Tải bản đầy đủ (.doc) (84 trang)

TÀI LIỆU ôn THI LỊCH sử VIỆT NAM QUỐC tế học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (488.84 KB, 84 trang )

TÀI LIỆU ÔN THI LỊCH SỬ VIỆT NAM
QUỐC TẾ HỌC
CHỦ ĐỀ 1: VẤN ĐỀ CHUẨN BỊ CHO CÁCH MẠNG
THÁNG TÁM
Cách đây hơn 68 năm, mùa thu năm 1945, lần đầu tiên trong lịch
sử, toàn thể nhân dân Việt Nam thực sự được nắm trong tay
quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cấu hạnh phúc. Thắng lợi
của Cách mạng tháng Tám 1945 đã mở ra một kỷ nguyên mới,
một bước ngoặt ngoan mục cho lịch sử dân tộc.Tố Hữu, trong
những lời thơ của mình, đã không thể giấu được niềm sung sướng
ấy:
“Mặt trời đỏ huyền kỳ mọc lên ôi náo nức
Nhạc dân gian cuồn cuộn bốc hồng trần
Ta đi đây, là trăm vạn thiên thần
Chiều chiến thắng phá tan quân quỷ sứ
Ta đi dưới bốn nghìn năm lịch sử
Đêm nay tràn hoa đỏ nghị vàng tươi
Ta đi đây với thế kỉ hai mươi
Mạch suối trẻ trong dòng người vô định”
(Vui bất tuyệt – Tố hữu)
Đây được xem là móc son chói lọi trong lịch sử dân tộc, một sự
kiên mà toàn thể nhân dân Việt Nam và những người nước ngoài
quan tâm đến Việt Nam đều tường tận. Dưới gốc nhìn của sinh
viên ngành Quốc tế học, chúng em xin phép được tìm hiểu và
trình bày chủ đề này dựa trên những vấn đề nổi bật như sau:
• Vài nét về quá trình chuẩn bị Cách mạng
• Vấn đề thời cơ
• Diễn biến chính
• Vai trò của Đảng và Hồ Chí Minh
• Nguyên nhân thắng lợi và gía trị trường tồn của Cách Mạng
I. Vài nét về quá trình chuẩn bị Cách mạng


Cách mạng tháng Tám năm 1945 là cuộc khởi nghĩa vũ trang
giành chính quyền, từ khởi nghĩa từng phần lên tổng khởi nghĩa
và đã giành được thắng lợi bằng cuộc tổng khởi nghĩa trong 15
ngày (từ ngày 14 đến 18/8/1945). Để có được thắng lợi trong 15
ngày, thắng lợi phải giành được một cách nhanh chóng, ít đổ
máu, Cách mạng tháng Tám được chuẩn bị trong 15 năm kể từ
khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (đầu năm 1930) đến năm
1945. Trong 15 năm đó, sự chuẩn bị cho thắng lợi của Cách
mạng của Đảng Cộng sản thể hiện ở các mặt sau :
1. Sự thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam
Năm 1930 Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (3/2/1930) và
thông qua Cương lĩnh chính trị do Nguyễn Ái Quốc khởi
thảo. Đảng ra đời đánh dấu bước ngoặt vĩ đại của cách
mạng Việt Nam, chấm dứt thời kì khủng hoảng lãnh đạo
cách mạng. Đảng trở thành người duy nhất lãnh đạo cách
mạng Việt Nam, với đường lối cách mạng đúng đắn. Sự ra
đời của Đảng là sự chuẩn bị nhân tố tất yếu đầu tiên cho
thời kì vùng dậy oanh liệt nhất và bước nhảy vọt vĩ đại nhất
trong lịch sử tiến hoá của dân tộc Việt Nam.
2. Phong trào cách mạng 1930 - 1931 :
Cao trào cách mạng 1930 - 1931 dưới sự lãnh đạo của
Đảng đã diễn ra mạnh mẽ trong toàn quốc mà đỉnh cao là
Xô viết Nghệ - Tĩnh. Cao trào này đã khẳng định đường lối
lãnh đạo của Đảng đã được thực hiện trong thực tiễn, Đảng
ta ngày càng trưởng thành, được Quốc tế Cộng sản công
nhận là một bộ phận độc lập trực thuộc Quốc tế cộng sản,
hình thành trong thực tiễn khối liên minh công nông. Cao
trào cách mạng 1930 - 1931 là cuộc tổng diễn tập lần nhất,
chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám thắng lợi.
3. Thoái trào cách mạng 1932 - 1935 :

Đây là thời kì địch đã tiến hành khủng bố và đàn áp dã
man.Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân tiếp tục đấu
tranh chống khủng bố, phục hồi trong phong trào cách
mạng, chuẩn bị cho phong trào cách mạng mới.Qua phong
trào, Đảng và nhân dân đã rút ra nhiều bài học kinh nghiệm
thành công cũng như thất bại, khắc phục khó khăn và sai
lầm để Đảng chuẩn bị cho một cao trào cách mạng mới.
4. Cuộc vận động dân chủ 1936 - 1939 :
Trước sự thay đổi tình hình quốc tế và trong nước, Đảng
phát động một cao trào đấu tranh cách mạng của quần
chúng đòi hỏi các quyền tự do dân chủ cơm áo và hoà bình,
chống chiến tranh, chống bọn phản động thuộc địa và tay
sai. Cao trào đấu tranh dân chủ diễn ra sâu rộng với nhiều
hình thức đấu tranh phong phú.Cao trào đó đã giáo dục sâu
rộng chủ nghĩa Mác - Lênin, đường lối chủ trương cách
mạng của Đảng trong nhân dân, nâng cao uy tín và ảnh
hưởng của Đảng Cộng sản, hướng quần chúng đi theo ngọn
cờ cách mạng của Đảng, hình thành một đạo quân chính trị
hùng hậu cho các mạng, tiếp tục rèn luyện Đảng và quần
chúng trong thực tiễn cách mạng, tích luỹ thêm nhiều kinh
nghiệm mới. Phong trào dân chủ 1936 - 1939 là cuộc diễn
tập lần thứ hai, chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám thắng
lợi.
5. Cuộc vận động giải phóng dân tộc 1939 - 1945 :
6.
Cuộc tập dượt cuối cùng, toàn diện và trực tiếp đưa đến
thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945.
a Sự chuyển hướng về chiến lược và sách lược
của Đảng qua các Hội nghị lần 6 (11/1939) và Hội
nghị lần 8 (5/1941) của Ban chấp hành Trung ương

Đảng Cộng sản Đông Dương.
Nội dung:
• Nêu cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên
hàng đầu.
• Mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất
rộng rãi.
• Nêu khẩu hiệu lập Chính phủ Việt Nam
Dân chủ Cộng hoà.
• Tích cực chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang,
coi đó là nhiệm vụ trung tâm của toàn Đảng,
toàn dân, đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên
Tổng khởi nghĩa khi có thời cơ.
b Chuẩn bị lực lượng chính trị, lực lượng vũ
trang và xây dựng căn cứ địa cách mạng; phát triển
lực lượng chính trị quần chúng, mở rộng các tổ chức
cứu quốc và Việt Minh; đẩy mạnh phong trào đấu
tranh của quần chúng ở cả nông thôn và đô thị.
c Duy trì đội du kích Bắc Sơn, thành lập các đội
cứu quốc quân, lập ra Việt Nam tuyên truyền giải
phóng quân, xây dựng căn cứ địa cách mạng ở Bắc
Sơn - Vũ Nhai và Cao Bằng; thực hiện chủ trương
“sửa soạn khởi nghĩa”, và “sắm vũ khí đuổi thù
chung”
d Phát động cao trào Kháng Nhật, cứu nước rộng
rãi, khởi nghĩa từng phần, giành chính quyền bộ
phận, tiến hành chiến tranh du kích cục bộ, chuẩn bị
thực lực để chuyển sang tổng khởi nghĩa (từ tháng 3
đến đầu tháng 8 năm 1945).
Kết luận : Qua 15 năm chuẩn bị và tích luỹ lực lượng, trực tiếp là
thời kì 1939 - 1945 đã tạo nên một lực lượng cách mạng hùng

hậu bao gồm cả lực lượng quần chúng và lực lượng vũ trang, tạo
lực và thế cách mạng ở cả vùng nông thôn và đô thị, chờ đợi một
thời cơ ngàn năm có một.
II. Vấn đề thời cơ cách mạng
1. Thời cơ là gì?
Thời cơ là một hoàn cảnh thuận lợi đến trong một thời gian
ngắn, là tình thế xuất hiện trong thời điểm nhất định nhất,
có lợi nhất cho việc phát huy mọi sức mạnh, đảm bảo cho
một việc có thể tiến hành để giành thắng lợi. Chủ nghĩa
Mác - Lênin xem việc nắm vững thời cơ và kiên quyết hành
động khi có thời cơ là “nghệ thuật lãnh đạo cách mạng”
của Đảng và của giai cấp vô sản; nó thể hiện rõ tính chất,
phẩm chất, lòng trung thành, chủ nghĩa anh hùng cách
mạng, trình độ, tài nghệ của người cộng sản. Thời cơ là
nhân tố khách quan, xuất hiện khi tình thế cách mạng được
hình thành, song nhận thức đúng thời cơ là yếu tố chủ quan.
Trong mọi hành động của con người, khi nào thống nhất
được điều kiện khánh quan với nhận thức chủ quan thì sẽ
đạt được thành công. Một cuộc cách mạng muốn thành
công nhanh chóng và ít phải đổ máu thì ngoài việc chuẩn bị
chu đáo cần phải biết chớp thời cơ cách mạng.
Thời cơ cách mạng là là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa
điều kiện thuận lợi về khách quan và chủ quan; trong đó,
điều kiện chủ quan giữ vai trò quan trọng nhất.
Cũng theo Chủ Nghĩa Mác-Lênin, thời cơ bùng nổ và thắng
lợi của một cuộc cách mạng thì phải hội đủ 3 điều kiện sau
đây:
• Kẻ thù đã suy yếu đến mức không thể thống trị như
cũ được nữa
• Quần chúng bị thống trị họ không thể sống như cũ

được nữa
• Đội tiên phong của cách mạng – tức Đảng đã sẵn
sàng lãnh đạo cách mạng.
2. Thời cơ trong Cách mạng tháng Tám
• Về kẻ thù:
Phát xít Nhật ngày càng bại trận.Ngày 6 và ngày 9/8/1945,
Mĩ dội hai quả bom nguyên tử hủy diệt hai thành phố
Hirosima và Nagaxaki. Ngày 9/8/1945, Hồng quân Liên Xô
tuyên chiến với Nhật, đánh tan đạo quân Quan Đông của
Nhật ở vùng Đông Bắc – Trung Quốc.
Ngày 15/8/1945, phát xít Nhật đầu hàng quân Đồng minh
không điều kiện khiến quân Nhật ở Đông Dương như “rắn
mất đầu”, suy yếu rệu rã, chính quyền bù nhìn Trần Trọng
Kim hoang mang đến cực độ.
Quân pháp: vốn đã bị quân Nhật đảo chính vào đêm ngày
9/3/1945. Mặc dù, chúng có âm mưu muốn tái chiếm nước
ta nhưng trước sự chuyển biến mau lẹ của tình hình, Pháp
không kịp trở tay.
Quân Đồng minh: 16 nghìn quân Anh chưa vào miền Nam
và 200 nghìn quân Tưởng chưa vào miền Bắc để giải giáp
quân Nhật
• Về phía ta:
Dưới chinh sách thống trị hà khắc của đế quốc phát xít,
Pháp, Nhật đã đẩy nhân dân ta đến cảnh cùng cực, nạn đói
1944-1945 làm 2 triệu đồng bào ta bị chết đói và hàng triệu
người khác ngắc ngoải.Quần chúng nhân dân không thể
sống như cũ được nữa, mâu thuẫn giữa nhân dân ta với phát
xít Nhật trở nên gay gắt.
Tầng lớp, bộ phận trung gian, những người trí thức yêu
nước, có tư tưởng dân chủ, tiến bộ, những người có tinh

thần dân tộc, kể cả một bộ phận trong giai cấp hữu sản
nhưng gần với quần chúng, nhận thức được xu thế lịch sử,
ngả về phía cách mạng. Tương quan lực lượng có lợi cho
phía cách mạng.
Thông qua quá trình chuẩn bị lâu dài vềlực lượng chính trị,
lực lượng vũ trang; đặc biệt thông qua khởi nghĩa từng
phần,các cao trào kháng Nhật cứu nước, quần chúng cách
mạng lúc này đã sẵn sàng nổi dậy giành chính quyền.
Đảng CSĐD đã chuẩn bị đầy đủ.Thông qua các Hội nghị
BCHTW 11/1939, 11/1940, 5/1941, Đảng giương cao ngọn
cờ GPDT lên hàng đầu. Đảng có quyết tâm cao, sẵn sàng
lãnh đạo quần chúng, chủ động chuẩn bị lực lượng cách
mạng chu đáo, xây dựng và mở rộng Mặt trận Việt Minh,
tận dụng tốt sự đoàn kết tin tưởng của nhân dân, góp phần
thúc đẩy thời cơ chin muồi .
• Thời cơ ngàn năm có một là vì:
Thời cơ cho cách mạng tháng Tám chỉ tồn tại trong
một khoảng thời gian rất ngắn (từ khi Nhật đầu hàng Đồng
minh (15/8) đến trước khi quân đồng minh kéo vào nước ta
(đầu tháng 09/1945)) => Tổng khởi nghĩa diễn ra một cách
nhanh chóng và ít phải đổ máu.Khi thời cơ cách mạng đến,
ta phải nhận thức đúng thời cơ và kiên quyết hành động
cách mạng.Nếu chúng ta không tiến hành khẩn trương thì
thời cơ sẽ đi qua.
Mặt khác, nếu tổng khởi nghĩa nổ ra sớm hơn, cách
mạng sẽ gặp khó khăn vì phát xít Nhật tuy yếu và đang
trong cơn giãy chết, nhưng nếu chúng tập hợp quân để phản
kháng thì cách mạng sẽ gặp nhiều tổn thất nặng nề, cách
mạng sẽ đổ nhiều xương máu. Nếu Tổng khởi nghĩa nổ ra
muộn hơn thì quân đồng minh Anh, Pháp, Trung Hoa dân

quốc kéo vào nước ta thì cách mạng sẽ mất đi thế chủ động,
chính phủ Trần Trọng Kim bắt tay với đế quốc, thời cơ
cách mạng sẽ trôi qua.
Nhận thức đúng thời cơ cách mạng, chủ tịch Hồ Chí
Minh nói “Lúc này, thời cơ đã đến, dù có đốt cháy cả dãy
Trường Sơn cũng phải giành cho được độc lập!”, “Đây là
thời cơ ngàn năm có một, rất hiếm và rất quý, nếu bỏ qua
thì sẽ không bao giờ có lại nữa”.
Cuộc tổng khởi nghĩa Tháng 8 năm 1945 là một thời
điểm có một không hai, thể hiện nghệ thuật dự đoán và tận
dụng thời cơ trong nước và quốc tế của Đảng và Chủ tịch
Hồ Chí Minh. Cuộc tổng khởi nghĩa được tiến hành trong
một bối cảnh đặc biệt và vô cùng thuận lợi.Tuy nhiên, xét
về mặt khách quan, lúc bấy giờ, thời cơ thuận lợi nó đến
với nhiều nước trong khu vực.Song, chỉ có cuộc Tổng khởi
nghĩa của Việt Nam là giành được thắng lợi nhanh chóng
và triệt để. Điểm mấu chốt đó chính là do thực lực của
chúng ta, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm đề ra
đường lối đấu tranh giải phóng dân tộc một cách đúng đắn,
sáng tạo, tạo dựng được cơ sở, nền tảng cách mạng vững
chắc để chờ đợi thời cơ thuận lợi phát động khởi nghĩa.
Nếu chúng ta không xây dựng, chuẩn bị tốt lực lượng;
không tiến hành các đợt tập dượt từ thấp lên cao, thì dù thời
cơ tới cũng khó có thể tiến hành khởi nghĩa thắng lợi.Mới
thấy rằng, trong cách mạng, nhân tố chủ quan là vô cùng
quan trọng và đóng vai trò tiên quyết.
Cách mạng tháng Tám 1945 là “sự lặp lại” lịch sử ở đỉnh cao với
việc kế thừa và phát triển về nghệ thuật nắm thời cơ và kiên
quyết hành động tận dụng thời cơ của ông cha ta.
Câu hỏi:

1. Qua thời kỳ thoái trào và cao trào, hãy cho biết vai trò của Đảng trong
giai đoạn đó?
2. Nội dung Luận cương tháng 10 và Cương lĩnh chính trị đầu tiên của
Đảng?
3. Phong trào 1936-1939 đã đóng góp gì vào cuộc diễn tập thứ 2 chuẩn bị
cho thắng lợi của CMT8 sau này?
4. Hãy nêu nôi dung, mục tiêu, lực lượng tham gia trong Luận cương
tháng 10?
5. Vì sao nói cao trào 1930-1931 là cuộc diễn tập thứ nhất?
6. Việt Nam có cơ hội và thách thức trong giai đoạn 1929-1933 là gì?
Đảng Cộng Sản Việt Nam đã nắm cơ hội như thế nào? Làm gì?
7. Luận cương tháng 10 có tiến bộ và hạn chế gì so với cách mạng Việt
Nam bấy giờ?
8. So sánh Luận cương tháng 10 của Trần Phú và Cương lĩnh chính trị của
Nguyễn Ái Quốc?
Trả lời:
1. Qua các thời kỳ cao trào và thoái trào, Đảng đã thể hiện vai trò như
sau:
a. Cao trào:
- Mở đầu cao trào ở Nghệ Tĩnh là cuộc biểu tình ngày 01/05/1930 do
Đảng bộ Nghệ An lãnh đạo.
- Tháng 10/1930, bộ máy chính quyền của đế quốc, phong kiến đã tan rã
ở nhiều nơi, tổ chức Đảng ở địa phương đã lãnh đạo nhân dân đứng ra
quản lý mọi mặt đời sống, chính trị - xã hội ở nông thôn.
- Các cuộc đấu tranh diễn ra liên tục vào ngày 1/8/1930, tháng 9 và 10
năm 1930 ở Nghệ Tĩnh.
b. Thoái trào:
- Các chi bộ Đảng trong nhà tù lãnh đạo phong trào đấu tranh, biến nhà
tù thành trường học cách mạng và tìm cách liên lạc với cơ sở bên
ngoài.

- Các Đảng viên còn lại bên ngoài âm thầm xây dựng lại tổ chức Đảng
và quần chúng.
- Ở Hà Nội, Sài Gòn, Đảng Cộng Sản Đông Dương đấu tranh hợp pháp,
tranh cử vào Hội đồng thành phố để tuyên truyền, cổ động quần chúng
theo khẩu hiệu của Đảng.
- Cuối năm 1934 đầu 1935 hệ thống Đảng dần được hồi phục.
Tuy Đảng Cộng Sản Đông Dương chịu tổn thất nặng nề nhưng vẫn giữ
được gốc rễ trong quần chúng, dần dần khôi phục thế lực và đứng vững
trên cương vị lãnh đạo.
2. So sánh Cương lĩnh chính trị đầu tiên và Luận cương tháng 10:
a. Nội dung:
•Cương lĩnh chính trị đầu tiên:
-Chiến lược cách mạng: tiến hành “ tư sản dân quyền cách mạng và
thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”.
-Nhiệm vụ cách mạng: đánh đổ đế quốc Pháp, phong kiến và tư sản
phản cách mạng, làm cho Việt Nam độc lập tự do, tịch thu sản nghiệp
của đế quốc và phản cách mạng chia cho dân cày nghèo, tiến hành cách
mạng ruộng đất.
-Lực lượng cách mạng: công nông, tiểu tư sản, trí thức, lợi dụng hoặc
trung lập phú nông, trung tiểu địa chủ, tư sản yêu nước.
-Lãnh đạo cách mạng: Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của
giai cấp vô sản.
-Quan hệ với thế giới: Cách mạng Việt Nam là một bộ phận khắng khít
của cách mạng thế giới.
Tuy còn vắn tắt nhưng đây là cương lĩnh giải phóng dân tộc đầu tiên
của Đảng, thể hiện sự đúng đắn, sáng tạo, kết hợp đúng đắn vấn đề dân
tộc và giai cấp. Độc lập tự do là tư tưởng cốt lõi của cương lĩnh.
•Luận cương tháng 10/1930:
-Tính chất: Cách mạng Đông Dương lúc đầu là cách mạng tư sản dân
quyền, sau đó tiến thẳng lên xã hội chủ nghĩa, bỏ qua thời kỳ tư bản

chủ nghĩa.
-Nhiệm vụ cách mạng: đánh đổ phong kiến và đế quốc là hai nhiệm vụ
có quan hệ khắng khít.
-Lực lượng cách mạng: giai cấp vô sản và nông dân.
-Lãnh đạo cách mạng: giai cấp vô sản và đội tiên phong là Đảng cộng
sản.
-Nêu rõ hình thức, biện pháp đấu tranh, quan hệ giữa cách mạng Đông
dương và cách mạng thế giới.
Hạn chế: chưa nêu rõ được mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Đông Dương,
không đưa ngọn cờ giải phóng dân tộc lên hang đầu, nặng về đấu tranh
giai cấp và cách mạng ruộng đất, đánh giá không đúng khả năng cách
mạng của tiểu tư sản, tư sản dân tộc, khả năng lôi kéo bộ phận trung
tiểu địa chủ tham gia mặt trận dân tộc thống nhất.
3. Sỡ dĩ nói phong trào 1936-1939 là cuộc diễn tập thứ 2 cho thành công
của CMT8 sau này là vì:
a. Về phía Đảng: Có sự trưởng thành trong chỉ đạo sách lược cách mạng.
b. Về phía Quần chúng: được tập hợp trong nhiều tổ chức, tiêu biểu nhất
là “mặt trận dân chủ Đông Dương”, hiểu rõ hơn về chủ nghĩa Mác-
Lenin, được rèn luyện trong những hình thức đấu tranh mới ( đấu tranh
chính trị công khai hợp pháp, bán công khai, nửa hợp pháp, bí mật và
nửa bí mật). Nhiều cán bộ cách mạng mới được đào tạo cùng với hơn
3000 chiến sĩ cách mạng cũ tạo thành đội ngũ đông đảo.
Phong trào 1936-1939 đã để lại nhiều bài học quý, nhất là về công tác vận
động tổ chức quần chúng, hình thức đấu tranh và khẩu hiệu đấu tranh.
4. Nội dung, mục tiêu, lực lượng tham gia được nêu trong Luận cương
tháng 10/1930 (Trần Phú):
•Luận cương tháng 10/1930:
-Tính chất: Cách mạng Đông Dương lúc đầu là cách mạng tư sản dân
quyền, sau đó tiến thẳng lên xã hội chủ nghĩa, bỏ qua thời kỳ tư bản
chủ nghĩa.

-Nhiệm vụ cách mạng: đánh đổ phong kiến và đế quốc là hai nhiệm vụ
có quan hệ khắng khít.
-Lực lượng cách mạng: giai cấp vô sản và nông dân.
-Lãnh đạo cách mạng: giai cấp vô sản và đội tiên phong là Đảng cộng
sản.
-Nêu rõ hình thức, biện pháp đấu tranh, quan hệ giữa cách mạng Đông
dương và cách mạng thế giới.
5. Phong trào 1930-1931 là cuộc diễn tập đầu tiên của cách mạng tháng 8
là vì:
a. Về phía Đảng được tập dượt về lãnh đạo: Qua lãnh đạo, Đảng đã đưa ra
Luận cương chính trị của mình. Luận cương đề ra hai khẩu hiệu chiến lược là
“Độc lập dân tộc” và “ruộng đất cho dân cày”. Hai khẩu hiệu này đáp ứng
được nguyện vọng của đa số người dân, nhất là nông dân, lôi cuốn được đông
đảo nông dân theo cách mạng, xây dựng khối liên minh công nông, tạo nên
một nhân tố cơ bản nữa đảm bảo cho cách mạng việt nam thắng lợi: Có Đảng
lãnh đạo, có liên minh công nông thì có tất cả.
b. Về phía quần chúng: lần đầu tiên được tập dượt đấu tranh dưới sự lãnh đạo
của Đảng. Qua đấu tranh, quần chúng đã được tập hợp, giáo dục, giác ngộ và
tổ chức tạo nên sức mạnh. Quần chúng thấy rõ hơn bộ mặt dã man của kẻ thù,
giác ngộ hơn về chủ nghĩa Mác- Lenin, hiểu hơn về Đảng, về những người
cộng sản và được rèn luyện một phương pháp cách mạng mới, đó là phương
pháp cách mạng bạo lực của quần chúng theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác-
Lenin.
Cao trào đào tạo them được nhiều cán bộ cách mạng mới, để lại nhiều bài học
kinh nghiệm, kể cả bài học thành công và thất bại.
6. Trong giai đoạn 1929-1933, Việt Nam đương đầu với rất nhiều thách
thức và cơ hội.
a. Thách thức:
Kinh tế: 1929-1933, do tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới, kinh
tế Việt Nam suy thoái (công nghiệp suy giảm; nông nghiệp: ruộng đất

bỏ hoang, lúa gạo sụt giá; thương nghiệp xuất nhập khẩu đình đốn,
hàng hóa khan hiếm, giá cả đắt đỏ…) Cuộc khủng hoảng kinh tế ở Việt
Nam rất nặng nề so với các thuộc địa của Pháp cũng như các nước khác
trong khu vực.
Xã hội: Mâu thuẩn nảy sinh giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp
do Công nhân thất nghiệp, nông dân bần cùng không lối thoát, tiểu
thương tiểu chủ làm ăn khó khăn, phá sản, tư sản dân tộc làm ăn khó
khăn, sinh viên ra trường không việc làm,… Chính những biến động
trong xã hội đã dẫn đến Mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp,
nông dân và địa chủ phong kiến ngày càng gay gắt.
Chính trị: Đầu 1930, khởi nghĩa Yên bái thất bại, Pháp tiến hành khủng
bố dã man những người yêu nước, làm căng thẳng những mâu thuẩn và
tình hình bất ổn trong xã hội dân cao.
b. Thời cơ: 02/1930, Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời kịp thời lãnh đạo
phong trào đấu tranh của công nông cả nước.
Dựa vào tình hình thời cơ và thách thức trên, Đảng Cộng Sản Việt Nam đã
kịp thời lãnh đạo phong trào đấu tranh của công nông trong cả nước.
Phong trào trên toàn quốc: 02-04/1930, nhiều cuộc đấu tranh của công
nông diễn ra đòi tăng lương giảm giờ làm, giảm sưu thuế (công nhân đồn
điền Phú Riềng, Dầu Tiếng,…), nhân ngày quốc tế lao động 01/05 cả nước
bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh, lần đầu tiên công nhân Việt Nam biểu tình
kỷ niệm ngày quốc tế lao động, đấu tranh đòi quyền lợi cho nhân dân lao
động trong cả nước, thể hiện tình đoàn kết cách mạng với nhân dân lao
động thế giới, từ tháng 06-08/1930 nhiều cuộc đấu tranh diễn ra trên toàn
quốc. Phong trào ở Nghệ Tĩnh: ngày 9/12/1930 cuộc biểu tình của 8000
nông dân Hưng nguyên đòi giảm sưu thuế, quần chúng kéo đến phá nhà
lao, đốt huyện đường, vây đồn lính khố xanh. Nhiều cấp ủy Đảng ở thôn
xã lãnh đạo nhân dân làm chủ vận mệnh, tự quản lý đời sống kinh tế chính
trị văn hóa xã hội ở địa phương, làm chức năng của chính quyền Xô Viết.
Đảng đã xây dựng mô hình Xô Viết tại Nghệ An và Hà Tĩnh.

-Chính trị: thực hiện các quyền tự do, dân chủ cho nhân dân, quần chúng
tự do hoạt động trong các đoàn thể cách mạng. Các đội tự vệ đỏ và tòa án
nhân dân được thành lập.
-Kinh tế: chia ruộng đất công cho dân cày nghèo, bãi bỏ thuế thân, thuế
chợ, thuế đò, thuế muối,….cho người nghèo.
-Văn hóa xã hội: mở lớp dạy chữ quốc ngữ, xóa bỏ tệ nạn xã hội, mê tín dị
đoan, trật tự trị an được giữ vững.
7. Luận cương tháng 10 có những tiến bộ và hạn chế so với cách mạng
Việt Nam bấy giờ:
Tiến bộ: xây dựng Liên minh công nông vững mạnh.
Hạn chế: Chưa thấy được mâu thuẫn chủ yếu của một xã hội thuộc địa nên
không đưa vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu nên nặng về đấu tranh giai
cấp. Đánh giá không đúng khả năng cách mạng của giai cấp tiểu tư sản, tư
sản dân tộc và trung tiểu địa chủ yêu nước. Những nhược điểm này dần dần
được Đảng ta khắc phục qua quá trình đấu tranh thực tiễn của cách mạng.
8. So sánh Cương lĩnh chính trị đầu tiên và Luận cương tháng 10/1930:
Nội dung so
sánh
Cương lĩnh chính trị đầu
tiên của Đảng
Luận cương tháng 10-
1930
Tính chất xã
hội
Xã hội Việt Nam là xã hội
thuộc địa nửa phong kiến,
gồm 2 mâu thuẫn:
-Mâu thuẫn giữa toàn thể
dân tộc VN với đế quốc
Xã hội Đông Dương gồm

2 mâu thuẫn:
-Mâu thuẫn dân tộc
-Mâu thuẫn giai cấp
(cơbản)
(cơ bản nhất)
-Mâu thuẫn giữa nông dân
với địa chủ phong kiến.
Tính chất
cách mạng
-Làm cách mạng tư sản
dân quyền + cách mạng
thổ địa, tiến lên chủ nghĩa
cộng sản
-Hai giai đoạn kế tiếp
không có bức tường ngăn
cách
-Cách mạng Đông Dương
là cách mạng tư sản dân
quyền qua giai đoạn
phát triển tư bản chủ
nghĩa
-Hoàn thành giai đoạn này
mới làm tiếp giai đoạn
khác
Kẻ thù của
cách mạng
Xác định: đế quốc Pháp,
vua quan phong kiến, tư
sản phản cách mạngkẻ
thù không phải toàn bộ

phong kiến, tư sản
Xác định: đế quốc, phong
kiếnkhông phân biệt
giai cấp phong kiến có bộ
phận tiến bộ, không đề
cập đến tư sản mại bản
Vai trò lãnh
đạo
Giai cấp công nhân thông
qua đội tiên phong là
Đảng Cộng sản Việt Nam
Đảng Cộng sản Đông
Dương
Lực lượng
cách mạng
-Giai cấp công nhân, nông
dân là động lực, gốc của
cách mạng
-Cần phải liên minh với
tiểu tư sản, tư sản dân tộc,
trung tiểu địa chủ
-Chỉ gồm công nhân,nông
dân
-Không đề cập đến giai
cấp khác: tư sản dân tộc,
tiểu tư sản, trung tiểu địa
chủ
Ý nghĩa Là cương lĩnh cách mạng -Tích cực: Nêu rõ hình
giải phóng dân tộc sang
tạo, kết hợp đúng đắn vấn

đề dân tộc và vấn đề giai
cấp, xác định đúng lực
lượng cách mạng.
thức, phương pháp đấu
tranh, mối quan hệ giữa
cách mạng Đông dương
và cách mạng thế giới
-Hạn chế:
+Chưa nêu được mâu
thuẫn chủ yếu của xã hội
Đông Dương
+Chưa xác định được kẻ
thù chủ yếu
+Nặng nề đấu tranh giai
cấp, cách mạng ruộng đất.
+Đánh giá không đúng
khả năng cách mạng của
tiểu tư sản, khả năng
chống đế quốc, phong
kiến của tư sản dân tộc,
khả năng lôi kéo trung
tiểu địa chủ tham gia CM
Phương pháp
cách mạng
Bạo lực cách mạng
Quan hệ
giữa cách
mạng VN
với thế giới
Liên lạc với các dân tộc bị áp bức và vô sản thế giới

CHỦ ĐỀ 2: PHONG TRÀO ĐÔNG KINH NGHĨA THỤC
1. Bối cảnh ra đời ( Giải thích thêm về tên gọi)
2. Những người sáng lập và mục đích thành lập trường ĐKNT
3. Bốn ban công tác của ĐKNT:
- Ban giáo dục
- Ban cổ động
- Ban trước tác
- Ban tài chính
4. Nội dung hoạt động
- Về văn hóa – giáo dục
- Về tư tưởng xã hội
- Về kinh tế
5. Phạm vi hoạt động
6. Nhận định chung
- Vai trò thực chất
- Thành tích nổi bật trong các lĩnh vực (văn hóa tư tưởng, các sáng tác
văn học…)
- Thời gian hoạt động và tác dụng của ĐKNT.
7. Trả lời câu hỏi
1. Bối cảnh ra đời
Đầu thế kỷ 20, Pháp hầu như đã hoàn thành quá trình bình định, dẹp yên
các cuộc khởi nghĩa yêu nước bên trong Việt Nam (chỉ còn phong trào Khởi
nghĩa Yên Thế của Đề Thám còn đang hoạt động).
Cùng với việc mở rộng quá trình thực dân hoá, tư bản hóa nhằm khai thác
thuộc địa một cách hiệu quả nhất, những cơ sở đầu tiên của kinh tế tư sản bắt
đầu phát triển trên toàn lãnh thổ Việt Nam, đặc biệt là ở Bắc Kỳ và Nam Kỳ.
Song song với sự phát triển kinh tế, những tư tưởng tư bản cũng du nhập
và phát triển bên trong Việt Nam. Các nhà nho có tư tưởng tiến bộ nhận thức
được sự yếu kém của Khổng giáo, chứng kiến nước Nhật Bản duy tân mà
thắng đế quốc Nga đã quyết định phải thay đổi tư tưởng, cách thức học tập

trong nước nhằm mục đích tự cường hy vọng một cuộc đổi mới. Nhật Bản
lúc bấy giờ đối với các sĩ phu yêu nước tiến bộ của Việt Nam là một thế giới
mới lạ, đầy sức hấp dẫn.
Đồng thời học tập từ thất bại của cuộc cải cách của nhóm Lương Khải
Siêu và Khang Hữu Vi khởi xướng ở Trung Quốc.
Năm 1906, Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh tham quan Khánh Ứng nghĩa
thục tại Đông Kinh (Tokyo). Cuối năm 1906, qua cuộc họp “trù bị” tại làng
Nội Duệ (Bắc Ninh) đã quyết định thành lập Đông Kinh nghĩa thục tại Hà
Nội.
Tháng 3 năm 1907, Đông Kinh Nghĩa Thục bắt đầu được khai giảng ở
phố Hàng Đào, Hà Nội.
*Bối cảnh trong nước:
Phong trào này vừa có tính cách chánh trị vừa có tính cách văn hóa, quy tụ
được đông đảo sĩ phu và quần chúng. Đông Kinh Nghĩa Thục có nguồn gốc
trong sạch hơn là nguồn gốc của Đông Dương tạp chí và Nam Phong, cả hai
đều do Tây sáng lập và được tiền trợ cấp của thực dân.
Đông Kinh Nghĩa Thục bắt chước theo Khanh Ứng Nghĩa Thục của Nhật
Bản nhằm mục đích cổ động duy tân và xây dựng Tân văn hóa.
Đây là một trường tư thục đầu tiên ở nước ta không thâu học phí mà lại còn
phát không sách, tập và bút giấy cho học trò. Nhà trường chánh ở Hà Nội
thành lập chưa được một năm mà đã đặt được chi nhánh ở hầu khắp các tỉnh
miền Bắc và có đà tiến triển vào Trung, Nam.
Đông Kinh nghĩa thục, đúng như tên gọi của nó, trước hết là một trường học,
một trường học tư và hoàn toàn bất vụ lợi, được lập ra vì một nghĩa lớn.
Nghĩa lớn ấy nằm chính trong tôn chỉ sáng láng của phong trào Duy Tân:
“Khai dân trí”, mở mang và nâng cao dân trí, để từ đó đi đến “Chấn dân khí”,
tạo nên sinh khí mới cho dân tộc, và “Hậu dân sinh”, đưa đất nước đến phát
triển phồn vinh cùng năm châu bốn biển.
Nói theo một cách nào đó và về thực chất, Đông Kinh nghĩa thục (và cả một
loạt nghĩa thục bắt đầu từ Quảng Nam và lan ra nhiều nơi khác trước đó, mà

Đông Kinh nghĩa thục ở Hà Nội là điểm hội tụ tinh hoa cuối cùng) chính là
một cuộc vận động và thực hành cải cách giáo dục rộng lớn, sâu sắc, cơ bản
và sớm một cách đáng kinh ngạc. Có thể tìm thấy ở phong trào này những
vấn đề cơ bản và thậm chí còn nóng hổi nhất cho cả sự nghiệp giáo dục của
chúng ta ngay ngày hôm nay: từ triết lý giáo dục, mục tiêu đào tạo con người
(và từ đó là mục tiêu xây dựng xã hội mới), nội dung giáo dục, chương trình
giáo dục, phương pháp giáo dục, các mối quan hệ nội tại và với xã hội của
giáo dục…, cả đến cách thức tổ chức nền giáo dục kiểu mới.
Đặc biệt chủ trương cải cách giáo dục đó được đặt trong một “hệ thống mẹ”
rộng lớn, bao quát hơn, gắn liền và là động lực quan trọng để chuyển động hệ
thống mẹ ấy: cải tạo có tính cách mạng toàn bộ xã hội. Đó quả thật là một
hiện tượng đặc sắc, một tỉnh ngộ anh minh và dũng cảm khác thường, một
nhận thức mới có tính chất chuyển thời đại, còn mới mẻ và thiết thực cho đến
tận ngày nay.
*Ý nghĩa tên gọi:
Đông Kinh là tên trường. Nghĩa thục là trường làm việc nghĩa như việc khai
trí cho dân, dạy học không lấy tiền.
2. Mục đích và những người sáng lập Đông Kinh nghĩa thục
 Mục đích
- Nâng cao lòng yêu nước, tự hào dân tộc và chí tiến thủ cho quần
chúng.
- Truyền bá một nền tư tưởng học thuật mới và một nếp sống văn minh
tiến bộ.
- Phối hợp hành động với các sĩ phu đã xuất dương và hỗ trợ cho phong
trào Đông Du của Phan Bội Châu và phong trào Duy Tân đang phát
triển trong cả nước.
Đặc biệt, để đúng với tên gọi nghĩa thục, các lớp học của trường được
mở miễn phí.
 Người sáng lập
- Sau khi Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh tham quan Khánh Ứng

nghĩa thục (1906) và nhen nhóm ý định thành lập một nghĩa thục – một
trường học kiểu mới, đến tháng 3 năm 1907, các sĩ phu yêu nước cùng
chí hướng với Phan Bội Châu như Lương Văn Can, Nguyễn Quyền, Lê
Đại, Hoàng Tăng Bí, Vũ Hoành, bắt đầu mở trường Đông Kinh nghĩa
thục.
- Vai trò chính: Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Lương Văn Can (Thục
trưởng) và Nguyễn Quyền (Giám học). Ngoài ra, trường còn mời
Nguyễn Văn Vĩnh – nhà tân học, nhà báo, nhà văn, nhà phiên dịch Việt
Nam – được Pháp tin cậy để tránh sự dòm ngó của mật thám Pháp.
 Phan Bội Châu (1867- 1940)
 Phan Châu Trinh (1872-1926)
 Lương Văn Can (1854-1927) tự là Hiếu Ôn và Ôn Như, hiệu
Sơn Lão, là một nhà cách mạng Việt Nam.
+ Quê quán tại làng Nhị Khê, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Đông
+ Năm 1874, ông đỗ Cử nhân, triều đinh phân là Giáo thụ Phủ Hoài
nhưng ông từ chối
+ Chính phủ Pháp cử ông vào Hội đồng thành phố nhưng ông cũng
không nhận.
+ Năm 1879, ông mở trường dạy học tại nhà ( số 4 Hàng Đào)
+ Tháng 3.1907, ông liên kết với những người cùng chí hướng lập ra
trường Đông Kinh nghĩa thục.
+ Năm 1913, ông bị lưu đày sang Nam Vang.
 Nguyễn Quyền ( 1869-1941) hiệu là Đông Đường, quê ở làng
Thượng Trì, Thượng Mão, phủ Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Ông
là một chí sĩ yêu nước Việt Nam thời cận đại.
+ Do ông từng đỗ Tú tài khoa Tân Mão năm 1891, được bổ làm Huấn
đạo tỉnh Lạng Sơn, nên người đương thời thường gọi ông là Huấn
Quyền.
Nguyễn Quyền

×