Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

thực trạng nông nghiệp và thương mại điện tử trong ngành nông nghiệp việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.74 KB, 24 trang )

MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài:
Thương mại điện tử là con đường thành công của nhiều quốc gia trên thế giới, với
cách mua bán này sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí cũng như quảng cáo dễ dàng hơn, rộng
rãi hơn. Một nước nông nghiệp có tiềm lực xuất khẩu như Việt Nam, tiếng tăm về xuất
khẩu gạo và cà phê của chúng ta trên thị trường thế giới là không nhỏ nhưng một nơi
chúng ta có thể quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, giới thiệu thông tin…như chợ điện tử
thực sự thì còn hạn chế, sơ sài. Với mong muốn sản phẩm nông nghiệp của chúng ta được
biết rộng rãi, được mua bán dễ dàng và được quảng bá rộng rãi nên tôi chọn đề tài: ứng
dụng thương mại điện tử trong nông nghiệp Việt Nam.
Mục tiêu nghiên cứu:
- Tổng quát hóa việc ứng dụng thương mại điện tử cho nông nghiệp VN nói chung
và ngành lúa gạo nói riêng.
- Đề xuất, cụ thể hóa một số giải pháp khả thi cho việc ứng dụng thuơng mại điện tử
cho lúa gạo VN.
- Phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế của việc ứng dụng thương mại điện tử.
Phạm vi nghiên cứu:
- Vấn đề cơ bản của việc sử dụng Internet, ứng dụng thương mại điện tử trong nông
nghiệp ở Việt Nam trong những năm gần đây.
Đối tượng nghiên cứu:
- Ứng dụng thương mại điện tử giúp được gì cho nông nghiệp Việt Nam.
- Những thuận lợi, khó khăn cũng như những mặt tích cực- hạn chế khi ứng dụng
thương mại điện tử.
Bố cục:
Chuyên đề gồm có 3 chương:
1
Chương 1: Cơ sở lý luận về thương mại điện tử và thương mại điện tử trong nông
nghiệp.
Chương 2: Thực trạng nông nghiệp và tình hình ứng dụng thương mại điện tử
trong nông nghiệp ở Việt Nam. Nhận xét, đánh giá, kiến nghị, giải pháp để thương mại
điện tử được ứng dụng rộng rãi.


Chương 3: Nhận xét, đánh giá môn học cũng như giáo trình, cơ cấu tổ chức của
việc giảng dạy môn học.
2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
1.1Khái niệm thương mại điện tử (E- Commerce)
E-commerce (Electronic commerce - thương mại điện tử) là hình thái hoạt động
thương mại bằng phương pháp điện tử; là việc trao đổi thông tin thương mại thông qua
các phương tiện công nghệ điện tử mà nói chung là không cần phải in ra giấy trong bất
cứ công đoạn nào của quá trình giao dịch. (còn được gọi là “thương mại không giấy
tờ”).
TMĐT theo nghĩa hẹp được hiểu là hoạt động thương mại đối với hàng hóa và
dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử và mạng Internet.
TMĐT theo nghĩa rộng là toàn bộ quy trình và các hoạt động kinh doanh sử dụng
các phương tiện điện tử và công nghệ xử lý thông tin số hóa, liên quan đến các tổ chức
hay cá nhân.
1.2 Vai trò của thương mại điện tử:
 Giúp cho các Doanh nghiệp nắm được thông tin phong phú về thị
trường và đối tác
 Giảm chi phí sản xuất
 Giảm chi phí bán hàng và tiếp thị
 Thông qua Internet giúp người tiêu dùng và các doanh nghiệp giảm
đáng kể thời gian và chí phí giao dịch
 Thiết lập và củng cố mối quan hệ giữa các thành phần tham gia vào
quá trình thương mại.
 Tạo điều kiện sớm tiếp cận nền kinh tế số hóa.
1.3 Phân loại thương mại điện tử:
Thương mại điện tử có thể được phân loại theo tính cách của người tham gia:
• Người tiêu dùng
o C2C (Consumer-To-Comsumer) Người tiêu dùng với người tiêu dùng
o C2B (Consumer-To-Business) Người tiêu dùng với doanh nghiệp

o C2G (Consumer-To-Government) Người tiêu dùng với chính phủ
• Doanh nghiệp
o B2C (Business-To-Consumer) Doanh nghiệp với người tiêu dùng
3
o B2B (Business-To-Business) Doanh nghiệp với doanh nghiệp
o B2G (Business-To-Government) Doanh nghiệp với chính phủ
o B2E (Business-To-Employee) Doanh nghiệp với nhân viên
• Chính phủ
o G2C (Government-To-Consumer) Chính phủ với người tiêu dùng
o G2B (Government-To-Business) Chính phủ với doanh nghiệp
o G2G (Government-To-Government) Chính phủ với chính phủ
1.4 Lợi ích và hạn chế của TMĐT
1.4.1 Lợi ích của TMĐT
1.4.1.1 Lợi ích đối với tổ chức doanh nghiệp
Giảm chi phí: chi phí giấy tờ. chi phí chia sẽ thông tin , chi phí in ấn….đặc biệt có
thể tiết kiệm rất lớn chi phí quản lý hành chính, không phải tốn kém nhiều cho việc thuê
cửa hàng, mặt bằng, kho, nhân viên…các doanh nghiệp có thể ngồi ở nhà và tìm kiếm
khách hàng qua mạng, không cần phải tốn kém nhiều cho nhiều chuyển xuất ngoại.
Mô hình kinh doanh mới: các mô hình kinh doanh mới với những lợi thế và giá trị
mới cho khách hàng. Doanh nghiệp có thể lôi kéo khách hang thông qua khả năng đáp
ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Doanh nghiệp còn cải thiện đáng kể hệ thống phân phối
nhờ giảm lượng hàng lưu kho và độ trễ trong phân phối hàng.
Mở rộng thị trường: với các chi phí đầu tư nhỏ hơn nhiều so với thương mại truyền
thống, các công ty có thể mở rộng thị trường, tìm kiếm, tiếp cận nhà cung ứng, khách
hàng và đối tác trên thế giới. Việc mở rộng nhà cung ứng và khách hàng cũng cho phép
các doanh nghiệp có thể mua với giá thấp hơn. Mặc khác, thông qua việc giao tiếp thuận
tiện qua mạng và các biến hóa sản phẩm, dịch vụ, mối quan hệ với khách hàng được cũng
cố thường xuyên.
4
Việc kinh doanh trên mạng còn là một sân chơi cho sự sáng tạo, nơi doanh nghiệp

áp dụng cho những ý tưởng hay nhất, mới nhất về dịch vụ hỗ trợ, chiến lược tiếp thị…
phần thắng sẽ nghiêng về những doanh nghiệp nào sáng tạo nhất trong việc thu hút và
giữ chân khách hàng, mở rộng thị trường.
Cập nhật thông tin với nguồn thông tin khổng lồ trên Internet và nhiều cách tiếp
nhận thông tin phong phú, các doanh nghiệp có cơ hội rất thuận lợi để nắm bắt và cập
nhật thông tin, nhất là những thông tin có liên quan đến sản phẩm, dịch vụ, giá cả, các đối
thủ cạnh tranh….
Các lợi ích khác: nâng cao uy tín công ty, hình ảnh doanh nghiệp, cải thiện dịch vụ
khách hàng, đơn giản hóa và chuẩn hóa các quy trình giao dịch,tăng sự linh hoạt trong
giao dịch và hoạt động kinh doanh…những lợi ích đó tất yếu sẽ dẫn đến hệ quả tăng
nhanh doanh thu và kinh doanh của doanh nghiệp.
1.4.1.2 Lợi ích đối với người tiêu dung.
Thông tin phong phú, thuận tiện và chất lượng cao: người tiêu dùng có thể cập
nhật thường xuyên giá cả cũng như thông tin về sản phẩm mới, thông tin của doanh
nghiệp, thông tin khuyến mãi…
Đáp ứng các nhu cầu: không cần đi lại, không mất nhiều chi phí khi tìm kiếm
thông tin, không lo ngại về cách biệt địa lý.
Vượt giới hạn về không gian và thời gian.
Giá thấp hơn so với giá mua trực tiếp vì không mất nhiều chi phí cho việc lưu kho,
thực hiện giao dịch…
Giao hàng nhanh hơn với các sản phẩm số hóa: với các loại sản phẩm này, dù ở bất
kì đâu, khách hàng cũng nhận được chỉ trong vòng vài phút.
Đấu giá
Cộng đồng mạng
5
1.4.1.3 Lợi ích đối với xã hội.
Hoạt động trực tuyến: Thương mại điện tử là động lực kích thích phát triển ngành
công nghệ thông tin và các ngành công nghiệp liên quan.Thương mại điện tử còn tạo môi
trường làm việc mua sắm, giao dịch…từ xa nên góp phần làm giảm việc đi lại, ô nhiễm,
tai nạn…

Nâng cao mức sống: nhiều hàng hóa, nhiều nhà cung cấp tạo áp lực giảm giá, dẫn
đến khả năng mua sắm của khách hàng cao hơn, góp phần nâng cao mức sống cho mọi
người.
Lợi ích cho các nước nghèo: các nước nghèo có thể tiếp cận tốt hơn các sản phẩm,
dịch vụ…
Dịch vụ công được cung cấp thuận tiện hơn: khi thương mại điện tử phát triển tất
yếu các dịch vụ công như y tế, giáo dục cũng phát triển theo.
1.4.2 Hạn chế của TMĐT.
1.4.2.1 Hạn chế về kỹ thuật.
Chưa có tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng, an toàn và độ tin cậy.
Tốc độ đường truyền internet vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng,
nhất là trong thương mại điện tử.
Các công cụ xây dựng phần mềm vẫn trong giai đoạn phát triển.
Khó khăn khi kết hợp các phần mềm thương mại điện tử với các phần mềm ứng
dụng và các cơ sở dữ liệu truyền thống.
Cần có máy chủ về thương mại điện tử đặc biệt, đòi hỏi thêm chi phí đầu tư.
Chi phí truy cập Internet vẫn còn cao.
Thực hiện các đơn đặt hàng trong giao dịch B2B đòi hỏi hệ thống kho hàng tự
động lớn.
6
1.4.2.2 Hạn chế về thương mại.
An ninh và riêng tư là hai cản trở về tâm lý đối với người tham gia thương mại
điện tử.
Thiếu lòng tin giữa người bán và người mua trong do không được gặp trực tiếp,
cần có thời gian để tạo sự tin cậy đối với môi trường kinh doanh không giấy tờ, không
tiếp xúc trực tiếp.
Nhiều vấn đề về luật, chính sách, thuế chưa được làm rõ. Một số chính sách chưa
thực sự hỗ trợ, tạo điều kiện để thương mại điện tử phát trriển.
Các phươg pháp đánh giá hiệu quả của thương mại điện tử còn chưa đầy đủ hoàn
thiện.

Cần thời gian để chuyển đổi thói quen tiêu dùng và mua sắm của khách hàng thực
qua ảo.
Số lượng người tham gia chưa đủ lớn để đạt lợi thế về quy mô( hòa vốn và có lãi).
Số lượng gian lận ngày càng tăng do đặc thù của thương mại điện tử. Thu hút vốn
đầu tư mạo hiểm khó khăn hơn sau sự sụp đổ hàng loạt của công ty.
1.5 Điều kiện phát triển thương mại điện tử:
Song song với các lợi ích rõ rệt, trước mắt cũng như lâu dài; Thương mại điện tử
đã, đang, và còn tiếp tục đặt ra hàng loạt các đòi hỏi phải đáp ứng, và các vấn đề cần phải
giải quyết, trên tất cả các bình diện bao gồm: doanh nghiệp, quốc gia và quốc tế. Những
đòi hỏi của thương mại điện tử là một tổng thể của hàng chục vấn đề phức tạp đan xen
vào nhau trong một mối quan hệ hữu cơ và bao gồm:
Hạ tầng cơ sở công nghệ
Chỉ có thể tiến hành thực tế và một cách có hiệu quả thương mại điện tử khi đã có
một hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin đủ năng lực, bao gồm hai nhánh: tính toán
7
(computing) và truyền thông (communications), hai nhánh này ngoài công nghệ thiết bị
còn cần phải có một nền công nghiệp điện tử vững mạnh làm nền; và hiện nay đang có xu
hướng đưa cả công nghệ bảo mật và an toàn vào cơ sở hạ tầng công nghệ của thương mại
điện tử. Đòi hỏi về hạ tầng cơ sở công nghệ bao gồm hai mặt: một là tính tiên tiến, hiện
đại về công nghệ và thiết bị, hai là tính phổ cập về kinh tế (đủ rẻ tiền để đông đảo con
người có thể thực tế tiếp cận được).
Hạ tầng cơ sở nhân lực
Hoạt động thương mại, theo đúng nghĩa của chữ "thương mại" trong "thương mại
điện tử", liên quan tới mọi người, từ người tiêu dùng đến doanh nghiệp, phân phối, Chính
phủ, các nhà công nghệ, nên việc áp dụng thương mại điện tử tất yếu đòi hỏi đa số con
người phải có kỹ năng thực tế ứng dụng công nghệ thông tin một cách có hiệu quả, có
thói quen làm việc trên máy tính, trên mạng máy tính, và cần phải có một đội ngũ chuyên
gia thông tin đủ mạnh.
Bảo mật, an toàn
Giao dịch thương mại qua các phương tiện điện tử, trong đó mọi dữ liệu (kể cả chữ

ký) đều ở dạng số hoá, đặt ra yêu cầu nghiêm ngặt về tính bảo mật, an toàn, tránh mất
tiền, lừa gạt, thay đổi thông tin, xâm nhập dữ liệu, v.v là các rủi ro ngày một lớn, không
chỉ với người buôn bán, mà cả với người quản lý, với từng quốc gia, vì các hệ thống điện
tử có thể bị "hacker" xâm nhập, đòi hỏi phải có các hệ thống bảo mật, an toàn được thiết
kế trên cơ sở kỹ thuật mã hóa hiện đại, và một cơ chế an ninh hữu hiệu (nhất là đối với
các hệ thống có liên quan tới an ninh quốc gia). Ngoài ra, còn có nhu cầu ngày càng tăng
vì giữ gìn bí mật riêng tư.
Hệ thống thanh toán tự động
Thương mại điện tử chỉ có thể thực hiện thực tế và có hiệu quả khi đã tồn tại một
hệ thống thanh toán tài chính ở mức độ phát triển đủ cao, cho phép tiến hành thanh toán
tự động (trong đó "thẻ thông minh") có vai trò đặc biệt quan trọng trong kinh doanh bán
8
lẻ; khi chưa có hệ thống này, thì thương mại điện tử chỉ giới hạn trong khâu trao đổi tin
tức, còn việc buôn bán hàng hóa và dịch vụ vẫn phải kết thúc bằng trả tiền trực tiếp hoặc
qua các phương tiện thanh toán truyền thông; hiệu quả sẽ thấp, rất có thể không đủ bù đắp
chi phí trang bị phương tiện thương mại điện tử.
Bảo vệ sở hữu trí tuệ
Giá trị của sản phẩm ngày nay tập trung ở "chất xám"; tài sản của con người, của
quốc gia, đang quy dần về "tài sản chất xám", thông tin trở thành tài sản, và bảo vệ tài sản
cuối cùng sẽ trở thành bảo vệ sở hữu trí tuệ. Vì thế trong việc truyền gửi các dữ liệu qua
mạng nổi lên vấn đề bảo vệ sở hữu chất xám và bản quyền của các thông tin (hình thức
quảng cáo, nhãn hiệu thương mại, cấu trúc cơ sở dữ liệu, các nội dung truyền gửi), ở các
khía cạnh phức tạp hơn nhiều so với việc bảo vệ sở hữu trí tuệ trong nền kinh tế vật thể.
Bảo vệ người tiêu dùng
Bảo vệ người tiêu dùng là mục tiêu ngày càng được đề cao trong thương mại. Quy
cách phẩm chất hàng hóa, và các thông tin liên quan trong thương mại điện tử đều ở dạng
số hóa, nên người mua chịu rủi ro lớn hơn so với giao dịch thương mại vật thể; để bổ cứu,
phải có cơ chế trung gian đảm bảo chất lượng, là một khía cạnh đang nổi lên trước thực
tiễn rủi ro đang ngày càng gia tăng trong giao dịch thương mại điện tử, xâm phạm vào
quyền lợi của người tiêu dùng.

Môi trường kinh tế và pháp lý
Mỗi một quốc gia, thương mại điện tử chỉ có thể tiến hành khi tính pháp lý của nó
được thừa nhận (biểu hiện cụ thể bằng sự thừa nhận pháp lý giá trị của các giao dịch điện
tử, chữ ký điện tử, chữ ký số hóa, các thanh toán điện tử, các dữ liệu có xuất xứ từ các cơ
quan nhà nước, sở hữu trí tuệ hàm chứa trong thông tin trên Website, bí mật đời tư, và
bảo vệ pháp lý đối với mạng thông tin chống tội phạm xâm nhập), và có các cơ quan xác
thực hoặc chứng nhận chữ ký điện tử, v.v ; Ngoài ra, còn đòi hỏi mọi doanh nghiệp,
hàng hóa và dịch vụ đều đã được mã hóa thống nhất; một hệ thống thuế thích hợp để xử
9
lý các dữ liệu và các dịch vụ mua bán qua mạng; nói cách khác, đòi hỏi phải có một môi
trường kinh tế đã tiêu chuẩn hóa ở mức cao, với các khía cạnh của thương mại điện tử
được phản ánh đầy đủ trong quan hệ nội luật. Trên bình diện quốc tế, vấn đề môi trường
pháp lý còn phức tạp hơn nữa, vì các trao đổi là xuyên quốc gia, đòi hỏi phải có sự hài
hòa giữa các hệ thống pháp luật và hệ thống chính trị khác nhau.
Tác động văn hoá xã hội
Tác động văn hóa xã hội của thương mại điện tử xuất hiện khi sử dụng Internet
làm công cụ giao tiếp, như khi tiến hành thương mại điện tử qua biên giới (với nước
khác), hoặc nếu trong một quốc gia nhưng sử dụng Iternet, Web làm công cụ mạng.
Internet có thể trở thành "hộp thư" giao dịch mua bán dâm, ma tuý, và buôn lậu; các lực
lượng phản xã hội đưa lên Internet phim con heo, các tuyên truyền kích dục có mục đích
đối với trẻ em, các hướng dẫn làm bom thư, làm chất nổ phá hoại, các loại tuyên truyền
kích động bạo lực, phân biệt chủng tộc, kỳ thị tôn giáo, v.v ; Internet cũng có thể trở
thành một phương tiện thuận lợi cho các lực lượng chống đối sử dụng để tuyên truyền,
kích động lật đổ Chính phủ và hoặc gây rối làm loạn trật tự xã hội; ngoài ra phải tính tới
tác động về cuốn hút thanh niên theo các lối sống không phù hợp với bản sắc văn hoá dân
tộc (nếu chỉ làm thương mại điện tử trong nước, thông qua nối mạng các doanh nghiệp, sử
dụng mạng quốc gia, mà không dùng Internet, thì không cần tính tới tác động tiêu cực
này; nhưng nếu không lợi dụng Internet làm công cụ giao tiếp chung, mà thiết lập các
mạng riêng thì không có tính kinh tế, và việc làm thương mại điện tử với nước ngoài sẽ bị
hạn chế).

Lệ thuộc công nghệ
Công nghệ còn phụ thuộc nhiều vào những nước công nghiệp lớn.
Thương mại điện tử bao trùm một phạm vị rộng lớn các hoạt động kinh tế xã hội,
và hạ tầng cơ sở của nó là một tổng hòa phức hợp của hàng chục mặt vấn đề; cho nên,
tuyệt đối không nên nhìn nhận thương mại điện tử đơn thuần chỉ là việc dùng phương tiện
điện tử để thực hiện các hành vi buôn bán truyền thống, mà nên hiểu rằng một khi chấp
10
nhận và áp dụng thương mại điện tử thì toàn bộ hình thái hoạt động của một đất nước sẽ
thay đổi, cả hệ thống giáo dục, cả tập quán làm việc và sinh hoạt hàng ngày.
CHƯƠNG 2:
ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI NÔNG NGHIỆP
VIỆT NAM
2.1 Sơ lược về nền nông nghiệp Việt nam những năm gần đây.
Trong thời kỳ đổi mới, nông nghiệp Việt Nam đã đạt những thành tựu nổi bật, duy
trì tốc độ tăng trưởng đều và ổn định, thể hiện được lợi thế so sánh của Việt Nam so với
các nước trong khu vực và trên thế giới. Nông nghiệp đã thực sự trở thành chỗ dựa nền
tảng cho công nghiệp và dịch vụ, góp phần quan trọng vào việc bảo đảm ổn định xã hội ở
nước ta.
Không chỉ tăng về sản lượng, chất lượng các mặt hàng nông sản cũng đang được
nâng lên. Nhiều năm qua, chúng ta đã tạo ra được bộ giống cây trồng phong phú, về cơ
bản đáp ứng được nhu cầu của sản xuất ở các vùng sinh thái, góp phần phát triển sản xuất
nông nghiệp, nâng cao tính cạnh tranh của nông sản Việt Nam trên thị trường trong và
ngoài nước. Nhiều giống cây trồng được bắt đầu nghiên cứu một cách hệ thống, tính xã
hội hóa của ngành giống cây trồng được phát huy tốt. Chính những nông dân sản xuất
giỏi đã tham gia tích cực để có được bộ địa chỉ sưu tập cây đầu dòng, cùng với cán bộ
khoa học tâm huyết đã tạo ra những giống cây ghép có chất lượng không thua kém các
nước trong khu vực, bằng chứng là chúng ta đã xuất khẩu được hạt giống ngô lai.
Gạo là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực, sản lượng và chất
lượng gạo của Việt Nam, vì thế, đã có những bước cải tiến đáng kể. Mặc dù diện tích gieo
trồng lúa trong những năm gần đây mỗi năm một giảm (trung bình mỗi năm giảm khoảng

40 ngàn - 50 ngàn ha) do chuyển đổi cơ cấu trong nông nghiệp và đất nông nghiệp được
thu hồi để làm đường, làm nhà phục vụ công nghiệp, nhưng sản lượng lúa của Việt Nam
vẫn tiếp tục tăng đều qua từng năm, mỗi năm sản lượng lúa tăng trung bình 600 ngàn -
11
700 ngàn tấn. Việc nghiên cứu tạo nhiều giống lúa lai ngắn ngày, phù hợp với điều kiện
đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã mang lại năng suất, chất lượng cao. Chiến lược
thành công nhất của ĐBSCL trong 20 năm qua là tạo được giống lúa cực sớm nên đã “bội
thu” nhờ diện tích lúa vụ hè - thu tăng lên 1,4 triệu - 1,5 triệu ha và năng suất tăng từ 2 tấn
lên 10 tấn. Nông nghiệp ĐBSCL đã đóng góp 50% sản lượng cho an ninh lương thực
quốc gia và chiếm tới 80% sản lượng gạo phục vụ xuất khẩu.
Sản lượng lúa Việt Nam (nghìn tấn)
Năm 2007 2008 2009
Sản lượng 17024,1 18326,9 18696,3
Tổng cục thống kê-2009
Cà phê cho chúng ta những giá trị nội hàm, giá trị thặng dư và giá trị sáng tạo rất
cao không chỉ về mặt kinh tế mà nhiều mặt khác nữa. Việt Nam đã xuất khẩu càphê đến
88 quốc gia và vùng lãnh thổ, đứng thứ 2 thế giới.
Niên vụ cà phê 2008 – 2009 của tỉnh Đắk Lắk vừa kết thúc với sản lượng đạt
415.494 tấn, cao nhất trong vòng 5 năm qua. Sở Công thương Đắk Lắk cho biết, lượng cà
phê xuất khẩu đạt 326.738 tấn, tăng 6%, nhưng kim ngạch chỉ đạt gần 500 triệu USD,
giảm hơn 21% so với niên vụ trước.
Năm 2009, Việt Nam có nhiều mặt hàng nông sản, thủy sản nổi trội như vải thiều
Lục Ngạn (Bắc Giang), cam Hà Giang, quýt Lạng Sơn, hồ tiêu Chư Sê (Gia Lai), sâm
Ngọc Linh (Quảng Nam), nho Ninh Thuận, bơ Đắc Lắc, cá lăng Bắc Mê (Hà Giang)
Riêng lúa gạo mỗi năm đóng góp 50% sản lượng nông sản các loại và 80% sản lượng
XK; nghề nuôi trồng thủy sản đã phát triển mạnh trên cả ba vùng sinh thái: ngọt, lợ, mặn
với hơn 750.000ha, tăng gần gấp đôi so với năm 2000 và nâng sản lượng đạt trên 1,3 triệu
tấn. Riêng nhóm mặt hàng cây ăn trái, Bộ NN&PTNT đã chọn 9 loại trái cây đặc sản như
bưởi Năm Roi, bưởi da xanh, vú sữa Lò Rèn để mở rộng trong năm 2010 lên 79.000ha,
12

phấn đấu đạt sản lượng hơn 590.000 tấn.
Việt Nam đứng thứ 5 thế giới về xuất khẩu chè, có 110 nước tiêu thụ sản phẩm chè của
nước ta. Hiệp hội Chè Việt Nam cho biết, năm 2009, giá chè của Việt Nam chỉ bằng 1/2
giá chè bình quân trên thế giới, 98% lượng chè xuất khẩu ở dạng nguyên liệu thô.
2.2 Thị trường xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam.
Cho đến nay, gạo Việt Nam đã xuất khẩu sang thị trường của trên 70 nước và vùng
lãnh thổ, trong đó có các thị trường khó tính như EU, Hoa Kỳ. Theo một chuyên gia trong
lĩnh vực ngành hàng xuất khẩu, trong vài năm gần đây, sau khi đạt tới sự bão hòa về khối
lượng tại các thị trường truyền thống, các hoạt động khai phá để tạo sự tăng trưởng ở các
thị trường mới của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo là không đáng kể.
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), tính đến ngày 25/11/2009, lượng gạo
ký hợp đồng đạt trên 6,72 triệu tấn, tăng hơn 47,8% so cùng kỳ và lượng đã giao ở thời
điểm này đạt 5,601 triệu tấn. Số lượng giao trong tháng 12/2009 khoảng 1,12 triệu tấn.
Tại thị trường gạo Đông Nam Á, sản lượng xuất khẩu của Việt Nam tăng nhanh
trong những năm qua. Riêng năm 2009, lượng gạo của Việt Nam xuất sang thị trường
Malaysia đã tăng gấp 1,5 lần so với năm 2008 và hoàn toàn làm chủ thị trường này. Trong
khi đó, tại thị trường Philippines, các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan hoàn toàn bị lép vế so
với Việt Nam khi lượng gạo mà Bangkok xuất sang thị trường này chỉ bằng 1/10 so với
nước ta.
Trên thị trường thế giới năm 2009, khoảng cách giữa Việt Nam và Thái Lan ngày
càng được thu hẹp đáng kể. Đối với Thái Lan, nước giữ vị trí số 1 trong danh sách các
nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới từ những năm 1980, Việt Nam đã trở thành đối thủ
lớn nhất của nước này khi chính thức bắt đầu gia nhập thị trường xuất khẩu gạo từ những
năm 1990.
13
Nhu cầu nhập khẩu tăng chủ yếu tăng từ các quốc gia như: Iraq dự kiến tăng 10%;
Bangladesh tăng khoảng 185,7%; Philippines tăng 30%; Arab- Saudi tăng 2,2%,
Indonesia tăng 20%; Malaysia tăng 2,41%
Cơ sở cho nhận định trên là năm qua, xuất khẩu gạo sang các nước châu Á chiếm
đến 61,68% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam (so với mức 50,8% của năm

2008).
Trong đó, xuất khẩu gạo sang thị trường Philippines chiếm hơn một nửa thị phần
của toàn khu vực châu Á (chiếm tới 35% trong tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt
Nam năm 2009). Theo đó, lượng gạo mà Việt Nam xuất khẩu sang Philippines trong năm
2009 đạt gần 1,7 triệu tấn, trị giá hơn 912 triệu USD.
Tiếp theo phải kể đến Malaysia, từ vị trí thứ ba trong năm 2008, đã vươn lên đứng
thứ hai với thị phần 9%, tương đương với lượng gạo nhập khẩu hơn 611 nghìn tấn, trị giá
khoảng 271 triệu USD.
Các quốc gia thuộc châu Á nằm trong top 10 thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất
của Việt Nam năm 2009 còn có: Singapore (đạt 329 nghìn tấn, kim ngạch thu về là 134
triệu USD), Đông Timo (242 nghìn tấn, trị giá 97 triệu USD), Đài Loan (203 nghìn tấn
thu về 81 triệu USD) và Iraq (168 nghìn tấn mang lại 68 triệu USD).
Hiện nay, giá chè xuất khẩu bình quân của Việt Nam chỉ ở mức khoảng 1.100
USD/tấn, trong khi giá bình quân thị trường thế giới là 2.200 USD/tấn. Bên cạnh đó, một
số khách hàng của ngành chè Việt Nam tại Anh mua chè nguyên liệu về chế biến đã bán
với giá khoảng 9.800 USD/tấn.
Theo số liệu thống kê trong 7 tháng đầu năm 2009 xuất khẩu cà phê của cả nước
đạt 787.604 tấn, trị giá 1,16 tỷ USD, tăng 17,9% về lượng, nhưng giảm 16,5% về trị giá
so với cùng kỳ năm 2008.
Trong 7 tháng đầu năm 2009 dẫn đầu thị trường nhập khẩu cà phê của Việt Nam là
thị trường Bỉ, với lượng nhập 114.595 tấn, trị giá 165.967.193 USD, tăng hơn 2 lần về
lượng và tăng 105,4% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
14
Tiếp đến là thị trường Đức, Mỹ và Italia với trị giá nhập khẩu lần lượt đạt 127.236.085
USD, 126.993.187 USD và 110.066.189 USD.
2.2 Ứng dụng của thương mại điện tử trong ngành nông nghiệp Việt Nam.
2.2.1 Thực trạng.
Trong bối cảnh Việt Nam vừa chính thức là thành viên của Tổ chức thương mại
thế giới (WTO), vấn đề ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp đang được
Chính phủ cùng các doanh nghiệp hết sức quan tâm.

Theo kế hoạch phát triển tổng thể thương mại điện tử (TMĐT) giai đoạn 2006-
2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đến năm 2010, 60% số doanh nghiệp lớn,
80% doanh nghiệp vừa và nhỏ ứng dụng TMĐT và 10% số hộ gia đình tham gia mua bán
qua TMĐT.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã khai trương Chợ thương mại điện
tử nông lâm thủy sản Agromart tại địa chỉ: .
Agromart là địa chỉ quy tụ các doanh nghiệp, những người sản xuất từ các ngành
hàng thuộc lĩnh vực nông nghiệp, với đầy đủ các nhóm sản phẩm, được kết nối với các
chợ thương mại điện tử nổi tiếng trong và ngoài nước, các website của các đơn vị trong
ngành nông nghiệp.
Agromart được thiết kế theo chuẩn B2B (Business to Business) và B2C (Busines
to Customer) với hai ngôn ngữ Anh và Việt. Chợ Agromart được chia làm nhiều chuyên
mục: sản phẩm của các doanh nghiệp; tin giao thương; doanh nghiệp; tìm kiếm sản phẩm;
tin giao thương doanh nghiệp; tìm kiếm nhanh; bản tin thương mại.
Các doanh nghiệp khi tham gia là thành viên, sẽ được thực hiện một số giao dịch
thương mại điện tử cơ bản như: chào bán sản phẩm, đặt hàng, trả lời đơn đặt hàng Mỗi
doanh nghiệp được mở một trang web riêng hay gọi là gian hàng của doanh nghiệp
15
(showroom) trên sàn giao dịch của Agromart. Trang web này giúp doanh nghiệp quảng
bá, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp thị trường trong nước và nước ngoài.
Mỗi doanh nghiệp được cấp một tài khoản truy cập vào chợ thương mại điện tử để
quản lý, cập nhật thông tin, sản phẩm, dịch vụ lên chợ. Trong chuyên mục sản phẩm sẽ
giới thiệu các sản phẩm của các doanh nghiệp, nông dân theo từng nhóm khác nhau:
giống cây trồng, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, giống thủy sản. Khi người sử dụng
bấm vào tên một sản phẩm trong một nhóm, sàn giao dịch sẽ xuất hiện gian hàng của từng
doanh nghiệp với thông tin chi tiết và sản phẩm đó. Người sử dụng có thể bấm để đặt mua
hàng hoặc liên hệ với doanh nghiệp đối với sản phẩm này.
Người mua có thể đặt hàng cùng một lúc nhiều sản phẩm của nhiều doanh nghiệp
khác nhau trên một đơn hàng. Các đơn đặt hàng này sẽ tự động chuyển đến tài khoản của
doanh nghiệp có sản phẩm do khách hàng đặt qua mang. Mục tìm kiếm nhanh cho phép

người sử dụng, các doanh nghiệp có thể tìm nhanh các sản phẩm theo một số từ khóa sản
phẩm như “giống gà”, “giống tôm”, “giống lúa”
Từ khóa tìm kiếm nhanh do quản trị sàn giao dịch cập nhật theo từng nhóm sản
phẩm trong lĩnh vực nông lâm thủy sản. Trong từng nhóm sản phẩm, lại được chia thành
nhiều nhóm sản phẩm con. Người sử dụng, đối tác có thể lọc sản phẩm theo địa bàn hoặc
theo các tỉnh trong cả nước. Với bản tin thương mại, chuyên đăng tải các thông tin thương
mại liên quan đến nông lâm thủy sản ở cả thị trường trong nước và quốc tế, các thông tin
này do quản trị hệ thống cập nhật hoặc được liên kết tự động với một số trang thông tin
điện tử uy tín trong và ngoài nước. tham gia chợ thương mại điện tử nông lâm thủy sản
Việt Nam, các doanh nghiệp, nhà sản xuất sẽ tăng cơ hội trao đổi, tìm kiếm đối tác tiêu
thụ sản phẩm một cách nhanh chóng với chi phí thấp nhất. Qua đó nâng cao sức cạnh
tranh của doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra sâu rộng trên
phạm vi toàn cầu.
16
Các mặt hàng nông sản thực phẩm, thủ công mỹ nghệ thu được hiệu quả cao khi
tham gia xuất khẩu online như nội thất tre nứa của công ty Tre Làng, rau quả chế biến
đóng hộp của Vegetexco, gia vị của Visimex, thủy hải sản của Viet seafood…
Ông Nguyễn Kính Thảo, Giám đốc Công ty TNHH Thành Đạt, doanh nghiệp sản
xuất và xuất khẩu mặt hàng hạt điều nhân cho biết từ khi tham gia giao thương trên trang
thương mại điện tử vào năm 2009, trung bình hàng tháng công ty nhận gần 100 e-mail hỏi
hàng từ các khách hàng mới. Ngoài ra, công ty còn nhận được nhiều giao dịch trực tiếp
trên Trade Manager (công cụ giao dịch trên trang thương mại điện tử). Lợi nhuận từ hình
thức giao thương này chiếm khoảng 80% doanh số xuất khẩu của Thành Đạt.
Cũng như Thành Đạt, 50% tổng doanh thu của công ty thủ công mỹ nghệ Asia
Crafts đến từ xuất khẩu online. Ban đầu, công ty thường tìm kiếm khách hàng thông qua
các hội chợ, triển lãm, các mối quan hệ như bạn bè, người quen và khách hàng truyền
thống. Sau khi đăng ký làm thành viên của trang thương mại điện tử Alibaba.com vào
năm 2003, đến nay công ty nhận khoảng 1.000 hỏi hàng mỗi tháng, 2-3 trong số đó trở
thành đơn hàng mẫu.
Lợi ích đem lại từ xuất khẩu online như mở rộng kênh tiếp xúc khách hàng, xây

dựng hình ảnh doanh nghiệp, giảm chi phí kinh doanh, tăng lợi nhuận và hiệu quả hoạt
động, tăng doanh số. Theo đánh giá của các doanh nghiệp được khảo sát bởi Bộ Công
thương trong năm 2009, 50% doanh nghiệp thấy tham gia sàn giao dịch thương mại điện
tử đạt hiệu quả cao, 10% doanh nghiệp đánh giá hiệu quả thấp. Cũng trong năm 2009,
60% doanh nghiệp đánh giá thương mại điện tử giúp mở rộng kênh tiếp xúc khách hàng;
xây dựng hình ảnh doanh nghiệp, giảm chi phí kinh doanh; tăng lợi nhuận và hiệu quả
hoạt động; tăng doanh số.
Bên cạnh mặt tích cực, giao thương qua thương mại điện tử cũng xuất hiện một số
hành vi lừa đảo như mạo danh cơ quan, Chính phủ để lấy uy tín; sử dụng website, giấy
phép xuất nhập khẩu của nước sở tại được chỉnh sửa nhằm trục lợi. Vì vậy, các chuyên
gia khuyến cáo doanh nghiệp khi tham gia xuất khẩu cần lưu ý tới các quy định nhập
khẩu như thuế nhập khẩu, giấy phép nhập khẩu, chứng từ nhập khẩu, các mặt hàng hạn
17
chế hoặc cấm nhập khẩu và các tiêu chuẩn, kiểm nghiệm, nhãn mác, chứng nhận và
phương thức thanh toán.
Ngoài ra cũng còn có những website khác có tác động trực tiếp hay gián tiếp đến
hoạt động nông nghiệp trên điện tử: ; ;
; …
2.2.2 Thành tựu và hạn chế cũng như tuận lợi, khó khăn của việc ứng dụng thương mại
điện tử.
2.2.2.1 Thành tựu.
Giới thiệu thông tin, giới thiệu thương hiệu nhờ những web nông nghiệp, chúng ta
đã giới thiệu thông tin cho các khách hàng trong cũng như ngoài nước mà không tốn kém
quá nhiều chi phí cũng như khó khăn về địa lý, từ đó mở rộng quan hệ giao thương , buôn
bán với các nước bạn cũng như đối tác 1 cách dễ dàng.
Có thể bán hàng trực tuyến nhiều hơn, tăng doanh số, doanh thu mà chi phí không
bị đẩy lên quá nhiều, quan hệ cộng đồng ngày càng được mở rộng theo cách trực tiếp
cũng như gián tiếp. Tăng thị phần từ những vùng địa lý phân tán, giảm chi phí,quản lý
thong tin kinh doanh, xác định sản phâm phù hợp thị trường.
2.2.2.2 Thuận lợi.

Ngày nay, Internet đã được phổ biến rộng rãi, nhất là những thị trường nước ngoài
tiềm năng của nông nghiệp nước nhà.
Chính phủ có nhiều quan tâm, ưu ái cho ngành nông nghiệp.
2.2.2.3 Hạn chế và khó khăn khi ứng dụng thương mại điện tử.
Không thu hút được lượng khách hàng kén sản phẩm, vì chỉ thông qua hình ảnh và
thông tin trên website, họ không sờ được sản phẩm thì sẽ không có cảm giác an tâm, đây
là tâm lý chủ yếu của hầu hết người tiêu dùng.
18
Với người tiêu dùng trong nước, họ chưa có thói quen mua hàng điện tử, và những
mặt hàng nông nghiệp được bày bán rộng rãi khắp nơi nên dường như đây chỉ xem như
“chợ” của lượng khách hàng ít ỏi.
Một số doanh nghiệp cho rằng khi đã có website thì không cần đến marketing hay
quảng cáo nên sản phẩm ít được biết đến và chưa tạo niềm tin cho khách hàng trong và
ngoài nước.
Hầu hết website nông nghiệp còn thiết kế sơ sài và rất ít cập nhật thông tin, không
chú trọng việc thuyết phục người mua hàng.
Thiếu bộ phận nhận tin nóng hay phản hồi của khách hàng hoặc không trả lời ngay
những email thắc mắc của khách.
Không quan tâm đến rủi ro trong thanh toán điện tử.
Dường như tính cạnh tranh rất ít trong thương mại điện tử.
Tốc độ đường truyền internet chưa phủ rộng khắp tới vùng nông thôn xa xôi
Chi phí truy cập thì vẫn còn cao so với nông dân
Sự hiểu biết về internet còn hạn chế với khả năng tri thức của họ hoặc không biết
gì về internet
Không có thời gian để tìm hiểu.
Sự buôn bán trên mạng có nhiều rủi ro khiến nông dân không an tâm với đồng tiền
của họ.
2.3 Nhận xét.
Đất nước có nền nông nghiệp mạnh và là ngành chủ yếu, xuyên suốt toàn bộ cả
nước. Là quốc gia đứng thứ 2 về xuất khẩu nông sản: gạo, cà phê…Nhưng hầu như chúng

ta chỉ buôn bán, trao đổi và giao thương trực tiếp chứ không thông qua chợ điện tử như
nhiều nước trên thế giới đã làm. Như vậy chúng ta đã tự rút bớt lợi nhuận, doanh số và
19
những cơ hội giới thiệu sản phẩm nông nghiệp của chúng ta ra thế giới. Chợ điện tử của
chúng ta còn ít ỏi, chỉ có ít trang web và hầu như là rất chung chung, ít thông tin về sản
phẩm cũng như thông tin về doanh nghiệp, hầu như không có website riêng của doanh
nghiệp.
Với một cách mua bán mới mà không trực tiếp gặp gỡ người bán hay sờ mó vào
sản phẩm, người tiêu dùng rất khó an tâm với những dự định mua của họ. Trong khi đó
luật của nhà nước lại không có nhiều quy định cũng như những luật lệ riêng cho việc mua
bán qua thương mại điện tử, khi rủi ro hay có rắc rối nhiều người không biết gửi khiếu nại
của mình đi đâu.
2.4 Giải pháp.
Vì nhận thức và thói quen mua của người tiêu dùng qua chợ điện tử còn hạn chế,
nên có chương trình quảng cáo, khuyến mại, gia tăng uy tín ngay từ ban đầu.
Đào tạo đội ngũ sử dụng các website, cách mua bán trên chợ điện tử. Bên cạnh đó
cũng cần có phòng tiếp nhận phản ánh của khách hàng.
Dù đã có website nhưng vẫn thường xuyên có chương trình marketing cho doanh
nghiệp cũng như sản phẩm, không nên nhầm lẫn giữa hai công việc này.
Cải tiến máy móc, công nghệ, cải tiến website thường xuyên để tạo ấn tượng và
cập nhật thông tin thường xuyên.
2.5 Kiến nghị.
Phải xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật Xây dựng và hoàn thiện
hệ thống văn bản pháp luật, các luật và nghị định nhằm quản lý tiến trình kinh doanh trên
mạng, là căn cứ để giải quyết tranh chấp.
Xây dựng chuẩn chung và cơ sở pháp lý cho văn bản điện tử, chữ kí điện tử và
chứng nhận điện tử. Để tạo điều kiện cho các chứng từ điện tử đi vào cuộc sống, cần xây
dựng hệ thống các tổ chức, cơ quan quản lý, cung cấp, công chứng chữ kí điện tử và
20
chứng nhận điện tử. Xây dựng một trung tâm quản lý dữ liệu trung ương để giúp cho việc

xác nhận, chứng thực chứng từ điện tử được nhanh chóng và chính xác.
Phát triển hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin và Internet. Thực hiện tin học hoá các
tổ chức kinh doanh dịch vụ, các Ngân hàng và tổ chức tín dụng, nâng cao tốc độ đường
truyền Internet, giảm thiểu cước phí … tạo điều kiện cho toàn dân có thể sử dụng các dịch
vụ trực tuyến cho sinh hoạt hằng ngày cũng như công việc kinh doanh.
Xây dựng cơ sở hạ tầng truyền thông mạnh, tốc độ cao, không bị nghẽn mạch, giá
cước phù hợp, hạn chế độc quyền viễn thông.
Kiện toàn Bộ máy quản lý nhà nước về công nghệ thông tin, tách chức năng quản
lý ra khỏi kinh doanh.
21
CHƯƠNG 3
Môn học thực sự mang lại cho em những kiến thức mới, hiểu rõ về các khái niệm
cơ bản về thương mại điện tử,về cách mua bán, cách lập thông tin, đưa thông tin lên
website. Ứng dụng của môn học trong cuộc sống khá lớn nên tạo nhiều hứng thú trong
học tập.
Tuy nhiên, giáo trình còn ít ỏi về thông tin, nguồn tài liệu bên ngoài cũng chưa
rộng rãi và cần chọn lọc quá nhiều, những ứng dụng cho nông nghiệp còn nghèo nàn.
Thư viện trường có nhiều đầu sách, khá đầy đủ cho chúng em khi học và làm tiểu
luận cho môn học này.
Với lượng tiết học 30 tiết để học với Giảng viên trên lớp còn hạn hẹp, vì môn học
này chúng em được hướng dẫn làm website, cách thức mua bán, hướng dẫn hải quan…
Để môn học tốt hơn thì em nghĩ nhà trường nên tu sửa lại máy chiếu, vì thiết bị
này chập chờn, mất nhiều thời gian ban đầu. Thêm vào đó thì phòng ốc quá nóng, lớp học
đông sinh viên mà lại học giờ chiều nên gây tình trạng mệt mỏi, kém phần sôi nổi.
22
KẾT LUẬN
Nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam, giá trị sản lượng của nông
nghiệp ngày càng tăng mặc dù tỷ trọng của nông nghiệp trong nền kinh tế bị sụt giảm
trong những năm gần đây, trong khi các các lĩnh vực kinh tế khác gia tăng. Đóng góp của
nông nghiệp vào tạo việc làm còn lớn hơn cả đóng góp của ngành này vào GDP. Sau khi

gia nhập WTO, nông nghiệp của chúng ta ngày càng được hưởng nhiều ưu đãi và cũng
được biết đến rộng rãi trên thế giới. Đưa thương mại điện tử vào nông nghiệp là việc làm
rất đúng đắn và cần được sự quan tâm của nhà nước, của các doanh nghiệp trong nước.
23
24

×