Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty CP XNK Thủ Công Mỹ Nghệ Việt Nhật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (878.28 KB, 65 trang )

I HC KINH T QUC DN Chuyờn thc tp tt nghip
Trờng đại học kinh tế quốc dân
Khoa kế toán

Chuyên đề thực tập
Tốt nghiệp
đề tài:
HON THIN K TON NGUYấN VT LIU TI CễNG TY
C PHN XUT NHP KHU TH CễNG M NGH VIT NHT
Sinh viờn thc hin : Nguyn Th Nhung
Lp : LT 11B
MSSV : LT 113110
Giỏo viờn hng dn : Th.s. ng Th Thỳy Hng
H Ni - 2012
I
HTSV: Nguyn Th Nhung MSSV: LT 113110
ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
MỤC LỤC
i
HTSV: Nguyễn Thị Nhung MSSV: LT 113110
ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
CP Cổ phần
Đ/C Địa chỉ
GBC Giấy báo có
GTGT Giá trị gia tăng
HĐ Hóa đơn
NL Nhiên liệu
NVL Nguyên vật liệu
PNK Phiếu nhập kho
PXK Phiếu xuất kho


STT Số thứ tự
SX Sản xuất
TK Tài khoản
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
VLC Vật liệu chính
VLK Vật liệu khác
VLP Vật liệu phụ
XNK Xuất nhập khẩu
ii
HTSV: Nguyễn Thị Nhung MSSV: LT 113110
ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Danh Mục – Mã hóa NVL tại Công ty 5
iii
HTSV: Nguyễn Thị Nhung MSSV: LT 113110
ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
DANH MỤC BIỂU
Biểu số 1.1. Định mức tiêu dùng Nguyên vật liệu 13
Biểu số 1.2: Biên bản kiểm kê vật tư 15
Biểu 2.1: Hóa đơn giá trị gia tăng 21
Biểu 2.2: Biên bản kiểm nghiệm 22
Biểu 2.3: Phiếu nhập kho 23
Biểu 2.4: Lệnh sản xuất 25
Biểu số 2.5: Định mức tiêu dùng nguyên vật liệu 26
Biểu số 2.6: Phiếu đề xuất vật tư 27
Biểu số 2.7: Phiếu xuất kho 28
Biểu số 2.8: Thẻ kho 32
Biểu số 2.9: Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ (sản phẩm, hàng hóa) 33
Biểu số 2.10: Bảng tổng hợp chi tiết vật tư 34
Biểu số 2.11: Nhật ký mua hàng 38

Biểu số 2.12: Nhật ký chung 39
Biểu số 2.13: Sổ cái - dùng cho hình thức Nhật ký chung 40
Biểu 3.1: Sổ danh điểm vật tư 47
iv
HTSV: Nguyễn Thị Nhung MSSV: LT 113110
ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Thủ tục nhập kho 19
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ quy trình ghi sổ kế toán chi tiết NVL 30
Sơ đồ 2.3: Quy trình ghi sổ tổng hợp NVL tại Công ty 36
v
HTSV: Nguyễn Thị Nhung MSSV: LT 113110
ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
Một vài năm gần đây, nền kinh tế nước ta có tốc độ tăng trưởng nhanh
chóng trong nền kinh tế thị trường, bên cạnh đó chúng ta cũng thu hút được
nhiều nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài, thu được nhiều ngoại tệ từ việc xuất
khẩu, du lịch, dịch vụ … góp phần thúc đẩy nền công nghiệp hóa, hiện đại
hóa của đất nước.
Ngành mây tre đan thủ công mỹ nghệ trong những năm qua cũng đã thu
được nhiều thành công to lớn, thu hút được nhiều đối tác nước ngoài giúp cho
quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhanh hơn. Nhưng để làm ra một sản
phẩm mây tre đan thủ công mỹ nghệ thì đó là cả một quá trình mà phải nhờ
đến những bàn tay khéo léo và sáng tạo của người nghệ nhân. Hơn thế nữa
nguyên vật liệu để hình thành nên sản phẩm cũng rất đa dạng, phong phú,
nhiều chủng loại và đặc biệt là nó được lấy chủ yếu từ thiên nhiên. Chính từ
sự đa dạng, nhiều chủng loại như vậy nên yêu cầu đối với công tác kế toán
nguyên vật liệu của Công ty phải linh hoạt, cẩn thận và chính xác.
Trong thời gian thực tập tại Công ty CP XNK Thủ Công Mỹ Nghệ Việt
Nhật, được sự giúp đỡ của các cô chú trong Ban lãnh đạo, các anh chị trong

Phòng kế toán em đã được làm quen và tìm hiểu sâu hơn công tác kế toán
thực tế tại Công ty, em nhận thấy kế toán nguyên vật liệu trong Công ty giữ
vai trò đặc biệt quan trọng và nhiều vấn đề cần quan tâm. Vì vậy em đã đi sâu
tìm hiểu về kế toán nguyên vật liệu tại Công ty và em đã chọn đề tài để
nghiên cứu là đề tài “Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty CP
XNK Thủ Công Mỹ Nghệ Việt Nhật”.
Mục đích của đề tài là đi sâu tìm hiểu về thực trạng công tác kế toán
nguyên vật liệu của một doanh nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, tìm ra
những ưu, nhược điểm trong công tác quản lý và hạch toán nguyên vật liệu tại
1
HTSV: Nguyễn Thị Nhung MSSV: LT 113110
ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Công ty; Từ đó rút ra những kết luận, kinh nghiệm cần học hỏi và đưa ra một
số ý kiến đề xuất để hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty
CP XNK Thủ Công Mỹ Nghệ Việt Nhật.
Kết cấu của đề tài gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Đặc điểm và tổ chức quản lý nguyên vật liệu tại Công ty
CP XNK Thủ Công Mỹ Nghệ Việt Nhật.
Chương 2: Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty CP XNK
Thủ Công Mỹ Nghệ Việt Nhật.
Chương 3: Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty CP XNK
Thủ Công Mỹ Nghệ Việt Nhật.
Mặc dù đã rất cố gắng tìm hiểu và nhận được sự hướng dẫn tận tình của
cô giáo Đặng Thị Thúy Hằng cũng như các cô chú, anh chị trong Công ty
nhưng do còn nhiều hạn chế về mặt lý luận và kinh nghiệm thực tế nên bài
viết này không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý,
chỉ bảo của thầy cô giáo cùng các anh chị trong Phòng kế toán tài chính để bài
viết này được hoàn thiện hơn nữa.
2
HTSV: Nguyễn Thị Nhung MSSV: LT 113110

ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
CHƯƠNG 1:
ĐẶC ĐIỂM VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦ CÔNG MỸ NGHỆ
VIỆT NHẬT
1.1. Đặc điểm nguyên vật liệu tại công ty CP XNK Thủ Công Mỹ Nghệ
Việt Nhật.
Do đặc điểm sản xuất của Công ty CP XNK Thủ Công Mỹ Nghệ Việt
Nhật là sản xuất hàng gia công thủ công mỹ nghệ xuất khẩu và bán nội địa, do
vậy đặc điểm về nguyên vật liệu của Công ty cũng rất đa dạng. Nguyên vật
liệu của Công ty chủ yếu ở dạng: Tre, giang tính theo cây; Mây, nứa tính theo
mét; Guột, song tính theo cân. Từ đặc điểm nêu trên đòi hỏi ở công tác quản
lý bảo quản về mặt chất lượng, chủng loại, hoạch định kế hoạch tiêu dùng
phải hợp lý
1.1.1. Phân loại NVL tại Công ty
Từ những đặc điểm nêu trên ta thấy vật liệu ở Công ty có khối lượng
lớn, nhiều chủng loại, mẫu mã khác nhau. Cho nên Công ty cũng đã phân loại
NVL như sau:
 NVL chính: Là những thứ nguyên vật liệu mà sau khi được gia công
chế biến nó sẽ cấu thành nên thực thể vật chất chủ yếu của một sản phẩm như:
Cây tre, cây giang, nứa – 1 mét, cây song, cây mây, guột.
 NVL phụ: Là những vật liệu chỉ có tác dụng phụ trợ trong quá trình sản
xuất, được kết hợp với nguyên vật liệu chính để làm thay đổi hình dáng, màu
sắc như: Hồ keo, phẩm màu, sơn màu, sơn bóng.
 Vật liệu khác: Là tất cả các loại vật liệu còn lại mà không phải vật liệu
chính và vật liệu phụ dùng để bảo quản, đóng gói, phục vụ hoạt động của các
tư liệu lao động hay phục vụ lao động của công nhân như: Lưu huỳnh, băng
phiến, thuốc chống mọt, hạt chống ẩm, giấy chống ẩm, bao bì…
3
HTSV: Nguyễn Thị Nhung MSSV: LT 113110

ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
 Nhiên liệu: Dùng để cung cấp nhiệt lượng trong quá trình sản xuất,
kinh doanh như: Than, dầu, gas – bình gas
1.1.2. Danh mục NVL và mã hóa NVL tại Công ty.
Để thuận tiện cho việc cập nhật, xử lý và khai thác số liệu, Công ty CP
XNK Thủ Công Mỹ Nghệ Việt Nhật đã xây dựng một hệ thống mã hóa NVL
cho mỗi loại như sau:
4
HTSV: Nguyễn Thị Nhung MSSV: LT 113110
ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Bảng 1.1: Danh Mục – Mã hóa NVL tại Công ty.
Tên Nguyên vật liệu Mã hóa Đơn vị tính
1. Nguyên vật liệu chính
VLC
- Cây tre
VC-T01 Cây
- Cây giang
VC-G02 Cây
- Nứa – 1 mét
VC-N03 Mét
- Cây song
VC-S04 Kg
- Cây mây
VC-M05 Mét
- Cây guột
VC-GU06 Kg
2. Nguyên vật liệu phụ VLP
- Hồ keo
VP-001 Kg
- Phẩm màu

VP-002 Kg
- Sơn màu
VP-003 Lít
- Sơn bóng
VP-004 Lít
3. Vật liệu khác VLK
- Lưu huỳnh
VK-10 Kg
- Băng phiến, thuốc chống mọt, hạt
chống ẩm…
VK-11 Kg
4. Nhiên liệu NL
- Than
NL-T20 Kg
- Dầu
NL-D21 Lít
- Gas – bình gas
NL-G22 Bình
1.1.3. Đánh giá NVL tại Công ty.
5
HTSV: Nguyễn Thị Nhung MSSV: LT 113110
ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Do đặc điểm của ngành nghề thủ công mỹ nghệ là cần tỉ mỉ và nhiều
nguyên vật liệu cho một sản phẩm, nên nguyên vật liệu thường xuyên biến
động trong quá trình sản xuất kinh doanh và yêu cầu của công tác kế toán vật
liệu phải phán ánh kịp thời hàng ngày tình hình biến động và hiện có của
nguyên vật liệu, nên trong công tác kế toán cần thiết phải đánh giá nguyên vật
liệu.
1.1.3.1. Tính giá thực tế NVL nhập kho
Trị giá vốn thực tế nhập kho nguyên vật liệu gồm giá mua, các loại thuế

không được hoàn lại, chi phí vận chuyển, bốc dỡ, bảo quản trong quá trình
mua hàng và các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc mua vật liệu và
trừ đi các khoản chiết khấu thương mại giảm giá hàng mua nếu có.
Ví dụ: Theo hóa đơn GTGT số 006811 ngày 03/04/2012, Công ty mua
700 cây tre của Công ty TNHH Tiến Động với tổng giá bán chưa thuế là
25.200.000 đồng, chi phí vận chuyển bốc dỡ là 350.000 đồng.
Như vậy, giá thực tế nhập kho của số cây tre trên là:
25.200.000 + 350.000 = 25.550.000 đồng
1.1.3.2. Tính giá thực tế NVL xuất kho.
Trong chính sách kế toán chung của Công ty, Công ty sử dụng phương
pháp tính giá trị hàng tồn kho cuối kỳ theo phương pháp giá thực tế bình quân
gia quyền, nên đối với nguyên vật liệu khi xuất kho dùng cho sản xuất kế toán
cũng phải áp dụng theo phương pháp tính giá theo đơn giá bình quân gia
quyền.
Căn cứ vào giá thực tế của nguyên vật liệu tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ,
kế toán xác định được giá bình quân của một đơn vị NVL. Căn cứ vào lượng
NVL xuất trong kỳ và giá đơn vị bình quân để xác định giá thực tế xuất trong
kỳ.
6
HTSV: Nguyễn Thị Nhung MSSV: LT 113110
ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Đơn giá thực tế
bình quân
=
Giá thực tế tồn đầu kỳ + giá thực tế nhập trong kỳ
Số lượng tồn đầu kỳ + số lượng nhập trong kỳ
Giá thực tế
của NVL xuất
kho
= Đơn giá bình quân ×

Số lượng từng loại vật liệu
xuất dùng trong kỳ
Ví dụ: Trong tháng 4 năm 2012 tình hình nhập xuất tồn của vật liệu Tre
tại Công ty CP XNK Thủ Công Mỹ Nghệ Việt Nhật như sau:
- Tồn kho đầu kỳ: 162 cây, đơn giá: 35.500 đồng/cây
- Tổng số lượng nhập trong kỳ: 1400 cây, tổng giá thực tế: 50.400.000
đồng. Tổng chi phí vận chuyển : 950.000 đồng
- Tổng số lượng xuất kho trong kỳ: 1050 cây.
Như vậy:
Giá bình quân của 1
cây Tre xuất kho
=
(162 × 35.500) + 50.400.000 + 950.000
162 + 1400
=
= 36556 đồng/cây
Giá thực tế xuất kho của vật liệu Tre : 1050 × 36556 = 38.383.800 đồng.
1.2. Đặc điểm luân chuyển nguyên vật liệu của Công ty CP XNK Thủ
Công Mỹ Nghệ Việt Nhật.
1.2.1. Phương thức hình thành NVL tại Công ty
1.2.1.1. Quá trình thu mua NVL
Để có được nguyên vật liệu đáp ứng kịp thời cho quá trình sản xuất
kinh doanh thì nguồn chủ yếu là trong quá trình thu mua nên ở khâu này đòi
hỏi phải quản lý chặt chẽ cả về số lượng, chất lượng, quy cách, chủng loại, giá
mua, chi phí thu mua và cả tiến độ thu mua về thời gian phù hợp với kế hoạch
sản xuất kinh doanh của Công ty.
7
HTSV: Nguyễn Thị Nhung MSSV: LT 113110
ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Căn cứ vào định mức tiêu hao NVL cho từng loại sản phẩm, số lượng

sản phẩm sản xuất, tình hình dự trữ nguyên vật liệu thực tế bộ phận tiếp nhận
và thu mua NVL của Công ty tiến hành ký kết các hợp đồng kinh tế hoặc đi
mua theo kế hoạch lập ra. Hợp đồng đã ký kết được gửi một bản cho Phòng
kỹ thuật và bên cung cấp sẽ viết hóa đơn GTGT giao một liên cho Công ty.
Khi NVL về đến Công ty, trước khi nhập kho thủ kho báo cho Ban
kiểm nghiệm (gồm cán bộ kỹ thuật Phòng KCS, Phòng kinh doanh, kế toán
vật tư và thủ kho) để kiểm tra chất lượng, chủng loại, mẫu mã, quy cách, số
lượng nguyên vật liệu mua về trên cơ sở hợp đồng kinh tế và hóa đơn GTGT
nhận được, sau đó lập Biên bản kiểm nghiệm.
Sau khi NVL đã đảm bảo mọi yêu cầu, căn cứ vào hợp đồng kinh tế,
hóa đơn GTGT, biên bản kiểm nghiệm, Bộ phận kỹ thuật sẽ lập phiếu nhập
kho (3 liên). Người giao hàng mang phiếu đến kho để nhập vật tư, nhập kho
xong thủ kho giữ 1 liên để ghi vào thẻ kho, 1 liên lưu tại Phòng kỹ thuật -
KCS, liên còn lại kèm theo hóa đơn GTGT chuyển cho Phòng kế toán để ghi
sổ kế toán.
Trường hợp Ban kiểm nghiệm phát hiện số NVL mua về không đúng
yêu cầu đã thỏa thuận trong hợp đồng kinh tế thì tiến hành lập biên bản và ghi
vào biên bản kiểm nghiệm. Số vật liệu không đúng quy cách, mẫu mã, chủng
loại, số lượng thủ kho sẽ không cho nhập kho và chờ ý kiến của lãnh đạo
Công ty giải quyết.
1.2.1.2. Quá trình gia công và chế biến NVL
Để sản xuất sản phẩm, công việc đầu tiên của người công nhân sau khi
nguyên vật liệu nhập kho là gia công và chế biến NVL.
Sau khi Phòng kỹ thuật tính và lập phiếu định mức tiêu hao cho một
loại sản phẩm sẽ chuyển cho thủ kho. Thủ kho theo các chỉ tiêu định mức tiêu
hao và xuất nguyên vật liệu cho Bộ phận sản xuất. Nguyên vật liệu được cho
8
HTSV: Nguyễn Thị Nhung MSSV: LT 113110
ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
vào bể ngâm hóa chất chống mối mọt, đối với nguyên liệu là tre thì thời gian

ngâm trong vòng 10 ngày, nguyên liệu khác được ngâm trong 6 ngày để cho
nguyên liệu ngấm đều hóa chất.
Đối với nguyên liệu tre, giang, nứa được chế biến khác so với nguyên
liệu là song, mây, guột. Nguyên liệu tre, giang, nứa sau khi vớt ra, công nhân
tiến hành cạo vỏ, nghiến mấu, dùng giấy giáp đánh bong, phơi khô, sau đó
đưa số vật liệu này vào lò hun lưu huỳnh để vật liệu không bị thâm và chống
mốc. Khi công việc hun đã xong, đưa vật liệu ra khỏi lò, công nhân chọn vật
liệu để cắt, chẻ ra theo tùy kích cỡ và yêu cầu của từng mặt hàng khác nhau
sao cho phù hợp với sản phẩm khi đan hàng.
Đối với nguyên liệu là mây, song và guột thì quá trình chế biến đơn
giản hơn so với nguyên liệu là tre, giang, nứa. Khi mây, song, guột đã ngâm
qua hóa chất chống mối mọt, số vật liệu này được công nhân tiến hành cạo
vỏ, phơi khô và đưa vào lò hun lưu huỳnh. Sau khi hun xong, vật liệu được
đưa vào máy chẻ hoặc máy cắt tùy theo yêu cầu của từng loại mặt hàng.
1.2.2. Phương thức sử dụng NVL tại Công ty
Hàng tháng căn cứ vào kế hoạch sản xuất của Công ty và tiến độ sản
xuất của Bộ phận sản xuất, phó Giám đốc cấp lệnh sản xuất cho Bộ phận sản
xuất. Căn cứ vào lệnh sản xuất và định mức tiêu hao vật tư được xây dựng
cho từng loại sản phẩm do Phòng kỹ thuật cung cấp, Ban Giám đốc lập phiếu
đề xuất vật tư, liệt kê các loại nguyên liệu cần dùng và gửi tới phòng kế toán.
Kế toán vật tư căn cứ vào phiếu đề xuất vật tư và đối chiếu tình hình
tồn kho nguyên vật liệu, nếu nguyên vật liệu trong kho đáp ứng được yêu cầu
về số lượng, quy cách, chủng loại được đề xuất thì kế toán sẽ lập phiếu xuất
kho (gồm 3 liên). Trong trường hợp nếu nguyên vật liệu trong kho hết hoặc
không đủ để đáp ứng, kế toán sẽ báo lại với Ban Giám đốc để cử cán bộ tiếp
liệu đi mua thêm nguyên vật liệu.
9
HTSV: Nguyễn Thị Nhung MSSV: LT 113110
ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Thủ kho căn cứ vào lệnh sản xuất và phiếu đề xuất vật tư tiến hành xuất

nguyên vật liệu và có sự giám sát của kế toán vật tư. Thủ kho ghi số lượng
thực xuất vào phiếu xuất kho, đồng thời ghi vào thẻ kho. Phiếu xuất kho được
lưu 1 liên tại kho, 1 liên lưu tại Phòng kế toán để kế toán vật tư vào sổ kế
toán, liên còn lại được lưu tại Phân xưởng sản xuất để chứng thực và đối
chiếu khi nguyên vật liệu được đưa từ kho xuống.
1.2.3. Hệ thống kho chứa NVL tại Công ty
Do tính chất nguyên vật liệu của Công ty là từ thiên nhiên, đa dạng,
cồng kềnh và rất dễ bị hỏng, nguyên vật liệu lại được luân chuyển thường
xuyên để tham gia vào quá trình sản xuất. Hiểu được tầm quan trọng của
nguyên vật liệu nên Công ty đã xây dựng một hệ thống kho chứa để đảm bảo
được việc bảo quản, lưu trữ và vận chuyển nguyên vật liệu toàn Công ty theo
3 kho riêng biệt. Trong đó có 2 kho chứa nguyên vật liệu chính để phục vụ
cho sản xuất sản phẩm gồm:
- Kho nguyên vật liệu chính 1: chứa nguyên vật liệu chính có kích
thước dài, cồng kềnh, khó vận chuyển như: Cây tre, giang, nứa.
- Kho nguyên vật liệu chính 2: chứa nguyên vật liệu chính gồm cây
mây, song, guột.
Kho còn lại là kho nguyên vật liệu phụ và vật liệu khác: Kho này
chứa nguyên vật liệu phụ và vật liệu khác như: keo, phẩm màu, sơn, lưu
huỳnh .v.v.
Khi nhập kho thủ kho sẽ phân loại nguyên vật liệu và đưa vào từng kho
phù hợp để tránh nhầm lẫn và thuận tiện trong việc kiểm tra, kiểm kê nguyên
vật liệu tồn kho.
1.3. Tổ chức quản lý NVL của Công ty
Cùng với sự phát triển mạnh của sản xuất và công tác quản lý toàn
Công ty nói chung, công tác quản lý nguyên vật liệu nói riêng đã có nhiều sự
10
HTSV: Nguyễn Thị Nhung MSSV: LT 113110
ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
tiến bộ, kế hoạch sản xuất của Công ty phần lớn phụ thuộc vào khả năng tiêu

thụ sản phẩm. Người quản lý căn cứ vào kế hoạch sản xuất để xác định những
nhu cầu về nguyên vật liệu cung cấp và dự trữ trong kỳ kinh doanh. Đồng
thời, căn cứ vào kế hoạch tài chính và khả năng cung cấp nguồn vật liệu cho
Công ty để lập các phương án thu mua nguyên vật liệu.
1.3.1. Công tác thu mua
Để làm tốt công tác hạch toán nguyên vật liệu đòi hỏi Công ty phải
quản lý chặt chẽ ở mọi khâu từ thu mua, bảo quản tới khâu dự trữ và sử dụng.
Trong công tác thu mua nguyên vật liệu Công ty luôn đề ra những giải
pháp quản lý về khối lượng, quy cách, chủng loại, giá mua và chi phí thu
mua, thực hiện kế hoạch thu mua theo đúng tiến độ, thời gian phù hợp với kế
hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty. Trong khi đó Bộ phận kế toán của
Công ty luôn theo dõi trong việc lựa chọn nguồn vật tư, địa điểm giao hàng,
thời hạn cung cấp, phương tiện vận chuyển và đặc biệt luôn chú ý đến giá
mua, cước phí vận chuyển, bốc dỡ để có những dự toán biến động về cung
cầu, giá cả vật tư trên thị trường để trình lên Ban Giám đốc va Ban Giám đốc
sẽ có những biện pháp thích ứng. Đồng thời thông qua thanh toán kế toán vật
tư kiểm tra lại giá mua nguyên vật liệu, các chi phí vận chuyển và tình hình
thực hiện hợp đồng của người bán vật tư, người vận chuyển, để tìm ra nguồn
thu nguyên vật liệu với chất lượng tốt nhất và giá cả hợp lý nhất trên thị
trường, điều này góp phần giảm tối thiểu chi phí hạ thấp giá thành sản phẩm.
1.3.2. Công tác bảo quản và lưu trữ
Bên cạnh khâu thu mua thì việc bảo quản lưu trữ nguyên vật liệu có vai
trò không kém phần quan trọng nhằm đảm bảo chất lượng cho quá trình sản
xuất cung ứng. Do vậy công tác bảo quản và lưu trữ của Công ty được Công
ty bàn giao cho Thủ kho theo dõi, kiểm tra thường xuyên vật tư về số lượng,
chất lượng của vật tư để giảm bớt hao hụt, hư hỏng, mất mát đảm bảo an toàn
11
HTSV: Nguyễn Thị Nhung MSSV: LT 113110
ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
và giữ được chất lượng vật tư khi tham gia vào quá trình sản xuất. Do tính

chất nguyên vật liệu của Công ty rất dễ bị mối mọt và mốc nên khi nguyên vật
liệu nhập kho, Thủ kho phải tiến hành bảo quản luôn bằng cách dùng hóa chất
và lưu huỳnh. Trong trường hợp phát hiện ra vật tư bị hỏng, Thủ kho sẽ trình
lên Ban giám đốc và sẽ có phương án giải quyết.
Xuất phát từ đặc điểm nguyên vật liệu biến động thường xuyên nên
việc dự trữ nguyên vật liệu như thế nào để đáp ứng được nhu cầu sản xuất
kinh doanh hiện tại là yếu tố hết sức quan trọng. Mục đích của việc dự trữ là
đảm bảo cho nhu cầu sản xuất không bị gián đoạn trong quá trình sản xuất
làm chậm tiến độ và hao phí sức lao động. Chính vì tính cấp thiết đó nên Bộ
phận kỹ thuật của Công ty luôn phải xây dựng định mức dự trữ cần thiết với
mức tối đa và tối thiểu cho sản xuất, xây dựng định mức tiêu hao nguyên vật
liệu trong sử dụng cũng như định mức hao hụt hợp lý trong vận chuyển và
bảo quản.
1.3.3. Công tác xây dựng và thực hiện định mức tiêu dùng
Việc xây dựng định mức tiêu dùng nguyên vật liệu của Công ty là do
Phòng kỹ thuật đảm nhận và trực tiếp thực hiện. Phòng kỹ thuật xây dựng
định mức cụ thể chi tiết cho từng đối tượng nguyên vật liệu và được tiến hành
dựa vào các căn cứ kinh tế và kỹ thuật sau:
- Căn cứ vào thành phần và chủng loại sản phẩm
- Căn cứ vào việc thực hiện định mức ở các kỳ trước
- Căn cứ vào định mức của ngành
- Thảo nghiệm kinh nghiệm của các công nhân sản xuất tiên tiến
Dựa vào các căn cứ trên, Phòng kỹ thuật tiến hành xây dựng hệ thống
định mức tiêu dùng nguyên vật liệu cho phù hợp với thực tiễn sản xuất của
Công ty. Với nhiều chủng loại, đơn đặt hàng, mẫu mã sản phẩm khác nhau có
thể theo từng sản phẩm hoặc từng đơn đặt hàng Công ty đều có một hệ thống
12
HTSV: Nguyễn Thị Nhung MSSV: LT 113110
ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
định mức tiêu dùng nguyên vật liệu. Ví dụ ta có định mức tiêu dùng một số

nguyên vật liệu sử dụng cho một số sản phẩm như sau:
Biểu số 1.1. Định mức tiêu dùng Nguyên vật liệu
ĐỊNH MỨC TIÊU DÙNG NGUYÊN VẬT LIỆU
Người lập
(Ký, họ tên)
13
HTSV: Nguyễn Thị Nhung MSSV: LT 113110
Công ty CP XNK Thủ Công Mỹ
Nghệ Việt Nhật
ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Sau khi Phòng kỹ thuật xây dựng xong định mức tiêu dùng nguyên vật
liệu sẽ được trình lên Ban giám đốc xem xét và ký duyệt bảng định mức vật
tư dùng cho sản xuất để đảm bảo cho việc quản lý chặt chẽ nguyên vật liệu
của Công ty.
1.3.4. Công tác kiểm kê NVL
Để xác định tồn kho nguyên vật liệu và trách nhiệm trong công tác bảo
quản, dự trữ nguyên vật liệu của các cán bộ liên quan, Công ty CP XNK Thủ
Công Mỹ Nghệ Việt Nhật tiến hành kiểm kê nguyên vật liệu định kỳ hàng
tháng và cuối năm tài chính hàng năm. Việc kiểm kê được tiến hành nghiêm
túc, chặt chẽ và số liệu thực tế được đối chiếu với thẻ kho và sổ kế toán để
xác định chênh lệch và có phương án giải quyết.
Lần kiểm kê cuối kỳ chỉ kiểm tra về mặt số lượng để xác định số tồn
kho cuối kỳ thực tế. Khi kiểm kê Công ty lập ra Ban kiểm kê gồm 3 thành
viên tham gia, trong đó Kế toán trưởng trực tiếp điều hành trong kiểm kê. Sau
khi kiểm kê xong thì đưa ra kết quả kiểm kê và quyết định xử lý. Dưới đây là
mẫu Biên bản kiểm kê của kho nguyên vật liệu ngày 30/04/2012.
14
HTSV: Nguyễn Thị Nhung MSSV: LT 113110
ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Biểu số 1.2: Biên bản kiểm kê vật tư

15
HTSV: Nguyễn Thị Nhung MSSV: LT 113110
ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
16
HTSV: Nguyễn Thị Nhung MSSV: LT 113110
ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
1.3.5. Công tác dự phòng NVL giảm giá
Để hạn chế bớt những thiệt hại và để chủ động hơn về tài chính trong
các trường hợp xảy ra rủi ro do nguyên nhân khách quan là giảm giá vật tư,
Phòng kỹ thuật của Công ty tiến hành thực hiện chính sách dự phòng giảm giá
nguyên vật liệu.
Phòng kỹ thuật lập dự phòng giảm giá nguyên vật liệu vào thời điểm
cuối kỳ kế toán năm (01/01 – 31/12 năm dương lịch) nhằm đề phòng vật tư
giám giá so với giá gốc, giá cả không ổn định, tỷ giá hối đoái thất thường.
Việc lập dự phòng giảm giá nguyên vật liệu được lập theo các điều kiện: Số
dự phòng không vượt quá số lợi nhuận thực tế phát sinh của Công ty sau khi
đã hoàn nhập các khoản dự phòng đã trích từ năm trước, và có bằng chứng về
các vật liệu tồn kho tại thời điểm báo cáo tài chính có giá trị thị trường thấp
hơn giá ghi trên sổ kế toán. Trước khi lập dự phòng, Phòng kỹ thuật lập ra hội
đồng thẩm định mức độ giảm giá của vật liệu tồn kho. Căn cứ vào tình hình
giảm giá, số lượng tồn kho thực tế Công ty xác định mức dự phòng theo
phương thức sau:
Mức dự
phòng giảm
giá năm kế
hoạch
=
Vật liệu tồn
kho giảm giá
tại 31/12 năm

báo cáo
×
Giá hạch
toán trên số
kế toán
-
Giá thực tế
trên thị
trường tại
31/12
Giá thực tế vật liệu trên thị trường bị giảm giá tại thời điểm 31/12 là giá
có thể mua hoặc bán trên thị trường. Việc lập dự phòng được tiến hành riêng
cho từng loại vật liệu và tổng hợp vào bảng kê chi tiết khoản dự phòng.
17
HTSV: Nguyễn Thị Nhung MSSV: LT 113110
ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦ CÔNG MỸ NGHỆ
VIỆT NHẬT.
2.1. Chứng từ và trình tự luân chuyển chứng từ
Vật liệu trong doanh nghiệp thường có nhiều chủng loại khác nhau, nếu
thiếu một loại nào đó có thể gây ra việc ngừng sản xuất của Công ty, ảnh
hưởng đến quá trình kinh doanh. Chính vì vậy hạch toán nguyên vật liệu phải
đảm bảo theo dõi được tình hình biến động của từng loại nguyên vật liệu.
Nguyên vật liệu là một trong những đối tượng kế toán, là tài sản cần phải
được tổ chức, hạch toán chi tiết không chỉ về mặt giá trị mà cả về hiện vật,
không chỉ ở kho mà phải chi tiết theo từng loại, nhóm, thứ… khác nhau và
phải được tiến hành đồng thời ở cả kho và Phòng kế toán trên cùng cơ sở các
chứng từ nhập xuất kho. Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu được hiểu là việc
các Doanh nghiệp tổ chức hệ thống chứng từ, mở các sổ kế toán chi tiết và lựa

chọn, vận dụng các phương pháp kế toán chi tiết vật liệu cho phù hợp nhằm
tăng cường công tác quản lý tài sản nói chung , quản lý nguyên vật liệu nói
riêng.
Để có thể tổ chức thực hiện được toàn bộ công tác quản lý nguyên vật
liệu nói chung và thực hiện được công tác kế toán nguyên vật liệu nói riêng
thì trước hết phải bằng phương pháp chứng từ kế toán để phản ánh tất cả các
nghiệp vụ liên quan đến nhập – xuất nguyên vật liệu. Chứng từ kế toán là cơ
sở pháp lý để ghi sổ kế toán.
2.1.1. Chứng từ sử dụng.
Hiện nay theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC của Bộ Tài Chính ban
hành, kế toán nguyên vật liệu của Công ty sử dụng các chứng từ sau:
18
HTSV: Nguyễn Thị Nhung MSSV: LT 113110
ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Hóa đơn GTGT (Mẫu số 01GTKT-3LL): Do bên cung cấp vật tư cung
cấp hóa đơn. Là cơ sở để chứng minh cho các hoạt động mua bán vật tư xảy
ra, là cơ sở để ghi sổ kế toán và thông tin kinh tế về các hoạt động mua bán
vật tư đó. Giúp cho kế toán quản lý được quá trình mua bán nguyên vật liệu,
giúp cho việc phân loại chứng từ, tổng hợp số liệu một cách thuận lợi.
- Phiếu nhập kho (Mẫu số 01-VT): Nhằm xác nhận số lượng, chất lượng,
giá cả của vật tư mua vào nhập kho làm căn cứ ghi Thẻ kho, thanh toán tiền
hàng, xác định trách nhiệm với người có liên quan và ghi sổ kế toán
- Phiếu xuất kho (Mẫu số 02-VT): Theo dõi chặt chẽ số lượng vật tư xuất
kho cho các bộ phận sử dụng trong doanh nghiệp, làm căn cứ để hạch toán chi
phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm, dịch vụ và kiểm tra việc sử dụng, thực
hiện định mức tiêu hao vật tư.
- Biên bản kiểm nghiệm vật tư (Mẫu số 03-VT): Xác định số lượng quy
cách, chất lượng vật tư trước khi tiến hành nhập kho, làm căn cứ để qui trách
nhiệm trong thanh toán và bảo quản.
- Biên bản kiểm kê vật tư (Mẫu số 05-VT): Nhằm xác định số lượng,

chất lượng và giá trị vật tư có ở trong kho tại thời điểm kiểm kê làm căn cứ
xác định trách nhiệm trong việc bảo quản, xử lý vật tư thừa thiếu và ghi sổ kế
toán.
- Bảng kê mua hàng (Mẫu số 06-VT): Là chứng từ kê khai mua vật tư,
hàng hóa lặt vặt trên thị trường tự do trong trường hợp người bán thuộc diện
không phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo quy định làm
căn cứ lập phiếu nhập kho, thanh toán và hạch toán chi phí vật tư lập trong
bảng kê khai này không được khấu trừ thuế GTGT.
- Bảng phân bổ NVL (Mẫu số 07-VT): Dùng để phản ánh tổng giá trị
nguyên vật liệu xuất kho trong tháng và phân bổ giá trị nguyên vật liệu xuất
dùng cho các đối tượng sử dụng hàng tháng.
19
HTSV: Nguyễn Thị Nhung MSSV: LT 113110

×