Chương 2:
THỰC TRẠNG TÍNH TUÂN THỦ CỦA ĐTNT Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY
2.1 Bối cảnh hoạt động chung
2.1.1. Tình hình kinh tế - xã hội tại Việt Nam
Trong những năm đổi mới, từ Đại hội Đảng VI (năm 1986) đến nay,
nền kinh tế Việt Nam đã có một giai đoạn tăng trưởng kinh tế liên tục chưa
từng có. Việc sớm thay đổi chính sách đã có ảnh hưởng nhanh chóng và tích
cực đối với hoạt động sản xuất và mức sống của nhân dân. Khi công cuộc
cải cách được thực hiện ở mức độ sâu sắc hơn trong thập kỷ 90 thì tốc độ
tăng trưởng kinh tế cũng được đẩy mạnh. Số liệu thống kê của Chính phủ
cho thấy tổng sản phẩm quốc dân tăng trưởng hàng năm trung bình khoảng
7% một năm trong giai đoạn cải cách. Đây là một thành tựu đáng kể nếu tính
đến ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính trong giai đoạn
1997-1999{5}
Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện, các dịch vụ
chăm sóc sức khoẻ, văn hoá, giáo dục có những bước tiến rõ rệt. Năng lực
nghiên cứu khoa học được tăng cường, đã triển khai nhiều ứng dụng công
nghệ tiên tiến trong nhiều lĩnh vực.
Những thành tựu về kinh tế đã góp phần củng cố quốc phòng, giữ
vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, đảm bảo ổn định chính trị và
trật tự xã hội.
Để tiếp tục phát huy những thành tựu phát triển kinh tế xã hội đã đạt
được trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã xác định mục tiêu phát
triển cụ thể của chiến lược phát triển kinh tế, xã hội cho giai đoạn tiếp theo
là:
- Đưa GDP năm 2010 lên ít nhất gấp đôi năm 2000. Nâng cao rõ rệt
hiệu quả và sức cạnh tranh sản phẩm, của doanh nghiệp và của nên kinh tế;
đáp ứng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng thiết yếu, một phần nhu cầu sản xuất và
đẩy mạnh xuất khẩu, ổn định kinh tế vĩ mô.
- Nâng lên đáng kể chỉ số phát triển con người (HDI) của nước ta.
Xoá hộ đói, giảm hộ nghèo; giải quyết việc làm ở cả thành thị và nông thôn;
chất lượng đời sống vật chất và tinh thần được nâng lên rõ rệt trong môi
trường xã hội an toàn, lành mạnh; môi trường tự nhiên được bảo vệ và cải
thiện.
- Năng lực nội sinh về khoa học và công nghệ đủ khả năng ứng dụng
các công nghệ hiện đại, tiếp cận trình độ thế giới và tự phát triển trên một số
lĩnh vực nhất là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu
mới, công nghệ tự động hoá.
- Kết cấu hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội, quốc
phòng, an ninh và có bước đi trước. Hệ thống giao thông đảm bảo lưu thông
an toàn, thông suốt và hiện đại hoá một bước. Mạng lưới giao thông được
mở rộng và nâng cấp. Bảo đảm về cơ bản cơ sở vật chất cho học sinh phổ
thông học cả ngày tại trường
Qua phân tích, đánh giá tình hình kinh tế-xã hội Việt Nam trong thời
gian qua có thể thấy nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển
khá ổn định; các định hướng và phát triển kinh tế được xây dựng và duy trì
dài hạn không có sự biến động lớn tác động đến môi trường kinh doanh của
doanh nghiệp và tâm lý người dân. Các yếu tố lạm phát, tỷ giá hối đoái, cán
cân thanh toán quốc tế mặc dù còn phụ thuộc nhiều vào tình hình biến động
của thị trường thế giới nhưng đã được Nhà nước quản lý và có những tác
động gián tiếp để điều chỉnh, kiềm chế ở mức hợp lý. Các vấn đề chính trị,
an ninh, quốc phòng được giữ vững, đảm bảo trật tự an toàn xã hội. Cùng
với sự chuyển biến tích cực của tình hình kinh tế xã hội trong thời gian qua
và những định hướng chiến lược phát triển dài hạn và bền vững đã có những
tác động tốt đến môi trường kinh doanh của Việt Nam, góp phần nâng cao
đời sống nhân dân, từ đó khơi dậy niềm tin của nguời dân với đường lối,
chính sách của Đảng và Nhà nước và nâng cao tính tuân thủ của họ với pháp
luật nói chung và pháp luật thuế nói riêng.
2.1.2 Công tác quản lý thuế ở Việt Nam hiện nay
Thực hiện nghị quyết đại hội Đảng lần thứ VI về phát triển nền kinh tế
nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường theo định hướng xã hội
chủ nghĩa; Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ VII, VIII về công nghiệp hoá
hiện đại hoá đất nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước ta đã tiến hành
cải cách thuế bước I (1990-1995), cải cách thuế bước II (1996 đến 2005).
Qua hai cuộc cải cách thuế, hệ thống quản lý thuế đã xây dựng và không
ngừng được kiện toàn, đảm bảo thực thi tốt và thống nhất các luật thuế trong
cả nước. Hiệu lực, hiệu quả của bộ máy quản lý thuế ngày càng được nâng
cao. Tuy nhiên, trước yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước và hội nhập kinh tế quốc tế, công tác quản lý thuế của nước ta vẫn còn
các tồn tại và hạn chế sau:
Một là về cơ chế quản lý thuế
Nhìn chung cơ chế quản lý thuế chưa được xây dựng trên cơ sở đề cao
tính chủ động, nghĩa vụ, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân phải tự tính,
tự khai, tự nộp thuế, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật. Điều này biểu hiện:
- Một thời gian dài chưa coi trọng việc tuyên truyền giáo dục, cung
cấp dịch vụ hỗ trợ chất lượng cao để nâng cao sự hiểu biết, tính tự giác tuân
thủ pháp luật của ĐTNT.
- Cơ quan thuế làm thay các chức năng thuộc trách nhiệm của ĐTNT
như: tính toán xác định mức thuế để ra thông báo thuế, xác định mức miễn
giảm thuế
Hậu quả là: làm giảm nhẹ nghĩa vụ, trách nhiệm của ĐTNT; nhiều vi
phạm về thuế là do thiếu hiểu biết gây ra, dẫn đến gánh nặng phải tăng
cường công tác quản lý thuế để khắc phục các sai phạm; làm lãng phí nguồn
lực của cơ quan thuế.
Hai là, về công nghệ quản lý thuế
Việc quản lý thuế chưa dựa trên cơ sở thu thập thông tin, phân tích
đánh giá theo các tiêu thức quản lý để phân loại, lựa chọn phương thức theo
mức độ rủi ro phù hợp với đặc điểm, trình độ của từng loại ĐTNT
Qui trình, qui phạm và các biện pháp nghiệp vụ quản lý chưa thật hợp
lý và chưa thật coi trọng hiệu quả thực thi pháp luật thuế cho cả người nộp
thuế và cơ quan thuế
Nhiều khâu quản lý thuế chủ yếu vẫn là thủ công; ứng dụng công
nghệ thông tin vẫn ở mức độ thấp, nhất là ở các khâu: thu thập thông tin liên
quan đến ĐTNT; tuyên truyền hỗ trợ ĐTNT; quản lý nợ thuế; thanh tra xử lý
các vi phạm về thuế dẫn đến chất lượng cung cấp dịch vụ và năng suất, hiệu
quả quản lý thuế của cơ quan thuế còn thấp.
Chưa đề cao trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan trong
việc cung cấp thông tin và phối hợp với cơ quan thuế để thu thuế.
Công tác tuyên truyền và dịch vụ hỗ trợ ĐTNT chưa được thực sự
quan tâm và đầu tư đúng mức, do vậy tính tuân thủ của ĐTNT cũng như sự
hiểu biết của xã hội đối với chính sách thuế, các thủ tục hành chính thuế còn
rất thấp.
Công tác thanh tra, kiểm tra xử lý các hành vi vi phạm về thuế của cơ
quan thuế chưa đặt đúng tầm và chưa phù hợp với thực trạng của nước ta.
Những tồn tại và hạn chế trên đòi hỏi ngành thuế phải tiếp tục cải cách
hệ thống thuế để thực hiện thắng lợi Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến
năm 2010 theo quyết định số 201/2004/QĐ-TTG ngày 6/12/2004 của Thủ
tướng Chính phủ.
Thực hiện Chiến lược cải cách hệ thống thuế, từ ngày 1/1/2004, ngành
thuế đã áp dụng thí điểm cơ chế tự kê khai, tự nộp thuế tại Cục thuế thành
phố Hồ Chí Minh và Cục thuế Quảng Ninh đối với 2 loại thuế là thuế GTGT
và thuế TNDN. Việc thực hiện thí điểm cơ chế tự khai tự nộp thuế tại một
số Cục Thuế trong cả nước đã đạt được những kết quả khả quan. Một mặt,
ngành Thuế đã nâng cao chất lượng quản lý, giám chặt chẽ và phát hiện kịp
thời, chính xác hơn các trường hợp vi phạm, góp phần chống thất thu ngân
sách, tạo bình đẳng, công bằng trong kinh doanh giữa các đối tượng nộp
thuế. Mặt khác, ĐTNT cũng ý thức rõ hơn việc nâng cao tính tự giác đối với
nghĩa vụ nộp thuế. Từ ngày 1/7/2007 phương thức quản lý thuế theo cơ chế
tự khai, tự nộp thuế được áp dụng trên phạm vi toàn quốc. Theo cơ chế tự
khai, tự nộp thuế, bộ máy quản lý của cơ quan thuế các cấp được tổ chức tập
trung theo các chức năng: tuyên truyền, hỗ trợ ĐTNT; theo dõi, xử lý việc kê
khai thuế; đôn đốc thu nợ và cưỡng chế thuế; kiểm tra, thanh tra thuế. Bộ
máy này có tính chuyên nghiệp và hiệu quả hơn, ĐTNT được phục vụ tốt
hơn, vì cơ quan thuế có bộ phận tuyên truyền - hỗ trợ hướng dẫn, giải đáp
mọi vướng mắc của ĐTNT. Các bộ phận chức năng khác như thu nợ, thanh
tra, xử lý tờ khai bảo đảm cho cơ quan thuế giám sát chặt chẽ ĐTNT, bảo
đảm các vi phạm của ĐTNT được phát hiện và xử lý kịp thời.
2.2. Thực trạng tính tuân thủ của ĐTNT ở Việt Nam hiện nay
Trong những năm qua, nền kinh tế Việt Nam đang từng bước hội nhập
và phát triển cùng các nước trong khu vực và trên thế giới. Nhờ những chính
sách mở cửa phát triển kinh tế, hàng năm có hàng chục vạn doanh nghiệp và
hộ kinh doanh ra đời, qui mô kinh doanh ngày càng lớn, hoạt động kinh
doanh ngày càng đa dạng.
Thống kê ĐTNT theo loại hình doanh nghiệp qua 3 năm (2005-2007)
Nằm trong khu vực kinh tế phát triển năng động, nền kinh tế Việt
Nam trong những năm qua đạt được nhiều thành tựu ấn tượng không thể
không kể đến sự đóng góp của khối doanh nghiệp đã và đang hoạt động tích
cực, hiệu quả. Nhiều doanh nghiệp nhiều năm liền là tấm gương điển hình
trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế và có nhiều cá nhân tiêu biểu trong việc
nộp thuế thu nhập với người có thu nhập cao. Tuy nhiên, bên cạnh những
điển hình tốt trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế thì còn không ít ĐTNT vi
phạm pháp luật thuế. Đánh giá chung là tính tự giác tuân thủ pháp luật thuế
của ĐTNT ở Việt Nam ở mức độ thấp. Tình trạng vi phạm pháp luật thuế
diễn ra phổ biến ở nhiều nhóm ĐTNT và mức độ ngày càng tinh vi phức tạp.
Tại Việt Nam hiện nay chưa có một nghiên cứu, đánh giá chính thức
nào mang tính đại diện cho toàn bộ các ĐTNT về tính tuân thủ pháp luật
thuế. Do đó, nội dung này của luận văn sẽ đưa ra những nhận định mang
tính chủ quan của tác giả trên cơ sở phân tích về tình hình thực hiện 4 loại
nghĩa vụ của ĐTNT là đăng ký thuế; nộp tờ khai thuế và nộp các thông tin
cần thiết liên quan đến thuế; kê khai, tính thuế và nộp thuế
2.2.1 Tình hình đăng ký thuế.
Rủi ro tuân thủ trong việc đăng ký thuế của ĐTNT có thể là việc
ĐTNT không thực hiện kê khai đăng ký thuế, kê khai thay đổi đăng ký thuế
chậm so với thời hạn quy định; hoặc không thực hiện khai báo khi đăng ký
thuế thay đổi.
Cơ quan thuế quản lý (xác định) đối tượng nộp thuế thông qua mã số
thuế. Mã số thuế là một dãy số được cấp cho một tổ chức, cá nhân nộp thuế
sử dụng trong suốt quá trình hoạt động, từ khi thành lập cho đến khi chấm
dứt tồn tại. Mã số thuế dùng để kê khai, nộp thuế cho tất cả các loại thuế mà
đối tượng đó phải nộp, bao gồm cả các khoản thuế, phí nội địa và thuế xuất
nhập khẩu (Thống nhất giữa cơ quan thuế và cơ quan hải quan về đăng ký
cấp mã số thuế cho ĐTNT). Tuy nhiên, vẫn còn một số lớn ĐTNT do cơ
quan thuế quản lý thu thuế nhưng chưa quản lý qua mã số thuế như các hộ
gia đình nộp thuế nhà đất, các cá nhân có thu nhập cao nộp thuế thông qua
cơ quan chi trả, khấu trừ tại nguồn
Tình trạng này diễn ra phổ biến ở khu vực ngoài quốc doanh, đặc biệt
là các hộ kinh doanh cá thể, buôn chuyến, vãng lai và ở các thành phố lớn.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2004 cả nước có khoảng 2,3 triệu hộ
kinh doanh, theo số liệu cấp ĐKKD của Bộ KH - ĐT đến hết năm 2004 cả
nước đã cấp ĐKKD cho gần 2 triệu hộ kinh doanh nhưng số hộ được quản lý
thu thuế chỉ là 1,787 triệu hộ mới đạt khoảng 78% so với số hộ điều tra; bằng
khoảng 88% số hộ đã được cấp ĐKKD. Trong số những hộ chưa được quản lý
thu thuế có cả những hộ phải thu cả thuế Môn bài, thuế GTGT và thuế TNDN.
Đối với khu vực doanh nghiệp vẫn còn tình trạng doanh nghiệp đã được cấp
đăng ký kinh doanh nhưng không đến đăng ký thuế hoặc đã đăng ký thuế
nhưng thay đổi địa điểm trụ sở, địa điểm kinh doanh hoặc kinh doanh nhưng
không kê khai nộp thuế bỏ trốn cơ quan thuế không kiểm soát được…
2.2.2. Tình hình nộp tờ khai và các thông tin cần thiết liên quan
đến thuế.
Tính đến nay, Cơ chế tự khai, tự nộp đã áp dụng được gần một năm,
nhưng vẫn còn hiện tượng ĐTNT không nộp tờ khai và trong số những tờ
khai đã nộp thì vẫn còn tình trạng ĐTNT nộp chậm tờ khai theo qui định
hoặc tờ khai bị lỗi. Dưới đây là một vài số liệu minh hoạ về tình hình nộp tờ
khai thuế
BẢNG 2.1: TÌNH HÌNH NỘP TỜ KHAI THUẾ
TT Chỉ tiêu
Tháng
7 8 9 10 11 12
1 Số tờ khai phải nộp
116.88
4 89.094
114.71
1 159.409
130.01
2 119.335
2 Tổng số tờ khai đã nộp 97.728
73.69
0 93.613
131.76
8 94.020 97.625
a Số tờ khai đã nộp đúng hạn 86.974
52.70
1 66.077
117.94
9 85.134 90.563
b Số tờ khai nộp chậm 10.754
20.98
9 27.536 13.819 8.886 7.062
c
Tỷ lệ số tờ khai đúng hạn so với số
tờ khai đã nộp 89% 72% 71% 90% 91% 93%
3 Số tờ khai không nộp 19.156 15.404 21.098 27.641 35.992 21.710
a
Tỷ lệ số tờ khai đã nộp so với số tờ
khai phải nộp 84% 83% 82% 83% 72% 82%
4 Số tờ khai hợp lệ 96.570 71.622 93.031
125.33
8 92.331 95.800
a
Tỷ lệ số tờ khai hợp lệ so với số tờ
khai đã nộp 99% 97% 99% 95% 98% 98%
5 Số tờ khai không hợp lệ 1.158 2.068 582 6.430 1.689 1.825
6 Số tờ khai lỗi số học 5.584 5.148 5.907 8.396 6.522 6.703
a
Tỷ lệ số tờ khai bị lỗi số học so với
số tờ khai đã nộp 6% 7% 6% 6% 7% 7%
(Nguồn: Tổng cục Thuế)
2.2.3. Tình hình kê khai, tính thuế
Cơ chế tự khai, tự tính, tự nộp giao quyền chủ động cho người nộp
thuế. Tuy nhiên, nhiều ĐTNT có ý thức tuân thủ pháp luật không cao, cố
tình kê khai tăng chi phí, giảm doanh thu nhằm giảm bớt số thuế phải nộp
hoặc gian lận thông qua việc miễn, giảm, hoàn thuế
Để đạt được mục đích trên, nhiều doanh nghiệp đã dùng nhiều thủ
đoạn hết sức tinh vi như: sử dụng 2 hệ thống sổ sách kế toán; bán hàng
nhưng không viết hoá đơn hoặc có viết nhưng ghi giảm giá bán, giảm số
lượng, áp dụng sai mức ưu đãi để khai tăng số thuế được miễn, hoàn, mua
hoá đơn đầu vào để được hoàn thuế; khai man để trốn th
Có thể nói trong 4 loại nghĩa vụ của ĐTNT thì việc ĐTNT vi phạm
trong việc kê khai tính thuế gây thất thu lớn nhất cho NSNN và khó phát
hiện nhất. Việc vi phạm của ĐTNT hầu như chỉ được phát hiện qua hoạt
động thanh tra, kiểm tra. Kết quả thanh tra, kiểm tra dưới đây phần nào thể
hiện mức độ không tuân thủ của ĐTNT
BẢNG 2.1: KẾT QUẢ THANH TRA THUẾ QUA CÁC NĂM
Đơn vị tính: tỷ đồng
Nội dung Năm 2006 Năm 2007
Số doanh nghiệp được thanh tra 20.255 29.292
Số tiền ghi thu 5.045 2.744,3
- Số thuế nợ đọng 2.152 372,6
- Số thuế truy thu thêm 2.732 2.232
- Số tiền phạt 161 139,7
(Nguồn: Tổng cục
Thuế)
Kết quả thống kê trên cho thấy, từ khi chính thức thực hiện cơ chế tự
khai, tự nộp thuế ( từ 1/7/2007) thì tính tự giác tuân thủ của ĐTNT đã được
cải thiện phần nào. Tuy nhiên, số tiền truy thu thêm sau thanh tra còn khá
lớn: năm 2006 là 2.732 tỷ đồng, chiếm 2% tổng thu nội địa trừ dầu thô; năm
2007 là 2.232 tỷ đồng, chiếm 1,4% tổng thu nội địa trừ dầu thô.
2.2.4. Tình hình nộp thuế
Việc ĐTNT không tuân thủ trong việc nộp thuế là việc ĐTNT không
nộp hoặc nộp chậm tiền thuế so với hồ sơ đã kê khai hoặc so với tiền thuế ấn
định của cơ quan thuế hoặc theo thông báo của cơ quan thuế.
Số liệu thống kê dưới đây phản ảnh tình hình thực hiện nghĩa vụ nộp
thuế của ĐTNT
Bảng: Tổng hợp nợ thuế nội địa (trừ dầu thô) năm 2006 và 2007
Đơn vị tính: triệu
đồng
TT Chỉ tiêu
Năm 2006 Năm 2007
Số nợ
Trong đó nợ
không có khả
năng thu
Số nợ
Trong đó nợ
không có
khả năng
thu
Tổng số 8.263.385 1.685.949 6.651.901 729.878
1 Thuế TNDN 1.845.322 449.077 1.172.905 115.170
2 Thuế GTGT 3.349.955 565.664 2.926.828 300.555
3 Thuế TTĐB 851.133 78.113 827.662 114.254
4 Thuế TN đối với người có TN cao 126.819 12.571 106.155 3.191
5 Các loại thuế khác 2.090.156 580.524 1.618.351 196.708
Số liệu thống kê tình hình nợ qua hai năm cho thấy, số nợ thuế và số
nợ không có khả năng thu giảm dần, tuy nhiên vẫn còn khá lớn. Số nợ thuế
năm 2006 là 8.263 tỷ đồng chiếm 6,0% tổng thu nội địa trừ dầu thô; số nợ
thuế năm 2007 là 6.651 tỷ đồng, chiếm 4,2% tổng thu nội địa trừ dầu thô.
Trong đó, nợ thuế của khu vực ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng khá lớn:
năm 2006 là 3.229 tỷ đồng, chiếm 39,1% tổng số nợ; năm 2007 là 2.768 tỷ
đồng, chiếm 41,7% tổng số nợ. Kết quả trên cho thấy, ý thức tuân thủ pháp
luật trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của ĐTNT là khá thấp, còn nhiều
đối tượng chây ỳ không nộp thuế vào ngân sách, đặc biệt là ĐTNT thuộc
khu vực ngoài quốc doanh.
Qua việc phân tích một số chỉ tiêu trên, có thể khẳng định tình hình
tuân thủ của ĐTNT ở Việt Nam hiện nay ở mức thấp. Các vi phạm xảy ra ở
nhiều khâu với mức độ và ảnh hưởng khác nhau. Để lý giải tình trạng trên,
phần tiếp theo tác giả xin phân tích một số nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân
thủ của ĐTNT ở Việt Nam.
2.3. Phân tích các yếu tố tác động đến tính tuân thủ của ĐTNT ở Việt
Nam
2.3.1 Yếu tố hệ thống chính sách pháp luật thuế của Việt Nam
Thực hiện đường lối đổi mới theo tinh thần Nghị quyết đại hội lần thứ
VI của Đảng Cộng sản Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Bộ Chính trị, Quốc
hội, sự điều hành sát sao của Chính phủ, sự phối hợp chặt chẽ của các cấp uỷ
Đảng, các ngành các cấp và sự nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp, công
cuộc cải cách chính sách thuế ở nước ta đã đạt được những thành tựu rất
quan trọng, đó là:
Thứ nhất, hình thành một hệ thống chính sách thuế bao quát được hầu
hết các nguồn thu, áp dụng thống nhất đối với mọi thành phần kinh tế và
từng bước thích ứng với yêu cầu chuyển đổi nền kinh tế theo cơ chế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Thứ hai, hệ thống chính sách thuế đã trở thành công cụ điều tiết vĩ mô
của Nhà nước đối với nền kinh tế, góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh
phát triển, khuyến khích đầu tư, khuyến khích xuất khẩu, bảo hộ sản xuất
trong nước, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập
cho người lao động và góp phần xoá đói, giảm nghèo.
Thứ ba, hệ thống chính sách thuế được ban hành dưới hình thức luật,
pháp lệnh tạo cơ sở pháp lý cao để động viên một phần thu nhập của doanh
nghiệp, dân cư vào NSNN. Nhờ đó đã đảm bảo cho nhu cầu chi thường
xuyên, dành một phần cho chi đầu tư phát triển, chi trả nợ, góp phần kiềm
chế lạm phát ở mức độ cho phép.
Thứ tư, hệ thống chính sách thuế đã xoá bỏ sự chênh lệch về nghĩa vụ
thuế giữa các thành phần kinh tế trong nước; thu hẹp chênh lệch về nghĩa vụ
thuế giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng trong cơ chế thị trường.
Thứ năm, Luật quản lý thuế được ban hành đã thay đổi cơ bản phương
thức quản lý thuế, đề cao trách nhiệm của người nộp thuế, đề cao vị thế cũng
như trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc thực hiện nghĩa vụ với
ngân sách nhà nước của người nộp thuế. Bên cạnh đó, Luật Quản lý thuế
quy định rõ ràng hơn chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan quản
lý thuế nhằm bảo đảm phục vụ hỗ trợ người nộp thuế và giám sát quá trình
tuân thủ pháp luật thuế có hiệu quả. Các quy định của Luật Quản lý thuế
nâng cao vai trò của cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân tham gia công tác
quản lý thuế.
Bên cạnh đó, hệ thống chính sách pháp luật thuế hiện nay vẫn còn
nhiều vấn đề tồn tại tác động không nhỏ đến tính tuân thủ của ĐTNT:
Hệ thống chính sách thuế chưa thực sự đảm bảo bình đẳng, công bằng
xã hội về nghĩa vụ thuế mà biểu hiện là: còn có sự phân biệt về thuế suất
điều kiện ưu đãi, thời gian miễn giảm thuế giữa doanh nghiệp trong nước với
các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; giữa người Việt Nam và người
nước ngoài; hệ thống chính sách thuế vẫn còn lồng ghép nhiều chính sách xã
hội; hệ thống chính sách thuế chưa bao quát hết toàn bộ đối tượng chịu thuế,
đối tượng nộp thuế. Khi cộng đồng nhận thấy luật không phù hợp với thực tế
vì các ĐTNT có thu nhập giống nhau nhưng lại phải nộp thuế khác nhau thì
hiển nhiên hành vi không tuân thủ sẽ ngày càng tăng thêm.
Hệ thống chính sách thuế còn có chỗ qui định không rõ ràng, phức tạp
làm tăng cơ hội cho ĐTNT có những hành vi lợi dụng kẽ hở của luật hoặc
làm gây khó khăn cho ĐTNT thực hiện nghĩa vụ của mình; hoặc làm gia
tăng chi phí tuân thủ của ĐTNT (kể cả chi phí về thời gian, tài chính và
những căng thẳng về thần kinh) khiến cho ĐTNT có xu hướng trốn tránh
nghĩa vụ của họ.
2.3.2. Yếu tố xuất phát từ ĐTNT
Nghiên cứu những yếu tố từ bản thân ĐTNT, ở đây tác giả chỉ nhấn
mạnh yếu tố trình độ dân trí và tập quán sinh hoạt của ĐTNT.
Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn coi giáo dục, đào tạo, khoa học
công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực thúc đẩy sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Với những chính sách đầu tư
thích đáng cho phát triển giáo dục trong thời gian vừa qua, trình độ văn hoá,
giáo dục của người dân Việt Nam đã có những bước tiến bộ đáng kể. Điều
này được thể hiện ở sự gia tăng liên tục ở chỉ số phát triển con người trong
thập kỷ qua và những tiến bộ đạt được trong lĩnh vực giáo dục, y tế và mức
sống ở Việt Nam. Trong tổng số 177 nước được xếp hạng về chỉ số phát
triển con người trên thế giới, năm 1995 Việt Nam đứng ở vị trí 120 nhưng
đến năm 2005, Việt Nam đã tiến lên vị trí 108. Năm 2000, Việt Nam đã
hoàn thành công tác phổ cập giáo dục tiểu học-xoá mù chữ. Dự kiến đến
2010, Việt Nam sẽ hoàn thành công tác phổ cập giáo dục Trung học cơ sở.
Mặc dù đạt được nhiều thành tựu khả quan nhưng so với nhiều nước
trong khu vực và trên thế giới thì trình độ dân trí của người dân Việt Nam
vẫn ở mức tương đối thấp. Đơn cử là số người đi học các loại hình và bậc
học: dạy nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học chiếm khoảng
28-32% so với số người đang trong độ tuổi từ 18 đến 22, tỷ lệ này là thấp và
không thể đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đa số học sinh,
do phương tiện học tập thiếu thốn và phương pháp giảng dạy lạc hậu nên có
nhiều hụt hẫng về kiến thức so với các nước trong khu vực.
Về chất lượng đại học và chuyên nghiệp, các kỹ năng và khả năng
giao tiếp bằng ngoại ngữ của đa số học sinh, sinh viên không bằng các nước
trong khu vực.
Bên cạnh đó, trình độ hiểu biết pháp luật của người Việt Nam, nhất là
đội ngũ các doanh nghiệp Việt Nam còn rất hạn chế. Mặc dù chưa có những
số liệu điều tra, đánh giá một cách đầy đủ về vấn đề này nhưng cũng có thể
nhận thấy mức độ hiểu biết và thực thi pháp luật của ĐTNT ở Việt Nam còn
rất thấp thông qua việc xử lý hàng loạt các vấn đề kiện tụng, tranh chấp liên
quan đến luật pháp trong nước và quốc tế.
Như vậy, có thể thấy, về mặt bằng dân trí, trình độ văn hoá của người
Việt Nam đang ở mức thấp so với các nước tiên tiến trong khu vực và trên
thế giới. Điều này dẫn đến trình độ hiểu biết về thuế, ý thức chấp hành các
luật, pháp lệnh về thuế của đại bộ phận nhân dân, kể cả cán bộ, đảng viên
trong các cơ quan nhà nước còn nhiều hạn chế, chưa tạo được dư luận rộng
rãi lên án mạnh mẽ các hành vi trốn thuế, gian lận về thuế, thậm chí còn khá
nhiều trường hợp thờ ơ, khuyến khích, đồng tình, điều này dẫn đến mức độ
tuân thủ pháp luật thuế của ĐTNT ở Việt Nam không cao.
Về tập quán sinh hoạt của người Việt Nam, trên góc độ quản lý kinh
tế có thể xem xét đến hai vấn đề là tập quán sản xuất và tập quán tiêu dùng.
Mặc dù chúng ta đã có hơn 20 năm đổi mới, quá trình hội nhập cũng
đã được nhiều năm nhưng dường như tư duy pháp lý, ý thức tôn trọng pháp
luật của một bộ phận không nhỏ người dân và doanh nghiệp chưa có nhiều
thay đổi. Đối với pháp luật, đó chính là vấn đề không tôn trọng và tuân thủ
pháp luật trong việc giải quyết các mối quan hệ, công việc phát sinh trong
đời sống, thậm chí là các mối quan hệ liên quan đến một vấn đề tối quan
trọng là “sở hữu” như tiền, tài sản.
Nguyên nhân là nước ta vốn là một nước nông nghiệp. Cư dân sống
và làm việc trong các làng, bản, buôn; ở thành thị thì các phường, hội của
thương nhân được xây dựng chủ yếu dựa trên quan hệ dòng họ, quê hương,
bản quán Do đó, cư dân Việt Nam sống chủ yếu tuân thủ các lệ làng,
hương ước của làng xã, của phường hội là chủ yếu.
Đối với người dân và doanh nghiệp, việc giải quyết các mối quan hệ
dân sự, kinh tế không cần đến pháp luật vẫn còn tồn tại ở một bộ phận không
nhỏ, đâu đó vẫn có chuyện giải quyết các mối quan hệ bằng luật “rừng”. Vẫn
có người e dè khi nói đến việc áp dụng, tuân thủ luật pháp, kiện tụng, giải
quyết tranh chấp Rất ít doanh nghiệp có luật sư, chuyên viên pháp chế
chuyên trách làm công tác pháp lý, dự báo các vấn đề pháp lý nảy sinh,
ngoại trừ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Về thói quen tiêu dùng của người Việt Nam, với nền kinh tế tiền mặt
duy trì và tồn tại trong nhiều năm, phần lớn các giao dịch kinh doanh và tiêu
dùng cá nhân đều được thực hiện bằng tiền mặt. Bên cạnh đó, thói quen mua
hàng hoá, dịch vụ không cần sử dụng hoá đơn vẫn tồn tại phổ biến trong dân
chúng. Điều này gây cho cơ quan quản lý nhà nước rất nhiều khó khăn trong
việc quản lý dòng tiền chi phí thu nhập của doanh nghiệp và người dân.
Với những tập quán sản xuất và tiêu dùng như đã phân tích ở trên có
thể thấy tư tưởng tư lợi cá nhân trong sản xuất kinh doanh còn phổ biến,
trong khi ý thức, trách nhiệm của người dân với cộng đồng, xã hội còn rất
thấp, mức độ tự giác tuân thủ pháp luật của nhiều người dân Việt Nam chưa
cao.
2.3.3 Yếu tố quản lý thuế hiện nay
Sau một thời gian thí điểm áp dụng cơ chế quản lý thuế tự khai, tự nộp
ở một số Cục thuế và trên một vài sắc thuế chủ yếu, đến ngày 1/7/2007, cơ
chế quản lý thuế tự khai, tự nộp đã được triển khai áp dụng trên toàn quốc
cùng với Luật Quản lý thuế.
Hệ thống quản lý thuế hiện hành tuy đã đạt được một số thành công
bước đầu nhưng vẫn chưa đáp ứng được những điều kiện để thực hiện thành
công cơ chế tự khai, tự nộp như đã nêu ở chương 1. Những tồn tại được kể
ra sau đây đã ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả quản lý thuế và làm cho tính
tuân thủ pháp luật của ĐTNT ở Việt Nam không cao:
2.3.3.1 Những hạn chế trong công tác tuyên truyền hỗ trợ ĐTNT
Xưa nay, các cơ quan quản lý thuế thường giải quyết sự không tuân
thủ bằng các chương trình cưỡng chế. Các biện pháp can thiệp truyền
thống mang tính chất đối phó như phương pháp thanh tra toàn diện là một
phương pháp tuy tốn kém nhưng cần thiết để xử lý một vài khía cạnh của
hiện tượng không tuân thủ. Tuy vậy, các yếu tố chứa đựng đằng sau hành
vi tuân thủ của ĐTNT đều rất phức tạp và do đó không thể chắc chắn
thành công với chiến lược “một biện pháp duy nhất”- đặc biệt là khi biện
pháp đó chỉ dựa vào việc xác minh và cưỡng chế. Vì vậy, để giải quyết
triệt để các yếu tố bản chất bên trong hành vi không tuân thủ hơn là chỉ
tập trung giải quyết các hiện tượng bên ngoài thì cơ quan thuế cần phải
thông qua công tác tuyên truyền hỗ trợ ĐTNT để nâng cao tính tự giác
tuân thủ của ĐTNT. Mặt khác, khi ý thức tự giác chấp hành pháp luật thuế
của ĐTNT trở thành một phần quan trọng trong hệ thống tự khai, tự nộp
thuế thì công tác tuyên truyền hỗ trợ ĐTNT phải được xây dựng đúng với vị
thế và vai trò là một trong những biện pháp, công cụ quan trọng nhất để đạt
tới mục đích là sự tuân thủ tự nguyện một cách cao nhất của ĐTNT.
Nhận thức được vai trò của công tác tuyên truyền, hỗ trợ ĐTNT trong
cơ chế tự khai, tự nộp thuế, thời gian vừa qua công tác tuyên truyền hỗ trợ
ĐTNT của cơ quan thuế đã được coi trọng và đầu tư thích đáng. Vì vậy,
trong thời gian qua ý thức tuân thủ pháp luật thuế của ĐTNT ngày một nâng
cao, các sai sót và vi phạm về thuế giảm dần; quan hệ giữa cơ quan thuế và
ĐTNT ngày càng thân thiện; bước đầu đã góp phần giảm chi phí tuân thủ
cho người nộp thuế và giảm chi phí quản lý thuế cho cơ quan thuế Tuy
nhiên, bên cạnh những mặt đã đạt được, hoạt động tuyên truyền hỗ trợ
ĐTNT của cơ quan thuế vẫn còn những hạn chế, kết quả đạt được còn rất
khiêm tốn so với yêu cầu đặt ra, chưa tương xứng với vai trò của mình:
- Các hình thức tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng
còn đơn điệu, cứng nhắc, chưa gây được ấn tượng, chưa thu hút công chúng;
nội dung tuyên truyền chưa đi sâu; việc tổ chức thực hiện công tác tuyên
truyền chưa chủ động, chưa thường xuyên, liên tục, chưa thống nhất, đồng
bộ, hiệu quả. Do vậy, ĐTNT nhận thức về thuế còn hạn chế, chưa hiểu rõ
bản chất tốt đẹp của công tác thuế, nghĩa vụ, quyền hạn, trách nhiệm pháp
luật phải thực hiện;
- Số lượng tin, bài tuyên truyền trên báo, truyền hình còn ít, chất
lượng tin bài chưa cao, phóng viên làm về thuế nhưng kiến thức về thuế còn
hạn chế;
- Thông tin về chủ trương, chính sách thuế chưa được truyền tải sâu,
rộng, kịp thời cho các ĐTNT và các tầng lớp dân cư;
- Công tác hỗ trợ ĐTNT chưa xây dựng được một hệ thống văn bản
hướng dẫn, trả lời về tất cả các sắc thuế, các thủ tục hành chính thuế thống
nhất trong cả nước;
- Hình thức hỗ trợ chưa đa dạng, đồng bộ, phong phú, đặc biệt chưa
xác định được phương hướng để phát triển mạnh hệ thống đại lý thuế;
- Đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền hỗ trợ còn thiếu về số
lượng và yếu về chất lượng (năm 2006 số cán bộ làm công tác tuyên truyền
hỗ trợ của toàn ngành thuế là 2.473 cán bộ, chiếm 6,4% tổng số cán bộ toàn
ngành); một bộ phận cán bộ thuế chưa nhận thức đầy đủ về vai trò cũng như
trách nhiệm với công tác tuyên truyền thuế;
- Cách thức hỗ trợ còn thủ công, chưa ứng dụng công nghệ thông tin
hiện hiện đại vào hoạt động này;
- Cơ sở vật chất, phương tiện và kinh phí phục vụ cho công tác tuyên
truyền và hỗ trợ còn lạc hậu, chật chội không đáp ứng được yêu cầu của
công việc này;
- Cơ quan thuế chưa thành lập hệ thống đánh giá chất lượng thực hiện
hoạt động tuyên tuyền hỗ trợ ĐTNT. Điều này đó cho thấy cơ quan thuế còn
chưa coi hoạt động này là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và chính vấn
đề này dẫn đến chất lượng của hoạt động này còn thấp.
2.3.3.2. Những hạn chế trong công tác thanh tra
Khi việc tuân thủ không được thực hiện trên cơ sở tự giác Cơ quan
Thuế cần phải xác định và đối phó với các rủi ro do việc không tuân thủ có
thể gây ra bằng việc đề ra các biện pháp xử lý các rủi ro. Thanh tra là một
chiến lược cho phép các cơ quan thuế thực hiện các biện pháp trừng phạt có
hiệu quả và giải quyết các trường hợp nằm trên đỉnh của “Tháp tuân thủ”
nhờ biện pháp cưỡng chế tuân thủ
Thanh tra đóng vai trò là biện pháp trừng phạt của nhà nước giúp cho
cộng đồng nhận thức được quyền lực cưỡng chế của cơ quan thuế và do đó,
khuyến khích việc tuân thủ.
Hiệu quả của một chương trình thanh tra thành công không chỉ giới
hạn là hiệu quả trực tiếp của một biện pháp riêng lẻ (thu bổ sung, lãi hoặc
phạt, và cưỡng chế tuân thủ). Dưới nhiều giác độ, hiệu quả gián tiếp của việc
duy trì mức độ tuân thủ trong chương trình thanh tra rõ ràng và quan trọng
hơn, đó là:
- Hiệu quả thực hiện đúng- làm cho từng ĐTNT di chuyển dần xuống
nhóm thuộc phần đáy của Tháp tuân thủ.
- Hiệu quả ngăn chặn- làm cho nhóm khách hàng hiểu rằng mối quan
tâm của họ là phải tuân thủ tốt hơn
- Hiệu quả phòng ngừa gián tiếp- tác động ngăn chặn được nhìn nhận
là sẽ thanh tra cả các trường hợp khác đối với các biện pháp khác.
Trước đây, phương pháp thanh tra của cơ quan thuế còn nhằm vào tất
cả các đối tượng, không dựa trên cơ sở đánh giá mức độ vi phạm, mức độ
gian lận của ĐTNT để lập kế hoạch và tổ chức thanh tra đúng đối tượng
thanh tra ngay từ đầu. Vì thế, nhiều ĐTNT không có hành vi gian lận cũng
tổ chức thanh tra, vừa gây phiền hà cho các ĐTNT, vừa gây lãng phí nguồn
nhân lực, tốn kém cho cơ quan thuế. Thực hiện chiến lược cải cách và hiện
đại hoá công tác thanh tra, từ đầu năm 2006, cơ quan thuế đã chuyển hẳn từ
cơ chế thanh tra nhằm vào tất cả các ĐTNT sang cơ chế thanh tra theo mức
độ vi phạm về thuế, có gian lận thuế mới thanh tra (gọi là thanh tra theo mức
độ rủi ro về thuế) theo mô hình sau:
- Chuyển đổi từ việc thanh tra theo diện rộng sang thanh tra theo hệ
thống tiêu thức lựa chọn, đi vào chiều sâu theo mức độ vi phạm;
- Chuyển hoạt động thanh tra chủ yếu tiến hành tại cơ sở kinh doanh
sang thanh tra, kiểm tra chủ yếu tiến hành tại cơ quan thuế;
- Chuyển từ thanh tra kiểm tra toàn diện sang thanh tra, kiểm tra theo
chuyên đề và nội dung vi phạm.
Sau hơn hai năm áp dụng cơ chế mới, công tác thanh tra đã đạt được
một số kết quả nhất định như: việc lựa chọn đối tượng và xây dựng kế hoạch
thanh tra, kiểm tra đã có chọn lọc, tập trung, theo tiêu chí thống nhất; hạn
chế sự can thiệp chủ quan trong việc lựa chọn đối tượng thanh tra, kiểm tra;
việc phân loại doanh nghiệp, phân tích, đánh giá rủi ro cũng đã giúp cơ quan
thuế nắm được mức độ tuân thủ của các đối tượng nộp thuế, xác định được
nội dung, phạm vi cần tập trung thanh tra, kiểm tra, rút ngắn thời gian thanh
tra, kiểm tra tại doanh nghiệp Tuy nhiên, tình trạng gian lận về thuế vẫn
còn khá phổ biến nhưng chưa được phát hiện và truy thu kịp thời do công tác
thanh tra thuế còn một số bất cập:
- Cơ quan thuế chưa được giao chức năng khởi tố điều tra các vụ án vi
phạm pháp luật thuế mà phải chuyển sang cơ quan Công an. Do Cơ quan
công an lực lượng rất mỏng, không có hệ thống thông tin về thuế, không có
chuyên môn về quản lý thuế, nên điều tra rất chậm và kết quả rất hạn chế.
- Công việc thanh tra ít được ứng dụng tin học, do đó các cuộc thanh
tra thường kéo dài và kết quả còn hạn chế.
- Tổ chức bộ máy thanh tra thuế chưa tương xứng với khối lượng
công việc và vai trò của công tác thanh tra thuế. Lực lượng cán bộ thanh tra,
kiểm tra thuế toàn ngành năm 2005 là 5.097 cán bộ, chiếm khoảng 12,8%
tổng số cán bộ toàn ngành; năm 2006 là 5.776 cán bộ, chiếm 14,9%; năm
2007 là 7.602, chiếm 18,7%, trong khi ở các nước trong khu vực và thế giới
thường từ 25% đến 30%. Số cán bộ trên tham gia giải quyết nhiều công việc
ở nhiều khâu: thanh tra kiểm tra đối tượng nộp thuế, thanh tra kiểm tra nội
bộ, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, giám định tư pháp về thuế do vậy số
lượng cán bộ tập trung vào công tác thanh tra, kiểm tra đối tượng nộp thuế là
không nhiều.
- Trình độ cán bộ thanh tra còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu
công việc. Ở tất cả các cấp cán bộ thuế còn rất yếu về kỹ năng và nghiệp vụ
thanh tra và khả năng sử dụng các thiết bị tin học, một số cán bộ thanh tra ở
cơ sở chưa nắm vững các chính sách thuế, chưa thành thạo về kế toán doanh
nghiệp, phân tích đánh giá tài chính doanh nghiệp để có điều kiện phát hiện
các gian lận về thuế thậm chí một số cán bộ thanh tra có biểu hiện vụ lợi, ý
thức và trách nhiệm pháp luật thấp, lợi dụng công tác thanh tra để gây phiền
hà, sách nhiễu ĐTNT.
- Cơ sở vật chất phục vụ cho công tác thanh tra, kiểm tra thuế chưa đủ
mạnh, chưa xây dựng được chương trình phần mềm ứng dụng hỗ trợ cho
công tác thanh tra. Hiện công tác thanh tra thuế mới được chuyển đổi
phương thức thanh tra từ truyền thống sang thanh tra phân tích rủi ro, vì vậy
bước đầu việc xây dựng cơ sở dữ liệu về đối tượng nộp thuế còn chưa được
hoàn thiện đây là nhân tố ảnh hưởng quyết định tới việc phân tích đánh giá
lựa chọn đối tượng
Những hạn chế nêu trên đã ảnh hưởng đến chất lượng của công tác
quản lý thuế, làm giảm sức răn đe đối với các hành vi không tuân thủ của
ĐTNT.
2.3.3.4. Hạn chế trong công tác cưỡng chế, thu nợ
Quản lý thu nợ và cưỡng chế thuế là một khâu trong hệ thống quản lý
thuế, là một chức năng chính của mô hình quản lý thuế theo chức năng trong
cơ chế tự khai tự nộp thuế. Quản lý được nợ đọng và kết quả đem lại từ việc
đôn đốc thu nợ và cưỡng chế thuế là một trong những thước đo cơ bản để
đánh giá chất lượng, hiệu quả của công tác quản lý thuế
Chức năng này có vai trò rất quan trọng trong việc:
- Đảm bảo sự công bằng trong tuân thủ nghĩa vụ thuế;
- Thể hiện vai trò của cơ quan thuế trong cộng đồng và xây dựng mối
quan hệ tốt đẹp giữa cơ quan thuế và ĐTNT;
- Tăng cường sự tuân thủ của các đối tượng nộp thuế thông qua các
tác động lên lợi ích kinh tế và tác động tâm lý giữa các đối tượng nộp thuế.
Nhiều năm qua, việc thu nợ và cưỡng chế thuế là một trong những
nhiệm vụ quan trọng của ngành thuế. Toàn ngành đã có rất nhiều giải pháp
để có thể tổ chức ngày càng tốt hơn việc theo dõi, đôn đốc tổ chức và cá
nhân nộp thuế đầy đủ, kịp thời tiền thuế vào ngân sách Nhà nước, đã tiến
hành xử phạt hành chính những tổ chức và cá nhân nộp thuế trây ỳ, dây dưa
nộp thuế.
Tuy nhiên, tình trạng nợ đọng thuế ở một số địa bàn còn ở mức cao.
Nhiều trường hợp tổ chức và cá nhân nộp thuế cố tình dây dưa, trây ỳ trong
thực hiện nghĩa vụ nộp thuế nhưng chưa được xử lý nghiêm minh, chưa đảm
bảo tính chất công bằng trong thu nộp thuế và gây thất thu thuế. Có nhiều
nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, ngoài nguyên nhân từ phía tổ chức và
cá nhân nộp thuế, còn phải kể đến những bất cập trong công tác thu nợ và
cưỡng chế thuế:
- Hiện nay chưa có văn bản qui định cho cơ quan thuế được thỏa
thuận đối với tổ chức và cá nhân nộp thuế để lập kế hoạch cho phép tổ chức
và cá nhân nộp thuế được nộp dần những khoản thuế tồn đọng phù hợp với
tình trạng tài chính của họ, đảm bảo việc thu nợ thuế được khả thi cũng như
đảm bảo có sự đối xử công bằng đối với những tổ chức và cá nhân nộp thuế
có ý thức tuân thủ nhưng có những khó khăn về mặt tài chính trong thực
hiện nghĩa vụ thuế.
- Nếu nộp chậm tiền thuế thì tổ chức và cá nhân nộp thuế sẽ bị xử phạt
nộp chậm với tỷ lệ là 0,05%/ngày trên số tiền chậm nộp: Tỷ lệ này tương
đương với khoảng 1,5%/tháng, khoảng 18%/năm và đây là tỷ lệ phạt cao,
trong khi chưa có văn bản nào qui định rõ trong trường hợp tổ chức và cá
nhân nộp thuế không nộp tiền phạt nộp chậm thì tiếp tục bị tính phạt nộp
chậm trên số tiền phạt nộp chậm đã tính. Trong thực tế có nhiều trường hợp
tổ chức và cá nhân nộp thuế không đủ điều kiện nộp thuế nên tính phạt thêm
số tiền chậm nộp chỉ làm tăng số nợ thuế mà thôi, chứ không thu được cho
NSNN. Vì lẽ đó mà hiện nay một số cơ quan thuế không tính phạt nộp chậm
trên số tiền phạt chưa nộp. Đây lại chính là lý do gây ra tình trạng tổ chức và
cá nhân nộp thuế thường dây dưa không nộp tiền phạt vì không bị phạt nộp
chậm;
- Cơ quan thuế các cấp chưa có biện pháp quyết liệt, có hiệu lực, hiệu
quả trong chỉ đạo thu nợ và cưỡng chế thuế;
- Việc theo dõi nợ chưa thực sự sát sao, chưa theo dõi được tình trạng
nợ của từng tổ chức và cá nhân nộp thuế và không xác định được thời gian
nợ đọng của từng khoản nợ. Một số cơ quan thuế chưa xác minh được chính
xác nợ của từng ĐTNT nên khi xử lý thường để xảy ra khiếu kiện từ phía
ĐTNT;
- Việc đôn đốc nộp thuế, xử phạt tiền thuế nộp chậm chưa được thực
hiện thường xuyên và đồng bộ;
- Chưa xây dựng qui trình riêng về thu nợ và chưa qui định chi tiết, rõ
ràng các bước thu nợ trong qui trình quản lý thuế đối với doanh nghiệp;
- Chưa xây dựng được cơ sở dữ liệu về lịch sử tuân thủ của tổ chức và
cá nhân nộp thuế;
- Chưa áp dụng các kỹ năng phân tích tình hình tài chính của doanh
nghiệp nợ đọng thuế như khả năng thanh toán nhanh, khả năng thanh toán
nợ ngắn hạn, công nợ và sau cùng là chưa xác định rõ các tiêu chí phân loại
nợ đáp ứng được yêu cầu quản lý và đôn đốc thu nợ hiệu quả, kịp thời;
- Số tiền thuế nợ, tỷ lệ thu nợ thuế hàng năm cũng chưa được quan
tâm đúng mức và đưa vào thành chỉ tiêu đánh giá chất lượng quản lý của
ngành thuế.
2.3.3.4. Thủ tục hành chính thuế còn phức tạp, chưa tạo điều kiện cho
ĐTNT dễ dàng thực hiện nghĩa vụ thuế
Nghiên cứu về hành vi của ĐTNT cho thấy khi thủ tục hành chính
thuế quá phức tạp, ĐTNT phải bỏ quá nhiều thời gian, công sức thậm chí cả
những khoản chi “ngầm” để thực hiện nghĩa vụ thuế thì tính tự giác tuân thủ
của ĐTNT giảm. Ý thức tuân thủ của ĐTNT sẽ nâng lên khi mà việc thực
hiện nghĩa vụ thuế dễ dàng hơn.
Với mục tiêu tạo thuận lợi nhất cho ĐTNT, giảm phiền hà, chi phí
không cần thiết, cơ quan thuế đã tiến hành cải cách thủ tục hành chính thuế
như: triển khai cơ chế “một cửa”; cải cách thủ tục đăng ký thuế, rút ngắn
thời gian cấp MST xuống còn 5 ngày; mẫu biểu kê khai thiết kế đã có nhiều
cải tiến theo hướng đơn giản, có hướng dẫn để ĐTNT dễ kê khai
Với cơ chế “một cửa”, người nộp thuế chỉ phải đến "một cửa", thay vì
phải đến trực tiếp, thông qua nhiều bộ phận mới có thể hoàn tất thủ tục thuế.
Cán bộ thuế có nghĩa vụ tiếp nhận và giải quyết các thủ tục về thuế gồm:
Đăng ký thuế và cấp mã số thuế, khai nộp thuế khác theo quy định, Gia hạn
nộp hồ sơ khai thuế, Gia hạn nộp thuế, Miễn thuế, giảm thuế, Hoàn thuế,
Xác nhận nghĩa vụ thuế, Nộp hồ sơ khai thuế Ngoài ra, tiếp nhận và giải
quyết các yêu cầu hướng dẫn, giải đáp thắc mắc về chính sách thuế, quản lý
thuế của ĐTNT.
Ngoài việc không được yêu cầu ĐTNT nộp các loại giấy tờ, hồ sơ
không có trong quy định thủ tục hành chính thuế, công chức thuế không
được nhận bất kỳ một khoản tiền nào không được nhận quà biếu, quà tặng
của ĐTNT. Khi ĐTNT phát hiện các hành vi tham nhũng, tiêu cực, gây
phiền hà của công chức thuế cần trực tiếp thống báo với Thủ trưởng cơ quan
thuế các cấp, hoặc thông qua hộp thư góp ý, qua điện thoại đường dây nóng,
qua hộp thư điện tử của cơ quan thuế các cấp.
Đối với ĐTNT, khi có yêu cầu hướng dẫn, giải đáp vướng mắc về
chính sách thuế, quản lý thuế thì gửi đến cơ quan quản lý thuế trực tiếp để
được hướng dẫn, giải quyết. Trường hợp không đồng ý với nôi dung giải
quyết của cơ quan thuế quản lý trực tiếp, ĐTNT gửi yêu cầu hướng dấn, giải
đáp vướng mức lên cơ quan thuế cấp trên kèm theo văn bản giải quyết của
cơ quan thuế quản lý trực tiếp đó. Bộ phận Tuyên truyền - Hỗ trợ tại cơ quan
Cục Thuế và Chi cục Thuế có trách nhiệm hướng dẫn, giải đáp ngay thắc
mắc của ĐTNT trong trường hợp ĐTNT trực tiếp đến cơ quan thuế hoặc qua
điện thoại. Trong 10 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu hướng dẫn, giải đáp
bằng văn bản. Đối với các yêu cầu hướng dẫn, giải đáp vướng mắc về chính
sách thuế, quản lý thuế của ĐTNT chưa được quy định cụ thể, rõ ràng trong
các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, bộ phận Tuyên truyền - Hỗ trợ lập
văn bản chuyển cơ quan thuế cấp trên giải quyết, đồng thời thông báo bằng
văn bản cho ĐTNT biết trong thời hạn là bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận
được văn bản yêu cầu của ĐTNT
Tuy nhiên, việc thực hiện thủ tục hành chính trong cơ quan thuế vẫn
còn một số bất cập:
- Việc chấp hành kỷ luật công vụ của công chức thuế một số nơi còn
chưa tốt;
- Khả năng giám sát việc thực hiện giải quyết các yêu cầu, thủ tục
hành chính đối với công chức thuế còn hạn chế;
- Chưa thiết lập được hệ thống theo dõi được vết và giám sát được quá
trình giải quyết hồ sơ thuế;
- Chưa xây dựng tiêu chuẩn chức danh công việc và đào tạo về
chuyên môn và kỹ năng giao tiếp;
- Nhiều vấn đề doanh nghiệp hỏi thường được cơ quan thuế giải đáp
không kịp thời;
- Một số quy định về chức năng, nhiệm vụ và quy trình nghiệp vụ
chưa quy định rõ ràng, hợp lý; một số quy định tại các văn bản pháp luật
khác như quy định về mua hoá đơn, tiếp nhận và giải quyết đơn thư khiếu
nại, tố cáo chưa phù hợp;