Tải bản đầy đủ (.pptx) (26 trang)

Công tác sản xuất, lắp dựng và tháo dỡ ván khuôn (kim loại, nhựa ,gỗ ,các vật liệu khác ) và các lỗi thường gặp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (608.94 KB, 26 trang )

Click to edit Master title style
CÔNG TÁC SẢN XUẤT, LẮP DỰNG VÀ THÁO DỠ
VÁN KHUÔN
(KIM LOẠI ,NHỰA ,GỖ ,CÁC VẬT LIỆU KHÁC )
VÀ CÁC LỖI THƯỜNG GẶP.
Nhóm 1
NỘI DUNG BÁO CÁO

I:Giới thiệu về ván khuôn

II :Phân loại ván khuôn

III:Công tác sản xuất ván khuôn.

IV:Công tác lắp dựng ván khuôn

V:Công tác tháo dỡ ván khuôn.

VI:Những lỗi thường gặp.

VII:Tài liệu tham khảo.
I:Giới thiệu về ván khuôn

Ván khuôn là thiết bị thi công xây dựng, dùng để chế
tạo nên kết cấu bê tông và bê tông cốt thép.

Ván khuôn: có chức năng làm khuôn đúc định hình
cho bê tông khi bê tông còn chưa đông kết, đảm bảo
các kích thước thiết kể của các cấu kiện

Hệ ván khuôn hay còn gọi là Khuôn đúc bê tông ,còn


được người Việt gọi là Cốp pha do bắt nguồn
từ tiếng Pháp là Coffrage.
Những hình ảnh về ván khuôn

Gỗ

Nhựa

Kim loại.

Vật liệu khác
THEO VL
SỬ DỤNG

Ván khuôn dầm

Ván khuôn sàn

Ván khuôn tường

Ván khuôn cột
THEO LOẠI
KẾT CẤU

Ván khuôn cố định.

Ván khuôn di động.

Ván khuôn định hình.


Ván khuôn ốp mặt .
THEO PP
SỬ DỤNG
II:Phân loại ván khuôn
III:Công tác sản xuất ván khuôn

Ván khuôn gỗ :
-dễ dàng để sản xuất
-có tuổi thọ tương đối ngắn.
-là loại ván khuôn linh hoạt nhất

Ván khuôn kim loại :
-ván khuôn được chế tạo sẵn
-với một khung kim loại (thường là thép hoặc nhôm)
-có tốc độ xây dựng nhanh

Ván khuôn nhựa :
-ván khuôn nhựa tái sử dụng được.
-Các tấm có trọng lượng nhẹ và rất khỏe.

Ván khuôn bằng vật liệu khác :
-
Bằng bê tông ,hoặc bê tông cốt thép : dùng chính 2 tấm bê
tông cốt thép đã đúc và khoảng hở giữa chúng làm khuôn
đúc.
-
Bằng đất : áp dụng trong thi công cọc khoan nhồi.
-
Bằng tre : bằng công nghệ ép ngang và ép nghiêng ,nhiều
doanh nghiệp cuả Việt Nam như công ty CP XD & CN

Vĩnh Tường,…đã cho ra thị trường
Công tác lắp dựng ván khuôn.

Ván khuôn gỗ : khi lắp dựng phải thỏa mãn tiêu chuẩn gỗ
hiện hành.TCVN 1075-1971.

Ván lát sàn công tác phải có chiều dày tối thiểu là 3cm,
không mục mọt, nứt gãy, các tấm phải khít và bằng phẳng,
khe hở giữa các tấm ván không được lớn hơn 1cm .

Đối với công tác lắp dựng ván khuôn bằng gỗ ,tùy theo
cấu kiện cần đỗ bê tông như: dầm ,sàn ,cột,móng mà cách
gia công ván khuôn có thể khác nhau.

Yêu cầu kỹ thuật của ván khuôn (cốp pha ):
-Cốp pha và đà giáo được thiết kế và thi công phải đảm
bảo độ cứng, ổn định, dễ tháo lắp, không gây khó khăn
cho việc đặt cốt thép, đổ và đầm bê tông
-Cốp pha phải được ghép kín, khít để không làm mất
nước xi măng khi đổ và đầm bê tông, đồng thời bảo vệ
được bê tông mới đổ dưới tác động của thời tiết
- Cốp pha dầm, sàn được ghép trước lắp đặt cốt thép,
cốp pha cột được ghép sau khi lắp đặt cốt thép.

Lắp đặt ván khuôn móng cột.
- Ván khuôn đài cọc và dầm móng được lắp sau khi đã lắp
dựng cốt thép
- Căng dây theo trục tim cột theo 2 phương để làm chuẩn .
- Ghép vàn khuôn theo đúng kích thước của từng móng cụ
thể .

- Xác định trung điểm của từng cạnh ván khuôn, qua các vị
trí đó đóng các nẹp gỗ vuông góc với nhau để gia cường.
- Cố định ván khuôn bằng các thanh chống cọc cừ .

Ván khuôn cột.
- Trước tiên phải tiến hành đổ mầm cột cao 50mm để tạo
dưỡng dựng ván khuôn. Lưu ý đặt sẵn các thép chờ trên sàn
để tạo chỗ neo cho cốp pha cột.
- Gia công thành từng mảng có kích thước bằng kích thước
của 1 mặt cột.
- Ghép các mảng theo kích thước cụ thể của từng cột.
- Dùng gông (bằng thép hoặc gỗ cố định ), khoảng cách các
gông khoảng 50 cm .
- Chú ý : phải để cửa sổ để đổ bê tông, chân cột có chừa lỗ
để vệ sinh trước khi đổ bê tông.

Cách lắp ghép :
-Vạch mặt cắt cột lên chân sàn, nền .
- Ghim khung cố định chân cột bằng các đệm gỗ đặt sẵn
trong lòng khối móng để làm cữ .
- Dựng lần lượt các mảng phía trong rồi đến các mảng phía
ngoài rồi đóng đinh liên kết 4 mảng với nhau , lắp gông và
nêm chặt.
- Dùng dây dọi kiểm tra lại độ thẳng đứng của cột.
- Cố định ván khuôn cột bằng các neo hoặc cây chống
Ván khuôn dầm

Gồm 2 ván khuôn thành và 1 ván khuôn đáy. Cách lắp dựng như sau :
- Xác định tim dầm .

- Rải ván lót để đặt chân cột .
- Đặt cây chống chữ T , đặt 2 cây chống sát cột, cố định 2 cột chống, đặt thêm
một số cột dọc theo tim dầm .
- Rải ván đáy dầm trên xà đỡ cột chống T , cố định 2 đầu bằng
các giằng .
- Đặt các tấm ván khuôn thành dầm, đóng đinh liên kết với đáy dầm, cố định
mép trên bằng các gông , cây chống xiên , bu lông .
- Kiểm tra tim dầm , chỉnh cao độ đáy dầm cho đúng thiết kế
Ván khuôn sàn .

- Dùng ván khuôn thép đặt trên hệ dàn giáo chữ A chịu lực
bằng thép và hệ xà gồ bằng gỗ, dùng tối đa diện tích ván
khuôn thép định hình, với các diện tích còn lại thì dùng
kết hợp ván khuôn gỗ.

- Theo chu vi sàn có ván diềm ván diềm được liên kết
đinh con đỉa vào thành ván khuôn dầm và dầm đỡ ván
khuôn dầm.

Chú ý: Sau khi tiến hành xong công tác ván khuôn thì
phải kiểm tra , nghiệm thu ván khuôn theo nội dung sau.

Kiểm tra hình dáng kích thước theo Bảng 2-TCVN 4453 :
1995

- Kiểm tra độ cứng vững của hệ đỡ, hệ chống.

- Độ phẳng của mặt phải ván khuôn (bề mặt tiếp xúc với
mặt bê tông).


- Kiểm tra kẽ hở giữa các tấm ghép với nhau.

- Kiểm tra chi tiết chôn ngầm.

- Kiểm tra tim cốt , kích thước kết cấu.

- Khoảng cách ván khuôn với cốt thép.

- Kiểm tra lớp chống dính, kiểm tra vệ sinh cốp pha.
Ván khuôn kim loại

Đối với các kết cấu công xon có độ vươn lớn những kết
cấu vòm thường phải đổ bê tông trên các độ cao lớn cần
phải sử dụng ván khuôn kim loại mới đảm bảo được yêu
cầu kỹ thuật đề ra.

Ván khuôn kim loại được chế tạo sẵn và được lắp ráp
theo trình tự .Mời các bạn xem clip.
Công tác tháo dỡ ván khuôn.

chỉ được tiến hành sau một thời gian dưỡng hộ bê
tông, đảm bảo cường độ đủ chịu được tải trọng do
bản thân và các tải trọng tĩnh gây ra

Khi tháo dỡ đà giáo, ván khuôn các kết cấu bê tông cốt
thép phức tạp như dầm, vòm khẩu độ trên 6m , phải
tuân theo một trình tự nghiêm ngặt như bộ phận nào
tháo trước, bộ phận nào tháo sau, phải tháo đối xứng,
tháo dần dần, nhẹ tay bằng cách hạ các con nêm làm

nhiều lần.

Không được tổ chức tháo dỡ ván khuôn ở nhiều tầng
khác nhau trên cùng một đường thẳng đứng.

Đối với các ván khuôn không chịu lực (ván khuôn thành, cột,
tường ) được tháo dỡ khi bê tông đã đạt được cường độ tối
thiểu là 50 dN/cm2.

Đối với ván khuôn, đà giáo chịu lực của kết cấu (ván khuôn
đáy dầm, sàn ) nếu không có chỉ dẫn của thiết kế thì được
tháo dỡ theo qui định.

Các kết cấu ô văng, console, sê nô chỉ được tháo dỡ cột
chống và ván khuôn đáy khi cường độ bê tông đã đạt đủ
mác thiết kế và đã có đối trọng chống lật.

+ Tháo dỡ ván khuôn đà giáo ở các tấm sàn ở các nhà nhiều
tầng được thực hiện như sau: Giữ lại toàn bộ đà giáo và cột
chống ở tấm sàn nằm kề dưới tấm sàn sắp đổ bê tông.
VI:Các lỗi thường gặp.

Trong công tác sản xuất :
-
đối với ván khuôn gỗ : lưỡi cưa xẻ gỗ có thể rạn rứt và
văng ra nguy hiểm .
-
không chú ý chàng, đục, đinh bỏ không gọn gàng, để
lẫn với vỏ bào, rác bẩn ở lối đi lại.
-

Công nhân không mặc quần áo bảo hộ lao động gọn
gàng, khôngđeo kính và khẩu trang chống bụi.

Trong lắp dựng ván khuôn :
-một bộ phận hay toàn bộ ván khuôn bị đổ gẫy, ván
khuôn hay dụng cụ rơi từ trên cao xuống ,nguyên nhân
có thể :
+do san phẳng và đầm chặt đất nền để chống lún và
bảo đảm thoát nước không tốt.
+do cột hoặc khung giàn giáo không thẳng đứng,
giằng giữ không theo yêu cầu của thiết kế.
+ do chân cột không có ván chống lún, chống trượt,
kê chân cột bằng gạch đá hay mẫu gỗ vụn không đủ khả
năng chống lún.

Trong công tác tháo dỡ ván khuôn :
-khi đang tháo dỡ ván khuôn ,người không có phận sự
đi lại ở phía dưới
-
các tấm ván khuôn dỡ ra không được chuyển ngay
xuống đất, được xếp đống trên giàn giáo, có thể trượt
rơi xuống hoặc làm gẫy giàn giáo vì nặng.
-
Lao ván khuôn từ trên cao xuống dù dưới đất không
có người cũng rất nguy hiểm.
HÃY CẨN THẬN
VII :Tài liệu tham khảo.

/>id=275


.

TCVN 4453 -1995.

×