Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Tài liệu virus quai bị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.2 KB, 6 trang )

Virus Quai bị
Virus quai bị là thành viên chính của nhóm Paramyxovinus và là tác nhân gây
nhiễm trùng cấp tính không sưng mủ với đặc trưng là sưng to các tuyến nước bọt
và đôi khi tổn thường tinh hoàn, màng não, tuỵ và các cơ quan khác.
1. Tính chất sinh vật
1.1. Hình thể và cấu trúc
Virus có hình cầu và đường kính trung bình khoảng 120-200nm. Trong cùng là
nucleo capsid hình xoắn ốc không kín do các nucleo protein và một sợi ARN đơn
liên tục tạo thành. ở ngoài cùng là vỏ envelope có cấu trúc là lớp lipid kép với mặt
trong của lớp lipid này được bao phủ bởi các protein khuôn (matrix protein ) và bề
mặt ngoài cùng của lớp lipid kép có chứa glyco-protein của hemagglutinin
-neuraminidase (HN) và cấu trúc hemolysin (F- glyco protein ).
1.2. Sức đề kháng
Virus quai bị là loại không bền vững, chúng dễ dàng bị tiêu diệt bởi các nhân lý
hoá học như : ở 560C trong 20 phút, tia cực tím và các dung môi hoà tan lipid
(ether, formol…).
1.3. Nuôi cấy
Virus quai bị có thể được nuôi cấy trên tế bào thai gà và tế bào thường trực vero…
Quá trình cấy truyền qua bào thai gà thì virus giảm khả năng gây bệnh, do đó bằng
phương pháp này người ta đã ứng dụng sản xuất vaccin quai bị. Đặc điểm của quai
bị khi nuôi cấy trong tế bào là thường tạo nên tế bào khổng lồ nhiều nhân.
1.4. Sự nhân lên
Quá trình tổng hợp ARN xảy ra trong nhân của tế bào. Protein cấu trúc và các
thành phần khác của virus được tổng hợp tại bào tương. Sau đó quá trình lắp ráp
các hạt virus được thực hiện ở bào tương và giải phóng theo phương thức nẩy chồi
có lấy một phần màng tế bào chủ thực hiện sắp xếp tạo hạt virus hoàn chỉnh.
1.5. Kháng nguyên
- Kháng nguyên "S": Là thành phần protein của nucleocapid, đây là kháng nguyên
kết hợp bổ thể, hoà tan.
- Kháng nguyên "V": Xuất phát từ Hemagglutinin và Neuraminidase bề mặt, là
kháng nguyên ngưng kết hồng cầu. Kháng nguyên này thường không biến đổi và


có thể bị ức chế bởi huyết thanh đặc biệt kháng quai bị.
2. Dịnh tễ học và khả năng gây bệnh
2.1. Dịch tễ học
Người là túc chủ tự nhiên độc nhất của virus quai bị. Bệnh có ở trên toàn thế giới
và dịch có thể xảy ra tại các địa phương hoặc cộng đồng trong thành phố. Bệnh
thường xuất hiện trong mùa xuân, đặc biệt là tháng 4 hoặc tháng 5 và lây truyền
qua đường nước bọt. Quai bị hiếm gặp ở trẻ em dưới 2 tuổi và sau đó tần suất tăng
dần, đạt đỉnh cao ở 10 - 19 tuổi, nam thường nhiễm hơn nữ. Khoảng 30-40%
trường hợp nhiễm quai bị mà không có triệu chứng và đây là nguồn lây khó tránh
nhất.
2.2. Khả năng gây bệnh
Virus xâm nhập qua đường hô hấp, trong thời kỳ ủ bệnh 12-25 ngày virus có thể
nhân lên trong đường hô hấp trên và các hạch ở cổ, từ đó virus được phân tán theo
dòng máu đi đến các cơ quan khác, kể cả màng não, tinh hoàn, tụy, buồng trứng,
gan thận…
Xét về phương diện lâm sàng thì ta có thể thấy các biểu hiện của bệnh quai bị như
sau:
- Viêm tuyến nước bọt: Bệnh nhân thấy đau vùng mang tai, khó há miệng. Sốt cao,
kém ăn và kèm theo nhức đầu. Sưng tuyến nước bọt thường một bên, sau 1-2 ngày
thì sưng nốt phía bên kia. Tuỳ theo mức độ sưng mà có thể thấy biến đổi khuôn
mặt.
- Viêm tinh hoàn: Thường gặp ở thanh thiếu niên, xuất hiện sau sưng tuyến nước
bọt 7 -10 ngày. Bệnh nhân thấy sốt cao và rết run và thấy đau ở tinh hoàn, đau tăng
khi vận động. Khám thì thấy da bìu đỏ, sờ tinh hoàn thấy đau và to hơn bình
thường.
- Viêm buồng trứng: Chẩn đoán rất khó và dễ nhầm với viêm ruột thừa. Bệnh nhân
thường thấy sốt và đau 1 bên hoặc 2 bên hố chậu. Ngoài ra, virus quai bị còn gây
nhiễm tuỵ cấp, viêm màng não… nhưng các thể này ít gặp hơn.
3. Chẩn đoán vi sinh
3.1. Phân lập và xác định virus

Bệnh phẩm lấy từ nước bọt, máu, nước tiểu hoặc dịch não tuỷ. Sau đó xử lý tạp
khuẩn rồi phân lập trong bào thai gà hoặc các tế bào nuôi (tế bào sơ non bào thai
gà hoặc tế bào thường trực vero…). Có thể phát hiện các tế bào nuôi cấy dương
tính trong 2-3 ngày hoặc lâu nhất là 6 ngày. Ngoài ra, có thể dùng kỹ thuật miễn
dịch huỳnh quang để phát hiện nhanh chóng kháng nguyên của virus trong bệnh
phẩm một cách trực tiếp.
3.2. Chẩn đoán gián tiếp
Có thể phát hiện kháng thể chống quai bị trong huyết thanh bằng nhiều cách như:
kết hợp bổ thể, ức chế ngưng kết hồng cầu… Nhưng tốt nhất vẫn là ELISA tìm
IgM và IgG đặc hiệu kháng quai bị.
4. Phòng bệnh và điều trị
4.1. Phòng bệnh
− Phòng bệnh không đặc hiệu với tránh tiếp xúc và cách ly bệnh nhân là rất khó
khăn. Do vậy trong vụ dịch thường phòng bệnh thụ động bằng cách tiêm globulin
kháng quai bị cho trẻ em, tuy nhiên tác dụng phòng bệnh này chỉ tồn tại ngắn.
− Phòng bệnh đặc hiệu bằng cách dùng vacxin sống rất có hiệu quả. Các vaccin
này có tác dụng bảo vệ tối thiểu là 8 năm và thường tiêm chủng cho trẻ sau 1 tuổi,
khi mà kháng thể do mẹ truyền đã hết hiệu lực.
Phản ứng tại chỗ và toàn thân nhẹ sau khi tiêm chủng 6 - 8 ngày. Không nên tiêm
vacxin sởi cho trẻ ít tháng tuổi quá vì dưới 6 tháng trẻ vẫn còn kháng thể sởi của
mẹ truyền cho. Tốt nhất là tiêm cho trẻ 9 - 11 tháng tuổi.
Hiện nay ở nước ta đang dùng loại vacxin sởi sống giảm độc lực trong chương
trình tiêm chủng mở rộng.
4.2. Điều trị
Không có thuốc đặc hiệu chống virus quai bị. Do vậy, khi mắc quai bị thường quan
tâm đến chăm sóc điều dưỡng và điều trị phòng ngừa các biến chứng do virus gây
ra bằng corticoides.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×