Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

tình hình sản xuất và xuất khẩu cà phê ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.92 KB, 29 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Cây cà phê đến với Việt Nam theo con đường của các nhà truyền đạo
công giáo, được trồng đầu tiên ở hai tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị, sau đó
lan sang các tỉnh khác. Trải qua hơn 100 năm thăng trầm, đến nay cây cà phê
đã có mặt gần như khắp các vùng của đất nước, và trở thành một ngành sản
xuất quang trọng trong nền kinh tế quốc dân. Là một trong mười mặt hàng
xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Cà phê của Việt Nam đã đi ra thế giới và
được khách hàng khắp thế giới ưa chuộng vì hương vị thơm ngon đặc trưng
và khả năng cung cấp tiềm tàng.
Việt Nam là nước có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc trồng và
phát triển cây cà phê, và cà phê cũng mang lại cho Việt Nam hàng năm hàng
triệu USD, là một mặt hàng đem lại ngoại lượng ngoại tệ lớn nhất nước ta.
Theo thống kê, Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê thứ ba thế giới và là
nước xuất khẩu cà phê vối lớn nhất thế giới.
Trong khuôn khổ bài đề án môn học này, với những tài liệu tham khảo
có trong tay em xin trình bày vài nét sơ lược về tình hình sản xuất và xuất
khẩu cà phê ở Việt Nam, đồng thời nêu lên những tồn tại đang còn vướng
mắc trong việc sản xuất và xuất khẩu cà phê ở Việt Nam và phương hướng
của ngành cà phê Việt Nam đến năm 2010 cùng với những giải pháp giúp
cho ngành cà phê có thể đạt được những mục tiêu đề ra cho đén năm 2010.
1
CHƯƠNG I
VAI TRÒ VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA SẢN XUẤT
VÀ XUẤT KHẨU CỦA CÀ PHÊ
I.Vai trò và tầm quan trọng cây cà phê đối với Việt Nam
Cây cà phê đã được đưa vào Việt Nam hơn 100 năm và được trồng
đại trà từ năm 1988. Do điều kiện khí hậu và đất đai thích hợp nên cây được
phát triển trên qui mô rộng và cho chất lượng tốt nên không kém sản phẩm
của những nước sản xuất và xuất khẩu cà phê lớn trên thế giới.
Cà phê là một trong các loại hàng hóa có tính thương mại cao nhất
trên thế giới. Thu nhập từ cà phê là nguồn thu quan trọng ở các nước sản


xuất cà phê. ở Việt Nam, cà phê là một mặt hàng xuất khẩu quan trọng, là
mét mười mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đứng thứ 7 trong 10
ngành hàng xuất khẩu hàng đầu và đứng thứ 2 trong 7 hàng nông sản xuất
khẩu chủ yếu.
Cà phê là thức uống được nhiều người Việt Nam ưa thích, nhưng do
Việt Nam là nước co truyền thống uống trà từ lâu đời, và do mức sống của
dân Việt Nam còn thấp nên lượng cà phê được tiêu thụ trong nước còn thấp,
còn phần lớn cà phê được sản xuất ra ta dành cho xuất khẩu. Tiêu thụ nội địa
chỉ đạt 6000 tấn/năm, chiếm từ 1,5 –2% tổng sản lượng. Với đà phát triển
như hiện nay, mức sống của người dân Việt Nam sẽ được cải thiện và nhu
cầu uống cà phê sẽ tăng lên. Nghĩa là mức tiêu thụ nội địa của cà phê Việt
Nam sẽ tăng, ước tính đến năm 2010 tiêu thụ nội địa nước ta đạt từ 5-7%
tổng sản lượng bình quân trên người từ 0,1 – 0,2 kg/người/năm.
II.Vai trò và tầm quan trọng của cà phê Việt Nam đối với thế giới:
Trên thị trường thế giới, Việt Nam là nước có sản lượng cà phê xuất
2
khẩu tăng nhanh và ổn định liên tục trong suốt thập kỉ cuối của thế kỉ 20 và
đã trở thành một hiện tượng đặc biệt của thị trường cà phê thế giới. Đến nưm
2000, Việt Nam trở thành nước có sản lượng cà phê xuất khẩu đứng thứ 2
thế giới vượt qua Côlômbia. Sản lượng cà phê Việt Nam đang chiếm 13%
sản lượng cà phê của thg trong niên vụ 2000/2001 và có khuynh hướng giảm
xấp xỉ 10%. Phần lớn sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam là Robusta (cà phê
vối) và đang chiếm gần 1/4 sản lượng sản xuất của loại cà phê này
Bảng 1: Sản lượng cà phê thế giới
Cà phê\Vùng
Niên vô
97/98 98/99 99/00 00/01 01/02 02/03
Cà phê dịu Colombia
(ngàn bao)
13.498 12.512 11.82

1
12.20
2
12.263 12.242
Cà phê dịu khác
(ngàn bao)
27.965 27.395 31.726 28.70
2
27.672 28.029
Arabica tự nhiên
(ngàn bao)
23.436 35.024 30.17
8
30.71
7
27.190 39.625
Robusta(ngàn bao) 32.753 33.465 39.620 45.42
8
43.60
8
42.210
Việt Nam(ngàn bao) 6.933 7.433 10.92
0
15.216 12.08
4
10.250
%Việt Nam/tổng số 7,1% 6,9% 9,6% 13,0% 10,9% 8,4%
3
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ Ở VIỆT NAM

I.Tình hình sản xuất cà phê ở Việt Nam :
Sản xuất cà phê mới chỉ được chú ý phát triển từ hai mươi năm trở lại
đây. Việc trồng trọt cà phê theo thời gian cũng có nhiều biến đổi đáng kể.
Nếu như vào năm 1975 diện tích trồng cà phê ở Tây Nguyên và Đông Nam
Bộ chỉ đạt 8000 ha và ở miền bắc là 4000 ha thì từ năm 1985 đến năm 1990,
diện tích trồng cà phê đã tăng lên đáng kể tại Tây Nguyên và miền Đông
Nam Bé. Tuy nhiên diên tích tại miền bắc lại giảm mạnh. Vào thời điểm đó
toàn quốc mới chỉ có 14000 ha cà phê, chủ yếu là cà phê vối với sản lượng
là 0,4 tấn/ha. Sau hơn 20 năm, đến năm 1997, diện tích cà phê đã lên gần tới
con sè 254000 ha với năng suất trung bình đã lên tới 14- 15 tấn/ha, đạt tổng
sản lượng là 350.00 tấn . Và mới gần đây theo báo cáo của tổ chức cà phê
quốc tế (ICO) tháng 3.2004, tổng sản lượng cà phê niên vụ 2003/2004 sẽ đạt
101,38 triệu bao ( 60kg/bao) so với 119,44 triệu bao niên vụ 2002/2003.
Cà phê Việt Nam được phân bố rộng rãi từ bắc chí nam trên nhiều
tỉnh trung du, miền núi và cao nguyên. Trước kia, người ta trồng 3 loại cà
phê: cà phê chè (arabica), cà phê vối (robusta) và cà phê mít (Escelsa).
Nhưng đến nay, do cà phê mít có giá trị kinh tế thấp nên nó dần dần bị loại
bỏ chỉ còn lại 2 loại cà phê được trồng là cà phê chè và cà phê vối. Do có
yêu cầu và điều kiện sinh thái khác nhau nên hai loại cà phê này được trồng
ở những vùng khác nhau. Sự phân chia này cũng phù hợp với kết quả phân
vùng địa lí thổ nhưỡng của Việt Nam vì đất miền Bắc là đất không bazan
phù hợp với cây cà phê chè, đất miền Nam là đất đỏ latosol, phát triển trên
đá bazan thích hợp để phát triển cây cà phê vối.
4
Do được chú trọng đầu tư thâm canh nên cà phê Việt Nam có năng
suất và sản lượng cao. Liên tục trong nhiều năm năng suất tăng rõ rệt từ 600
– 700 kg/ha nay đạt bình quân 4,4 tấn nhân/ ha, cá biệt có nơi 4-4,5 tấn
nhân/ ha. World Bank đánh giá năm 1996 năng suất cà phê vối Robusta của
Việt Nam (4,48 tấn/ha) xếp thứ nhì thế giới, sau Costa Rica (4,6 tấn/ ha),
trên Thái Lan (0,99 tấn/ ha). Cùng với năng suất, diện tích và sản lượng cà

phê của Việt Nam cũng đang ở mức rất cao, có xu hướng tiếp tục tăng.
Bảng 2: Diện tích, năng suất và sản lượng của cà phê Việt Nam
Niên vô
Diện tích
trồng cà phê
(ha)
Diện tích
tăng so với
trước (ha)
Sản lượng cà
phê
Sản lượng tăng
so với niên vụ
trước
(tấn)
90-91 135500 82500
91-92 135500 0 131400 48900
92-93 143000 7500 145200 13800
93-94 148800 5800 179000 33800
94-95 164600 15800 212150 33150
95-96 186000 21400 235000 22550
96-97 254000 68000 362000 127000
97-98 296000 42000 400000 38000
98-99 350000 54000 420000 20000
99-00 420000 70000 600000 180000
00-01 561900 141900 802500 202500
01-02 565300 3400 840600 20100
02-03 531300 34000 668700 -171900
Qua bảng số liệu ta nhận thấy rằng diện tích cà phê của Việt Nam tăng
rất mạnh và còn tiếp tục tăng. Đây là kết quả từ chính sách khuyến khích

phát triển cà phê của chính phủ trong kinh tế hộ gia đình, tư nhân kết hợp
với đầu tư hỗ trợ của nhà nước qua các chương trình định canh, định cư, phủ
xanh đồi trọc, đất trồng. Bên cạnh mặt đáng mừng, diện tích tăng mạnh cũng
5
phản ánh một tình trạng đáng ngại đó là sự phát triển vượt tầm kiểm soát của
cà phê trông mới. Đây là một trở ngại trong việc công tác chỉ đạo kinh doanh
xuất khẩu.
Bảng 3: Cơ cấu hộ trồng cà phê phân theo quy mô diện tích trồng cà phê
ở các tỉnh trọng điểm năm 2001
Vùng
Số hộ
trồng
cà phê
Dưới
0,2 ha
0,2 đến
0,5 ha
0,5 đến
<1 ha
1 đến
<2 ha
2 đến
<3 ha
3 đến
<5 ha
5 đến
<10 ha
10 ha
trở lên
Đông Bắc 100 51,73 26,03 15,31 6,24 0,62 0,04 0,04

Tây Bắc 100 44,02 29,75 17,88 7,34 0,75 0,2 0,05
Bắc trung bé 100 39.39 21,69 20,99 14,95 2,42 0,46 0,1
DH miền
trung
100 9,9 19,20 24,86 34,16 8,09 3,29 0,41 0,08
Tây Nguyên 100 10,55 26,12 30,88 24,05 5,67 2,24 0,42 0,05
Đông Nam

100 6,43 25,11 31,16 26,66 7,14 2,83 0,61 0,06
(Nguồn: niên giám thống kê 2002)
Qua bảng số liệu trên cho ta thấy một điều là hầu hết các hộ trồng cà
phê ở Việt Nam tập trung ở diện tích nhá ( dưới 1 ha). Số hộ trồng cà phê có
diện tích trên 10 ha rất Ýt và cũng chỉ có 3 vùng duyên hải miền Trung, Tây
Nguyên, và Đông Nam Bộ, các hộ trồng cà phê ở 3 vùng còn lại chỉ sản xuất
cà phê với diện tích nhỏ hơn 10 ha. ở các vùng Đông Bắc, Tây Bắc và Bắc
Trung Bộ số hộ trồng cà phê có diện tích dưới 0,2 ha là lớn nhất, thậm chí ở
Đông Bắc số hộ trồng dưới 0,2 ha chiếm tới hơn một nửa (51,73%). Với
0,08% số hộ trồng cà phê trên 10 ha, duyên hải miền Trung là vùng có nhiều
hộ trồng trên 10 ha nhất nước ta. Còng qua số liệu cho thấy rằng, cà phê
không chỉ được mở rộng diện tích ở Tây Nguyên, Đông Nam Bé v.v là
những vùng chủ yếu trống cà phê Robusta, mà còn phát triển khá mạnh cà
6
phê Arabica ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Sơn La, Lai Châu, Yên Bái
Hà Giang, Tuyên Quang và một số tỉnh miền trung du như Nghệ An, Quảng
Trị v.v Việc năng suất cây cà phê tăng lên là nhờ những nguyên nhân sau:
- Khí hậu và thổ nhưỡng thuận lợi cho cây cà phê 70% diện tích trồng
cà phê Việt Nam được trồng trên đất đỏ bazan có độ phì nhiêu cao, trồng
đây, tơi xốp.
- Khí hậu Việt Nam có mùa khô khắc nghiệt, nhưng do giải quyết tưới
tiêu tốt nên biến được hạn chế thành thuận lợi.

- Cơ chế quản lí của ta đổi mới, chính sách giao quyền sử dụng ruộng
đất, vườn cây cho người lao động đã nâng cao ý thức làm chủ lên cao, nhờ
đó vườn cây được chăm sóc tốt, đầu tư thâm canh tăng cao, đất đai được sử
dụng triệt để. Trong thời kì kinh tế tập trung bao cấp, việc sản xuất cà phê
chủ yếu được tập trung tại doanh nghiệp quốc doanh và các hợp tác xã nông
nghiệp. Tuy nhiên, như kinh nghiệm của nhiêu nước cho thấy, phương thức
tốt nhất để phát triển nghành nông nghiệp nói chung và cà phê nói riêng là
giao đất cho các hộ gia đình và tư nhân. Chính bởi vậy tới đầu những năm
những năm 1990, những chính sách kinh tế mới đã được áp dụng. Các hộ
nông dân được giao đất và tự quản công viêc trồng trọt kinh doanh của mình.
Chính sách mới này rõ ràng đã tạo cho ngành cà phê, diện tích trồng cà phê
không ngừng tăng lên qua các năm, năng suất cà phê được cải thiện rõ rệt do
có sự đầu tư hợp lý. Cho tới năm 1995, nhà nước chỉ trực tiếp quản lí gần
20% diện tích cà phê ở Việt Nam, phần hơn 80% còn lại do các hộ nông dân
quản lí. Sản lượng cà phê do các hộ tư nhân sản xuất đạt gần 80% tổng sản
lượng.
Bảng sau đây sẽ cho thấy được sự dịch chuyển trong cơ cấu ngành cà
phê của Việt Nam trong hai thập kỉ qua:
7
Bảng 4: Bảng đơn vị tính%
Năm
Diện tích trồng
(ha)
Diện tích thu
hoạch (ha)
Sản lượng (tấn)
1985 69 31 60 40 72 28
1990 49 51 41 59 51 49
1995 29 71 35 65 24 76
1999 25 75 32 68 23 77

(nguồn tài liệu: Báo cáo về cà phê tại hội nghị cà phê quốc tế tổ chức tại Việt
Nam tháng 11 năm 1999 của VINACAFE)
• Việc giao đất và quyền kinh doanh tù do cho các hộ nông dân đã
đem lại nhiều thành quả tốt đẹp, tuy nhiên việc phát triển cà phê không quy
hoạch đã mang lại không Ýt hậu quả nghiêm trọng. Sau năm 1994, diện tích
đất trồng cà phê tăng lên một cách nhanh chóng, làn sóng trồng cà phê đã
lan nhanh với tốc độ chóng mặt. Nhiều người, nhất là dân di cư tự do vào
chặt phá rừng để trồng cà phê và hàng chục ngàn ha rừng đầu nguồn đã bị
tàn phá. Và nguy hiểm hơn nũă là việc để có nước tưới tiêu cho cây nhiều
hộ nông dân đã đắp đất đá, ngăn chặn suối lại đã gây nên việc thiếu nước
trầm trọng cho các vùng dưới. Như vậy, ở đây ta thấy rằng đồng thời với
việc tăng nhanh diện tích trồng cà phê chúng ta còn cần có những kế hoạch
quy hoạch việc trồng cà phê và những biện pháp kĩ thuật cụ thể để giúp
những hộ nông dân trong việc trồng cà phê của mình.
• Mét trong những vấn đề cần được chú tâm nữa trong lĩnh vực cà phê
là việc chế biến cà phê. Cà phê Việt Nam được đánh giá là cà phê có hương
vị thơm ngon và độ dịu đặc biệt. Nhưng có một điều bất cập là cà phê Việt
Nam luôn luôn phải chịu nhiều thua thiệt trên thị trường thế giới và lÝ do
được nêu ra ở đây chính là do chất lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam
8
còn thấp, thua kém rất nhiều so với chất lượng cà phê của các nước xuất
khẩu khác.
• Tác động của thị trường cà phê thế giới đến sản xuất cà phê của Việt
Nam :
Cà phê là một mặt hàng xuất khẩu khẩu chủ lực của Việt Nam, sản
lượng cà phê dành cho xuất khẩu chiếm đến 95% sản lượng sản xuất ra. Cà
phê chịu ảnh hưởng rất lớn của cung và cầu trên thị trường thế giới.
Còng trong những năm qua, cà phê không chỉ được mở rộng diện tích
ở Tây Nguyên, Đông Nam Bé v.v là những vùng chủ yếu trống cà phê
Robusta, mà còn phát triển khá mạnh cà phê Arabica ở các tỉnh miền núi

phía Bắc như Sơn La, Lai Châu, Yên Bái Hà Giang, Tuyên Quang và một số
tỉnh miền trung du như Nghệ An, Quảng Trị v.v nhằm nâng cao tỷ trọng
xuất khẩu cà phê ngon, giá cao. Theo ông Bùi Đìng Trụ, trưởng ban dự án
phát triển cà phê chè của tổng công ty cà phê Việt Nam (VineCafe), đến cuối
năm 2002, tổng diện tích cà phê chè của cả nước vào khoảng hơn 2.5 vạn ha:
9
Bảng 5: Diện tích trồng cà phê chè ở các tỉnh phía Bắc
(Đơn vị: ha)
Cao Bằng 4000
Lạng sơn 6000
Hà Giang 5000
Yên Bái 10000
Phú Thọ 5000
Lai Châu 6000
Sơn La 10000
Tuyên Quang 6000
Hòa Bình 7000
Thanh Hóa 10000
Nghệ An 10000
Quảng Bình 4000
Quảng Trị 8000
Thừa Thiên - Huế 5000
Ngay từ những năm trước đây, các nhà quản lý về nông nghiệp và cà
phê Việt Nam đã quyết định là cần phải chuyển hướng sản xuất ngành cà
phê: nhanh chóng tăng diện tích và sản lượng cà phê chè, thông qua việc
chuyển đổi các vườn cà phê vối kém hiệu quả tại Tây Nguyên và đặc biệt là
trồng mới tại khu vực trung du, miền núi phía Bắc. Tuy nhiên trên thực tế,
kế hoạch phát triển cà phê chè của VICOFA ngay từ đầu đã gặp rất nhiều
khó khăn, vấp phải rất nhiều trở ngại: nông dân thiếu kinh nghiệm với loại
cây trồng mới nên chưa đạt được năng suất dự kiến, thâm chí nhiều diện tích

cà phê bị chết do sương muối, do không được chăm sóc đầy đủ về nước tưới,
phân bón … cà phê chè được trồng tràn lan tại cả những địa phương không
có điều kiện phù hợp để phát triển, cây cà phê sản xuất ra chưa có đầu mối
thu mua, chế biến hợp lí khiến cho người trông bị thiệt hại lớn…
II. Tình hình xuất khẩu của cà phê Việt Nam:
1. Tình hình xuất khẩu của cà phê Việt Nam:
10
Trong những năm qua, do việc trồng cà phê gặp nhiều thuận lợi cùng
với sự tăng nhanh về diện tích và năng suất cây trồng nên xuất khẩu cà phê
của Việt Nam hàng năm cũng tăng nhanh cả về số lượng cũng như kim
ngạch. Cho đến nay, Việt Nam đã trở thành một cường quốc về xuất khẩu cà
phê, là một trong ba nước xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới và năm
1997/1998 Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê Robusta lớn nhất thế giới với
sản lượng xấp xỉ 400.000 tấn. Có mặt trong mười mặt hàng xuất khẩu chủ
lực của Việt Nam, sản phẩm cà phê Việt Nam đã xuất sang 59 nước và vùng
lãnh thổ, nhưng chủ yếu vẫn là EU và Hoa Kỳ, hàng năm cà phê đã mang về
cho đất nước một lượng ngoại tệ không nhỏ lên tới hàng trăm triệu đô la
Mỹ/năm, riêng vụ 97/98 kim ngạch xuất khẩu cà phê đã lên tới một con số
đỉnh cao là 600 triệu USD.
Tuy nhiên , qua số liệu trong bảng dưới đây ta có thể thấy rằng trừ
niên vụ 94/95 kim ngạch xuất khẩu cà phê của nước ta tăng vọt từ 147% lên
hơn 560 triệu USD so với 200 triệu USD của vụ trước đó, còn lại các niên
vụ tiếp sau đó kim ngạch xuất khẩu của ta không những không tăng mà còn
giảm mạnh trong khi sản lượng xuất khẩu thì vẫn tăng đều đặn. Nguyên
nhân của hiện tượng này phần lớn là do cung cầu trên thị trường thế giới mất
cân bằng dẫn tới giá cả giảm sút nhưng cũng một phần do chất lượng cà phê
xuất khẩu của ta chưa đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Thậm chí bao
cà phê của Việt Nam xuất khẩu sang các nước trong nhiều trường hợp còn
có tạp chất như: đinh và nót chai lẫn bên trong. Chính vì vậy, mặc dù đã có
nhiều tiến triển tốt nhưng vẫn còn một khoảng chênh lệch không nhỏ giữa

giá xuất khẩu cà phê của chúng ta và giá trung bình của cùng loại cà phê trên
thị trường thế giới.
Bảng 6:Sản lượng, kim ngạch cà phê xuất khẩu của Việt Nam
Niên vô Sản lượng Tốc độ tăng Kim ngạch Tốc độ tăng
11
xuất khẩu
(tấn)
% (triệu USD)
kim ngạch so
với vụ trước
1995-1996 233.000 9,8 422 -24,6%
1996-1997 346.000 48,5 414 -2%
1997-1998 382000 10.4 599 45%
1998-1999 660000 72.7 426
1999-2000 910000 37.8
2001-2002 710000 -22
02-03 715000 0.7
(Nguồn: niên giám thống kê kinh tế-xã hội 2001-2003)
Trong bảng số liệu trên ta còn thấy sự tăng đột biến về sản lượng xuất
khẩu cà phê, tăng hơn 100.000 tấn giữa hai niên vụ 1995-1996 và 1996-
1997. Nguyên nhân chính đấy là do trong niên vụ 1996-1997, ở Brazil, là
nước sản xuất cà phê lớn nhất thế giới (chiém 30%), bị mất mùa bởi sương
muối làm giảm sản lượng ( từ mức dự kiến 1458 nghìn tấn xuống còn 978
nghìn tấn) làm giá cà phê trên thế giới tăng tới mức kỉ lục. Giá cà phê ở thị
trường London đã lên tới 4000 USD/tấn. Sự tăng vọt của giá cà phê thế giới
đã dẫn đến sự tăng trưởng đột biến của kim ngạch xuất khẩu. Giá cà phê
tăng cao là nguyên nhân kích thích người trồng cà phê không ngừng mở
rộng diện tích trồng cà phê. Và trong niên vụ 1996-1997, sự tăng đột biến
về kim ngạch xuất khẩu đã đưa kim ngạch cà phê xuất khẩu đứng đầu trong
kim ngạch các mặt hàng nông sản. Đến vụ 1997/1998 , Việt Nam đạt đỉnh

về kim ngạch xuất khẩu cà phê là 600 triệu USD thì những vụ cà phê tiếp
theo con số cứ nhỏ dần đến vụ cà phê 2001/2002 chỉ còn 257 triệu USD.
Đơn giá xuất khẩu vụ 2001/2002 chỉ còn bằng 13.88% đơn giá vụ cà phê
năm 1994/1995. Năm 2003, tuy sản lượng cà phê xuất khẩu của cả nước đạt
749.200 tấn cà phê nhưng cũng chỉ đạt 504,8 triệu USD, tăng 4,1% về sản
lượng, 57% về giá trị và giá xuất khẩu bình quân cả năm tăng 50% (674
USD/tấn) – chỉ gần bằng mức giá của năm 2000.
12
2. Thị trường xuất khẩu của cà phê Việt Nam:
Trước năm 1995, cũng như đối với hầu hết các mặt hàng xuất khẩu
khác của Việt Nam, thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam chủ yếu là
các nước thuộc khu vực I: Liên Xô là thị trường chính, khối lượng nhập
khẩu chiếm 55-56% sản lượng của cả khu vực. Sau khi Liên Bang Cộng Hòa
Xã Hội Chủ Nghĩa Xô Viết và khối Đông Âu tan rã, Việt Nam mất đi môt
thị trường quan trong. Kim ngạch xuất khẩu cà phê của các nước Đông Âu
đã giảm một nửa, từ 311.801 bao năm 1989 xuống còn 137.233 bao năm
1990.
Từ cuối năm 1985 trở đi Việt Nam bắt đầu xuất khẩu cà phê sang các
nước thuộc khu vực II. Do thời kì nay ta chưa gia nhập hiệp hội cà phê thế
giới (ICO) , nên việc xuất khẩu gặp nhiều khó khăn, và việc xuất khẩu chỉ là
xuất khẩu thử hoặc xuất qua trung gian, thường là Singapore với tỉ lệ 30-
40% tổng sản lượng bằng 60% lượng xuất khẩu sang khu vực II với giá thấp
vì chất lượng cua cà phê chưa cao trong khi yêu cầu của các nước tiêu thụ
trực tiếp lại rất cao. Tuy nhiên, trước những khó khăn thử thách Êy, Việt
Nam đã không ngần ngại đương đầu với nó. Việt Nam đã và đang nỗ lực tìm
kiếm những đôí tác mới. Đến nay, cà phê Việt Nam đã có mặt tại 59 nước và
vùng lãnh thổ trên thế giới.Năm 2003, Việt Nam đã xuất khoảng 352.000 tấn
cà phê vào thị trường EU, chiếm 47% tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của
Việt Nam và 109.000 tấn vào thị trường Hoa Kỳ, chiếm 14,6%. Và hiện nay,
hầu hết các hãng kinh doanh cà phê lớn trên thế giới đã mua cà phê của Việt

Nam.
13
Bảng 7: !0 nước hàng đầu hk cà phê Việt Nam năm 2001
St
Nước Số lượng (tấn) Giá trị (USD)
% Tổng giá trị
xuất khẩu
1 Bỉ 138.603 57.947.984 15,85
2 Mỹ 137.501 59.371.585 15.72
3 Đức 134.321 60.054.805 15.36
4 Tây Ban Nha 73.852 31.666.889 8.44
5 ý 62.559 27.796.789 7.15
6 Pháp 45.998 20.147.381 5.26
7 Ba Lan 38.155 17.171.839 4.36
8 Anh 30.153 13.055.058 3.45
9 Nhật 26.905 13.274.686 3.08
10 Hàn Quốc 26.288 11.310.104 3.01
(Nguồn: niên giám thống kê kinh tế – xã hội 2001-2003)
Căn cứ vào triển vọng thị trường cà phê thế giới và khả năng tạo
nguồn cung cà phê xuất khẩu của Việt Nam, dự báo xuất khẩu cà phê của
Việt Nam sẽ đạt 780 nghìn tấn vào năm 2005 và 860 nghìn tấn vào năm
2010, tăng bình quân 1,45%/năm trong giai đoạn 2000-2005 và 1,95&/năm
trong giai đoạn 2005-2010. Giá cà phê có thể ở mức thấp nhất trong giai
đoạn 2000-2005 nhưng có thể phục hồi trong nửa sau của giai đoạn do cán
cân cung cầu được cải thiện.
III. Những vấn đề còn tồn tại trong sản xuất và xuất khẩu cà phê ở Việt
Nam:
•Công tác chọn giống cây cà phê có lẽ là khâu quan trọng nhất trong
quá trình trồng cà phê. Từ trước đến nay, giống thường được cung cấp từ
các cơ sở được phân công sản xuất cung cấp giống và phương pháp được sử

dụng chủ yếu là phương pháp giống bằng hạt. Nhưng phương pháp này
cuũng bộc lé nhiều yếu điểm: đôi khi hạt giống được lấy từ cây chọn làm
giống không phai ở thời kì sung sức nhất, rồi quá trình ươm giống phức tạp
đôi khi không đem lại kết quả như mong muốn. Hiện nay, chóng ta đang
14
nghiên cứu khả năng thay thế phương pháp giống bằng hạt (hữu tính) bằng
phương pháp dâm cành (vô tính).
•Mặc dù chúng ta được thiên nhiên ưu đãi, năng suất và chất lượng cà
phê tự nhiên ở Việt Nam được đánh giá là cao nhất thế giới nhưng chất
lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam luôn bị đánh giá là thấp. Nguyên nhân
được nêu ra ở đây để giải thích cho tình trạng ở trên chính là việc sản xuất
cà phê ở Việt Nam còn mang năng tính thủ công. Trang thiết bị phục vụ cho
việc chế biến và sản xuất cà phê thiếu trầm trọng: từ sân phơi cho đến dây
chuyền đánh bóng, phân loại tiêu chuẩn. Và ở nhiều sản xuất và xuất khẩu
cà phê trên thế giới, ngay chính bản thân các nhà sản xuất cũng có những
thiết bị riêng của mình nhằm đảm bảo chất lượng cà phê có thể đáp ứng
được những yêu cầu khó khăn của những nhà máy rang xay. Cà phê chuẩn
bị bán ra được tạo thành những lô đồng nhất dùa theo hạng hạt và cỡ hạt,
hầu hết các khuyết tật được loại bỏ. Trong khi đó, ở Việt Nam, một phần lớn
cà phê được chế biến theo phương pháp thủ công ở các vờưn cà phê tư nhân
thiếu cả phương tiện lẫn kĩ thuật làm cho tạp chất trong cà phê rất nhiều và
độ Èm thường cao. Mặt khác, cà phê lại không được thu hái theo một tiêu
chuẩn kĩ thuật nhất định nào mà lại được thu hái theo nhu cầu của thị
trường. Có những lúc, vì giá cà phê tăng cao mà người trồng cà phê sẵn
sàng thu hái trong khi cà phê vẫn còn xanh. Một nguyên nhân nữa làm cho
chất lượng cà phê của Việt Nam bị thấp đó chính là tình trạng lỏng lẻo trong
công tác kiểm tra từ khâu sản xuất cho đến khâu xuất khẩu. Trong khi đó
nhà máy chế biến cà phê với những thiết bị hiện đại còn quá Ýt. Không chỉ
có vậy, còn có một nguyên nhân nan giải nữa, đó chính là ý thức của người
sản xuất và kinh doanh cà phê còn chưa cao. Vì lợi nhuận, vì những lợi Ých

trước mắt mà nhiều đã trộn lẫn cà phê có độ Èm cao với cà phê có độ Èm
tiêu chuẩn, điều này sẽ dẫn đến hậu quả là trong quá trình vận tải bằng
15
đường biển dài ngày, phần cà phê có độ Èm cao sẽ bị mốc, lên men và lan ra
toàn bộ lô hàng. Những việc làm vô ý thức đó đã dẫn đến một hậu quả là
chất lượng cà phê của Việt Nam bị giảm sút, làm mất tín nhiệm với khách
hàng.
•Cà phê Việt Nam tuy được đánh giá cao và được ưa chuộng trên thế
giới nhưng thị trường cà phê của ta vẫn chưa ổn định. Những hợp đồng mà
Việt Nam kí kết thường là ngắn hạn (dưới 1 năm) và thường chỉ là bán buôn
hoặc qua trung gian. Do vậy giá bán không phải là cao nhất và thị trường
tiêu thụ cũng rất bất ổn. Mặt khác, vì giá trị của hợp đồng thường không lớn
nên giá cả bị phụ thuộc trực tiếp trên thị trường quốc tế. Thêm nữa, cà phê
của Việt Nam chủ yếu mới chỉ xuất khẩu dưới dạng thô.
•Tuy công tác tổ chức xuất khẩu cà phê đã có nhiều đổi mới và tiến bộ
nhưng vẫn còn nhiều kẽ hở. Tiềm lực về của các công ty có chức năng xuất
khẩu cà phê của Việt Nam còn yếu nên không thể đứng ra thu mua cà phê
vào vụ để dự trữ rồi đợi khi giá cà phê lên cao tung ra bán mà chỉ kinh
doanh theo kiểu tìm được bạn hàng rồi, kí hợp đồng rồi mới bắt tay vào thu
mua cà phê. Đôi khi, nhiều doanh nghiệp cùng kí được hợp đồng rồi đổ xô
đi thu mua cà phê khiến thị trường nội địa rối loạn, cầu tăng giả tạo làm giá
cà phê nội địa tăng vọt nhiều khi còn cao hơn giá xuất khẩu. Thực tế trên đã
đẩy một số doanh nghiệp xuất khẩu tới tình trạng giao hàng châm hay thâm
chí hủy hợp đồng đã kí khiến cho các bạn hàng mất tin tưởng và gây nên
hậu quả xấu trên thị trường quốc tế.
•Một tồn tại nữa trong việc sản xuất và xuất khẩu cà phê của Việt Nam
là cho tới nay, Việt Nam vẫn chưa thực sự có nhiều biện pháp để khuếch
trương, giới thiệu cà phê của Việt Nam với các bạn hàng trên thế giới.
16
CHƯƠNG III

GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA
VIỆT NAM
I. Những thuận lợi và khó khăn của Việt Nam trong việc đẩy mạnh sản
xuất và xuất khẩu cà phê:
1. Thuận lợi:
- Về điều kiện tự nhiên: Nước ta có nhiều núi và cao nguyên rộng lớn,
có điều kiện thiên nhiên khí hậu, đất đai thuận lợi để phát triển cây cà phê có
năng suất và chất lượng cao. Tây nguyên là vùng đất đỏ Bazan mầu mỡ, khí
hậu hai mùa mưa nắng rõ rệt, chênh lệch nhiệt độ giữa ban ngày và ban đêm
lớn làm cho cà phê vối ở đây có hương vị thơm ngon đặc biệt rất được ưa
chuộng trên thế giới.
- Về nhân lực: Việt Nam là nước có dân số trẻ, với 80 triệu dân cho nên
có một nguồn nhân lực dồi dào, con người Việt Nam cần cù sáng tạo, có khả
năng tiếp thu những tiến bộ khoa học kĩ thuật. Những điều kiện trên đã tạo
cho Việt Nam lợi thế so sánh quan trọng có thể sản xuất ra cà phê chất lượng
cao, giá thành thấp, có thể cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
- Về chế biến: Việt Nam đã có những đầu tư đổi mới trang thiết bị chế
biến cà phê. Trong mùa vụ tới, Tổng Công Ty Cà Phê sẽ trang bị khoảng 20
dây truyền chế biến trong đó có 7 dây truyền ngoại nhập từ Brazil theo
nguồn vốn ODA của Đức, tổng giá trị đầu tư khoảng 5-6 triệu USD. Các
đơn vị sản xuất và xuất khẩu cà phê khác ở Việt Nam cũng có kế hoạch tự
trang bị máy móc chế biến nhằm nâng cao chất lượng cà phê xuất khẩu. Nhà
nước cũng đã ban hành tiêu chuẩn Việt Nam về cà phê xuất khẩu làm căn cứ
để phân loại hàng hóa khi xuất khẩu cà phê.
- Về xuất khẩu: Nhà nước đã có kế hoạch lập lại trật tự trong lĩnh vực
xuất khẩu cà phê. Trước kia có thời điểm có đến 100 đơn vị xuất khẩu cà
17
phê ở Việt Nam. Do một số doanh nghiệp không đủ kinh nghiệm, năng lực,
vốn để tham gia vào xuất khẩu cà phê nên đã gây ra tình trạng hết sức lộn
xộn tranh mua tranh bán ở thị trường trong nước, không giao hàng hoặc giao

hàng chất lượng kém gây mất uy tín cho cà phê Việt Nam trên thị trường
quốc tế.
2. Khó khăn:
- Về sản xuất: Trước hết phai nói cây cà phê là loại cây rất khó trồng,
do quá trình sản xuất, yêu cầu kĩ thuật đòi hỏi rất khắt khe, ngoài ra còn đòi
hỏi về những điều kiện khác như độ Èm, khí hậu, thời tiết.
- Về vốn: thiếu vốn là tình trạng chung của các doanh nghiệp Việt Nam.
Vốn xuất đầu tư cho việc trồng mới 1 ha cà phê rất lớn từ 2 đến 3 ngàn
USD. Hơn nữa việc phát triển sản xuất cà phê chủ yếu ở miền núi, vùng sâu,
vùng xa. Điều kiện cơ sở hạ tầng rất kém, thiếu vốn để xây dựng các cơ sở
chế biến như kho tàng, nhà xưởng, sân phơi. Về xuất khẩu vốn lưu động thu
mua cà phê cũng rất thiếu do cà phê là mặt hàng có giá trị lớn, việc kinh
doanh cũng đòi hỏi vốn lớn. Hiện nay hầu hết các đơn vị xuất khẩu cà phê
thiếu vốn, nhất là vốn lưu động để kinh doanh thu mua và xuất khẩu cà phê.
- Về sản lượng: Phần lớn sản lượng cà phê Việt Nam là do các hộ nông
dân sản xuất trong khi các cơ sở nhà nước chưa có cơ sở chế biến đủ mạnh
nên chất lượng cà phê không đồng đều và không ổ định. Một số nhà xuất
khẩu cà phê chưa coi trọng chữ tín với khách hàng của mình nên đã xảy ra
tình trạng kiện cáo, tranh chấp hợp đồng đòi bồi thường ảnh hưởng xấu đến
uy tín của cà phê Việt Nam. Vì vậy mà giá bán của cà phê Việt Nam thường
thấp hơn giá cà phê cùng loại của các nước trong khu vực cũng như trên thế
giới.
- Hơn nữa, thị trường cà phê thế giới trong những năm qua không ổ
định. Giá cả biến động phức tạp, khó có thể dự đoán trước, trong khi đó
18
Việt Nam chưa có đại diện tham gia thị trường cà phê Luân Đôn, New York
… nên việc xuất khẩu chủ yếu qua hợp đồng buôn bán giao ngay, Ýt có hợp
đồng giao hàng kì hạn vì sợ nhiều rủi ro.
Ii.Định hướng sản xuất và xuất khẩu cà phê của Việt Nam đến năm
2010:

1.Định hướng cho sản xuất cà phê của Việt Nam đến năm 2010:
Những định hướng cho sản xuất và cả cho xuất khẩu cho cà phê của
Việt Nam sẽ được thực hiện dùa trên hai phương án:
Phương án 1: sử dụng vốn đầu tư trong nước, và sử dụng cả ba hình
thức huy động: vốn từ ngân sách, vốn từ các ngành, vốn từ các địa phương
và vốn tự có của nhân dân; Tranh thủ một phần nguồn vốn nước ngoài, ưu
tiên đầu tư nguồn vốn của ngân sách để phát triển hệ thống chế biến, tăng
cường đầu tư chiều sâu để thâm canh vườn cà phê hiện có; Đầu tư cho phát
triển cây cà phê, đồng thời hỗ trợ một phần cho các hộ gia đình trên cơ sở
các chương trình định canh, định cư, xóa đói giảm nghèo, phủ xanh đồi trọc.
Phương án 2: Được xây dựng trên cơ sở phương án 1 và được sự đầu
tư khá lớn từ các tổ chức quốc tế và nước ngoài, khả năng vay vốn thuận lợi.
Sản xuất cà phê Việt Nam sẽ được dùa vào hai phương án trên và
được thực hiện cho đến đến năm 2010 như sau:
• Diện tích cà phê:
Diện tích trồng cà phê của Việt Nam được tăng lên không ngừng và
sản xuất sẽ mang tính chất chuyên canh, đi vào chuyên môn hóa.
- Phương án 1: diện tích cây cà phê sẽ tăng lên 350.000 ha với 100.00
ha là diện tích cà phê chè và 250.000 ha là diện tích cà phê vối.
- Phương án 2: đến năm 2010 phấn đấu diện tích cà phê sẽ là 450.00 –
500.000 ha. Trong đó cà phê chiếm 350.000 – 400.000 ha còn cà phê chè là
100.000 ha.
19
• Năng suất và sản lượng
Năng suất cà phê Việt Nam thuộc loại cao nhất trên thế giới 14–16
tạ/ha. Nhưng đó vẫn chưa phải là năng suất cao nhất của cà phê Việt Nam vì
hiện nay các vườn cây cà phê ở Việt Nam chưa vào độ tuổi sung sức nhất
cho năng suất cao. Dự kiến, vào những năm tới năng suất sẽ tiếp tục tăng do
nhiều vườn cây cà phê sẽ tới độ tuổi sung sức cho năng suất cao. Và đến
năm 2010, năng suất bình quân của cả nước là 20 tạ/ha.

Với hai phương án đã nêu ở trên, việc mở rộng diện tích và nâng cao
năng suất, sản lượng cà phê nước ta đến năm 2010 sẽ như sau:
- Phương án 1: Dự báo sản lượng sẽ đạt mức 421.000 vào năm 2010
trong đó cà phê vối là 321.000 tấn, cà phê chè là 110.000 tấn.
- Phương án 2: Theo phương án của tổng quan cà phê - 1999 của Viện
quy hoạch nông nghiệp – Vinacafe thì sản lượng sẽ đạt mức 600.000 tấn
vào năm 2010. Trong đó cà phê vối đạt 490.000 tấn, cà phê chè đtạt 110.000
tấn.
• Chế biến cà phê
“Phát triển cở sở chế biến gắn với vùng nguyên liệu” được coi là một
nhiệm vụ trọng yếu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông
thôn nước ta. Tuy vậy, nhưng công nghiệp chế biến cà phê của nước ta còn
rất nhỏ bé, chủ yếu mới ở múc chế biến nhân xô xuất khẩu, phần chế biến
sâu phục vụ trực tiếp nhu cầu tiêu dùng được thực hiện với quy mô nhỏ và
tiêu dùng ở thị trường nội địa. Sự yếu kém về chế biến và đảm bảo chất
lượng cà phê đã dẫn đến những thua thiệt về giá trị kinh tế khi trao đổi thị
trường.
Công nghiệp chế biến cà phê từ nay đến năm 2010 tập trung vào việc
nhập và nghiên cứu chế tạo các thiết bị như: Máy xát tươi có công suất 300
kg/h cho các hộ gia đình và dây truyền chế biến đồng bộ hiện đại có công
20
suất từ 500 – 2.000 kg/h (xưởng xát khô, đánh bóng và phân loại) để trang bị
cho các tỉnh hoạc các cụm sản xuất có quy mô diện tích 2.000 – 5.000 ha.
Đồng thời xây dựng thêm hệ thống sân phơi và kho chứa sản phẩm đúng
quy cách, để đủ sức chứa, xây dựng và trang bị đầy đủ các phòng kiểm tra
chất lượng sản phẩm (KSC) tạo điều kiện nâng cao chất lượng cà phê.
Bảng 8:Dù kiến đầu tư vào chế biến cà phê (Giai đoạn 1999-2010)
Hạng mục Đơn vi tính Số lượng Đơn giá USD
1. Máy xát tươi cs Cái 2.090 300
2.Máy xát khô 500 kg/h Cái 390 4000

3.Máy xát khô liên hoàn 800 kg/h Xưởng 230 200.000
4. Máy xát khô liên hoàn 2000
kg/h
Xưởng 11 500.000
5. Kho chứa sản phẩm Cái 20 150.000
6. Xưởng sửa chữa Xưởng 1 100.000
7. Sân phơi Ha 1.200 5.000
8. Phòng KSC Phòng 24 30.000
Chế biến cà phê thành phẩm (cà phê tan): Hiện nay ở Việt Nam mới
chỉ có một nhà máy sản xuất cà phê tan tại Biên Hòa với công suất 100
tấn/năm. Thời gian tới cần mở rộng khả năng liên doanh với nước ngoài để
hoàn thiện và mở rộng nhà máy cà phê tan Biên Hòa, đưa công suất lên 3000
tấn/năm (hoặc ở Biên Hòa 1.000 tấn/năm còn lại Ban Mê Thuột 1.000
tấn/năm và Hà Nội 1.000 tấn/năm).
2. Định hướng xuất khẩu cà phê của Việt Nam đến năm 2010:
2.1. Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu:
Trong những năm tới, dự báo nhu cầu cà phê trong nước sẽ tăng do
mức sống tăng cao. Lượng cà phê xuất khẩu sẽ tăng chậm hơn so với thập kỉ
1990. Nhưng khối lượng cà phê chế biến xuất khẩu tăng lên với chất lượng
ngày càng cao. Cà phê hòa tan nước ta cũng sẽ được xuất khẩu sang một số
21
nước. Dự kiến đến năm 2010 xuất khẩu 420.000 tấn đạt kim ngạch trên 600-
700 triệu USD. Theo dự báo của ICO, Việt Nam tiếp tục là nước xuất khẩu
cà phê lớn thứ 3 trên thế giới, đứng đầu khu vực Châu á Thái Bình Dương
và đứng đầu các nước về xuất khẩu cà phê vối, có ảnh hưởng tới cung – cầu
và giá cả cà phê trên thị trường thế giới.
2.2. Thị trường và giá cả:
2.2.1. Thị trường xuất khẩu:
Hiện nay, xuất khẩu của chúng ta chủ yếu sang thị trường Mỹ
(24,29%), Đức (15,73%) và Pháp (7,11%). Mục tiêu đến năm 2010 là cố

gắng khôi phục lại thị trường Nga, các nước SNG và Đông Âu. Đặc biệt,
chúng ta cũng phải chú ý mở rộng hơn thị trường sang Mỹ và EU. Đây là
những thị trường đầy triển vọng, nhất là khi Việt Nam kí kết hiệp định
thương mại với Mỹ và được hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP). Dự
kiến đến năm 2010 thị trường Mỹ sẽ chiếm 25-30% sản lượng cà phê xuất
khẩu của nước ta, các nước EU: 45%. Còn lại là các nước Đông Âu và thị
trường khác.
2.2.2. Giá cả:
Những năm tới giá cà phê thế giới tăng lên, dẫ đến giá xuất khẩu cà
phê của Việt Nam cũng tăng theo. Đồng thời do việc cải tiến công nghệ
trong sản xuất, chế biến cà phê, chất lượng cà phê sẽ được nâng cao, giá cà
phê xuất khẩu của Việt Nam sẽ dần dần đạt đến mức bình quân trên thị
trường thế giới – dự kiến giá cà phê Robusta sẽ đạt mức trên 2.000 USD/tấn,
cà phê Arabica khoảng 3.000 USD/tấn.
III. Các giải pháp để đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu cà phê ở Việt
Nam:
22
Với một là mong muốn ngành cà phê của Việt Nam sẽ ngày càng phát
triển và có thể đạt được những định hướng mà mình đặt ra, em xin mạnh dạn
đưa ra một số giải pháp:
1. Giải pháp đẩy mạnh sản xuất:
• Một tình trạng đang rất nóng bỏng hiện nay ỏ Tây Nguyên, vùng có
sản lượng cà phê lớn nhất nước, đó chính là hạn hán kéo dài, do mùa mưa
năm nay ở Tây Nguyên kết thúc sớm hơn một tháng. Đã gây nên nhiều diện
tích hoa màu bị mất trắng, trong đó có rất nhiều diện tích cà phê, kéo theo
đó nữa là năng suất của các vườn cây cà phê bị giảm nghiêm trọng do không
có nước tưới kịp thời, đúng vụ. Vì vậy, để tránh tình trạng trên nhà nước cần
phải có những biện pháp: đầu tư thêm vào hệ thống thủy lợi, tưới tiêu…
giúp cho bà con nông dân có đủ nước tưới tiêu trong những vụ sau.
• Giải pháp về giá cả:

- Giá bán vật tư : nông phẩm là thị trường cạnh tranh hoàn hảo, ở đó mỗi
người sản xuất chỉ cung ứng tại thị trường phần nông phẩm rất nhỏ so với
tổng cung toàn xã hội nên họ không thể độc quyền về giá cả mà phải theo
mức giá hình thành trên thị trường. ở Việt Nam giá nông phẩm giá nông
phẩm nói chung và giá cà phê nói riêng thường biến động, đủ sức can thiệp
vào mặt bằng giá thỉtường thì chỉ có nhà nước thông qua chính sách bảo hộ
giá. Quỹ bình ổn giá của chính phủ trong thời gian qua có tác động nhất
địnhn nhưng đối tưọng thụ hưởng tập trung vào doanh nghiệp nhà nước,
nông dân được hỗ trợ Ýt. Nên chăng nhà nước nên có thêm giải pháp bảo hộ
giá gián tiếp khác.
Với nông nghiệp nói chung và cà phê nói riêng, nhà nước cần có nhiều
biện pháp bảo hộ, đáng chú ý nhất là bảo hộ thông qua chính sách đầu tư.
Biểu hiện của biện pháp này là nhà nước bán các vật tư phục vụ cho quá
trình sản xuất nông nghiệp với mức giá thấp hơn so với mức giá thị trường.
23
Biện pháp này có tác dụng nâng cao lợi Ých của nông dân, duy trì và phát
triển diện tích sản xuất, kích thích nông dân đầu tư thâm canh tăng năng
suất, từ đó gia tăng sản lượng. Mặt khác, biện pháp này có tác dụng đối phó
với hiệp định nông nghiệp do WTO đặt ra. Hiệp định này có những quy
định làm tăng khả năng tiếp cận thị trường của các mặt hàng nông sản trong
đó có cà phê.
- Trợ giá sản xuất : Đặc điểm sản xuất tiêu thụ hàng nông sản nói chung
và cà phê nói riêng là thời kì thu hoạch tập trung trong khoảng thời gian
ngắn, trong khi nhu cầu tiêu thụ rải đều các tháng trong năm do đó dẫn đến
thời kì thu hoạch nông sản, lượng cung nông sản tănng rất mạnh trong khi
đó lượng cầu lại không thay đổi dẫn đến giá nông sản nói chung sẽ giảm,
thậm chí có thời kì giảm xuống còn thấp hơn cả chi phí sản xuất. Điều này
ảnh hưởng đến lợi Ých của nông dân và ảnh hưởng xấu đến diện tích và sản
lượng ở mùa vụ sau. Vì vậy để bảo đảm quyền lợi cho nông dân, duy trì và
mở rộng sản xuất ở thời kì sau, nhà nước cần phải công bố mức giá sàn để

bảo vệ lợi Ých của người sản xuất. Mức giá sàn mà nhà nước ban hành phải
đảm bảo đủ bù đắp được chi phí sản xuất và có một mức lãi hợp lí cho
người nông dân.
Trong mức giá sàn này, lượng cung nông sản lớn hơn lượng cầu thị
trường do đó sẽ dẫn đến tình trạng dư thừa. Vì vậy nhà nước cần phải giải
quyết lượng hàng dư thừa này bằng cách sử dụng quỹ dự trữ để mua hết
lượng hàngdư thừa này, nếu các doanh nghiệp tham gia mua nông sản để dụ
trữ ở mức giá sàn, nhà nước cần có các chính sách hỗ trợ cho các doanh
nghiệp như không tính lãi suất đối với khoản tiền mà các doanh nghiệp vay
để mua nông sản dự trữ. Đối với cà phê Việt Nam, khối lượng cà phê dự trữ
chủ yếu để xuất khẩu, do đó khi giá thế giới tăng lên là do yếu tố đầu cơ chứ
24
không phải do mất mùa ở các nước Brazil. Indonesia thì chúng ta cần phải
bán ngay, vì gia sẽ lên không bền.
• Thâm canh chăm sóc vườn cây, duy trì năng suất cao, ổn định tạo môi
trường sinh thái bền vững suốt chu kì sinh trưởng. Cần phải thâm canh tăng
vụ và duy trì sinh thái môi trường, vườn cà phê bền vững. Hầu hết cà phê
được trồng trong các hộ gia đình quy mô vườn 0,5-1 ha, và đang ở tuổi sung
sức, có năng suất khá cao, tập trung thành các vùng lớn ở các tỉnh Tây
Nguyên, miền Đông Nam Bộ và một số tỉnh miền Bắc.Trong điều kiện khí
hậu nhiệt đới nóng Èm, mưa nhiều, môi trường sinh thái đã có nhiều thay
đổi lớn, cà phê sinh trưởng trong các vùng tập trung, sâu bệnh sẽ phát triển
mạnh mẽ và dễ dàng trở thành dịch. Mờy năm nay sâu bệnh đã gây hại ở
một số nơi cần tạp trung chữa trị dứt điểm tránh tình trạng để lan rộng thành
dịch gây thiệt hại lớn như một số nước. Mặt khác cũng cần ngăn chặn những
khuynh hướng lạm dụng chất kích thích, sử dụng phân bón hóa học quá
nhiều, tưới nước ồ ạt… để thúc đây cây ra quả nhiều, cho năng suất cao
trong một vài năm nhưng rồi lại tàn lụi nhanh chóng, làm hiệu quả kinh tế
thấp.
• Tăng diện tích trồng cà phê, tích cực phát triển cây cà phê chè ở Tây

Nguyên và miền núi phía Bắc. Dự báo đến năm 2010, Việt Nam sẽ có
350.000 ha cà phê trong đó cà phê chè là 100.000, sản lượng hơn 500.000
tấn và kim ngạch xuất khẩu cà phê khoảng 700 triệu USD. Theo phương
hướng này, công tác quy hoạch khao sát thiết kế các vùng trồng mới phải
được tiến hành trước một bước, thực nghiệm nhắm xác định cơ cấu giống
phù hợp, thực hành khuyến nông giúp cho người dân làm quen, nắm chắc
các vấn đề kinh tế kĩ thuật sản xuất cà phê.
• Phát triển công nghiệp chế biến, chọn lọc dây chuyền chế biến để có
được sản phẩm phù hợp với từng thị trường riêng biệt, đa dạng hóa sản
25

×