Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật các DỊCH vụ GIA TĂNG TRÊN IMS và ỨNG DỤNG IMS xây DỰNG MẠNG hội tụ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (481.75 KB, 21 trang )

MỞ ĐẦU
IMS là một kiến trúc được thiết kế nhằm mục đích chuyển
tiếp các dịch vụ đa phương tiện qua các mạng di động và IP, sử dụng
cùng một loại giao thức chuẩn cho cả các dịch vụ di động cũng như
IP cố định. Tại VNPT đã và đang cung cấp các dịch vụ mạng NGN
cũng nhận thấy nhu cầu phát triển công nghệ hội tụ mạng cố định và
di động trong một hạ tầng mạng thống nhất là cần thiết.
Với mục đích tìm hiểu, nghiên cứu về phân hệ đa phương
tiện IP trong mạng NGN và giải pháp kỹ thuật của các hãng viễn
thông trên thế giới, qua đó đánh giá và đề xuất phương án triển khai
phân hệ đa phương tiện IP cho mạng viễn thông của VNPT.
Luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: NGHIÊN CỨU KIẾN TRÚC IMS
Chương 2: CÁC DỊCH VỤ GIA TĂNG TRÊN IMS VÀ ỨNG
DỤNG IMS XÂY DỰNG MẠNG HỘI TỤ
Chương 3: NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI IMS TẠI
VNPT.
Chương 1
NGHIÊN CỨU KIẾN TRÚC IMS
1.1 TỔNG QUAN
1.1.1 Định nghĩa IMS
IMS (Internet Protocol Mutimedia Subsystem) là thuật ngữ:
Phân hệ đa phương tiện giao thức Internet.
Khái niệm IMS được định nghĩa như sau:
“IMS là kiến trúc toàn cầu, độc lập với truy nhập; điều
khiển dịch vụ và kết nối dựa trên giao thức IP. Kiến trúc này cho
1
phép cung cấp nhiều loại dịch vụ đa phương tiện tới người dùng
thông qua các giao thức thông dụng trên Internet. ”
Hình 0.1 Kiến trúc IMS hỗ trợ sự hội tụ di động và cố định
1.1.2 Tiến trình chuẩn hóa IMS


Tháng 3 năm 2002 IMS được giới thiệu trong phiên bản
Release 5 của 3GPP được giả định là một cấu trúc chuẩn hoá truy
nhập không giới hạn trên nền IP, có khả năng hoạt động thích ứng
với các mạng số liệu và thoại hiện có với hình thức truy nhập cố định
và di động. Tiếp theo phiên bản Release 5, phiên bản Release 6 được
chuẩn hóa vào tháng 3 năm 2005, Release 7 được hoàn thành năm
2007. Năm 2008, Release 8, Release 9 lần lượt ra mắt và được chuẩn
hóa với nhiều tính năng hỗ trợ thoại, WiMAX và LTE.
1.1.3 Lợi ích của IMS
Một trong những mục đích đầu tiên của IMS là giúp cho việc
quản lý mạng trở nên dễ dàng hơn bằng cách tách biệt chức năng
điều khiển và chức năng vận tải thông tin.
2
IMS cho phép người dùng có thể sử dụng một hay nhiều loại
thiết bị khác nhau, di chuyển từ mạng này sang mạng khác mà vẫn có
thể dùng cùng một dịch vụ.
Kiến trúc IMS cung cấp nhiều giá trị gia tăng cho nhà cung
cấp mạng, người phát triển ứng dụng, người cung cấp dịch vụ cũng
như người sử dụng các thiết bị đầu cuối.
1.1.4 Động lực triển khai NGN-IMS
Với mạng chuyển mạch gói cho phép tách biệt tầng truyền
tải và tầng điều khiển. Mạng truyền tải dựa trên công nghệ IP, với
khả năng hỗ trợ cho tất cả các loại dịch vụ, sử dụng công nghệ MPLS
để đảm bảo chất lượng dịch vụ.
Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông nên tập
trung đầu tư xây dựng kiến trúc mạng NGN nhằm :
a) Đầu tư vào NGN để tiếp kiệm chi phí
b) Đầu tư để tăng doanh thu thông qua việc cung cấp các dịch
vụ mới
Việc triển khai NGN-IMS mở rộng khả năng cung cấp dịch

vụ cho nhiều khách hàng mà không bị giới hạn công nghệ truy nhập,
địa lý.
1.2 CÁC YÊU CẦU KÝ THUẬT TRONG HỆ THỐNG
MẠNG
3GPP đưa ra 6 yêu cầu cơ bản cho mạng lõi IMS như sau:
3
- Thiết lập các phiên đa phương tiện IP.
- Quản lý đảm bảo chất lượng dịch vụ - QoS.
- Hỗ trợ liên mạng.
- Chuyển vùng.
- Điều khiển dịch vụ.
- Tạo dịch vụ nhanh chóng và đa truy nhập.
1.3 KIẾN TRÚC IMS
Kiến trúc IMS được phân thành 3 lớp như hình 1.2:
Hình 1.2 Kiến trúc IMS
- Lớp ứng dụng.
- Lớp điều khiển.
- Lớp truyền tải.
Trong IMS các chức năng và thực thể liên quan với nhau có
thể được chia làm sáu loại tổng quan như sau:
1. Nhóm định tuyến và quản lý phiên (CSCFs)
4
2. Nhóm cơ sở dữ liệu (HSS, SLF)
3. Nhóm các chức năng dịch vụ (server ứng dụng, MRFC,
MRFP)
4. Nhóm các chức năng tương tác mạng (BGCF, MGCF,
IMS-MGW, SGW)
5. Nhóm các chức năng hỗ trợ (PDF , SEG, TIHG)
6. Nhóm tính cước
1.3.1 Chức năng điều khiển phiên cuộc gọi CSCF

Có ba thực thể được định nghĩa và chịu trách nhiệm cho điều
khiển phiên cuộc gọi:
- P-CSCF chức năng điều khiển phiên cuộc gọi uỷ quyền
- I-CSCF chức năng điều khiển phiên cuộc gọi tương tác
- S-CSCF chức năng điều khiển phiên cuộc gọi phục vụ
- P-CSCF cũng tham gia vào quá trình tính cước dịch vụ.
1.3.2 Cơ sở dữ liệu
Có hai cơ sở dữ liệu trong IMS đó là: HSS và SLF (server thuê
bao thường trú và chức năng định vị thê bao). HSS là số liệu chính
lưu trữ toàn bộ thuê bao, số liệu liên quan tới dịch vụ của IMS. Dữ
liệu chính được lưu trữ trong HSS gồm nhận dạng người dùng, thông
tin đăng ký, tham số truy nhập và thông tin service-triggering.
1.3.3 Các chức năng dịch vụ
1.3.3.1 Chức năng của AS
AS là thuật ngữ được dùng chung để chỉ AS SIP, server có khả
năng phục vụ OSA và chức năng chuyển mạch dịch vụ đa phương
tiện IP camel (IM-SSF).
Các dịch vụ được cung cấp trên một AS được nhận ra bởi các
nhận dạng dịch vụ (service identifiers) tương đương như đánh địa chỉ
cho dịch vụ. Phù hợp với các chỉ mục trong HSS nơi mà người dùng
5
đã đăng ký. Điều này làm cho S-CSCF định tuyến chính xác tới AS
yêu cầu.
1.3.3.2 Các chức năng tài nguyên phương tiện- MRF
MRFC và MRFP kết hợp với nhau để cung cấp các dịch vụ
bear như: thoại hội nghị, tạo tone, văn bản chuyển thành thoại, phát
hiện tone, nhận dạng thoại tự động ASR, fax, điều khiển kết nối và
thông báo. MRFC làm nhiệm vụ xử lý truyền thông SIP tới và từ S-
CSCF và điều khiển MRFP. MRFP đáp trả lại bằng cung cấp tài
nguyên lớp người dùng mà được yêu cầu và chỉ đạo bởi MRFC.

1.3.4 Các chức năng tương tác mạng
1.3.4.1 Chức năng điều khiển cổng phương tiện – MGCF
Chức năng này được đưa ra là do nó cung cấp chức năng truy
nhập vào miền IP/SIP mặc dù nó thực sự không được xem như là bộ
phận của IMS. MGCF cung cấp kết nối vào mạng PSTN, cung cấp
chức năng cổng giữa báo hiệu số 7 và IP/SIP.
1.3.4.2 Cổng báo hiệu – SGW
SGW (signalling gateway) giao tiếp với mặt báo hiệu của mạng CS
thực hiện sự chuyển đổi giao thức tầng thấp hơn. Vì vậy SGW
chuyển đổi ISUP hay BICC trên MTP sang ISUP hay BICC trên
SCTP/IP
1.3.4.3 Cổng phương tiện – MGW
Giao tiếp trên mặt phương tiện của mạng CS một giao tiếp
nhận hoặc phát phương tiện media IMS trên giao thức RTP giao tiếp
còn lại nhận hoặc phát các tham slot PCM kết nối tới mạng CS.
Ngoài ra nó có thể thêm chức năng chuyển đổi mã khi đầu cuối IMS
không hỗ trợ mã hoá được dùng bởi mạng CS
6
1.3.4.4 Chức năng điều khiển cổng ranh giới – BGCF
Hoạt động giống MGCF nhưng nó được dùng để kết nối tới
nhà cung cấp dịch vụ khác. Nó cung cấp chức năng cổng giữa hai
mạng của hai nhà cung cấp, vì tính bảo mật nên nó chỉ được kết nối
tới BGCF của nhà cung cấp mạng khác. BGCF kết nối trực tiếp với
S-CSCF trong chính miền mạng của nó để nhận bản tin định tuyến
trực tiếp từ S-CSCF.
1.3.5 Các chức năng hỗ trợ
1.3.5.1 Chức năng quyết định chính sách – PDF
Chịu trách nhiệm đưa ra các quyết định dựa trên thông tin liên
quan tới phương tiện và phiên có được từ P-CSCF. Nó hoạt động
giống như điểm quyết định chính sách cho điều khiển SBLP.

1.3.5.2 Gateway bảo vệ - SEG
Bảo vệ lưu lượng mặt điều khiển giữa các miền bảo mật, lưu
lượng sẽ chuyển qua một gateway bảo vệ trước khi đi vào hay ra khỏi
miền bảo mật. Miền bảo mật được xem như một mạng mà được quản
lý bởi một nhà quản trị mạng duy nhất. SEG được đặt ở ranh giới
giữa hai miền bảo mật và nó ép buộc chính sách bảo mật giữa hai
mạng. Nhà khai thác mạng có thể có nhiều SEG để dự phòng hoặc
làm tăng năng lực mạng.
1.3.5.3 Chức năng THIG
Được sử dụng để ẩn đi cấu hình, khả năng và topology của
mạng từ mạng bên ngoài. Thường chức năng này được đặt trong I-
CSCF.
1.4 KẾT LUẬN CHƯƠNG
Trên đây chúng ta đã có cái nhìn khái quát về kiến trúc IMS:
Quá trình hình thành phát triển, các yêu cầu kỹ thuật trong hệ thống
mạng và các thành phần chức năng trong kiến trúc IMS. Ở chương
7
tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu về các dịch vụ gia tăng trên IMS và
ứng dụng IMS xây dựng mạng viễn thông hội tụ.
Chương 2
CÁC DỊCH VỤ GIA TĂNG TRÊN NỀN IMS VÀ ỨNG
DỤNG IMS XÂY DỰNG MẠNG HỘI TỤ
2.1 CÁC DỊCH VỤ GIA TĂNG TRÊN IMS
2.1.1 Dịch vụ hiển thị
Dịch vụ hiển thị nâng cao chất lượng nhắn tin, được sử dụng
trong rất nhiều ứng dụng và dịch vụ khác. Dịch vụ hiển thị sẽ là trái
tim của tất cả liên lạc và là cách thức hỗ trợ chức năng mới cho điện
thoại. Dịch vụ hiển thị cũng là cơ hội kinh doanh có lợi nhuận cho cả
nhà vận hành mạng và nhà cung cấp dịch vụ.
2.1.2 Dịch vụ nhắn tin

+ Nhắn tin tức thì: người gửi mong rằng việc phân phối tin
nhắn ngay lập tức trong thời gian thực (gần như vậy).
+ Nhắn tin phân phối trễ: người gửi mong rằng mạng có
thể phân phối tin nhắn sớm nhất có thể cho người nhận khi họ có giá
trị.
+ Nhắn tin theo phiên: Người gửi và người nhận mong đợi
việc phân phối tin nhắn trong thời gian gần thực.
2.1.3 Dịch vụ Push to talk
Push to talk hay còn gọi là đàm thoại là dịch vụ cho phép
thông tin thoại theo phương thức truyền đơn công điểm tới điểm hoặc
điểm tới nhiều điểm. Các phiên Push to talk thông tin theo một
đường: một bên nói và bên kia nghe.
8
2.1.4 Dịch vụ hội nghị
Dịch vụ hội nghị là dịch vụ hội thoại giữa nhiều cá nhân
tham gia. Có nhiều loại hội nghị khác nhau. Hội nghị không chỉ giới
hạn có dạng thoại tham gia mà còn cho cả video và văn bản; nhờ thế
người tham gia hội nghị ngoài việc thông tin thoại, họ còn có thể
nhìn thấy nhau hoặc gửi văn bản cho nhau.
2.1.5 Dịch vụ quản lý nhóm
Quản lý nhóm là dịch vụ cho phép các user lưu trữ dữ liệu
dịch vụ trên mạng nhà cung cấp dịch vụ. Dữ liệu này có thể được
user tạo ra, thay đổi hoặc xóa đi. Dữ liệu ở đây là bất cứ dữ liệu nào
cần cho user hoàn thành dịch vụ. Ví dụ như buddu list (các danh sách
hiển thị) và các danh sách trao quyền hiện tại.
2.2 Ứng dụng IMS xây dựng mạng hội tụ
Mạng hội tụ cố định/di động cho phép thuê bao di động có
thể chuyển vùng ra ngoài vùng phục vụ của mạng di động mà vẫn có
khả năng truy nhập các dịch vụ cung cấp trong mạng thường trú.
Mạng hội tụ FMC tạo cơ hội cho phép mở rộng phạm vi và vùng

phục vụ của các dịch vụ mà các mạng trước đó không thể thực hiện
được.
2.2.1 Các đường biên hội tụ
Cách thức thực hiện các tính năng FMC được xác định bởi vị
trí các chức năng hội tụ trong kiến trúc NGN tổng thể. Những đường
biên hội tụ được thể hiện trong hình 2.1 như sau:
9
Hình 2.2 Các phương thức hội tụ
Theo khía cạnh điều khiển mạng với IMS là chức năng điều
khiển phiên, có hai đường biên hội tụ.
- Đường thứ nhất nằm giữa mạng lõi và IMS core:
Convergence Boundary B.
- Đường thứ hai nằm giữa mạng truy nhập và mạng lõi:
Convergence Boundary A.
2.2.2 Hội tụ mạng
Khái niệm FMC liên quan đến vấn đề hội tụ mạng cố định và
mạng di động. Do vậy, những nghiên cứu về FMC xoay quanh hai
mạng: cố định và di động.
Đối với mạng di động, các công nghệ mạng sau đây có thể
được sử dụng để thực hiện việc hội tụ với mạng cố định:
- Miền IMS.
- PLMN-CS.
- PLMN-PS.
10
O
S
S
Customer
Devices (Phone, handset, PDA, laptop)
Access Network

Core Network (IP routers, GGSN/SGSN, CL4/5 Circuit Switches, MSC)
Converged Session Control (IMS Core)
Converged Service Delivery Platform and Services
(Voice, messaging, Presence, Multimedia, VPN, corporate apps, etc.)
Converged = Same look and feel, same device, fixed or mobile
Convergence – Not Physically Possible
Possible Convergence Boundary A
Possible Convergence Boundary B
Converged = IMS ISC Interface
Device
Convergence
Network
Convergence
Service
Convergence
User Database
Mạng cố định có thể được phân thành 3 loại công nghệ truy
nhập cố định sau đây, có thể thực hiện hội tụ với mạng di động:
- Mạng vô tuyến.
- Truy nhập cố định băng rộng.
- PSTN.
2.2.3 Tính liên tục của dịch vụ
Tính liên tục (hội tụ) dịch vụ có thể được phân thành các loại
chính sau đây:
• MSC (Multimedia Service Continuity): tính liên tục đối với
các dịch vụ đa phương tiện.
• VSC (Voice Service Continuity): tính liên tục đối với dịch
vụ thoại.
• RSC (Registration Service Continuity): tính liên tục đối với
các dịch vụ đăng ký.

2.2.4 Cấu trúc FMC dựa trên IMS
Cấu trúc FMC dựa trên IMS được cho trên Hình 2.3. Cấu
trúc này được xây dựng với giả thiết rằng: một nền tảng dịch vụ IMS
chung được thực hiện để cung cấp các dịch vụ cả mạng cố định và di
động.
11
Hình 2.3 Cấu trúc FMC dựa trên IMS
Trong vấn đề hội tụ cố định di động, chúng ta cũng cần phân
tích cấu trúc hỗ trợ tính liên tục dịch vụ giữa mạng chuyển mạch gói
điều khiển bởi IMS với các mạng di động chuyển mạch kênh. Cấu
trúc yêu cầu các chức năng hội tụ PS/CS điển hình để kết nối giữa
mạng điều khiển bởi IMS với mạng CS.
2.2.5 Nguyên lý hoạt động chung của hệ thống FMC dựa
trên IMS
2.2.5.1 Mô hình tham chiếu
Mục tiêu lâu dài của FMC là cung cấp cho thuê bao các dịch
vụ không hạn chế trong môi trường truy nhập mạng cố định và di
động. Hình 2.4 mô tả các miền mạng cho cả mạng cố định và di động
để thể hiện các mức hội tụ khác nhau.
12
fixed mobile
IMS
FMC
Appl.
IWF
Mobile CS core
Mobile CS ANMobile PS ANfixed CS AN
PS/CS
Conver-
gence

IMS Convergence
PS core Convergence
Service transfer
Hình 2.4 Mô hình tham chiếu cấu trúc FMC dựa trên IMS
Miền truyền tải truy nhập (Access Transport) hỗ trợ kết nối
giữa miền thiết bị đầu cuối thuê bao (User Equipment Domain) với
miền truyền tải lõi (Core Transport Domain) độc lập với công nghệ
truy nhập.
Miền truyền tải lõi (Core Transport Domain) cũng phải chứa
chức năng quản lý di động để hỗ trợ tính di động giữa các miền truy
nhập khác nhau.
Điều khiển phiên kết nối giữa thiết bị đầu cuối thuê bao với
các mạng khác được hỗ trợ bởi miền điều khiển phiên (Section
Control Domain) – miền này chứa các chức năng hỗ trợ dịch vụ vị trí
và dịch vụ hiển thị.
Miền dịch vụ ứng dụng (Application Service Domain) chứa
các chức năng hỗ trợ các dịch vụ thông tin và nhắn tin được xây
dựng bên trên các dịch vụ điều khiển phiên.
13
Access Transport Domain
Radio/wired
Access
Domain
Access
Aggregation
Domain
User
Equipment
Domain
Other

Networks
Session Control
Domain
(IMS Core)
Application
Service Domain
3
nd
Party
Applications
Core Transport
Domain
2.2.5.2 Chức năng FMC và điểm hội tụ
Chức năng FMC có thể được coi là một phần tử mạng điều
khiển điểm hội tụ. Các điểm hội tụ mạng có thể khác nhau tùy theo
từng nhà khai thác, phụ thuộc vào trạng thái của mạng hiện tại (mạng
di động, mạng cố định, mạng CS, mạng PS…).
2.3 KẾT LUẬN CHƯƠNG
Tại chương 2 chúng ta đã có cái nhìn khái quát các dịch vụ
gia tăng triển khai trên IMS và ứng dụng IMS cho việc xây dựng
mạng hội tụ để hình thành nên hạ tầng thông tin duy nhất, dựa trên
công nghệ chuyển mạch gói nên nó cho phép triển khai các dịch vụ
một cách nhanh chóng và đa dạng, đáp ứng sự hội tụ giữa thông tin
thoại, truyền dữ liệu và Internet, giữa cố định và di động. Ở chương
tiếp theo chúng ta sẽ nghiên cứu về các giải pháp triển khai IMS tại
VNPT.
Chương 3
NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI IMS TẠI VNPT
1.1 HIỆN TRẠNG MẠNG VIỄN THÔNG HIỆN NAY
Trong mạng viễn thông hiện tại, các công nghệ được sử dụng

chủ yếu bao gồm: chuyển mạch kênh, chuyển mạch gói, chuyển
mạch bản tin, công nghệ ATM, chuyển mạch khung, mạng số đa dịch
vụ tích hợp ISDN, Fast Ethernet, Token ring, các dịch vụ số liệu
phân tán dựa trên cáp quang FDDI. Bên cạnh đó, các công nghệ mới
cũng đã được áp dụng hiện nay như: SONET/SDH, xDSL và B-
ISDN, các công nghệ truy nhập vô tuyến như CDMA, TDMA,
FDMA, Wifi, Wimax, …
Các công nghệ trên đây đều có những giải pháp kĩ thuật và
những hệ thống hỗ trợ trên chính hệ thống của mình. Khi có nhiều
14
công nghệ mạng sẽ dẫn đến tăng trưởng các phần tử mạng và do vậy
sẽ làm tăng sự phức tạp trong đồng bộ và công tác quản lí, hơn nữa
các nhà khai thác mạng khác nhau lại sử dụng các công nghệ và các
chuẩn khác nhau do vậy dẫn đến việc tồn tại nhiều mạng riêng rẽ.
3.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI IMS TRÊN
THẾ GIỚI
3.2.1 Kinh nghiệm triển khai IMS của các nhà khai thác
viễn thông trên thế giới
Phân tích kinh nghiệm triển khai IMS của một số nhà khai
thác lớn như:
- Far EasTone Telecommunications Co. Ltd.
- TDC.
- Telefonica.
- Com Hem.
3.3.2 Hướng phát triển IMS trên thế giới
Triển khai một cách tuần tự: xu hướng này được thực hiện
đối với những nhà khai thác đã triển khai softswich.
Triển khai kiến trúc FMC: một số nhà khai thác thử nghiệm
FMC cho một dịch vụ, ứng dụng cụ thể.
3.3 Giải pháp cung cấp dịch vụ và triển khai IMS của các

hãng
- Giải pháp của Huawei.
Giải pháp của Alcatel Lucent.
Giải pháp của Ericsson.
Giải pháp của Nokia Siemens.
3.4. ĐÁNH GIÁ GIẢI PHÁP, LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN
TRIỂN KHAI IMS TẠI VNPT
3.4.1 Nhận xét, đánh giá giải pháp
15
Nhìn chung, các hãng đều có sản phẩm, thiết bị và giải pháp
cụ thể.
Huawei khuyến nghị không nên triển khai ngay cấu trúc IMS
mà bắt đầu cung cấp dịch vụ băng rộng với Softswitch.
Các hãng này đều có giải pháp nâng cấp phần cứng và phần
mềm của Softswitch khi cần chuyển đổi lên cấu trúc IMS.
Về các sản phẩm, thiết bị IMS, đa số các hãng có các thiết bị
tuân thủ tiêu chuẩn của 3GPP, TISPAN.
Qua phân tích giải pháp của các hãng nhận thấy các giải
pháp IMS có một số đặc điểm như sau:
- Cấu hình đầy đủ IMS tuân thủ theo kiến trúc, cơ chế hoạt
động, giao diện, giao thức xác định trong TISPAN và 3GPP.
- Có khả năng triển khai theo nhiều phương thức phù hợp với
yêu cầu của nhà khai thác.
- Chưa giải pháp nào hoàn thiện 100% theo các tiêu chuẩn đã
ban hành, các hãng đều đang tiếp tục phát triển giải pháp.
- Phần cơ chế giao tiếp với lớp truyền tải để áp đặt đảm bảo
chất lượng QoS vẫn còn chưa được hoàn thiện.
- Giải pháp chuyển đổi đấu nối cũ sang hệ thống mới nhìn
chung chỉ chắc chắn hỗ trợ các thiết bị TDM của hãng.
- Các hãng có các tích hợp chức năng IMS vào các thiết bị vật

lý khác nhau.
- Ericsson mạnh về tương tác với các hệ thống di động. Trong
khi đó Acatel Lucent, Huawai, Nokia Siemens hỗ trợ tốt hơn
cho mạng cố định.
Khả năng triển khai IMS tại VNPT:
- Chuyển đổi sang Softswitch chưa thật sự hợp lý vì
Softswitch là giải pháp thay thế TDM.
16
- Khác với nhiều nước phát triển, hệ thống TDM của VNPT
không quá cũ, được liên tục nâng cấp mở rộng nên cũng còn
khá nhiều thiết bị mới, chất lượng tốt. Vì vậy việc chuyển
đổi nhanh, ngay sang NGN/IMS là không cần thiết, không có
hiệu quả cao. Việc chuyển đổi cần thực hiện từ từ trong thời
gian dài.
- Nên có hệ thống Core duy nhất cung cấp dịch vụ trên toàn
quốc, tránh tình trạng nhiều hệ thống quản lý, điều hành,
giảm chi phí đào tạo và vận hành.
- Ngoài phần dịch vụ có thể tương đối mở, đứng trên phương
diện kỹ thuật đối với core IMS chỉ nên dùng thiết bị của một
hãng.
- Thiết kế hệ thống phụ thuộc khá nhiều về phạm vi, dung
lượng cung cấp của hệ thống. Hệ thống nhỏ có thể có thiết kế
khác so với hệ thống lớn.
- Lựa chọn nhà cung cấp không nhất thiết là nhà cung cấp có
sản phẩm IMS tốt nhất. Lựa chọn tốt nhất là lựa chọn phù
hợp nhất với yêu cầu, hiện trạng, mục tiêu kinh doanh… của
nhà khai thác.
3.4.2 Lựa chọn phương án triển khai IMS tại VNPT.
Các yêu cầu chung nên chú ý khi tiến hành áp dụng và ảnh
hưởng về xu hướng chuyển đổi mạng:

- Mạng chuyển đổi phải có khả năng cung cấp được tất cả các
dịch vụ đã có và đang hoạt động trên mạng hiện nay.
- Chuyển đổi nên có tính quá độ.
- Chuyển đổi nên mang tính liên tục.
- Chuyển đổi nên mang tính hài hòa.
17
VNPT có thể lựa chọn triển khai theo các phương án như
sau:
- Phương án 1:
+ Bước 1: Xây dựng mạng báo hiệu điều khiển IMS
cho mạng di động
+ Bước 2: Chuyển đổi mạng thông tin di động của
doanh nghiệp sang mạng IMS theo tiêu chuẩn 3GPP
Rel. 7 trước.
+ Bước 3: Sau đó triển khai IMS cho mạng cố định.
+ Bước 4: Thực hiện hội tụ mạng cố định di động.
- Phương án 2:
+ Bước 1: Xây dựng mạng báo hiệu điều khiển IMS
cho mạng cố định
+ Bước 2: Xây dựng mạng NGN-IMS cho mạng cố
định theo tiêu chuẩn TISPAN.
+ Bước 3: Triển khai IMS cho mạng di động.
+ Bước 4: Thực hiện hội tụ mạng cố định di động.
- Phương án 3 :
+ Bước 1: Xây dựng mạng báo hiệu điều khiển IMS
song song cho mạng cố định và mạng di động
+ Bước 2: Triển khai IMS song song cho cả mạng cố
định và di động.
+ Bước 3: Thực hiện hội tụ mạng cố định-di động.
Sau khi đã xác định được nhu cầu dịch vụ, lựa chọn phương

án triển khai chuyển đổi lên mạng IMS, doanh nghiệp cần vạch ra lộ
trình chuyển đổi lên mạng IMS theo từng giai đoạn phù hợp với đặc
điểm và điều kiện của doanh nghiệp.
18
3.5 KẾT LUẬN CHƯƠNG
Mạng hội tụ tuy chưa chính thức triển khai nhiều nhưng
được đánh giá là có nhiều tiềm năng và phù hợp với sự phát triển
19
trong lĩnh vực này. Do đó, việc triển khai FMC sẽ diễn ra trong vòng
vài năm tới, cho nên nhà khai thác mạng như VNPT cần phải có các
bước chuẩn bị phù hợp để tiến tới triển khai mạng hội tụ.
KẾT LUẬN
Với nội dung đưa ra là nghiên cứu kiến trúc, ứng dụng IMS
và giải pháp triển khai IMS tại VNPT, luận văn đã kiến giải được mô
hình kiến trúc mạng IMS, phân tích được vị trí vai trò, nhiệm vụ,
chức năng các phần tử trong IMS và đưa ra các giải pháp của các
hãng. Bên cạnh đó luận văn còn đánh giá giải pháp mà các hãng đưa
ra.
Để thực hiện mục tiêu đặt ra, luận văn đã thực hiện các nội
dung như sau:
- Tiến hành phân tích tìm hiểu về IMS, tiến trình chuẩn hoá
IMS, lợi ích và động lực triển khai IMS tại VNPT. Tìm hiểu
về các yêu cầu kỹ thuật và phân tích kiến trúc phân hệ IMS
trong phần mạng lõi NGN, vai trò các phần tử trong kiến trúc
IMS.
- Tìm hiểu và phân tích các dịch vụ gia tăng triển khai trên
IMS và Ứng dụng IMS xây dựng mạng viễn thông hội tụ.
Hội tụ mạng và tích hợp dịch vụ là vấn đề then chốt khi xây
dựng mạng viễn thông thế hệ sau. Từ đó thấy được xu hướng
tiến đến NGN để tích hợp dịch vụ và hội tụ mạng lõi là vấn

đề tất yếu.
- Trình bày hiện trạng mạng viễn thông hiện nay tại VNPT,
phân tích đôi nét tình hình triển khai IMS trên thế giới.
Nghiên cứu giải pháp IMS của các hãng và đưa ra một số
20
đánh giá đối với các giải pháp từ đó đưa ra các khuyến nghị
cho VNPT lựa chọn phương án triển khai.
Qua nghiên cứu đề tài, tác giả thấy thật sự có ích cho nghiên
cứu khoa học của mình và cả lợi ích cho môi trường công tác. Nhận
thức được cách nhìn khoa học đánh giá vấn đề IMS và triển khai IMS
vào mạng viễn thông hiện tại.
Để tiếp tục nghiên cứu đề tài này, tác giả đề xuất tiếp tục
nghiên cứu thêm về các yếu tố khác ảnh hưởng đến việc triển khai
thành công IMS cũng như giải pháp nâng cấp chuyển đổi lên mạng
NGN/IMS một cách hoàn chỉnh với mô hình IMS mới nhất. Do bên
cạnh các yếu tố về kỹ thuật ngày càng được bổ sung và hoàn thiện thì
chúng ta còn phải giải quyết bài toán về chính sách, về đầu tư, về mô
hình kinh doanh… của doanh nghiệp.
21

×