Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KINH DOANH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM NỘI THẤT MỸ NGHỆ TẠI CÔNG TY THEODORE ALEXANDER

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (278.82 KB, 38 trang )

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KINH DOANH XUẤT KHẨU SẢN
PHẨM NỘI THẤT MỸ NGHỆ TẠI CƠNG TY
THEODORE ALEXANDER

KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC BẢNG..................................................................................iv
DANH MỤC CÁC HÌNH....................................................................................iv
CHUƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................1
1.1. Lý do chọn đề tài...............................................................................2
1.2. Mục đích nghiên cứu.........................................................................3
1.3. Phạm vi nghiên cứu...........................................................................3
1.4. Cấu trúc của luận văn........................................................................4
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN...............................................................................4
2.1. Giới thiệu chung ...............................................................................4
2.1.1. Giới thiệu chung.............................................................................4
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển..................................................4
2.1.3. Lĩnh vực hoạt động.........................................................................5
2.2. Cơ cấu tổ chức...................................................................................5
2.2.1. Cơ cấu tổ chức của công ty............................................................5
2.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của các khối tổ chức................................6
2.3. Nguồn nhân lực..................................................................................9
2.4. Sản phẩm của công ty........................................................................9
CHƯƠNG III: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................10
3.1.Cơ sở lý luận.......................................................................................10
3.1.1. Khái quát về xuất khẩu...................................................................10
3.1.1.1. Niệm xuất khẩu............................................................................10
3.1.1.2. Vai trò và nhiệm vụ của xuất khẩu..............................................10


3.1.1.2.1. Nhiệm vụ của xuất khẩu...........................................................10
3.1.1.2.2. Vai trò của xuất khẩu................................................................10
3.1.1.2.3. Ý nghĩa của xuất khẩu..............................................................11
3.1.1.3. Nghĩa vụ của nhà xuất khẩu........................................................11

i


3.1.1.3.1. Nghĩa vụ giao hàng...................................................................11
3.1.1.3.2. Sự phù hợp của hàng hóa được giao........................................11
3.1.2. Tốc độ lưu chuyển hàng hóa..........................................................11
3.1.2.1. Khái niệm.....................................................................................12
3.1.2.2. Ý nghĩa.........................................................................................12
3.1.3. Kênh phân phối...............................................................................12
3.1.3.1. Khái niệm.....................................................................................12
3.1.3.2.Ý nghĩa..........................................................................................12
3.1.4. Marketing quốc tế...........................................................................12
3.1.4.1. Khái niệm.....................................................................................12
3.1.4.2. Tầm quan trọng của marketing quốc tế.......................................13
3.1.5. Chất lượng sản phẩm......................................................................14
3.1.5.1. Khái niệm chất lượng..................................................................14
3.1.5.2. Ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng........................................14
3.1.6. Các tỷ số tài chính..........................................................................14
3.1.6.1. Các tỷ số về khả năng thanh tốn................................................15
3.1.6.1.1. Hệ số thanh toán ngắn hạn.......................................................15
3.1.6.1.2. Hệ số thanh toán nhanh............................................................15
3.1.6.2. Các tỷ số về cơ cấu tài chính.......................................................15
3.1.6.2.1. Tỷ số nợ....................................................................................15
3.1.6.2.2. Tỷ số đảm bảo nợ dài hạn........................................................16
3.1.6.3. Các tỷ số hoạt động.....................................................................16

3.1.6.4. Các tỷ số doanh lợi......................................................................16
3.1.6.4.1. Lãi gộp......................................................................................16
3.1.6.4.2. Doanh lợi tiêu thụ.....................................................................17
3.2. Phương pháp nghiên cứu...................................................................17
CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN....................................................19
4.1. Tổng quan về tình hình xuất khẩu nội thất mỹ nghệ của Việt Nam.19
4.2. Phân tích tình hình xuất khẩu nội thất mỹ nghệ của công ty............21
ii


4.2.1. Phân tích chung về tình hình hoạt động của cơng ty.....................21
4.2.2. Phân tích tình hình xuất khẩu của cơng ty.....................................25
4.2.3. Phân tích tình hình xuất khẩu ở từng thị trường............................27
4.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu nội thất mỹ nghệ29
4.3.1. Những định chế và đòi hỏi của thị trường.....................................29
4.3.1.1. Các quy định pháp luật và thủ tục khi nhập khẩu.......................29
4.3.1.2. Các quy định pháp luật kinh doanh đồ gỗ...................................30
4.3.2. Xu hướng tiêu dung........................................................................30
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................31
5.1. Kết luận..............................................................................................31
5.2. Kiến nghị............................................................................................32

iii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Tổng Hợp Tình Hình Lao Động Của Công Ty Tháng 4 Năm 2008
Bảng 4.1: Thị Trường Xuất Khẩu Đồ Gỗ Việt Nam
Bảng 4.2: Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh
Bảng 4.3: Các tỷ số tài chính

Bảng 4.3: Doanh Thu Xuất Khẩu Của Công Ty
Bảng 4.4: Thị Trường Xuất Khẩu Của Cơng Ty
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của tập đồn
Hình 2.2: Một số sản phẩm của công ty

iv


CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU

1.1 Lý do chọn đề tài
Trong thời buổi kinh tế hội nhập, các quốc gia trên thế giới đang cố hịa
mình vào một nền kinh tế tồn cầu hóa. Xu hướng hội nhập kinh tế thế giới đã trở
thành mục tiêu chung cho tất cả các quốc gia. Quốc gia nào linh hoạt, năng động
thích nghi nhanh với xu hướng phát triển của thế giới thì sẽ tồn tại vững mạnh,
quốc gia nào khơng thích nghi nhanh với xu hướng biến đổi của thế giới thì sẽ bị
đình trệ. Trước thực trạng biến đổi đó của thế giới, Việt Nam cũng đang từng bước
tự vươn lên hòa mình cùng với xu hướng phát triển của thế giới và khu vực để
vững vàng bước vào một tương lai tươi sang rộng mở.
Để tiếp tục theo đuổi mục đích đó, Việt Nam phải khơng ngừng đẩy mạnh
việc sản xuất và xuất khẩu các ngành hàng có thế mạnh như thủ cơng mỹ nghệ,
mây tre đan, dầu khí, dệt may, giày da, các sản phẩm từ gỗ…, trong đó ngành sản
xuất chế biến gỗ chiếm phần quan trọng. trong những năm gần đây ngành chế biến
gỗ Việt Nam đang phát triển với tốc độ rất nhanh, vươn lên là một trong 7 mặt
hàng đem lại kim ngạch xuất khẩu lớn cho đất nước, đưa Việt Nam trở thành một
trong bốn quốc gia xuất khẩu hàng gỗ chế biến lớn nhất trong khu vực Đơng Nam
Á. Hiện cả nước có khoảng hơn 2000 doanh nghiệp chế biến gỗ với năng lực chế
biến 2,2 – 2,5 triệu mét khối gỗ tròn mỗi năm. Trong đó có 450 cơng ty chun
sản xuất xuất khẩu (120 cơng ty chun sản xuất hàng ngồi trời và 330 công ty

sản xuất hàng nội thất).
Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm gỗ trên thế giới đang tăng đáng kể, với mức tăng
tối thiểu 8%/năm. Theo thống kê sơ bộ của Tổng Cục Thống Kê Liên Hiệp Quốc
(Comtrade Data), nhập khẩu các mặt hàng đồ gỗ của thị trường thế giới đã lên đến

1


gần 200 tỷ đơ la Mỹ năm 2002. Trong đó, nước nhập khẩu nhiều nhất là Mỹ, kế
đến là Đức, Pháp, Anh và Nhật Bản.
Trước tình hình đó, ngành cơng nghiệp chế biến hàng mộc của thế giới
cũng đã thay đổi đáng kể, đặc biệt là ở Trung Quốc và ở một số nước Châu Á khác
như Inđônêxia, Thái Lan, Malaysia,. . . đã phát triển nhanh chóng cả về số lượng
lẫn chất lượng. Ngành sản xuất chế biến gỗ Việt Nam cũng đang nhanh chóng
phát triển, tuy nhiên vẫn cịn một số diểm hạn chế. Các xí ngiệp sản xuất gỗ xuất
khẩu ở Việt Nam thường là các xí nghiệp vừa và nhỏ, sản xuất kết hợp giữa thủ
công và cơ khí, thiếu sự liên kết do đó thường bỏ mất những đơn đặt hàng lớn hứa
hẹn mang lại lợi nhuận cao.
Công ty trách nhiệm hữu hạn Theodore Alexander là một công ty chuyên
Thiết kế, sản xuất và tiêu thụ các mặt hàng nội thất mỹ nghệ, hàng tiêu dùng và
các loại đèn bàn. Với lĩnh vực này công ty đã thu được nhiều ngoại tệ, doanh số
ngày càng tăng, hiệu quả hoạt động kinh doanh ngày càng được nâng cao và đặc
biệt là mặt hàng nội thất mỹ nghệ xuất khẩu chiếm hơn 50% tổng doanh thu của
công ty. Để nâng cao sự hiểu biết về thực tiễn và những lý thuyết đã học, được sự
đồng ý của Khoa Kinh Tế Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh,
sự giúp đỡ của cơng ty Theodore Alexander và sự hướng dẫn của thầy Nguyễn
Anh Ngọc, tôi thực hiện đề tài: “Phân Tích Tình Hình Kinh Doanh Xuất Khẩu
Sản Phẩm Nội Thất mỹ nghệ tại công ty Theodore Alexander”
1.2 Mục đích nghiên cứu
Dựa vào tình hình kinh tế hiện nay, việc xuất khẩu sang các nước đang gặp

nhiều khó khăn bất cập vì gặp phải nhiều đối thủ cạnh tranh như Trung
Quốc, Philippin, Đài Loan…. Do đó đề tài được đề ra nhằm mục tiêu:
- Phân tích tình hình xuất khẩu của cơng ty trong thời gian qua nhằm rút ra
những kinh nghiệm cũng như giải pháp cho kế hoạch kinh doanh trong những năm
tiếp theo.
- Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn của cơng ty làm cơ sở cho việc
hoạch định kế hoạch chiến lược mới.
2


- Giúp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty.
- Làm tài liệu tham khảo cho công ty.
1.3 Phạm vi nghiên cứu
-

Không gian nghiên cứu: tại công ty trách nhiệm hữu hạn Theodore

Alexander tọa lạc tại khu chế xuất Linh Trung II
-

Thời gian nghiên cứu: từ ngày 24/03/2008 đến ngày 07/06/2008

1.4 Cấu trúc của luận văn
Khóa luận bao gồm 5 chương:
Chương 1: Nêu lên lý do chọn đề tài
Chương 2: khái quát lịch sử hình thành và phát triển của công ty Theodore
Alexander và sơ đồ tổ chức của cơng ty.
Chương 3: Trình bày một số khái niệm cơ bản
Chương 4: kết quả và thảo luận
Chương 5: một số ý kiến đề xuất


3


CHƯƠNG II: TỔNG QUAN

2.1 Giới thiệu về công ty
2.1.1 Giới thiệu chung
• Tên cơng ty: Cơng Ty TNHH Theodore Alexander HCM
• Tên Giao dịch: Theodore Alexander HCM Ltd.,
• Điện Thoại: 08-7292 112
• Fax: 08-7292 14
• Website: www.theodorealexander.com
• Mã số thuế: 03014698070
Trụ sở của công ty: lô 50-57 đường số 1 khu chế xuất Linh Trung II,
phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức Thành Phố Hồ Chí Minh và nhà xưởng sản
xuất đặt tại lô 5-13, 55, 57 đường số 1, khu chế xuất Sài Gòn-Linh Trung, Quận
Thủ Đức Thành Phố Hồ Chí Minh
2.1.2 Q trình hình thành và phát triển của công ty
Được thành lập vào năm 1997, Theodore Alexander là một cơng ty có
100% vốn đầu tư nước ngồi thuộc tập đoàn Paul Maithland International (Vương
Quốc Anh). Là một trong những nhà thiết kế và sản xuất hàng trang trí nội thất
hàng đầu thế giới hiện đang hoạt động tại Việt Nam trong lĩnh vực thiết kế và sản
xuất mặt hàng trang trí nội thất. Trụ sở đặt tại khu chế xuất Sài Gòn-Linh Trung,
Phường Linh Trung Quận Thủ Đức Thành Phố Hồ Chí Minh với diện tích
25.953,1 m2 bao gồm hai nhà xưởng phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất
Cuối năm 2006 cơng ty chính thức mua lại tồn bộ cơng ty TNHH Mỹ
Nghệ Sài Gịn tên giao dịch là Saigon Fine Furniture đang hoạt động trong cùng
lĩnh vực ngành nghề ở khu chế xuất Linh Trung II, phường Bình Chiểu quận Thủ
Đức thành phố Hồ Chí Minh. Đầu tháng 4 năm 2007 đã được ban quản lý các khu

4


chế xuất và cơng nghiệp thành phố Hồ Chí Minh chuẩn y việc sát nhập thành công
ty TNHH Theodore Alexander HCM. Trụ sở chính của cơng ty được đăth tại khu
chế xuất Linh Trung II, phường Bình Chiểu quận Thủ Đức thành phố Hồ Chí
Minh, nhà xưởng đặt tại khu chế xuất Sài Gòn-Linh Trung (KCX Linh Trung I) và
KCX Linh Trung II với tổng diện tích sử dụng lên đến hơn 57.000,00 m 2 nằm ở
hai địa điểm trên
2.1.3 Lĩnh vực hoạt động
Thiết kế, sản xuất và tiêu thụ các mặt hàng nội thất mỹ nghệ, các sản phẩm
gỗ giả cổ, hàng tiêu dùng và các sản phẩm đính kèm như đèn bàn, tượng đồng,
hàng gốm được xuất đi các nước Anh, Mỹ, Úc và các nước Châu Á.
2.2 Cơ cấu tổ chức
2.2.1 Cơ cấu tổ chức của công ty
Hội đồng quản trị của tập đoàn Paul Maithland Smith có trụ sở đặt tại
Vương Quốc Anh, chủ tich, phó chủ tịch hội đồng quản trị và bốn tổng giám đốc
quản lý bốn công ty đặt tại các nước Anh, Ấn Độ, Philippin và Việt Nam. Trong
đó, cơng ty ở Việt Nam là Theodore Alexander HCM. Vị trí của cơng ty Theodore
Alexander trong hệ thống tập đoàn được thể hiện trong hình 2.1
Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của tập đồn
Chủ tịch tập đồn

Phó chủ tịch
tập đồn

TGĐ cơng ty tại
Anh

TGĐ công ty

tại Ấn Độ

TGĐ công ty tại
Philippin

TGĐ công ty tại
Việt Nam
Nguồn: Phòng Nhân Sự

5


Dưới sự quản lý của hội đồng quản trị, tập dồn Paul Maitland Smith có trụ
sở đặt tại Vương Quốc Anh, đứng đầu là chủ tịch và phó chủ tịch Hội Đồng Quản
Trị. Cũng như các công ty khác nằm trong hệ thống của tập đoàn, Theodore
Alexander hoạt động dưới sự quản lý của một vị tổng giám đốc có chức năng và
nhiệm vụ như sau:
-

Có quyền hành cao nhất và quyết định mọi hoạt động, đồng thời

chịu trách nhiệm cao nhất cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công
ty theo chiến lược và mục tiêu kinh doanh mà tập đoàn đã hoạch định trong
từng giai đoạnn phát triển.
-

Có trách nhiệm báo cáo về chủ tịch hoặc phó chủ tịch hội đồng quản

trị theo quy định về quyền hạn
Hỗ trợ tổng giám đốc trong việc điều hành và quản lý cịn có các giám đốc

các khối nhân sự, thu mua, sản xuất, hậu cần, tài chính, quản lý chất lượng, thiết
kế và quảng cáo.
2.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của các khối tổ chức tại công ty
Cơ cấu tổ chức của công ty Theodore Alexander theo lối cơ cấu trực tuyến
phân chia theo khối chức năng tương tự, mỗi khối lại được phân chia thành các
phòng, bộ phận. mỗi phòng trong khối thực hiện một số chức năng nào đó và được
điều hành bởi một trưởng phịng. Mỗi bộ phận trong khối lại được phân chia thành
nhiều nhóm nhỏ dưới sự điều hành của một trưởng nhóm và thực hiện một chức
năng trong các chức năng của bộ phận ấy, trong các trưởng nhóm này có một
người kiêm thêm trách nhiệm chính của bộ phận đó đối với giám đốc của khối đó.
Khối nhân sự: bao gồm phịng Hành Chính Nhân Sự, phịng Tuyển Dụng –
Đào Tạo – Phát Triển và phịng Sức Khỏe – An Tồn – Mơi Trường. Mỗi phịng
đượ điều hành bởi một trưởng phịng. Các phịng này có nhiệm vụ xây dựng nội
quy, cơ chế sản xuất và an toàn lao động trong toàn cơng ty, bảo vệ an ninh cho
tồn cơng ty và đảm bảo tốt cơng tác phịng cháy, chữa cháy, tổ chức chăm lo đời
sống, điều kiện làm việc cho cán bộ cơng nhân viên trong cơng ty. Quản lý tình
hình nhân sự tại công ty, đề bạt, khen thưởng, xử phạt đối với cán bộ công nhân
6


viên trong công ty. Đảm bảo đủ số lượng nhân viên phù hợp với công việc trong
công ty, chịu trách nhiệm theo dõi, quản lý hồ sơ của cán bộ công nhân viên, các
hợp đồng lao động, các quyết định thơi việc, nghỉ việc.
Khối sản xuất: gồm có bộ phận kế hoạch, bộ phận sản xuất gỗ, bộ phận sản
xuất đồng và bộ phận hồn tất sản phẩm. Các phịng, bộ phận này được phân chia
thực hiện các chức năng và nhiệm vụ chung của khối sản xuất bao gồm việc tham
mưu cho Ban Giám Đốc chiến lược kinh doanh để đáp ứng nhu cầu của thị trường,
thực hiện việc lên kế hoạch và theo dõi tiến độ sản xuất ở tất cả các công đoạn và
can thiệp đúng lúc ở bất kỳ công đoạn nào và thay đổi cần thiết để đạt kế hoạch,
mục tiêu chung.

Khối hậu cần: gồm có phịng xuất nhập khẩu, kho thành phẩm và kho
ngun liệu thực hiện các chức năng chung của khối hậu cần như lên kế hoạch
nhập xuất hàng cho ban giám đốc dựa trên chỉ tiêu đơn hàng, tổ chức sắp xếp nhập
và xuất hàng đúng, đủ và kịp thời cho các bộ phận có nhu cầu một cách hợp lý,
xuất thành phẩm đúng và đủ mặt hàng theo đúng đơn đặt hàng trong kế hoạch
được giao.
o Nhiệm vụ của phòng xuất nhập khẩu: chịu trách nhiệm quản lý, theo
dõi hàng xuất nhập khẩu, hoàn tất hồ sơ xuất nhập khẩu với hải
quan, thu thập đầy đủ chứng từ liên quan đến hàng xuất nhập khẩu
Khối tài chính: gồm có phịng Kế Tốn – Kiểm Tốn và phịng Quản Lý
Thơng Tin phân chia thực hiện chức năng và nhiệm vụ chung của khối tài chính
như quản lý vốn tiền mặt, mọi khoản phát sinh thu chi bằng tiền, quản lý tài sản,
vật tư, tiền vốn, tổ chức xây dựng cơ bản, sửa chữa và nghiệm thu, trích khấu hao,
phân loại và đánh giá tài sản cố định, chịu trách nhiệm báo cáo tình hình hoạt động
của cơng ty qua từng tháng, quý, năm cho hội đồng quản trị, tổ chức thực hiện
công việc huy động vốn cho công ty thực hiện các dự án, thiết lập và quản lý hệ
thống thông tin trong công ty từ Internet đến mạng LAN, chịu trách nhiệm về việc
quyết tốn tài chính với nhà nước.

7


Khối quản lý chất lượng: gồm có phịng kiểm tra chất lượng sản phẩm và
phịng thí nghiệm thực hiện các chức năng và nhiệm vụ chung của khối quản lý
chất lượng như chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý chất lượng sản phẩm ở tất cả các
công đoạn sản xuất, phân công nhân viên kiểm tra chất lượng nguyên liệu thơ từ
các nhà cung cấp nội địa và nước ngồi, thống kê các lỗi ở từng công đoạn và đề
nghị các biện pháp khắc phục kịp thời khi phát hiện những sai sót của sản phẩm,
thử nghiệm các sản phẩm hóa chất của nhà cung cấp, pha chế thử nghiệm các màu
sắc cho phù hợp với sản phẩm mới thiết kế

Khối thu mua: bao gồm phòng thu mua hàng nội địa và phịng thu mua
hàng nước ngồi thực hiện chức năng và nhiệm vụ chung của khối thu mua như
chịu trách nhiệm mua tất cả những yêu cầu về hàng hóa trong và ngồi nước phục
vụ cho mọi hoạt động của công ty, nhận kế hoạch nhu cầu nguyên vật liệu từ bộ
phận kế hoạch và liên hệ với nhà cung cấp trong và ngồi nước để tìm nguồn hàng
với giá cạnh tranh mà đạt được yêu cầu chất lượng, kỹ thuật cho sản xuất
Khối thiết kế: gồm có phịng thiết kế và bộ phận sản xuất hàng mẫu thực
hiện chức năng và nhiệm vụ chung của khối thiết kế như thực hiện việc thiết kế
sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu, thị hiếu ngày càng cao của khách hàng, sản xuất
những sản phẩm mới để phục vụ cho các cuộc triển lãm giới thiệu hàng hóa trang
trí nội thất có tính chất tồn cầu được tổ chức hàng năm để đạt kết quả cao nhất
Khối quảng cáo: gồm có phòng dịch vụ khách hàng và phòng quảng cáo
thực hiện các chức năng và nhiệm vụ chung của khối quản cáo bao gồm việc liên
hệ với khách hàng để nhận đơn hàng, thỏa thuận giá cũng như giải quyết các khiếu
nại về hàng hóa và các hình thức hậu mãi khác, thiết kế các trang quảng cáo hàng
hóa trên mạng, trên các trang tạp chí thế giới, tài trợ các tổ chức phi chính phủ,
thiết kế khơng gian , bố trí hàng hóa trong các cuộc triển lãm

8


2.3 Nguồn nhân lực
Bảng 2.1 Tổng Hợp Tình Hình Lao Động Của Công Ty Tháng 4 Năm 2008
ĐVT: người
Chỉ Tiêu

Số lượng (Người)

Tổng lao động


Tỷ lệ (%)

4645

100

2863

64,12

1782

35,88

Lao động trực tiếp tham gia sản xuất

3217

72,05

Lao động gián tiếp tham gia sản xuất

1248

27,95

Sau đại học

6


0,13

Đại học

126

2,82

Cao đẳng

11

0,25

Trung cấp

40

0,90

Trung học cơ sở

4482

95,90

1/ Phân chia theo giới tính
Trong đó: Nam
Nữ
2/ Phân chia theo loại lao động


3/ Phân chia theo trình độ

Nguồn: Phịng Nhân Sự
Thời điểm từ tháng 1 năm 2008 đến hết tháng 4 năm 2008 số lượng lao
động trực tiếp tham gia sản xuất trong cơng ty có sự biến động do có một lượng
lớn những lao động sau đợt nghỉ tết đã không quay trở lại làm việc
2.4 Sản phẩm của cơng ty
Hình 2.2: Một số sản phẩm của công ty

9


CHƯƠNG III: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU

3.1.

Cơ sở lý luận

3.1.1 Khái quát về xuất khẩu
3.1.1.1 Khái niệm xuất khẩu
Xuất khẩu (XK) là một quá trình thu doanh lợi bằng cách bán các sản phẩm
hoặc dịch vụ ra các thị trường nước ngoài, thị trường khác với thị trường trong
nước.
3.1.1.2 Vai trò và nhiệm vụ của xuất khẩu
3.1.1.2.1

Nhiệm vụ của xuất khẩu


Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của xuất khẩu đó là XK để thu về ngoại tệ
phục vụ cho cơng tác nhập khẩu. Ngồi ra XK cịn góp phần tăng tích lũy vốn, mở
rộng sản xuất tăng thu nhập cho nền kinh tế từ những ngoại tệ thu được từ đó đời
sống của nhân dân từng bước được cải thiện do có cơng ăn việc làm, tăng nguồn
thu nhập.
Thơng qua XK giúp cho các doanh nghiệp nói riêng và cả nước nói
chung mở rộng quan hệ đối ngoại với tất cả các nước trên thế giới, khai thác có
hiệu quả lợi thế tuyệt đối và tương đối của đất nước từ đó kích thích các ngành
kinh tế phát triển.
3.1.1.2.2

Vai trị của xuất khẩu

XK có vai trị tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ cơng
nghiệp hóa đất nước, góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản
xuất phát triển, kích thích đổi mới trang thiết bị và công nghệ sản xuất, nâng cao
mức sống của nhân dân vì sản xuất hàng xuất khẩu là nơi thu hút hàng triệu lao
động vào làm việc có thu nhập tương đối. Ngồi ra XK cịn là cơ sở để mở rộng và
thúc đẩy tăng cường sự hợp tác quốc tế giữa các nước.

10


3.1.1.2.3

Ý nghĩa của xuất khẩu

XK là hoạt động quốc tế đầu tiên của một doanh nghiệp, là chìa khóa mở ra
các giao dịch quốc tế cho một quốc gia bằng cách sử dụng có hiệu quả nhất lợi thế
so sánh tuyệt đối và tương đối của đất nước, thu về nhiều ngoại tệ phục vụ cho

nhập khẩu nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày một phong phú của người dân.
Thơng qua XK, hàng hóa của các doanh nghiệp trong nước sẽ tham gia vào
cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả, chất lượng, cuộc cạnh tranh này
đòi hỏi các doanh nghiệp phải tổ chức lại sản xuất, hình thành cơ cấu sản xuất
ln thích nghi được với thị trường quốc tế. Kết quả là một số doanh nghiệp sẽ rút
ra nhiều kinh nghiệm cho bản thân để làm tăng lợi nhuận, nền kinh tế của một
quốc gia phát triển, quan hệ kinh tế đối ngoại cũng được mở rộng.
3.1.1.3 Nghĩa vụ của nhà xuất khẩu
Trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, nhà xuất khẩu có trách
nhiệm nặng hơn so với nhà nhập khẩu vì phải đảm bảo giao hàng đúng số lượng,
chất lượng, phẩm chất, thời gian theo hợp đồng đã ký kết…, trong khi đó nhà nhập
khẩu chỉ nhận hàng và trả tiền mà thôi.
Nghĩa vụ của nhà xuất khẩu là phải giao hàng, giao chứng từ liên quan đến
hàng và chuyển giao quyền sở hữu về hàng theo đúng quy định của hợp đồng đã

3.1.1.3.1

Nghĩa vụ giao hàng

Giao hàng tức là người bán phải giao cho người mua quyền sở hữu
hàng hoá vào một thời điểm cụ thể đã quy định trong hợp đồng.
3.1.1.3.2

Sự phù hợp của hàng hóa được giao

Người bán phải có nghĩa vụ giao hàng cho người mua: đúng số lượng hoặc
trọng lượng và đúng phẩm chất như cam kết trong hợp đồng.
3.1.

Tốc độ lưu chuyển hàng hóa

Mong muốn lớn nhất của các doanh nghiệp khi tiến hành sản xuất kinh

doanh hàng hóa là tiêu thụ được nhiều hàng hóa và thu về lợi nhuận tối đa. Và tốc
độ lưu chuyển hàng hóa là một trong những nhân tố được nghiên cứu có liên quan
11


đến mức độ, khả năng tiêu thụ.
3.1.2.1 Khái niệm
Tốc độ lưu chuyển hàng hóa là biểu hiện thời gian lưu thơng hàng hóa trên
thị trường tiêu thụ, nó được tính bằng hai chỉ tiêu:
- Thời gian của vòng lưu chuyển hàng hóa, ký hiệu là Nl/c
- Số vịng lưu chuyển hàng hóa trong kỳ, ký hiệu là Vl/c. Cơng thức tính
360
Vl/c = -------Nl/c
Trong đó:

D*360
Nl/c = ---------M

D là lượng dự trữ bình qn.
M là giá trị hàng hóa lưu chuyển trong kỳ.

3.1.2.2Ý nghĩa
Phân tích tốc độ lưu chuyển hàng hóa để tìm ra những nguyên nhân
ảnh hưởng đến số ngày lưu chuyển và số vịng lưu chuyển hàng hóa nhằm thúc
đẩy q trình tiêu thụ hàng hóa diễn ra một cách nhanh chóng, nâng cao hiệu quả
sử dụng vốn cho doanh nghiệp.
3.1.3 Kênh phân phối
3.1.3.1 Khái niệm

Các kênh phân phối có thể được xem như những tập hợp các tổ
chức phụ thuộc lẫn nhau liên quan đến quá trình tạo ra sản phẩm hay dịch vụ
hiện có để sử dụng hay tiêu dùng.
3.1.3.2 Ý nghĩa
- Việc sử dụng kênh phân phối đem lại hiệu quả cao hơn trong việc đảm
bảo phân phối hàng rộng khắp và đưa hàng đến các thị trường mục tiêu
- Tiết kiệm được khối lượng công việc cần làm và thu nhiều lợi nhuận hơn.
3.1.4 Marketing quốc tế
3.1.4.1 Khái niệm
Marketing quốc tế chỉ khác Marketing ở chỗ hàng hóa hay dịch vụ được
tiếp thị ra khỏi phạm vi biên giới của một quốc gia, dù sự khác biệt này không lớn
12


lắm nhưng nó lại có ý nghĩa thay đổi vơ cùng quan trọng trong cách quản trị
Marketing, các cách giải quyết những trở ngại của Marketing, việc thành lập các
chính sách Marketing kể cả việc thực hiện các chính sách này, Marketing quốc tế
gồm có 3 dạng:
Marketing xuất khẩu: Đây là hoạt động Marketing nhằm giúp doanh nghiệp
đưa hàng hóa xuất khẩu ra thị trường bên ngoài.
Marketing tại nước sở tại: Là hoạt động Marketing ở bên trong các quốc gia
mà ở đó cơng ty của ta đã thâm nhập.
Marketing đa quốc gia: Nhấn mạnh đến sự phối hợp và tương tác hoạt động
Marketing trong nhiều môi trường khác nhau, nhân viên Marketing phải có kế
hoạch và cân nhắc cẩn thận nhằm tối ưu hóa sự tổng hợp lớn nhất là tìm ra sự
điều chỉnh hợp lý nhất cho các chiến lược Marketing được vận dụng ở từng quốc
gia riêng lẽ.
3.1.4.2 Tầm quan trọng của marketing quốc tế
Việc tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế là một xu thế bắt buộc,
một u cầu khách quan, vì thế địi hỏi phải làm tốt khâu tiếp thị quốc tế,

khi đó doanh nghiệp tìm thấy một số thuận lợi như sau :
- Thông qua xuất khẩu doanh nghiệp mở rộng được thị trường tiêu thụ.
- Khi thị trường nội địa không tiêu thụ hết sản phẩm thì thị trường quốc tế
là lối thoát duy nhất để tiêu thụ sản phẩm dư thừa, kết quả nhà xuất khẩu có thể
phân bổ chi phí cố định cho nhiều sản phẩm, hạ giá thành, nâng cao lợi nhuận,
giảm được rủi ro.
- Ước vọng của các nhà lãnh đạo muốn cho công ty của họ tham gia vào thị
trường quốc tế.
- Mở rộng chu kỳ sống của sản phẩm.
- Khai thác lợi thế hiện có ở những thị trường chưa được khai thác.
- Nâng cao hiểu biết về cạnh tranh quốc tế.
- Phát triển thêm lợi nhuận để tái đầu tư, tạo công ăn việc làm.
- Thực hiện tốt quản trị nhân viên cũng như tiến bộ của sản phẩm do thông
13


qua cạnh tranh.
3.1.5 Chất lượng sản phẩm
Chất lượng luôn là một trong những yếu tố quan trọng quyết định
khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thương trường.
3.1.5.1 Khái niệm chất lượng
Chất lượng là tồn thể những đặc tính của một thực thể đáp ứng được
những nhu cầu đã định và những nhu cầu phát sinh (Theo ISO 8402 : 1994).
Trong đó, nhu cầu đã định là những yêu cầu đã được nêu trong hợp đồng và được
thể hiện thành những đặc điểm cụ thể với những tiêu chuẩn rõ ràng. Nhu cầu phát
sinh được công ty xác định trên cơ sở hiểu biết của mình về thị trường.
Hay chất lượng là mức độ của một tập hợp các đặc tính vốn có đáp ứng các
u cầu (nhu cầu hay mong đợi đã được công bố, ngầm hiểu hay bắt buộc) (Theo
ISO 9000:2000)
 Chất lượng sản phẩm là tổng hợp những chỉ tiêu, những đặc trưng của

sản phẩm thể hiện mức thỏa mãn những nhu cầu trong những điều kiện
tiêu dùng xác định.
3.1.5.2 Ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng
Việc nâng cao chất lượng sản phẩm có ý nghĩa quan trọng đối với các
doanh nghiệp như :
- Hình ảnh của doanh nghiệp tốt đẹp hơn.
- Gia tăng thị phần của doanh nghiệp.
- Khách hàng được thỏa mãn.
- Có khả năng cạnh tranh.
- Giảm chi phí…
3.1.6 Các tỷ số tài chính
Trong q trình phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh
của một doanh nghiệp thì các chỉ tiêu tài chính là khơng thể thiếu, chúng có vai
trị quan trọng giúp xem xét đánh giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp một
cách chính xác và khách quan hơn.
14


3.1.6.1 Các tỷ số về khả năng thanh toán
Các tỷ số này phản ánh khả năng trả nợ ngắn hạn của doanh nghiệp
3.1.6.1.1

Hệ số thanh toán ngắn hạn

Hệ số thanh tốn ngắn hạn cịn gọi là hệ số thanh tốn hiện hành là
thước đo khả năng có thể trả nợ của doanh nghiệp khi nợ đến hạn bằng các tài sản
ngắn hạn. Hệ số này càng cao chứng tỏ khả năng thanh tốn nợ ngắn hạn của cơng
ty càng lớn và ngược lại.
Tài sản lưu động
Hệ số thanh toán ngắn hạn =

Nợ ngắn hạn
3.1.6.1.2

Hệ số thanh toán nhanh

Đo lường mức độ đáp ứng nhanh của vốn lưu động trước các khoản nợ
ngắn hạn. Hệ số này càng lớn thể hiện khả năng thanh toán nhanh càng cao và
ngược lại. Tuy nhiên, hệ số này quá lớn lại gây ra tình trạng mất cân đối của vốn
lưu động, tập trung quá nhiều vào tiền, đầu tư ngắn hạn có thể khơng hiệu quả.
Tiền + Các khoản đầu tư ngắn hạn + Các khoản phải thu
Hệ số thanh toán nhanh =
Nợ ngắn hạn
3.1.6.2 Các tỷ số về cơ cấu tài chính
Các tỷ số này phản ánh mức độ mà doanh nghiệp dùng nợ vay để sinh lời
hoặc phản ánh mức độ tự chủ tài chính của doanh nghiệp.
3.1.6.2.1

Tỷ số nợ

Là phần nợ vay chiếm trong tổng nguồn vốn. Các chủ nợ thường quan tâm
đến tỷ số nợ, nếu tỷ số nợ càng thấp hoặc vừa phải thì các chủ nợ sẽ an tâm hơn.
Tổng nợ
Tỷ số nợ =
Tổng tài sản
3.1.6.2.2

Tỷ số đảm bảo nợ dài hạn

Tỷ số này thể hiện mối quan hệ giữa tài sản cố định và đầu tư dài hạn với
15



nợ dài hạn của công ty.
Tỷ số này càng cao chứng tỏ khả năng đảm bảo nợ dài hạn của công ty
càng lớn, chủ nợ càng an tâm, tin tưởng và ngược lại.
Tài sản cố định và đầu tư dài hạn
Tỷ số đảm bảo nợ dài hạn nợ =
Tổng tài sản
3.1.6.3 Các tỷ số hoạt động
Các tỷ số này phản ánh tình hình sử dụng tài sản hoặc cơng tác tổ chức điều
hành và hoạt động của doanh nghiệp.
Kỳ thu tiền bình quân là thước đo khả năng thu hồi vốn trong thanh tốn
tiền hàng.
Nếu kỳ thu tiền bình qn thấp thì vốn của doanh nghiệp ít bị đọng trong
khâu thanh toán và ngược lại.
Các khoản phải thu*360
Kỳ thu tiền bình quân =
Tổng tài sản
3.1.6.4 Các tỷ số doanh lợi
Các tỷ số này phản ánh hiệu quả sử dụng các tài nguyên của doanh nghiệp
hoặc hiệu năng quản trị của doanh nghiệp.
3.1.6.4.1

Lãi gộp

Tỷ lệ này cho thấy khả năng điều hành sản xuất và chính sách giá của
doanh nghiệp. Tỷ lệ lãi gộp biến động sẽ là nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến
lợi nhuận. Tỷ lệ này càng cao càng tốt và ngược lại, tuy nhiên còn tùy thuộc và
đặc điểm ngành nghề kinh doanh và tỷ lệ chi phí kinh doanh mà mỗi doanh nghiệp
sẽ có một tỷ lệ lãi gộp thích hợp

Lãi gộp
Tỷ lệ lãi gộp =
Doanh thu thuần
3.1.6.4.2

Doanh lợi tiêu thụ
16


Chỉ tiêu này giúp đánh giá chính xác hơn hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp, nó phản ánh mức sinh lời trên doanh thu. Doanh lợi tiêu
thụ càng cao càng tốt vì khi đó doanh nghiệp kinh doanh có lời và ngược lại.
Lợi nhuận sau thuế
Doanh lợi tiêu thụ =
Doanh thu thuần
Ngồi ra, trong q trình phân tích các doanh nghiệp cịn sử dụng chỉ tiêu
tỷ lệ lãi trên tổng tài sản (ROA).ROA là tích của doanh lợi tiêu thụ với hệ số vòng
quay tài sản
Lợi nhuận sau thuế
ROA =

Lợi nhuận sau thuế
=

Tổng tài sản

Doanh thu thuần
x

Doanh thu thuần


Tổng tài sản

ROA phản ánh tình hình tài chính, hiệu quả sản xuất kinh doanh
cũng như phương thức hành động của doanh nghiệp. ROA càng cao càng thể hiện
sự sắp xếp, phân bổ và quản lý tài sản càng hợp lý, hiệu quả và ngược lại.
3.2.

Phương pháp nghiên cứu
Với những mục tiêu được đề ra ở phần trên, để thực hiện và phát triển đề tài

theo chiều sâu, rộng thì cần phải dựa vào các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp thống kê - tập hợp phân tích mơ tả số liệu: Dùng cơng cụ
thống kê tập hợp tài liệu, số liệu của cơng ty, sau đó tiến hành phân tích, so sánh,
đối chiếu rút ra kết luận về bản chất, nguyên nhân của sự thay đổi.
- Phương pháp nghiên cứu Marketing: sử dụng kênh phân phối, ma trận
SWOT để nhìn nhận vấn đề rõ nét hơn, làm nổi bật lên chiến lược phát triển kinh
doanh của cơng ty.
- Phương pháp phân tích tài chính: dùng cơng cụ các tỷ số tài chính để tính
tốn, xác định kết quả từ đó rút ra nhận xét về hiệu quả hoạt động của công ty.
- Phương pháp thay thế liên hồn cịn gọi là phương pháp loại trừ các nhân
tố ảnh hưởng đến sự biến động của chỉ tiêu phân tích bằng cách thay thế lần lượt
các nhân tố kỳ thực tế vào kỳ kế hoạch để từ đó xác định chính xác mức độ ảnh
17


hưởng của các nhân tố phân tích.

CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
18



4.1 Tổng quan về tình hình xuất khẩu nội thất mỹ nghệ của Việt Nam
Hiện nay, các sản phẩm đồ gỗ của các doanh nghiệp Việt Nam chịu sự cạnh
tranh gay gắt từ các doanh nghiệp của Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia,
Malaysia, các nước Đông Âu và Mỹ La Tinh. Chỉ tính riêng Trung Quốc đã có
trên 50.000 cơ sở sản xuất với hơn 50 triệu nhân công và sản xuất với doanh số
gần 20 tỷ USD.
Thị trường xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam đã có nhiều biến chuyển mạnh
mẽ trong những năm gần đây, từ chỗ tập trung vào các thị trường chung chuyển
như Đài Loan, Singapore, Hàn Quốc…. để tái xuất khẩu sang một nước thứ ba,
đến nay đã xuất khẩu trực tiếp sang các thị trường của người tiêu dùng. Hiện tại,
các sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam có mặt ở 120 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế
giới, với các chủng loại sản phẩm đa dạng, từ hàng trang trí nội thất trong nhà,
hàng ngoài trời…. đến các mặt hàng dăm gỗ. kim ngạch xuất khẩu gỗ liên tục
tăng. Chỉ tính riêng các mặt hàng gỗ và đồ gỗ được sản xuất trên dây truyền công
nghiệp năm 1998 mới đạt 135 triệu USD thì đến năm 2002 con số này đã lên đến
431 triệu USD, năm 2003 đạt 567 triệu USD và ước tính lên đến một tỷ USD năm
2004.
Trong những năm tới, ngồi việc duy trì và phát triển các thị trường truyền
thống (cả thị trường trung chuyển và thị trường người tiêu dùng trực tiếp) để thơng
qua đó uy tín và chất lượng sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam sẽ tập trung phát
triển mạnh một số thị trường mục tiêu, có nền kinh tế phát triển ổn định, sức mua
ổn định và nhu cầu liên tục tăng, các thể chế về kinh doanh, thương mại hoàn
thiện, hệ thống rộng khắp và năng động, bao gồm: EU, Mỹ, Nhật Bản và Cộng
Hòa Liên Bang Nga.
Khách hàng chủ đạo đối với các sản phẩm gỗ Việt Nam được xác định là
các nhà nhập khẩu và các nhà phân phối. Thực tế năng lực tài chính tiếp thị,
nghiên cứu thị trường và phát triển các sản phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam
19



còn yếu, nên nếu trực tiếp thiết lập các kênh phân phối, mạng lưới tiêu thụ và
nghiên cứu nhu cầu phát triển của trị trường sẽ thực sự sẽ rất khó khăn đối với mỗi
doanh nghiệp. việc sử dụng những kênh phân phối hiện có và khả năng phát triển
thị trường lớn là giải pháp hữu hiệu nhất để tăng sản lượng thâm nhập thị trường
đồng thời tiết kiệm chi phí cho cơng tác tiếp thị.
Bảng 4.1: Thị Trường Xuất Khẩu Đồ Gỗ Việt Nam
Đơn vị tính: Triệu USD
Năm
2005

2006

2007

Nước/khu vực
Nhật bản

751.377

931.394

1378.913

Đài Loan

472.368

451.82


452.553

Anh

35.964

504.971

506.986

Pháp

277.746

262.187

254.238

Hàn Quốc

178.112

245.542

243.361

Các nước khác

970.696


1199.260
1450.886
Nguồn: Tổng cục thống kê

Sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam từ chỗ chỉ là sản phẩm thơ (gỗ trịn,
gỗ xẻ) đã phát triển lên một trình độ gia cơng cao hơn, áp dụng cơng nghệ tẩm,
sấy, trang trì bề mặt…. xuất khẩu cá sản phẩm hồn chỉnh, sản phẩm có giá trị gia
tăng về cơng nghệ và lao động. có thể chia các sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt
Nam thành bốn nhóm chính:
Nhóm thứ nhất: Nhóm sản phẩm đồ mộc ngồi trời bao gồm các loại bàn
ghế vườn, ghế băng, dù che nắng, ghế xích đu… làm hồn tồn từ gỗ hoặc gỗ kết
hợp với các vật liêuh khác như sắt, nhơm, nhựa….
Nhóm thứ hai: Nhóm sản phẩm đồ mộc trong nhà bao gồm các loại bàn ghế
giường tủ, giá kê sách, đồ chơi, ván sàn…. Làm hoàn toàn từ gỗ hay gỗ kết hợp
với các vật liệu khác như da, vải….
Nhóm thứ ba: Nhóm đồ mỹ nghệ chủ yếu từ gỗ rừng tự nhiên bao gồm bàn
ghế, tủ…. áp dụng các công nghệ chạm khắc, khảm.

20


×