Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Tìm hiểu hoạt động marketing thuốc tại thị trường thừa thiên huế trong những năm gần đây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.47 MB, 60 trang )

BỘ Y TÊ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC D ư ợ c HÀ NỘI
- _ _ «Q (2 - - -
HỔ CÔNG BẰNG
TỈM HIẾU HOẠT ĐỘNG MARKETING THỤỐC
TẠI THỊ TRƯỜNG THỪA THIÊN - HUÊ
TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Dược SỸ KHÓA 1998 - 2007
• • •
Người hướng dẫn : PGS-TS. NGUYỄN THỊ THÁI HẰNG
THS. ĐỖ XUÂN THẮNG
Nơi thực hiện
:
Bộ MÔN QUẢN LÝ VÀ KINH TẾ Dược
TRƯỜNG ĐH DƯỢC HÀ NỘI
Thời gian thực hiện : 01/03/2003 - 25/05/2003
Hà Nôi- 5/2003
£ Ờ a QdÌM ƠQl
&&i XÙI bàụ. tẻ- íồnụ. biềl ổn lâ u iẨe tổ í &S- Qlạtiụln.
Qife/'
&hái 'Tôằttg, - @hù nhiêm. (Bệ- mỗti, &tiL. (Đỗ- (Xtuân. &hắng. — qĩnnq oiỉn.
bề- ttiồn Qụân ỈẠ txà 3Cinh
tó^ O o Ịte,
&Kứnạ. (Đại họe (Dtiổe. '3ÙỈL (ìlệi, đỂL
trựe. tìẾfL ịuiốttạ. dẫn, ehi bảo- ơà ÍẨỊO- mơi điều kiều thuạn. lợi eh o lò i hoÒỂL
thành luận, aăti năụ.
ỠÍSt
eủnạ xin. bòự. tà lồnjq, eảm ổn. tồ i
£Óe
títầự eS- qiátì bẠ tn&nt Qjucut
ÍẠ ữă 3Cinh t£<DưỊte,


eÓ£
eá nhân, tậjfL th ể ĩtã iậếi tình ạiúft đõ, đống, ạổp.
ehfr lô i nhữttg, ậ kiến. ạuụ. búu đ ể tồ i hờùn thành Luận, ũún nàự,.
Q&i xin ehâếi thành câm ổn eắe thầy, eê- ạiÁở ỉntòttq, (Đại kọe. ^Dượe.
'Tôà (ìlộ i đã. dạụ. dẬ tồ i iu ế t những, năm. thúng, dưâi m ái trưỉhiạ. (Đại kọe.
<7)utờe.
@uôi eÙMẨỊ, tờ i aeùt hàụ. lỗ- lồtuị b iỉí tín. tâu ẳẩe. tối eha me kính. ụỈJU,
những, n ạ tứ i thân trang, ạ ia đình đã lu ồti ehảnt lớ- eh& tô i trứng, euộe.
íếng. txà iroềtạ. lự nghiêft.
'3 ô à Q lệ i, H tftu j 2 2 t h á i K Ị 5 t iă m 2 0 0 3

'3ùầ @ồ*tạ. (Bằềtụ,
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN Trang
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
PHẦN 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Tổng quan về marketing

3
1.1.1. Khái niệm Marketing 3
1.1.2. Marketing M ix 3
1.1.3. Mục tiêu, vai trò và chức năng của Marketing
4
1.1.4. Các chính sách của Marketing 5
1.2. Marketing dược 15
1.2.1. Định nghĩa Marketing Dược 15
1.2.2. Đặc điểm của Marketing Dược 16
1.2.3. Nội dung của ngành Marketing Dược 17
1.3. Khái quát về thị trường thuốc Việt Nam và thị trường thuốc

Thừa Thiên H uế 18
1.3.1. Thị trường thuốc Việt Nam



18
1.3.2. Thị trường thuốc Thừa Thiên H uế

20
PHẦN 2: Đ ối TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ú u 22
2.1. Đối tượng khảo sá t 22
2.2. Phương pháp nghiên cứu 22
2.3. Xử lý số liệu 22
2.4. Nội dung khảo sá t 22
PHẦN 3: KẾT QUẢ KHẢO SÁT

.

23
3.1. Tình hình kinh tê - chính trị - văn hoá - xã hội tại tỉnh Thừa Thiên
H uế 23
3.2. Tình hình sử dụng thuốc và mô hình bệnh tật tại Thừa Thiên Huê 24
I
I
3.2.1. Tình hình sử dụng thuốc 24
3.2.2. Mô hình bệnh tậ t 27
3.3. Tìm hiểu, phân tích hoạt động Marketing thuốc của một
số cty DP tại Thừa Thiên H uế 29
3.3.1. Khảo sát việc ứng dụng chính sách sản phẩm của một số Cty
DP tại thị trường Thừa Thiên H uế 29

3.3.2. Khảo sát việc ứng dụng chính sách giá của một số Cty DP tại
thị trường Thừa Thiên Huế 36
3.3.3. Khảo sát việc ứng dụng chính sách phân phối của một số Cty
DP tại thị trường Thừa Thiên H uế 42
3.3.4. Khảo sát việc ứng dụng chính sách xúc tiến và hỗ trợ kinh
doanh của một số Cty DP tại thị trường Thừa Thiên H uế 45
3.5. Đánh giá chung về các chính sách Marketing được áp dụng tại thị
trường thuốc Thừa Thiên H uê 50
PHẦN 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 52
4.1. Kết luận: 52
4.2. Đề xuất 52
4.2.1. Đối với Bộ y tế và Nhà nước 53
4.2.2. Đối với Sở Y tế Thừa Thiên - Huế và Cty Dược TW H uế

53
TÀI LIỆU THAM KHẢO
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CSSK : Chăm sóc sức khỏe
Cty CPDP : Công ty cổ phần Dược phẩm
Cty DP : Công ty Dược phẩm
Cty TNHH : Công ty Trách nhiệm hữu hạn.
DNNN : Doanh nghiệp Nhà nước
DNTN : Doanh nghiệp tư nhân
OTC : Over the counter
TDV : Trình dược viên
TTKNDP-MP : Trung tâm Kiểm nghiệm Dược phẩm - Mỹ phẩm
TW : Trung ương
USD : Đô la Mỹ
ĐẶT VẤN ĐỂ
Vào những năm cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21, Việt Nam đang từng bước hội

nhập vào nền kinh tế thế giới. Để bắt kịp với sự phát triển như vũ bão của nền kinh tế
thế giới, nền kinh tế Việt Nam cũng có một bước chuyển mình mạnh mẽ. Đặc biệt từ
sau đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, nền kinh tế Việt Nam chuyển từ một nền kinh
tế lạc hậu sang nền kinh tế hiện đại, từ một nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị
trường có sự quản lý của nhà nước. Cùng các ngành mũi nhọn của nền kinh tế nước
nhà, ngành Dược đã đóng góp một phần không nhỏ trong công cuộc xây dựng và phát
triển sự phồn vinh nền kinh tế đất nước.
Sự phát triển của ngành Dược Việt Nam vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu thuốc
cho người dân, cộng vào đó với chủ trương mở của nhà nước đã tạo điều kiện thuận lợi
cho các Cty DP nước ngoài xâm nhập vào thị trường Việt Nam. Họ đã làm cho thị
trường Dược phẩm Việt Nam nói chung và thị trường dược phẩm tỉnh Thừa Thiên Huế
nói riêng trở nên sôi động, cơ bản đã đáp ứng đủ nhu cầu thuốc trong công tác phòng
và chữa bệnh cho người dân.
Tỉnh Thừa Thiên Huế là một trung tâm kinh tế - chính trị - văn hoá lớn ở miền
Trung. Đây không chỉ là một thị trường dược phẩm lớn mà còn là một thị trường đầy
tiềm năng thu hút được nhiều Cty DP nước ngoài vào đầu tư và buôn bán. Đây cũng là
cơ hội tốt cho các doanh nghiệp trong nước tiếp xúc, học hỏi những kinh nghiêm và
nghệ thuật kinh doanh của các doanh nghiệp nước ngoài. Vì họ đã có một bề dày lịch
sử trong kinh doanh đặc biệt trong lĩnh vực Marketing nói chung và Marketing Dược
nói riêng cả về lý luận lẫn thực tiễn trong khi đó các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn
yếu kém. Tuy nhiên với sự năng động, sáng tạo ham học hỏi; các doanh nghiệp Việt
Nam đã có những thành công đáng kể trong hoạt động Marketing của doanh nghiệp
mình.
Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh ác liệt như hiện nay, một trong những
yếu tố quyết định tới sự thành công của mỗi doanh nghiệp chính là sự nghiên cứu và
1
ứng dụng các chính sách chiến lược kinh doanh hợp lý, đặc biệt là chính sách
Marketing.
Để tìm hiểu việc nghiên cứu, áp dụng các chính sách, chiến lược Marketing
của các Cty DP trong nước cũng như nước ngoài tại thị trường dược phẩm tỉnh Thừa

Thiên Huế tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài. ‘Tí/n hiểu hoạt động Marketing thuốc
tại thị trường Thừa Thiên Huế trong những năm gần đây”.
Đề tài nghiên cứu với các mục tiêu sau :
- Nghiên cứu việc ứng dụng các chính sách Marketing của một số Cty DP tại
thị trường tỉnh Thừa Thiên Huế. Gồm 4 chính sách :
+ Chính sách sản phẩm.
+ Chính sách giá cả.
+ Chính sách phân phối và kênh phân phối.
+ Chính sách xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh.
- Đánh giá các ưu và nhược điểm trong các chính sách của một số Cty DP tại
Thừa Thiên Huế.
- Kiến nghị và đề xuất một số ý kiến cho các cơ quan quản lý nhằm giúp cho
các Cty DP trong nước triển khai chính sách Marketing ngày mỗi hiệu quả hơn.
2
PHẦN 1: TỔNG QUAN
1.1.TổNG QUAN VỂ MARKETING
1.1.1. Khái niệm Marketing : [1]; [6]; [9].
Thuật ngữ Marketing ngày càng trở nên quen thuộc với chúng ta và ngày càng
trở nên phổ biến và phát triển ở nhiều nước trên thế giới. Đến nay Marketing đã trở
thành một môn khoa học. Khoa học Marketing đã có một bề dày gần một thế kỷ , sự
phát triển của Marketing đã bao trùm lên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội như
Chính trị - Văn hoá - Kinh tế - Xã hội và ngày càng hoàn thiện hơn về nội dung.
Nhưng do hoạt động Marketing có nội dung rất rộng lớn, xâm nhập vào hầu hết các
lĩnh vực đang trong quá trình hoàn thiện, nên có rất nhiều định nghĩa về Marketing.
Theo hiệp hội Marketing Mỹ định nghĩa như sau : “Marketing là quá trình kế
hoạch hoá và thực hiện các kế hoạch; định giá khuyến mãi và phân phối hàng hoá và
dịch vụ để tạo sự trao đổi, từ đó thoả mãn mục tiêu của các cá nhân và tổ chức
Định nghĩa của giáo sư Mỹ - Philip Kotler:
“Marketing là một dạng hoạt động của con người nhằm thoả mãn những nhu
cầu và mong muốn của họ thông qua trao đổi

Còn theo một định nghĩa khác: “ Marketing là quy trình xác định, phát triển và
cung cấp các giá trị tốt hơn cho khách hàng
Dù có các định nghĩa Marketing nào khác đi nữa thì cốt lõi của hoạt động
Marketing cũng chính là tổng thể các hoạt động của doanh nghiệp hướng tới thoả mãn, gợi
mở những nhu cầu của người tiêu dùng trên thị trường để đạt được mục tiêu lọi nhuận.
1.1.2. Marketing Mix: [1]; [6].
Trong hệ thống Marketing hiện đại, Marketing Mix là tập hợp các yếu tố của
Marketing (sản phẩm, giá cả, phân phối, xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh) mà trong hoạt
động kinh doanh bất kỳ doanh nghiệp nào cũng không thể thiếu một trong bốn yếu tố
đó. Bốn chính sách này gắn bó chặt chẽ lẫn nhau tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát
triển.
Vì vậy, Marketing Mix là các chiến lược, giải pháp, chiến thuật tổng hợp từ
nghiên cứu tìm tòi áp dụng và kết hợp nhuần nhuyễn cả bốn chính sách của chiến lược
3
Marketing trong hoàn cảnh thực tiễn, thời gian, không gian, mặt hàng, mục tiêu cụ thể
để phát huy sức mạnh tổng hợp của bốn chính sách.
- Chính sách sản phẩm.
- Chính sách giá cả.
- Chính sách phân phối.
- Chính sách xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh.
1.1.3. Mục tiêu, vai trò và chức năng của Marketing:
* Mục tiêu: [1]; ĩ9].
- Mục tiêu lợi nhuận: Đây là mục tiêu hàng đầu và có tính chất sống còn của
doanh nghiệp. Vì lợi nhuận đảm bảo việc bù đắp chi phí doanh nghiệp bỏ ra trong kinh
doanh, đồng thời lợi nhuận là điều kiện để mở rộng và phát triển doanh nghiệp.
- Mục tiêu tạo lợi thế cạnh tranh: Marketing là cầu nối hai chiều giữa doanh
nghiệp với thị trường hay người tiêu dùng. Từ thông tin đó, doanh nghiệp sẽ tìm được
lợi thế cạnh tranh trên thị trường Dược thể hiện ở chỉ tiêu thị phần, thị trường của
doanh nghiệp.
- Mục tiêu an toàn trong kinh doanh: Thông qua Marketing giúp cho doanh

nghiệp có cơ sở để phân tích, phán đoán những biến đổi của thị trường, đồng thòi nhận
ra những cơ hội, đề ra những biện pháp nhằm đối phó với bất trắc và hạn chế tới mức
tối thiểu hậu quả xảy ra rủi do trong kinh doanh.
* Vai trò: [1];[9]
- Ở cấp vĩ mô: Marketing là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, khuyến khích
nền sản xuất phát triển, đảm bảo cung ứng cho xã hội một mức sống ngày càng cao và
hợp lý.
- Ở cấp vi mô: Marketing có tính quyết định đến hiệu quả kinh doanh tổng
hợp, tới hình ảnh và vị thế của Cty trên thị trường. Vì trong Marketing vi mô, đây là
công cụ tiếp cận trực tiếp với thị trường và nhu cầu của khách hàng. Từ đó hướng dẫn
chỉ đạo phối hợp các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
* Chức năng:[l]; [6]; [9].
4
- Làm thích ứng sản phẩm với nhu cầu thị trường: Đối với Dược phẩm phải là
sản phẩm đáp ứng thoả mãn nhu cầu điều trị. Muốn vậy, mỗi doanh nghiệp cần đưa ra
thị trường những sản phẩm với bao bì mẫu mã, dạng bào chế, chỉ định đạt chất lượng
cao trong nhu cầu điều trị, giúp trở nên quen thuộc đối với người sử dụng và được chấp
nhận.
- Chức năng phân phối: Gồm tất cả các hoạt động nhằm tổ chức vận động
hàng hoá một cách tối ưu và hiệu quả từ nơi sản xuất đến trung gian bán buôn, bán lẻ
hoặc trực tiếp người tiêu dùng.
- Chức năng tiêu thụ hàng hoá: Gồm hoạt động kiểm soát giá cả thị trường tạo
lòng tin ở người sử dụng và chỉ ra các nghiệp vụ, nghệ thuật bán hàng.
- Chức năng yểm trợ: Gồm các hoạt động:
Vì thuốc là loại hàng đặc biệt, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Do đó các
hoạt động này cần tuân thủ theo các quy định của nhà nước và Bộ y tế.
1.1.4. Các chính sách của Marketing
a. Chính sách sản phẩm. [1]; [6];[9]; [10]; [13].
Sản phẩm là tất cả những gì có thể thoả mãn được nhu cầu trong mong muốn
và chào bán trên thị trường với mục đích thu hút sự chú ý mua, sử dụng trong tiêu

dùng.
Sản phẩm có thể là sản phẩm hữu hình hay sản phẩm vô hình. Hay sản phẩm là
hàng hoá và (hoặc) dịch vụ:
Trên con đường tìm kiếm những chiến lược Marketing dưới một sản phẩm cụ
thể, điều quan trọng là cần nhận rõ được những sản phẩm đó thuộc loại sản phẩm nào.
Trong một sản phẩm bao giờ cũng gồm hai yếu tố:
+ Yếu tố vật chất là những đặc tính lý hoá của sản phẩm
+ Yếu tố phi vật chất. Biểu tượng bao bì dịch vụ sau khi mua.
* Một sô chiến lược trong chính sách sản phẩm. [1].
- Chiến lược triển khai tiêu thụ sản phẩm theo chu kỳ sống của sản phẩm.
Quảng cáo
Kích thích tiêu thu
Tuyên truyền
Bán hàng cá nhân
5
Một sản phẩm bao giờ cũng có một chu kỳ sống của nó. Chu kỳ sống của sản
phẩm là khoảng thời gian sản phẩm tồn tại trên thị trường được khách hàng chấp nhận.
Chu kỳ sống điển hình của một sản phẩm có bốn giai đoạn: Giai đoạn giới thiệu sản
phẩm, giai đoạn tăng trưởng, giai đoạn chín muồi, giai đoạn suy thoái.
Doanh số
Hình 4.1 : Đồ thi chu kỳ sống điển hình của một sản phẩm
Mỗi một giai đoạn đều có những đặc trưng khác nhau về các m ặt: Doanh số,
chi phí, lợi nhuận , khách hàng , đối thủ cạnh tranh.
Bảng 1.1: Một số đặc trưng trong chiến lược kỉnh doanh
Đặc trưng Giai đoạn 1
Giai đoạn 2
Giai đoạn 3 Giai đoạn

4
Doanh số Thấp

Tăng nhanh
Đạt đỉnh điểm Giảm
Chi phí Cao Trung bình
Giảm bớt
Thấp
Lợi nhuận
ít hoặc lỗ
Tăng
Cao
Giảm
Khách hàng Người có tư
tưởng đổi mới
Người sớm
chấp nhân
Đại chúng Chậm chạp
Đối thủ cạnh
tranh
ít
Tăng lên
On định và bắt
đầu giảm
Giảm
nhanh
Đồng thời, tương ứng với từng giai đoạn đều có mục tiêu riêng.
6
Bảng 1.2: Mục tiêu chiến lược Marketing theo chu kỳ sống của từng
sản phẩm.[6]
Giai đoạn 1
Giai đoạn 2
Giai đoạn 3

Giai đoạn 4
Mục
tiêu
Tạo sự nhận biết
đối với sản phẩm
và dùng thử
Tối đa hóa thị
phần
Tối đa hóa lợi
nhuận đồng thòi
giữ vững thị
phần
Giảm chỉ tiêu
và rút bớt số
loại hàng
Không phải sản phẩm nào cũng đều trải qua 4 giai đoạn trong chu kỳ sống, mà
tuỳ từng sản phẩm có thể bỏ qua một hoặc hai giai đoạn nào đó trong chu kỳ sống sản
phẩm mình.
- Chiến lược phát triển theo danh mục sản phẩm: [1 ].
Danh mục sản phẩm bao gồm tất cả các mặt hàng mà doanh nghiệp có khả
năng cung cấp ra thị trường. Một danh mục sản phẩm có 3 chiều : rộng, sâu, dài.
+ Chiều rộng danh mục sản phẩm: Là số lượng những nhóm hàng, những loại
hàng về sản phẩm mà doanh nghiệp đưa ra thị trường.
+ Chiều dài danh mục sản phẩm: Là tất cả những mặt hàng được sắp xếp theo
thứ tự ưu tiên hợp lý.
+ Chiều sâu danh mục: Là số lượng những mẫu mã trong các mặt hàng, loại
hàng của doanh nghiệp .
Các doanh nghiệp xây dựng và phát triển danh mục sản phẩm của mình nhằm
mục đích duy trì và ngày càng tăng các chỉ tiêu về doanh số, lợi nhuận, chiếm lĩnh thị
trường. Đây là yêu cầu khách quan của doanh nghiệp kinh doanh trong nền kinh tế thị

trường. Trong sự cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, thị phần của doanh nghiệp luôn có
nguy cơ dễ co lại. Chiến lược này giúp doanh nghiệp chủ động có chiến lược kinh
doanh thích ứng với mọi biến động của thị trường.
- Chiến lược phát triển sẩn phẩm mới:[6];[10];[16]
Sản phẩm mới là loại sản phẩm hoàn toàn mới, lần đầu tiên được doanh nghiệp
cung cấp cho thị trường. Thuốc là loại hàng hoá đặc biệt, ảnh hưởng đến sức khoẻ con
người, do quá trình nghiên cứu để đưa ra thị trường một thuốc mới cần đòi hỏi chi phí
7
rất lớn và lâu dài. Ngày nay ước tính để có một sản phẩm mới cần khoản 300 triệu USD
và thời gian trung bình mất khoảng 12 năm. Nhưng sau khi thuốc được lưu hành trên
thị trường, việc nghiên cứu an toàn, và hiệu quả của thuốc ở điều kiện thường vẫn được
tiếp tục. Thực tế, có nhiều thuốc sau khi lưu hành thời gian dài mới phát hiện được
nhiều tác dụng không mong muốn, một số thuốc có tác dụng phụ nghiêm trọng buộc
phải rút khỏi thị trường. Hiện nay, chiến lược sản phẩm mới có ý nghĩa rất quan trọng
đối với sự tổn tại và phát triển doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp áp dụng chiến lược này
hiệu quả, sẽ giúp doanh nghiệp khắc phục được tình trạng trì trệ trong sản xuất kinh
doanh, mở rộng thị trường và thu được khoản lãi không lồ.
* Nguyên nhân thúc đẩy doanh nghiệp phát triển sẩn phẩm mới:[4];[8].
+ KHKT tiến bộ, đã và đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, tạo điều
kiện thuận lợi cho việc thiết kế và tạo sản phẩm mới.
+ Cạnh tranh trên thị trường đã chuyển trọng tâm từ cạnh tranh giá cả sang
cạnh tranh chất lượng sản phẩm.
+ Mỗi sản phẩm đều có một chu kỳ sống, khi sản phẩm bước vào giai đoạn suy
thoái thì doanh nghiệp phải có sản phẩm mới thay thế nhằm đảm bảo tính liên tục quy
trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Do vậy, phát triển sản phẩm mới là một tất yếu khách quan trong kinh doanh
đặc biệt là trong ngành Dược.
- Chiến lược về nhãn hiệu, bao bì sẩn phẩm: [16]; [10].
Đó là những quyết định về thiết kế, cải tiến, hoàn thiện về bao bì và nhãn hiệu
sản phẩm nhằm nâng cao đặc tính sử dụng của sản phẩm. Nhãn hiệu và bao bì cũng là

một trong những yếu tố quan trọng làm nên thành công trong kinh doanh của doanh
nghiệp. Một nhãn hiệu hàng hoá nổi tiếng với mẫu mới bao bì đẹp, phong phú sẽ tạo
nên khả năng tiêu thụ lớn, lợi nhuận cao.
b. Chính sách giá cả. [1]; [6]; [8].
Chính sách giá cả đối với mỗi sản phẩm là một chính sách quan trọng ảnh
hưởng trực tiếp đến sản phẩm và uy tín của doanh nghiệp. Cần phải có một mức giá
8
phù hợp theo những tình huống cụ thể tuỳ theo từng khách hàng, theo thời điểm, theo
từng địa bàn, nhằm thực hiện tốt mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp như: phát triển
doanh nghiệp, khả năng bán hàng và tăng lợi nhuận.
Mục tiêu của chính sách giá cả: Giá cả là công cụ duy nhất trong Marketing
đem lại doanh số và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Chính sách giá cả thường xoay quanh
các mục tiêu sau:
- Tối đa hoá lợi nhuận: Là khoản lợi nhuận cao nhất mà doanh nghiệp có thể
đạt được nhưng vẫn thoả mãn với các mục tiêu về thị phần, thị trường, danh tiếng và an
toàn trong kinh doanh.
- Công cụ giá cả là một công cụ hữu ích trong việc xâm nhập và mở rộng thị
trường.
- Giá cả giúp doanh nghiệp bảo vệ các khu vực thị trường đã chiếm lĩnh bằng
chiến lược giá phân biệt.
Ngoài ba mục tiêu trên, trong ngành Dược thuốc còn phải bán đúng giá để đảm
bảo công tác chăm sóc sức khoẻ cho người dân. Đây là một trong những mục tiêu quan
trọng của ngành Dược, hiện nay trên thị trường giá của mặt hàng thuốc còn rất trôi nổi
đã ảnh hưởng đến công tác CSSK của người dân.
Lựa chọn phương pháp định giá: Muốn giành được thị trường, dành được
khách hàng, Cty cần xây dựng chiến lược định giá thích hợp cho sản phẩm của mình.
Có rất nhiều phương pháp định giá khác nhau được minh hoạ theo sơ đồ dưới đây:
Hình 1.2: Sơ đồ các phương pháp định giá sản phẩm.
9
Người sản xuất có thể chuẩn bị một đồ thị hoà vốn để biết được điều gì xảy ra với các

mức tiêu thụ khác nhau. Độ dốc của đường doanh số phản ảnh giá trị của một đơn vị
sản phẩm.
Chi phí
Doanh số
Lợi nhuận
Tổng chi phí
Chi phí thay đổi
Chi phí cố định (F)
* Sản lượng
Qn
Hình 1.3. Đồ thị hoà vốn để xác định giá theo lợi nhuận mục tiêu.
Điểm hoà vốn (E) là điểm mà tại đó tổng doanh thu vừa đủ bù đắp hết chi phí
hoạt động kinh doanh bỏ ra.
Công thức tính sản lượng hoà vốn (Điểm hoà vốn)
F
Qo=



(P -V )
Trong đó:
Qo: Sản lượng hoà vốn.
F : Tổng chi phí cố định(CPCĐ)
p : Giá bán một sản phẩm,
V : Chi phí biến đổi trên một sản phẩm.
Nhà sản xuất xem xét những mức giá khác nhau và ước tính những ảnh hưởng
có thể có của chúng đến khối lượng tiêu thụ và lợi nhuận Đồng thời nhà sản xuất cũng
phải giảm các chi phí bởi các chi phí càng thấp sẽ càng giảm bớt được khối lượng cần
thiết để hoà vốn.
• Các chiến lược của chính sách giá:

* Chiến lược một giá: áp dụng mức giá như nhau cho tất cả các khách hàng.
10
- ưu điểm:
+ Doanh nghiệp bảo đảm được thu nhập.
+ Duy trì được uy tín trong khách hàng.
+ Định giá và quản lý giá dễ dàng.
- Nhược điểm:
+ Chiến lược này tạo nên tình trạng cứng nhắc về giá, kém linh hoạt.
+ Chiến lược này được các Cty Dược áp dụng ưu tiên để đảm bảo uy tín và
đảm bảo được bán đúng giá.
* Chiến lược giá linh hoạt: Định cho khách hàng khác nhau vói giá khác nhau
trong cùng các điều kiện cơ bản và cùng khối lượng.
- Ưu điểm:
+ Người bán được phép tự quyết định giá cụ thể trong khung giá “Trần
sàn” nên có khả năng hỗ trợ tốt cho việc bán hàng.
- Nhược điểm:
+ Quản lý giá khó.
+ Tạo không khí không hài lòng đối với một số khách hàng.
* Chiến lược “Hớt phân ngọn Giá bán của doanh nghiệp sẽ ở mức cao nhất
khi tung ra thị trường mà người mua sẵn sàng chấp nhận sản phẩm mới đó. Và mỗi khi
tiêu thụ giảm xuống họ lại giảm giá để thu hút khách hàng vốn rất nhạy cảm về giá.
Chiến lược này ngoài ưu điểm thu được lợi nhuận cao còn có rất nhiều hạn chế:
+ Giảm số lượng khách hàng vì giá quá cao.
+ Tạo điều kiện cho các đối thủ cạnh tranh nhảy vào thị trường với mức
thấp hơn.
* Chiến lược giá ngự trị: Giảm xuống cùng chi phí. Chiến lược này chỉ áp
dụng được khi doanh nghiệp đứng ở vị trí tấn công đối vói các doanh nghiệp cạnh
tranh. Để nhằm mục đích làm cho các doanh nghiệp khác khó nhảy vào thị trường và
loại bỏ đối thủ cạnh tranh yếu.
11

* Chiến lược giá “Xâm nhập”: Định giá thấp, trong thời gian dài để có thể bán
được hàng hoá với khối lượng lớn. Chiến lược này thường được sử dụng cho các sản
phẩm thay thế hoặc là sản phẩm cải tiến.
* Chiến lược định giá khuyến mãi: Là hình thức điều chỉnh giá tạm thòi trong
một thời gian nhất định nhằm mục đích hỗ trợ cho các hoạt động xúc tiến bán hàng.
Có các hình thức sau:
- Định giá lỗ để lôi kéo khách hàng.
- Định giá cho đợt bán hàng đặc biệt.
- Giá trả góp.
- Bán hàng theo phiếu mua hàng: Phiếu giảm giá.
- Chiết giá về tâm lý.
c. Chính sách phân phối [1];[4];[6];[8].
Phân phối là hoạt động liên quan đến việc điều hành, tổ chức, vận chuyển,
phân phối hàng hoá từ nơi sản xuất đến người tiêu dùng. Xây dựng chính sách phân
phối để đưa hàng hoá và dịch vụ kịp thời từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng, đảm bảo sự
ăn khớp giữa cung, cầu trên thị trường, đổng thời qua phân phối, thông tin sẽ được
cung cấp nhằm thoả mãn người tiêu dùng, xây dựng các mối quan hệ với khách hàng
thông qua tiếp xúc với khách hàng, từ đó tìm ra giải pháp để giữ khách hàng và phát
triển thị trường.
Các Cty DP trong nước và nước ngoài thường sử dụng cả hai phương thức phân
phối trực tiếp và gián tiếp để tận dụng các ưu điểm và hạn chế các nhược điểm của mỗi
phương thức.
Một nội dung quan trọng không thể thiếu trong chính sách phân phối sản phẩm
là thiết lập hệ thống kênh phân phối. Kênh phân phối là chuỗi các Cty độc lập liên
quan đến quá trình đưa hàng hoá từ nơi sản xuất đến người tiêu dùng. Hay nói cách
khác, kênh phân phối là sự kết hợp hữu cơ giữa người cung ứng và người trung gian để
tổ chức vận động hàng hoá hay dịch vụ trên con đường từ nhà sản xuất đến người tiêu
dùng.
Chính sách phân phối có vai trò quan trọng trong chính sách Marketing. Nó
giúp cho hoạt động kinh doanh an toàn hơn, tiết kiệm chi phí, giảm cạnh tranh, làm

12
quá trình lưu thông hàng hoá nhanh và phân phối đến người tiêu dùng sớm, thoả mãn
nhu cầu của người tiêu dùng.
* Các chiến lược phân phôi
* Chiến lược phân phối mạnh: Là chiến lược mà các nhà kinh doanh phân phối
rộng khắp và tối đa sản phẩm của mình trên thị trường. Chiến lược phân phối mạnh cần
phải sử dụng hệ thống trung gian lớn, huy động tối đa nên chi phí lớn. Chiến lược này
chỉ áp dụng cho các sản phẩm tiêu dùng thiết yếu, tần số sử dụng cao trong ngành
Dược, các thuốc O.T.C
ịOver the counter) và các thuốc thông thường khác mới áp
dụng chiến lược này.
* Chiến lược phân phối chọn lọc: Là chiến lược lựa chọn một số trung gian có
khả năng hoạt động tốt nhất phục vụ cho hoạt động phân phối của nhà sản xuất trên
một khu vực thị trường.
- Ưu điểm:
+ Tiết kiệm chi phí, thời gian.
+ Loại bỏ được các trung gian kém hiệu quả.
+ Kiểm soát được thị trường và đạt mục tiêu mở rộng thị trường.
Chiến lược này thường áp dụng khi phân phối các mặt hàng chuyên doanh
hoặc cạnh tranh bắt buộc nhà sản xuất phải tiết kiệm chi phí.
* Chiến lược phân phối độc quyền: Là việc chỉ chọn một số trung gian duy
nhất ở mỗi khu vực thị trường, độc quyền phân phối sản phẩm của doanh nghiệp. Chiến
lược phân phối độc quyền có đặc điểm:
- Người sản xuất kiểm soát được mức giá trên thị trường và các loại hình bán
hàng, các tiêu chuẩn về dịch vụ khi sản phẩm lưu thông trên thị trường.
- Người sản xuất được sự ủng hộ của trung gian về tài chính, khách hàng.
- Khả năng thích ứng của trung gian là hạn chế vì phụ thuộc nhiều vào nhà sản
xuất, ít có quyền tự quyết.
Chiến lược này được áp dụng với các sản phẩm đề cao hình ảnh và cho phép
tính phụ giá cao.

d. Chính sách xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh [1];[5];[6];[9].
Trong Marketing hiện đại, chính sách xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh được quan
tâm đặc biệt, vì đây là một trong bốn công cụ chủ yếu của Marketing Mix mà các
doanh nghiệp sử dụng để tác động vào thị trường mục tiêu nhằm đạt mục tiêu kinh
doanh của mình.
Thuốc là một loại hàng hoá đặc biệt ảnh hưởng đến khoẻ và tính mạng con
người. Do đó, theo quyết định sô' 322/BYT-QĐ, ngày 28/2/1997 của Bộ Trưởng Bộ
Ytế Việt Nam quy định về thông tin, quảng cáo thuốc phải đảm bảo tính trung thực về
sản phẩm giúp thầy thuốc, bệnh nhân hiểu rõ về tính chất, tác dụng, cách dùng, chống
chỉ định của thuốc, nhằm mục đích giúp con người sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu
quả phù hợp với chính sách quốc gia về thuốc của Việt Nam.
Mục đích của chính sách xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh.
- Đẩy mạnh việc bán hàng.
- Tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.
- Truyền đạt thông tin về sản phẩm đến người tiêu dùng.
- Là vũ khí cạnh tranh trên thương trường.
• Một số chiến lược xúc tiến và hỗ trợ kỉnh doanh:
* Chiến lược kéo: Tác động vào người sử dụng, kích thích nhu cầu của họ để
giúp các phần tử trung gian bán hàng. Chiến lược này áp dụng đối với thuốc kê đơn,
thuốc chuyên khoa. Đối lượng áp dụng là các bác sĩ kê đơn.
Hình 1.4. Sơ đồ minh họa chiến lược kéo
* Chiến lược đẩy: Với mục đích đẩy hàng hoá ra thị trường một cách hiệu quả
nhất với khối lượng lớn nhất. Chiến lược này áp dụng đối với thuốc thông thường,
thuốc O.T.C và đối tượng áp dụng là các trung gian.
14
Hình 1.5. Sơ đồ minh hoạ chiến lược đẩy.
• Các công cụ sử dụng trong chính sách xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh.
Bans 1.3. Các công cụ trong chính sách xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh Marketing dược
Quảng cáo
Kích thích tiêu thụ

Tuyên truyền
Bán hàng trực tiếp
Tạp chí, ấn
phẩm, báo chí,
phát thanh,
truyền hình,
phim ảnh, sách
mảng, tờ gấp,
tờ rơi, quảng
cáo ngoài trời,
áp phích, trưng
bày tại cửa
hàng.
Thi trò chơi, xổ số,
rút thăm trúng
thưởng, tặng hàng
mẫu, dùng thử miễn
phí, hội chợ triển lãm,
hội nghị khách hàng,
bán hàng khuyến mãi.
Hội thảo khoa học,
lồng ghép giới thiệu
sản phẩm, nói
chuyện, bảo trợ,
phát hành tạp chí về
Qy, tuyên truyền
thông qua các sự
kiện nổi bật.
Người giới thiệu
sản phẩm thuốc,

người tiếp nhận đơn
hàng, kỹ thuật viên,
người giao hàng,
người tạo nên nhu
cầu, các dịch vụ
kèm theo.
1.2. MARKETING Dược
1. 2.1.Định nghĩa Marketing Dược: [1]; [6].
Marketing Dược đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động của các nhà sản
xuất kinh doanh, vì ảnh hưởng gián tiếp hay trực tiếp tới bệnh nhân. Do đó, người bệnh
đứng ở vị trí trung tâm trong chiến lược Marketing của các Cty Dược. Đứng về phía xã
hội, các Cty Dược cần phải cung ứng thuốc đảm bảo chất lượng tốt để người sử dụng
an toàn, hợp lý và hiệu quả, giá cả phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội từng nơi. Đây
chính là điểm khác của Marketing Dược so với hoạt động Marketing của các ngành
khác. Xuất phát từ quan điểm đó dẫn đến khái niệm Marketing Dược.
Theo Mickey c. Smith, Marketing Dược đóng vai trò như chìa khoá, ảnh
hưởng hoặc tác động trực tiếp từ nhà sản xuất đến bệnh nhân. Bệnh nhân được quan
15
tâm và được đặt lên hàng đầu của Marketing Dược, bệnh nhân là trung tâm của hoạt
động Marketing Dược. Mickey c. Smith còn nhấn mạnh: “ Đối tượng cần cho sự tồn
tại của Marketing Dược là bệnh nhân chứ không phải là nhà sản xuất hay các cửa
hàng Dược”.
Vì vậy, Marketing Dược thực chất là tổng hợp các chính sách, chiến lược
Marketing của thuốc, nhằm thoả mãn nhu cầu của bệnh nhân, nhằm phục vụ và chăm
sóc sức khoẻ cộng đồng. Ngoài các mục tiêu, chức năng của Marketing thông thường,
do đặc thù riêng của ngành, yêu cầu của Marketing Dược có nhiệm vụ: Thuốc được
bán ra đúng loại thuốc, đúng giá, đúng số lượng, đúng lúc và đúng nơi.
1.2.2. Đặc điểm của Marketing Dược [1]; [6].
Marketing Dược phải đáp ứng đủ 5 đúng : đúng thuốc, đúng số lượng, đúng
nơi, đúng giờ, đúng lúc.

a. Đúng thuốc:
Đây là một chỉ tiêu yêu cầu Marketing Dược phải cung ứng thuốc đúng loại
dược chất, đúng hàm lượng theo hàm lượng đã ghi trên nhãn, chính là phải đảm bảo
chất lượng.
Hiện nay người ta có xu hướng quản lý chất lượng toàn diện bằng nhiều chế độ
như: GMP, GLP, GSP

Ngoài ra, Marketing Dược còn phải nắm được xu hướng của mô hình bệnh tật
trong khu vực và nơi doanh nghiệp hoạt động. Tức là xây dựng thị trường mục tiêu. Từ
đó mới xác định nhu cầu của sản xuất và kinh doanh thuốc gì? bao nhiêu? để phù hợp
với nhu cầu thực tế của thị trường thuốc.
b.Đúng số lượng thuốc:
Marketing Dược phải xác định được số lượng thuốc sẽ sản xuất kinh doanh
để đưa ra thị trường và phải xác định quy cách số lượng thuốc đóng gói sao cho phù
hợp với thị trường mục tiêu. Ngoài ra, đối vói mỗi sản phẩm cần phải thực hiện đúng
liều.
16
c.Đúng nơi:
Với thuốc kê đơn do bác sỹ kê đơn và chỉ có dược sĩ được quyền phân phát. Do
vậy, “Đúng nơi” là yếu tố được chọn trước của thuốc kê đơn. Để thuốc kê đơn đúng
nơi, thì phải có kênh phân phối hoàn thiện giữa bán buôn, bán lẻ Do đó, những người
bán lẻ, bán buôn và bệnh viện phải là một thể thống nhất với chính sách phân phối
phương pháp của nhà sản xuất. Để đạt được chỉ tiêu này đòi hỏi phải có hệ thống thông
tin tốt nhất, khả năng cung ứng sẩn sàng và chất lượng sản phẩm của Cty luôn được
đầu tư.
d.Đúng giá:
Thuốc là một loại hàng hoá đặc biệt rất cần thiết cho công tác sức khoẻ người
bệnh và bắt buộc bệnh nhân phải dùng, đồng thời không có sự mặc cả trong mua bán.
Do đó những nhà hoạt động Marketing Dược phải tìm cách xác định giá sản phẩm mà
công chúng có thể chấp nhận. Do đó họ phải xem xét các yếu tố: Bản chất thị trường,

giá của sản phẩm cạnh tranh, giá nghiên cứu và triển khai. Đặc biệt các doanh nghiệp
phải thực sự linh hoạt trong việc đặt giá trong các trường hợp khác nhau khi phải bán
với số lượng lớn, bán lẻ, bán cho bệnh viện, bán cho thầy thuốc.
e. Đúng lúc:
Sẵn sàng đáp ứng nhu cầu thuốc cho người bệnh mọi lúc, mọi nơi. Tổ chức y tế
thế giới (WHO) đã khuyến cáo về khoảng cách của người bệnh phải đi từ nhà đến nơi
mua thuốc gần nhất mất khoảng 30 phút bằng phương tiện đi thông thường. Đồng thời,
thời gian giới thiệu sản phẩm cần phải được xác định đúng lúc để đảm bảo cung cấp
được những thông tin tốt nhất tạo nhu cầu tiêu dùng trên thị trường.
Mục tiêu của Marketing Dược:
- Mục tiêu sức khoẻ: Dược phẩm phải đạt chất lượng tốt, hiệu quả và an toàn
- Mục tiêu kinh tế: Sản xuất và kinh doanh phải đạt hiệu quả để có thể tồn tại
và phát triển thị trường.
Trong ngành Dược khi nhà kinh doanh quan tâm đến mục tiêu sức khoẻ thì họ
sẽ phải đối đầu với những khó khăn lớn hơn trong mục tiêu kinh tế. Do vây, mâu thuẫn
giữa mặt tiêu cực kinh tế thị trường với tính nhân đạo của ngành y tế đang là thách^thức
lớn của ngành, mặc dù Đảng và Nhà nước đã có những hỗ trợ rất nhiều về mọi mặt như
hỗ trợ về giá, về kỹ thuật, phương tiện vận chuyển
1.2.3. Nội dung của ngành Marketing Dược:
• Chính sách sản phẩm:
Đặc tính của thuốc tác động đối với chính sách sản phẩm là chất lượng thuốc,
đáp ứng sinh học nhanh, dễ sử dụng, chủng loại cho các đối tượng
• Chính sách giá:
Trong thực tế giá thuốc phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố, mô hình bệnh tật,
sức khoẻ bệnh nhân, bác sĩ, người bán thuốc và khả năng chi trả cho bệnh nhân.
• Chính sách phân phối:
Thuốc có vai trò quan trọng trong công tác chăm sóc sức khoẻ nên phải đáp
ứng cung cấp thuốc đầy đủ, thường xuyên, bảo đảm đúng lúc, đúng chỗ, an toàn, hợp
lý và hiệu lực cao.
• Chính sách xúc tiến và hỗ trợ kỉnh doanh:

Đối với thuốc chuyên khoa: phương pháp đào tạo kỹ thuật bán hàng cá nhân
thuyết phục Bác sĩ kê đơn hiệu quả.
Đối với thuốc O.T.C tuỳ theo theo thời điểm chiến lược quảng cáo, khuyến mãi
khác nhau, phối hợp với các chiến lược khác bằng các phương thức: Thông tin, thông
tin đại chúng, áp phích, truyền hình, truyền thanh .chọn thời gian và tái xuất thông tin
yêu cầu chính xác rõ ràng.
1.3. KHÁI QUÁT VỂ THỊ TRƯỜNG THUỐC VIỆT NAM VÀ THỊ
TRƯỜNG THUỐC TỈNH THỪA THIÊN HUẾ.
1.3.1. Thị trường thuốc Việt Nam: [3];[10];[13];[16]
Là một đất nước đang phát triển với số dân trên 81 triệu người, diện tích
330.000 km2, lại nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, Việt nam trở thành một trong
những nơi có điều kiện tốt cho các mầm bệnh phát triển, đặc biệt là các bệnh nhiễm
khuẩn. Theo thống kê, trong số các căn bệnh phổ biến ở Việt nam, có 10 bệnh là có tỷ
lệ mắc cao trong năm 2001 (được liệt kê trong bảng 1.4).
Bảng 1.4. Mười bệnh có tỷ lệ mắc cao năm 2001.
Đơn vị: trên 100.000 dân .
STT
Tên bệnh
Tổng số
1
Viêm phổi
354,14
2
Suy tim
289,40
3
Viêm họng, viêm Amidan cấp
239,47
4
Viêm phế quản, viêm tiểu phế quản

251,46
5 Gãy xương cổ, ngực, khung chân
216,15
6
ỉa chảy, viêm dạ dày, ruột non có nguồn gốc nhiễm khuẩn
204,03
7
Tai nạn giao thông
62,47
8
Tăng huyết áp nguyên phát
119,06
9 Sảy thai do can thiệp y tế
115,16
10
Viêm dạ dày tá tràng
92,24
ị Nguồn: Niên giám thống kê năm 2001)
*Nhận xét:
Theo bảng số liệu cho thấy, những bệnh có tỷ lệ người mắc cao tập trung chủ
yếu ở các bệnh nhiễm khuẩn như: Viêm phổi, viêm đường hô hấp

Đồng thời các
bệnh như tăng huyết áp, bệnh tim mạch cũng ngày càng có xu hướng gia tăng. Điều
đó cho thấy, mô hình bệnh tật của Việt Nam tương đối đa dạng và phong phú với
nhiều nhóm bệnh, loại bệnh. Đây chính là nguyên nhân chính làm cho nhu cầu thuốc
của người dân tăng cao.
Trong khi nhu cầu thuốc thì lớn mà các Doanh nghiệp DP trong nước lại không
đủ khả năng làm thoả mãn nhu cầu ấy, gây nên tình trạng thiếu thuốc. Nhờ chính sách
mở cửa của Đảng và nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp DP nước

ngoài đầu tư vào thị trường Việt nam. Điều này đã đem lại một hiệu quả rất lớn cho
công tác CSSK cộng đồng. Đến nay về cơ bản đã đáp ứng đầy đủ được nhu cầu thuốc
cho nhân dân.
Tính đến ị tháng 6) năm 2002: có 9.704 loại thuốc được đăng ký lưu hành tại
Việt Nam trong đó có:
4.327 thuốc tân Dược trong nước.
1.536 thuốc y học cổ truyền.
3.926 thuốc nước ngoài.
19
Đến nay, số lượng thuốc đang lưu hành trên thị trường rất lớn, nhưng lại rơi
vào tình trạng “ thừa” mà vẫn “thiếu”. “Thừa” ở chỗ: do chạy theo lợi nhuận, các Cty
DP đã nhập khẩu tràn lan, kể cả các mặt hàng mà các doanh nghiệp DP trong nước sản
xuất được, dẫn tới có một lượng lớn thuốc chủ yếu tập trung vào các nhóm phổ biến
như P-lactam, nhóm thuốc giảm đau hạ sốt (Paracetamol), Vitamin

Trong khi đó,
các thuốc chuyên khoa như thuốc tim mạch, thuốc điều trị ung thư và HIV/AIDS thì
lại rất “thiếu” vì các mặt hàng này chủ yếu phải nhập ngoại với giá thành cao. Đây là
vấn đề tồn tại của ngành Dược Việt nam hiện nay, vấn đề này cần được giải quyết
trong thời gian tới nhằm tạo nên một thị trường thuốc ổn định.
1.3.2. Thị trường thuốc tỉnh Thừa Thiên Huế: [2];[11].
Bên cạnh những điểm chung của thị trường thuốc Việt Nam, thị trường thuốc
tỉnh Thừa Thiên Huế có những điểm riêng, đặc trưng cho thị trường Huế.
Thừa Thiên Huế là một vùng kinh tế lớn của miền trung. Hiện nay, Thừa Thiên
Huế đang thành lập một trung tâm lâm sàng miền trung với tầm vóc quốc gia. Nhiều
bệnh viện, cơ sở y tế xã, huyện đang được nâng cấp. Ngoài bệnh viện trung ương Huế,
thành phố đang xây dựng thêm một bệnh viện 300 giường bệnh tại trường Đại học y
Huế là cái nôi đào tạo đội ngũ cán bộ y dược sĩ cho miền trung. Trên xu hướng phát
triển đó, thị trường Dược phẩm Huế cũng ngày một phát triển cả về quy mô và chất
lượng. Tính đến 31 tháng 12 năm 2002 đã có trên 9.000 thuốc được bộ y tế cấp số

đăng ký lưu thông trên thị trường Dược phẩm Việt Nam và cũng đã có mặt tại thị
trường Huế, được phân phối rộng khắp từ nông thôn đến miền núi. Với 337 cơ sở kinh
doanh Dược phẩm của nhà nước và tư nhân phân bố rộng khắp, tạo điều kiện thuận lợi
cho người dân việc dùng thuốc và phù hợp với CSTQG Việt Nam.
Thị trường Dược phẩm Thừa Thiên Huế là một thị trường ngày một phát triển,
đầy tiềm năng. Tổng tiền thuốc toàn Thừa Thiên Huế năm 2002 là trên 60 tỉ đồng, như
vậy bình quân tiền thuốc tính theo đầu người 2002 là 60.000 đồng/người, vượt 10% so
vói năm 2001. Điều này cho thấy, thị trường thuốc ở đây đang là một tiềm năng rất lớn
cho nhiều doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực dược phẩm. Do vậy, các Cty DP
trong và ngoài nước muốn đầu tư vào thị trường này. Bên cạnh những mặt tốt còn tồn
tại những mặt chưa tốt như: Tình trạng lưu thông thuốc giả, thuốc kém chất lượng,
20

×