Tải bản đầy đủ (.docx) (49 trang)

Báo cáo thực tập tại nhà máy mực in Tân Đông Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (701.91 KB, 49 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ HOÁ HỌC

Tác giả:
Ngô Thị Thanh Tâm
Nguyễn Thị Linh
THỰC TẬP RÈN NGHỀ TẠI NHÀ MÁY MỰC IN TÂN ĐÔNG
DƯƠNG
BÁO CÁO RÈN NGHỀ
NGÀNH CÔNG NGHỆ HOÁ HỌC
TP.Hồ Chí Minh, 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ HOÁ HỌC

Tác giả:
Ngô Thị Thanh Tâm
Nguyễn Thị Linh
THỰC TẬP RÈN NGHỀ TẠI NHÀ MÁY MỰC IN TÂN
ĐÔNG DƯƠNG
BÁO CÁO RÈN NGHỀ
NGÀNH CÔNG NGHỆ HOÁ HỌC
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:
TH.S DIỆP THANH TÙNG
TP.Hồ Chí Minh, 20115
2
2
CẢM TẠ
Rèn nghề thực tế là một giai đoạn quan trọng cho sinh viên hiểu biết thêm về
thực tế và áp dụng lý thuyết chuyên ngành đã học được vào thực tiễn. Rèn nghề


trong nhà máy giúp sinh viên ngày càng hoàn thiện mình về kiến thức chuyên môn
cũng như kinh nghiệm cuộc sống, qua đó phần nào giúp sinh viên tự tin, bản lĩnh
hơn.
Nhờ lòng nhiệt tinh và tâm huyết của ban lãnh đạo cùng nhận viên trong nhà
máy sản xuất mực in Tân Đông Dương đã truyền đạt những kinh nghiệm hết sức
quý báu cho chúng em, giúp chúng em có những kinh nghiệm nền tảng cho tương
lai của mình.
Chúng em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo và nhân viên nhà máy mực
in Tân Đông Dương đã hết lòng giúp đỡ và tận tình chỉ bảo, hướng dẫn chúng em
trong suốt quá trình rèn nghề tại nhà máy.
Chúng em xin cảm ơn các thầy cô đã truyền đạt cho chúng em những kiến
thức chuyên ngành quan trọng và giúp đỡ chúng em trong suốt quá trình học tập,
rèn luyện ở trường.
Trong suốt thời gian rèn nghề, chúng em xin gửi lời cảm ơn tới thấy Diệp
Thanh Tùng đã hưỡng dẫn tận tình và giúp chúng em có định hướng làm bài báo
cáo này.
Chúng em hy vọng với hành trang kiến thức sau những năm học ở trường và
kinh nghiệm thực tế khi rèn luyện ở nhà máy sẽ giúp chúng em tự tin làm việc sau
khi ra trường.
3
3
TÓM TẮT
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Linh; Ngô Thị Thanh Tâm.
Thời gian rèn nghề: 01/07/2015 – 15/08/2015.
Địa điểm rèn nghề: Nhà máy sản xuất mực in Tân Đông Dương, Khu Công
Nghiệp Biên Hòa 1, tỉnh Đồng Nai.
Giảng viên hướng dẫn: ThS Diệp Thanh Tùng.
Sau quá trình rèn nghề, kết quả đạt được:
- Biết được cơ cấu tổ chức của một nhà máy
- Tham quan toàn bộ nhà máy và các quy trình sản xuất mực khác nhau

- Được giới thiệu về các máy móc thiết bị trong nhà máy và hướng dẫn vận
hành một số thiết bị đơn giản (boa gồm: máy nghiền bi, máy khuấy trộn
dung môi, máy phân tán, máy pha màu,…).
- Được hướng dẫn và làm việc trong phòng QC của nhà máy
- Được hướng dẫn về an toàn lao động và vệ sinh môi trường
4
4
MỤC LỤC
5
5
DANH MỤC SƠ ĐỒ
6
6
DANH MỤC CÁC HÌNH
7
7
DANH MỤC CÁC BẢNG
8
8
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TNHH SX-TM: trách nhiệm hữu hạn sản xuất – thương mại
KCN: khu công nghiệp
TP: thành phố
PE: Polyethylene
PVC: Polyvinylclorua
OPP: Oriented Polypropylene
PP: Polypropylen
PET/PA: Polyethylenterephthalat/ Polyamid
IPA: Isopropyl Alcohol
MEK: Methyl ethyl ketone

MIBK: Methyl IsoButyl Ketone
EA: Ethyl Acetate
BA: Butyl Acetate
9
9
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY
1.1. Sự thành lập và quy mô phát triển của công ty Tân Đông Dương
- 2001: Thành lập công ty TNHH SX-TM TÂN ĐÔNG DƯƠNG
- 2005: Lập dự án xây dựng Nhà Máy với qui mô 13.000 m
2
trang bị hiện đại tại
KCN Biên Hòa 1, Đồng Nai. Trong thời gian từ 2001 đến 2005 công ty đã đạt
mức tăng trưởng 200% mỗi năm về doanh thu và sản lượng.
- 2006: Thành lập chi nhánh Tân Đông Dương tại Gia Lâm – Hà Nội cung cấp
sản phẩm cho các tỉnh Phía Bắc đang trong thời kì phát triển mạnh mẽ của
ngành bao bì công nghiệp.
- 2007: Di dời toàn về Nhà máy mới tại KCN Biên Hòa 1 với vốn đầu tư trên 10
tỉ đồng cùng với việc phát triển trở thành nhà cung cấp hàng đầu mực Flexo
nước cho các ngành công nghiệp in trên giấy của thị trường Việt Nam. Đồng
thời, công ty cũng nghiên cứu và phát triển thành công các loại mực in hệ dung
môi trên các chất liệu màng PE, OPP, PET
- 2008: Quyết định nâng cấp chi nhánh tại Hà Nội trở thành công ty con bằng
việc đầu tư Nhà Máy mới tại KCN Phố Nối – Hưng Yên có qui mô trên 10.000
m
2
với đầy đủ trang thiết bị hiện đại và trở thành một trong những nhà cung cấp
mực in hàng đầu tại khu vực phía Bắc. Đồng thời, công ty cũng chính thức mở
chinh nhánh tại Đà Nẵng nhằm tăng khả năng cung cấp sản phẩm trên khắp thị
trường trong nước.
- 2010: Với sự phát triển ổn định và mạnh mẽ trên thị trường, Hội đồng quản trị

quyết định tăng quy mô sản xuất bằng việc nâng vốn đầu tư lên 30 tỉ đồng
nhằm đáp ứng cho thị trường ngày càng phát triển về số lượng cũng như chất
lượng. Đồng thời thành lập chi nhánh Tân Đông Dương tại TP Cần Thơ cung
cấp sản phẩm cho các tỉnh miền Tây, Cùng thời điểm này Công ty cũng bắt đầu
áp dụng các hệ thống quản lý tiên tiến của thế giới trong hoạt động sản xuất
kinh doanh nhằm nâng cao hiệu suất hoạt động và vị trí trên thương trường.
- 2011: Lập dự án đầu tư và sản xuất sản phẩm mực in Offset với qui trình công
nghệ tiến tiến hàng đầu Việt Nam và cam kết cung cấp các sản phẩm tốt nhất
cho thị trường trong nước, đồng thời nhắm đến thị trường xuất khẩu.
- 2012: Nhận chứng chỉ ISO 9001:2008 của tổ chức chứng nhận TUV-nord Cộng
Hòa LB Đức, cùng với việc áp dụng công cụ quản lý 5S. Đồng thời tiếp tục xây
10
10
dựng việc áp dụng các hệ thống quản lý ISO 14000 và SA 8000 nhằm nâng cao
và phát triển khả năng xuất khẩu sản phẩm ra thị trường Thế giới.
- 2013: Bắt đầu phát triển sản phẩm mực in offset bán ra thị trường. Khẳng định
vị trí nhà cung cấp hàng đầu đối với mực in flexo và gravure trong ngành công
nghiệp bao bì.
Hiện nay nhà máy đã đi vào sản xuất ổn định, công ty đang thăm dò, tìm hiểu thị
trường mực in trong khu vực Châu Á và sẽ tiến tới việc xuất khẩu sang các thị
trường này.
1.2. Cơ cấu tổ chức
Bảng 1. 1. Cơ cấu tổ chức nhà máy mực in
S
T
T
Loại lao động Nă
m 1

m 2

Năm sản xuất ổn
định
1
2
3
4
5
Cán bộ quản lý
Nhân viên quản lý và giám
sát
Công nhân làm nghề
Công nhân giản đơn
Nhân viên nhà máy
5
5
30
5
15
5
7
35
5
18
7
15
45
5
18
Tổng cộng 60 70 90
1.3. Sản phẩm, thị trường

1.3.1. Mực water-based
11
11
Hình 1. 1. Sản phẩm mực hệ nước
Bao gồm 4 loại: flexo carton, flexo giấy cuộn, flexo process và mực PE film.
- “Flex@ble” thân thiện với môi trường, được đánh giá cao cho chất lượng và
khả năng in ấn tuyệt hảo. Là nhà sản xuất mực in Flexo công ty cam kết sản
xuất mực với chất lượng cao và phù hợp với tất cả các loại máy in.
- Mực Flexo không chứa các hóa chất độc hại cũng như các nguyên tố kim loại
nặng. Tất cả nguyên vật liệu của luôn tuân thủ danh sách các chất độc hại của
hiệp hội sản xuất mực in Nhật bản và các qui định của tổ chức CONEG Hoa
Kỳ. Sản phẩm mực in Flexo còn được khuyến khích sử dụng cho các mặt hàng
điện và điện tử.
- Phân loại: Tùy theo tính năng chuyên biệt, mực in được chia thành các loại
sau:
Ký hiệu /P /W /R /F
Đặc tính Tiêu chuẩn Chống thấm
Kháng trầy
xước
Chống thấm
và kháng trầy
xước
1.3.2. Mực solvent-based
Hình 1. 2. Sản phẩm mực solvent-based
12
12
Bao gồm: mực in surface, mực in reverce, mực in laminate.
Tùy theo tính năng chuyên biệt, mực in được chia thành các loại sau:
Ký hiệu Surface Reverse Laminate
Đặc tính Mực in mặt ngoài

Mực in mặt trong
không ghép
Mực in màng ghép
Bảng 1. 2. Phân loại Solvent base ink
Mực in Phân loại Phạm vi ứng dụng
Solvent
base ink
Surface – Mực in mặt ngoài
- Màng PE
- Màng PP
- Paper
- Màng nhôm Foil
- Màng CPP
- PP dệt
Reverse – Mực in mặt trong không
ghép
- Màng PVC
- Màng OPP (Label)
Laminate – Mực in màng ghép
- Màng PET/PA
- Màng OPP
1.3.3. Mực oil-based
13
13
Hình 1. 3. Sản phẩm mực oil-based
- Bao gồm mực aki-standard và mực in aki-premium.
- Một trong những tính năng của dòng mực in này tính linh hoạt cao. Tính năng
này là phạm vi ứng dụng rộng, hiệu quả kinh tế và bao bì cao. Dòng mực này
cho độ sắc nét cao, thiết lập máy nhanh và chất lượng in ấn rất tốt.
- Tính năng:

 Kháng trầy xước tốt
 Độ bóng cao
 Màu sắc tươi sáng, đa dạng
 Chuyển tram tốt
 Tính linh hoạt cao
 Độ cân bằng mực/nước ổn định
− Màu chuẩn:
Bảng 1. 3. Phân bố màu của sản phẩm mực AKI
AKI-S01
AKI-S03
AKI-S05
AKI-S08
14
14
Hiện nay sản phẩm mực in Tân Đông Dương đã có thị trường ổn định trong
phạm vi cả nước.

15
15
Chuẩn bị nhựa và dung môi
Khuấy Verni
Phân tán
Nghiền
Lọc và đóng gói
Khuấy chỉnh
Thành phẩm
Bột màu
Phụ gia
Dung môi
CHƯƠNG 2. QUY TRÌNH SẢN XUẤT MỰC IN

2.1. Quy trình công nghệ sản xuất mực in
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất Mực in
*Thuyết minh sơ đồ:
Dung môi được xuất ra khỏi kho và chuyển đến khu nạp dung môi. Tại đây,
dung môi sẽ được bơm vào các bồn theo yêu cầu của lệnh sản xuất. Sau đó, nhựa
được đưa đến bồn khuấy đã nạp đủ dung môi. Khối lượng nhựa cũng theo lệnh sản
xuất. Tùy vào loại nhựa mà thời gian khuấy khác nhau. Sau khi kết thúc thời gian
khuấy, verni (nhựa tan trong dung môi) được đo độ nhớt và khi đạt chuẩn độ nhớt
16
16
cho verni đó thì chuyển vào bồn chứa để chuyển qua các công đoạn tiếp theo. Ở
công đoạn phân tán, verni được cho vào bồn khuấy phân tán và được nạp vào bồn
theo lệnh sản xuất. Sau đó, bồn được nạp một lượng dung môi dùng cho việc phân
tán bột màu. Sau khi cho dung môi vào bồn, bột màu được đổ vào trong bồn. Thời
gian khuấy trộn từ 35 – 45 phút. Sau thời gian này, verni và dung môi đã thấm ướt
bột màu được xả vào bồn đã chứa sẵn một lượng dung môi để giảm độ nhớt và tăng
bề mặt nghiền trong công đoạn nghiền. Ở công đoạn nghiền, verni đã thấm ướt bột
màu được nghiền bằng máy nghiền bi để tăng độ mịn của mực. Thời gian nghiền
lâu hay nhanh tùy theo loại mực. Mực qua công đoạn nghiền sẽ được kiểm tra độ
mịn, khi đạt chuẩn sẽ tiếp tục được chuyển qua công đoạn khuấy chỉnh. Ở công
đoạn khuấy chỉnh, mực sẽ được đo độ nhớt và kiểm tra màu so với màu mực chuẩn,
nếu có những yêu cầu khác của khách hàng, mực sẽ được kiểm tra theo chuẩn do
khách hàng đưa ra. Qua gia đoạn này, mực đã hoàn chỉnh và được đưa qua cộng
đoạn lọc để loại bỏ những tạp chất có thể còn xót lại rồi được bơm vào thùng
(phuy) thành phẩm mang đi giao cho khách hàng.
2.2. Nguyên liệu
Bảng 2. 1. Lượng nguyên liệu sử dụng sản xuất trong một tháng
ST
T
Tên nguyên liệu (vật tư) Khối

lượng (kg)
1 Bột màu hữu cơ (vàng, cam, đỏ, tím, xanh
dương, xanh lá, đen)
7.000
2 Bột màu vô cơ: màu trắng TiO
2
7.000
3 Chất tạo màu:
1. styrene – Acrylic Copolymer
2. Polyamide
49.000
4 Dung môi hữu cơ:
1. Toluen
2. IPA
3. MEK
4. n. Buthanol
4.000
5 Phụ gia: Silicon 500
17
17
2.2.1. Bột màu
Khái niệm: Hạt rất nhỏ, mịn không tan trong nước, dầu và các dung môi
hữu cơ.
Phân loại: 2 loại
− Bột màu vô cơ: Đen, trắng.
− Bột màu hữu cơ: Các bột màu có màu.
Vai trò:
− Tạo màu sắc.
− Tạo độ bóng, kháng ánh sáng, bền nhiệt độ, bền dung môi…
Bảng 2. 2. Bảng so sánh tính chất của bột màu hữu cơ và bột màu vô cơ

Tính chất Bột màu hữu cơ Bột màu vô cơ
Màu sắc Sáng Mờ, đục, xám
Ánh sáng, thời tiết Thay đổi Rất tốt, hoàn hảo
Cường độ màu Cao Thấp
Độ mờ Thay đổi Cao
Tính bền dung môi Thay đổi Hoàn hảo
Tính bền hóa chất Thay đổi Hoàn hảo
Khả năng phân tán Thay đổi Tốt hơn màu hữu cơ
Tính bền nhiệt Thay đổi Rất tốt
2.2.2. Nhựa nền
Khái niệm: Là thể dung dịch polymer thích hợp cho từng loại vật liệu cần
in, được tạo thành từ các loại nhựa thiên nhiên, nhựa tổng hợp…
Vai trò:
− Là môi trường phân tán bột màu, phụ gia.
− Tạo lực bám dính với vật liệu in.
− Tạo độ bóng, kháng nhiệt, kháng hóa chất, bền nước …
Một số nhựa thông dụng: Acrylics, Cellulose dẫn xuất, Poly vinyl
chloryl…
2.2.3. Dung môi
Khái niệm: Dung môi là hợp chất hoặc hỗn hợp có khả năng khuếch tán các
phân tử hay ion của chất khác để tạo thành dung dịch.
Vai trò:
− Hòa tan nhựa rắn tạo thành một thể đồng nhất.
− Làm loãng hệ mực in.
− Tăng khả năng phân tán bột màu.
− Điều chỉnh độ nhớt thích hợp khi in.
− Điều chỉnh tốc độ bay hơi.
18
18
Cần chú ý đến việc lựa chọn dung môi chính dung môi phụ nếu lựa sai

dung môi sẽ ảnh hưởng về sau, dung môi cũng là một phần rất quan trọng đối với
mực in, thường người ta sử dụng những dung môi nhanh bay hơi như : Toluen,
Butanol….
Bảng 2. 3. Bảng tốc độ bay hơi của một số dung môi
Loại dung
môi
Tốc độ bay
hơi (g/h)
Sức căng
bề mặt
(N/m)
Tỷ trọng
(g/l)
Độ phân
cực
Toluen 225 28.6 0.871 0.001
Methanol 250 22.6 0.792 0.388
N-Butanol 1061 24.2 0.81 0.096
EA 113 24.3 0.901 0.15
IPA 315 22.7 0.79 0.178
MP 627 28.4 0.925 0.11
BA 470 25.0 0.882 0.09
MEK 126 24.8 0.807 0.51
MIBK 294 23.9 0.802 0.315
2.2.4. Các chất phụ gia
Những chất phụ gia người ta thường cho vào trộn chung với mực in nhằm
mục đích cai thiện hay bổ sung tính chất của mực in tạo cho mực in có những tính
chất cần thiết nhưng lượng phụ gia cho vào phải theo tỷ lệ thích hợp. Một số phụ
gia thường dùng trong mực in:
− Chất làm khô.

− Chất kháng oxi hóa.
− Chất chống dính lưng.
− Chất phá bọt.
− Chất làm đặc.
− Chất hóa dẻo.
− Chất ổn định.
− Chất kháng trượt.
− Phụ gia thấm ướt.
− Chất kháng tĩnh điện.
− Chất phân tán: Cải thiện quá trình phân tán và ổn định khi lưu trữ.
− Chất hoạt động bề mặt: Tăng cường khả năng tương thích với màu.
− Chất bảo quản: Tăng khả năng chống vi khuẩn khi in ở dạng ướt và chống sự
phát triển của nấm mốc hay tảo trên màng in khô.
− Chất làm đặc: Kiểm soát tính lưu biến của mực và tăng hiệu quả sử dụng.
− Chất phá bọt: Hạn chế bọt, bóng khí trong quá trình sản xuất và sử dụng.
19
19
2.2.5. Chất độn
Những chất độn kim loại nặng có những tính chất họat động kém như
Al(OH)
3
, MgCO
3
, kaolin có thể được dùng. Nhưng trong một số trường hợp,
Al(OH)
3
có khuynh hướng là giảm độ bóng .
Những loại đá phấn kết tủa đặc biệt trở nên rất phổ biến. CaCO
3
dạng bột

cực mịn (calcite) dùng cho mực ống đồng, cho tính ổn định màu rất tốt và do kích
cỡ hạt nhỏ cải thiện sản phẩm tốt. Những chất độn thường dùng:
− Hạt đen (bitum): Hoặc hạt tím là chất độn trong thành phần của mực
đen.
− Hạt trắng ( trắng trong hay trắng đục): Là chất độn cho mực màu
• Pigment trắng ZnO và BaSO
4
, TiO
2
là chất độn trắng đục.
• Pigment Al(OH)3 là chất độn trắng trong.
2.3. Trang thiết bị, máy móc
2.3.1. Công đoạn khuấy verni
Mục đích: hòa tan nhựa rắn vào trong dung môi hữu cơ tạo thành một hệ
đồng nhất.
Thiết bị: thiết bị của công đoạn này là bồn khuấy cánh trục, hoạt động gián
đoạn.
− Vỏ: Là một khối trụ rỗng làm bằng thép với chiều cao 3 m, đường kính
1.0/1.03 m, có đáy là phần hình chóp cao 0.3 m nối với một van xả.
− Động cơ điện: Gắn trên đình của bồn khuấy, tạo công cho cánh khuấy chuyển
động với một vận tốc cố định. Vì thiết bị này chỉ tạo độ khuấy để hòa tan nhựa
vào dung môi.
− Cánh khuấy: Gồm 2 tầng cánh nối với động cơ điện bằng một trục, cánh khuấy
có dạng hình trụ, mỗi tầng gồm ba cánh khuấy xếp xo-le nhau để tạo ra độ
khuấy tốt nhất cho thiết bị. cánh khuấy trên lệch 60
o
so với cánh khuấy dưới
gần nhất.
Nguyên lý hoạt động: Trước hết thiết bị được bơm dung môi vào theo lệnh
sản xuất. Bật cánh khuấy và nạp nhựa cần hòa tan vào dung môi trong thiết bị. Tùy

vào loại nhựa mà có thời gian khuấy khác nhau. Sau khi nhựa đã hòa tan, xả van
dưới bồn và chứa vào trong bồn chứa và đem chuyển đến các công đoạn tiếp theo.
Cuối cùng là vệ sinh bồn để có thể sử dụng tiếp cho các loại Verni khác.
Một số yêu cầu:
20
20
− Dung môi được nạp trước khi cho nhựa vào để
tránh tình trạng nhựa kết tụ ở lỗ thoát nhựa gây tắc
nghẽn không thể lấy verni ra khỏi bồn khuấy.
− Trong khi nạp dung môi cần chú ý kẹp tĩnh điện
vào bồn đang nạp dung môi vì để không cho tia lửa
điện sinh ra gây cháy nổ.
− Khi đã nạp xong dung môi, bật cánh khuấy, kiểm
tra loại hạt nhựa theo lệnh sản xuất, rồi cho hạt
nhựa vào trong bồn khuấy và bắt đầu tính thời gian
khuấy. Với hầu hết các loại hạt nhựa có thể cho hết
lượng nhựa vào một lúc.
− Các loại nhựa thường ở dạng hạt hay dạng bột. Vì
để trong kho nên các hạt nhựa kết lại với nhau
thành khối, cần phải đập nhỏ ra hoặc nghiền trước
khi cho vào bồn khuấy đã có dung môi.
− Các loại verni khuấy non-to (sử dụng dung môi
khác Toluen) được khuấy ở thiết bị khuấy khác vì
tránh nhiễm các vệt Toluen còn sót lại.
− Sau thời gian khuấy phù hợp với từng loại nhựa,
nhân viên QC kiểm tra độ tan ngoại quan và độ
nhớt, nếu đạt, verni sẽ được chuyển ra bồn chứa để
phục vụ các công đoạn tiếp theo.
Hình 2. 1. Hình máy khuấy
21

21
2.3.2. Công đoạn phân tán
Mục đích:
Thấm ướt bột màu để cho các hạt nhựa bao bọc lấy các hạt màu. Đồng thời
khơi mào cho quá trình phá vỡ hạt bột màu và tạo dung dịch đồng nhất giữa verni,
bột màu, phụ gia và dung môi. Đây là công đoạn quan trọng ảnh hưởng trực tiếp
đến chất lượng của sản phẩm mực in.
Thiết bị: Thiết bị của công đoạn này là máy khuấy cánh đĩa, hoạt động
gián đoạn.
− Vỏ: Được cấu tạo vỏ áo là vỏ hai lớp, giữa hai lớp là dòng nước làm
lạnh để duy trì nhiệt độ khuấy là 55
o
C.
− Động cơ của thiết bị khuấy cánh đĩa có thể điều chỉnh được tốc độ khuấy
và có thể di chuyển lên xuống được.
− Cánh khuấy: Gồm 1 cánh khuấy có hình đĩa, trên mép đĩa có các cánh
nhỏ được ghép xo-le nhau.
− Nếu giả thuyết đường kính cánh khuấy là D thì đường kính bồn khuấy
tối ưu là 3D – 5D, chiều cao hỗn hợp khuấy tối ưu là 3D, và độ cao của
cánh khuấy tối ưu so với đáy bồn là 0.25D – 0.5D.
Hình 2. 2. Máy phân tán
Nguyên lý hoạt động: Ở giai đoạn 1, cho nhựa, dung môi, phụ gia lỏng vào
bồn khuấy với thời gian 5-10 phút ở vận tốc 500-700 rpm, qua giai đoạn 2 cho bột
màu vào từ từ để bột màu phân tán đều. Bột màu cho vào đủ số lượng và tăng tốc
độ khuấy lên khoảng 800-1100 rpm, duy trì tốc độ này trong thời gian 15-20 phút
22
22
(màu trắng 20-30 phút) các phụ gia bột được cho vào hỗn hợp vừa khuấy trên,
khuấy trong khoảng 5-10 phút.
Thực hiện xong 3 giai đoạn trên tăng tốc độ khuấy lên 1400 rpm và giữ

nguyên tốc độ này trong khoảng thời gian T được quy định cho các màu (Trắng là
20 phút; Các màu khác là 10 đến 20 phút). Hỗn hợp mực sau khi kết thúc phân tán
phải ở thể đồng nhất (dạng huyền phù).
Một số yêu cầu:
− Hệ verni bao gồm nhiều loại verni khác nhau nên cần tuân thủ đúng yêu
cầu về khối lượng và loại đúng theo lệnh sản xuất đã đưa ra.
− Cần chú ý nhận dung môi và bơm đúng lượng dung môi theo yêu cầu
của lệnh sản xuất.
− Khi bơm dung môi chú ý kẹp tĩnh điện để tránh gây ra cháy nổ do tia lửa
điện sinh ra.
− Verni được bơm vào thùng trước khi nạp dung môi. Sau khi nạp dung
môi, bật cánh khuấy và cho bột màu vào và chú ý không để cho bao hay
bất cứ vật gì lạ rơi vào trong bồn khuấy.
− Khi cho bột màu phải cho đúng bồn được quy định.
− Nhiệt độ duy trì khoảng 55
o
C và phải giảm tối thiểu khả năng tăng nhiệt
bằng nước giải nhiệt.
− Dung môi của công đoạn này nhằm mục đích thấm ướt bột màu và tăng
độ phân tán bột màu vào trong các hạt nhựa.
− Đối với các phụ gia dạng lỏng sẽ thêm vào sau khi nạp dung môi, còn
các phụ gia dạng rắn sẽ cho vào sau bột màu.
Hình 2. 3. Máy pha màu
23
23
2.3.3. Công đoạn nghiền
Mục đích: tiếp tục phá vỡ các hạt bột màu và làm giảm kích thước hạt màu
xuống kích thước mong muốn.
Thiết bị:
Thiết bị của công đoạn này là máy nghiền bi. Có 2 cách nghiền: nghiền

paste và nghiền tuần hoàn.
− Vỏ: Hình trụ rỗng làm bằng thép có khả năng chịu va đập cao và truyền
nhiệt tốt, được làm 2 lớp, chảy giữa 2 lớp là nước làm lạnh để ổn định
nhiệt độ trong quá trình nghiền. Nhiệt độ nghiền không vượt quá 60
o
C
(nếu vượt quá, máy sẽ tự động tắt).
− Trục khuấy:
• Dạng đĩa: Trục được xâu chuỗi bơi một hệ thống dĩa (khoảng 7-9
chiếc) có dạng hình tam giác đều, tròn góc. Mỗi đĩa đều có 3 rãnh
lượn theo các góc của nó, các đĩa này được xếp xo-le nhau 60
0
.
Dạng này thích hợp cho nghiền paste.
• Dạng trục: Trên rotor và stator có gắn thêm các chốt giúp đổi
dòng chuyển động của hỗn hợp mực. Dạng này thích hợp cho
nghiền tuần hoàn.
− Bi nghiền: Làm bằng sứ, rất cứng, chịu được va đập cao và dẫn nhiệt
cao. Kích thước của bi nghiền khoảng từ 0.3 – 2.5 mm (miễn là không
nhỏ hơn mắt lưới lọc trong thiết bị).
Nguyên lý hoạt động:
− Mực trong bồn chứa được bơm vào bồn nghiền.
− Khi mực đã vào bồn nghiền, motor làm trục nghiền quay để các viên
bi chuyển động với tốc độ cao, va chạm lẫn nhau và va vào các hạt
bột màu, làm phá vỡ cấu trúc hạt.
− Mực được giữ trong bồn nghiền với thời gian lưu thích hợp, sau đó
được xả ra ngoài qua ống dẫn. Bi nghiền được giữ lại nhờ lưới lọc ở
cửa xả của bồn nghiền.
− Một số yêu cầu:
− Dung dịch mực qua công đoạn nghiền không được quá đặc vì có thể

gây tắc nghẽn lưới lọc trong thiết bị nghiền.
24
24
− Khi nghiền cần chú ý gắn kẹp tĩnh điện vào trong bồn nghiền để
tránh tình trạng tạo tia lửa điện gây cháy nổ.
− Kiểm soát tốc độ khuấy, tốc độ bơm, áp suất nghiền và nhiệt độ ra
của mực.
− Tùy vào loại mực và hệ mực mà có thời gian nghiền khác nhau và
yêu cầu độ mịn là 10 µm/hạt.
− Ổn định nhiệt độ nghiền khoảng 50 – 60
o
C bằng nước làm mát chạy
trong vỏ thiết bị nghiền.

Hình 2. 4. Máy nghiền
2.3.4. Công đoạn khuấy chỉnh
Mục đích: công đoạn khuấy chỉnh nhằm bổ sung đầy đủ các nguyên liệu
trong công thức và kiểm soát các thông số kỹ thuật của mực thành phẩm như: màu
sắc, độ nhớt, độ dính, độ khô, độ bám dính, pH ….
Thiết bị:
Thiết bị sử dụng cho quá trình này là máy khuấy cánh đĩa giống như máy
khuấy cánh đĩa ở công đoạn phân tán.
Bồn chứa là bồn 1 lớp và có bánh xe để di chuyển từ nơi khuấy chỉnh sang
nơi thành phẩm.
Nguyên lý hoạt đông: Hỗn hợp mực được để nguội xuống 30-35
0
C, sau đó
thêm một số Verni, phụ gia và dung môi cho đủ công thức sản xuất. Khuấy hỗn hợp
trong khoảng 10-20 phút ở tốc độ 500-800 rpm để tạo hỗn hợp đồng nhất. Tiến
hành kiểm tra các thông số kỹ thuật của mực thành phẩm: màu sắc, độ nhớt, độ bám

dính, pH (mực flexo nước)…
Một số yêu cầu:
25
25

×