ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP
******
BÁO CÁO TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC THÔNG SỐ CÔNG NGHỆ BÔI TRƠN-
LÀM NGUỘI TỐI THIỂU ĐẾN MÒN VÀ TUỔI BỀN DAO PHAY KHI PHAY LĂN
RĂNG ĐĨA XÍCH
Học Viên: Đặng Văn Thanh
Lớp: CHK12 CTM
Chuyên ngành: Công nghệ Chế tạo máy
HDKH: TS. Trần Minh Đức
THÁI NGUYÊN - 2011
1
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP
******
BÁO CÁO TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC THÔNG SỐ CÔNG NGHỆ BÔI TRƠN-
LÀM NGUỘI TỐI THIỂU ĐẾN MÒN VÀ TUỔI BỀN DAO PHAY KHI PHAY LĂN
RĂNG ĐĨA XÍCH
Học Viên: Đặng Văn Thanh
Lớp: CHK12 CTM
Chuyên ngành: Công nghệ Chế tạo máy
HDKH: TS. Trần Minh Đức
HƯỚNG DẪN KHOA HỌC HỌC VIÊN
TS. Trần Minh Đức Đặng Văn Thanh
THÁI NGUYÊN - 2011
2
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bôi trơn-làm nguội tưới tràn đã được sử dụng từ rất lâu trong ngành cơ khí
chế tạo máy. Và đây được cho là một trong những biện pháp phổ biến nâng cao tuổi
bền dụng cụ, giảm độ nhám bề mặt và tăng độ chính xác kích thước sản phẩm. Bên
cạnh đó dung dịch trơn nguội thúc đẩy vết nứt làm tăng khả năng tách đứt phoi và
phoi được vận chuyển ra khỏi vùng gia công dễ dàng. Tuy nhiên, cho đến nay
phương pháp này đã bộc lộ những nhược điểm là việc sử dụng dung dịch trơn nguội
có tác động xấu sức khỏe của công nhân, gây ô nhiễm môi trường, không tiết kiệm
được dầu bôi trơn, tăng thời gian làm sạch chi tiết, dụng cụ cắt và máy móc dẫn đến
tăng giá thành sản phẩm.
Để giảm bớt các tác động về kinh tế và môi trường, bôi trơn làm nguội tối
thiểu (MQL) đã được biết đến như là một biện pháp thay thế phương pháp tươi tràn
đã được ứng dụng hàng thập kỷ trước đây [2,5].
Bôi trơn làm nguội tối thiểu (MQL) được đề cập đến việc sử dụng dung dịch
trơn nguội chỉ một lượng nhỏ khoảng (50÷500)ml/giờ hoặc ít hơn, chỉ bằng
1/10.000 lượng dung dịch sử dụng trong phương pháp tưới tràn [5]. MQL được tin
tưởng là mang lại tuổi bền dụng cụ cao hơn, chất lượng bề mặt gia công tốt hơn, tiết
kiệm chi phí và đặc biệt không gây ô nhiễm môi trường [3,7,8,9].
Ở Việt Nam hiện nay, việc nghiên cứu và ứng dụng công nghệ bôi trơn làm
nguội tối thiểu vào quá trình phay lăn răng hầu như chưa được quan tâm. Với những
lợi ích về môi trường, kinh tế và ý nghĩa khoa học mà phương pháp này mang lại
tác giả thấy cần thiết khi chọn để tài nghiên cứu:
“Nghiên cứu ảnh hưởng của các thông công nghệ bôi trơn -làm nguội tối thiểu
đến mòn và tuổi bền của dao phay trong phay lăn răng đĩa xích”.
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
* Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần bổ xung lý
thuyết cơ bản về bôi trơn – làm nguội tối thiểu trong lăn răng, trên cơ sở đó có thể
ứng dụng cho phay bánh răng.
* Ý nghĩa thực tiễn: Ứng dụng công nghệ MQL trong phay lăn răng đĩa xích
tại các cơ sở sản xuất ở Việt Nam.
3. Mục đích của nghiên cứu
Đưa ra những chỉ dẫn cụ thể về thông số công nghệ MQL trong gia công lăn
răng đĩa xích với điều kiện trang thiết bị trong nước.
4. Đối tượng nghiên cứu
3
Nghiên cứu ứng dụng công nghệ bôi trơn - làm nguội tối thiếu (MQL) trong
phay lăn răng đĩa xích Z38; T12,7; d7,77 vật liệu thép S45C, dao phay lăn đĩa xích
T12,7; d7.77; λ3
0
17’, vật liệu P5M6 phủ CVD-TiN. Dung dịch trơn nguội chế biến
từ thực vật trong nước.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu thực nghiệm từ đó rút ra các mô hình lý thuyết;
- Tổng hợp và phân tích số liệu thực tế;
- Xử lý các số liệu thực nghiệm có sự trợ giúp của máy tính;
- Rút ra những quy luật từ kết quả nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm nếu có thể.
6. Nội dung của luận văn
Ngoài lời nói đầu, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính gồm 3 chương
và phần kết luận chung.
Chương 1. Tổng quan về gia công răng và bôi trơn làm nguội trong phay lăn răng
Chương này tổng hợp từ các nghiên cứu đã có trước về sự cần thiết của bôi
trơn-làm nguội trong cắt gọt và hướng tiếp cận không sử dụng dung dịch trơn nguội
hoặc sử dụng với một lượng nhỏ dung dịch trong các quá trình gia công.
Chương 2. Bôi trơn-làm nguội tối thiểu trong phay lăn răng đĩa xích
Nghiên cứu lý thuyết về công nghệ bôi trơn-làm nguội tối thiểu để từ đó áp
dụng trong thực tế phay lăn răng đĩa xích bước T12,7.
Chương 3. Nghiên cứu thực nghiệm xác định ảnh hưởng của các thông số công
nghệ bôi trơn-làm nguội tối thiểu đến mòn và tuổi bền dao phay lăn răng đĩa xích.
Nghiên cứu so sánh giữa bôi trơn làm nguội tối thiểu và gia công tưới tràn
khi phay lăn răng qua các chỉ tiêu về lượng mòn dao, cơ chế mòn, để từ đó tìm được
các ưu điểm nổi trội của phương pháp bôi trơn tối thiểu.
Nghiên cứu sử dụng dầu thực vật của Việt Nam áp dụng vào quá trình phay
lăn răng khi sử dụng phương pháp bôi trơn tối thiểu.
Nghiên cứu tìm ra áp suất dòng khí nén phù hợp trong bôi trơn-làm nguội tối
thiểu khi phay lăn răng đĩa xích.
4
Chương 1.
TỔNG QUAN VỀ GIA CÔNG RĂNG VÀ BÔI TRƠN LÀM NGUỘI
TRONG GIA CÔNG RĂNG
1. Quá trình tạo phoi trong cắt kim loại
1.2 Sự hình thành biên dạng răng trong gia công răng sử dụng dao phay lăn
trục vít.
1.4 Lực cắt trong quá trình phay lăn răng
1.5 Nhiệt cắt
1.5.3 Nhiệt sinh ra trên mặt tiếp xúc giữa mặt sau và bề mặt gia công (Q
AD
)
1.6 Mòn dụng cụ cắt
1.6.1 Khái niệm
1.6.2 Mòn dụng cụ và cách xác định
1.6.3 Các cơ chế mòn của dụng cụ cắt
1.6.4 Mòn dụng cụ phủ
1.6.5 Mòn và tuổi bền dao phay lăn răng
1.6.5.1 Mòn dao phay lăn răng
1.6.5.2 Tuổi bền của dụng cụ cắt
1.7.1 Phương pháp tưới tràn
1.7.2 Gia công khô (Dry cutting)
1.7.3 Bôi trơn làm nguội tối thiểu MQL (Minimum Quantity Lubrication)
Bôi trơn làm nguội tối thiểu là phương pháp sử dụng dòng khí nén có áp suất
lớn để phun dung dịch trơn nguội vào vùng cắt dưới dạng sương mù để bôi trơn,
làm nguội và đẩy phoi ra khỏi vùng gia công.
Dung dịch được phun vào vùng gia công với một áp suất nhất định, chuyển
một lượng nhỏ dung dịch vào vùng cắt với tốc độ cao (250-300 m/phút), chúng có
tác dụng bôi trơn làm nguội rất hiệu quả.
* Ưu điểm:
- Lượng dung dịch trơn nguội cần thiết chỉ bằng 20-30% lượng dung dịch
sử dụng trong phương pháp tưới tràn, do đó giảm chi phí chất bôi trơn.
- Hiệu quả bôi trơn cao nên giảm được lực cắt, giảm nhiệt dẫn đến nâng cao
chất lượng sản phẩm.
- Tiết kiệm dung dịch trơn nguội.
- Đảm bảo tuổi bền dụng cụ.
5
- Giảm chi phí làm sạch phoi và chi tiết gia công.
- Không gây ô nhiễm môi trường.
- Không gian làm việc sạch.
* Nhược điểm:
- Khó vận chuyển phoi ra khỏi vùng gia công.
- Nhiệt độ chi tiết cao.
1.8 Tổng quan về bôi trơn làm nguội tối thiểu (MQL) ở Việt Nam, trên thế giới
trong gia công răng và dự kiến hướng nghiên cứu
1.8.1 Khái quát về tình hình nghiên cứu trên thế giới
1.8.2 Khái quát về tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
1.8.3 Dự kiến vấn đề nghiên cứu
‘’Nghiên cứu ảnh hưởng của các thông số công nghệ trong bôi trơn làm
nguội tối thiểu đến mòn và tuổi bền của dao phay khi phay lăn răng đĩa xích’’.
Kết luận
Trong gia công cắt gọt sử dụng phương pháp bôi trơn làm nguội là rất cần
thiết, đặc biệt khi gia công sử dụng vật liệu dao là thép gió hoặc thép các bon
dụng cụ.
Công nghệ bôi trơn làm nguội phát triển gắn liền với sự phát triển của ngành
cắt gọt, công nghệ này cũng đã có rất nhiều công trình nghiên cứu trên thế
giới. Hiện nay các công trình nghiên cứu về lĩnh vực này chủ yếu tập trung
nghiên cứu phương pháp bôi trơn - làm nguội tối thiểu.
Qua việc nghiên cứu tổng quan tác giả xác định mục đính nghiên cứu là ứng
dụng công nghệ bôi trơn làm nguội tối thiểu trong phay lăn răng đĩa xích, sử
dụng dầu thực vật chế biến trong nước làm dung dịch bôi trơn làm nguội.
6
Chương 2.
BÔI TRƠN-LÀM NGUỘI TỐI THIỂU TRONG PHAY LĂN RĂNG
ĐĨA XÍCH
2.1 Đặt vấn đề
Đối với quá trình phay lăn răng đĩa có nhiều răng cùng tham gia cắt, chiều
dài lưỡi cắt lớn, tiết diện lớp cắt thay đổi theo từng răng nên lực cắt lớn và luôn thay
đổi, lưỡi cắt có biên dạng phức tạp. Vì vậy trong quá trình cắt răng phát sinh lực cắt
và nhiệt cắt rất lớn gây mòn biên dạng răng ảnh hưởng lớn đến tuổi bền dao và độ
chính xác biên dạng răng gia công. Vì vậy việc áp dụng công nghệ bôi trơn làm
nguội tối thiểu nhằm mục đích dung dịch có thể xâm nhập được vào vùng cắt để
phát huy tối đa tính bôi trơn và làm nguội.
Bôi trơn làm nguội tối thiếu là một biện pháp đã được đưa ra để giảm số
lượng của dung dịch trơn nguội [47]. Trong công nghệ này, dụng cụ được cung cấp
với một lượng rất nhỏ nước làm mát or chất bôi trơn. Thông thường, là các loại dầu,
nhũ tương, nước or khí. Chúng được cung cấp tới dụng cụ hoặc vùng cắt với một
lượng nhỏ nhất có thể.
Có hai phương pháp truyền dẫn:
Trường hợp hệ thống “không có không khí”, dụng cụ được bôi trơn làm
nguội dưới dạng tia, các tia dầu cung cấp bởi một máy bơm với một môi trường
riêng lẻ, di chuyển nhanh liên tục với liều lượng rất nhỏ.
Trường hợp thứ hai, sử dụng dòng khí được nén với áp suất lớn phun dung
dịch vào dụng cụ hay vùng cắt dưới dạng sương mù để bôi trơn và tản nhiệt, chuyển
phoi ra khỏi vùng gia công.
Dung dịch tạo ra dưới dạng sương mù phun vào vùng cắt có tác dụng bôi
trơn.
Áp lực dòng khí thổi vào vùng cắt để tản nhiệt ra ngoài có tác dụng làm
nguội.
Với điều kiện trang thiết bị sẵn có, và đạt được mục đích nêu trên tác giả lựa
chọn phương pháp này để thực hiện bôi trơn - làm nguội trong quá trình phay lăn
đĩa xích.
2.2 Ảnh hưởng của các thông số công nghệ bôi trơn-làm nguội tối thiểu trong phay
lăn răng đĩa xích
2.2.1 Ảnh hưởng của vị trí vòi phun
2.2.2 Ảnh hưởng của áp suất dòng khí nén
2.2.3 Ảnh hưởng của dung dịch trơn nguội
7
2.3 Bôi trơn-làm nguội tối thiểu trong phay lăn răng đĩa xích
2.4 Gới hạn vấn đề nghiên cứu
Trong khuôn khổ về điều kiện trang thiết bị thí nghiệm trong nước, cũng như những
yêu cầu của thực tế đặt ra đối với quy trình sản xuất nhông xích trong nước: tiết kiệm được
dầu bôi trơn, giảm thời gian làm sạch chi tiết, dụng cụ cắt và máy móc giảm giá thành sản
phẩm, lại bỏ tác hại của dung dịch đến môi trường và sức khỏe con người. Từ những mục
tiêu trên tác giả lựa chọn nghiên cứu ứng dụng công nghệ bôi trơn làm nguội tối thiểu
trong phay lăn răng đĩa xích, cụ thể gia công đĩa xích bước T12,7 dùng trong truyền dẫn
xích xe máy đang rất thịnh hành trên thị trường Việt Nam.
Trong phạm vi của đề tài này, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu, giải quyết một số
vấn đề sau:
- Nghiên cứu mòn và cơ chế mòn dao phay lăn răng đĩa xích ở hai chế độ gia công
tưới tràn và bôi trơn làm nguội tối thiểu.
- Nghiên cứu ứng dụng dầu thực vật của Việt Nam vào quá trình bôi trơn tối thiểu
khi phay lăn răng.
- So sánh giữa hai phương pháp bôi trơn làm nguội tối thiểu và phương pháp tưới
tràn khi phay lăn qua các chỉ số về mòn dao, về nhám bề mặt và cơ chế mòn thông qua các
ảnh chụp mòn dao.
- Tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của áp suất dòng khí nén đến mòn và tuổi bền
dao phay lăn. Bởi đây là yếu tố có ảnh hưởng lớn đến thông số ra của quá trình, áp suất quả
nhỏ khả năng đưa các hạt sương mù vào vùng cắt không tốt làm hạn chế khả năng bôi trơn
làm nguội, áp suất quá lớn thì khả năng bôi trơn sẽ giảm vì các hạt dung dịch sẽ bị phân rã
khi vào vùng cắt. Như vậy có thể tồn tại giá trị áp suất tối ưu có khả năng tập trung các hạt
sương mù dầu tạo màng bôi trơn trong vùng ma sát và khả năng phá vỡ bọc nhiệt làm tản
nhiệt tốt hơn.
Với các vấn đề nghiên cứu như trên, tác giả đưa ra mô hình nghiên cứu như
sau:
Hình 19. Mô hình quá trình thực nghiệm
8
Thông số đầu vào:
- Phương pháp tưới;
- Loại dung dịch;
- Áp suất dòng khí nén;
Quá trình
gia công
Thông số đầu ra:
- Cơ chế mòn dao;
- Độ mòn dao.
2.5 Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu thực nghiệm;
- Tổng hợp và phân tích số liệu thực tế;
- Xử lý các số liệu thực nghiệm có sự trợ giúp của máy tính;
- Rút ra những quy luật từ kết quả nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm nếu có thể.
9
Chương 3.
NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC THÔNG
SỐ CÔNG NGHỆ MQL ĐẾN MÒN VÀ TUỔI BỀN
DAO PHAY LĂN RĂNG ĐĨA XÍCH
Nghiên cứu thực nghiệm là một phần quan trọng của việc nghiên cứu tối ưu
hoá quá trình gia công. Tiến hành nghiên cứu thực nghiệm để kiểm chứng các giả
thuyết khoa học, đưa ra những kết luận và hướng dẫn có cơ sở khoa học để ứng
dụng vào thực tiễn.
Để nghiên cứu thực nghiệm một cách khoa học và chính xác khi thực nghiệm, cần
phải xây dựng hệ thống thí nghiệm phù hợp lý thuyết thực nghiệm và với đề tài nghiên
cứu.
3.1 Xây dựng hệ thống thí nghiệm
3.1.1 Yêu cầu của hệ thống thí nghiệm
3.1.2 Hệ thống thí nghiệm
3.1.2.1 Sơ đồ nguyên lý
3.1.2.2 Hệ thống thí nghiệm
3.1.2.2.1 Máy công cụ.
3.1.2.2.2 Dụng cụ cắt.
3.1.2.2.3. Vật liệu gia công.
3.1.2.2.4. Dung dịch trơn nguội
3.1.2.2.5. Hệ thống cung cấp khí nén
3.1.2.2.6. Thiết bị ổn định và điều chỉnh áp suất
3.1.2.2.7. Hệ thống vòi phun
3.1.2.3. Thiết bị đo
3.1.2.3.1. Máy đo tọa độ CMM C540 -Mitutoyo-Nhật Bản (hình 26)
3.1.2.3.2. Máy đo hiển vi điện tử quét TESCAN (hình 27)
3.1.2.3.3 Dụng cụ đo lưu lượng:
3.2 Thí nghiệm so sánh
3.2.1 Chế độ công nghệ.
Khi gia công sử dụng hai phương pháp tưới tràn và gia công có bôi trơn tối
thiểu. Phay lăn răng đĩa xích T12.7; d7.77
Vận tốc cắt: V = 25,13 vòng/phút (n=100 vòng/phút)
Lượng chạy dao: S = 1.5 mm/vòng
Chiều sâu cắt: t = 6,35 mm.
Gia công có bôi trơn tối thiểu sử dụng dung dịch bôi trơn là Simly. Áp suất
khí P = 8 KG/cm
2
, lưu lượng 02 vòi 30 ml/giờ. Vòi phun được bố trí phun vào mặt
sau của dao và rãnh thoát phoi (hình 17).
10
Gia công tưới tràn sử dụng dầu công nghiệp 32. Lưu lượng 10 lít/phút.
3.2.2 Tiến trình thí nghiệm.
Tiến trình gia công được tiến hành theo 2 phương pháp tưới tràn và bôi trơn
làm nguội tối thiểu, gia công liên tục với chiều dài cắt L=696 mm, cắt dao lấy mẫu
và cắt chi tiết gia công ở lượt cắt cuối cùng tiến chụm mòn dao, chụm bề mặt chi
tiết.
Các mẫu dao sau khi gia công sử dụng kính hiển vi điện tử TESCAN, có độ
phóng đại 1000.000 lần để tiến hành chụp mòn mặt trước, mặt sau của dao và bề
mặt chi tiết. Căn cứ vào các ảnh chụp thu được, đo được độ mòn của dao và tìm
hiểu cơ chế mòn. So sánh và phân tích kết quả.
3.2.3 Kết quả và thảo luận
- Mòn mặt trước dụng cụ.
Hình 28. Mòn mặt trước - MQL Hình 29. Mòn mặt trước - Tưới tràn
Nhận xét: Từ ảnh chụp mặt trước của dao cho thấy, mòn xẩy ra trên mặt
trước của dụng cụ đối với cả hai phương pháp tưới tràn và bôi trơn-làm nguội tối
thiểu tối thiểu. Hai cơ chế mòn chính xảy ra đó là nứt, vỡ và bong ra của các mảnh
phủ TiN và mòn vật liệu nền (mòn do dính và do hạt mài).
Trong giai đoạn thứ nhất: Dưới tác dụng của ứng suất pháp và tiếp cùng nhiệt
độ cao dưới lớp phủ, nền bị biến dạng dẻo làm cho lớp phủ bị nứt, gãy bộ phận sau
đó bị cuốn đi cùng với dòng phoi làm cho nền bị lộ ra. Ma sát và nhiệt độ của vùng
này tiếp tục tăng lên. Vùng mòn mặt trước xuất hiện. Nền của lớp phủ gần vùng
mòn tiếp tục bị mềm đi làm cho lớp phủ tiếp tục bị nứt gãy và cuốn đi theo phoi.
Vùng mòn lớp phủ mặt trước phát triển rộng dần.
Trong giai đoạn thứ hai: vật liệu hàn tách ra từ bề mặt dụng cụ, kéo theo các
thành phần vật liệu có trong dụng cụ. Sau một thời gian nhất định miệng mòn mặt
trước hình thành có chiều sâu ngày càng tăng và có xu hướng mở rộng, lan rộng dần
về phía lưỡi cắt, làm lưỡi cắt yếu dần, dẫn đến vỡ và sứt mẻ lưỡi cắt.
11
Qua hình ảnh chụp mòn mặt trước cho thấy chiều rộng của vùng mòn đối với
phương pháp tưới tràn và bôi trơn-làm nguội tối thiểu là khác nhau. Khi gia công
bôi trơn làm nguội tối thiểu chiều rộng và chiều sâu vết mòn nhỏ hơn, điều này có
thể giải thích là do khi bôi trơn làm nguội tối thiểu, dung dịch bôi trơn được phun
trực tiếp vào vùng cắt làm giảm ma sát giữa mặt trước của dao với phoi làm cho
phoi trượt dễ dàng hơn trên mặt trước, dung dịch trơn nguội tạo ra màng dầu ngăn
cách sự tiếp xúc trực tiếp của phoi lên mặt trước làm giảm giảm áp lực của phoi tác
động lên mặt trước, hơn nữa nhờ vào áp lực khí nén do voi phun thứ 3 tạo ra thổi
bay phoi, ngay sau khi răng dao ra khỏi vùng cắt làm giảm thời gian tiếp xúc giữa
phoi với mặt trước, làm tăng khả năng thoát phoi, làm giảm thời gian tác động của
nhiệt cắt truyền sang dao đồng thời làm mát dao, do đó hạn chế tác động của nhiệt
cắt nhờ đó dao giữ được độ cứng khả năng chịu mòn của dao tăng, điều này thấy rõ
ở hình 30 lớp vật liệu phủ TiN vẫn còn tồn tại trên mặt trước gần sát lưỡi cắt. Điều
này chứng tỏ khi gia công với MQL chiều rộng vết mòn có xu hướng tăng chậm và
tạo ra khả năng bảo vệ lưỡi cắt cao hơn.
Hình 30. Mòn mặt trươc khu vực 3-MQL Hình 31. Mòn mặt trước khu vực 3-Tưới tràn
12
Hình 32. Mòn mặt trươc khu vực 4-MQL Hình 33. Mòn mặt trước khu vực 4-Tưới tràn
Hình 34. Mòn mặt trươc khu vực 1-MQL Hình 35. Mòn mặt trước khu vực 1-Tưới tràn
Trên hình 33, 35, cho thấy khi cắt sử dụng phương pháp tưới tràn, do dung
dịch trơn nguội không có khả năng xâm nhập sâu trong vùng cắt. Do đó làm tăng
chiều rộng và chiều sâu của vết mòn. Mòn phát triển nhanh về phía lưỡi cắt vì vậy
lưỡi cắt chịu tác động của nhiệt cắt lớn và ma sát do các hạt cứng với lưỡi cắt lớn
hơn gây biến dạng lưỡi cắt và suất hiện nhiều vết sứt, mẻ dăm dọc theo biên dạng
giảm độ chính xác biên dạng lưỡi cắt. Mặt khác trên hình 35 cho thấy một vùng vật
liệu nền dụng cụ thép gió bị lột bong tạo ra những hố mòn trên mặt trước dụng cụ
và chứng tỏ có sự tiếp xúc trực tiếp nền kim loại-kim loại xảy ra hiện tượng dính
của vật liệu dụng cụ lên phoi và bị phoi cuốn đi. Điều này phù hợp những lý giải
của Trent [1] cho rằng vật liệu dụng cụ thép gió bị biến dạng dẻo mạnh dưới tác
dụng của ứng suất tiếp trên vùng mòn mặt trước trong khoảng nhiệt độ tới 900
0
C.
Khi mặt dưới của phoi dính chặt vào mặt trước thì ứng suất tiếp cần thiết tạo ra sự
13
trượt của các lớp phoi bị biến cứng cũng đủ để gây ra sự trượt trong các lớp vật liệu
dụng cụ trong vùng mòn gây ra mòn do dính. Và cũng cho rằng độ cứng của mặt
dao đóng vai trò rất quan trọng trong cơ chế mòn do dính. Khi tăng tỷ số độ cứng
giữa vật liệu dụng cụ và vật liệu gia công hiện tượng mòn này giảm đi. Vì vậy do
khả năng làm mát dụng cụ của phương pháp MQL tốt hơn nên trên mặt trước không
có sự suất hiện của dạng mòn này.
Trên hình 28, 29 cũng cho thấy sự khác nhau giữa hai phương pháp đó là đối
với tưới tràn chiều rộng vết mòn theo mặt trước tại khu vực 2,3,4 gần đỉnh răng lớn
hơn so với khu vực 2,3,4 khi gia công với MQL, còn khu vực 1 chiều rộng vết mòn
mặt trước với MQL lớn hơn. Điều này có thể giải thích chính là do sự hạn chế của
kết cấu vòi phun và hướng vòi phun chưa tạo ra giải phun sương mù dầu bôi trơn áp
lực cao bao trùm trên toàn bộ lưỡi cắt lớn, lượng dầu sương mù chủ yếu tập trung
cao ở trung tâm của vòi hướng vào trung tâm của răng, còn khu vực 1 giải sương
mù dầu bôi trơn chiếm chỗ thấp hơn nên khả năng xâm nhập dầu tại vùng này hạn
chế hơn. Cơ chế mòn chủ yếu là sự nứt và bong ra của lớp phủ TiN và mòn do hạt
mài. Tuy nhiên, do khả năng làm mát tốt của phương pháp mà độ cứng của dao luôn
được duy trì, không quan sát thấy hiện tượng lưỡi cắt bị biến dạng do nhiệt và sứt
mẻ như khi dùng phương pháp tưới tràn.
+ Mòn mặt sau:
Từ hình chụp cũng quan sát thấy cơ chế mòn mặt sau của cả hai phương pháp
tưới tràn và bôi trơn làm nguội tối thiểu đều xảy ra đó là nứt, vỡ và bong ra của các
mảnh phủ TiN và mòn vật liệu nền.
14
Hình 36. Mòn mặt sau-MQL Hình 37. Mòn mặt sau-Tưới tràn
Hình 38. Mòn mặt mau khu vực 4-MQL Hình 39. Mòn mặt sau khu vực 4-Tưới tràn
Nhận xét: Quan sát và đo mòn tại khu vực 3,4 trên răng dao hình 36, 37, 38,
39. cho thấy bề rộng của vết mòn theo mặt sau khi gia công có bôi trơn tối thiểu bé
hơn so với khi gia công tưới tràn. Do cách bố trí 2 đầu phun trực tiếp vào mặt sau
của dao đã làm giảm đáng kể ma sát giữa mặt sau của dao với bề mặt chi tiết gia
công. Có thể chứng tỏ rằng MQL đã tạo được màng dầu bôi trơn, hình thành tạo lớp
màng mỏng dầu bôi trơn ngăn cách sự tiếp xúc trực tiếp giữa mặt sau của dao với bề
chi tiết gia công do đó làm giảm mòn của dụng cụ. Mặt khác do khả năng làm mát
dụng cụ tốt được tạo ra từ dòng khí nén áp lực cao phá vỡ được bọc nhiệt sinh ra
15
trong vùng ma sát giúp cho quá trình thoát nhiệt nhanh, giảm thời gian truyền nhiệt
sang dụng cụ do đó làm tăng tỷ số độ cứng VLDC và VLGC, đây là yếu tố quan
trọng giảm mòn do dính và do hạt mài.
Đối với phương pháp tưới tràn mòn mặt sau diễn ra mạnh hơn là do sự
xâm nhập của dầu bôi trơn vào trong vùng cắt hạn chế, có sự cọ
xát trực tiếp giữa hai bề mặt tiếp xúc mặt sau của dụng cụ và bề
mặt chi tiết, mòn do cào xước của các hạt cứng như những hạt
carbide hoặc carbide thiên tích, hoặc khi có các mảnh vỡ từ phôi
hoặc dụng cụ ở bề mặt tiếp xúc, hoặc do các hạt cứng ở dụng cụ
rơi ra. Khi nhiệt sinh ra do ma sát giữa hai bề mặt tăng cao làm lớp
bề mặt bị yếu đi và các hạt mài này có thể cắm sâu hơn ở vùng
tiếp xúc và tăng tốc độ mòn. Dạng mòn này tạo lên những rãnh gờ
trên mặt sau dọc theo hướng trượt của dụng cụ với bề mặt vừa gia
công.
Qua hình ảnh SEM cho thấy đối với cả hai phương pháp, phương pháp bôi
trơn làm nguội tối thiểu do tạo ra được dòng dầu sương phù nhỏ mịn nhờ truyền dẫn
bởi dòng khí nén áp lực cao có thể đưa trực tiếp dầu bôi trơn vào trong vùng cắt, tạo
được màng dầu bôi trơn ngăn cách sự tác động trực tiếp áp lực lên mặt trước giảm
mòn do dính và đồng thời tạo màng dầu bôi trơn giảm ma sát mặt sau với bề mặt chi
tiết gia công đồng thời do khả năng phá vỡ bọc nhiệt của dòng khí nén áp lực cao,
làm quá trình thoát nhiệt nhanh. Do đó làm chậm tốc độ mòn theo mặt trước và mặt
sau dẫn đến lưỡi cắt được duy trì và ổn định lâu hơn là nguyên nhân tăng tuổi bền
của dụng cụ.
Còn đối với phương pháp bôi trơn kiểu tưới tràn khả năng do khả năng xâm
nhập của dầu bôi trơn trong vùng cắt hạn chế và khả năng làm mát kém nên mòn
hình thành trên mặt trước và mặt sau có xu hướng mở rộng, lan rộng dần về phía
lưỡi cắt, lưỡi cắt chịu tác động của nhiệt độ cao hơn, làm lưỡi cắt yếu dần, dẫn đến
vỡ và sứt mẻ lưỡi cắt. Làm lưỡi cắt trở lên không phù hợp để bóc tách vật liệu, tạo
ra nhiều vết xước rộng và sâu trên bề mặt chi tiết sau gia công hình 40, hình 41
16
Hình 40. Bề mặt CTGC lượt cắt cuối-MQL Hình 41. Bề mặt CTGC lượt cắt cuối-Tưới tràn
3.2.4 Kết luận
- Kết quả so sánh hai phương pháp qua việc nghiên cứu về cơ chế mòn cho
thấy đối với cả hai phương pháp gia công tưới tràn và bôi trơn làm nguội tối thiểu,
thì mòn xảy ra cả ở mặt trước và mặt sau của dụng cụ cắt. Cơ chế mòn chủ yếu là
nứt, vỡ và bong ra của các mảnh phủ TiN và mòn vật liệu nền (mòn do dính và mòn
do hạt mài). Tuy nhiên, với công nghệ MQL cho phép tạo sương mù dầu bôi trơn,
nhờ dòng khí nén có áp lực cao có thể xâm nhập vào vùng tiếp xúc giữa mặt trước
của dụng cụ và phoi làm giảm ma sát giữa phoi và mặt trước, đồng thời làm giảm
ma sát giữa mặt sau dụng cụ cắt với bề mặt chi tiết gia công làm giảm đánh kể
lượng mòn mặt sau so với tưới tràn.
- Các kết quả chụm bề mặt chi tiết cũng đã cho thấy hiệu quả rõ rệt của
phương pháp phay lăn răng có bôi trơn tối thiểu so với phương pháp tràn.
- Nghiên cứu này cho thấy khả năng bôi trơn của dầu thực vật Việt Nam là
khả thi khi sử dụng làm dung dịch bôi trơn cho phương pháp bôi trơn tối thiểu cho
phay lăn răng cụ thể là phay lăn răng đĩa xích T12,7. Loại dầu ăn này hoàn toàn
không độc hại, không ảnh hưởng đến sức khoẻ người lao động và rất thân thiện với
môi trường.
3.3 Nghiên cứu ảnh hưởng của áp suất dòng khí nén đến mòn dao và tuổi bền
dao phay lăn răng.
3.3.1 Thí nghiệm bề mặt chỉ tiêu
17
3.3.2 Xây dựng kế hoạch thí nghiệm
3.3.2.1 Thí nghiệm dạng 2
k
3.3.2.2 Thiết kế thí nghiệm hỗn hợp tâm xoay (Central CompositeDesign-CCD)
3.3.2.4 Quá trình thí nghiệm
Gọi x
1
, x
2
, x
3
lần lượt là các biến tương đương với các thông số: vận tốc cắt
V (m/phút), lượng chạy dao S (mm/vòng), áp suất dòng khí nén P (KG/cm
2
). chiều
sâu cắt t=6.35, lưu lượng 30ml/giờ, chiều dài gia công L=522mm, sử dụng hai vòi
phun dầu số 01 và 02 hướng tiếp tuyến với vòng ren đỉnh răng dao và một vòi phun
khí số 03 dọc theo rãnh thoát phoi như hình 20. Trên cơ sở các điều kiện biên, kết
quả các thí nghiệm sơ bộ trước đó.
Việc thiết lập thí nghiệm này nhằm tìm ra quan hệ giữa lượng mòn với các
thông số chế độ cắt và áp suất. Đưa ra chỉ dẫn cụ thể khi phay lăn răng đĩa xích sử
dụng công nghệ bôi trơn làm nguội tối thiểu.
Do hạn chế của máy đo TESCSAN, nên việc đo mòn dao phay qua nhiều lần
thí nghiệm trên máy này rất tốn kém. Do vậy trong các thí nghiệm này tác giả sử
dụng phương pháp đo trên máy CMM:
Chiều rộng vết mòn mặt sau của dao ảnh hưởng lớn đến số lần mài lại dao và
ảnh hưởng trực tiếp đến độ chính xác biên dạng lưỡi cắt. Trong nghiên cứu này tác
giả sử dụng tiêu chuẩn đánh giá mòn theo mặt sau xác định giới hạn mòn.
Phương pháp đo: Scan diện tích vết mòn mặt sau dọc theo lưỡi cắt, sử dụng
đầu đo đường kính 1mm, bước dịch chuyển chạm 0.005mm. Tìm điểm gẫy xác định
chiều rộng vết mòn theo phương vuông góc tiếp tuyến mặt hớt lưng như hình 26.
Kết quả đo được tính toán lấy giá trị trung bình như trong bảng 4.
Các số liệu thí nghiệm mức các biến và mã hóa chỉ ra ở bảng 3.
Bảng 3. Các mức thí nghiệm và bảng mã hóa các biến số độc lập
Mức
Thấp nhất Thấp Trung bình Cao Cao nhất
Mã hóa -1.414 -1 0 +1 +1.414
V (m/phút) 17.76 20.1 25.13 31.41 33.75
S (mm/vòng) 1.04 1.18 1.52 1.85 1.99
P (KG/cm
2
) 5.17 6 8 10 10.8
Sử dụng phần mềm Design-Expert 8.0 thiết lập bảng ma trận thí nghiệm như
bảng 4.
Bảng 4. Ma trận thí nghiệm và kết quả đo mòn theo mặt sau
18
TT x
1
x
2
x
3
V m/ph S mm/vòng P
KG/cm
2
Lượng mòn h
s
(mm)
1 1 1 1 31.41 1.85 10 0.37
2 -1 1 1 20.1 1.85 10 0.27
3 1 -1 1 31.41 1.18 10 0.35
4 -1 -1 1 20.1 1.18 10 0.23
5 1 1 -1 31.41 1.85 6 0.45
6 -1 1 -1 20.1 1.85 6 0.32
7 1 -1 -1 31.41 1.18 6 0.41
8 -1 -1 -1 20.1 1.18 6 0.26
9 0 0 0 25.13 1.52 8 0.23
10 0 0 0 25.13 1.52 8 0.24
11 0 0 0 25.13 1.52 8 0.24
12 0 0 0 25.13 1.52 8 0.25
13
+α
0 0 33.75 1.52 8 0.43
14
-α
0 0 17.76 1.52 8 0.21
15 0
+α
0 25.13 1.99 8 0.28
16 0
-α
0 25.13 1.04 8 0.17
17 0 0
+α
25.13 1.52 10.8 0.32
18 0 0
-α
25.13 1.52 5.17 0.35
3.3.2.5 Kết quả và thảo luận
Việc sử lý số liệu và phân tích số liệu thực nghiệm sử dụng phần mềm
Design Expert 8.0
Từ các kết quả nghiên cứu quy hoạch thực nghiệm phay bánh xích sử dụng
công nghệ MQL hàm hồi quy của đại lượng mòn theo mặt sau h
s
quan hệ với các
thông số V, S, P, như sau:
h
s
=1.19704 - 0.048542*V + 0.31867*S - 0.18588*P - 2.63932E-003*V*S-
6.63130E-004*V*P - 7.46269E-003*S*P + 1.35505E - 003*V
2
- 0.037128*S
2
+
0.012708*P
2
Kết quả của chương trình hồi quy cho thấy hàm hồi quy trên là phù hợp với
mô hình nghiên cứu. Để đánh giá mức độ tin cậy của mô hình sử dụng phương pháp
ANOVA như bảng 4, 5:
Bảng 4. Kết quả phân tích bởi ANOVA Bảng 5. Kết quả tối ưu chỉ ra bởi phần mềm Design-expert 8.0
19
Kiểm tra các giá trị của p-value ứng với các hệ số của phương trình hồi quy,
các biến tương ứng A, B, C, A
2
và C
2
nhỏ hơn so với giá trị α thông thường (0.05).
Điều này chứng tỏ quan hệ được dự đoán cho các thông số này là rất có cơ sở thống
kê. Nói cách khác, các ảnh hưởng chính và các ảnh hưởng tương tác đều đáng kể.
Các giá trị hệ số quyết định R-Squared và Adj R-Squared lần lượt là 97,46%
và 94,61% chứng tỏ mô hình hồi quy tìm được rất khớp với dữ liệu đo.
Khảo sát bằng chương trình tối ưu có giá trị của các thông số V, S, P, để đạt
được mục tiêu lượng mòn nhỏ nhất, kết quả chỉ ra do phần mềm bảng 6:
h
s
=0.178mm; tại V=21,07 (m/phút); S=1,18 (mm/vòng); P=8.21 (KG/cm
2
).
Nhằm đạt được mục tiêu của quá trình gia công bánh xích sử dụng MQL cần
có sự lựa chọn khoảng giá trị các thông số khảo sát hợp lý. Sử dụng chương trình
hồi quy và tối ưu hoá trên sẽ xác định được giá trị các thông số tối ưu.
Tuy nhiên, trong thực tế bộ thông số tối ưu của V, S, P, trên không phải lúc
nào cũng có thể sử dụng đồng thời. Để mở rộng khả năng tối ưu và ứng dụng của
các kết quả nghiên cứu sử dụng đồ thị để khảo sát các miền tối ưu của các thông số
V, S, P tại các giá trị tối ưu. Các miền tối ưu cho phép khả năng lựa chọn các thông
số gia công phù hợp cho các máy có khả năng điều chỉnh có cấp hay vô cấp đối với
các thông số.
Khảo sát bằng đồ thị hàm hồi quy tại từng giá trị tối ưu cho phép xác định
được các miền tối ưu khi phay lăn răng đĩa xích.
20
Như vậy miền tối ưu của các thông số để qúa trình phay đạt độ mòn theo mặt
sau nhỏ ứng với trong đường mức hs=0,25mm (hình 44); hs=0,2mm (hình 45);
hs=0,22mm (hình 46).
Hình 44. Quan hệ giữa lượng mòn h
s
với V, P (S=1,18 tối ưu)
Hình 45. Quan hệ giữa lượng mòn h
s
với V, S (P=8.21 tối ưu)
Hình 46. Quan hệ giữa lượng mòn h
s
với P, S (V=21.07 tối ưu)
Nhận xét:
21
- Sự dụng mô hình hàm hồi quy bậc 2 đầy đủ để khảo sát mục tiêu của quá
trình phay là rất phù hợp với các khoảng giá trị thông số hẹp, nó đảm bảo tính
khách quan và trung thực.
- Nghiên cứu phương trình hồi quy ta thấy:
+ Lượng chạy dao và vận tốc cắt có ảnh hưởng lớn đến mòn theo mặt điều
điều này hoàn toàn phù hợp với lý thuyết.
+ Áp suất dòng khí nén có ảnh hưởng quan trọng đến lượng mài mòn.
- Khi cắt ở vùng áp suất thấp lượng mòn tăng, nguyên nhân do chiều dài lưỡi
cắt của tham gia cắt của dao lớn quá trình biến dạng, ma sát và sinh nhiệt lớn trong
vùng cắt. Áp suất dòng khí nén nhỏ nên khả năng phá vỡ bọc nhiệt trong vùng cắt
hạn chế, khả năng làm nguội giảm. Bên cạnh đó việc đưa dầu xâm nhập vào bôi
trơn làm mát dụng cụ khó khăn. Mặt khác áp lực chưa đủ mạnh để tạo ra sự thoát
phoi tốt, hiện tượng này thấy rõ khi gia công có rất nhiều mạt phoi còn dính bám
trên dụng cụ và cuốn theo dụng cụ vào vùng gia công và các mạt phoi này chính là
nguyên nhân làm tăng lượng mòn dụng cụ và cào xước bề mặt chi tiết gia công.
- Khi gia công với áp suất dòng khí nén cao khả năng tản nhiệt tốt và thoát
phoi dễ dàng hơn hiệu quả làm mát tốt hơn. Tuy nhiên với áp lực tưới cao làm cho
các hạt bụi dầu bôi trơn va đập với bề mặt dao làm giảm khả năng bám dính của dầu
lên bề mặt dao đồng thời đẩy các hạt sương mù ra khỏi vùng cắt do đó làm giảm
hiệu quả của quá trình bôi trơn. Dẫn đến xu hướng làm tăng lượng mòn dụng cụ.
KẾT LUẬN CHUNG
22
1. Kết luận chung
- Tác giả đã giới hạn được vấn đề nghiên cứu và lựa chọn được phương pháp
nghiên cứu phù hợp với điều kiện cụ thể.
- Đã tìm hiểu được một số lý thuyết cơ bản về bôi trơn làm nguội trong cắt
gọt, đặc biệt là bôi trơn tối thiểu trong quá trình phay lăn răng.
- Đã xây dựng được hệ thống thí nghiệm đáp ứng được yêu cầu nghiên cứu.
- Qua nghiên cứu này tác giả đã chứng minh được ưu điểm của phương pháp
bôi trơn tối thiểu so với gia công tưới tràn khi áp dụng vào quá trình phay lăn răng
đĩa xích qua các chỉ số về mòn dao và cơ chế mòn.
-Qua kết quả nghiên cứu thực nghiệm về mòn có thể xác định rằng khả năng
xâm của dầu bôi trơn nhờ dòng khí áp lực cao vào vùng cắt là rất cao. Đó chính là
nguyên nhân làm giảm nhiệt cắt sinh ra trong vùng cắt, giảm tác động của nhiệt cắt
lên lưỡi cắt làm lưỡi cắt duy trì được độ bền biên dạng lâu hơn và chi tiết gia công
có độ chính xác hình học cao hơn.
- Đã xây dựng được hàm hồi quy thể hiện mỗi quan hệ giữa lượng mòn với
các thống số vận tốc độ cắt, lượng chạy dao và áp suất tưới. Tìm được áp suất tưới
hợp lý cho quá trình phay lăn răng đĩa xích T12,7.
- Đã chứng minh được khả năng bôi trơn của dầu thực vật sẵn có ở Việt Nam.
Với lưu lượng sử dụng trong quá trình bôi trơn là rất ít, loại dầu thực vật này vừa có
tác dụng bôi trơn tốt, vừa không độc hại, thân thiện với môi trường lại sẵn có và rẻ
tiền.
2. Định hướng nghiên cứu tiếp theo
- Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện và cải tiến công nghệ như thiết kế hệ thống
phun và vòi phun phù hợp với phương pháp phay lăn răng, tối ưu lưu lượng tưới, áp
lực tưới phù hợp với nhiều dạng bước xích khác nhau;
- Nghiên cứu xác định trường phân bố nhiệt cắt trên biên dạng lưỡi cắt và
mòn biên dạng lưỡi cắt đối với dao phay lăn răng khi phay bánh răng sử dụng
MQL; với khả năng bôi trơn-làm mát tốt của phương pháp mở ra triển vọng nâng
cao được độ chính biên dạng bánh răng gia công.
23
- Nghiên cứu phát hiện các loại dung dịch trơn nguội có nguồn gốc sinh học,
phát triển và ứng dụng dung dịch trơn nguội ít ô nhiễm, ứng dụng các loại dầu đa
chức năng và các loại dầu thực vật khác thích ứng trong phay lăn răng.
3. Áp dụng vào thực tiễn sản xuất
Với kết quả đạt được trong nghiên cứu, tác giả đã cho thấy việc ứng dụng
công nghệ bôi trơn làm nguội tối thiểu vào trong phay lăn răng và cụ thể là phay lăn
răng bánh xích có bước xích T12,7 vào trong thực tiễn sản xuất là hoàn toàn có khả
thi.
Đề tài nghiên cứu thực hiện tại Công ty TNHH cơ khí Thuận Phát, được công
ty đánh giá rất cao. Do đem lại hiệu quả kỹ thuật-kinh tế và môi trường rất lớn. Hai
trong tổng số 8 máy phay lăn răng gia công đĩa xích áp dụng công nghệ bôi trơn
làm nguội tối thiểu được công ty áp dụng và nghiệm thu.
24
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]- Trent E. M and Wright P.K. (2000), Metal Cutting, Butterworth-Heinemann, USA.
[2]- Trent E. M. (1983), ‘’The Tribology of Metal Cutting’’, industrial Tribology, Elsevier,
Amsterdam-Oxford-New York.
[3]- Domnita Fratila; Evaluation of near-dry machining effects on gear milling process efficiency,
Journal of Cleaner Production 17 (2009) 839–845
[4]- Steven Y. Liang, Professor; Minimum Quantity Lubrication in Finish Hard Turning, Georgia
Institute of Technology Atlanta, GA 30332-0405
[5]- Uwe Heisel; Marcel Lutz (Stuttgart), Dieter Spath; Robert Wassmer; Ulrich Walter
(Karlsmhe); Application of Minimum Quantity Cooling Lubrication Technology in Cutting
Processes, Universities of Stuttgart and Karlsruhe, Institute for Machine Tools I Institute for
Machine Tools and Production Science.
[6]- A Iqbal, N U Dar, N He, I Khan, and L Li; Optimizing cutting parameters in minimum
quantity of lubrication milling of hardened cold work tool steel, DOI: 10.1243/09544054JEM1231
[7]- M. M. Rahman, M. M. A. Khan, N. R Dhar; An Experimental Investigation into the Effect of
Minimum Quality Lubricant on Cutting Temperature for Machinability of AISI 9310 Steel Alloy,
European Journal of ScientiGc Research ISSN 1450-216X Vol.29 No.4 (2009),
pp. 502-508
[8]- N. R. Dhar; Effect of Minimum Quantity Lubrication (MQL) on Tool Wear, Surface
Roughness and Dimensional Deviation in Turning AISI-4340 Steel, Industrial & Production
Engineering Department, Bangladesh University of Engineering & Technology (BUET), Dhaka,
Bangladesh
[9]- N. R. Dhar and M. W. Islam; The influence of minimum quantity of lubrication (mql) by
vegetable oil-based cutting fluid on machinability of steel, Proceedings of the International
Conference on Mechanical Engineering 2005 (ICME2005) 28- 30 December 2005, Dhaka,
Bangladesh.
[10]-25. Doyle E. D and Samuels L.E. (1976), ‘’Metal Cutting from a Materials’’ View Hartnolls-
Bodmin, Greet Britain.
[11]-26. Doyle. E. D and Horne J.G. (1980), ‘’Adhesion in Metal Cutting; Anomalies Associated
With Oxygen’’, Wear, Vol 60, pp. 383-391.
[12]-27. Doyle E.D. (1974), ‘’ Effect of Different Heat Treatment on the Wear of High Speed Steel
Cutting Tools’’, Wear, Vol 27, pp.295-301.
[13]- Rezhicob A. N. (1969), Heat Generation in Metal Cutting, Moscow.
[14]- ThS. Phạm Quang Đồng; Nghiên cứu ảnh hưởng của công nghệ bôi trơn - làm nguội tối thiểu
đến độ nhám bề mặt khi phay rãnh then, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học kỹ thuật công nghiệp
Thái Nguyên - 2007
[15]- ThS. Lê Công Chính; Ứng dụng công nghệ bôi trơn tối thiểu cho nguyên công khoan, Luận
văn thạc sỹ, Trường Đại học kỹ thuật công nghiệp Thái Nguyên – 2007.
[16]- TS. Trần Minh Đức; ThS. Hoàng Xuân Tứ; Ảnh hưởng của bôi trơn tối thiếu
(MQL) đến mòn dụng cụ cắt và nhám bề mặt khi tiện tinh thép 9CrSi (9XC) qua
tôi, Tạp chí khoa học Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp, tháng 10 năm
2009.
[17]- TS. Trần Minh Đức, Nghiên cứu ứng dụng công nghệ bôi trơn-làm nguội tối thiểu trong gia
công cắt gọt, Khoa cơ khí, trường ĐHKT Công nghiệp, Thái Nguyên.
[18]- Bayer R. G. (1994), Mechanical Wear Prediction and Prevention, Marcel Dekker, Inc, New
York.
25