Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của các ngân hàng thương mại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (435.63 KB, 31 trang )


TIỀN TỆ NGÂN HÀNG
ĐỀ TÀI:
HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP
VỪA VÀ NHỎ CỦA CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM
GVHD: Nguyễn Thị Hai Hằng
Nguyễn Thị Ngân
Lớp: K12401
Nhóm:
Lê Thị Trang K124010104
Nguyễn Thị Thùy Trang K124010107
Nguyễn Hoàng Bảo Trân K124010108
Hồ Đông Triều K124010111
Lai Hoàng Thục Quỳnh K124012221
TP. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 10 năm 2014
MỤC LỤC
mục lục 1
mở đầu 2
Tổng quan về doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) ở Việt Nam 1
Định nghĩa DNNVV 1
Vai trò của DNNVV 2
Nhu cầu vay vốn trung và dài hạn của các DNNVV 5
Thực trạng hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa của các ngân hàng thương mại:. 7
Tổng quan về ngân hàng thương mại (nhtm) ở Việt Nam: 7
Tình hình tiếp cận nguồn vốn của các DNNVV 9
trong giai đoạn 2008-2011 9
từ 2012 đến nay 18
Nguyên nhân của thực trạng trên: 21
3.1.Điều kiện cho vay 21
3.2.Những bất cập từ gói kích cầu 24


Đề xuất 25
4.1Đối với NHNN: 25
4.2Về chính sách vĩ mô của Chính phủ: 26
4.3Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ: 26
4.4Đối với các NHTM 26
MỞ ĐẦU
Trong những năm qua, hệ thống ngân hàng việt nam ngày càng khẳng định được
tầm quan trọng và có những đóng góp to lớn đối với công cuộc xây dựng đất nước, xây
dựng cơ sở hạ tầng quốc gia. Vốn ngân hàng đã góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, nâng cao hiệu quả hoạt động cho các doanh nghiệp cũng như đem lại những đóng
góp tích cực cho ngân sách nhà nước.
Đóng vai trò là những người cho vay các ngân hàng thương mại đang không
ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ sản phẩm, góp phần vào sự phát triển của ngân hàng
nói riêng và nền kinh tế nói chung.
Doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng ngày càng phát triển đa dạng, đóng góp to lớn cho
nền kinh tế. Các ngân hàng thương mại luôn tập trung vào đối tượng khách hàng là các
doanh nghiệp vừa và nhỏ,doanh nghiệp siêu nhỏ,
Vì thế, chúng tôi chọn đề tài “Hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của
các ngân hàng thương mại ở Việt Nam”, mong muốn tìm hiểu một số vấn đề về đề tài
này, đồng thời đưa ra một số đề xuất góp phần nâng cao chất lượng cho vay vốn.
• Bài tiểu luận gồm có 4 phần:
Phần 1: Tổng quan về các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam
Phần 2: Thực trạng cho vay của các ngân hàng thương mại
Phần 3: Nguyên nhân của thực trạng trên
Phần 4: Đề xuất của nhóm.
• Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết
• Phạm vi nghiên cứu
- Tổng quan về các doanh nghiệp vừa và nhỏ

- Thực trạng cho vay của ngân hàng
- Nguyên nhân của việc cho vay không hiệu quả
- Đề xuất, gợi ý cải thiện vấn đề trên.
1
TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA (DNNVV) Ở VIỆT NAM
ĐỊNH NGHĨA DNNVV
Theo Nghị định số 56/2009/NĐ-CP của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp
nhỏ và vừa, tại điều 3 khoản 1có định nghĩa về doanh nghiệp nhỏ và vừa như sau:
Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp
luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng
nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của
doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên), cụ
thể như sau:

Quy mô
Khu vực
Doanh nghiệp
siêu nhỏ
Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa
Số lao động Tổng nguồn
vốn
Số lao động Tổng nguồn
vốn
Số lao động
I. Nông, lâm nghiệp
và thủy sản
10 người trở
xuống
20 tỷ đồng trở
xuống

từ trên 10
người đến 200
người
từ trên 20 tỷ
đồng đến 100 tỷ
đồng
từ trên 200
người đến 300
người
II. Công nghiệp và
xây dựng
10 người trở
xuống
20 tỷ đồng trở
xuống
từ trên 10
người đến 200
người
từ trên 20 tỷ
đồng đến 100 tỷ
đồng
từ trên 200
người đến 300
người
III. Thương mại và
dịch vụ
10 người trở
xuống
10 tỷ đồng trở
xuống

từ trên 10
người đến 50
người
từ trên 10 tỷ
đồng đến 50 tỷ
đồng
từ trên 50 người
đến 100 người
2
VAI TRÒ CỦA DNNVV
Phần lớn các doanh nghiệp hiện nay là doanh nghiệp nhỏ và vừa (khoảng 93% trên
tổng số doanh nghiệp). Sở dĩ loại hình doanh nghiệp này chiếm số lượng đông đảo như
vậy là vì tồn tại nhiều lợi thế mà các doanh nghiệp khác không có hoặc thu kém. Đầu tiên
là về vốn. Với số vồn nhỏ, các chủ doanh nghiệp có thể dễ dàng huy động và khởi tạo
kinh doanh cũng như rút lui khi điều kiện kinh tế, thị trường gặp khó khăn.
Lực lượng lao động làm việc trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa chủ yếu là lao
động phổ thông, trình độ văn hóa thấp, do đó dễ dàng tuyển dụng và có thể linh hoạt thay
đổi về số lượng cho phù hợp với từ thời kỳ. Theo thống kê, trung bình một doanh nghiệp
nhỏ điều hành khoảng 19 lao động, doanh nghiệp vừa có khoảng 112 lao động. Với cơ
cấu tổ chức gọn nhẹ, nội bộ doanh nghiệp có thể dễ dàng thay đổi để thích ứng. Chu kỳ
sản phẩm ngắn, tiếp xúc dễ dàng với khách hàng, họ có thể nhanh chống cải thiện sản
phẩm theo thị hiếu của khách hàng.
Vai trò của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế các nưc:
• Giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế: các doanh nghiệp nhỏ và vừa thường
chiếm tỷ trọng lớn, thậm chí áp đảo trong tổng số doanh nghiệp, đóng góp của họ vào
tổng sản lượng và tạo việc làm là rất đáng kể.
• Giữ vai trò ổn định nền kinh tế: ở phần lớn các nền kinh tế, các doanh nghiệp nhỏ
và vừa là những nhà thầu phụ cho các doanh nghiệp lớn. Sự điều chỉnh hợp đồng thầu
phụ tại các thời điểm cho phép nền kinh tế có được sự ổn định. Vì thế, doanh nghiệp nhỏ
và vừa được ví là thanh giảm sốc cho nền kinh tế.

• Làm cho nền kinh tế năng động: vì doanh nghiệp nhỏ và vừa có quy mô nhỏ, nên
dễ điều chỉnh (xét về mặt lý thuyết) hoạt động.
• Tạo nên ngành công nghiệp và dịch vụ phụ trợ quan trọng: doanh nghiệp nhỏ và
vừa thường chuyên môn hóa vào sản xuất một vài chi tiết được dùng để lắp ráp thành một
sản phẩm hoàn chỉnh.
3
• Là trụ cột của kinh tế địa phương: nếu như doanh nghiệp lớn thường đặt cơ sở ở
những trung tâm kinh tế của đất nước, thì doanh nghiệp nhỏ và vừa lại có mặt ở khắp các
địa phương và là người đóng góp quan trọng vào thu ngân sách, vào sản lượng và tạo
công ăn việc làm ở địa phương.
• Đóng góp không nhỏ giá trị GDP cho quốc gia.
Đối với Việt Nam thì vị trí doanh nghiệp vừa và nhỏ lại càng quan trọng.
• Điều này thể hiện rõ nét nhất trong những năm gần đây. Cụ thể: Doanh nghiệp vừa và
nhỏ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số các doanh nghiệp:
Trong các loại hình sản xuất kinh doanh ở nước ta hiện nay doanh nghiệp vừa và nhỏ
có sức lan toả trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Theo tiêu chí mới thì
doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 93% tổng số các doanh nghiệp thuộc các hình thức:
Doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài.
Theo tiêu chí về vốn thì doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 99.6% tổng số các doanh
nghiệp tư nhân, chiếm 97.38% trong tổng số HTX, chiếm 94.72% trong tổng số các công
ty trách nhiệm hữu hạn, chiếm 42.37% trong tổng số các công ty cổ phần và 65.88%
trong tổng số các doanh nghiệp nhà nước (Theo tiêu chí về vốn của công văn 681/CP –
KT ngày 20-06-1998).
• Doanh nghiệp vừa và nhỏ là nơi tạo ra việc làm chủ yếu ở Việt Nam:
Thực tế những năm qua cho thấy toàn bộ các doanh nghiệp vừa và nhỏ mà phần lớn là
khu vực ngoài quốc doanh là nguồn chủ yếu tạo ra công ăn việc làm cho tất cả các lĩnh
vực. Cụ thể từ số liệu của tổng cục thống kê cho thấy doanh nghiệp vừa và nhỏ tuyển
dụng gần 1 triêu lao động chiếm 49% lực lượng lao động trên phạm vi cả nước, ở duyên
hải miền Trung số lao động làm việc tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ so với số lao động

trong tất cả các lĩnh vực chiếm cao nhất trong cả nước (67%), Đông Nam Bộ có tỷ lệ thấp
nhất (44%) so với mức trung bình của cả nước Qua những số liệu trên ta có thể thấy các
doanh nghiệp vừa và nhỏ có vai trò hết sức quan trọng trong việc tạo ra công ăn việc làm
4
chủ yếu ở Việt Nam, đáp ứng nhu cầu việc làm của người dân, góp phần tạo ra thu nhập
và nâng cao mức sống cho người dân.
• Hình thành và phát triển đội ngũ các nhà kinh doanh năng động:
Sự xuất hiện và khả năng phát triển của mỗi doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào
những nhà sáng lập ra chúng. Do đặc thù là số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ là rất lớn
và thường xuyên phải thay đổi để thích nghi với môi trường xung quanh, phản ứng với
những tác động bất lợi do sự phát triển, xu hướng tích tụ và tập trung hoá sản xuất. Sự
sáp nhập, giải thể và xuật hiện các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường xuyên diễn ra trong
mọi giai đoạn. Đó là sức ép lớn buộc những người quản lý và sáng lập ra chúng phải có
tính linh hoạt cao trong quản lý và điều hành, dám nghĩ, dám làm và chấp nhận sự mạo
hiểm, sự có mặt của đội ngũ những người quản lý này cùng với khả năng, trình độ, nhận
thức của họ về tình hình thị trường và khả năng nắm bắt cơ hội kinh doanh sẽ tác động
lớn đến hoạt động của từng doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đối với một quốc gia thì sự phát
triển của nền kinh tế phụ thuộc rất lớn vào sự có mặt của đội ngũ này, và chính đội ngũ
này sẽ tạo ra một cơ cấu kinh tế năng động, linh hoạt phù hợp cới thị trường.
• Khai thác và phát huy tốt các nguồn lực tại chỗ
Từ các đặc trưng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vừa và nhỏ đã tạo
ra cho doanh nghiệp lợi thế về địa điểm hoạt động sản xuất kinh doanh. Thực tế đã cho
thấy doanh nghiệp vừa và nhỏ đã có mặt ở hầu hết các vùng, địa phương. Chính điều này
đã giúp cho doanh nghiệp tận dụng và khai thác tốt các nguồn lực tại chỗ.
+ Doanh nghiệp vừa và nhỏ đã sử dụng gần 1/2 lực lượng sản xuất lao động phi nông
nghiệp (49%) trong cả nước, và tại một số vùng nó đã sử dụng tuyệt đại đa số lực lượng
sản xuất lao động phi nông nghiệp.
+Ngoài lao động ra doanh nghiệp vừa và nhỏ còn sử dụng nguồn tài chính của dân cư
trong vùng, nguồn nguyên liệu trong vùng để hoạt động sản xuất kinh doanh.
5

Qua các phân tích ở trên chúng ta có thể thấy rõ vai trò và tầm quan trọng của các
doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng lên và tiềm năng phát triển của khu vực này rất rộng lớn.
Bởi vì cá doanh nghiệp vừa và nhỏ đang là động lực cho phát triển kinh tế, tạo công ăn
việc làm và huy động nguồn vốn trong nước…
Tuy nhiên, doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp phải không ít khó khăn trong kinh doanh.
Đội ngũ cán bộ quản lý còn hạn chế về chuyên môn và năng lực quản lý dẫn đến hiệu
suất quản lý không cao. Năng lực cạnh tranh kém, không có thương hiệu, khả năng ứng
dụng công nghệ hạn chế. Yếu tố dễ thay đổi thích ứng vừa là thể mạnh của loại hình
doanh nghiệp nhỏ và vừa nhưng lại chứa đựng không ít bất cập. Họ thường không dám
đầu tư nhà xưởng lâu dài hay lắp đặt máy móc kiên cố. Bởi tuy dễ huy động vốn nhưng
giá trị của các khoản vốn thấp. Điều kiện vệ sinh, an toàn không được đảm bảo. Chính
những lý do này khiến các doanh nghiệp khó tiếp cận đến nguồn vốn từ ngân hàng. Cụ
thể mời các bạn đến với phần tiếp theo.
NHU CẦU VAY VỐN TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA CÁC DNNVV
Thời gian gần đây, khối DNVVN ngày càng khẳng định vị trí của minh. Nhiều
thương hiệu đã có chỗ đứng vững chắc ở thi trường trong và ngoài nước. Tuy nhiên, hiện
tại DNNVV, ngoài những cái vừa thiếu, vừa yếu về quy mô sản xuất, công nghệ, trình độ
quản lý, tay nghề người lao động hoạt động trong tinh trạng không đủ vốn cần thiết, dần
đến quy mô sản xuất kinh doanh nhỏ lè? khả năng cạnh tranh thấp kém nên muốn tồn tại
và cạnh tranh, họ rất cần vốn để nâng cao chất lượng sản phẩm, đổi mới trang thiết bị, dời
nhà xưởng “Đói vốn ” đang là rào cản lớn nhất cho sự phát triển của thành phần kinh tế
này.
DNNVV tìm vốn ở đâu? Có rất nhiều nguồn như từ bạn bè, người thân, ngân
hàng, công ty thuê mua tài chính, quỹ đầu tư, cơ quan nhà nước, tổ chức xúc tiến phát
triển DN, cơ quan quản lý tài nguyên - môi trường và cả bạn hàng. Nhiều là vậy nhưng
DNNVV vẫn thiếu vốn vì sao?
6
Như chúng ta đã biết, phần lớn DNNVV Việt Nam đều có quy mô nhỏ và vừa nên
trong cơ cấu nguồn vốn hoạt động thì vốn vay từ ngân hàng chiếm tỷ trọng cao. Tuy
nhiên các DNNVV muốn vay vốn ngân hàng không phải là chuyện dễ. Ở Việt Nam, khi

DNNVV đi vay vốn ngân hàng DN phải đáp ứng được yêu cầu liên quan đến chính sách
đất đai, một loại tài sản thế chấp phổ biến, nhưng đa số DN không đáp ứng được điều
kiện này.
Các DNNVV gặp nhiều khỏ khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn ngắn hạn, trung
và dài hạn từ các ngân hàng cũng như từ các ngân hàng khác, các khoản vay có bào lãnh
cũng thường không đến được với DNNVV. Nhiều DN để hoạt động họ thường vay vốn
từ các tổ chức tài chính phi chính thức, tư nhân, bạn bè, họ hàng và bản thân người lao
động trong DN. Do vậy, DNNVV cỏ kế hoạch mờ rộng sản xuất thì lại thiếu vốn. Hơn
nữa, nếu vay được vốn ngân hàng thì chúng đều là các khoản vay ngắn hạn với mức lãi
suất cao nên các DNNVV cho dù có được phép vay vẫn khỏ tim được nguồn vốn trung
và dài hạn. Những đòi hỏi như DN phài cỏ uy uy tín với ngân hàng (điều này không thể
cỏ đối với DN lần đầu đi vay) hay điều kiện tiên quyết là DN phải có tài sản thế chấp, đã
khiến họ bò cuộc. Một mặt, DNNVV gặp nhiều khó khăn trong việc thế chấp tài sản vì ở
nước ta thị trường bất động sản kém phát triển. Mặt khác, việc xác định trị giá tài sản thế
chấp hoàn toàn phụ thuộc vào ngân hàng, không có cơ quan trung gian định giá tài sản
tham gia. Do đó, giá trị tài sản thế chấp trong nhiều trường hợp đã bị hạ thấp so với thực
giá trên thị trường. Bên cạnh đỏ, sự sách nhiều của một số cán bộ ngân hảng thủ tục hành
chính đã làm nhụt ý chí kinh doanh của những “ thượng đế nhỏ và vừa”. Theo số liệu
điều tra của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội gần đây trong vô số lý do khiến ăơn đi
vay của DNNVV bị từ chối thì lý đo thiếu thể chấp chiếm 48%, quy định hành chính
phức tạp chiếm 35%, kế hoạch kinh doanh kém và những lý do khác chỉ chiếm 5% và
12%.
Bên cạnh đó, hiện nay chưa có đủ các quy định pháp lý đảm bảo cho các DNNVV
của ta có thể tiếp cận thường xuyên, nhằm tiến tới khả năng vay vốn từ các tổ chức tài
chính bên ngoài một cách rộng rãi và ổn định hơn.
7
Mặc dù Nhà nước đã cỏ chính sách mở cửa thị trường tín dụng nhưng điều đáng
ngạc nhiên là tỳ suất nợ trên tổng tài sản của DNNVV lại vô cùng khiêm tốn, trung bình
là 229 triệu đồng/1.710 triệu đồng (8%) trong một DN nhỏ có vay nợ: Cũng chỉ có một
nửa số DNNVV được điều tra là có vay nợ? hầu hết là nợ ngắn hạn và vay từ các nguồn

khác nhau. Theo PGS-TS Thái Bả cẩn - Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu tài chính - Bộ
Tài chính: "Có một thực tế là nhiều nguồn vốn ngân hàng hiện nay đang trong tình trạng
vốn chờ dự án? trong khi các DN lại luôn kêu thiếu vốn. Tại sao có điều này? ồng cẩn
cho rằng hiện đang tồn tại tinh trạng bất bỉnh đẳng giữa các DN ngoài quốc doanh và DN
Nhà nước trong việc tiếp cận các nguồn vốn ngân hàng. Hiện tại các DN Nhà nước có thể
vay vốn ngân hàng mà không phải thế chấp nhưng ngược lại DN ngoài quốc doanh muốn
vay vốn ngân hàng thì buộc phải cỏ tài sản thế chấp. Hoặc tình trạng "buồng rơi DN
ngoài quốc doanh" như trong khi về khung pháp lý, các cơ chế, chính sách quy định khá
chi tiết về chính sách tín dụng dành cho các DN Nhà nước, hợp tác xã nhưng riêng đối
tượng DN ngoài quốc doanh thì vẫn bị bỏ ngỏ. Các DN ngoài quốc doanh rất khó có thể
được Nhà nước bảo lãnh vay vốn, rất khó tiếp cận được với các nguồn vắn tín dụng dài
hạn các ngăn hàng nên hầu hết các DNNVV đều thực hiện chỉnh sách vay ngắn hạn
ngắn hạn để đầu tư dài hạn. Mà đây là một trong những điều tối kỵ, vi phạm nguyên tắc
sử dụng vốn trong kinh doanh. Nếu đầu tư theo quy trình ngược này thì tất yếu hiệu quả
sản xuất kinh doanh của từng DN sê khó có thể tối ưu hoá lợi nhuận, thậm chí có không ít
DN phải vay vốn ngắn hạn để đầu tư dài hạn dẫn đến thâm hụt đầu tư, phá sản DN".
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA
CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI:
TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (NHTM) Ở VIỆT NAM:
Ngành ngân hàng Việt Nam mới thực sự bắt đầu phát triển từ năm 1990. Từ hệ
thống ngân hàng một cấp, đến nay Việt Nam đã có hệ thống đông đảo các ngân hàng và
các tổ chức phi ngân hàng chỉ trong vòng 23 năm. Hiện tại hệ thống bao gồm 38 ngân
8
hàng thương mại, trong đó có 5 ngân hàng thương mại Nhà nước, 33 ngân hàng thương
mại cổ phần.
Nhóm ngân hàng thương mại nhà nước (NHTMNN) đồng thời cũng là nhóm gồm
4 ngân hàng với vốn điều lệ lớn nhất hệ thống, đều trên 20 nghìn tỷ đồng bao gồm
Agribank, BIDV, VietinBank và Vietcombank duy chỉ có Ngân hàng Phát triển Nhà đồng
bằng sông Cửu Long (MHB) là ngân hàng quy mô nhỏ. Tại các ngân hàng này, Nhà nước
vẫn nắm đa số cổ phần.

Nhóm ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) có 4 ngân hàng có vốn điều lệ
từ 10 nghìn-20 nghìn tỷ (MBBank, SCB, Sacombank, Eximbank); Các ngân hàng có
vốn điều lệ từ 5-10 nghìn tỷ đồng có 13 ngân hàng, số còn lại là các ngân hàng với vốn
điều lệ dưới 5 nghìn tỷ đồng.
Như vậy với dân số khoảng 90 triệu người, tính riêng các ngân hàng thương mại,
ngân hàng liên doanh, ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam thì bình quân mỗi ngân hàng
đang phục vụ khoảng 0,8 triệu người.
Ngoài ra, hệ thống còn bao gồm 6 ngân hàng liên doanh, 66 ngân hàng 100% vốn
nước ngoài và chi nhánh, phòng giao dịch ngân hàng nước ngoài, khoảng 30 công ty tài
chính và cho thuê tài chính, hơn 1.000 quỹ tín dụng. Sau khi ký kết BTA với Mỹ (2001)
và gia nhập WTO (2007), Việt Nam đã mở cửa thị trường với các ngân hàng nước ngoài.
Sự hiện diện của ngân hàng nước ngoài đang tăng lên đáng kể. Trước cuộc đổ bộ này, các
ngân hàng nội buộc phải có những chuẩn bị như tăng vốn, hợp tác với nước ngoài để hạn
chế mất thị phần.
NHTMNN vẫn thống trị cả thị trường tín dụng lẫn huy động nhưng họ đang mất
dần thị phần cả về huy động lẫn tín dụng cho các đối thủ thuộc nhóm thương mại cổ
phần.
Nếu như năm 2000, 4 NHTMNN chiếm 70% thị phần tín dụng thì đến năm 2007,
tỷ lệ này giảm về dưới 60% và hiện chỉ nhỉnh hơn một chút so với khối ngân hàng
thương mại cổ phần. Chỉ 5 năm trở lại đây, NHTMCP đã nắm giành được hơn 15% thị
9
phần từ tay NHTMNN. Trong khi Agribank là ngân hàng mất nhiều thị phần nhất thì thị
phần của VietinBank lại tăng thêm 1,3% trong vòng 3 năm qua.
Cuộc cạnh tranh về thị phần càng trở nên gay gắt hơn khi quá trình tái cơ cấu ngân
hàng được đẩy nhanh để giải quyết vấn đề nợ xấu cũng như đáp ứng các tiêu chuẩn quốc
tế. Thêm vào đó, hiện khối NHTMNN tập trung chủ yếu vào cho vay các tập đoàn, doanh
nghiệp Nhà nước, trong khi khối NHTMCP tập trung cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa,
khách hàng cá nhân, trong khi khối ngân hàng ngoại tích cực chào vay các doanh nghiệp
trong nước, thì khối ngân hàng nội cũng tích cực tiếp cận doanh nghiệp FDI.
Trong một khoảng thời gian kéo dài, tốc độ tăng trưởng tín dụng ở Việt Nam gấp

bốn lần tốc độ tăng trưởng GDP. Nói một cách khác, tín dụng đã tăng trưởng quá nóng.
Tốc độ tăng trưởng trong ba năm gần đây đã giảm đáng kể. Thị trường đã chứng
kiến tốc độ tăng trưởng huy động và tín dụng thấp nhất kể từ thập niên 90. Tăng trưởng
tín dụng năm 2012 chỉ đạt 9,14%.
Trong ba quý đầu năm 2013, tăng trưởng tín dụng chỉ đạt 6,87%, thấp hơn nhiêu
chỉ tiêu 12% của NHNN đặt ra, và chậm hơn nhiều so với sự tăng trưởng huy động. Lần
đầu tiên từ năm 2000, tỷ lệ tín dụng/ huy động của toàn hệ thống ngân hàng rơi xuống
thấp hơn một (đạt 0,94 vào Quý 3/2013).
Như chúng ta đã biết, phần lớn DNNVV Việt Nam đều có quy mô nhỏ và vừa nên
trong cơ cấu nguồn vốn hoạt động thì vốn vay từ ngân hàng chiếm tỷ trọng cao.
TÌNH HÌNH TIẾP CẬN NGUỒN VỐN CỦA CÁC DNNVV
TRONG GIAI ĐOẠN 2008-2011
• Diễn biến chính sách lãi suất tại Việt Nam trong khủng hoảng kinh tế-tài chính
2008-2009.
Giai đoạn thắt chặt chính sách tiền tệ từ khoảng cuối năm 2007 đến giữa năm
2008, sau đó là sự nới lỏng chính sách tiền tệ và kích cầu nền kinh tế khi gánh chịu ảnh
hưởng cuộc khủng hoảng tài chính từ Mỹ. Giai đoạn năm 2010-2011 là giai đoạn chính
10
sách tiền tệ thắt chặt thận trọng. Trong suốt khoảng thời gian từ 2008-2011, Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam đã rất nhiều lần điều chỉnh lãi suất cơ bản (xem Hình 1) nhằm thực
hiện điều chỉnh chính sách lãi suất theo biến động của nền kinh tế.
Hình 1. Thay đổi lãi suất cơ bản giai đoạn 2008-2011
12 là con số được lặp lại nhiều lần khi nói đến lạm phát trong những ngày cuối
năm 2007. Theo ước tính mới nhất của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
của Việt Nam vào tháng 12/2007 đã tăng 12,6% so với tháng 12/2006. Đây là mức tăng
giá tiêu dùng cao nhất trong vòng 12 năm qua, cao hơn nhiều so với Trung Quốc (6,5%)
và Thái Lan 2,9%. Nguyên nhân được cho là do giá lương thực-thực phẩm và giá dầu thế
giới tăng cao. Tuy nhiên, nếu lấy sự tăng giá của hai mặt hàng này làm nguyên cớ của sự
tăng cao chỉ số lạm phát ở Việt Nam thì tại sao Trung Quốc và Thái Lan lại vẫn ở mức
thấp hơn nhiều so với Việt Nam.

Khác biệt rõ rệt nhất giữa Việt Nam với các quốc gia có lạm phát thấp hơn, như
Trung Quốc và Thái Lan, đó là tốc độ tăng cung tiền. Tính tới cuối tháng 6 năm 2007,
lượng tiền mặt trong lưu thông và tiền gửi ngân hàng ở Việt Nam đã tăng tới 21,1% so
với đầu năm. Con số tương ứng của Trung Quốc và Thái Lan lần lượt là 10,0% và 1,4%.
11
Tăng trưởng kinh tế liên tục và ở mức cao đòi hỏi lượng tiền đưa vào lưu thông cũng phải
tăng lên tương ứng. Tuy nhiên, khi chênh lệch giữa mức tăng cung tiền và tăng tổng sản
phẩm quốc gia (GDP) trở nên quá lớn thì áp lực lạm phát sẽ nảy sinh.
Trong khoảng thời gian 2 năm rưỡi, tính từ đầu năm 2005 cho đến cuối tháng 6
năm 2007, GDP của Việt Nam tăng 22%, còn mức cung tiền mặt cho lưu thông và tiền
gửi ngân hàng đã tăng lên đến 110%. Trong cùng giai đoạn này, GDP của Trung Quốc
tăng 29%, nhưng mức cung tiền chỉ tăng 50%. Chênh lệch giữa tăng GDP và tăng cung
tiền của Thái Lan là hầu như không đáng kể.
Việt Nam tăng trưởng kinh tế thấp hơn so với Trung Quốc, nhưng tăng cung tiền
lại cao hơn rất nhiều. Đó chính là lý do chính để giải thích tại sao lạm phát ở Việt Nam
cao hơn hẳn những nước khác. Giá gạo hay giá dầu thế giới có tăng cao bao nhiêu, thì
sức ép của các yếu tố này tới lạm phát ở Việt Nam, Trung Quốc và Thái Lan không thể
khác nhau nhiều.
Đến đây, nguyên nhân gây ra lạm phát tăng cao ở Việt Nam dần được sáng tỏ.
NHNH bắt đầu thi hành chính sách thắt chặt tiền tệ (nữa cuối 2007, nữa đầu 2008) để
kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên chính sách tiền tệ thắt chặt cũng gây ra phần nào kiềm chế
trong tăng trưởng kinh tế. Trong giai đoạn này, lãi suất cơ bản liên tục tăng cao khiến lãi
suất cho vay cũng tăng khiến các DN, đặc biệt là DNNVV khó tiếp cận vốn hơn. NHNN
đã tiến hành hổ trợ lãi suất đối với DN, tuy nhiên chỉ có 20% số DN nhận được hổ trợ
này.
Cuối năm 2008, chỉ số lạm phát bắt đầu giảm. NHNN chuyển sang nới lỏng chính
sách tiền tệ để kích thích tăng trưởng kinh tế. Đến đây lãi suất cho vay đã giảm mạnh.
DN đã dễ thở hơn rất nhiều. Tuy nhiên, nhìn tổng quan mặt bằng lãi suất cho vay ở Việt
Nam vẫn còn cao hơn so với các nước. Các DN Việt Nam vẫn chịu nhiều thiệt thòi hơn
các DN bạn quốc tế.

12
Hình 2. Thay đổi lãi suất cơ bản, lãi suất huy động, lãi suất cho vay
Nguồn: Báo Tuổi trẻ ngày 30/01/2010
Hình 2 cho thấy sự biến động của lãi suất cho vay cũng như huy động của NHTM
thay đổi theo lãi suất cơ bản giai đoạn 2008- 2010. Cụ thể, lãi suất giảm từ mức 13% từ
tháng 10/2008 xuống tương ứng 10% tháng 12/2008 và 7% tháng 01/ 2009, sau đó, tiếp
tục tăng lên 8% tháng 01/2010. Năm 2011 là năm chứng kiến sự biến động lớn về lãi
suất: Lãi suất huy động VND bình quân 15,15%, tăng 3%/năm so với cuối năm 2010, lãi
suất cho vay VND bình quân 18,6%, tăng 3,2%/năm so với cuối năm 2010; lãi suất cho
vay đối với các lĩnh vực xuất khẩu, nông nghiệp, nông thôn, DNNVV ở mức thấp hơn;
lãi suất huy động USD bình quân khoảng 1,81%/năm, lãi suất cho vay USD bình quân
6,4%/năm. Đến đầu năm 2012, mức lãi suất huy động của các NHTM có xu hướng giảm
từ 14% xuống 12% và dự kiến giảm tới 9%, điều này khiến lãi suất cho vay cũng sẽ giảm
xuống tới 12%.
• Những gói hỗ trợ lãi suất cho DNNVV thời gian qua tại Việt Nam
Trong năm 2009, Chính phủ đã thực hiện gói kích thích kinh tế với quy mô khoảng gần 8
tỉ USD để hỗ trợ nền kinh tế và khu vực doanh nghiệp chống chọi lại cuộc khủng hoảng
kinh tế tài chính toàn cầu. Gói kích thích kinh tế bao gồm các chính sách như bảo lãnh tín
dụng cho các DNNVV, giãn và miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp và VAT, hỗ trợ
4% lãi suất cho vay ngắn hạn và trung hạn, và nhiều chính sách khác. Trong số các loại
13
hình hỗ trợ thì hỗ trợ lãi suất chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng. Mặc dù quy mô ngân
sách để thực hiện chính sách này chỉ giới hạn trong khoảng 1 tỉ USD (17.000 tỉ VND),
nhưng ảnh hưởng của nó được cho là rất đáng kể do hiệu ứng đòn bẩy lớn. Nhưng bản
chất của chính sách này là giúp các doanh nghiệp-đối tượng của chính sách được tiếp cận
vốn với chi phí thấp hơn, đồng thời khuyến khích các ngân hàng cho vay đối với các
doanh nghiệp, đặc biệt là DNNVV. Qua đó, có thể coi đây là cách hỗ trợ vốn một cách
gián tiếp cho nền kinh tế.
Bảng 1: Các gói kích thích kinh tế của Chính phủ năm 2009


Giá trị
(tỷ VND)
Tỷ trọng
(%)
Bảo lãnh tín dụng cho DNNVV 29.75 29,2
4% hỗ trợ lãi suất trung hạn 9.191 9
4% hỗ trợ lãi suất ngắn hạn 17 16,7
Giãn thuế thu nhập doanh nghiệp 9 tháng 21.586 21,2
Giảm 30% thuế TNDN cho DNNVV 6.172 6,1
Giảm 50% VAT năm 2009 5.74 5,6
Các chính sách khác 12.56 12,3
102 100
Tông
Nguồn: Nghiên cứu Trần Hoàng Nhị (2009)
Ngày 10/5/2012, Chính phủ chính thức ban hành nghị quyết 13 về các giải pháp
tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường. Gói giải pháp với tổng giá
trị lên tới 29.000 tỷ VND, tập trung vào hai chính sách tài khóa và tiền tệ. Chính sách
tài khóa tập trung vào chính sách thuế đó là gia hạn thuế, hoãn thuế và miễn thuế đối
với từng loại. Còn đối với chính sách tiền tệ, tập trung vào tạo điều kiện vay vốn cho
các doanh nghiệp. Việc hạ mặt bằng lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp từ 18%
xuống 15% và ưu tiên cho 4 khu vục là nông nghiệp, nông thôn, DNNVV, doanh
nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu và doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ. Ngoài ra, một số
giải pháp khác phù hợp với từng loại hình sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi
14
cho doanh nghiệp vay vốn để phục vụ sản xuất kinh doanh. Gói “hỗ trợ” lần này được
xem gói hỗ trợ đảm bảo sự công bằng hơn so với gói hỗ trợ năm 2009 nhưng cũng
không phải là gói “cứu trợ” nên chắc chắn tác động của nó cũng cần phải có thời gian
phát huy hiệu quả. Trong thời gian vừa qua những gói hỗ trợ của Chính phủ đã có
những tác động không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của loại hình DNNVV
trên những khía cạnh nhất định.

• Tác động của chính sách lãi suất đến hoạt động của DNNVV
Năm 2011, các chỉ tiêu về doanh nghiệp mới thành lập cũng như khả năng thu
hút lao động giảm xuống đáng kể, đặc biệt vốn đầu tư của DNNVV sa sút và chỉ bằng
70% cùng kì năm 2010. Nếu như năm 2009 có 85.000 DNNVV được thành lập mới thì
đến năm 2010 chỉ còn 83.740. Bước sang năm đầu năm 2012, số doanh nghiệp giải thể,
ngưng hoạt động tăng lên nhanh chóng (tính đến cuối tháng 3, ước khoảng 10.000
doanh nghiệp ngưng hoạt động, với 3.000 doanh nghiệp giải thể trong đó phần lớn là
DNNVV), cao nhất trong vòng 20 năm qua.
Hình 3. Số lượng DNNVV mới được thành lập giai đoạn 2006-2011
Nguồn: Cục Phát triển Doanh nghiệp, Bộ KH&ĐT, 2011* tính đến hết
30/10/2010
Sự biến động của chính sách lãi suất đã khiến nhiều DNNVV chịu những ảnh
15
hướng to lớn, nhất là khi khoảng 70% DNNVV vẫn chọn nguồn vốn ngân hàng để đáp
ứng vốn cho nhu cầu sản xuất- kinh doanh. Những ảnh hưởng này thể hiện trên một số
khía cạnh sau:
Tác động của chính sách lãi suất đến khả năng tiếp cận vốn và chi phí đầu vào của
doanh nghiệp
Trong Đề tài nghiên cứu số 20 của nhóm tác giả tại Trung tâm Nghiên cứu kinh tế
và chính sách thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội đã chỉ ra rằng: “Khả năng tiếp cận vốn của
các DNNVV khó hơn so với doanh nghiệp lớn; doanh nghiệp Nhà nước dễ tiếp cận vốn
hơn so với các loại hình doanh nghiệp khác; doanh nghiệp kinh doanh trong nước khó
tiếp cận vốn hơn so với doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường quốc tế”. Điều này dẫn
tới các doanh nghiệp chịu nhiều thiệt thòi hơn so với ngân hàng khi chính sách lãi suất
thay đổi.
Thực tế, có nhiều nhân tố tác động đến khả năng vay vốn của DNNVV như điều
kiện thế chấp, khó khăn về thời hạn vay, khó khăn về thiếu dự án kinh doanh nhưng sự
thay đổi về lãi suất (tăng cao) là nhân tố hàng đầu khiến cho khả năng tiếp cận vốn của
các doanh nghiệp trở nên khó khăn hơn. Mức lãi suất cho vay tăng cao khiến cho các
ngân hàng cũng dè dặt hơn khi cho vay đối với các DNNVV do phần lớn DNNVV có qui

mô nhỏ, trình độ sản xuất yếu kém, chưa tạo được thương hiệu, uy tín trên thị trường
cộng với sự thiếu minh bạch về tài chính, khiến cho khoản cho vay của các ngân hàng
với các DNNVV rủi ro hơn.
Trong điều kiện thông tin bất cân xứng quá lớn như Việt Nam, một trong những
tiêu chí để NHTM quyết định cho vay là phải có tài sản đảm bảo, nhưng với qui mô vốn
không cao nên tài sản đảm bảo của DNNVV cũng không đủ để thế chấp tương xứng với
lượng vốn vay. Ngoài ra là khả năng lập những dự án sản xuất kinh doanh khả thi của
DNNVV cũng là nguyên nhân khiến họ khó tiếp cận vốn của ngân hàng.
16
Với những doanh nghiệp đã vượt qua các rào cản trên thì cuối cùng, với chi phí
vay vốn quá cao cũng khiến nhiều doanh nghiệp phải tính toán lại, buộc thu hẹp qui mô
sản xuất, sản xuất cầm chừng, nhiều doanh nghiệp phải phá sản vì không trả được nợ
Hình 4 cho thấy chi phí lãi vay năm 2011 của các ngành đều tăng, tuy mức tăng có khác
nhau trong đó ngành xây dựng có mức tăng chi phí lãi vay lớn nhất
Hình 4. Chi phí lãi vay của một số ngành năm 2011
Tác động của chính sách lãi suất đến kết quả hoạt động kinh doanh của DNNVV.
Sự thay đổi trong điều hành chính sách lãi suất khiến mức lãi suất tăng cao. Liên
tiếp trong tháng 5-6/2008, lãi suất cơ bản lần lượt được nâng lên ở mức 12%- 14%, lãi
suất cho vay của các NHTM đạt mức 20%/năm, đây là mức lãi suất cao mà doanh nghiệp
phải chấp nhận trong điều kiện kinh tế hết sức khó khăn. Chi phí lãi vay cao khiến khả
năng sinh lợi của nhiều ngành giảm sút.
Trong 9 tháng đầu năm 2010, lợi nhuận sau thuế của một số doanh nghiệp niêm
yết giảm 3% so với cùng kỳ 2009. Tổng chi phí lãi vay trong năm 2010 tăng 68,1% so
với 2009, đây là mức tăng khá cao. Nhóm ngành du lịch và giải trí có chi phí lãi vay
tăng cao nhất đến 11,94%, tiếp theo là ngành bất động sản tăng 1,39%, các ngành còn
lại chỉ tăng dưới 1%. Lợi nhuận ròng trong năm 2010 có mức tăng khoảng 22% so với
năm trước, tuy nhiên, vẫn thấp hơn mức tăng trưởng của doanh thu. Tính theo tỷ trọng
doanh thu thì lợi nhuận sau thuế giảm hơn 1,4% so với năm trước, điều này cho thấy
phần nào hiệu quả hoạt động trong năm đã giảm. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
17

đạt 18,45%, giảm nhẹ so với mức 19,93% năm 2009. Chính vì vậy, hiệu quả hoạt động
kinh doanh của một số ngành nghề trong đó chủ yếu DNNVV đã biểu hiện có sự sụt
giảm, trong đó sự gia tăng về chi phí lãi vay khiến cho hiệu quả kinh doanh của một số
doanh nghiệp giảm đáng kể.
Tác động của chính sách lãi suất đến nâng cao hiệu quả hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp.
Mặc dù áp lực về chính sách lãi suất có ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp, nhưng mặt khác, mức lãi suất tăng cao giúp cho việc
sàng lọc những doanh nghiệp yếu kém và ngày càng nâng cao hơn hiệu quả hoạt động
trong doanh nghiệp. Thực tế cho thấy, khi chính sách lãi suất thắt chặt lập tức các ngân
hàng lựa chọn những khách hàng có tình hình tài chính tốt và dự án có khả thi. Điều
này chứng tỏ chỉ những doanh nghiệp nào làm ăn thực sự có hiệu quả và có dự án phát
triển tốt sẽ được vay vốn, còn đối với những doanh nghiệp không đáp ứng được điều
kiện này sẽ phải chấp nhận dừng bước trên thị trường. Chính vì vậy, tất yếu sẽ loại bỏ
những doanh nghiệp yếu kém và chỉ tồn tại những doanh nghiệp có tình hình hoạt động
kinh doanh tốt hơn, cạnh tranh một cách lành mạnh trong điều kiện kinh tế gặp khó
khăn.
• Bài học kinh nghiệm trong điều hành chính sách trong khủng hoảng
Việc điều hành chính sách lãi suất của NHNN có những tác động mạnh mẽ đến
hoạt động sản xuất kinh doanh DNNVV trong điều kiện nền kinh tế khó khăn. Trước
hết, sự thay đổi về chính sách lãi suất, đặc biệt là lãi suất cho vay tăng đã khiến cho chi
phí đầu vào của doanh nghiệp gia tăng, gây khó khăn cho đầu ra của doanh nghiệp. Hơn
nữa, việc thay đổi chính sách lãi suất có ảnh hưởng ngay đến kết quả hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp, khiến cho lợi nhuận của nhiều doanh nghiệp sụt giảm, cơ cấu
tài sản và nguồn vốn thay đổi. Tuy nhiên, lãi suất cho vay cao cùng với những điều kiện
cho vay thắt chặt cũng giúp sàng lọc những doanh nghiệp yếu kém. Chính vì vậy, trong
thời gian tới, để phát huy những mặt mạnh, tạo điều kiện hỗ trợ cho doanh nghiệp và
tránh những ảnh hưởng bất lợi cho DNNVV, điều hành chính sách nên bám sát theo
18
diễn biến nền kinh tế và thị trường, tập trung vào một số vấn đề sau:

Thứ nhất, NHNN nên điều hành chính sách lãi suất một cách linh hoạt phù hợp
với diễn biến thị trường và điều kiện kinh tế, hỗ trợ sự phát triển lành mạnh của
DNNVV. Trước hết, cần tiếp tục giảm mức lãi suất cho vay đối với DNNVV, mặc dù đã
giảm nhưng còn cao hơn rất nhiều so với các nước (tiêu biểu như Thái Lan, Trung
Quốc). Điều này tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể tiếp cận với nguồn vốn vay
có chi phí hợp lý, đồng thời, cũng không quá gây áp lực đối với các ngân hàng. Tuy
nhiên, kết hợp với việc giảm lãi suất cần phải có những biện pháp điều chỉnh để ổn định
tỷ giá VND so với USD vì giảm lãi suất sẽ thu hẹp mức chênh lệch lãi suất giữa VND và
USD khiến cho tiền đồng trở nên kém hấp dẫn và với mức lạm phát cao khiến mục tiêu
ổn định tỷ giá sẽ khó đạt được. Hơn nữa, giảm lãi suất không thực hiện một cách chính
xác sẽ khiến nỗ lực kiểm soát lạm phát, tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, kiểm soát tỷ giá
ngày càng trở nên khó khăn.
Thứ hai, Chính phủ áp dụng đồng bộ các giải pháp đảm bảo ổn định kinh tế vĩ
mô, đặc biệt ổn định giá nguyên, vật liệu đầu vào để doanh nghiệp yên tâm sản xuất,
cùng với thị trường thế giới hồi phục và tăng sức mua là lối thoát lớn nhất cho doanh
nghiệp. Tăng cường hơn nữa việc giám sát thực hiện đúng mục đích của các khoản vay
nhằm đem đến hiệu quả cuối cùng của các gói hỗ trợ. Ngoài ra, tạo điều kiện cho ngân
hàng có những chính sách thuận tiện hơn cho các doanh nghiệp trong thủ tục vay vốn
cũng như gia hạn nợ để đảm bảo cho các doanh nghiệp có thể tạm thời tồn tại trong điều
kiện kinh tế nhiều khó khăn.
TỪ 2012 ĐẾN NAY
Năm 2012
Theo khảo sát của Cục phát triển DN - Bộ Kế hoạch & Đầu tư, chính thức được
thừa nhận từ năm 2001 đến cuối tháng 6 năm 2012, cả nước có 658.654 DNVVN đăng
ký thành lập, trong đó 468.023 DN đang hoạt động (chiếm 71,1%). Trong 7 tháng đầu
năm 2012, số DN tạm nghỉ kinh doanh đã lên tới 20.741 DN, số DN giải thể là 4.105 DN,
tăng 35,4% so với cùng kỳ năm 2011. Rất tiếc là cho đến nay Tổng cục Thống kê hoặc
19
Cục phát triển DN, hay Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam vẫn chưa có một
số liệu chính xác rằng trong số đó, có bao nhiêu phần trăm là DN khối quốc doanh và bao

nhiêu phần trăm là DNVVN. Khảo sát thực tế của chúng tôi ghi nhận, phần lớn, nếu
không muốn nói là hầu hết các DN đã phải chọn phương án giải thể, ngưng kinh doanh,
đều là những DN có quy mô vừa và nhỏ hoặc siêu nhỏ. Chúng ta chưa nghe đến bất kỳ
một tập đoàn, một tổng công ty nhà nước nào phải nghỉ kinh doanh hoặc giải thể, phá
sản. Rõ rang, khó khăn chung của nền kinh tế đang dắt dây tác động vô cùng lớn lao đến
khối DN chiếm 97%/tổng số DN của cả quốc gia.
Căn cứ trên công bố của Bộ Tài chính 6 tháng đầu năm nay về tổng thu NSNN đạt
46,7% dự toán, giảm 1,7% so với cùng kỳ; và tính đến hết tháng 6/2012, có tới 120.000
lượt DN làm thủ tục gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng tháng 4-5/2012 theo Nghị
quyết 13/NQ-CP, với tổng số tiền thuế gia hạn khoảng 5.500 tỷ đồng, trong đó phần lớn
là DNVVN; chúng tôi nhận thấy có lẽ không cần phải bàn cãi liệu đây có phải là giai
đoạn của nền kinh tế rơi vào đình lạm, giảm phát hay chưa, nhưng tình trạng suy kiệt của
nền kinh tế đang là biểu hiện – đồng thời là hệ quả xuất phát từ tình trạng đình đốn trong
khối DNVVN.
Tính đến tháng 7/2012, tăng trưởng tín dụng của toàn hệ thống ngân hang chỉ đạt
1,82%, rất xa so với chỉ tiêu 8-10% của cả năm. Mặc dù ở một số ngân hàng quốc doanh,
dư nợ vay các lĩnh vực ưu tiên tăng mạnh với tỷ lệ dư nợ cho vay nhóm này chiểm
khoảng 45% trong tổng dư nợ và tăng trưởng mạnh khoảng 35% so với cùng kỳ năm
2011, nhưng ở hầu hết các ngân hàng, tín dụng DNVVN lại giảm mạnh, trong khi tỷ lệ
dư nợ ngoại tệ lại tăng. Cũng lưu ý thêm là trong nền kinh tế của ta, không có nhiều
DNVVN đáp ứng được các quy định về cho vay tín dụng ngoại tệ, ngoại trừ khối DN
xuất nhập khẩu. Ngay cả số tín dụng tăng trưởng ngoại tệ đã nêu, thì số cho vay mới lại
cũng rất khiêm tốn. Tình trạng tăng tín dụng trong khi bản chất của việc tăng trưởng là
tổng dư nợ đã được xử lý, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, cho vay cơ cấu tài chính, miễn giảm
lãi, cho vay bù đắp dư nợ theo hình thức lãi suất mới khi trả hết nợ cũ, chiếm tới hơn một
nửa, dẫn đến tỷ trọng tín dụng cho vay mới không đáng kể, trồi sụt, cũng đã nêu bật được
20
bi kịch khát vốn mà lại không tiếp cận vốn, có nhu cầu vốn mà lại không dám vay vốn
của số đông các DNVVN nói chung.
Trong nền kinh tế của chúng ta từ xưa đến nay, DNVVN luôn là nhóm đối tượng

thường đươc ưu tiên về chủ trương. Riêng trong năm 2012, mặc dù chủ trương của Chính
phủ qua Nghị quyết 13 NQ-CP với các nhóm ngành DN được ưu tiên đã rất rõ ràng, sâu
sát, thì khối DNVVN vẫn đang phải hứng chịu những khó khăn, những tổn thương không
nhỏ từ các vấn đề vĩ mô, đặc biệt là các chính sách tín dụng. Để có thể cầm cự được từ
nay đến cuối năm 2012, và có cơ hội tái đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh trong năm
2013, khối DNVVN đang rất cần được “tháo khoán” các vần đề: cải thiện hàng tồn kho,
đồng nghĩ với cải thiện sức mua trong nền kinh tế; Quan trọng nhất là được đáp ứng nhu
cầu vốn đầy đủ với mức lãi suất hợp lý, cho DN hấp thu được đồng vốn và qua đó, nền
kinh tế cũng hấp thụ được vốn, phục hồi được sức lực, sớm lấy lại những ưu thế của một
nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực, mà thành quả của những
năm trước đây cũng cần được ghi nhận với sự gắn bó, đóng góp không nhỏ từ chính các
DN SMEs.
Năm 2013-2014
Theo báo cáo mới đây của Ngân hàng Nhà nước, tăng trưởng tín dụng tính đến
ngày 30/9 tăng 7,26% so với cuối năm 2013. Con số này là một dấu hiệu rất tích cực, bởi
thời điểm cuối quý II, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống mới chỉ đạt 3,7%, khá xa với
mục tiêu tăng trưởng tín dụng 12 – 14% năm 2014.
Số liệu cập nhật mới nhất của NHNN cũng cho thấy, lãi suất VND qua đêm và các
kỳ hạn ngắn trên liên ngân hàng liên tục giảm trong thời gian gần đây. Tính đến ngày
7/10, lãi suất qua đêm bình quân chỉ ở mức 1,1%/năm; các kỳ hạn theo tuần chỉ từ 1,65 –
2,79%; kỳ hạn 1 tháng chỉ ở mức 2,74%
Báo cáo kết quả kinh doanh toàn hệ thống ngân hàng tính đến thời điểm 30/9 của
NHNN cho thấy, lãi suất của các khoản vay cũ tiếp tục được các tổ chức tín dụng tích cực
giảm. Cụ thể, tính đến ngày 18/9, dư nợ cho vay bằng VND có lãi suất trên 15%/năm
21
chiếm 4,25% tổng dư nợ cho vay VND, giảm so với tỷ trọng 6,3% cuối năm 2013; dư nợ
có lãi suất trên 13%/năm chiếm 12,16% tổng dư nợ cho vay bằng VND, giảm so với tỷ
trọng 19,72% cuối năm 2013. Tuy nhiên, nghịch lý là ở chỗ, trong khi hệ thống ngân
hàng đang trong trạng thái ”thừa tiền”, doanh nghiệp lại trong cảnh quay quắt vì đói vốn
nhưng ngại vay.

Kết quả Báo cáo điều tra xu hướng kinh doanh của doanh nghiệp năm 2014 do
Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) vừa thực hiện hồi quý II năm nay cho thấy,
bài toán vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ không hề dễ giải. Theo đó, trong số hơn 7.600
doanh nghiệp tham gia khảo sát thì có tới gần 3.900 doanh nghiệp không vay vốn. Đặc
biệt, có tới 74,8% trong số đó không có nhu cầu vay vốn, hơn 24% do thủ tục quá phức
tạp và mất nhiều thời gian; 20% do lãi suất quá cao…
Khảo sát cũng cho thấy, ngân hàng thừa vốn, còn doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận
nguồn vốn ngân hàng do điều kiện vay vốn của các nhà băng ngày càng chặt chẽ hơn.
NGUYÊN NHÂN CỦA THỰC TRẠNG TRÊN:
Dù đã có nhiều chính sách đưa ra nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, đặc
biệt là gói kích cầu thông qua hỗ trợ 4% lãi suất cho vay nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn
“kêu” khó tiếp cận vốn.
3.1. ĐIỀU KIỆN CHO VAY
Để tiến hành điều tra này, VDF và NEU đã gửi mẫu khảo sát đến hơn 300 doanh nghiệp
trong bốn lĩnh vực sản xuất kinh doanh gồm: sản xuất, thương mại, xây dựng và dịch vụ
tại Hà Nội và Tp.HCM. Trong đó, thương mại là lĩnh vực có nhiều doanh nghiệp tham
gia điều tra nhất chiếm 33,2%, dịch vụ chiếm 20,4%, xây dựng chiếm 17,3%, sản xuất
chiếm 12,2%. Ngoài ra nhóm nghiên cứu cũng tiến hành phỏng vấn sâu 12 doanh nghiệp
trong các lĩnh vực kinh doanh khác nhau như: dệt may, thủy sản, nhựa, xây dựng, thương
mại ở Hà Nội, Hải Phòng và Tp.HCM.
22
TS. Lê Ngọc Sơn, thành viên tham gia điều tra cho rằng, những thay đổi trong chính
sách của Chính phủ đã tác động khác nhau đến khả năng vay vốn của các doanh nghiệp.
Nếu như trước đây lãi suất quá cao là thách thức lớn đối với doanh nghiệp, thì hiện nay
những khó khăn về điều kiện thế chấp và xét duyệt cho vay được doanh nghiệp đặt lên
hàng đầu.
Thứ nhất, điều kiện vay vốn kích cầu còn khắt khe, như doanh nghiệp phải có tài sản
thế chấp, lành mạnh về tài chính…Những yêu cầu này là rào cản DNNVV tiếp cận nguồn
vốn vay vì thông thường doanh nghiệp gặp khó khăn không có tài sản lớn thế chấp, hoặc
nếu có thì trong điều kiện thủ tục xác nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản

phức tạp như hiện nay, doanh nghiệp có thể bỏ lỡ cơ hội vay vốn. Trong khi đó, nhiều
doanh nghiệp thoả mãn được điều kiện vay vốn kích cầu thì không còn gọi là khó khăn
nhưng lại được vay vốn. Ông Phạm Quang Thắng – Phó tổng giám đốc ngân hàng
Techcombank chia sẻ thẳng thắn, trên thực tế ngân hàng không muốn giữ tài sản đảm bảo
của khách hàng. Chẳng hạn như hệ thống dây chuyền máy móc có giữ lại để phát mãi
cũng chẳng được bao nhiêu, tài sản bất động sản bán trong bối cảnh hiện nay cũng khó.
“Chưa kể nhiều căn nhà được đưa ra thế chấp lại là nơi sinh sống của nhiều thế hệ trong
một gia đình, làm sao ngân hàng có thể “đuổi” họ ra khỏi nhà được…”Việc cho vay tín
chấp chỉ có thể làm với những doanh nghiệp có doanh thu đều đặn, cam kết đóng doanh
thu qua ngân hàng, ngân hàng kiểm soát được nguồn tiền ra vào và nắm được rõ phương
án kinh doanh, ví dụ như Vietnam Airlines chẳng hạn. Còn đa phần các DNNVV hiện
nay doanh thu bấp bênh, khó kiểm soát nguồn tiền mà phương án kinh doanh lại rõ ràng
mà muốn áp dụng cho vay tín chấp thì gần như là đánh đố ngân hàng. “Trong tổng số
70.000 doanh nghiệp mà Techcombank làm việc thì có tới 68.000 DN thuộc đối tượng
DNNVV nhưng thực tế duyệt cho vay chỉ được hơn 20.000 DN” – Ông Thắng chia sẻ
thực tế hiện nay tại ngân hàng Techcombank.
Thứ hai, trong trường hợp doanh nghiệp có tài sản bảo đảm thì việc định giá tài sản của
ngân hàng vẫn rất thấp so với giá trị thị trường. Thông thường, doanh nghiệp có tài sản là
bất động sản thường dễ vay hơn; đối với tài sản là hàng tồn kho luân chuyển, các khoản

×