Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

Nghiên cứu tình hình sản xuất lúa tại xã hoàng đồng thành phố lạng sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (264.9 KB, 34 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



NGUYỄN KIM TUYẾN


Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA
TẠI XÃ HOÀNG ĐỒNG THÀNH PHỐ LẠNG SƠN



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC




Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Trồng trọt
Khoa : Nông Học
Khóa học : 2013 – 2015
Giảng viên hướng dẫn : Th.S Bùi Lan Anh





Thái Nguyên, năm 2014


1
LỜI NÓI ĐẦU

Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn không thể thiếu đối với mỗi sinh viên,
nó giúp sinh viên nắm vững kiến thức cơ bản về môn học, nắm chắc quy trình
kỹ thuật các loại cây trồng, các phương pháp phòng trừ dịch hại cây trồng.
Mỗi sinh viên có dịp củng cố, hệ thống lại toàn bộ những kiến thức đã học.
Tạo điều kiện cho sinh viên tiếp xúc với thực tế, làm quen với việc áp dụng
những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất. Đồng thời, tạo cho
sinh viên tác phong lề lối làm việc đúng đắn, tự lập và có khoa học. Khi ra
trường sẽ trở thành những cán bộ thực thụ, giỏi về lý thuyết, vững vàng tay
nghề, thành thạo trong chuyên môn, góp phấn thúc đẩy sản xuất phát triển,
làm tăng năng suất, chất lượng cây trồng. Nhằm thực hiện mục tiêu công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.
Xuất phát từ những yêu cầu trên, được sự quan tâm của Ban giám hiệu,
sư nhất trí của Ban chủ nhiệm khoa Nông học - Trường đại học Nông Lâm
Thái Nguyên. Em được phân công đến thực tập tại Trạm khuyến nông thành
phố với đề tài: ''Nghiên cứu tình hình sản xuất lúa tại xã Hoàng Đồng
thành phố Lạng Sơn''. Trong thời gian thực hiện đề tài, ngoài sự nỗ lực của
bản thân, em được sự quan tâm giúp đỡ của các thầy cô giáo trong Khoa
Nông học, Tram Khuyến Nông Thành phố, Uỷ ban nhân dân xã Hoàng Đồng
đã tạo điều kiện, giúp đỡ em trong quá trình thực tập tốt nghiệp, đặc biệt là sư
giúp đỡ chỉ bảo tận tình của cô giáo Ths. Bùi Lan Anh đã giúp đỡ em trong
quá trình hoàn thành báo cáo tốt nghiệp này.
Do thời gian thực tập có hạn, trình độ bản thân còn hạn chế, nên báo cáo
của em không tránh khỏi những thiếu sót, mong sự đóng góp ý kiến của các
thầy cô.

2
PHẦN I

MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Cây lúa (Ozyra Stiva L) là một trong những cây lương thực chủ yếu trên
thế giới. Sản phẩm lúa gạo là nguồn lương thực nuôi sống phần đông dân số
trên thế giới và có vai trò quan trọng trong công nghiệp chế biến. Nó cung cấp
2/3 lượng calo cho 3 tỷ người ở châu Á, 1/3 calo cho 1,5 tỷ người ở châu Phi
và châu Mỹ La Tinh. Trong cơ cấu sản xuất lương thực của thế giới, lúa mì
chiếm 30,5%; lúa gạo chiếm 26,5%; ngô chiếm 24%, còn lại là các loại ngũ
cốc khác.
Ngày nay diện tích, sản lượng lúa ngày một tăng nhanh nhưng vẫn
không đáp ứng đủ nhu cầu của con người trên toàn thế giới.
Việt Nam là một nước có địa thế về điều kiện tự nhiên, có truyền thống
trồng lúa nước từ lâu đời và Việt Nam đã trở thành nước sản xuất lúa gạo nổi
tiếng thế giới (Nguyễn Văn Hoan) [4].
Là một nước đông dân nhưng chỉ có 4 triệu ha đất trồng lúa, bình quân
đầu người có khoảng 500m
2
. Vì vậy, Việt Nam đã áp dụng nhiều biện pháp
kỹ thuật để đưa năng suất lúa lên mức 47,897% tạ/ha, không những đảm bảo
gạo nuôi đủ nuôi sống hơn 80 triệu người và còn xuất khẩu gần 4,3 triệu tấn
gạo, đứng thứ 2 trên thế giới sau Thái Lan (Nguyễn Đức Thạch, 2002) [9].
Đường hướng phát triển của Đảng bộ Lạng Sơn đưa ra trong buổi họp
triển khai kế hoạch sản xuất năm 2012 hướng tới mục tiêu chung là tạo được
sự chuyển biến mạnh mẽ trong việc tái cơ cấu lại nền sản xuất nhằm tăng
năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa trên
thị trường, phát triển bền vững, đảm bảo về an ninh lương thực góp phần giải
quyết các vấn đề an sinh xã hội và môi trường. Xuất phát từ tầm quan trọng
của nền nông nghiệp cũng như sản xuất lúa và giá trị sản phẩm của lúa gạo
3
chúng tôi thực hiện đề tài: "Nghiên cứu tình hình sản xuất lúa tại xã Hoàng

Đồng thành phố Lạng Sơn".
1.2. Mục đích
- Điều tra tình hình sản xuất lúa tại xã Hoàng Đồng thành phố Lạng Sơn
- Đánh giá vai trò, vị trí của cây lúa trong cơ cấu cây trồng của địa
phương và những khó khăn, thuận lợi trong sản xuất lúa.
- Từ đó đề xuất các giải pháp kỹ thuật để nâng cao năng suất và chất
lượng lúa ở xã trong những năm trước mắt và lâu dài.
1.3. Yêu cầu
- Điều tra thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã
Hoàng Đồng thành phố Lạng Sơn
- Điều tra thu thập số liệu sản xuất lúa tại xã Hoàng Đồng thành phố
Lạng Sơn
4
PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tình hình nghiên cứu và sản xuất lúa trên thế giới
2.1.1. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới
Cây lúa được gieo trồng từ 30 vĩ độ Bắc đến 40 vĩ độ Nam gồm 150
nước trồng lúa trên thế giới. Do xác định được tầm quan trọng của cây lúa
trong nền kinh tế nên nhiều nước trên thế giới đã đặc biệt quan tâm chú trọng
đẩy mạnh sản xuất, phát triển cây lúa, đặc biệt trong những năm gần đây khi
khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ đã áp dụng nhiều tiến bộ khoa học vào
sản xuất, làm cho năng suất sản lượng lúa tăng nhanh, điều đó được thể hiện
qua bảng 2.1.
Bảng 2.1. Diễn biến tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới
Năm Diện tích
(triệu ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng

(triệu tấn)
2009 158,1 43,4 686,60
2010 161,2 44,0 702,00
2011 163,0 45,0 726,12
2012 162,3 45,5 738,20
2013 166,1 45,0 745,20
Nguồn: FAOSTAT, 2013
Nhận xét: Qua bảng số liệu 2.1 ta thấy, tình hình sản xuất lúa gạo trên
thế giới từ năm 2009- 2013 luôn có sự biến động về diện tích, năng suất, sản
lượng. Năm 2009 là 158,1 triệu ha, đến năm 2011 đã tăng lên 4,9 triệu ha
trong vòng 3 năm và đạt 163,0 triệu ha. Từ năm 2011 đến năm 2013 diện tích
cũng tăng 3,1 triệu ha nhưng tăng ít hơn năm 2011.
5
Năng xuất lúa năm 2009 đến năm 2011, 2012 có sự thay đổi, tăng 0,6-
1,6 tạ/ha so với năm 2009. Năm 2013 giảm 0,5 tạ/ha so với năm 2012. Năng
suất lúa 2009 - 2013 có sự tăng giảm bấp bênh.
Sản lượng lúa tăng dần từ 2009- 2013 tăng 58,6 triệu tấn. Đặc biệt năm
2011 đạt 726,12 triệu tấn tăng 24,12 triệu tấn so với năm 2010. Năm 2012,
2013 đạt 738,20 - 745,2 triệu tấn tăng 51,6- 58,6 triệu tấn so với năm 2009.
Với tốc độ dân số tăng nhanh như hiện nay thi vấn đề an ninh lương
thực luôn là vấn đề cấp bách quan trọng hàng đầu. Từ những số liệu trên cho
thấy tình hình sản xuất lúa trên thế giới ngày càng phát triển như vậy vấn đề
an ninh lương thưc sẽ phần nào được giải quyết.
Theo thống kê của tổ chức lương thưc thế giới (FAO, 2008) cho thấy
có 114 nước trồng lúa, trong đó 18 nước có diện tích trồng lúa trên 1.000.000
ha tập trung ở Châu Á ,…, 13 nước có diện tích trồng lúa trong khoảng
100.000 ha -1.000.000 ha.Trong đó có 27 nước có năng suất trên 5 tấn/ha.
(Hoàng Long, 2010).
Hiện nay cùng với sự vượt bậc của khoa học kỹ thuật thì một số nước
có nền nông nghiệp lạc hậu, còn đói nghèo nay đã vượt lên trở thành nước

xuất khẩu gạo lớn trên thế giới. Nhưng bên cạnh đó giữa các châu lục còn rất
nhiều nước do nền khoa học chưa phát triển, hay điều kiện tự nhiên không
thuận lợi nên năng suất sản lượng lúa gạo chưa cao.

6
Bảng 2.2. Tình hình sản xuất lúa của 10 nước đứng đầu thế giới về diện
tích năm 2012
STT Tên nước
Diện tích
(triệu ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(triệu tấn)
1 Ấn Độ 43,50 51,52 712,80
2 Trung Quốc 30,50 36,60 159,20
3 Indonesia 14,00 67,24 205,01
4 Thái Lan 12,37 31,34 387,90
5 Myanma 7,50 37,33 280,00
6 Việt Nam 8,00 55,80 440,80
7 Philippines 5,00 38,90 184,40
8 Brazin 2,34 50,10 117,60
9 Nhật Bản 1,60 67,30 107,60
(Nguồn: FAOSTAT, 2012)
Nhận xét: Từ bảng số liệu trên biết được nước có diện tích trồng lúa lớn
nhất thế giới là Ấn Độ với 43,50 triệu ha; đứng thứ 2 là Trung Quốc 30,50
triệu ha, ít hơn Ấn Độ 13 triệu ha. Tiếp đến là Indonesia, Thái Lan trên 10
triệu ha. Nước có diện tích trồng lúa nhỏ nhất là Nhật Bản nhưng lại có năng
suất đứng đầu (67,30 tạ/ha), năng suất đạt thứ 2 là Trung Quốc (36,60 tạ/ha)
và thấp nhất là Ấn Độ (51,52 tạ/ha) thấp hơn (15,78 tạ/ha) so với Nhật Bản,

Ấn Độ là nước có năng suất cao thứ 2 (51,52 tạ/ha) nhưng sản lượng lúa là
(712,80 triệu tấn) đạt cao nhất. Vì Ấn Độ là nước có diện tích trống lúa lớn nhất.
Việt Nam diện tích trồng lúa đứng thứ 5 trong 9 nước nhưng cũng là
nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 trên thế giới sau Thái Lan. Xuất khẩu lúa gạo
nước ta ngày càng tăng trước hết là do sự phát triển của khoa hoc công nghệ
đã cải thiện công tác giống, chăm sóc lúa, phòng ngừa sâu bệnh… giúp tăng
năng suất lúa, nâng cao nguồn cung lúa gao trong nước. Việc giữ vững và gia
7
tăng sản lượng lúa của cả nước là tiền đề tốt cho việc đảm bảo an ninh lương
thực quốc gia cũng như đẩy mạnh xuất khẩu gạo trên các thị trường trong khu
vực và thế giới.
2.1.2. Tình hình nghiên cứu cây lúa trên thế giới
Cùng với sự phát triển của loài người nghề trồng lúa đã và đang ngày
càng đạt được nhiều thành tựu lớn, hiện Viện Nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI)
đã lai tạo và chọn lọc thành công nhiều giống lúa tốt, phổ biến trên thế giới
như: IR6, IR8, IR20, IR26, tạo ra sự nhảy vọt về năng suất và sản lượng lúa
ở nhiều vùng trên thế giới.
Trải qua nhiều thập kỷ, Mỹ đã có nhiều nhà khoa học tham gia nghiên
cứu trực tiếp và giải quyết vấn đề lương thực. Trong những năm gần đây, các
nhà khoa học Mỹ không chỉ quan tâm nghiên cứu đến việc chọn lọc, lai tạo và
đưa ra sản xuất những giống lúa có năng suất cao, ổn định, thâm canh phù
hợp với từng vùng. Năm 2003 Mỹ đã xuất khẩu được 3,4 triệu tấn gạo, đứng
thứ ba thế giới, sau Thái Lan Và Việt Nam.
Ấn Độ đã thành lập được viện nghiên cứu Cuttack bang Orissa và có
nhiều trường Đại học cao đẳng và 130 cơ quan khảo nghiệm nghiên cứu về lúa.
Trung Quốc là nước đã nghiên cứu và lai tạo được nhiều giống mới có
năng suất, chất lượng cao, trong đó có một số giống được đưa vào sản xuất ở
Việt Nam và mang lại nhiều kết quả cao.
Hiện nay, Nhật Bản đã tìm ra các giống lúa HEXI 34 và HEXI 35 có
năng suất cao từ 83,5 - 88,0 tạ/ha.

Từ đầu những năm 1950, Thái Lan đã thu nhập và tinh lọc làm thuần các
giống lúa địa phương và đưa ra hai giống lúa tẻ Muong Hương và DOWK
Pavom phổ biến ở miền Nam. Hai giống lúa này có tiềm năng cho năng suất
2,8 tấn/ha và một số giống lúa nếp SEW MACJAN trồng ở miền Bắc đạt năng
suất 2,8 tấn/ha. Các giống lúa này đều chịu rét tốt, khi đưa lên vùng cao cả ba
8
giống lúa mới KLG - 8350 - 1 - 1 - 1 - 2 - 4, SPK 8911 - 12 - 2 - 2 - 2, hai
giống này có năng suất cao, không phản ứng với ánh sáng có thể gieo cấy 2
vụ/năm.
Căn cứ vào nhu cầu sản xuất lúa trên thế giới, thì hàng năm cần đến
khoảng 8 triệu tấn lúa giống. Trong đó, khu vực cần nhiều nhất là châu Á. Để
đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của sản xuất lúa, các nhà khoa học đang ngày
càng cố gắng nỗ lực để tạo ra nhiều giống lúa mới cho năng suất cao, phẩm
chất tốt mang lại lợi nhuận cho người nông dân và lợi ích cho người tiêu dùng.
2.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu lúa ở Việt Nam
2.2.1. Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam
Việt Nam là một nước nông nghiệp dựa trên lúa gạo là chủ yếu. Trải
qua bốn nghìn năm lịch sử gắn liền với nền văn minh lúa nước lâu đời của
dân tộc.
Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam Á, ở tọạ độ 8
o
20'-22
0
22' vĩ
tuyến Bắc, 102
0
10'-129
0
29' kinh tuyến Đông, thuộc vùng nhiệt đới gió mùa.
Với điều kiện tự nhiên như vậy, rất thích hợp với sự sinh trưởng và

phát triển cuả cây lúa. Việt Nam có nhiều vùng đồng bằng châu thổ rộng lớn,
có lượng phù xa bồi đắp thường xuyên và tương đối bằng phẳng được trải từ
Bắc tới Nam. Trong đó, điển hình là hai vùng đồng bằng châu thổ Sông Hồng
và đồng bằng châu thổ Sông Cửu Long, với một loạt châu thổ nhỏ hẹp ở ven
sông, ven biển miền trung đều được dùng để sản xuất nông nghiệp mà chủ
yếu là trồng lúa nước.
Sự hình thành và phát triển sản xuất lúa gạo ở nước ta có lịch sử truyền
thống lâu đời và có ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân. Việt Nam có
khoảng 9,3 triệu ha đất nông nghiệp, phần lớn diện tích đất dành cho trồng lúa
là chính khoảng 4,3 triệu ha (chiếm khoảng 46% diện tích đất nông nghiệp).

2
PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Cây lúa (Ozyra Stiva L) là một trong những cây lương thực chủ yếu trên
thế giới. Sản phẩm lúa gạo là nguồn lương thực nuôi sống phần đông dân số
trên thế giới và có vai trò quan trọng trong công nghiệp chế biến. Nó cung cấp
2/3 lượng calo cho 3 tỷ người ở châu Á, 1/3 calo cho 1,5 tỷ người ở châu Phi
và châu Mỹ La Tinh. Trong cơ cấu sản xuất lương thực của thế giới, lúa mì
chiếm 30,5%; lúa gạo chiếm 26,5%; ngô chiếm 24%, còn lại là các loại ngũ
cốc khác.
Ngày nay diện tích, sản lượng lúa ngày một tăng nhanh nhưng vẫn
không đáp ứng đủ nhu cầu của con người trên toàn thế giới.
Việt Nam là một nước có địa thế về điều kiện tự nhiên, có truyền thống
trồng lúa nước từ lâu đời và Việt Nam đã trở thành nước sản xuất lúa gạo nổi
tiếng thế giới (Nguyễn Văn Hoan) [4].
Là một nước đông dân nhưng chỉ có 4 triệu ha đất trồng lúa, bình quân
đầu người có khoảng 500m
2

. Vì vậy, Việt Nam đã áp dụng nhiều biện pháp
kỹ thuật để đưa năng suất lúa lên mức 47,897% tạ/ha, không những đảm bảo
gạo nuôi đủ nuôi sống hơn 80 triệu người và còn xuất khẩu gần 4,3 triệu tấn
gạo, đứng thứ 2 trên thế giới sau Thái Lan (Nguyễn Đức Thạch, 2002) [9].
Đường hướng phát triển của Đảng bộ Lạng Sơn đưa ra trong buổi họp
triển khai kế hoạch sản xuất năm 2012 hướng tới mục tiêu chung là tạo được
sự chuyển biến mạnh mẽ trong việc tái cơ cấu lại nền sản xuất nhằm tăng
năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa trên
thị trường, phát triển bền vững, đảm bảo về an ninh lương thực góp phần giải
quyết các vấn đề an sinh xã hội và môi trường. Xuất phát từ tầm quan trọng
của nền nông nghiệp cũng như sản xuất lúa và giá trị sản phẩm của lúa gạo
10
gieo trồng nhiều năm cũng được quan tâm nhiều. Để giải quyết tình trạng
trên, các viện nghiên cứu, các trường Đại học, các trung tâm nghiên cứu tại
các tỉnh liên tục nghiên cứu lai tạo và phục tráng giống nhằm phát huy những
đặc trưng, đặc tính vốn có của giống.
Viện khoa học nông nghiệp Việt Nam là một trong những cơ quan
nghiên cứu đầu não của ngành nông nghiệp nói chung và về cây lúa nói riêng.
Viện KHKTNN Việt Nam đã lai tạo, nhập nội, chọn lọc và đưa ra sản xuất
nhiều giống lúa mới như: C
37
, CN
2
, C
180
, V
15
, Xi
12
, VX

83
, NR
11
, X
20
, X
21
, các
giống này đều được đánh giá rất cao, đặc biệt với các loại lúa lai do trung tâm
lúa lai tạo có năng suất cao hơn lúa thường 20 - 30%.
Viện di truyền nông nghiệp Việt Nam từ sau khi thành lập đến nay, với
đội ngũ khoa học trẻ, năng động, sáng tạo đó nghiên cứu nhiều trên lĩnh vực
chọn, tạo giống lúa và đã có nhiều thành tựu được ứng dụng thành công trong
thực tế. Viện đã chọn tạo được một số giống như: DT
10
, DT
13
, A
20
, CM
1
,
DT
122
, HD
1
, DT
21
và tám thơm ĐB.
Viện cây lương thực, thực phẩm những năm qua có nhiều thành tựu

trong công tác chọn tạo giống, so với năm 1997 viện đã lai tạo, chọn lọc và
được nhà nước công nhận 44 giống cây trồng các loại, trong đó có 21 giống
lúa như: 88 -388, xuân số 2, NN
75 - 6
; P
4
; P
6
; CH
3
; CH
7
; U
20
,…
Viện lúa đồng Bằng Sông Cửu Long đó có 20 giống được Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận giống quốc gia; 17 giống được khu
vực hóa và 14 giống được đưa vào sản xuất thử. Theo giáo sư tiến sĩ Nguyễn
Văn Luật, các giống OM
1490
, IR
50404
,
NVD5 – 20
, DM
576
, OMCS
2000
, IR
64

, AS
996

cho năng suất cao từ 6 - 7 tấn/ha, chất lượng cao và có mùi thơm.
Viện Bảo vệ thực vật đã chọn được một số giống có khả năng kháng
chịu một số loài sâu, bệnh hại như: C
70
, C
71
, CR
203
, IR
17494
, IR
50
.
11
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã chọn tạo được giống lúa mới
XY
23
, giống này đã được trung tâm giống khuyến nông tỉnh Quảng Ninh cho
nông dân gieo cấy đại trà. Ngoài ra, nhà trường cũng tạo được những giống
lúa như: NN
75 – 3
, VN
10
, VN
60
, lúa lai 2 dòng,….
Trường Đại học Nông Lâm Cần Thơ nghiên cứu, chọn tạo ra nhiều

giống lúa ngắn ngày cho năng suất cao, chống chịu khá, đặc biệt là giống rầy
nâu như: NN
3A
.
Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên là nơi đào tạo ra đội ngũ cán
bộ, chủ yếu là phục vụ cho các tỉnh miền núi phía Bắc, nhà trường có đội ngũ
giảng viên có trình độ cao. Ngoài công tác giảng dạy còn nghiên cứu và chọn
tạo được giống lúa K
3
có khả năng chống chịu tốt và cho năng suất cao, giống
lúa NL7. Viện khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc, với
chức năng nghiên cứu tuyển chọn cây lương thực, thực phẩm. Trong những
năm qua viện đã tiến hành lai tạo lai tạo và khảo nghiệm được các giống lúa
phù hợp với thời tiết khí hậu của vùng miền núi phía Bắc.
2.2.3 Tình hình sản xuất nông lâm nghiệp của thành phố Lạng Sơn
Lạng Sơn là tỉnh miền núi, nằm ở phía Đông Bắc của Việt Nam, cách
thủ đô Hà Nội 154 km đường bộ và 165 km đường sắt, phía bắc giáp tỉnh Cao
Bằng, phía đông bắc giáp Trung quốc, phía đông nam giáp tỉnh Quảng Ninh,
phía nam giáp tỉnh Bắc Giang, phía tây nam giáp tỉnh Thái Nguyên, phía tây
giáp tỉnh Bắc Cạn. Theo chiều bắc – nam từ 22
o
27’- 21
o
19’ vĩ bắc; chiều đông
– tây 106
o
06 - 107
0
21’ kinh đông.
Địa hình Lạng Sơn phổ biến là núi thấp và đồi, ít núi trung bình và

không có núi cao. Độ cao trung bình là 252m so với mực nước biển, nơi thấp
nhất là 20m ở phía Nam huyện Hữu Lũng, trên thung lũng sông Thương; Nơi
cao nhất là đỉnh Phia Mè (thuộc khối núi Mẫu Sơn) cao 1.541m so với mặt
biển. Hướng địa hình rất đa dạng và phức tạp: Hướng tây bắc – đông nam
12
thể hiện ở máng trũng Thất Khê – Lộc Bình, trên đó có thung lũng các sông
Bắc Khê, Kỳ Cùng và Tiên Yên (Quảng Ninh) và dãy hồ Đệ Tam đã được lấp
đầy trầm tích Đệ Tam và Đệ Tứ, tạo thành các đồng bằng giữa núi có giá trị
đối với ngành nông nghiệp của tỉnh như Thất Khê, Na Dương, Bản Ngà;
Hướng đông bắc – tây nam thể hiện ở hướng núi thuộc các huyện Hữu Lũng,
Bắc Sơn, Chi Lăng, Văn Quan và phần lớn huyện Văn Lãng, hướng này cũng
thấy ở núi đồi huyện Cao Lộc (các xã Lộc Yên, Thanh Lòa và Thạch Đạn);
Hướng bắc – nam thể hiện ở hướng núi thuộc các huyện Tràng Định, Bình
Gia và phần phía tây huyện Văn Lãng; Hướng tây – đông thể hiện ở hướng
của quần sơn Mẫu Sơn với khoảng 80 ngọn núi.
Theo thống kê (31/12/2012) diện tích đất tự nhiên là 7811,14 ha, trong
đó: đất sản xuất nông nghiệp là 1392,47 ha chiếm 17,83%; đất lâm nghiệp có
rừng (rừng tự nhiên và rừng trồng) là 4245,44 ha chiếm 54,35%; đất chuyên
dùng là 1114,00 ha, chiếm 14,26%; đất ở là 639,77 ha, chiếm 8,19%. Đất đai
Lạng Sơn được chia thành 7 vùng với 16 tiểu vùng địa lý thổ nhưỡng gồm 43
loại đất khác nhau phù hợp với nhiều loại cây trồng khác nhau.
Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm là 1871,6 ha. Trong đó cây
lương thực có hạt là 1293,4 ha chiếm 69,11% tăng 0,58% so với 2011; cây
công nghiệp 17,6 ha chiếm 0,94% giảm 0,37% so với 2011; cây rau đậu các
loại là 566,5 ha chiếm 30,27% tăng 0,07% so với 2011.
Năng suất lúa cả năm đạt 45,3 tạ/ha tăng 16,5 tạ/ha so với năm 2011 ,
trong đó vụ đông xuân đạt 59,7 tạ/ha tăng 0,5 tạ/ha và vụ mùa đạt 35 tạ/ha
tăng 28 tạ/ha
Khí hậu Lạng Sơn mang tính điển hình của khí hậu miền Bắc Việt Nam
là khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình từ 17 – 22

0
C, có tháng lạnh
nhất có thể giảm xuống 5
0
C, có lúc 0
0
C hoặc dưới 0
0
C. Nằm ở phần cực bắc
của đới vĩ độ thấp gần giáp chí tuyến bắc, giữa các vĩ độ 21
0
19’ và 22
0
27’ vĩ
13
bắc, và giữa 106
0
06’ và 107
0
21’ kinh đông nên Lạng Sơn có nguồn bức xạ
phong phú, cho phép các loại cây trồng vật nuôi bốn mùa sinh sôi nảy nở, tuy
nhiên Lạng Sơn lại nằm ở cửa ngõ đón gió mùa mùa đông, nơi có gió mùa
cực đới đến sớm nhất và kết thúc muộn nhất ở miền Bắc nước ta nên có mùa
đông lạnh.
Độ ẩm trung bình năm của không khí ở Lạng Sơn phổ biến là từ 80 –
85%, thấp hơn nhiều vùng khác ở nước ta. Ít có sự chênh lệch về độ ẩm tương
đối giữa các vùng và giữa các độ cao trong tỉnh.
Lượng mưa: Lạng Sơn nằm ở khu vực Đông Bắc, ít mưa của vùng khí
hậu miền Bắc; lượng mưa trung bình năm là 1.200 – 1.600 mm. Nơi duy nhất
có lượng mưa trên 1.600mm là vùng núi cao Mẫu Sơn (2.589mm); tại Lạng

Sơn có Na Sầm (1.118 mm) và Đồng Đăng (1.100mm) là những trung tâm
khô hạn của miền Bắc.
Sông ngòi: Chịu chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa, lại nằm trong
vùng đất dốc thuộc khu miền núi Đông Bắc, Lạng Sơn có mạng lưới sông
ngòi khá phong phú. Mật độ mạng lưới sông ở đây dao động trung bình từ 0,6
đến 1,2 km/km
2
. So với mật độ sông suối trung bình của cả nước là 0,6
km/km
2
thì mật độ sông suối của Lạng Sơn thuộc loại từ trung bình đến khá
dày. Lạng Sơn có 5 sông chính độc lập, đó là sông Kỳ Cùng, Sông Thương,
Sông Lục Nam, sông Tiên Yên- Ba Chẽ (hay Nậm Luổi – Đồng Quy) và sông
Nà Lang.






14
PHẦN III
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA
3.1. Địa điểm điều tra
Đề tài được tiến hành tại xã Hoàng Đồng, thành phố Lạng Sơn.
3.2. Nội dung điều tra
- Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã Hoàng Đồng.
- Điều tra tình hình sản xuất nông nghiệp của xã Hoàng Đồng.
- Đánh giá thưc trạng sản xuất lúa của xã Hoàng Đồng (diện tích, năng
suất, sản lượng, kỹ thuật canh tác, cơ cấu giống).

- Điều tra tình hình sâu bệnh hại chính qua các năm và phương pháp
phòng trừ đang áp dụng tại địa phương.
- Đánh giá những khó khăn, thuận lợi cơ bản của việc trồng lúa và đề ra
giải pháp kỹ thuật phù hợp với sản xuất lúa ở xã Hoàng Đồng
3.3. Phương pháp điều tra
- Điều tra số liệu thứ cấp tại cơ quan chức năng về điều kiện tự nhiên,
kinh tế xã hội và tình hình sản xuất lúa của xã Hoàng Đồng.
- Tổng hợp số liệu phân tích số liệu và viết báo cáo đánh giá tình hình
sản xuất lúa của xã Hoàng Đồng trong những năm gần đây và giải pháp phù
hợp trong những năm tới.

15
PHẦN IV
KẾT QUẢ ĐIỀU TRA
4.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Xã Hoàng Đồng nằm ở vị trí 21
0
53'8", 106
0
44'13"Đ
Xã có diện tích 25,01 km
2
Xã Hoàng Đồng nằm ở phía bắc của thành phố Lạng Sơn, có trục đường
quốc lộ 1A đi qua.
4.1.1.2. Địa hình
Địa hình miền núi có độ cao trung bình thấp và ít phân cắt, độ cao tuyệt
đối từ 252m so với mực nước biển.
4.1.1.3. Điều kiện khí hậu thuỷ văn

Khí hậu của xã Hoàng Đồng cũng như của toàn thành phố Lạng Sơn thể
hiện rõ nét khí hậu cận nhiệt đới ẩm của miền Bắc Việt Nam khí hậu phân
mùa rõ rẹt. ở các mùa khác nhau nhiệt độ phân bố không đồng đều do sự phức
tạp của địa hình miền núi và sự biến tính nhanh chóng của không khí lạnh
trong quá trình di chuyển ở vùng nội chí tuyến đã gây nên những chênh lệch
đáng kểtrong chế độ nhiệt giữa các vùng. Theo số liệu thống kê của trạm khí
tượng thủy văn của thành phố Lạng Sơn thì:
Nhiệt độ trung bình năm: 17-22
0
c
Lượng mưa trung bình năm: 1200-1600mm
Độ ẩm tương đối trung bình năm: 80-85%
4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
Tổng diện tích đất tự nhiên của xã có 2501,30 ha, trong đó đất lâm
nghiệp là 1371,03 ha, chiếm 20,08%; đất nông nghiệp 502,24 ha, chiếm
54,81%; diện tích đất ở là 125,44 ha, chiếm 5,01%.
3
chúng tôi thực hiện đề tài: "Nghiên cứu tình hình sản xuất lúa tại xã Hoàng
Đồng thành phố Lạng Sơn".
1.2. Mục đích
- Điều tra tình hình sản xuất lúa tại xã Hoàng Đồng thành phố Lạng Sơn
- Đánh giá vai trò, vị trí của cây lúa trong cơ cấu cây trồng của địa
phương và những khó khăn, thuận lợi trong sản xuất lúa.
- Từ đó đề xuất các giải pháp kỹ thuật để nâng cao năng suất và chất
lượng lúa ở xã trong những năm trước mắt và lâu dài.
1.3. Yêu cầu
- Điều tra thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã
Hoàng Đồng thành phố Lạng Sơn
- Điều tra thu thập số liệu sản xuất lúa tại xã Hoàng Đồng thành phố
Lạng Sơn

17
-Cơ sở hạ tầng ngành văn hóa
Toàn dân thực hiện cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời
sống văn hóa mới, đoàn kết đấu tranh phòng chống các tệ nạn xã hội, xây
dựng văn hóa phát triển một cách lành mạnh. Bên cạch đó, những ngày lễ hội
trong năm xã thường xuyên tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, văn
nghệ, thể dục, thể thao để giữ vững phong tục tập quán của địa phương. Ngoài
ra xã còn quan tâm trú trọng đến nâng cao trình độ dân trí, cho nhân dân,
tuyên truyền tổ chức các lớp học cộng đồng về pháp luật, đường lối chính
sách của Đảng và Nhà nước, tập huấn , các buổi hội thảo, tham quan học tập
các mô hình sản xuất điển hình tiên tiến để tăng thu nhập trong sản xuất, cải
thiện đời sống nhân dân.
4.1.2.1. Hiện trạng phát triển sản xuất:
* Nông lâm nghiệp, thủy sản:
Theo báo cáo tổng kết năm 2012 của xã Hoàng Đồng cho thấy: Tổng
sản lượng lương thực có hạt đạt 1814,1 tấn trong đó: Cây lúa trồng diện tích
282,8 ha, năng suất bình quân 46,2 tạ/ha, sản lượng 1307,2 tấn. Cây Ngô:
102,1ha, năng suất bình quân 49,7 tạ/ha, sản lượng ngô đạt 506,9 tấn. Diện
tích cây khoai lang 25,4 ha, cây sắn 24,5ha, cây rau màu 71,2 ha, cây ăn quả
75,3 ha.
Chăn nuôi gia súc gia cầm giữ ổn định, tổng đàn Trâu 521 con, đàn bò
20 con, lợn 3624 con. Đàn gia cầm có gà 150 con, Vịt ngan ngỗng 101 con.
Công tác khuyến nông, phòng chống dịch bệnh duy trì ổn định, không xảy ra
dịch bệnh trên địa bàn.
Tập trung chỉ đạo công tác thông tin tuyên chuyền tập huấn, hướng dẫn
kỹ thuật chăm sóc, bảo vệ cây trồng vật nuôi.
* Sản xuất tiểu thủ công nghiệp:
18
Các doanh nghiệp, các hộ sản xuất đã cùng giúp đỡ nhau trong sản xuất
khắc phục khó khăn và tập chung thành các cụm công nghiệp nhỏ, đẩy mạnh

phát triển một số ngành tiểu thủ công nghiệp có thế manh như: Chế biến
lương thực, thực phẩm, sản xuất vật liệu xây dựng (gạch bê tông), sản xuất đồ
mộc, cơ khí, nhôm kính, may mặc.
* Dịch vụ - Thương mại:
Dịch vụ, thương mại trên địa bàn tiếp tục phát triển. Các cơ sở kinh
doanh đã tích cực, chủ động hàng hóa đa dạng, phong phú, đáp ứng nhu cầu
tiêu thụ của nhân dân địa phương và các vùng lân cận cùng góp sức phát triển
toàn tỉnh vững mạnh.
Dịch vụ vận tải phát triển, khối hàng hóa luân chuyển tăng, các chi
nhánh ngân hàng thương mại tích cực đổi mới cơ chế huy động vốn, đẩy
mạnh các hình thức cho vay, mở rộng địa bàn hoạt động, đa dạng hóa thị
trường đầu tư tín dụng đã góp phần tích cực vào chương trình phát triển kinh
tế xã hội của địa phương.
4.2. Tình hình sản xuất nông nghiệp của xã Phú Hộ
4.2.1. Tình hình sản xuất chung
4.2.1.1. Tình hình sản xuất ngành Trồng trọt
Xã Hoàng Đồng có khoảng 75% dân số sản xuất nông nghiệp. Những
năm trước đây, người dân làm nông nghiệp thu nhập chủ yếu từ sản xuất lúa
nước. Từ năm 2000, do chuyển dịch cơ cấu người dân ngày càng được nâng
cao. Cơ cấu cây trồng của xã cây trồng và kinh doanh dịch vụ trên thị trường,
nên đời sống được thể hiện qua bảng sau:
19
Bảng 4.4 Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính của xã
Hoàng Đồng năm 2012
Loại cây trồng Diện tích (ha)
Năng suất
(tấn/ ha)
Sản lượng
(tấn)
1 - Lúa cả năm

282,8 46,2 1307,2
2 - Sắn
24,5 95,2 232,7
3– Ngô
102,1 49,7 506,9
4- Khoai lang
25,4 45,9 116,5
5- Rau màu
71,2 173,6 1236,7
(Nguồn thống kê xã Hoàng Đồng năm 2012) .
Nhận xét:
Qua số liệu bảng 4.4. cho thấy diện tích đất trồng cây lúa của xã Hoàng
Đồng chiếm phần lớn, với năng suất 46,2 tấn/ha và sản lượng 1307,2 tấn thì
đã đảm bảo cho vấn đề lương thực cho người dân xã. Ngoài ra người dân xã
còn trồng ngô (sản phẩm là ngô nếp) ,với diện tích lớn thứ 2 trong xã 102,1
ha, với sản lượng 506,9 tấn và rau màu với sản lượng thu được 1236,7 tấn đã
tăng thêm thu nhập cho gia đình góp phần xóa đói giảm nghèo ở địa phương.
Để tăng thêm nguồn thức ăn tự cung tự cấp cho gia súc, gia cầm người dân
còn trồng thêm sắn, và khoai lang diện tích nhỏ với diện tích sắn 24,5 ha đạt
sản lượng 232,7 tấn. Khoai lang diện tích 25,4 ha đạt sản lượng 116,5 tấn.
4.2.1.2. Tình hình sản xuất ngành chăn nuôi
Trong phong trào phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo của xã Hoàng
Đồng, được sự quan tâm giúp đỡ của khuyến nông xã. người dân đã có cơ hội
vay vốn phát triển ngành chăn nuôi hộ gia đình, tham gia các lớp tập huấn
20
chăn nuôi, thăm quan mô hình chăn nuôi giỏi của những người đi trước, cùng
nhau học hỏi giúp đỡ lẫn nhau ngành
Bảng 4.5. Số lượng gia súc, gia cầm của xã Hoàng Đồng năm 2012
STT Phân loại Tổng đàn (con) Tỉ lệ %
1 Đàn gia súc

4020 100
1.1 Trâu 376 9,35
1.2 Bò 20 0,50
1.3 Lợn 3624 90,15
2 Đàn gia cầm
200 100
2.1 Gà 150 75
2.1 Vịt, Ngan, ngỗng 50 25
(Nguồn thống kê xã Hoàng Đồng năm 2012) .
Qua số liệu bảng 4.5 ta thấy: Đàn gia súc của xã chủ yếu là lợn chiếm
đa số được sử dụng để lấy thịt, còn trâu bò chủ yếu chăn nuôi lấy sức kéo
trong nông nghiệp, Đàn lợn là 3624 con chiếm 90,15%, trâu, bò là 396 con
chiếm 9,85 %.
Đàn gia cầm của xã tất cả là 200 con, chăn nuôi chủ yếu phục vụ gia
đình và buôn bán nhỏ.
Ngành chăn nuôi của xã còn manh mún, nhỏ lẻ theo quy mô hộ gia
đình, con giống trong chăn nuôi chủ yếu là giống địa phương, chưa có nhiều
giống gia súc lai tạo có năng suất cao.
4.2.2. Tình hình sản xuất lúa của xã Hoàng Đồng
Xã Hoàng Đồng có điều kiện tự nhiên như: Đất đai, khí hậu, địa hình
khá thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Cây lúa là cây
lương thực chính của xã và đó được trồng từ lâu đời. Trước đây năng suất,
4
PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tình hình nghiên cứu và sản xuất lúa trên thế giới
2.1.1. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới
Cây lúa được gieo trồng từ 30 vĩ độ Bắc đến 40 vĩ độ Nam gồm 150
nước trồng lúa trên thế giới. Do xác định được tầm quan trọng của cây lúa
trong nền kinh tế nên nhiều nước trên thế giới đã đặc biệt quan tâm chú trọng

đẩy mạnh sản xuất, phát triển cây lúa, đặc biệt trong những năm gần đây khi
khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ đã áp dụng nhiều tiến bộ khoa học vào
sản xuất, làm cho năng suất sản lượng lúa tăng nhanh, điều đó được thể hiện
qua bảng 2.1.
Bảng 2.1. Diễn biến tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới
Năm Diện tích
(triệu ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(triệu tấn)
2009 158,1 43,4 686,60
2010 161,2 44,0 702,00
2011 163,0 45,0 726,12
2012 162,3 45,5 738,20
2013 166,1 45,0 745,20
Nguồn: FAOSTAT, 2013
Nhận xét: Qua bảng số liệu 2.1 ta thấy, tình hình sản xuất lúa gạo trên
thế giới từ năm 2009- 2013 luôn có sự biến động về diện tích, năng suất, sản
lượng. Năm 2009 là 158,1 triệu ha, đến năm 2011 đã tăng lên 4,9 triệu ha
trong vòng 3 năm và đạt 163,0 triệu ha. Từ năm 2011 đến năm 2013 diện tích
cũng tăng 3,1 triệu ha nhưng tăng ít hơn năm 2011.
22
trình độ thâm canh cao, do đó chế độ nước tưới, phân bón đối với cây lúa rất
quan trọng, trong các yếu tố dinh dưỡng đa lượng đạm là yếu tố quan trọng
bậc nhất, là yếu tố quyết định phần lớn đến năng suất lúa. Trong các biện
pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất lúa, thì vấn đề thâm canh cao là yếu tố rất
quan trọng, ngoài ra còn phải thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật khác.
Hiện nay qua điều tra về chế độ kỹ thuật canh tác đối với cây lúa ở một
số hộ gia đình sản xuất lúa tại xã Hoàng Đồng cho thấy, hiện nay trong thâm

canh cây lúa bà con đã chú ý đến việc bón phân, một số hộ áp dụng phương
pháp bón phân viên nén dúi sâu. Đa số các hộ đã nhận thức rõ được tác dụng
và hiệu quả của việc bón phân đối với cây lúa nói riêng và cây trồng nói chung.
Bảng 4.7. Mức độ đầu tư phân bón cho 1 ha gieo trồng lúa ở xã Hoàng
Đồng từ năm 2010 - 2012
Chỉ tiêu Đơn vị tính 2012
1. Vụ xuân

Đạm Urê kg/ha 170
Lân supe kg/ha 318
Kaliclorua kg/ha 35
2.Vụ mùa

Đạm Urê kg/ha 160
Lân supe kg/ha 298
Kaliclorua kg/ha 29
(Nguồn thống kê xã Hoàng Đồng năm 2012) .
Qua bảng trên ta thấy:
Nhưng trong thực tế, các hộ nông dân ở đây có mức độ đầu tư phân bón
khác nhau, mức đầu tư phân bón còn phụ thuộc vào điều kiện kinh tế từng hộ
gia đình, hầu hết các hộ gia đình đều đầu tư phân bón nhưng với lượng thấp
và bón không cân đối.
23
4.2.2.2. Cơ cấu giống lúa được sử dụng tại xã Hoàng Đồng
Giống lúa chất lượng cao được xem là tiền đề của sự thành công, là vấn
đề quan trọng số một trong sản xuất. Khi bắt đầu một vụ sản xuất, người nông
dân thường nghĩ ngay đến việc chọn lựa loại giống lúa phù hợp để canh tác.
Bởi vì, giống lúa có vai trò rất quan trọng trong việc gia tăng năng suất, chất
lượng và hiệu quả của việc đầu tư. Do đó, giống lúa có chất lượng tốt có vai
trò quan trọng trong sản xuất và luôn được bà con nông dân đặc biệt quan

tâm. Theo số liệu thống kê của Viện cây lương thực, thực phẩm, năm 1995:
Giống tốt có thể cho tăng năng suất cây trồng lên từ 2 - 4%. Giống tốt là
giống sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao và ổn định, chống chịu
sâu bệnh, chịu được thâm canh và khả năng thích ứng rộng với nhiều vùng
sinh thái khác nhau. Việc chọn canh tác những giống lúa phù hợp cho một
vùng sản xuất, là yếu tố quan trọng vừa là một biện pháp canh tác hàng đầu để
góp phần giữ vững và gia tăng năng suất, sản lượng.
Để thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp, công tác ứng dụng các
tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất và chọn
lọc được các loại giống tốt phù hợp điều kiện đất đai và tập quán canh tác của
bà con nông dân luôn được ngành nông nghiệp tỉnh Lạng Sơn quan tâm chỉ
đạo các đơn vị chuyên môn triển khai thực hiện.
Nhiều giống lúa lai có năng suất cao và ổn định, có sức chống chịu tốt,
thích nghi cao đã đưa vào sản xuất. Hiện nay, ở xã Hoàng Đồng cơ cấu giống
lúa được đưa vào sản xuất gồm một số giống lúa: Bao thai, Nam Ninh. Các
giống lúa này chiếm hơn 70% tổng diện tích gieo trồng lúa của toàn xã, 30%
với số diện tích còn lại bà con gieo trồng lúa nếp.
Giống lúa Bao Thai là giống lúa Trung Quốc được nhập nội vào Việt
Nam từ những năm 1970.
24
Là giống lúa có tính cảm quang, chỉ gieo cấy vụ mùa, thời gian sinh
trưởng 160 -170 ngày. Đặc điểm cây cứng khỏe. cây cao từ 90 -100cm, bong
dài 19 -20cm. Khối lượng 1000 hạt 23 -25 gram, vỏ chấu màu sẫm, phẩm chất
gạo ngon.
Năng suất trung bình 30- 35 tạ/ha, thâm canh tốt có thể đạt 45 - 50
tạ/ha. Không kén đất, chín sinh lý chậm nên không nảy mầm trên bông. Khả
năng chịu lạnh khá nên thích hợp cấy ở các tỉnh miền núi Trung du phía Bắc.
4.2.2.3. Tình hình sâu bệnh hại lúa ở xã Hoàng Đồng
Trong quá trình sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói
riêng, sâu bệnh là yếu tố có thể gây tổn thất nghiêm trọng đến năng suất, sản

lượng cây trồng. Vì vậy, việc phòng trừ sâu bệnh là vấn đề cần thiết để giúp
phần tạo tăng năng suất, sản lượng lúa. Sự phát sinh của sâu bệnh phụ thuộc
vào giống, điều kiện thời tiết, cơ cấu cây trồng và kỹ thuật canh tác. Sâu bệnh
gây hại gồm nhiều chủng loại và gây hại trong những điều kiện khác nhau.
Mỗi giai đoạn phát triển của cây lúa cũng xuất hiện các loại sâu bệnh khác
nhau. Vì vậy, trong kỹ thuật canh tác cần phải có biện pháp phòng trừ một
cách hợp lý và kịp thời, để hạn chế những tổn thất do sâu bệnh gây ra, nhằm
tăng hiệu quả kinh tế và tăng năng suất cây trồng.
Trong quá trình điều tra tại xã Hoàng Đồng cho thấy: Sâu bệnh hại cây
lúa khá phức tạp, sâu hại gồm các loại sâu như: Sâu đục thân, sâu cuốn lá, bọ
xít, rầy nâu, Bệnh thường xuất hiện là: Đạo ôn, khô vằn, Tuy nhiên, do
công tác điều tra phát hiện kịp thời và bà con nông dân đã biết áp dụng những
tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất như: sử dụng các biện pháp sinh học,
biện pháp thủ công tự chế. Bên cạnh đó, bà con biết cách xác định thời vụ
gieo trồng và thời gian gieo trồng hợp lý, từ đó cũng hạn chế được những
thiệt hại do sâu bệnh gây ra trong sản xuất.

×