. Thực trạng béo phì trên thế giới và ở Việt Nam
Theo tổ chức y tế thế giới (WHO) hiện nay số người béo phì đã lên tới
1,7 tỉ người [2], không chỉ gặp nhiều ở các quốc gia phát triển mà còn gặp ở
các quốc gia đang phát triển. Mỹ là nước có số dân mắc bệnh cao nhất thế
giới, khoảng 60 triệu người (chiếm 30% dân số), tăng gấp 3 lần so với điều tra
năm 1991. Ở châu Âu, Anh là quốc gia đứng đầu bảng với 23% dân số. Tại
châu Á tỉ lệ thừa cân béo phì ở một số nước như sau: Thái Lan 3,5%, Philipin
4,27%, Malaysia 3,01%, Nhật 3%, Trung Quốc 2%, Hồng Kông 3%.
Tại Việt Nam, theo tiêu chuẩn của người châu Á, số người thừa cân béo
phì cũng tăng theo thời gian. Năm 1991 theo điều tra của Lê Huy Liệu và
cộng sự thì tỉ lệ thừa cân mắc bệnh béo phì nói chung tại Hà Nội nói chung là
1,1%. Đến năm 2000 con số này đã là 2,62% tăng gấp 2,5 lần trong vòng 10
năm [2].
Năm 2007, Viện Dinh dưỡng Quốc gia điều tra trên đối tượng người
trưởng thành 25- 64 tuổi cho thấy tỉ lệ thừa cân béo phì là 16,8% và còn có xu
hướng tăng lên. Theo Viện trưởng, TS. Nguyễn Công Khẩn thì tỉ lệ này ở
thành thị lớn hơn nông thôn, nữ giới cao hơn nam giới. Trẻ em Việt Nam
cũng có 16,3% mắc bệnh thừa cân béo phì. Hà Nội có 4,9% trẻ 4- 6 tuổi mắc
bệnh, thành phố Hồ Chí Minh 6% trẻ dưới 5 tuổi và 22,7% học sinh tiểu học
cũng rơi vào tình trạng này. Trước tình hình đó, Bộ Y tế đã kí quyết định
thành lập “Trung tâm phục hồi dinh dưỡng và kiểm soát béo phì” trực thuộc
Viện dinh dưỡng, chính thức tuyên chiến với bệnh béo phì.
1.3.2. Tác hại và nguy cơ của bệnh béo phì
Chứng thừa cân và bệnh béo phì gây nhiều tác hại cho cuộc sống con

người như mất thoải mái trong sinh hoạt, giảm hiệu suất lao động, khối lượng
cơ thể nặng nề kém lanh lợi.
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp đại học
Nguyễn Phương Mai 12 K35C – CN Sinh
Người béo phì có nguy cơ bệnh tật cao hơn so với người bình thường
do nhiễm độc mỡ máu, tiêu biểu như: bệnh tim mạch, rối loạn lipid máu, tiểu
đường, đột quỵ,…
Ngoài ra béo phì còn làm gia tăng nguy cơ của nhiều bệnh khác như: làm
xấu đi tình trạng rối loạn tiền mãn kinh ở phụ nữ, suy giảm chức năng hô hấp,
rối loạn hoạt động cơ xương, ung thư, sỏi mật và các vấn đề bệnh tâm lí khác.
1.3.3. Nguyên nhân và giải pháp phòng, điều trị béo phì
Nguyên nhân chính dẫn đến thừa cân béo phì là do khẩu phần và thói
quen dinh dưỡng không hợp lý, hoạt động thể lực kém dẫn đến năng lượng
hấp thụ vào cơ thể vượt quá mức cần thiết và tích lũy dưới dạng mỡ. Ngoài ra
còn nguyên nhân khác như do một số bệnh lí nội tiết: hội chứng Cushing (do
hormone cortisosteroid trong cơ thể tăng quá cao), bệnh suy tuyến giáp trạng,
bệnh trứng đa nang hoặc có chứa gen béo phì di truyền.
Để phòng bệnh béo phì hiệu quả, mỗi cá nhân cần nâng cao nhận thức
về dinh dưỡng và hoạt động thể lực. Trên phạm vi xã hội, việc phòng bệnh
cần tập trung vào nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh này.
Điều trị thừa cân béo phì dựa trên nguyên tắc kết hợp giữa chế độ ăn
uống, luyện tập và dùng thuốc. Trong đó thuốc và phẫu thuật chỉ dùng trong
trường hợp bắt buộc. Thuốc điều trị béo phì phổ biến hiện nay là Metformin
thuộc nhóm tác dụng lên hệ tiêu hóa với tác dụng chủ yếu là ức chế phân giải
glycogen thành glucose ở gan, làm tăng tính nhạy cảm của insulin ngoại vi,
tác dụng hạ glucose. Vì thế, Metformin được dùng cho cả bệnh nhân béo phì
và tiểu đường. Tuy nhiên, thuốc cũng có một số tác dụng phụ với đường tiêu
hóa, chống chỉ định với người suy tim nặng, bệnh gan, bệnh thận và những
người có tiền sử nhiễm toan lactic.


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp đại học
Nguyễn Phương Mai 13 K35C – CN Sinh
1.4. Bệnh đái tháo đường (Diabetes mellitus)
1.4.1. Khái niệm và phân loại
Danh từ đái tháo đường (Diabetes mellitus) có nguồn gốc từ tiếng Hy
Lạp (Diabetes: nước chảy trong ống syphon) và tiếng Latinh (mellitus: ngọt).
Khoảng 1550 năm trước Công nguyên các thầy thuốc Hy Lạp đã mô tả bệnh
này với các triệu chứng ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, nước tiểu có đường
và sút cân nhanh [3]. PGS. TS Tạ Văn Bình định nghĩa đái tháo đường là một
hội chứng có đặc tính biểu hiện bằng tăng đường máu, do hậu quả của việc
mất hoàn toàn insulin hoặc do liên có liên quan đến sự suy yếu trong bài tiết
và hoạt động của insulin. Bệnh ĐTĐ được xác định dựa vào những tiêu chí
trong bảng 1.2 [3].
Bảng 1.2. Các tiêu chí để chẩn đoán ĐTĐ theo WHO
Kết luận
Đường huyết
lúc đói
(mmol/l)
Đường huyết 2 giờ
sau khi làm nghiệm
pháp tăng đường
huyết (mmol/l)
Đường huyết tại
thời điểm bất kì
(mmol/l)
Đái tháo đường
> 7
> 11.1
>11.1
kèm triệu chứng

uống nhiều, đái
nhiều và gầy sút.
Rối loạn dung
nạp đường huyết
5.6 - 7
7.8 - 11.1
Bình thường
< 5.6
< 7.8
Dựa vào những hiểu biết về nguyên nhân phát sinh bệnh lí, ủy ban
chuyên gia về chẩn đoán và phân loại ĐTĐ của WHO chia ĐTĐ thành các
loại như sau:
ĐTĐ type 1: Thường xảy ra ở trẻ em và thanh thiếu niên, khởi phát ở
các cá thể có tính mẫn cảm về di truyền với bệnh. Nguyên nhân chính của
bệnh là tế bào đảo tụy Langerhans bị phá hủy dẫn đến mất khả năng sản xuất
insulin, một hormon điều hòa lượng đường trong máu.
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp đại học
Nguyễn Phương Mai 14 K35C – CN Sinh
ĐTĐ type 2: Chiếm 80- 90% bệnh nhân, có tính quy tụ gia đình và hay
gặp ở những người trên 30 tuồi. Hai yếu tố chính đóng vai trò quan trọng
trong cơ chế sinh ĐTĐ type 2 là khiếm khuyết chức năng tế bào β tuyến tụy
và tình trạng kháng insulin [3]. Hai yếu tố này luôn có tác động qua lại với
nhau và không thể kết luận yếu tố nào xuất hiện trước. Kháng insulin có thể
do bất thường ở thụ thể insulin, bất thường về số lượng receptor insulin hoặc
ái lực gắn hormon của insulin và cũng có thể do acid béo tự do tăng cao gián
tiếp làm ảnh hưởng quá trình truyền tin nội bào của insulin ở tế bào đích. Bởi
vậy, bệnh béo bệu là một trong những nguyên nhân môi trường được đề cập
đến nhiều nhất vì chính béo bệu làm gia tăng tình trạng kháng insulin.
Ngoài ra còn có ĐTĐ thai nghén và một số type ĐTĐ đặc biệt khác
như thiếu hụt chức năng tế bào β, thiếu hụt di truyền về tác động của insulin,

bệnh tụy ngoại tiết,…
1.4.2. Thực trạng ĐTĐ trên thế giới và ở Việt Nam
Cùng với các bệnh không lây nhiễm khác, bệnh ĐTĐ đang phát triển
với tốc độ nhanh chóng cùng sự phát triển của nền kinh tế xã hội. Năm 1994,
toàn thế giới có 98,9 triệu người mắc bệnh ĐTĐ. Năm 1995 con số này đã
tăng lên 135 triệu người, chiếm 4% dân số thế giới, cuối năm 2002 có khoảng
177 triệu người [1]. Dự đoán đến năm 2025 có khoảng 300 triệu bênh nhân
mắc bệnh ĐTĐ, chiếm 5,4% dân số thế giới. Đặc biệt ngày nay tỉ lệ người
mắc bệnh ở châu Á đã vượt xa châu Âu- nơi vẫn được xem là ổ bệnh. Tại Tây
Thái Bình Dương có 12 quốc gia có tỉ lệ ĐTĐ type 2 trên 8%, cá biệt có quốc
đảo có tỉ lệ bệnh vượt 40%.
Ở Việt Nam hiện nay tỉ lệ bệnh nhân mắc bệnh ĐTĐ đang gia tăng rất
nhanh. Năm 1990, Hà Nội có tỉ lệ mắc bệnh là 1,2%, Huế 0,96%, thành phố
Hồ Chí Minh là 2,52%. Theo điều tra quốc gia năm 2002 cho thấy tỉ lệ người
mắc bệnh ĐTĐ lứa tuổi từ 30- 64 trong toàn quốc là 2,7% (khu vực đô thị và
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp đại học
Nguyễn Phương Mai 15 K35C – CN Sinh
khu công nghiệp tỉ lệ tới 4,4%). Đặc biệt bệnh này trong nhóm người có yếu
tố nguy cơ là rất cao (10,3%). Hiện nay, có khoảng hai triệu người mắc bệnh
ĐTĐ nhưng có tới 65% số đó không biết mình đã mắc bệnh. Theo PGS. TS
Tạ Văn Bình, ĐTĐ type 2 ở lứa tuổi thanh thiếu niên ngày một tăng nhanh,
đây là một vấn đề rất đáng lưu tâm [1].
1.4.3. Tác hại và biến chứng
ĐTĐ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và khả năng làm việc của người
lao động, nhưng hơn cả là nguy cơ biến chứng của bệnh nhân thường rất cao [3].
Biến chứng mắt như: bệnh lý võng mạc (27,8%), đục thủy tinh thể
(6,1%), tăng sinh gây mù lòa (1,1%),… Bệnh về võng mạc tăng dần theo thời
gian phát hiện bệnh.
Biến chứng thận như: microalbumin niệu (11,6%), macroalbumin (3%),
suy thận từ độ 1 đến độ 4 (3,5%),…

Biến chứng thần kinh ngoại vi: giảm hoặc mất phản xạ gân xương hoặc
cảm giác rung,…
Tổn thương bàn chân: tùy từng mức độ như phỏng rộp, biến dạng, loét,
hoại thư, cắt cụt,…
1.4.4. Phòng và điều trị bệnh ĐTĐ
Trừ những nguyên nhân di truyền thì ăn uống sinh hoạt hợp lí điều độ và
khám sức khỏe định kì là phương thức chung để phòng bệnh nói chung và bệnh
ĐTĐ nói riêng. Tùy theo loại ĐTĐ mà việc điều trị bằng thuốc là khác nhau:
- Insulin và các thuốc kích thích bài tiết insulin như Sulfonflurea,
Nateglinid (Starlix),…
- Thuốc làm tăng tính nhạy cảm của thụ thể với insulin như: Biguanid,
nhóm Thiazolidinedion,…
- Các thuốc chống tăng glucose huyết sau bữa ăn: thuốc ức chế
enzyme α- glucosidase,…
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp đại học
Nguyễn Phương Mai 16 K35C – CN Sinh
1.5. Mối quan hệ giữa béo phì và đái tháo đường
Béo phì và ĐTĐ là hai bệnh không truyền nhiễm nhưng nguy hiểm
nhất của thế kỉ 21. Hai căn bệnh này có mối liên quan chặt chẽ với nhau, thể
hiện ở chỗ tỉ lệ người BP luôn tăng tương đương với số bệnh nhân bị ĐTĐ.
Một cuộc khảo sát của Mỹ gần đây đã chỉ ra rằng có tới 58% số người bị bệnh
ĐTĐ type 2 được quy cho là do béo phì. Béo phì liên quan tới ĐTĐ type 2
thông qua sự đề kháng insulin. Nồng độ acid béo tự do cứ tăng 100 μM thì
mức đề kháng insulin tăng khoảng 5- 10% [1]. Thiếu insulin dẫn đến sự tăng
trọng lượng cơ thể, tăng đường máu, cuối cùng dẫn đến bệnh ĐTĐ type 2.
Có nhiều nhân tố ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa béo phì và bệnh
ĐTĐ type 2 bao gồm: chỉ số khối cơ thể, thời gian béo phì, chế độ dinh
dưỡng, sự vận động thân thể. Một thống kê đã chỉ ra rằng những người có chỉ
số khối cơ thể lớn hơn 30 kg/m
2

trong 10 năm có nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ
type 2 cao gấp hai lần người bị bệnh béo phì dưới 5 năm và nếu trọng lượng
cơ thể tăng một kilogam thì rủi ro về bệnh ĐTĐ type 2 tăng 4,5%. Đây chính
là cơ sở để Reed và cộng sự đưa ra phương pháp gây mô hình ĐTĐ thực
nghiệm ở động vật bằng cách tiêm STZ liều đơn cho chuột đã được vỗ béo
nhiều ngày [13]. Tại Việt Nam, Trần Thị Chi Mai đã áp dụng phương pháp
này và đạt hiệu quả 90% chuột xuất hiện ĐTĐ với nồng độ glucose máu ≥10
mmol [8].
Kết quả của nhiều nghiên cứu cho thấy acid béo tự do có vai trò trong
bệnh sinh ĐTĐ type 2. Phần lớn người béo phì có nồng độ acid béo trong
huyết tương tăng cao. Sự tăng này ức chế quá trình hấp thu glucose ngoại vi
dưới tác dụng của insulin, ức chế sử dụng glucose của toàn cơ thể, ức chế oxy
hóa glucose ở cơ.

×