Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Hướng dẫn xử lý công tác tạm tính trên PM dự toán GXD

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1014.2 KB, 15 trang )

1
Hướng dẫn xử lý công tác tạm tính trên PM Dự toán GXD
. 1Đặt vấn đề
Khi lập dự toán các bạn sẽ thường gặp phải các công tác không có trong các tập định
mức đã ban hành, công bố. Nên bạn sẽ không tìm được các mã hiệu định mức, đơn giá
phù hợp để áp cho công việc. Với những công tác như vậy bạn phải biết vận dụng một
đơn giá nào đó tương tự hoặc tạm tính một đơn giá.
Chúng ta sẽ tìm hiểu các phương án xử lý các đơn giá tạm tính trên Dự toán GXD
một cách đơn giản, nhẹ nhàng nhất.
. 2Cách làm công việc tạm tính và các mẫu TT trong Dự toán GXD
Khi cần làm công tác tạm tính, ở cột mã hiệuđơn giá bạn gõ một trong các từ
khóa“tạm tính” hoặc“tam tinh” hoặc“TT” hoặc tôi gõ“tamtinh”như sau:
Sau khi nhập tamtinh và ấn Enter phần mềm sẽ hiện ra hộp thoại như sau:
Phần mềm có các mẫu công tác tạm tính được đặt sẵn trong cơ sở dữ liệu để gợi ý
cho các bạn để chọn mã tạm tính phù hợp với nội dung công tác bạn cần làm. Các bạn để
2
ý sẽ thấy tương ứng với mỗi cột Vật liệu, Vật liệu phụ, nhân công, máy ở trên là mỗi
dòng mã TT. Tại các ô giao đó để trống hoặc có giá trị 1 hoặc 9.
- Với mãhiệu TT: các bạn thấy để trống hết. Mã hiệu này áp dụng với những đơn giá
tạm tính bạn chỉ cần hiển thị ra một giá chung chung không cần tính chi tiết vật liệu nhân
công máy.
- Với các mã Từ TT1 đến TT9: bạn thấy số 1, 9 hoặc đểtrống. Điều này có ý nghĩa
như sau:
+ Như mã TT1, có số 1 ở cột vật liệu và các cột khác trống như vậy công tác phân
tích ra chỉ có vật liệu
+ Mã TT2 có số 1 ở cột VL, NC nên khi chọn mẫu tạm tính này, công tác phân tích
ra đơn giá sẽ bao gồm vật liệu và nhân công.
+ Mã TT8 các bạn thấy có số 9 ở cột vật liệu và cột máy nghĩa là mã tạm tính đó có
vật liệu khác, máy khác.
+ Tương tự như vậy cho các mẫu tạm tính khác với các thành phần VL, NC, M thay
đổi tương ứng.


Sau khi bạn nhớ và làm quen tay rồi thì khi tra mã hiệu chỉ cần gõ luôn TT1 là ra
mẫu công tác tạm tính 1, TT2 là ra luôn mẫu công tác tạm tính 2… TT9 để ra công tác
tạm tính 9, không cần tra từ khóatạm tính nữa.
. 3Ví dụ minh họa
Trong video tôilàm với3 mã tạm tínhvới trường hợp tổng quát trong dự toán có đủ
các mã TT, TT1 chỉ có vật liệu, TT8 có đủ vật liệu, vật liệu khác, nhân công, máy và máy
khác.Chọn thêm mã AI.52251 để phân tích đơn giá cùng các mã tạm tính,các bạn sẽ hiểu
tại sao chọn thêm mã này ở phần sau.
1.Trong dự toán của tôi cócông tácSản xuất, lắp dựng khung cầu thang, do chưa
có định mức được công bố, tôi phải dùng mã tạm tính, ở đây tôi dùng mẫu có mã TT. Sau
khi tra mã TT,sửa đơn vị là m, nhập khối lượng giả định là 3. Tôi giả định là có đơn vị
báo giá trọn gói là 600.000 đồng/m. Tôi nhập luôn 600.000 vào cột đơn giá vật liệu.
2. Công trình của tôi cũng có công tácSản xuất, lắp dựng cửa chớp khung nhôm,
công tác này cũng chưa có định mức được công bố, tôi dùng mẫu tạm tính với mã hiệu
TT1, đơn vị là m2, khối lượng 1m2. Các bạn sẽ thấy, công tác này có đơn giá là 1 đồng
vì đã được để mặc định để cho người lập biết công tác mã hiệu TT1 chỉ có vật liệu. Tạm
thời cứ để đơn giá đó và ta sẽ xử lý ở bước sau.
3.Tiếp theo với công tác tạm tínhSản xuất, lắp dựng cổng, thép tấm 8ly tôi dùng
mã hiệu TT8 là, đơn vị là cửa, khối lượng 2 cửa. Công tác này có đơn giá VL là 9 nghĩa
là khi phân tích sẽ có vật liệu chính và vật liệu khác, đơn giá nhân công là 1 sẽ có nhân
công, đơn giá máy là 9 sẽ có máy chính và máy khác.
Còn công tác AI.52251 tôi tạm cho khối lượng là 1.
3
Sau khi tra xong mã cho các công tác trong bản dự toán,ta chạy lệnh Phân tích đơn
giá chi tiết để chiết tính đơn giá.
.3.1. Mã dùng mẫu TT
Các bạn thấy với mã TT thì phần mềm không phân tích ra vật liệu, nhân công máy
nữa mà ra luôn giá 600.000đ là số liệu ta nhập từ sheet Du toan XD và tính các chi phí
theo định mức tỷ lệ (chi phí “đuôi”).
Trường hợp bạn dùng mẫu TT thì chỉ đơn giản, như vậy là xong công tác tạm tính và

không quan tâm đến Tổng hợp và chênh lệch vật tư nữa. Nhưng cách này khi giải trình sẽ
hơi khó khăn một chút, vì người thẩm tra sẽ không biết các bạn dựa vào đâu đưa ra các
con số đó.
Bạn cần phải kẹp theo báo giá 600.000đ của đơn vị cung cấp vào cuối quyển dự toán.
Đôi khi bạn sẽ phải lý giải rằng 600.000đ đó chưa bao gồm các chi phí đuôi (chi phí theo
định mức tỷ lệ). Bởi sau này khi tính vào bảng tổng hợp chi phí hoặc đưa sang đơn giá
chi tiết để đưa sang giá dự thầu thì sẽ có các chi phí “đuôi” tính thành chi phí hay đơn giá
đầy đủ. Ví dụ, hình dưới đây 600.000đ/m báo giá đưa vào phần mềm tính thêm “đuôi” sẽ
trở thành 767.699đ/m đơn giá đầy đủ.
4
.3.2. Mã dùng mẫu TT1
Mã TT1 được tự động đánh mã vật tư VLTT1.Các bạn thấy ở phần tên vật tư tại ô
F22 trong hình dưới có chú thích rõ ràng, ở cột MSVT ô E22 bạn có thể nhập từ khóa là
“cửa” để tìm kiếm xem có thấy vật tư nào phù hợp không. Không tìm thấy. Như vậy là
chưa có vật tư phù hợp trong Từ điển vật tư. Sau này nếu làm nhiều, bạn nên đưa loại vật
tư bạn thường dùng vào Từ điển vật tư để khi cần thì tra cho nhanh.
5
Bạn có thể tự gõ 1 mã số vật tư cho vật liệu cửa này, mã vật tư bắt đầu bằng chữ V,
tôi chọn mã Vcuatg cho dễ nhớ, sửa lại tên vật tư là Cửa chớp khung nhôm, sửa tên đơn
vị, nhập khối lượng hao phí định mức theo kinh nghiệm của mình hoặc bạn tham khảo
những người có kinh nghiệm về việc này.Giả sử ở đây tôi nhập là 1,05m.
6
- Các bạn Unhide cột L ra sẽ thấy cột hao phí đã tính đúng, còn giá vật tư tatạm thời
chưa cần quan tâm, giá này sẽnhập trong sheet Tổng hợp và chênh lệch vật tư và được tự
động link vào sau.
7
- Sau đó các bạn sang sheet Dự toán XD và thao tác click chuột phải vào ô bất kỳ của
dòng công tác TT1, chọn lệnhKết nối đơn giá với dự toán.
Bạn đặc biệt chú ý chỗ này nếu tùy chọndùngđơn giá địa phương để lập dự toán và
bù chênh lệch trực tiếp hoặc dùng đơn giá địa phương và dùng hệ số điều chỉnh thì khi

dùng lệnh này tứclà riêng với các công tác tạm tính này bạn đang lập theo đơn giá
công trình. Nếu không để ý các bạn dễ mắc phải sai sót là tính trùng chi phí của các công
tác đó.Ở bước sau ta sẽ hiểu rõ vấn đề này.
Trong công tác TT1 chỉ có loại vật tư như Vcuatg không có trong dữ liệu giá vật tư
của đơn giá địa phương nên khi tổng hợp ra bảng TH&CL sẽ không có giá gốc, lúc này
các bạn chỉ cần nhập giá gốc và giá thông báo bằng nhau để không còn phần chênh lệch
cộng dồn vào giá trị Tổng hợp chênh lệch. Ở bước sau ta cũng sẽ hiểu rõ vấn đề này.
8
.3.3. Với mã dùng mẫu TT8
Với mã TT8, sau khi phân tích đơn giá chi tiết ta có mẫu như sau:
9
Giả sử từ thực tế, từkinh nghiệm thực hiện công trình tương tự các bạn biết để làm được
1 cái cổng cần 65,6 kg thép tấm 8ly, 8kg sắt hộp 14x14, 0,9 kg que hàn và khoảng 1% vật
liệu khác.
Ở cột MSVT, bạn đi tra tìm vật tư giống như tra mã đơn giá vậy.
+ Ta đi tìm thép tấm, bạn thấy có rất nhiều loại thép tấm và để ý chúng bằng giá
nhau, ta chọn được mã thép tấm V10821, đơn vị kg là phù hợp rồi, ta sửa tên làThép tấm
8lyvà nhập giá trị 65,6 vào
+ Các bạn chú ý cột Hao phí và Hao phí khác được Unhide ra. Bạn thấy cột hao
phí là 50184 kg.Làm 2 cổng mà hết 50184 kg? Hơi vô lý phải không? Các bạn click
chuột vào và bấm F2 các bạn sẽ thấy công thức. (chỗ này có thể mỗi máy công thức sẽ
bắt link những ô khác nhau, sẽ ra lượng hao phí không như trong hướng dẫn). Hình như
công thức có vấn đề? Không sao, các bạn tiếp tục cứ tiếp tục.
Đi tìm mã vật tư của sắt hộp, các bạn gõ vào cột MSVT: sắt hộp.
+ Ta tra được mã số vật tư của sắt hộp, Đồng ý
+ Nhập giá trị là 8 vào cột hao phí định mức. Cột hao phí là 2120, lại chưa đúng hao
phí rồi. Không sao, cứ tiến hành tiếp.
Tiếp tục, còn một loại vật liệu nữa là Que hàn, ta thiếu 1 dòng vật liệu. Bạn có thể chèn
dòng.Bạn kích chuột phải vào tiêu đề của dòng vật liệu khác, chọn Chèn dòng và chèn số
dòng mình muốn vào, cần bao nhiêu vật tư nữa chèn thoải mái. Thừa dòng các bạn có thể

xóa đi mà không ảnh hưởng gì. Ở đây ta chèn thêm 1 dòng và tìm mã que hàn và nhập
hao phí định mức 0,9.Cuối cùng bạnnhập 1% hao phí vật liệu khác.
Như vậy tạm thời các bạn đã thiết lập xong công thức tính cácđơn giá phần vật liệu. Tuy
nhiên, hao phí vật tư thì chưa chuẩn lắm. Ta sẽ chuẩn xác bằng 1 lệnh đơn giản và thú vị
sẽ đề cập ở phía sau.
- Phần nhân công, các bạn thấy phần mềm để mặc định là nhân công bậc 3/7 nhóm 1
cho các mã tạm tính có nhân công. Ví dụ như công tác sản xuất lắp đặt cửa sắt này theo
kinh nghiệm xác định được là 1 công nhân bậc 4,5/7 phải mất 4 tiếng mới làm xong 1
cổng. Nên ta có thể chọn lại nhân công bậc 4,5/7 bằng cách:
+ Ở cột MSVT bạn nhập N1 Enter sẽ ra hộp thoại tìm kiếm.
+ Bấm đồng ý, nhập hao phí định mức nhân công, 4 tiếng thì bằng 0,5 ca.
Vậy là tạm chiết tính xong đơn giá nhân công. Xử lý tiếp phần giá ca máy.
- Giả sử hao phí ca máy để làm 1 cổng là Máy hàn điện 23 kW: 0,08 ca, Máy cắt:
0,06 ca. Máy khác khoảng 5%.
Tương tự như trên ta đi tra mã các máy đó: ta tìm máy hàn. Gõ chữ hàn vào cột
MSVT: tìm thấy mã máy M0485 là phù hợp, nhập định mức hao phí 0,08. Lại thiếu
dòng của Máy cắt, chèn thêm 1 dòng, tìm mã máy cắt: gõ chữ cắt. Tìm được mã M0522
phù hợp, nhập định mức hao phí 0,6. Nhập hao phí định mức cho máy khác là 5%. Chiết
tính xong phần chi phí máy thi công.
10
Như trên đã nói,công thức tại các cột hao phí và hao phí khác đang chưa chuẩn. Với
các phiên bản trước các bạn phải sửa thủ công cột hao phí này thì mới tổng hợp chính xác
đượchao phí vật tư.Từ bản Dự toán GXD9s công bố tháng 5/2014 trở đicác bạn có thêm
lệnh tuyệt vời xử lý toàn bộ lại các công thức bị sai của bảng đơn giá chi tiết:Bạn chỉ
việcchạy lệnh:Tiện ích /Cập nhật đơn giá và hao phí vật tư.
11
Hộp thoại Hoàn thành hiện ra, bạn bấm OK là xong. Tất cả các đơn giá chi tiết đều
được kiểm tra và chuẩn xác lại sau khi chọn tiện ích này.
Như vậy ta đã tiến hành chiết tính đơn giá, hao phí cho công tácSản xuất lắp đặt
cổng, thép tấm 8ly hoàn chỉnh và đây cũng chính là các bạn vừa tự xây dựng, lập

định mức cho công tác này.
ĐẾN ĐÂY BẠN ĐÃ BIẾT CÁCH LÀM ĐƠN GIÁ TẠM TÍNH
TRONG DỰ TOÁN GXD RẤT ĐƠN GIẢN VỚI CÁC MẪU TT
. 4Xử lý bài toán chuyên sâu bù chênh lệch hoặc xử dụng xen kẽ đơn giá
Sau đây ta nghiên cứu một vấn đề sâu hơn mà trong thực tế nếu bạn không để ý có
thể tính trùng chi phí. Vấn đề này chỉ xảy ra đối với trường hợp bạn dùng 2 lựa chọn với
đơn giá địa phương để lập dự toán. Nếu bạn dùng đơn giá công trình thì không xảy ra.
12
.4.1. Xử lý vấn đề với trường hợp dùng mẫu TT1
Khi sử dụng đơn giá địa phương thì ta phải tiến hành tổng hợp và tính chênh lệch.
Chạy lệnh Tổng hợp và chênh lệch vật tư ta có kết quả như hình dưới.
Công tác TT1 có vật liệu làCửa chớp khung nhômlúc trước tra không có trong dữ
liệu, ta tự đánh mã, tự nhập tên nên không có giá gốc (ô giá vật tư gốc trống).
Nếu bây giờ bạn nhập giá thời điểm lập dự toán cho vật tư đó thì sẽ có chênh lệch,
chênh lệch này được cộng vào bảng THCP. Trong khi đó lúc trước công tác TT1 này ta
đã nối sang sheet Dự toán XD bằng lệnh chuột phải, tức là nó đang được tính với đơn giá
công trình. Như vậy bị trùng chi phí. Chỗ này ta xử lý như thế nào?
+ Nếu bạn xóa hết đơn giá trong bảng Dự toán XD thì không ổn, người thẩm tra
chẳng hạn nhìn vào sẽ rất khó hiểu. Với cách nhập giá thông báo = giá gốc = 200.000,
cho giá trị chênh lệch =0sẽ giải quyết được vấn đề.
13
.4.2. Xử lý vấn đề với trường hợp dùng mẫu TT8
Ở các đơn giá TT8 vừa chiết tính, các vật tư tra từ CSDL ra đều ra luôn cả giá. Ví dụ:
Thép tấm 8ly là 16.484đ/kg và Sắt hộp làm khung 14x14 là 18.299đ/kg.Giá này từ bảng
giá vật liệuchọn tính in trong quyển Đơn giá địa phương. Như vậy TT8 đã được chiết tính
với mặt bằngđơn giá địa phương(TT8đã trở thành 1 đơn giá “địa phương”).
Công tác TT8 có các vật tư: que hàn, nhân công, máy hàn điện giống với vật tư của các
công tác có mã AI.5225.Bảng Tổng hợp và chênh lệch vật tư sẽ tổng hợp cả vật tư của cả
các công tác có mã bình thường như AI.52251 và các công tác tạm tính như TT8.
14

Như vậy, nếu nhập giá thông báo = giá gốc thì công tác AI.52251 sẽ không được bù giá
nữa => thiếu chi phí?
Nếu giữ giá gốc và nhập giá tại thời điểm lập dự toán thì lại có giá trị chênh lệch. Trong
khi giá ở cột tại thời điểm lập dự toánvẫn nối với ĐGCT vàĐGCT lại nối vào bảng Dự
toán => trùng chi phí.
Phải xử lý thế nào? Ta làm như sau:
Trước khi nhập giá tại thời điểm lập dự toán, bạn vào sheet Dự toán cố định đơn giá
TT8 vẫnđang ở mặt bằng đơn giá “địa phương” (tính theo giá gốc ở trên).Ta copy 3 ô
đơn giá vật liệu, nhân công, máy vàPaste value vào đúng vị trí đó. Như vậy sẽ cố định
luôn đơn giá “địa phương” lại, không thay đổi khi nhập giá vật tư tại thời điểm hiện tại
nữa.Sau đó có thể tiến hành nhập giá vào bảng bù chênh lệch bình thường.
.4.3. Trường hợp dùng các mẫu tạm tính với đơn giá công trình
Khi dùng đơn giá công trình thì các mẫu tạm tính được phân tích như đơn giá chi
tiết, giá vật tư được nối trực tiếp vào để chiết tính đơn giá. Trường hợp này cũng không
tính chênh lệch nên không gặp bài toán trùng chi phí như đề cập ở trên.
Kết luận:
15
Qua bài này chúng ta đã xử lý được trọn vẹn, triệt để công tác tạm tính trên phần
mềm Dự toán GXD, dù dùng đơn giá địa phương hay đơn giá công trình đểlập dự toán
cũng đều đáp ứng được.

×