Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Bài slied ĐO LƯỜNG THU NHẬP QUỐC GIA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (280.11 KB, 24 trang )

ĐO LƯỜNG THU NHẬP QUỐC GIA
• Kinh tế học được chia làm hai nhánh: kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô.
- Kinh tế vi mô: nghiên cứu cách thức ra quyết định của các hộ gia đình
và các doanh nghiệp và cách thức tương tác giữa họ trên các thị trường
- kinh tế vĩ mô: là việc nghiên cứu nền kinh tế tổng thể . Khi đọc một tờ
báo, lướt qua tin tức trên mạng, hay bật ti vi lên thì khó mà không nhìn
thấy những số liệu thống kê mới nhất được báo cáo về nền kinh tế, số liệu
thống kê có thể đo lường tổng thu nhập của tất cả mọi người trong nền
kinh tế, mức mà tại đó giá cả trung bình tang lên hay giảm xuống…v.v
tất cả những số liệu thống kê này là kinh tế vĩ mô. Mục tiêu của kinh tế
vĩ mô là nhằm giải thích những thay đổi kinh tế có ảnh hưởng đồng thời
đến nhiều hộ gia đình nhiều doanh nghiệp và các thị trường. Nền kinh tế
vi mô và vĩ mô có mối liên hệ chặt chẽ với nhau bởi vì nền kinh tế tổng
thể là tập hợp từ nhiều hộ gia đình, nhiều doanh nghiệp tương tác với
nhau trên nhiều thị trường. Tuy nhiên, việc nghiên cứu nền kinh tế trên
bình diện tổng thể đặt ra một số thách thức mới và hấp dẫn. Trong
chương này,chúng ta xem xét tổng sản phẩm quốc nội, đại lượng đo
lường tổng thu nhập của một quốc gia. GDP là số liệu thống kê kinh tế
được theo dõi chặt chẽ nhất bởi vì nó được cho là thước đo tốt nhất
về phúc lợi kinh tế của một xã hội.
I. THU NHẬP VÀ CHI TIÊU CỦA NỀN KINH TẾ
Nếu bạn đánh giá một con người về một phương diện kinh tế thì nhìn vào thu nhập
của họ. Một người với thu nhập cao có thể dễ dàng đáp ứng những nhu cầu thiết
yếu và xa xỉ của cuộc sống hơn điều này cũng tương tự khi áp dụng cho tổng
thể nền kinh tế của một quốc gia. Khi đánh giá một nền kinh tế thì việc xem xét
tổng thu nhập mà tất cả mọi người rong nền kinh tế đang kiếm được là điều tự
nhiên. Đó là nhiệm vụ của tổng sản phẩm quốc nội (GDP). GDP đo lường đồng
thời hai chỉ tiêu: tổng thu nhập của tất cả mọi người trong nền kinh tế và tổng chi
tiêu cho sản lượng hàng hóa và dịch vụ của nền kinh tế . GDP có thể đóng cả vai
trò tổng thu nhập và tổng chi tiêu bởi vì hai chỉ tiêu này thực sự là như nhau.
Đối với tổng thể nền kinh tế thì thu nhập phải bằng chi tiêu .


Một ví dụ minh họa cho điều này : A trả 4 triệu đồng cho việc thue B làm
người giúp việc cho A mỗi tháng trong trường hợp này B là người bán dịch
vụ A là người mua dịch vụ . B thu nhập được 4 triệu đồng một tháng, A chi
tiêu 4 triệu đồng một tháng do đó giao dịch này đóng góp như nhau vào thu
nhập và vào chi tiêu của nền kinh tế. GDP dù được đo lường bằng tổng thu
nhập hay tổng chi tiêu đều tang 4 triệu đồng
Chi tiêu
(=GDP)
THỊ TRƯỜNG
HÀNG HÓA VÀ
DỊCH VỤ
Doanh thu
(= GDP)
Hàng hóa và
dịch vụ được
mua
= Dòng đầu vào
và đầu ra
= Dòng tiền
Thu nhập (=GDP)
Tiền lương , tiền
thuế và lợi nhuận
(=GDP)
THỊ TRƯỜNG
CÁC YẾU TỐ
SẢN SUẤT
HỘ GIA ĐÌNH
Lao động đất
đai và vốn
Các yếu tố sản

xuất
DOANH NGHỆP
Hàng hóa và
dịch vụ được
bán
II. ĐO LƯỜNG TỔNG SẢN PHẨM QUỐC NỘI.
Là một định nghĩa về GDP mà tập trung vào cách xem GDP như là thước đo
tổng chi tiêu.
Tổng sản phẩm quốc nội ( GDP) là giá trị thị trường của tất cả các hàng hóa và
dịch vụ cuối cùng được sản xuất trong một quốc gia trong một thời gian nhất định.
Định nghĩa này khá đơn giản, nhưng thật sự có rất nhiều vấn đề tinh tế phát sinh
khi tính GDP của một nền kinh tế, nên chúng ta phải xem xét cẩn thận từng cụm từ
trong định nghĩa này.
• “GDP là giá trị thị trường ”
Khi so sánh ta phải so sánh những mặt của hai đối tượng giống nhau. Ta không
thể so sánh mức độ đẹp của con trai với con gái, hay mức độ thông minh của một
người với một loài vật được Tưởng như mọi thứ đều như vậy nhưng GDP lại
ngược lại. GDP cộng nhiều loại sản phẩm khác nhau vào trong một thước đo
giá trị duy nhất của hoạt động kinh tế. Để có thể làm được như vậy nó sử dụng
giá cả thị trường. Bởi vì giá cả thị trường đo lường số tiền mà người tiêu dùng sẵn
lòng trả cho những hàng hóa khác nhau, cho nên chúng phản ánh giá trị của những
hàng hóa đó. Nếu giá của sản phầm này gấp đôi sản phẩm kia thì nó đóng góp
nhiều gấp đôi vào GDP so với sản phẩm còn lại.
• “ của tất cả ”
GDP bao gồm tất cả. Những mặt hàng nào được sản xuất trong nền kinh tế và
được bán hợp pháp trên thị trường thì đều được tính vào GDP. Kể cả khi người
dân ở trong chính ngôi nhà của họ cũng tạo ra GDP cho quốc gia đó.
Tuy nhiên, vẫn có những sản phẩm không được tính vào GDP vì đo lường chúng
là một điều khó khăn. Với những số liệu cụ thể thì có thể tính được GDP nhưng
với những mặt hàng cấm thì việc đưa vào GDP là vô cùng khó khăn bởi cách sản

xuất và buôn bán là bí mật
Ví dụ : -Ma túy, Hay những mặt hàng sản xuất và tiêu dùng tại nhà.
-Nếu anh A trả tiền cho chị B để mua một bộ quần áo thì việc này được
tính vào GDP nhưng khi hai người kết hôn thì việc buôn bán này không còn giá trị
nữa và khi đó GDP giảm xuống.
• “ cuối cùng ”
Việc tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh đôi khi phải sử dụng nguyên liệu là sản phẩm
khác thì GDP chỉ tính cho sản phẩm cuối cùng.
Ví dụ: Để may một bộ quần áo thì cần vải, người thợ may sẽ phải mua vải từ
những người bán vải. Vậy thì vải là sản phẩm trung gian, bộ đồ là sản phẩm cuối
cùng, và GDP chỉ tính cho bộ đồ. Điều đó là hợp lí. Vì giá trị của vải đã được tính
vào giá của bộ đồ. Việc cộng thêm giá thị trường của vải vào giá trị thị trường của
bộ đồ sẽ là sự tính trùng. Hay GDP sẽ tính (không chính xác) giá trị của vải hai lần.
Tuy nhiên nếu hàng hóa trung gian được đưa vào hàng tồn kho của một công ty
để sử dụng hoặc bán sau thì nó được coi là sản phẩm cuối cùng tại thời điểm đó và
giá trị của nó như là khoản đầu tư vào hàng tồn kho nên cũng là một phần của
GDP. Khi sản phẩm được bán ra hoặc sử dụng thì lượng giảm được trừ vào GDP.
• “ được sản xuất ”
GDP chỉ được tính cho những hàng hóa và dịch vụ đang được sản xuất. Nó
không tính cho những sản phẩm đã được sản xuất trước đó.
Ví dụ: Khi Honda sản xuất một chiếc xe mới thì giá trị của chiếc xe được tính
vào GDP. Khi một người đã sử dụng xe bán chiếc xe đó cho người khác, giá trị
chiếc xe đó không được tính vào GDP.
• “…trong phạm vi một quốc gia…”
GDP đo lường giá trị sản xuất trong phạm vi lãnh thổ của một quốc gia.
Ví dụ: Khi một công dân Việt Nam làm việc tạm thời tại Sigapore, sản lượng
sản xuất của người đó là một phần GDP của Singapore.
Những mặt hàng được tính vào GDP của một quốc gia nếu chúng được sản xuất
trong nước, không phân biệt quốc tịch của nhà sản xuất.
• “….trong một khoảng thời gian nhât định…”

GDP đo lường giá trị sản xuất diễn ra trong một khoảng thời gian cụ thể.
Thông thường, khoảng thời gian đó là một năm hoặc quý(ba tháng).GDP đo lường
dòng thu nhập và dòng chi tiêu của nền kinh tế trong khoảng thời gian đó.
=>Rõ ràng GDP là một thước đo phức tạp về giá trị của hoạt động kinh tế.
Trong các khóa học nâng cao về kinh tế vĩ mô, bạn sẽ tìm hiểu về những sự tinh
tế phát sinh trong qua trình tính toán nó.
III. CÁC THÀNH PHẦN CỦA GDP.
Vì trong một nền kinh tế sẽ có nhiều lĩnh vực, nhiều sản phẩm phục vụ từng nhu
cầu khác nhau của người tiêu dùng cũng như các nhà sản xuất cho nên các hình
thức chi tiêu cũng trở nên đa dạng.
Bạn có thể đến một shop thời trang để mua quần áo, Samsung có thể đang sản
xuất một dòng điện thoại mới, Airbus có thể đang kí hợp đồng bán những chiếc
máy bay….
GDP bao gồm tất cả các hình thức chi tiêu khác nhau này vào những hàng
hóa và dịch vụ được sản xuất trong nước.
Về lý thuyết, dù theo cách tính nào cũng cho kết quả tính GDP như nhau.
Nhưng trong nhiều báo cáo thống kê, lại có sự chênh lệch nhỏ giữa kết quả theo ba
cách tính (phương pháp chi tiêu, phương pháp thu nhập hay chi phí, phương pháp
giá trị gia tăng). Đó là vì có sai số trong thống kê.
Theo cách tính GDP là tổng tiêu dùng, các nhà kinh tế học đưa ra một công thức
như sau:


Y= C+I+G+NX
Trong đó:
• C: Tiêu dùng của tất cả các cá nhân (hộ gia đình) trong nền kinh tế trừ việc
mua nhà ở mới.
• I: Đầu tư của các nhà kinh doanh vào cơ sở kinh doanh, là việc mua những
hàng hóa mà sẽ được sử dụng trong tương lai để sản xuất thêm các hàng hóa
và dịch vụ; thiết bị sản xuất, hàng tồn kho và các công trình xây dựng kể cả

việc mua nhà mới. Việc mua nhà mới là một hình thức chi tiêu hộ gia đình
nhưng theo quy ước thì đó là đầu tư chứ không phải tiên dùng.
Lưu ý: đừng lẫn lộn điều này với đầu tư mang tính đầu cơ tích trữ vào thị
trường chứng khoán và trái phiếu.
• G: Mua sắm của chính quyền hay tổng chi tiêu của chính quyền (tiêu dùng
của chính quyền) cho các hàng hóa và dịch vụ bởi chính quyền địa phương,
tiểu bang hay liên bang. Bao gồm tiền lương của những người làm việc khu
vực chính phủ cũng như tiêu cho các hoạt động công.
Quan hệ của phần này đối với các phần còn lại của GDP được mô tả trong lý
thuyết khả dụng (có thể đem đi tiêu).
• NX: "xuất khẩu ròng" của nền kinh tế.
Tính bằng chi tiêu của người nước ngoài cho hàng hóa được sản xuất trong
nước( xuất khẩu)-chi tiêu của cư dân trong nước cho hàng hóa nước ngoài(nhập
khẩu)
Việc bán hàng hóa của một doanh nghiệp trong nước cho một người mua ở
nước khác thì làm tăng xuất khẩu ròng.
Ví dụ: Người Việt Nam mua sản phẩm Iphone của Mỹ làm tăng xuất khẩu
ròng (NX) của Mỹ.
Chữ “ròng” trong xuất khẩu ròng trong thực tế là nhập khẩu trừ vào xuất
khẩu. Phép trừ này được thực hiện bởi vì những thành phần khác của GDP đã bao
gồm cả nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ. Tóm lại, khi một hộ gia đình, doanh
nghiệp hay chính phủ trong nước mua một hàng hóa hay dịch vụ từ nước ngoài thì
việc mua sắm làm giảm xuất khẩu xòng, nhưng bởi vì nó làm tăng tiêu dùng, đầu
tư hoặc mua sắm của chính phủ, chi nên ní không ảnh hưởng đến GDP.
THEO DÒNG THỜI SỰ
Hoa Kỳ còn tính GDP hàng quý của quốc gia, họ cũng tính những thước đo khác
về thu nhập để có được một bước tranh đầy đủ hơn về những gì đang diễn ra trong
nền kinh tế. Những thước đo này khác với GDP bởi việc loại ra hay tính vào một
số loại thu nhập nhât định. Sau đây là sợ mô tả ngắn gọn năm trong số những
thước đo thu nhập này đi từ lớn đến nhỏ.

 Tổng sản phẩm quốc dân (GNP):là tổng thu nhập kiếm được bởi các cư dân
thường trú của một quốc gia (gọi là công dân). Nó khác với GDP bởi việc
tính cả thu nhập của công dân kiếm được ở nước ngoài và loại ra thu nhập
mà người nước ngoài kiếm được trong nước.
Khi một người Việt Nam làm việc tạm thời tại Mỹ, sản phẩm người đó làm ra là
một phần GDP của Mỹ, nhưng nó không phải là một phần của GNP của Mỹ mà
là một phần GDP của Việt Nam.
Đối với các quốc gia thì các công dân trong nước làm ra hầu hết tổng sản phẩm
quốc nội, cho nên GDP và GNP khá giống nhau.
 Sản phẩm quốc dân ròng (NNP): là tổng thu nhập của các cư dân một nước
(GNP) trừ đi phần mất đi do khấu hao. Khấu hao là sự hao mòn trữ lượng
các nhà xưởng và thiết bị của nền kinh tế, như là xe tải bị gỉ sét hay máy tính
bị lỗi thời. Trong tài khoản thu nhập quốc gia của bộ Thương mại hoạch
toán, khấu hao được gọi “ tiêu dùng vốn đầu tư”.
 Thu nhập quốc dân:là tổng thu nhập kiếm được bởi cư dân của một quốc gia
trong quá trình sản xuất hàng hóa và dịch vụ. Nó gần như giống hệt vơi sản
phẩm quốc dân ròng. Hai thước đo này khác nhau do sai số thống kê phát
sinh từ những vấn đề trong quá trình thu thập số liệu.
 Thu nhập cá nhân: là thu nhập của các hộ gia đình và các hoạt động sản xuất
kinh doanh nhỏ lẻ nhận được. Không như thu nhập quốc dân, nó không bao
gồm các khoản thu nhập giữ lại, khoản thu nhập mà các công ty kiếm được
nhưng đã không trả cho các chủ sở hữu. Nó cũng trừ đi các khoản thuế kinh
doanh gián tiếp ( như thuế bán hàng), các khoản thuế thu nhập doanh
nghiệp, và các khoản đóng bảo hiểm xã hội (hầu hết là các khoản thuế an
sinh xã hội). Ngoài ra, thu nhập cá nhân bao gồm tiền lãi từ các khoản nợ
của chính phủ và thu nhập mà các hộ gia đình nhận được từ chương trình
chuyển nhượng của chính phủ, như là phúc lợi và an sinh xã hôi.
 Thu nhập cá nhân khả dụng:là thu nhập mà các hộ gia đình và các hoạt động
sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ còn lại sau khi đã thực hiện các nghĩa vụ đối với
chính phủ. Nó bằng thu nhập cá nhân trừ đi thuế thu nhập cá nhân và những

khoản chi trả ngoài thuế nhât định (như là phí phạt gia thông).
Mặc dù những thước đo khác nhau về chi tiết, nhưng chúng hầu như luôn kể cùng
một câu chuyện về các điều kiện kinh tế. GDP và những thước đo này tỉ lệ thuận
với nhau. Và để theo dõi sự dao động trong tổng nền kinh tế, việc chúng ta sử dụng
thước đo thu nhập nào không phải là vấn đề.
Nghiên cứu tình huống
Các thành phần trong GDP của Hoa Kỳ năm 2009.
Tổng (tỷ USD) Bình quân đầu người
(USD)
Tỷ trọng (%)
Tổng sản phẩm
quốc nội (Y)
$ 14,259 $ 46,372 100%
Tiêu dùng(C) 10,093 32,832 71
Đầu tư(I) 1,623 5,278 11
Mua sắm của chính
phủ(G)
2,933 9,540 21
Xuất khẩu
ròng(NX)
-390 -1,269
Nguồn: Bộ Thương mại Hoa Kỳ. Các thành phần cộng lại có thể không đúng
bằng tổng do làm tròn số.
Qua bảng ta có thể xác định các thành phần trong GDP của Hoa Kỳ. 2009 dân số
Hoa Kỳ là 307 triệu người. Ta có thể tính ra GDP bình quân đầu người.
Những số liệu này lấy từ Cục phân tích Kinh tế, một cơ quan thuộc Bộ Thương
mại Hoa Kỳ chuyên hoạch toán tài khoản thu nhập quốc gia.
IV. GDP THỰC VÀ GDP DANH NGHĨA:
GDP danh nghĩa GDP thực
Định

nghĩa
Sử dụng giá hiện hành để tính giá
trị sản lượng hàng hóa và dịch vụ
của nền kinh tế.
Sử dụng giá cố định của nam cơ
sở để tính gí trị của sản lượng
hàng hóa và dịch vụ của nền kinh
tế.
Cách
tính
GDP
N
= Giá của hàng hóa dịch vụ
hiện hành x Số lượng hàng hóa
dịch vụ hiện hành.
GDP
R
= Giá của hàng hóa dịch vụ
cơ sở x Số lượng hàng hóa dịch
vụ hiện hành.
Ý
nghĩa
Đo lường tổng chi tiêu cho hàng
hóa và dịch vụ trên tất cả các thị
trường trong nền kinh tế hiện
hành.
Cho biết sản lượng hàng hóa và
dịch vụ của nền kinh tế thay đổi
như thế nào theo thời gian.
Ví dụ: GDP thực so với GDP danh nghĩa

Bảng này trình bày cách tính toán GDP thực, GDP danh nghĩa, và chỉ số giảm phát
GDP cho một nền kinh tế giả thuyết chỉ sản xuất kem đánh răng và dầu gội đầu.
Giá cả và số lượng
Năm
Giá cả kem đánh
răng
Số lượng kem
đánh răng
Giá cả dầu
gội đầu
Số lượng dầu gôi
đầu
2012 24000 vnđ 100 30000 vnđ 200
2013 25000 vnđ 200 31000 vnđ 250
2014 26000 vnđ 250 32000 vnđ 300
Tính toán GDP danh nghĩa
2012 (24000 vnđ/tuýp x 100 tuýp) + (30000 vnđ/chai x 200 chai) = 8400000 vnđ
2013 (25000 vnđ/tuýp x 200 tuýp) + (31000 vnđ/chai x 250 chai) = 12750000 vnđ
2014 (26000 vnđ/tuýp x 250 tuýp) + (32000 vnđ/chai x 300 chai) = 16100000 vnđ
Tính toán GDP thực(năm cơ sở 2012)
2012 (24000 vnđ/tuýp x 100 tuýp) + (30000 vnđ/chai x 200 chai) = 8400000 vnđ
2013 (24000 vnđ/tuýp x 200 tuýp) + (30000 vnđ/chai x 250 chai) = 12500000 vnđ
2014 (24000 vnđ/tuýp x 250 tuýp) + (30000 vnđ/chai x 300 chai) = 15000000 vnđ
Tính toán chỉ số giảm phát GDP
2012 (8400000 vnđ / 8400000 vnđ)x100 = 100
2013 (12750000 vnđ / 12500000 vnđ)x100= 102
2014 (16100000 vnđ / 15000000 vnđ)x100= 107,3
Phân tích ví dụ:
Để tính toán tổng chi tiêu trong nền kinh tế này, chúng ta sẽ nhân số lượng kem
đánh răng và dầu gội đàu với giá của chúng. Trong năm 2012, 100 tuýp kem đánh

răng được bán với giá 24000 vnđ/tuýp, vì vậy chi tiêu cho kem đánh răng là
2400000 vnđ. Trong cùng năm đó, 200 chai dầu gội được bán với giá
30000vnđ/chai, do đó chi tiêu cho dầu gội đầu là 6000000vnđ. Tổng chi tiêu trong
nền kinh tế- tổng của chi tiêu cho kem đánh răng và dầu gội đầu là 8400000vnđ.
Số tiền này, sản lượng hàng hóa và dịch vụ được định giá theo mức giá hiện hành,
được gọi là GDP danh nghĩa.
Bảng này cho thấy cách tính GDP danh nghĩa cho 3 năm đó. Tổng chi tiêu tăng từ
8400000vnđ năm 2012 thành 12750000vnđ năm 2013 và 16100000vnđ năm 2014.
Một phần của sự gia tăng này là do gia tăng về số lượng kem đánh răng và dầu gội
và 1 phần do sự tăng về giá cả của 2 mặt hàng.
Vì vậy, để có 1 thước đo mà không bị ảnh hưởng bởi nhưng thay đổi về giá cả
chúng ta sử dung GDP thực, đó là sản lượng hàng hóa và dịch vụ được định giá
theo mức giá cố định. Theo cách tính như trên bảng 1 thì ta thấy năm 2012 được
chọn là năm cơ sở.
Từ đó, ta thấy GDP thực là thước đo sản lượng hàng hóa và dịch vụ nề kinh tế, nó
phản ánh năng lực của nền kinh tế. Vì vậy, GDP thực là thước đo phúc lợi kinh tế
tốt hơn GDP danh nghĩa. (Thường thì khi nói đến GDP các nhà kinh tế thường
dùng GDP thực)
• Chỉ số giảm phát GDP:
Chỉ số này đo lường mức giá hiện hành so với mức giá trong năm cơ sở, phản ánh
giá cả hàng hóa và dịch vụ. Chỉ số giảm phát GDP được tính như sau:
Chỉ số giảm phát GDP = x100
Ví dụ: như ở bảng trên thì chỉ số Giảm phát GDP được tính ở dưới bảng.
• Tỷ lệ lạm phát:
Các nhà kinh tế sử dụng thuật ngữ lạm phátđể mô tả tình huống mà mức giá chung
của nền kinh tế đang gia tăng. Tỷ lệ lạm phát là phần trăm thay dổi trong mức giá
từ giai đoạn này sang giai đoạn kế tiếp.
Tỷ lệ lạm phát trong
hai năm liên tiếp = x100
Theo ví dụ ở trên: ta có thể thấy tỷ lệ lạm phát của năm 2014 so với năm trước

bằng 100x(107,3-102)/102, hay 5,2%.
KẾT LUẬN:
- GDP danh nghĩa sử dụng giá hiện hành để tính giá trị hàng hóa và dịch
vụ của nền kinh tế.
- GDP thực sử dụng giá cố định của năm cơ sở để tính giá trị sản lượng
hàng hóa và dịch vụ của nền kinh tế.
- GDP thực là thước đo phúc lợi kinh tế tốt hơn so với GDP danh nghĩa.
V. GDP CÓ PHẢI LÀ MỘT THƯỚC ĐO TỐT VỀ
PHÚC LỢI KINH TẾ ?
GDP đo lường cả tổng thu nhập và tổng chi tiêu cho hàng hóa và dịch vụ của nền
kinh tế. GDP bình quân đầu người dường như là thước đo tự nhiên về phúc lợi
kinh tế trung bình của cá nhân . Có một số ý kiến cho rằng GDP chưa thực sự là
một thước đo tốt về phúc lợi kinh tế . câu trả lời là trong thực tế GDP lớn giúp
chúng ta hướng đến một cuộc sống tốt đẹp. GDP không đo lường sức khỏe của
con người nhưng các quốc gia có GDP lớn hơn có thể chăm sóc sức khỏe con
người tốt hơn GDP lớn hơn có thể cung cấp hệ thông giáo dục tốt hơn v.v,
nói ngắn gọn , GDP không trực tiếp đo lường những điều làm cho cuộc sống có giá
trị , nhưng nó đo lường khả năng của chúng ta để có nhiều điều kiện phục vụ cho
một cuộc sống tốt đẹp bởi vì GDP sử dụng giá thị trường để định giá hàng hóa và
dịch vụ, cho nên nó không bao gồm giá trị của hầu hết các hoạt động diễn ra bên
ngoài thị trường. Cụ thể là, GDP bỏ sót giá trị của hàng hóa và dịch vụ được sản
xuất tại nhà ví dụ như : dịch vụ trông trẻ được cung cấp tại các trung tâm trông trẻ
hằng ngày là một phần của GDP , trong khi đó việc trông trẻ của cha mẹ ở nhà thì
không phải. GDP cũng không phản ánh những công việc tình nguyện đóng góp vào
phúc lợi của người dân trong xã hội .Thứ hai GDP không bao gồm chất lượng
của môi trường. Các doanh nghiệp có thể sản xuất hàng hóa và dịch vụ tăng
lên mà không xem xét tình trạng ô nhiễm môi trường mà họ gây ra, và GDP
có thể tăng lên. Tuy nhiên, phúc lợi gần như chắc chắn sẽ giảm. Sự suy giảm
chất lượng không khí và nước sẽ lớn hơn so với sự bù đắp lợi ích từ việc sản
xuất nhiều hơn

Tuy nhiên , GDP không phải là một thước đo hoàn hảo về phúc lợi. Một số thứ
góp phần tạo nên một cuộc sống tốt đẹp lại bị loại ra khỏi GDP . Thứ nhất là thời
gian nghỉ ngơi, với mục tiêu nhằm tăng trưởng GDP con người phải đặt ra những
phương án làm tăng sản lượng, tăng năng suất sản xuất. Điều này, làm giảm thời
gian nghỉ ngơi đây là sự đánh đổi giữa sức khỏe của con người với một nền kinh tế
phát triển, nhưng nó chưa thực sự hoàn hảo bởi sự thiệt hại do thời gian nghỉ ngơi
bị giảm bớt sẽ bù trừ đi lợi ích từ việc sản xuất và tiêu thụ số lượng hàng hóa và
dịch vụ lớn hơn. GDP cũng không nói gì về sự phân phối thu nhập. GDP bình quân
đầu người cho ta biết điều gì xảy ra với một người trung bình , nhưng đằng sau một
người trung bình lại là những hoàn cảnh cá nhân khác nhau.
Kết luận là GDP là một thước đo tốt về phúc lợi kinh tế cho hầu hết-
chứ không phải là tất cả-các mục đích. Điều quan trọng cần ghi nhớ
là GDP bao gồm những gì và những gì mà nó loại ra
NHỮNG THIẾU SÓT VỀ TÍNH HỢP LÍ CỦA GDP VỚI TƯ CÁCH LÀ
MỘT THƯỚC ĐO PHÚC LỢI
Đây là những quan điểm được GS. Joseph Stiglitz, người đạt giải Nobel Kinh tế
năm 2001 tại buổi Tọa đàm Phấn đấu tăng trưởng, sẵn sàng với yếu kém - Viễn
cảnh kinh tế năm 2014 vừa diễn ra sáng ngày 19/3/3014 tại Bộ Kế hoạch và Đầu
tư.
Cần đánh giá lại thước đo GDP.
Cần đánh giá lại thước đo GDP
Thực tế, đây không phải lần đầu vị Giáo sư này đưa ra nhận định này. Ngay từ
cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, việc đánh giá lại vai trò của GDP
càng trở nên thôi thúc.
Khi đó, GS. Joseph Stiglitz đã nhận xét: “Khi Bhutan dùng chỉ số GNH, một số
người nói rằng đó là bởi vì họ muốn người ta không chú ý đến nền kinh tế nhỏ bé,
tăng trưởng thấp của họ. Nhưng tôi thì nghĩ ngược lại. Cuộc khủng hoảng tài chính
khiến cho chúng ta nhận thấy rằng các thước đo kinh tế học lâu nay quá tệ. Vì rõ
ràng, GDP của Mỹ trông có vẻ tốt đấy nhưng sau đó chúng ta nhận ra rằng tất cả
chỉ là ảo ảnh”.

Thực tế, GDP là tổng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ mà một quốc gia tạo ra trong
một khoảng thời gian nhất định. GDP tính toán kích cỡ một miếng bánh, chẳng
quan tâm đến chất lượng các thành phần cấu tạo nên - những quả táo tươi hay bị hư
thối vẫn được đếm như nhau.
Các nước phát triển có thực sự tốt như vẻ ngoài?
Nhận định rằng, 6 năm nay, từ khi Lehman Brother sụp đổ, tình hình kinh tế thế
giới có cải thiện so với trước, nhưng vẫn rất khó khăn.
“Chúng ta nói đang hồi phục, nhưng thực tế còn cách xa so với gì ta mong muốn.
Ngay cả nước Đức, điển hình thành công nhất của châu Âu, cũng chỉ có tỷ lệ tăng
trưởng 1% trong thời gian qua. Song điều đáng nói là có tới 30% người dân nghèo
nhất của đức giảm thu nhập. Điều đó đồng nghĩa với việc tăng trưởng lại chỉ dành
cho những người giàu nhất. Vì thế, dù Đức được coi là bài học thành công, thì tôi
lại đánh giá đó là thất bại ”, GS. Stiglitz vào đề một cách thẳng thắn.
GS. Stiglitz nguyên là Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới và từng là Chủ tịch Hội
đồng cố vấn kinh tế Mỹ, một nhà tư vấn chính sách tầm cỡ cho các nước đang phát
triển.
Tiếp theo là trường hợp của Mỹ. Vị giáo sư này cho biết, quốc gia này đang quay
trở lại đà tăng trưởng, nhưng còn yếu ớt, tốc độ tăng trưởng không đủ nhanh để tạo
việc làm mới, giảm tỷ lệ thất nghiệp. Cứ 6-7 người, thì có 1 người muốn có việc
làm cố định nhưng không tìm được.
“Từ khi bắt đầu thời kỳ hội phục vào 2009, mức tăng rơi vào 1% số người có thu
nhập cao nhất, nên thực sự nước Mỹ không có sự hồi phục gì cả.
Trung vị thu nhập của người dân Hoa Kỳ năm 2012 thấp hơn năm 1989. Có nghĩa
là ¼ thế kỷ không tăng thu nhập gì cả”, vị chuyên gia kinh tế hàng đầu thế giới chỉ
rõ.
Còn nếu tách ra nhóm, thì nhóm nam giới có mức thu nhập trung bình năm 2012
thấp hơn so với 40 năm trước.
Như vậy, cũng giống như Đức, trong 1/4 thế kỷ không có sự cải thiện thu nhập với
hầu hết người dân, thế nhưng với những người giàu nhất, thì thu nhập lại tăng lên
nhanh chóng.

Ông lấy ví dụ, Apple đã trở thành doanh nghiệp có mức vốn hóa lớn nhất thế giới,
nhưng công ty này chỉ tạo ra 49.000 việc làm trên cả nước và trong đó 30.000 là
người lao động bán lẻ lương thấp. Chưa kể việc công ty này còn tìm nhiều cách để
tránh thuế, thiếu trách nhiệm giải quyết các vấn đề an sinh xã hội.
Một sự thất bại khác của hệ thống kinh tế nước này chính là sự đối xử với sự già
hóa dân số. Dân số ngày càng già đi, số người 50-60 tuổi tăng lên. Tình trạng này
đã trở thành vấn đề xã hội lớn.
Nếu một nền kinh tế năng động, thì Chính phủ phải đưa ra được những chính sách
đào tạo lại để các lao động này có công việc mới. Thế nhưng, “Nền kinh tế Mỹ
ném họ vào thùng rác”, GS. Stiglitz ví von.
Câu trả lời từ chính quyền và FED rằng, đó là vấn đề dân số và phớt lờ tính trầm
trọng của nó đối với nền kinh tế.
Ở châu Âu tình hình thậm chí còn tệ hơn. GS. Stiglitz cho rằng, châu Âu đã sai lầm
khi đưa ra Khu vực Đồng tiền chung châu Âu (Euro) không tạo được hiệu quả, dẫn
tới tình trạng suy thoái. Phần lớn châu Âu hiện nay vẫn đang ở trong giải đoạn suy
trầm. Hiện tỷ lệ thất nghiệp của khu vực này vào khoảng 12%, riêng tỷ lệ thất
nghiệp trung bình của thanh niên là 25%. Tình hình tại các quốc gia như Tây Ban
Nha, Bồ Đào Nha, Hy Lạp… còn nghiêm trọng hơn với tỷ lệ thất nghiệp khoảng
25%, thanh niên là khoảng 40%.
GDP bình quân đầu người sau khi điều chỉnh theo lạm phát ở tất cả các quốc gia
châu Âu, trừ Đức, đều thấp hơn so với cách đây 5 năm. GDP hiện tại thấp hơn 25%
so với trước khủng hoảng.
“Đây là con số đáng sửng sốt, cho thấy suốt 1/2 thập kỷ khu vực này hoàn toàn trì
trệ”, vị giáo sư này cho hay.
Vậy đâu là thước đo của nền kinh tế?
“GDP không phải là thước đo tốt thể hiện hiệu quả kinh tế. Chúng ta cần phải suy
nghĩ đến những thước đo khác. Đang có sự dịch chuyển trên toàn cầu về vấn đề
này. Đây là vấn đề quan trọng với Việt Nam để tham gia vào cuộc thảo luận này”,
GS. Stiglitz đề xuất.
“Tôi đi dự cuộc họp ở Trung Quốc, tại Viện Hàn lâm khoa học ở Bắc Kinh, chúng

tôi được phát một cái mặt nạ. Do sự ô nhiễm của thành phố này khiến dân cư
không thể thở được. Nếu chúng ta không thở được thì GDP có đủ không. Nếu tăng
trưởng GDP mà không thở được, thì xã hội có thể phát triển được không?”, giáo sư
đặt câu hỏi.
Ông cũng chỉ rõ, chúng ta đang sống trong không gian chật hẹp, thì không thể bỏ
qua nguồn không khí, chất lượng cuộc sống. Không thể cứ tăng trưởng đã rồi tăng
trưởng xanh sau. Bởi, chi phí để xanh hóa rất lớn.
Vì thế, theo ông, phải gắn kết chính sách xanh trong kế hoạch tăng trưởng ngày
hôm nay.
“Khi nói đến tăng trưởng xanh có nghĩa là nói đến bền vững về môi trường.
Tăng trưởng của Mỹ không bền vững về kinh tế vì dựa trên số lượng nợ lớn. Vì
thế, Việt Nam cần khuyến khích đầu tư, nhưng đầu tư phải dựa trên tiết kiệm chứ
không phải là dựa trên nợ”, GS. Stiglitz khuyến nghị.
Vậy thước đo nào có thể thay thế GDP? Giáo sư Stiglitz trước đây và bây giờ vẫn
là người ủng hộ việc xây dựng các thước đo hiệu quả hơn về sự phồn vinh của một
quốc gia.
Ông khẳng định, thực tế các thước đo hạnh phúc không loại bỏ GDP mà GDP là
yếu tố bổ sung góp phần làm nên hạnh phúc.
Nhấn mạnh tới việc xây dựng mô hình tăng trưởng phải có lợi cho mọi nhóm xã
hội, GS. Stiglitz dẫn chứng mô hình phát triển kinh tế của Brazil. Quốc gia này
đang giảm được mức độ bất bình đẳng, vì 20 năm qua họ giải quyết vấn đề giảm
nghèo, cải thiện các dịch vụ công như giáo dục, y tế…
“Tính bền vững về mặt xã hội trong tăng trưởng kinh tế không tốt khi tăng trưởng
chỉ mang lại lợi ích cho 1% giàu nhất. Ở nghĩa này, các nền kinh tế phát triển đang
thất bại và các nền kinh tế mới nổi thành công khi giảm được số người nghèo và
bình đẳng xã hội được nâng cao”, ông nói.
Việt Nam cần phải làm gì?
Theo vị giáo sư này, thì chính sách kinh tế vĩ mô rất quan trọng. Cụ thể tại Việt
Nam là vấn đề tỷ giá hối đoái. Đây chính là biến quyết định khả năng cạnh tranh và
ảnh hưởng đến lạm phát. Vì thế, để có sự cân bằng không dễ.

Trung Quốc phần lớn thành công đã giữ được tỷ giá hối đoái thấp và tránh được
lạm phát.
“Điểm mấu chốt của chính sách kinh tế vĩ mô của chúng ta là tỷ giá thấp, nhưng
lạm phát thấp”, GS. Stiglitz nhấn mạnh.
Cũng theo GS. Stiglitz, không có nền kinh tế nào thành công, mà không có khu
vực tài chính tốt.
Ở Mỹ, những người tài năng nhất làm trong khu vực tài chính, đây cũng khu vực
có nhiều đổi mới.
“Nhưng là đổi mới để lách luật, đổi mới để tạo ra sự rủi ro, làm những cái không
nên làm. Vì vậy, có ý kiến là chẳng có đổi mới nào của khu vực tài chính là tốt cho
tăng trưởng kinh tế”, ông bảo.
Vì thế, GS. Stiglitz gợi ý, Việt Nam phải có quy định điều tiết mạnh khu vực tài
chính. Cụ thể, phải đảm bảo khu vực tư nhân làm việc cầnlàm, không được làm
những việc nó không nên làm.
Điều đáng quan tâm là là phải cấp tín dụng cho khối doanh nghiệp nhỏ và vừa và
đánh giá khả năng trả nợ.
Chỉ rõ rằng, cấp tín dụng cho khối doanh nghiệp này ở Việt Nam là rất khó, vì đa
số doanh nghiệp nhỏ và vừa khó đánh giá năng lực và thương hay thất bại, ông
Stiglitz nhấn mạnh, vai trò Chính phủ ở đây rất quan trọng.
“Mỹ có chính sách quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa, để hạn chế sự thất bại của
khu vực này và chính sách này thành công”, ông nói.
Tuy nhiên, ông cũng lưu ý, những nước thành công là những nước can thiệp thông
qua việc đưa ra những hướng dẫn chung, nhưng không can thiệp bằng biện pháp
hành chính.
Kinh nghiệm thế giới cũng chỉ ra rằng, không chỉ là vấn đề tăn trưởng kinh tế làm
tăng bất bình đẳng, mà là chính sách và lợi ích nhóm.
“Khi có nhóm tập đoàn kinh tế can thiệp chính sách thì tiền chỉ đưa cho những
người giàu nhất. Quy luật kinh tế không tạo ra bất bình đẳng, mà chính là lợi ích
nhóm. Vì thế, trong cải cách thể chế phải làm sao để tăng trưởng, mà không bị chi
phối bởi các lợi ích nhóm trong chính sách”, ông Stiglitz khẳng định.

Trong thời gian tới, GS. Stiglitz khuyến nghị nên tập trung phát triển vào sản xuất,
xuất khẩu phần mềm và nông nghiệp. Ông cũng nhấn mạnh tới tầm quan trọng của
tăng trưởng kinh tế xanh, với cảnh báo cần tích hợp các chính sách bảo vệ môi
trường vào phát triển kinh tế ngay từ bây giờ.
Theo kinhtevadubao.com.vn
THEO DÒNG THỜI SỰ: TRUY TÌM NỀN KINH TẾ ẨN
Tổng sản phẩm quốc nội bỏ qua nhiều giao dịch diễn ra trong nền kinh tế ngầm
Kinh tế ngầm là một thị trường nơi mà tất cả các hoạt động thương mại được tiến
hành mà không liên quan đến thuế, luật hoặc các quy định thương mại.
Kinh tế ngầm gồm: những hoạt động kinh tế bất hợp pháp và cả hợp pháp (ví dụ:
kinh tế gia đình, buôn hàng vỉa hè) như buôn bán hàng cấm (ma tuý), buôn lậu, cờ
bạc, mại dâm; những hoạt động hợp pháp nhưng không báo cáo với cơ quan thuế,
như những hoạt động, hành vi thông đồng, móc ngoặc giữa người quản lý với
người thừa hành để bớt xén tiền của, tài sản của nhà nước, lập quỹ đen, chia nhau,
các hành vi hối lộ cá nhân hoặc tập thể.
[1]
Thuật ngữ này cũng thường được gọi
là underdog, nền kinh tế bóng, nền kinh tế song song hoặc kinh doanh ma, chợ
đen.
Kinh tế ngầm (Underground Economy) là một bộ phận không được tính đến của
nền kinh tế, bao gồm cả hoạt động hợp pháp và bất hợp pháp.
Những hoạt động hợp pháp nhưng được coi là nằm trong Bộ phận Kinh tế ngầm
chính là những giao dịch bằng tiền mặt và không có hoá đơn. Những giao dịch này
được thực hiện không có sự kiểm soát của nhà nước và nhằm trốn thuế hoặc tránh
bị các cơ quan kiểm tra phát hiện. Ngoài ra cũng có những hoạt động kinh doanh
được Chính phủ cho phép miễn thuế. Kinh tế ngầm không đồng nghĩa với Thị
trường đen (Chợ đen, là việc tiêu thụ những hàng hóa trộm cắp).
Những hoạt động mua bán bất hợp pháp thì rõ ràng nằm trong Bộ phận Kinh tế
ngầm; Ví dụ như buôn bán thuốc phiện, ma túy, mại dâm, hoạt động cờ bạc
Các hoạt động Kinh tế ngầm diễn ra mạnh ở các nước đang phát triển - nơi mà hệ

thống thanh toán qua ngân hàng chưa được áp dụng một cách phổ biến.
Hoạt động Kinh tế ngầm là vấn đề được Cơ quan Thuế, Cảnh sát, Thanh tra rất
quan tâm.
• Ảnh hưởng của kinh tế ngầm
1. ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC
• Kinh tế ngầm có nhiều ảnh hưởng không tốt đến nền kinh tế như: không tính
thuế (ảnh hưởng đến nguồn thu của Chính phủ), không được tính vào Tổng
GDP (ảnh hưởng đến số liệu thống kê), ngoài ra đây là nơi diễn ra các hoạt
động bất hợp pháp ảnh hưởng đến kinh tế, văn hóa, xã hội Quốc gia.
• Kinh tế ngầm sẽ không cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác để hoạch
định các chính sách vĩ mô hợp lý; hiệu lực của các chính sách, hiệu lực quản lý
nhà nước, hiệu lực luật pháp cũng hết sức hạn chế, thậm chí bị chệch hướng, vô
hiệu hóa.
• Kinh tế ngầm sẽ làm cho doanh nghiệp và sản phẩm giảm năng lực cạnh
tranh cả ở tầm quốc gia, khó có thể hội nhập được với các hoạt động thương
mại quốc tế để tận dụng hết được các cơ hội có được nhờ hội nhập, và rất dễ bị
ra khỏi dòng vận động của kinh tế quốc tế, trở thành "ngoại vi" của nó. Một nền
kinh tế như vậy có nguy cơ đẩy một quốc gia càng tụt hậu xa hơn về kinh tế so
với các nước khác, kể cả các nước trong khu vực.
• Tạo ra môi trường kinh doanh không bình đẳng, không đáng tin cậy, bất lợi
cho người kinh doanh trung thực, bất lợi cho khu vực chính quy.
• Tạo nên những yếu tố bất ổn, không lường hết rủi ro khi quyết định đầu tư.
• Không khuyến khích và thúc đẩy tính sáng tạo, không khuyến khích đầu tư
dài hạn, đầu tư quy mô lớn, đầu tư phát triển nguồn nhân lực
• Hạn chế cơ hội và quy mô kinh doanh do mối quan hệ góp vốn chủ yếu dựa
trên quan hệ gia đình, họ hàng, thân quen, không thể phát triển đến quy mô lớn
để tận dụng được lợi thế quy mô.
• Tạo ra dư địa lớn cho công chức nhà nước sách nhiễu, đòi hối lộ và lạm
dụng quyền lực phục vụ ý đồ, lợi ích cá nhân.
• Người làm việc ở Khu vực kinh tế ngầm không được bảo hiểm y tế hoặc các

hình thức an sinh xã hội khác.
2. ẢNH HƯỞNG TÍCH CỰC:
• Có đến hàng triệu người trên thế giới sống nhờ vào những công việc lặt vặt
mà các nhà Kinh tế học vẫn thường xếp vào dạng Kinh tế ngầm, hay còn gọi là
phi chính thức. Tại nhiều nước đang phát triển, khu vực ngầm này đang phát
triển mạnh.
• Tại Chợ Giời ở Hà Nội hay ở chỗ nào đó, chỉ cần bày ra vài sản phẩm hoặc
dịch vụ sửa chữa nào đó là có thể kiếm sống qua ngày. Hình ảnh này rất phổ
biến ở nhiều địa phương của Việt Nam. Nếu tính theo tiêu chuẩn chung, những
người buôn bán lặt vặt này có thu nhập rất bèo. Nhưng nếu không có nó, Họ sẽ
chẳng có cái gì cả.
• Khu vực Kinh tế ngầm sẽ thu nhận nhiều người và giúp họ có nguồn thu
nhập.
• Kinh tế ngầm cho phép một Quốc gia tồn tại trong giai đoạn kinh tế suy
thoái.
• DIỆN MẠO KINH TẾ NGẦM:
• Những hộ kinh doanh nhỏ, thu nhập thấp không phải đăng ký kinh doanh
theo quy định của pháp luật.
• Các hộ kinh doanh cá thể không đăng ký kinh doanh. Ở Việt Nam, số này
chiếm khá lớn, có ước tính đến hơn một nửa số hộ kinh doanh cá thể hiện nay
không đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Taxi "dù", xe khách
"dù", xe "ôm" là trường hợp điển hình của loại này.
• Có đăng ký kinh doanh, nhưng hoạt động kinh doanh không đúng theo quy
định của pháp luật. Loại này cũng có nhiều dạng như:
1. Kinh doanh các ngành, nghề ngoài ngành, nghề đăng ký kinh doanh;
2. Không ghi chép và báo cáo tất cả các hoạt động kinh doanh, giấu
doanh thu, lợi tức;
3. Có thuê lao động nhưng không hợp đồng lao động, không đăng ký lao
động;
4. Kinh doanh các ngành, nghề phải có giấy phép mà không xin phép;

5. V.v
• Kinh doanh các ngành, nghề tư nhân không được quyền kinh doanh.
NGUYÊN NHÂN HÌNH THÀNH KINH TẾ NGẦM:
• Trình độ phát triển thấp của nền kinh tế, tính tự cung tự cấp và di sản của kế
hoạch hóa, tập trung, quan liêu;
• Tâm lý xã hội nhìn chung vẫn chưa thiện cảm với người giàu. Vì vậy thói
quen che giấu sự giàu có, che giấu thu nhập còn khá phổ biến;
• Sự giàu lên một cách nhanh chóng đều bị đánh giá chính thức hay không
chính thức là phi pháp, hoặc là do chiếm đoạt của công, hoặc do buôn lậu,
trốn thuế;
• Ở Việt Nam, vấn đề là tại sao doanh nghiệp vẫn có xu hướng phi chính thức,
ngay cả những doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, đăng ký mã số thuế và mã
số hải quan. Nói cách khác, cả các doanh nghiệp "chính thức" cũng cố giấu
một phần không nhỏ doanh thu và lợi nhuận. Các điều tra nghiên cứu gần
đây của Ngân hàng Thế giới cho thấy luật lệ quá nhiều, quá phức tạp, không
rõ ràng, được lý giải không thống nhất và nhất quán của các cơ quan nhà
nước đã là nguyên nhân trước hết của tình trạng ngầm khá phổ biến và ở
quy mô lớn trong hoạt động kinh doanh;
• Sự ngầm còn do thuế. Thuế suất các loại ở Việt Nam không cao hơn nhiều
so với nhiều nước khác, nhưng mức thuế thực tế phải nộp thì thường rất cao,
và người nộp thuế không dự tính được số thuế thực tế phải nộp. Trên thực
tế, cơ quan thuế quyết định các khoản chi, mức chi hợp lý, hợp lệ và cả giá
tính thuế để khấu trừ mức thu nhập chịu thuế. Trong không ít các trường
hợp cơ quan thuế ấn định mức thuế các loại phải nộp ngay từ đầu kỳ và cuối
kỳ chỉ làm các thủ tục giấy tờ "hợp thức hóa" số thuế đã nộp mà thôi.
VIỆT NAM
Với nền kinh tế ngầm chiếm khoảng 15,6% GDP, Việt Nam được xếp hạng với
các nước tiến bộ nhất trong khu vực châu Á như Trung
Quốc và Singapore(13,1% GDP), Nhật Bản (11,3% GDP). Trong khi đó, khu
vực kinh tế ngầm ở khu vực châu Á có quy mô khoảng 26% GDP. Những số

liệu ước tính này được các chuyên gia của ngân hàng thế giới đưa ra trong một
tài liệu đang soạn thảo về lĩnh vực thuế ở Việt Nam.
Giải mã nền kinh tế ngầm tại Việt Nam
"Nền kinh tế ngầm" của Việt Nam rất mạnh, lượng dự trữ vàng và ngoại hối
rất cao, các họat động này sẽ cứu nguy tình trạng vĩ mô, và chúng ta sẽ ổn
thôi?
Trong viễn ảnh bi quan, nhiều chuyên gia níu lấy cái phao khó phản bác là "nền
kinh tế ngầm" của Việt Nam rất mạnh, lượng dự trữ vàng và ngoại hối rất cao, các
họat động này sẽ cứu nguy tình trạng vĩ mô, và chúng ta sẽ ổn thôi.
Những ngày qua, tình hình kinh tế thế giới biến đổi nhanh chóng. S&P hạ cấp tín
dụng nước Mỹ; vàng vượt 1,700 dollar một lượng; Dow Jones rớt hơn 1,300 điểm
trong vài ngày; Trung Quốc chửi Mỹ thậm tệ vì làm sụt giảm giá trị dollar (coi bài
Kẻ Cắp gặp Bà Già để hiểu thêm mánh mung của hậu trường chính trị). Cá nhân
tôi có thể "gáy" to với bạn bè: tôi đã khuyên là cứ ôm lấy "vàng" 4 năm về trước;
tôi đã đóan trước một năm các cuộc khủng hỏang tài chính 2007 và 2011 từ bong
bóng BDS, rồi nợ công vì kích cầu, và lạm phát vì in tiền bừa bãi.
Nhưng thực sự, tôi phải thú nhận là những kiến thức chính xác này tôi đã "trộm"
được sau khi lắng nghe những mẫu chuyện bình thường của các anh chị lao công,
các người mua bán hàng lẻ nhỏ, các nhân viên cấp thấp của văn phòng trong giao
thiệp hàng ngày. Không gì nguyên bản.
Các chuyên gia kinh tế thường chỉ nhìn vào số liệu thống kê từ chánh phủ và đưa
ra kết luận dựa trên sách vở từ tháp ngà nghiên cứu, nên đến 90% không biết
chuyện gì đang xẩy ra và chuyện gì sẽ sắp đến. Như con ngựa bị bịt mắt hai bên,
chỉ biết cắm đầu trên con đường trước mặt.
Trong viễn ảnh bi quan, nhiều chuyên gia níu lấy cái phao khó phản bác là "nền
kinh tế ngầm" của Việt Nam rất mạnh, lượng dự trữ vàng và ngoại hối rất cao, các
họat động này sẽ cứu nguy tình trạng vĩ mô, và chúng ta sẽ ổn thôi. Theo ước tính,
nền kinh tế ngầm của Trung Quốc và Việt Nam có thể chiếm 30 đến 45% GDP, so
với khỏang 8% bên Mỹ. Lý do là tín dụng cá nhân ở đây không phổ biến như bên
Mỹ và các giao dịch tiền mặt lên đến 65% tổng số thương vụ. Giả thuyết này khá

thuyết phục vì không ai rờ nắm được hiện trạng thực hư của con số dự phóng.
Tuy nhiên, một sự kiện nhỏ trong gia đình làm tôi "vấn đáp" lại tiêu đề này. Bà ô
sin trong nhà có một bà chị buôn bán tạp hóa tại một xã nhỏ ở Hậu Giang. Thương
vụ chừng 7 triệu một tháng; và ước tính lạc quan nhất cho bà một lợi tức khoảng 2
triệu một tháng hay 24 triệu một năm. Bà vừa phải trốn khỏi xã sau khi không trả
nổi số nợ lên đến khỏang 350 triệu. Sự phá sản của bà tạo phản ứng dây chuyền và
sau đó có hơn 20 người phải đi trốn nợ. Cho đến nay, mọi người lên quan vẫn tìm
cách giải quyết là đi vay nợ thêm từ nhiều thành viên khác của gia đình bạn bè. Hệ
thống "hụi", nợ trả góp từ cá nhân, vay mượn từ bạn bè gia đình từ xưa đã thành
một tập tục phổ thông khắp xã hội, và hệ thống ngân hàng không chánh thống này
được nhiều chuyên gia đánh giá cao về hiệu quả.
Tôi nhận thấy ngay khác biệt giữa tín dụng "ta" và "tây". Các mạng truyền thông
thường nêu ra khuyết điểm lớn nhất của nền kinh tế Mỹ là tín dụng cho các người
tiêu dùng chiếm tỷ lệ quá cao trên tổng số tín dụng của quốc gia (hơn 30% của 40
ngàn tỷ dollar).
Khi tỷ lệ thất nghiệp vượt 10%, thu nhập để trả tiền nhà, tiền xe, tiền thẻ (credit
cards) không đủ, tạo nên những thất thóat lớn cho ngân hàng. Trong khi đó, một
chuyên gia nói với tôi là ở Việt Nam, phần lớn tín dụng là dành cho các doanh
nghiệp, thay vì cá nhân, nên hiểm họa nợ xấu do ăn tiêu quá mức khó xảy ra. Ông
quên rằng hơn 40% nợ vay ngân hàng là để đầu tư vào bất động sản, chứng khóan
hay các họat động thương mại phiêu lưu khác, dù mọi người vẫn hay lách luật bằng
những tên gọi khác nhau.
Dĩ nhiên, sự tiêu xài của người Mỹ là một vấn nạn; thêm vào đó, các chánh phủ
Mỹ đã lợi dụng yếu điểm này của người dân để làm lực đẩy cho GDP, lấy thuế cho
ngân sách, gia tăng quyền lực của quan chức, chi tiêu cho những phiêu lưu quân sự
của đế chế và vay tiền bừa bãi.
Nhưng dù tiêu xài cao, phần lớn nợ tư của các gia đình bị giới hạn vào chỉ tiêu cho
vay của ngân hàng, vì khó mà đi vay từ cá nhân ở Mỹ. Thông thường, vay nợ để
mua nhà được tài trợ khỏang 25% dựa trên khả năng trả nợ (thu nhập) và ngân
hàng cho thêm khoảng 15% cho các nợ xe, nợ thẻ và các nợ khác. Tóm lại, nếu bạn

có 5 ngàn dollar lợi tức mỗi tháng (trừ ra khỏang 800 dollar thuế) thì số nợ tối đa
theo giấy tờ là vào 1,680 dollar mổi tháng. Số nợ an tòan là $300,000 cho một căn
nhà trả 30 năm với lãi suất 5.5% và nợ xe, nợ thẻ khỏang $60,000 với lãi suất 10%
trung bình.
Quay lại chuyện Việt Nam, nếu gia đình bà bán hàng nói trên chỉ có 2 triệu lợi tức,
bà chỉ được vay tối đa chừng 30 triệu với lãi suất 20%. Khi bà nợ đến 11 lần khả
năng trả nợ thì sớm muộn gì bong bóng cũng vỡ, dù ở Việt Nam hay Mỹ. Sự thiếu
minh bạch về hệ thống tín dụng và khả năng thu nhập đã gia tăng rủi ro rất cao. Tôi
càng ngạc nhiên hơn khi một báo cáo về "hụi" cho thấy họat động này khá phổ
biến vì tổng số được ước tính đến 22% tổng số nợ của ngân hàng. Ngòai bong
bóng bất động sản đã bắt đầu xì hơi, một bong bong nợ cá nhân khắp xứ sẽ khiến
nhiều ngân hàng chao đảo, vì có rất nhiều người với khả năng vay ngân hàng đã
dùng tiền này để cho vay lại ngòai tư nhân, tìm khoản lời sai biệt.
Nhiều người cũng so sánh Việt Nam với Trung Quốc nơi nền kinh tế ngầm cũng
rất phát triển và hiện tượng hụi cũng rất phổ thông. Sống ở Trung Quốc 15 năm
qua, tôi nhận xét một điều là nói chung, dân Tàu thực sự cần kiệm (dù không bằng
Ấn Độ) hơn dân ta nhiều. Thống kê của Visa International về mức độ tiêu xài cá
nhân xác định Việt Nam dẫn đầu bảng, và nếu tính theo thu nhập đầu người, chúng
ta qua mặt cả dân Mỹ về mặt tiêu xài. Ngay cả trong lãnh vực sản xuất, tôi cũng
nghe và biết khá nhiều khoản vay mượn ngòai luồng của các doanh nghiệp với lãi
suất chóng mặt (5% một tháng) để sống còn.
Nền kinh tế ngầm Việt Nam có thực sự đủ mạnh để giúp mọi người vựơt qua bão
lớn? Tầm ảnh hưởng của nó như thế nào với hệ thống ngân hàng, với bong bong
bất động sản, với mức tiêu dùng của người dân? Nó tùy thuộc thế nào vào lượng
kiều hối, vào kênh đầu tư vàng, vào sự trú ẩn an tòan của lượng tiền nhàn rỗi?
Như đã nói từ đầu, tôi nghĩ là kinh tế tòan cầu sẽ lâm vào cảnh suy phát
(stagflation) trong 4 đến 6 năm kể từ 2012. Bài viết này đặt ra vài câu hỏi để chúng
ta bàn luận vì kết quả thực sự sẽ thay đổi những dự phóng về khả năng vượt bão
của Việt Nam trong những năm tới. Hỏi thế thôi, chứ bất cứ kết luận nào, dù tích
cực hay tiêu cực cũng đều có sác xuất đúng sai như nhau.

Nhưng khi quyết định kinh doanh hay đầu tư, doanh nhân cũng nên suy nghĩ thêm
về yếu tố này.
TS Alan Phan là Chủ Tịch Quỹ Đầu Tư Viasa tại Hong Kong và Shanghai. Du học
Mỹ từ năm 1963, ông đã làm việc tại nhiều công ty đa quốc gia ở Wall Street và
phát triển công ty Hartcourt của mình thành một tập đoàn niêm yết trên sàn Mỹ
với thị giá hơn 700 triệu dollars. Ông sống và làm việc tại Trung Quốc từ 1999.
T/S Phan tốt nghiệp BS tại Penn State (Mỹ), MBA tại American Intercontinental
(Mỹ), Ph.D tại Sussex (Anh) và DBA tại Southern Cross (Úc). Ông đã xuất bản 7
cuốn sách bằng Anh và Việt ngữ.
Viet Bao (Theo Tuần VN)

×