Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Thiết kế xử lý chất thải ở Tân Mai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (43.98 KB, 2 trang )

Luận văn tốt nghiệp GVHD : NGUYỄN TẤN PHONG
Nghiên cứu và thiết kế hệ thống xử lý nước thải Công ty giấy Tân Mai
10.1 KẾT LUẬN
Để có thể góp phần tích cực vào việc thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước, nhiều ngành công nghiệp trong nước đã có những chuyển biến rất rõ nét mà trong đó
công nghiệp giấy có thể xem là một trong những trường hợp điển hình. Tuy nhiên, để quá trình
phát triển mang một ý nghóa toàn diện, ngoài những nghiên cứu tập trung cho việc cải tiến quy
trình công nghệ nhằm tăng hiệu suất, cải thiện tính năng ,… việc xử lý nguồn nước thải từ các nhà
máy giấy cũng có một ý nghóa thiết thực và rất quan trọng bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới môi
trường sống.
Phương pháp xử lý được chọn nghiên cứu trong luận văn này là phương pháp hóa lý kết
hợp sinh học với mục tiêu là chi phí thấp, hiệu quả xử lý cao và quy trình công nghệ đơn giản.
Nước thải từ hai công đoạn sản xuất bột giấy CTMP và công đoạn xeo giấy tại Công ty giấy Tân
Mai được đưa qua các bước xử lý riêng trước khi đi đến công trình xử lý sinh học (xem sơ đồ công
nghệ ở Chương 7), trong đó quá trình keo tụ chỉ áp dụng với công đoạn sản xuất bột giấy (chiếm ¼
tổng lượng nước thải tại Công ty giấy Tân Mai) nên giảm chi phí hóa chất, chi phí cho các công
trình phụ trợ,… Ngoài ra, do tỷ lệ nước thải được xử lý hóa lý thấp hơn nhiều so với nước thải công
đoạn xeo nên khi hòa trộn hai dòng nước thải này để xử lý sinh học, dư lượng phèn sắt không ảnh
hưởng nhiều đến hoạt động sống của vi sinh vật.
Tóm lại, qua kết quả nghiên cứu thí nghiệm Jartest và thí nghiệm trên mô hình bùn hoạt
tính hiếu khí, ta thấy nước thải tại Công ty giấy Tân Mai hoàn toàn thích hợp với phương pháp xử
lý hóa lý kết hợp sinh học như sơ đồ công nghệ đã trình bày trong Chương 7. Tuy nhiên, để quá
trình sinh học diễn ra đạt hiệu quả cao chúng ta cần bổ sung thêm chất dinh dưỡng (NH
4
Cl,
KH
2
PO
4
) nhằm đảm bảo tỷ lệ COD : N : P = 150 : 5 :1 thích hợp cho vi sinh vật sinh trưởng và phát
triển tốt. Đồng thời, cần lưu ý vấn đề dư lượng phèn sắt khi xử lý nước thải công đoạn sản xuất bột


CTMP nhằm tránh lãng phí và ảnh hưởng đến hoạt động của vi sinh vật khi dùng quá dư.
10.2 KIẾN NGHỊ
Qua quá trình tìm hiểu, xem xét tình hình môi trường tại Công ty giấy Tân Mai, luận văn
có một vài ý kiến đóng góp vào việc bảo vệ môi trường tại Công ty như sau :
• Cần tiến hành xây dựng hệ thống xử lý nước thải hoàn chỉnh (hiện tại Công ty chỉ có
một bể lắng) nhằm đảm bảo sức khỏe cho công nhân trực tiếp sản xuất trong Công ty –
là những người phải chòu sự ô nhiễm nhiều nhất, tiếp đến là nhân dân sống quanh vùng
sản xuất, đồng thời góp phần cải thiện môi trường sống cho các khu vực phụ cận.
• Có thể tận dụng lại bột giấy từ lắng đợt 1 (nước thải công đoạn xeo giấy) và bể phản
ứng hình trụ xoáy kết hợp bể lắng đứng (nước thải công đoạn xeo giấy) nhằm tiết kiệm
nguyên liệu sản xuất giấy đồng thời giảm chi phí xử lý bùn.
SVTH : ĐẶNG THẾ CƯỜNG Trang 129
Luận văn tốt nghiệp GVHD : NGUYỄN TẤN PHONG
Nghiên cứu và thiết kế hệ thống xử lý nước thải Công ty giấy Tân Mai
• Tiến hành các nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn vào Công ty giấy Tân Mai nhằm
nâng cao hiệu quả sản xuất, tiết kiệm nguyên vật liệu, năng lượng, hóa chất đồng thời
giảm nhẹ các gánh nặng về môi trường, đặc biệt là vấn đề nước thải. Đây là một xu
hướng đang được nhân rộng trên qui mô toàn cầu.
• Cần đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật và quản lý môi trường có trình độ và ý thức trách
nhiệm để quản lý, giám sát và xử lý chất thải nói chung và nước thải nói riêng tại Công
ty.
SVTH : ĐẶNG THẾ CƯỜNG Trang 130

×