Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Balance sheet một số khoản mục cần ch ý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.38 KB, 16 trang )

Làm rõ hơn về chuẩn mực kế toán số 17 - thuế thu nhập doanh nghiệp
/>toan-so-17-thue-thu-nhap-doanh-n-5.html
TCKT cập nhật: 05/11/2007
Thuật ngữ “Thuế thu nhập Doanh nghiệp” đã có từ lâu và việc hiểu, áp dụng các quy định về
thuế thu nhập Doanh nghiệp (TNDN) đối với các Doanh nghiệp đã tương đối quen thuộc. Thế
nhưng các thuật ngữ “Thuế Thu nhập Doanh nghiệp hoãn lại phải trả, Tài sản thuế thu nhập
Doanh nghiệp, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp ”có thể nói là tương đối mới lạ và gây không
ít khó khăn cho các Doanh nghiệp trong việc hiểu và vận dụng theo quy định của chuẩn mực kế
toán số 17 – Thuế thu nhập Doanh nghiệp.
Nhằm tạo nên sự đơn giản hơn, dễ hiểu hơn cho những kế toán viên, cán bộ thuế khi giải quyết vấn đề
liên quan này, trong giới hạn bài viết này Tác giả xin đi vào phân tích, hệ thống hoá những vấn đề cơ
bản theo quy định của Chuẩn mực và Thông tư hiện hành trên các khía cạnh sau: Những khái niệm cơ
bản về thuế TNDN; Hạch toán thuế TNDN hiện hành; Cách xác định, kỹ thuật hạch toán trên Báo cáo
tài chính riêng của Doanh nghiệp; Cách xác định, kỹ thuật hạch toán trên Báo cáo tài chính hợp nhất.
Thứ nhất, Những khái niệm cơ bản
- Thuế thu nhập Doanh nghiệp hiện hành: Là số thuế TNDN phải nộp (hoặc thu hồi được) tính trên
thu nhập chịu thuế và thuế suất thuế TNDN của năm hiện hành. Công thức xác định thuế TNDN hiện
hành:
Thuế TNDN hiện hành = Thu nhập chịu thuế trong năm
hiện hành
x Thuế suất thuế TNDN theo quy
định hiện hành
Để phản ánh thuế TNDN hiện hành, kế toán sử dụng Tài khoản 3334 – Thuế TNDN, Tài khoản 8211
– Chi phí thuế TNDN hiện hành
- Thuế thu nhập hoãn lại phải trả: Là thuế TNDN sẽ phải nộp trong tương lai tính trên các khoản
chênh lệch tạm thời chịu thuế TNDN trong năm hiện hành. Công thức xác định thuế TNDN hoãn lại
phải trả:
Thuế thu nhập hoãn lại
phải trả
= Tổng chênh lệch tạm thời chịu
thuế trong năm


x Thuế suất thuế TNDN theo quy
định hiện hành
Chênh lệch tạm thời chịu thuế trong năm : Là các khoản chênh lệch tạm thời làm phát sinh
thu nhập chịu thuế khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN trong tương lai khi mà giá trị ghi sổ của
các khoản mục Tài sản hoặc nợ phải trả liên quan được thu hồi hay được thanh toán.
Thuế Thu nhập hoãn lại phải trả được ghi nhận cho tất cả các khoản chênh lệch tạm thời chịu
thuế trừ khi thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ ghi nhận ban đầu của một Tài sản hay Nợ phải
trả của một giao dịch mà giao dịch này không ảnh hưởng đến lợi nhuận kế toán hoặc lợi nhuận tính
thuế TNDN (hoặc lỗ tính thuế) tại thời điểm phát sinh giao dịch.
Để phản ánh khoản Thuế thu nhập hoãn lại phải trả này, Thông tư quy định sử dụng Tài khoản
347 – Thuế thu nhập hoãn lại phải trả, Tài khoản 8212 – Chi phí thuế thu nhập hoãn lại
- Tài sản thuế thu nhập hoãn lại: Là thuế TNDN sẽ được hoàn lại trong tương lai tính trên các
khoản: chênh lệch tạm thời được khấu trừ; Giá trị được khấu trừ chuyển sang năm sau của các khoản
lỗ tính thuế chưa sử dụng; Giá trị được khấu trừ chuyển sang năm sau của các khoản ưu đãi thuế chưa
sử dụng. Công thức xác định thuế Tài sản thuế TNDN:
Tài sản thuế
Thu nhập
hoãn lại
= Tổng chênh lệch tạm
thời được khấu trừ
phát sinh trong năm
+ Giá trị được khấu trừ chuyển
sang năm sau của các khoản lỗ
tính thuế và ưu đãi thuế chưa sử
dụng
X Thuế suất thuế
TNDN theo quy định
hiện hành
Chênh lệch tạm thời được khấu trừ : Là các khoản chênh lệch tạm thời làm phát sinh các
khoản được khấu trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN trong tương lai khi mà giá trị ghi sổ của

các khoản mục Tài sản hoặc Nợ phải trả liên quan được thu hồi hay được thanh toán.
Doanh nghiệp chỉ được ghi nhận tài sản thuế Thu nhập hoãn lại tính trên các khoản chênh lệch
tạm thời được khấu trừ này khi và chỉ khi chắc chắn có đủ lợi nhuận tính thuế trong tương lai để sử
dụng các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ, các khoản lỗ tính thuế và ưu đãi về thuế chưa sử
dụng.
Để phản ánh khoản mục Tài sản thuế thu nhập hoãn lại theo quy định của Thông tư kế toán sử
dụng Tài khoản 243 – Tài sản thuế thu nhập hoãn lại, Tài khoản 8212- Chi phí thuế thu nhập hoãn lại.
- Chênh lệch tạm thời: Là chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của các khoản mục Tài sản hay Nợ phải trả
trong Bảng cân đối kế toán và cơ sở tính thuế thu nhập của các khoản mục này.
Thứ hai, Hạch toán Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
1. Hàng quý, xác định số thuế tạm nộp vào NSNN, kế toán ghi:
Nợ TK 8211- Chi phí thuế TNDN hiện hành: số tạm tính
Có TK 3334- Thuế TNDN: số tạm tính
Khi thực nộp số thuế này:
Nợ TK 3334 – Thuế TNDN
Có TK 111, 112
2. Trường hợp phát hiện sai sót không trọng yếu của khoản thuế TNDN các năm trước, Doanh nghiệp
được hạch toán điều chỉnh số thuế tăng hoặc giảm của các năm trước này vào chi phí thuế TNDN
hiện hành năm phát hiện sai sót:
+ Nếu thuế TNDN hiện hành của các năm trước phải nộp bổ sung, kế toán ghi:
Nợ TK 8211 – Chi phí thuế TNDN hiện hành: Phần sai sót nộp bổ sung
Có TK 3334 – Thuế TNDN: Phần sai sót nộp bổ sung
Khi thực nộp số thuế này:
Nợ TK 3334 – Thuế TNDN
Có TK 111, 112
+ Nếu thuế TNDN hiện hành của các năm trước được ghi giảm, kế toán ghi:
Nợ TK 3334 – Thuế TNDN hiện hành: Phần chênh lệch giảm
Có TK 8221 – Chi phí thuế TNDN hiện hành: Phần chênh lệch giảm
3. Cuối năm tài chính
- So sánh số đã tạm nộp với số thuế TNDN quyết toá phải nộp trong năm, kế toán ghi:

+ Nếu số thuế TNDN tạm nộp lớn hơn số quyết toán năm phải nộp
Nợ TK 8211- Chi phí thuế TNDN hiện hành: Phần nộp bổ sung
Có TK 3334 – Thuế TNDN: Phần nộp bổ sung
Khi thực nộp số thuế này:
Nợ TK 3334 – Thuế TNDN
Có TK 111, 112
+ Nếu số thuế TNDN tạm nộp nhỏ hơn số quyết toán năm phải nộp
Nợ TK 3334- Thuế TNDN: Chênh lệch giảm
Có TK 8211- Chi phí thuế TNDN hiện hành: Chênh lệch giảm
- So sánh tổng số phát sinh bên Nợ TK 8211 và tổng số phát sinh bên Có TK 8211 để kết chuyển chi
phí thuế thu nhập Doanh nghiệp hiện hành xác định kết quả kinh doanh trong kỳ, kế toán ghi:
+ Nếu TK 8211 có tổng số phát sinh bên bên Nợ lớn hơn tổng số phát sinh bên Có
Nợ TK 911 –Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 8211 – Chi phí thuế TNDN hiện hành
+ Nếu TK 8211 có tổng số phát sinh bên bên Nợ nhỏ hơn tổng số phát sinh bên Có
Nợ TK 8211 – Chi phí thuế TNDN hiện hành
Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
Thứ ba, Cách xác định, kỹ thuật hạch toán trên Báo cáo tài chính riêng của Doanh nghiệp
- Xác định các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế trong năm: Cuối năm tài chính, khi lập Báo cáo
tài chính, kế toán phải xác định cơ sở tính thuế của Tài sản và các khoản Nợ phải trả làm căn cứ xác
định khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế. Các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế được phản ánh
vào “Bảng xác định chênh lệch tạm thời chịu thuế”. “Bảng xác định chênh lệch tạm thời chịu thuế”
dùng để phản ánh chi tiết từng khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế (từng Tài sản, từng Nợ phải trả,
từng giao dịch).
+ Xác định thuế thu nhập hoãn lại phải trả: Cuối năm tài chính, căn cứ vào “Bảng xác định chênh
lệch tạm thời chịu thuế” và các khoản do áp dụng hồi tố thay đổi chính sách kế toán hoặc điều chỉnh
hồi tố các sai sót trọng yếu của các năm trước kế toán lập “Bảng xác định thuế thu nhập hoãn lại phải
trả”
- Các nghiệp vụ hạch toán cụ thể: Cuối năm tài chính, kế toán căn cứ vào “Bảng xác định thuế thu
nhập hoãn lại”

4. So sánh thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm với thuế thu nhập hoãn lại phải trả
hoàn nhập trong năm.
+ Nếu số thuế thu nhập hoãn phải trả phát sinh trong năm lớn hơn số thuế thu nhập hoãn lại phải trả
hoàn nhập trong năm, kế toán ghi:
Nợ TK 8212 – Chi phí thuế TNDN hoãn lại: Phần chênh lệch
Có TK 347 – Thuế Thu nhập hoãn lại phải trả : Phần chênh lệch
+ Nếu số thuế thu nhập hoãn phải trả phát sinh trong năm nhỏ hơn số thuế thu nhập hoãn lại phải trả
hoàn nhập trong năm, kế toán ghi:
Nợ TK 347 – Thuế thu nhập hoãn lại phải trả: Phần chênh lệch
Có TK 8212 – Chi phí thuế thu nhập hoãn lại: Phần chênh lệch
5. Trường hợp thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ việc áp dụng hồi tố thay đổi chính sách kế
toán hoặc điều chỉnh hồi tố các sai sót trọng yếu của các năm trước, kế toán ghi:
+ Nếu phải điều chỉnh tăng thuế thu nhập hoãn lại
Tăng Số dư Nợ đầu năm TK 4211 (nếu TK 4211 có số dư Nợ)
Giảm Số dư Có đầu năm TK 4211 (nếu TK 4211 có số dư Có)
Tăng Số dư Có đầu năm TK 347 – Thuế thu nhập hoãn lại phải trả
+ Nếu phải điều chỉnh giảm thuế thu nhập hoãn lại
Giảm Số dư Có đầu năm TK 347 – Thuế thu nhập hoãn lại phải trả
Tăng Số dư Có đầu năm TK 4211 (nếu TK 4211 có số dư Có)
Giảm số dư Nợ đầu năm TK 4211 (nếu TK 4211 có số dư Nợ)
- Xác định các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ trong năm: Cuối năm tài chính, kế toán phải
xác định cơ sở tính thuế của Tài sản và các khoản Nợ phỉa trả làm căn cứ xác định các khoản chênh
lệch tạm thời được khấu trừ. Các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ được phản ánh vào “Bảng
xác định chênh lệch tạm thời được khấu trừ”. “Bảng xác định chênh lệch tạm thời được khấu trừ”
dùng để phản ánh chi tiết từng khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ phát sinh trong năm (từng
Tài sản, từng khoản Nợ phải trả, từng giao dịch)
+ Trường hợp, Doanh nghiệp không có khả năng chắc chắn sẽ có được lợi nhuận tính thuế trong
tương lai, kế toán không được ghi nhận Tài sản thuế thu nhập hoãn lại tính trên các khoản chênh lệch
tạm thời được khấu trừ phát sinh trong năm. Toàn bộ các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ
này được theo dõi riêng trên “Bảng theo dõi chênh lệch tạm thời được kháu trừ chưa sử dụng” làm

căn cứ xác định Tài sản thuế thu nhập hoãn lại trong các năm sau khi Doanh nghiệp có đủ lợi nhuận
chịu thuế thu nhập để thu hồi Tài sản thuế thu nhập hoãn lại này.
- Các nghiệp vụ hạch toán cụ thể: Cuối năm tài chính, kế toán căn cứ vào “Bảng xác định Tài sản
thuế thu nhập hoãn lại”
6. So sánh Tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm với Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
hoàn nhập trong năm.
+ Nếu Tài sản thuế thu nhập hoãn phát sinh trong năm lớn hơn Tài sản thuế thu nhập hoãn lại hoàn
nhập trong năm, kế toán ghi nhận bổ sung phần chênh lệch nếu chắc chắn rằng trong tương lai Doanh
nghiệp có đủ lợi nhuận tính thuế để thu hồi Tài sản thuế thu nhập hoãn lại được ghi nhận trong năm
hiện tại:
Nợ TK 243 – Tài sản thuế thu nhập hoãn lại: Phần chênh lệch tăng
Có TK 8212 – Chi phí thuế thu nhập hoãn lại: Phần chênh lệch tăng
+ Nếu Tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm nhỏ hơn Tài sản thuế thu nhập hoàn lại
trong năm, kế toán ghi:
Nợ TK 8212 – Chi phí thuế thu nhập hoãn lại: Phần chênh lệch giảm
Có TK 243 – Tài sản thuế thu nhập hoãn lại: Phần chênh lệch giảm
(7) Trường hợp Tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh từ việc áp dụng hồi tố thay đổi chính sách kế
toán hoặc điều chỉnh hồi tố các sai sót trọng yếu của các năm trước, kế toán ghi:
+ Nếu điều chỉnh tăng Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
Tăng số Dư Nợ đầu năm TK 243 – Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
Tăng số Dư Có đầu năm TK 4211 (nếu TK 4211 có số Dư Có)
Giảm số Dư Nợ đầu năm TK 4211 (nếu TK 4211 có số Dư Nợ)
+ Nếu điều chỉnh giảm Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
Tăng số Dư Nợ đầu năm TK 4211 (nếu TK 4211 có số Dư Nợ)
Giảm số Dư Có đầu năm TK 4211 (nếu TK 4211 có số Dư Có)
Giảm số Dư Nợ đầu năm TK 243 – Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
Thứ tư, Cách xác định, kỹ thuật hạch toán trên Báo cáo tài chính hợp nhất
- Cách xác định, kỹ thuật hạch toán trên Báo cáo tài chính hợp nhất Thuế thu nhập hoãn lại phải trả.
+ Cuối năm tài chính khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất, kế toán phải xác định các khoản chênh lệch
tạm thời chịu thuế phát sinh từ các khoản “Đầu tư vào công ty con – TK 221”; “Kế toán các khoản

đầu tư vào công ty liên kết – TK 223”; “Vốn góp vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát – TK 222”.
Chênh lệch tạm thời chịu thuế phát sinh do:
a) Cơ quan thuế chỉ đánh thuế đối với khoản thu nhập mà Doanh nghiệp được quyền nhận trong năm
đã được ghi nhận trên Báo cáo tài chính riêng
b) Doanh nghiệp ghi nhận phần sở hữu trong lợi nhuận hoặc lỗ trong Công ty con, công ty liên kết,
Vốn góp vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát theo Phương pháp Vốn chủ sở hữu khi lập Báo cáo
kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất.
8. Nghiệp vụ kinh tế kế toán thuế thu nhập hoãn lại phải trả trên Báo cáo tài chính hợp nhất
+ Nếu ghi tăng thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế
gắn liền với các khoản đầu tư vào công ty con. Công ty liên kết, vốn góp vào cơ sở kinh doanh đồng
kiểm soát, kế toán ghi:
Tăng khoản mục “Chi phí thuế TNDN hoãn lại”
Tăng khoản mục “Thuế thu nhập hoãn lại phải trả”
+ Nếu ghi giảm thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế
gắn liền với các khoản đầu tư vào công ty con. Công ty liên kết, vốn góp vào cơ sở kinh doanh đồng
kiểm soát, kế toán ghi:
Giảm khoản mục “Thuế thu nhạp hoãn lại phải trả”
Giảm khoản mục “Chi phí thuế TNDN hoãn lại”
- Cách xác định, kỹ thuật hạch toán trên Báo cáo tài chính hợp nhất Tài sản thuế thu nhập hoãn.
+ Cuối năm tài chính khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất, kế toán phải xác định các khoản chênh lệch
tạm thời được kháu trừ phát sinh từ các khoản “Đầu tư vào công ty con – TK 221”; “Kế toán các
khoản đầu tư vào công ty liên kết – TK 223”; “Vốn góp vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát – TK
222”. Chênh lệch tạm thời được khấu trừ phát sinh do:
a) Cơ quan thuế không cho phép khấu trừ khoản lỗ từ công ty con, công ty liên kết, vốn góp vào cơ
sở kinh doanh đồng kiểm soát vào thu nhập chịu thuế trong năm của Doanh nghiệp.
b) Doanh nhiệp được ghi nhận khoản lỗ là toàn bộ phần sở hữu trong lợi nhuận (hoặc lỗ) trong công
ty con, công ty liên kết, vốn góp lien doanh trên Báo cáo tài chính hợp nhất
9. Kế toán nghiệp vụ Tài sản thuế thu nhập hoãn lại trên Báo cáo tài chính hợp nhất
+ Nếu ghi tăng tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh từ các khoản chênh lệch tạm gắn liền với các
khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên kết, vốn góp vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát, kế

toán ghi:
Tăng khoản mục “Tài sản thuế thu nhập hoãn lại”
Giảm khoản mục “Chi phí thuế TNDN hoãn lại”
+ Nếu ghi giảm tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh từ các khoản chênh lệch tạm gắn liền với các
khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên kết, vốn góp vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát, kế
toán ghi:
Tăng khoản mục “Chi phí thuế TNDN hoãn lại”
Giảm khoản mục “Tài sản thuế thu nhập hoãn lại”
* “Bảng xác định chênh lệch tạm thời chịu thuế”, “Bảng xác định thuế thu nhập hoãn lại phải trả”,
“Bảng xác định chênh lệch tạm thời được khấu trừ”, “Bảng theo dõi chênh lệch tạm thời được khấu
trừ chưa sử dụng”, “Bảng xác định Tài sản thuế hoãn lại” đã được quy định rất cụ thể về mẫu biểu và
phương pháp lập theo quy định của thông tư số 20/2006/TT-BTC ngày 20/03/2006.
Th.S Chúc Anh Tú
Khoa Kế toán, Học Viện tài chính
Tapchiketoan.com
Ví dụ: Xác định thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ chênh lệch tạm thời chịu thuế. Một tài
sản cố định có nguyên giá là 150, giá trị còn lại là 100; Khấu hao luỹ kế cho mục đích tính thuế thu
nhập là 90 và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 28%.
Cơ sở tính thuế thu nhập của tài sản là 60 (Nguyên giá 150 trừ khấu hao luỹ kế cho mục đích tính
thuế 90). Để thu hồi giá trị ghi sổ 100 này, doanh nghiệp phải có thu nhập chịu thuế là 100, nhưng
chỉ có thể có khấu hao cho mục đích tính thuế là 60. Chênh lệch giữa giá trị ghi sổ 100 và cơ sở tính
thuế 60 là khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế 40. Doanh nghiệp sẽ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
là 11,2 (40 x 28%) khi doanh nghiệp thu hồi giá trị ghi sổ của tài sản này. Vì vậy, doanh nghiệp ghi
nhận một khoản nợ thuế thu nhập hoãn lại phải trả là 11,2 thể hiện phần thuế thu nhập doanh nghiệp
mà doanh nghiệp sẽ phải nộp khi doanh nghiệp thu hồi được giá trị ghi sổ của tài sản.
Ví dụ 2: Xác định và ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả liên quan đến khấu hao TSCĐ
Năm 2006, Công ty Thăng Long mua hai TSCĐ:
- TSCĐ C có giá mua là 24.000.000đ, thời gian sử dụng hữu ích theo kế toán là 6 năm, theo thuế là 3
năm; TSCĐ E có giá mua là 10.000.000đ, thời gian sử dụng hữu ích theo kế toán là 4 năm, theo thuế
là 2 năm.

- Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 28%. Giả sử công ty chỉ có thuế thu nhập hoãn lại phải trả
liên quan đến TSCĐ C và E.
Việc xác định thuế thu nhập hoãn lại phải trả được thực hiện như sau:
Xác định chênh lệch tạm thời chịu thuế liên quan đến từng TSCĐ từ năm 2006 đến 2011
Đơn vị tính:1.000đ
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 2011
TSCĐ C (NG: 24.000)
Chi phí khấu hao (theo thuế) (8000) (8000) (8000)
Chi phí khấu hao (theo kế toán) (4000) (4000) (4000) (4000) (4000) (4000)
Chênh lệch tạm thời chịu thuế tăng 4000 4000 4000
Chênh lệch tạm thời chịu thuế giảm (Hoàn nhập) (4000) (4000) (4000)
TSCĐ D (NG: 10.000)
Chi phí khấu hao (theo thuế) (5000) (5000)
Chi phí khấu hao (theo kế toán) (2500) (2500) (2500) (2500)
Chênh lệch tạm thời chịu thuế tăng 2500 2500
Chênh lệch tạm thời chịu thuế giảm (Hoàn nhập) (2500) (2500)
Tổng chênh lệch tạm thời chịu thuế tăng của TSCĐ C&D 6500 6500 1500 (6500) (4000) (4000)
Thuế thu nhập hoãn lại phải trả được ghi nhận 1.820 1.820 420
Thuế thu nhập hoãn lại phải trả được hoàn nhập (1820) (1120) (1120)
- Trong 2 năm 2006 và 2007, Công ty Thăng Long phải xác định khoản chênh lệch tạm thời chịu
thuế phát sinh trong từng năm là 6.500.000đ tương ứng với việc ghi nhận Chi phí thuế TNDN hoãn
lại và ghi nhận Thuế thu nhập hoãn lại phải trả mỗi năm là 1.820.000đ (6.500.000 x 28%). Kế toán
ghi:
Nợ TK 8212 – Chi phí thuế TNDN hoãn lại : 1.820.000 đ
Có TK 347 - Thuế thu nhập hoãn lại phải trả: 1.820.000 đ
- Năm 2008, Công ty Thăng Long phải xác định:
+ Khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế phát sinh tăng liên quan đến TSCĐ C là 4.000.000 đ;
+ Khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế phát sinh giảm (hoàn nhập) liên quan đến TSCĐ E là
2.500.000 đ;
Kết quả, năm 2008, chênh lệch tạm thời chịu thuế liên quan tới TSCĐ C và TSCĐ E tăng 1.500.000

đ. Công ty Thăng Long phải ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả và ghi nhận chi phí thuế TNDN
hoãn lại là 420.000 đ(1.500.000 x 28%) Kế toán ghi:
Nợ TK 8212 – Chi phí thuế TNDN hoãn lại: 420.000 đ
Có TK 347 – Thuế thu nhập hoãn lại phải trả : 420.000 đ
- Năm 2009, Công ty Thăng Long xác định:
+ Khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế phát sinh giảm (hoàn nhập) liên quan đến TSCĐ C là
4.000.000đ.
+ Khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế phát sinh giảm (hoàn nhập) liên quan đến TSCĐ E là
2.500.000đ.
Kết quả, năm 2009, chênh lệch tạm thời chịu thuế liên quan tới TSCĐ C và TSCĐ E giảm (hoàn
nhập) 6.500.000đ Công ty Thăng Long phải hoàn nhập thuế thu nhập hoãn lại phải trả và ghi giảm
chi phí thuế TNDN hoãn lại là 1.820.000đ (6.500.000 x 28%). Kế toán ghi
Nợ TK 347 – Thuế thu nhập hoãn lại phải trả : 1.820.000 đ
Có TK 8212 – Chi phí thuế TNDN hoãn lại : 1.820.000 đ.
- Năm 2010 và 2011, Công ty Thăng Long xác định:
Khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế phát sinh giảm (hoàn nhập) liên quan đến TSCĐ C trong mỗi
năm là 4.000.000 đ, tương ứng, công ty Thăng Long phải hoàn nhập thuế thu nhập hoãn lại phải trả
và ghi giảm chi phí thuế TNDN hoãn lại là 1.120.000 đ (4.000.000 x 28%). Kế toán ghi:
Nợ TK 347 – Thuế thu nhập hoãn lại phải trả : 1.120.000
Có TK 8212 – Chi phí thuế TNDN hoãn lại : 1.120.000
Chuẩn mực kế toán Thuế thu nhập doanh nghiệp - Phần 2
Ngành Thuế: Tiến tới áp dụng toàn diện cơ chế tự khai tự nộp. Ngành Thuế Việt Nam cũng đang
hướng tới chuẩn hoá hoạt động của mình nhằm theo kịp với thế giới trong công tác quản lý thuế.
Cơ chế tự khai tự nộp đang áp dụng thí điểm tại TP Hồ Chí Minh và Quảng Ninh là bước chuẩn bị
để hoàn thiện chính sách thuế đáp ứng yêu cầu của VAS 17.
Ứng xử như thế nào đối với các khoản chênh lệch tạm thời phát sinh?
Vấn đề đặt ra là khi phát sinh các khoản chênh lệch tạm thời, các doanh nghiệp ghi nhận chúng
như thế nào trên báo cáo tài chính nhằm đảm bảo phản ánh một cách trung thực và hợp lý nhất tình
hình tài chính của mình. Trước khi ban hành VAS 17, các khoản chênh lệch vĩnh viễn và chênh
lệch tạm thời, khi phát sinh, được ghi nhận giảm/tăng lợi nhuận chưa phân phối và ghi tăng/giảm

thuế thu nhập phải nộp một cách tương ứng. Như vậy, trong kỳ kế toán các chênh lệch tạm thời
được đánh đồng với các chênh lệch vĩnh viễn, điều này chưa phản ánh đúng bản chất của các
khoản chênh lệch và làm sai lệch tình hình tài chính và kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh
nghiệp.
VAS 17 đưa ra cách thức xử lý đối với các khoản chênh lệch tạm thời. Các khoản chênh lệch tạm
thời này sẽ tạo ra các khoản chênh lệch về thuế thu nhập phải nộp/phải thu trong các kỳ tương lai.
Từ đó tạo ra hai khái niệm: Tài sản thuế thu nhập hoãn lại và Thuế thu nhập hoãn lại phải trả.
Hai khái niệm này là hai khoản mục được trình bày như là một khoản mục tài sản và công nợ trên
bảng cân đối kế toán.
Để hiểu tại sao các chênh lệch tạm thời lại tạo ra tài sản và công nợ ghi nhận trên bảng cân đối kế
toán, chúng ta cần vận dụng Chuẩn mực kế toán Chung - VAS 01 để giải thích.
Tài sản thuế thu nhập hoãn lại (Deferred Tax Asset)
Chuẩn mực kế toán Chung - VAS 01 có định nghĩa “Tài sản: Là nguồn lực do doanh nghiệp kiểm
soát và có thể thu được lợi ích kinh tế trong tương lai”. Một số khoản chênh lệch tạm thời phát
sinh sẽ khiến cho doanh nghiệp phải nộp thêm một khoản thuế thu nhập trong năm hiện hành so
với số liệu kế toán ghi nhận theo các chuẩn mực và chế độ kế toán. Ví dụ: Chính sách khấu hao
nhanh của doanh nghiệp khiến cho chi phí khấu hao cao hơn so với mức khấu hao quy định bởi
chính sách thuế (Quyết định 206), dẫn tới theo cơ quan thuế, thuế thu nhập phải nộp của doanh
nghiệp năm hiện hành sẽ cao hơn so với số liệu kế toán. Tuy nhiên, những chênh lệch tạm thời
dạng này sẽ khiến cho doanh nghiệp phải nộp ít thuế thu nhập hơn trong những kỳ tương lai so với
số liệu kế toán. Điều đó có nghĩa là doanh nghiệp sẽ thu được một lợi ích trong tương lai từ việc
nộp một khoản thuế nhiều hơn trong năm hiện hành do các khoản chênh lệch tạm thời tạo ra. Như
vậy, khoản thuế đã nộp nhiều hơn này, theo VAS 01, thoả mãn điều kiện ghi nhận như một khoản
mục tài sản trên bảng cân đối kế toán.
Thuế thu nhập hoãn lại phải trả (Deferred Tax Liability)
Tương tự như vậy, một số khoản chênh lệch tạm thời phát sinh sẽ khiến cho doanh nghiệp phải nộp
một khoản thuế thu nhập ít hơn so với số liệu kế toán trong năm hiện hành. Khoản thuế thu nhập
chưa phải nộp này sẽ phải trả trong các kỳ tương lai. Như vậy nó thoả mãn điều kiện ghi nhận như
là một khoản công nợ trên bảng cân đối kế toán theo định nghĩa công nợ tại VAS 01.
Tại Thông tư 20/2006/TT-BTC ngày 20/03/2006, Bộ Tài chính đã ban hành tài khoản 243 và tài

khoản 347 để hạch toán Tài sản thuế thu nhập hoãn lại và Thuế thu nhập hoãn lại phải trả tương
ứng. Trong Thông tư này, Bộ Tài chính cũng đồng thời bổ sung thêm tài khoản 821 - Chi phí thuế
thu nhập doanh nghiệp, với 02 tài khoản cấp hai:
- Tài khoản 8211 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
- Tài khoản 8212 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành (Current Tax)
Theo VAS 17, Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành là số thuế thu nhập doanh nghiệp
phải nộp (hoặc thu hồi được) tính trên thu nhập chịu thuế và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
của năm hiện hành.
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại (Deferred Tax)
Chi phí Thuế thu nhập hoãn lại: Là thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ phải nộp/thu trong tương lai
tính trên các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm hiện hành. Chi
phí thuế thu nhập hoãn lại được tính bằng Tài sản thuế thu nhập hoãn lại bù trừ với Công nợ thuế
thu nhập hoãn lại phải trả.
Chi phí/thu nhập thuế thu nhập doanh nghiệp (Tax Expense)
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (hoặc thu nhập thuế thu nhập doanh nghiệp): Là tổng chi phí
thuế thu nhập hiện hành và chi phí thuế thu nhập hoãn lại (hoặc thu nhập thuế thu nhập hiện hành
và thu nhập thuế thu nhập hoãn lại) khi xác định lợi nhuận hoặc lỗ của một kỳ.
Sau đây là sơ đồ hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu liên quan đến thuế thu nhập doanh nghiệp
theo Thông tư 20/2006/TT-BTC ngày 20/03/2006:
Bài viết trên chỉ nhằm đề cập đến cách hiểu các thuật ngữ và ứng dụng VAS17 vào các vấn đề liên
quan đến Thuế thu nhập doanh nghiệp. Việc xác định các khoản chênh lệch tạm thời tạo nên Tài
sản thuế thu nhập hoãn lại hoặc Thuế thu nhập hoãn lại phải trả sẽ được đề cập trong các bài viết
tiếp theo liên quan đến cơ sở tính thuế
Lợi ích cổ đông thiểu số
Lợi ích cổ đông thiểu số là một khoản mục thể hiện phần sở hữu tại công ty (hoặc công ty con) của
các cổ đông nhỏ, không có sở hữu kiểm soát công ty, tổng mức sở hữu dưới 50% cổ phiếu biểu
quyết. Trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất (Consolidated Balance Sheet) của công ty, khoản mục
này phản ánh lợi ích của các nhà đầu tư và thường nằm giữa phần Nợ phải trả (Liability) và Vốn
chủ sở hữu (Equity), thể hiện quyền sở hữu tài sản của các cổ đông không nắm quyền kiểm soát.

Trên bảng Báo cáo kết quả kinh doanh (Income Statement), lợi ích cổ đông thiểu số báo cáo phần
lợi nhuận của công ty thuộc về các cổ đông thiểu số.
Ở trường hợp khác, Lợi ích cổ đông thiểu số lại thể hiện quyền lợi của công ty tại một đơn vị kinh
doanh mà công ty liên kết, liên doanh đầu tư. Lúc này, công ty giữ vai trò cổ đông thiểu số. Khi đó,
Lợi ích cổ đông thiểu số (Minority Interest) còn có thể được ghi nhận như phần Lợi ích từ hoạt
động liên kết, liên doanh đầu tư (Associate Company).
Chứng khoán
(i) Chứng khoán kinh doanh
Chứng khoán kinh doanh là chứng khoán ban đầu được mua và nắm giữ cho mục đích kinh doanh
trong ngắn hạn hoặc nếu Ban Tổng Giám đốc quyết định như vậy.
Chứng khoán kinh doanh loại niêm yết ban đầu được ghi nhận theo giá vốn. Sau đó, các chứng
khoán này được ghi nhận theo giá vốn trừ dự phòng giảm giá chứng khoán. Dự phòng được lập khi
giá thị trường của chứng khoán thấp hơn giá trị sổ sách. Các chứng khoán không niêm yết được ghi
nhận theo giá vốn vì không thể đo lường một cách tin cậy giá trị hợp lý của những khoản chứng
khoán này.
(ii) Lãi hoặc lỗ từ kinh doanh chứng khoán được ghi nhận trên báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh hợp nhất theo số thuần.
(ii) Chứng khoán giữ đến ngày đáo hạn
Chứng khoán nợ giữ đến ngày đáo hạn là các chứng khoán có kỳ hạn cố định và các khoản thanh
toán cố định hoặc có thể xác định được và Ban Tổng Giám đốc có ý định và có khả năng giữ đến
ngày đáo hạn.
(iii) Chứng khoán sẵn sàng để bán
Chứng khoán sẵn sàng để bán là các chứng khoán được giữ trong thời gian không ấn định trước, có
thể được bán để đáp ứng nhu cầu thanh khoản hoặc để ứng phó với trường hợp thay đổi lãi suất, tỉ
giá, hoặc giá trị chứng khoán.
Chứng khoán giữ đến ngày đáo hạn và chứng khoán sẵn sàng để bán được ghi nhận theo giá
vốn. Thu nhập lãi từ chứng khoán nợ sau ngày mua được ghi nhận trên báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh hợp nhất trên cơ sở dự thu. Lãi được hưởng trước khi Tập đoàn nắm giữ được ghi giảm
trừ vào giá vốn tại thời điểm mua.
Bàn về phân loại chứng khoán đầu tư trong các ngân hàng thương mại

/>khoan-dau-tu-trong-cac-ngan-hang-thuon.html
Việc phân loại đúng đắn các TS tài chính nói chung và các chứng khoán nói riêng là tiền đề quan
trọng cho quá trình ghi nhận, đo lường, và trình bày trên BCTC các NHTM nhằm đảm bảo tính minh
bạch của thông tin. Xét về nguồn gốc, chứng khoán mà NHTM mua vào bao gồm chứng khoán nợ
Chính phủ, chứng khoán nợ công ty và chứng khoán vốn công ty. Tuy nhiên, trong tổ hợp đầu tư này,
để phân nhận biết mục đích của các nhà quản trị NHTM thì không đơn giản và không dễ dàng nhận
thấy trong khi thông tin này hết sức quan trọng đối với người sử dụng BCTC. Bởi với những mục
đích đầu tư khác nhau, việc ghi nhận, đo lường cũng như trình bày trên BCTC các chứng khoán được
NHTM mua vào cũng khác biệt.
Trong hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam, chưa có chuẩn mực đề cập đến hạch toán các công cụ
tài chính nói chung và các chứng khoán đầu tư nói riêng. Trong hệ thống kế toán, tài chính ngân
hàng, việc hạch toán và trình bày các đối tượng này được quy định trong hai văn bản, đó là Quyết
định 479/2004/QĐ-NHNN ban hànhh ngày 29/04/2004 và Quyết định 16/2007/QĐ-NHNN ban
hành ngày 18/4/2007. Về cơ bản, thuật ngữ sử dụng trong các văn bản này khá phù hợp với CMKT
quốc tế số 39 (IAS 39)- công cụ tài chính - xác định giá trị. Tuy nhiên, các Quyết định trên không đề
cập một cách cụ thể và rõ ràng về các dấu hiệu nhận biết để phân loại các tài sản này và phương pháp
đo lường cũng như trình bày trên BCTC. Mặc dù Quyết định 497 đã phân chia chứng khoán mua vào
thành ba loại nhưng việc hạch toán và trình bày lại chỉ chú trọng đến cách phân loại thành chứng
khoán nợ và chứng khoán vốn, chẳng hạn không có sự phân biệt trong hạch toán giữa chứng khoán
nợ giữ đến đáo hạn và chứng khoán nợ sẵn sàng để bán.
Theo IAS 39, bên đầu tư phân chia các chứng khoán mua vào thành ba loại, chứng khoán kinh doanh,
chứng khoán giữ đến đáo hạn và chứng khoán sẵn sàng để bán. Ở đây, thuật ngữ doanh nghiệp được
dùng chung cho cả các NHTN.
Chứng khoán kinh doanh.
Cũng theo yêu cầu của IAS 39, chứng khoán kinh doanh được nhận biết khá rõ bởi chúng bao gồm
các chứng khoán mà NHTM mua vào với mục đích hưởng chênh lệch giá trong ngắn hạn và các tài
sản tài chính phái sinh mà được nắm giữ không phải với mục đích phòng ngừa (IAS39-10). Thuộc
nhóm này còn bao gồm cả công cụ phái sinh gắn kèm (embedded derivative) mà không thể tách được
khỏi hợp đồng chính mà nó đi kèm (IAS 39-26). Ngoài ra, các chứng khoán mà ngay từ đầu xếp vào
nhóm này thì không thể chuyển sang nhóm khác cho dù ý định của nhà quản trị có thay đổi (IAS39-

107). Và tất cả các chứng khoán kinh doanh luôn ghi nhận và trình bày theo giá hợp lý, bất kể là
chứng khoán nợ hay chứng khoán vốn.
Như vậy, việc khó hơn là phân biệt hai nhóm còn lại là chứng khoán giữ đến đáo hạn và chứng khoán
sẵn sàng để bán. Trong hai loại chứng khoán này, điểm rõ nhất để phân biệt là chứng khoán vốn
không thể xếp vào nhóm giữ đến đáo hạn.
Chứng khoán giữ đến đáo hạn
Theo IAS 39/10/b, chứng khoán giữ đến đáo hạn là các tài sản tài chính mà có các khoản thanh
toán khi đáo hạn là cố định hay xác định được mà một doanh nghiệp có ý định giữ đến đáo hạn và
có khả năng tài chính để giữ chúng đến đáo hạn, loại trừ các khoản cho vay và phải thu nguồn gốc
từ doanh nghiệp. Để phân biệt với nhóm tài sản còn lại là sẵn sàng để bán thì IAS 39 tập trung nhiều
vào các dấu hiệu để nhận biết nhóm tài sản này. Hai điểm chính được nhấn mạnh để nhận biết nhóm
tài sản này là ý định giữ đến đáo hạn của nhà quản trị và khả năng tài chính để thực hiện được điều
đó.
IAS 39-79 khẳng định ý định giữ đến đáo hạn các chứng khoán sẽ không thuyết phục nếu một trong
các điều kiện sau thoả mãn: (1) Doanh nghiệp có ý định giữ tài sản này trong một khoảng thời gian
không xác định; (2) Doanh nghiệp buộc bán tài sản nhằm xử lý các tình huống thay đổi về lãi suất, rủi
ro kinh doanh, nhu cầu thanh khoản hay sự thay đổi về khả năng sinh lời của các khoản đầu tư thay
thế, sự thay đổi nguồn tài chính…; (3) Người phát hành có quyền thanh toán tài sản với giá trị thanh
toán nhỏ hơn nhiều so với giá trị còn lại của nó.
Bên cạnh đó, IAS 39-83 cũng kiến nghị không nên phân loại tài sản tài chính vào nhóm giữ đến đáo
hạn nếu khi quan sát trong vòng hai năm trước đó, doanh nghiệp bán hay chuyển nhượng khoản đầu
tư giữ đến đáo hạn trước thời hạn, loại trừ các tình huống sau vẫn giữ nguyên trong nhóm này: bán
vào thời điểm gần đáo hạn khiến lãi suất trên thị trường không ảnh hưởng đáng kể đến giá trị hợp lý
của tài sản; Bán khi mà doanh nghiệp đã thu hồi gần hết số gốc của tài sản qua việc thanh toán hay trả
trước; Việc bán tài sản thực hiện một cách cô lập, nằm ngoài kiểm soát của doanh nghiệp, không lặp
lại và không được doanh nghiệp lường trước.
Yêu cầu chứng minh về khả năng tài chính giữ các tài sản đến đáo hạn được bàn trong đoạn IAS 39-
87. Khả năng tài chính giữ đến đáo hạn không được đảm bảo khi xảy ra một trong các điều kiện sau:
(1) Doanh nghiệp không có nguồn tài chính thay thế để tài trợ cho công cụ đến khi đáo hạn, hoặc (2)
Doanh nghiệp lệ thuộc vào luật và các ràng buộc khiến cản trở ý định giữ đến đáo hạn tài sản tài

chính.
Ngoài ra, việc đánh giá ý định và khả năng tài chính giữ đến đáo hạn này không chỉ thực hiện vào
thời điểm đầu tư mà vào mỗi thời điểm lập BCTC sau đó. Như vậy, mỗi khi đánh giá lại mà cả hai
yêu cầu là ý định và khả năng tài chính không đáp ứng thì các tài sản tài chính này chuyển sang nhóm
kinh doanh hay sẵn sàng để bán.
Chứng khoán sẵn sàng để bán
Khó nhận biết hơn cả là loại chứng khoán này. Ngay cả IAS 39-10 cũng chỉ quy định những chứng
khoán mà tổ chức kinh doanh mua vào không xếp vào hai nhóm trên thì gọi là chứng khoán sẵn
sàng để bán. Hay IAS 39-26 cũng chỉ bổ sung thêm là một tài sản tài chính sẽ thích hợp xếp vào
nhóm chứng khoán kinh doanh hơn là vào nhóm này nếu nó là một phần trong tập đồng nhất các tài
sản được đầu tư với mục đích hưởng chênh lệch giá.
Khi không đủ khả năng tài chính giữ các chứng khoán giữ đáo hạn thì thường chúng được chuyển
sang nhóm này. Ngoài ra, một dấu hiệukhá rõ để phân biệt giữa chứng khoán kinh doanh và chứng
khoán sẵn sàng để bán là thời gian nắm giữ của loại thứ nhất ngắn còn với loại thứ hai việc bán phụ
thuộc nhiều vào yếu tố thị trường.
Việc phân loại đúng đắn các tài sản tài chính nói chung và các chứng khoán nói riêng là tiền đề quan
trọng cho quá trình ghi nhận, đo lường và trình bày trên BCTC các NHTM nhằm đảm bảo tính minh
bạch của thông tin.
Tài sản tài chính phái sinh:

Trên BCĐKT, phần Tài sản có khoản mục "Các tài sản tài chính phái sinh" ghi giá trị VNDxxx. Đây
là giá trị các hợp đồng tài chính phái sinh (ví dụ như hợp đồng mua-bán ngoại tệ tương lai, mua-bán
trái phiếu kỳ hạn, hợp đồng quyền chọn mua - bán ngoại tệ/chứng khoán, ) mà NH đã bỏ tiền ra
mua.

Ngoài ra, trên Tài sản ngoại bảng cũng có ghi giá trị của các hợp đồng tài chính phái sinh VNDyyy.
Đây là số tiền mà NH phải bỏ ra khi thực hiện các hợp đồng này

Ví dụ: Ngày 15.3.2010, NH A. bỏ ra VND50mil để mua quyền chọn bán lô trái phiếu có mệnh giá
VND 1.000mil, kỳ hạn còn lại 3 năm, lãi suất danh nghĩa 10%/năm, vào 15.4.2010 (sau 1 tháng), giá

thực hiện là VND 950mil (cost effective rate = 12%/yr) vì kỳ vọng trong 1 tháng nữa lãi suất thị
trường sẽ tăng lên 15%/yr.

Sau 1 tháng, nếu LSTT thực sự tăng lên 15%/yr như dự đoán, giá trị của lô trái phiếu trên sẽ là VND
885mil và NH A. sẽ bán lô trái phiếu trên với giá VND 950mil, sau đó mua lại với giá VND 885mil.
Sau khi trừ chi phí mua quyền chọn bán VND50mil, NH vẫn còn lãi VND 15mil.

Như vậy ngày 31.3.2010, NH ghi nhận trên BCĐKT gía trị tài sản tài chính phái sinh là VND 50mil,
và trên tài khoản ngoại bảng giá trị tài sản tài chính phái sinh là VND 950mil.

×