Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

CTXH với nhóm phụ nữ bị bạo hành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.35 KB, 22 trang )

1Công tác xã hội với phụ nữ bị bạo hành – bạo hành gia đình
Nhóm thực hiện: Nhóm I
CÔNG TÁC XÃ HỘI
ĐỐI VỚI PHỤ NỮ BỊ BẠO HÀNH – BẠO HÀNH GIA ĐÌNH
DẪN NHẬP
Công tác xã hội ở nước ta lâu nay bị đánh đồng với hoạt động tự
thiện: ai bỏ công đi hoạt động giúp người, từ ông tổ trưởng dân phố tới
người đi cứu trọ cũng được cho là làm “Công tác xã hội”. Nhưng công
tác xã hội không phải là thứ mà ai cũng có thể làm được – tức là phải
được đào tạo, có chuyên môn mới có thể thực hành công tác xã hội được.
Và đich thực công tác xã hội là một khoa học, một nghề chuyên môn.
Công tác xã hội đã trở thành một môn khoa học xã hội ứng dụng để hình
thành những giải phá cho các hậu quả xã hội tiêu cực tất yếu của quá
trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa: đó là sự thay đổ trong cấu trúc và
khủng hoảng gia đình, khoảng cách giàu – nghèo, trẻ em cơ nhỡ, người
gia lang thang, rượu chè, cờ bạc, mại dâm…
Dựa trên các cơ sở khoa học về hành vi con người và các khoa học khác,
công tác xã hội đã hình thành triết lý, các quy phạm đạo đức, các nguyên
tắc và phương pháp hành động đặc thù để giúp cá nhân, nhóm, tập thể và
cộng đồng gặp khó khăn, chịu tổn thương sâu sắc về cả thể chất lẫn tinh
thần; đồng thời khơi dậy tiềm năng của chính họ để tìm ra những giải
pháp và nguồn lực vượt khó, giúp họ hòa nhập cộng đồng. Công tác xã
hội không chỉ giải quyết mà còn phòng ngừa các vấn đề xã hội, góp phần
thực hiện an sinh xã hội, đẩy mạnh phát triển xã hội để hướng tới phát
2Công tác xã hội với phụ nữ bị bạo hành – bạo hành gia đình
Nhóm thực hiện: Nhóm I
triển bền vững, “bình đẳng công bằng, tiến bộ xã hội và phát triển toàn
diện con người”
Những phụ nữ bị bạo hành (đặc biệt là bạo hành gia đình) là một trong
những nhóm đối tượng dễ bị tổn thương. Do vậy, các nhà công tác xã hội
cần phải đi sâu tìm hiểu và thực hiện công tác xã hội đối với nhóm đối


tượng này.
Để làm được điều này, trước hết các nhà công tác xã hội cần phải tìm
hiểu những khía cạnh sau:
- Bạo hành – bạo hành gia đình là gì? Phân loại bạo hành và đối tượng
phải chịu sự bạo hành? Nguyên nhân của bạo hành xuất phát từ đâu?
- Những mong muốn, nhu cầu cơ bản của phụ nữ
- Thực trạng bạo hành phụ nữ ở Việt Nam hiện nay
- Hậu quả bạo hành đối với phụ nữ ở Việt Nam
- Bạo lực đối với trẻ em – khía cạnh liên thế hệ của bạo lực
- Phản ứng của chị em phụ nữ khi bị bạo hành
Sau đó, các nhà công tác xã hội mới có thể tiến hành thực hành công
tác xã hội với nhóm phụ nữ bị bạo hành này
Trên đây là những vấn đề mà nhóm I sẽ đề cập tới trong bài tiểu luận
của nhóm về đề tài: công tác xã hội với phụ nữ bị bạo hành. Trong đó,
nhóm đi sâu vào tìm hiểu bạo hành phụ nữ trong gia đình
3Công tác xã hội với phụ nữ bị bạo hành – bạo hành gia đình
Nhóm thực hiện: Nhóm I
NỘI DUNG ĐỀ CẬP
I. Phụ nữ bị bạo hành – bạo hành gia đình
1. Bạo hành – Bạo hành gia đình là gì?
Bạo hành gia đình là thuật ngữ dung để chỉ các hành vi bạo lực giữa
các thành viên trong cùng một gia đình. Hành vi bạo lực thường thấy
nhất là giữa vợ và chồng nhưng bạo lực giữa cha mẹ, con cái hay ông bà,
anh em ruột, giữa mẹ chồng và con dâu cũng có xảy ra và được xếp vào
nhóm các hành vi này. Nạn nhân của bạo lực thân thể thường là phụ nữ -
vợ hoặc mẹ của đối tượng, nam giới thì ít xảy ra hơn. Bạo lực gia đình
xảy ra ở mọi quốc gia, nền văn hóa, tôn giáo không ngoại lệ giàu – nghèo
và trình độ học vấn cao – thấp và thường chỉ được phát hiện bởi hàng
xóm
2. Phân loại bạo hành và đối tượng bị bạo hành

Bạo hành thể xác: những hành vi như đá, đấm, tát,… hay dùng hành
động tác động trực tiếp đến nạn nhân ảnh hưởng đến sức khỏe nạn nhân
Bạo hành thể xác có thể gồm: Tát, đấm, cấu, véo, kéo tóc, làm bỏng, bóp
cổ, đánh, đe dọa hoặc tấn công bằng vũ khí hoặc bằng vật khác, ném đồ
vật vào người, nhốt trong phòng hoặc trói, lột quần áo…
Bạo hành tinh thần: là các hành vi tác động đến tinh thần của nạn
nhân như: chửi bới, mắng nhiếc, sỉ nhục, im lặng không nói chuyện trong
thời gian dài. Đôi khi bạo hành tinh thần còn dẫn tới bạo hành xã hội bởi
nạn nhân bị ngăn không cho tiếp xúc với bạn bè, gia đình, xã hội, bị bao
vây kinh tế, hạn chế các hoạt động mang tính cộng đồng
4Công tác xã hội với phụ nữ bị bạo hành – bạo hành gia đình
Nhóm thực hiện: Nhóm I
Bạo hành tình dục: là hành vi ép buộc quan hệ tình dục khi nạn nhân
không muốn. Người phụ nữ có thể phải chịu đựng những lạm dụng này
ngay tại nhà họ, tại nơi làm việc hay trường học. Những kẻ lạm dụng
thường là những người quen biết
Ở Việt Nam, nhiều người không cho rằng có bạo lực tình dục giữa vợ và
chồng. Họ cho rằng người phụ nữ có nghĩa vụ phải quan hệ tình dục khi
người chồng muốn, nhưng quan hệ tình dục không bao giờ là một nghĩa
vụ. Mọi phụ nữ đều có quyền chỉ quan hệ tình dục khi nào cô ấy muốn
Bạo hành tình dục gồm: đánh đạp để bắt quan hệ tình dục, sờ vào chỗ kín
mà không được cho phép, dùng những lời nói tục tĩu thô bạo để bắt người
khác quan hệ tình dục, cho thuốc vào đồ uống để dễ dàng quan hệ tình
dục với người khác, từ chối không sử dụng biện pháp tránh thai hoặc bao
cao su khi quan hệ tình dục
Đối tượng bị bạo hành ở đây chủ yếu là những người phụ nữ đã có
chồng hoặc đang quan hệ với bạn tình, những trẻ em gái trong tuổi vị
thành viên hoặc chưa đủ tuổi vị thành niên,….
3. Nguyên nhân của bạo hành
Hoàn cảnh xảy ra bao hành, đặc biệt là bạo hành thân thể thường là

khi nam giới say rượu nhưng rượu không phải là nguyên nhân cơ bản, nó
là cái cớ cho những vướng mắc tồn đọng trước đó. Bạo hành được nhận
thấy có tỉ lệ cao ở cá gia đình có hoàn cảnh khó khăn, trình độ văn hóa
thấp, người chồng không có việc làm,…
5Công tác xã hội với phụ nữ bị bạo hành – bạo hành gia đình
Nhóm thực hiện: Nhóm I
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là giàu có hay học hành đầy đủ
lại không có bạo hành. Ở những gia đình như vậy, bạo hành lại xảy ra với
hình thức tinh vi hơn, phức tạp hơn mà người ngoài khó nhận biết được.
Bạo hành giữa cha mẹ và con cái cũng không hiếm và được biện hộ
theo mục đích răn đe giáo dục “thương cho roi cho vọt”. Có những hành
vi rất thậm tệ như đánh đập, không cho ăn uống, bỏ mặc và hậu quả rất
là nghiêm trọng: một số trẻ bỏ học, bỏ nhà, vướng vào tệ nạn xã hội. Gái
mại dâm (ở trẻ nữ) thường có liên quan trực tiếp đến tuổi thơ bất hạnh
4. Những mong muốn, nhu cầu cơ bản của phụ nữ
Nhu cầu về mái ấm gia đình: đó là tình thương yêu của người chồng,
người con, và những người thân cho gia đình…Gia đình là chỗ dựa vật
chất và tinh thần của mọi thành viên trong xã hội chứ không riêng gì phụ
nữ
Nhu cầu về tình cảm, được thừa nhận, được tôn trọng: phụ nữ có
công việc và có năng lực của riêng mình, họ cần được thừa nhận, được
tôn trọng chứ không phải bị chỉ trích, chê bai hay phản đối
Nhu cầu tình dục: phụ nữ không có nghĩa vụ phải quan hệ tình dục
khi người chồng muốn, mọi phụ nữ đều có quyền chỉ quan hệ tình dục
khi nào cô ấy muốn
5. Thực trạng bạo hành phụ nữ ở Việt Nam hiện nay
Nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình đối với phụ nữ tại Việt Nam
năm 2010 thu nhập thông tin chi tiết về tỷ lệ bạo lực, tần suất, những yếu
tố nguy cơ và hậu quả của bạo lực gia đình đối với phụ nữ. Đây là nghiên
6Công tác xã hội với phụ nữ bị bạo hành – bạo hành gia đình

Nhóm thực hiện: Nhóm I
cứu đầu tiên trên phạm vi toàn quốc cũng như 6 vùng kinh tế - xã hội.
Kết quả cho thấy:
Thứ nhất, bạo lực đối với phụ nữ do chồng gây ra: Tại Việt Nam,
99% phụ nữ từng có bạn tình đều thuộc nhóm những phụ nữ "từng kết
hôn" và chỉ có 1% cho biết có hình thức bạn tình khác (hẹn hò, sống
chung như vợ chồng). 1% này được đưa chung vào kết quả của báo cáo,
để thuận tiện cho việc sử dụng thuật ngữ "đã từng kết hôn" và "chồng" để
chỉ tất cả phụ nữ có bạn tình trong nghiên cứu.
Bạo lực về thể xác:
Có 32% phụ nữ từng kết hôn cho biết họ đã phải chịu bạo lực thể xác
trong đời và 6% đã từng trải qua trong vòng 12 tháng trở lại đây. Kết quả
nghiên cứu cho thấy bạo lực thể xác – được đo lường bởi tỷ lệ bạo lực
hiện tại – bắt đầu sớm trong mối quan hệ và giảm dần theo độ tuổi. Có sự
khác biệt giữa các khu vực và trình độ học vấn và với phụ nữ có trình độ
học vấn thấp hơn thì tỷ lệ bị bạo lực thể xác cao hơn so với phụ nữ có
trình độ học vấn cao hơn và trong số những phụ nữ bị bạo lực cao hơn thì
mức độ nghiêm trọng của những hành vi bạo lực cũng cao hơn. Trong số
những phụ nữ đã từng mang thai, tỷ lệ bị bạo lực thể xác trong ít nhất
một lần mang thai là 5% và tỷ lệ bị bạo lực khi đang mang thai cao nhất ở
những phụ nữ chưa từng đến trường.
Bạo lực tình dục:
Phụ nữ gặp khó khăn hơn khi tiết lộ những trải nghiệm bạo lực tình dục
so với những trải nghiệm bạo lực thể xác. Tương tự như vậy, việc nói về
bạo lực tình dục trong hôn nhân được xem như một chủ đề không phù
7Công tác xã hội với phụ nữ bị bạo hành – bạo hành gia đình
Nhóm thực hiện: Nhóm I
hợp. Tuy nhiên, trong các phỏng vấn có 10% phụ nữ từng kết hôn cho
biết họ đã từng bị bạo lực tình dục trong đời và 4% trong 12 tháng qua.
Đáng chú ý là bạo lực tình dục hiện tại không thay đổi nhiều ở những

nhóm tuổi khác nhau (tới 50 tuổi) và trình độ học vấn của phụ nữ.
Bạo lực tinh thần và kinh tế:
Bạo lực tinh thần và kinh tế cũng không kém phần quan trọng so với bạo
lực tình dục và thể xác và thường ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều hơn bạo
lực tình dục và thể xác. Kết quả chỉ ra rằng tỷ lệ bị bạo lực tinh thần rất
cao: 54% phụ nữ cho biết đã phải chịu bạo lực tinh thần trong đời và 25%
cho biết đã bị bạo lực tinh thần trong 12 tháng qua. Tỷ lệ bị bạo lực về
kinh tế trong đời là 9%.
Kết hợp bạo lực thể xác, tình dục và tinh thần:
Tỷ lệ bạo lực thể xác và tình dục là chỉ tiêu quan trọng về bạo lực do
chồng gây ra và được sử dụng để so sánh quốc tế. Các chỉ tiêu về tỷ lệ
bạo lực hiện tại và trong cuộc đời tương ứng là 9% và 34%. Tỷ lệ bạo lực
trong cuộc đời khác nhau theo vùng và giữa các nhóm dân tộc và thay đổi
từ 8% đến 38%.
Khi kết hợp ba loại bạo lực chính: thể xác, tình dục và tinh thần do chồng
gây ra đã có hơn nửa phụ nữ (58%) trả lời từng bị ít nhất một trong ba
loại bạo lực này trong cuộc đời. Tỷ lệ này trong 12 tháng qua là 27%.
Thứ hai, bạo lực đối với phụ nữ do đối tượng khác không phải
chồng gây ra:
Bạo lực thể xác đối với phụ nữ sau tuổi 15:
8Công tác xã hội với phụ nữ bị bạo hành – bạo hành gia đình
Nhóm thực hiện: Nhóm I
Khoảng 10% phụ nữ cho biết đã từng bị bạo lực thể xác bởi một người
khác không phải là chồng kể từ khi 15 tuổi, tuy nhiên có sự khác biệt khá
lớn giữa các vùng với khoảng dao động từ 3% đến 12%. Người gây bạo
lực chủ yếu là các thành viên trong gia đình (65% phụ nữ bị bạo lực là do
thành viên trong gia đình gây ra).
Bạo lực tình dục đối với phụ nữ sau tuổi 15:
Khoảng 2% tổng số phụ nữ cho biết bị bạo lực tình dục kể từ sau 15 tuổi.
Hầu hết phụ nữ cho biết rằng người gây bạo lực là người lạ và bạn trai và

hiếm khi là các thành viên gia đình.
Lạm dụng tình dục trước tuổi 15:
Khoảng 3% tổng số phụ nữ cho biết bị lạm dụng tình dục trước khi đến
tuổi 15. Hầu hết phụ nữ nói rằng người lạm dụng là người lạ và một số
trường hợp là thành viên gia đình và "người khác".
Khi so sánh bạo lực do chồng gây ra và bạo lực không phải do chồng
gây ra, thì điều có thể thấy rõ là phụ nữ tại Việt Nam có khả năng bị bạo
lực do chồng cao gấp ba lần so với bạo lực do một người khác gây ra.
6. Hậu quả của bạo hành đối với phụ nữ
Thương tích do bạo lực: Trong khảo sát, 26% phụ nữ từng bị chồng
gây bạo lực thể xác hoặc tình dục cho biết đã bị thương tích do hậu quả
trực tiếp từ hành vi bạo lực. Trong số này, 60% cho biết họ bị thương tích
hai lần trở lên và 17% bị thương tích 5 lần trở lên.
Mối liên hệ giữa bạo lực thể xác hoặc tình dục với hậu quả về sức
khỏe: Tất cả phụ nữ trong khảo sát đã trả lời một số câu hỏi về sức khỏe
9Công tác xã hội với phụ nữ bị bạo hành – bạo hành gia đình
Nhóm thực hiện: Nhóm I
chung, sức khỏe tâm thần và sức khỏe sinh sản. Trong phần phân tích
tình trạng sức khỏe, những hậu quả này được so sánh giữa những phụ nữ
từng bị bạo lực thể xác hoặc tình dục với những phụ nữ chưa bao giờ bị
bạo lực thể xác hoặc tình dục. Phụ nữ bị bạo lực do chồng gây ra thường
trả lời là tình trạng sức khỏe của họ là "kém" hoặc "rất kém" nhiều hơn.
Họ cũng gặp phải nhiều hơn những vấn đề về đi lại hoặc thực hiện những
hoạt động thường ngày, bị đau và mất trí nhớ, căng thẳng tinh thần và suy
nghĩ tiêu cực, sảy thai, nạo thai và thai chết lưu. Phụ nữ có con từ 6 đến
11 tuổi từng bị bạo lực do chồng gây ra cho biết con cái họ cũng có
những vấn đề về hành vi (như ác mộng, đái dầm, hành vi hung hăng và
kết quả học tập kém) so với những phụ nữ không bị bạo lực do chồng gây
ra.
7. Bạo lực đối với trẻ em – khía cạnh liên thế hệ của bạo lực

Có khoảng 1/4 phụ nữ có con dưới 15 tuổi cho biết con của mình đã
từng bị bạo lực về thể xác do chồng gây ra. Hình thức bạo lực thể xác trẻ
em phổ biến thường là tát, xô, đẩy trẻ. Khảo sát cũng cho thấy bạo lực
đối với trẻ em có mối liên hệ chặt chẽ với bạo lực đối với phụ nữ do cùng
một đối tượng gây ra. Phụ nữ có chồng bạo hành có nguy cơ trả lời rằng
con của mình cũng bị đánh đập cao gấp hai lần và thậm chí là cao hơn
nếu người chồng bạo hành vợ nghiêm trọng. Hơn nữa, số phụ nữ bị
chồng gây bạo lực thể xác cũng cho biết con cái họ đã từng chứng kiến ít
nhất một lần cảnh bạo lực này. Phụ nữ từng bị bạo lực do chồng gây ra có
nguy cơ mẹ mình cũng từng bị cha đánh đập cao gấp hai lần so với
những phụ nữ khác. Nguy cơ này tăng gấp ba lần nếu họ có mẹ chồng bị
bố chồng đánh hoặc bản thân chồng cũng bị đánh đập khi còn nhỏ. Trải
10Công tác xã hội với phụ nữ bị bạo hành – bạo hành gia đình
Nhóm thực hiện: Nhóm I
nghiệm thơ ấu của người chồng là một yếu tố nguy cơ quan trọng dẫn tới
việc anh ta trở thành người gây bạo lực trong đời sống sau này.
8. Phản ứng của chị em phụ nữ khi bị bạo hành
Vụ tra tấn, đánh đập vợ như thời trung cổ đã từng xuất hiện trên báo
chí, nhiều bài báo về hiện thực bạo hành phụ nữ đã khiến xã hội giật
mình thảng thốt. Giật mình vì tính chất nghiêm trọng của vụ việc và giật
mình vì sự im lặng nhẫn nhịn đến mức khó tin của người vợ. Thế nhưng,
có rất nhiều những người phụ nữ Việt Nam đều chọn cách im lặng khi
bị bạo hành. Và, họ có lý do để làm việc này.
Tại sao gần 87% số phụ nữ bị bạo hành giữ im lặng
Nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình đối với phụ nữ Việt Nam được
tiến hành trên phạm vi cả nước với sự tham gia của gần 5.000 phụ nữ ở
độ tuổi 18-60. Kết quả cho thấy, 58% số phụ nữ Việt Nam đã từng là nạn
nhân của ít nhất một trong ba hình thức bạo lực gia đình (thể xác, tình
dục và tinh thần).
Cứ 3 phụ nữ có gia đình hoặc từng có gia đình được hỏi thì 1 người đã

từng bị chồng bạo hành về thể xác hoặc tình dục. Độ tuổi bị bạo hành
chiếm tỷ lệ cao nhất là 18-24 tuổi. Đặc biệt, các chuyên gia báo động tình
trạng bạo lực gia đình hiện nay diễn ra ở các vùng đều ở mức cao. Chẳng
hạn, ở khu vực Đông Nam Bộ là trên 42%, ở Tây Nguyên gần 40%, còn
tỷ lệ này ở đồng bằng sông Hồng cũng chiếm khoảng 37% Ngay cả phụ
nữ đang mang thai cũng có tới 5% từng bị bạo lực thể xác. 10% phụ nữ
từng kết hôn cho biết họ đã từng bị bạo lực tình dục do chính chồng mình
11Công tác xã hội với phụ nữ bị bạo hành – bạo hành gia đình
Nhóm thực hiện: Nhóm I
gây ra. Ở nông thôn, tỷ lệ này là 10,1%, cao hơn so với thành thị là
9,5%
Nhưng dù là nạn nhân của bất kỳ kiểu bạo lực gia đình gì thì mẫu số
chung của họ vẫn là im lặng. Nghiên cứu trên cho thấy có tới 87% số phụ
nữ bị bạo lực chưa từng bao giờ nghĩ tới việc trình báo chính quyền để
được trợ giúp.
Họ im lặng, vì sao?
Luật sư Vũ Thị Hoài Vân (Văn phòng Trợ giúp pháp lý cho phụ nữ, Cục
Trợ giúp pháp lý - Bộ Tư pháp) cho biết, bà đã từng nhận được đơn kêu
cứu của chị Nguyễn Thị Hoàng (Bình Dương), nạn nhân của tình trạng
bạo lực gia đình. Nguyên nhân chị bị chồng đánh chỉ là về thăm mẹ đẻ
quá nhiều. Nhưng theo luật sư Vân, đó chỉ là một trong số rất ít phụ nữ bị
chồng hành hạ dám lên tiếng bảo vệ mình, còn đa số phụ nữ Việt Nam
chọn giải pháp im lặng.
Lý do im lặng của những nạn nhân bạo hành gia đình trên khắp mọi vùng
miền tương đối giống nhau. Im lặng vì họ xấu hổ khi công khai chuyện
nhà, sợ mất con, sợ vợ chồng ly dị. Trường hợp một phụ nữ bị bạo lực ở
Hà Nội là một ví dụ. Chị là nạn nhân của bạo lực tình dục từ chính chồng
mình nhưng chị luôn tâm niệm “cái quan hệ tình dục ấy, dù bị ép nhưng
em không dám kể cho mọi người nghe. Chuyện như thế kể ra thấy xấu hổ
nên thôi ”.

Im lặng vì khi họ tìm đến sự hỗ trợ của cộng đồng nhưng không có kết
quả bởi có nhiều nơi chính quyền địa phương vẫn cho rằng bạo lực gia
đình là thuộc phạm vi gia đình. Một phụ nữ bị bạo lực ở Bến Tre thổ lộ:
12Công tác xã hội với phụ nữ bị bạo hành – bạo hành gia đình
Nhóm thực hiện: Nhóm I
“Khi bị anh hăm dọa đến mức không chịu đựng nổi phải nhờ trưởng ấp
can thiệp thì ông ấy không nghe, nói: “Chuyện gia đình mày, mày làm gì
thì làm”.
Thậm chí im lặng vì sự khác biệt của vùng miền, của quan niệm dân tộc.
Chỉ có 8% phụ nữ Mông cho biết họ đang hoặc đã từng là nạn nhân của
bạo lực gia đình trong khi 36% phụ nữ người Kinh thổ lộ chuyện này
Cứ thế, rào cản tâm lý xấu hổ và kỳ thị khiến người phụ nữ im lặng chịu
đựng, nỗi đau bạo lực vì thế cứ âm ỉ, chôn chặt họ trong cuộc sống đầy sợ
hãi. Hay nói như bà Henrica A.F.M. Jansen, Trưởng nhóm nghiên cứu về
bạo lực gia đình với phụ nữ Việt Nam cho biết: “Bên cạnh sự kỳ thị và sự
xấu hổ khiến phụ nữ phải giữ im lặng, nhiều phụ nữ còn nghĩ rằng, bạo
lực trong quan hệ vợ chồng là điều bình thường, người phụ nữ cần bao
dung, nhẫn nhịn chịu đựng để gìn giữ sự êm ấm cho gia đình
13Công tác xã hội với phụ nữ bị bạo hành – bạo hành gia đình
Nhóm thực hiện: Nhóm I
II. Công tác xã hội với nhóm phụ nữ bị bạo hành
Từ thực trạng về tình hình bạo hành phụ nữ ở Việt Nam với những
con số đáng cảnh báo như sau:
- 32% phụ nữ từng kết hôn cho biết họ đã phải chịu bạo lực thể xác
trong đời và 6% đã từng trải qua trong vòng 12 tháng trở lại đây
- 10% phụ nữ từng kết hôn cho biết họ đã từng bị bạo lực tình dục trong
đời và 4% trong 12 tháng qua
- 54% phụ nữ cho biết đã phải chịu bạo lực tinh thần trong đời và 25%
cho biết đã bị bạo lực tinh thần trong 12 tháng qua
- Khoảng 10% phụ nữ cho biết đã từng bị bạo lực thể xác bởi một

người khác không phải là chồng kể từ khi 15 tuổi
- Khoảng 2% tổng số phụ nữ cho biết bị bạo lực tình dục kể từ sau 15
tuổi.
- Khoảng 3% tổng số phụ nữ cho biết bị lạm dụng tình dục trước khi
đến tuổi 15
Khi so sánh bạo lực do chồng gây ra và bạo lực không phải do chồng
gây ra, thì điều có thể thấy rõ là phụ nữ tại Việt Nam có khả năng bị bạo
lực do chồng cao gấp ba lần so với bạo lực do một người khác gây ra.
Tất cả những con số trên cho ta thấy, việc thực hành lập nhóm thực
hiện công tác xã hội đối với nhóm phụ nữ bị bạo hành là một công việc
14Công tác xã hội với phụ nữ bị bạo hành – bạo hành gia đình
Nhóm thực hiện: Nhóm I
bức thiết, và ta có thể tiến hành thực hiện công tác xã hội đối với nhóm
phụ nữ này ở bất kì khu vực nào trong địa bàn một quận, huyện, thành
phố…
Trong điều kiện cho phép, nhóm 1 xin thực hiện công tác xã hội đối
với nhóm phụ nữ bị bạo hành tại khu vực quận Thanh Xuân.
Quận Thanh Xuân nằm ở cửa ngõ phía Tây Nam nội thành Hà Nội.
Đường Nguyễn Trãi, đường vành đai 3 và đường Trường Chinh là những
trục giao thông chính nối quận Thanh Xuân với trung tâm thành phố và
các quận huyện khác
Trước năm 1945, vùng đất Thanh Xuân là phần đất của đại lý Hoàn Long
thuộc ngoại thành Hà Nội; sau ngày giải phóng Thủ Đô (10/10/1954),
vùng đất Thanh Xuân là một phần đất của quận 5 và quận 6 thuộc ngoại
thành Hà Nội, một phần đất của huyện Thanh Trì, tỉnh hà Đông. Ngày
22/11/1996, Chính phủ ra nghị định số 74-CP, thành lập quận Thanh
Xuân trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của 11 đơn vị
hành chính đó là: phường Thanh Xuân Trung, phường Thượng Đình,
phường Kim Giang, phường Phương Liệt, phường Thanh Xuân Nam,
phường Thanh Xuân Bắc, phường Khương Mai, phường Khương Trung,

phường Khương Đình và phường Nhân Chính
Vẫn biết bạo lực gia đình và thực trạng những phụ nữ bị bạo hành có
thể diễn ra khắp mọi nơi, trong mọi khu vực trên khắp mọi miền đất
nước; tuy nhiên, nhóm chọn thực hành công tác xã hội tại phường
Thượng Đình - quận Thanh Xuân bởi sự nổi lên của một vụ bạo lực gia
đình – dù không phải lần đầu diễn ra vào năm 2011.
15Công tác xã hội với phụ nữ bị bạo hành – bạo hành gia đình
Nhóm thực hiện: Nhóm I
Dư luận vô cùng phẫn nộ trước việc chị Trần Thị Thu Hằng (46 tuổi) ở
phường Thượng Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội bị chồng là Lưu
Nguyễn Tân (49 tuổi) bạo hành. Đây không phải là lần đầu chị Hằng bị
chồng bạo hành dã man.
Bác sĩ Trần Thanh Tùng (bệnh viện xây dựng) cho biết: bệnh nhân Hằng
được công an phường Thượng Đình đưa tới và 11h30 ngày 18/7 với hiện
trạng trên đỉnh đầu có 2 vết thương, toàn bộ hai bàn tay và chân, đùi đều
bầm dập, mất rất nhiều máu, trong đó có hai vết thương ở cánh tay trái đã
được khâu lại bằng chỉ thường. Chị Hằng chưa tcos những tổn thương
lớn gây ảnh hưởng đến tính mạng nhưng cũng khó có thể lượng hết hậu
quả về sau: có thể 1 tuần, thậm chí 2 tuần sau vẫn có thể gây chảy máu sọ
não.
Chị Hằng nằm trên giường bệnh, bên cạnh là cậu con trai (con riêng của
chị với người chồng thứ nhất), những lời kể của chị đứt đoạn trong tiếng
nấc: “Tôi đã bị đánh đập nhiều lần, cách đây vài năm tôi đã bị anh Tân
dùng dao gọt hoa quả đâm và phải đi khâu mười mấy mũi. Lần này tôi
không ngời anh ta lại dã man đến vậy. Tôi đã ngất lên, ngất xuống sau
mỗi trận đánh, kinh hoàng nhất là lúc anh ta đánh đứt mảng thịt dài 10cm
ở cánh tay của tôi, rồi bảo tôi đứng lên, lấy kim chỉ khâu sống vết
thương. Mồ hôi và máu đầm đìa chảy, tôi van vỉ tha cho tôi nhưng anh ta
cứ làm
Cũng theo chị Hằng, sau khi được công an giải cứu khỏi sự tra tấn, chị

không có một đồng nào trên người khi vào viện. Toàn bộ nữ trang trên
người đã bị chồng lột, anh ta còn phá két của nhà đi lấy số tiền 8000$ mà
cháu chị mới ở nước ngoài về gửi cùng một số nữ trang khác trị giá
16Công tác xã hội với phụ nữ bị bạo hành – bạo hành gia đình
Nhóm thực hiện: Nhóm I
khoảng 2 cây vàng. Ngay cả đến 2 chiếc điện thoại iphone ghi những số
điện thoại của người thân, gia đình chị cũng bị anh Tân gom cả vào một
chiếc hộp cùng tiền, vàng gửi lại cho chị gái tên Thanh. Chị Thanh cũng
xác nhận điều đó nhưng khi chị Hằng đề nghị đưa lại điện thoại cho chị
để liên lạc và tiền để chi phí thì không thấy sự hồi âm
Mọi chi phí ở viện của chị đều phụ thuộc vào sự hỗ trợ từ chị gái và con
trai, một số người đến thăm nom cũng cho chút ít tiền giúp chị trang trải
viện phí
Khi hỏi đến vì sao bị đánh, chị Hằng lại không kêu lên cho hàng xóm
biết, chị Hằng nói lâu nay chị thường nín nhịn nhưng lần này muốn kêu
cũng không được vì cứ định kêu thì anh ta lại lấy chanh nhét vào mồm và
lấy băng dính băng mồm. Những người hàng xóm của chị Hằng đều cho
rằng vợ chồng chị rất ít điêu tiếng cãi cọ
Nguyên nhân đánh đập chị Hằng của anh Tân bắt nguồn từ việc nhổ tóc
sâu của người hàng xóm giúp việc cho chị và chị cũng đang làm thủ tục
để bay sang Ukraina dự đám cưới con gái vào ngày 22/7. Anh Tân sợ chị
sang bên đó sẽ ở lại không về
Những câu chuyện đau lòng kể trên không phải là ít xảy ra trong xã
hội, trường hợp của chị Hằng kể trên chỉ là một ví dụ điển hình cho thực
trạng bạo hành phụ nữ ở Việt Nam hiện nay mà thôi. Những con người
tội nghiệp như vậy rất cần có sự giúp đỡ, sẻ chia từ phía xã hội, cộng
đồng
17Công tác xã hội với phụ nữ bị bạo hành – bạo hành gia đình
Nhóm thực hiện: Nhóm I
1. Giai đoạn chuẩn bị:

Xây dựng nhóm: xây dựng nhóm phụ nữ mở, có quy mô tương đối
lớn (khoảng 50 – 60 phụ nữ, với nhiều độ tuổi)
Thời gian hoạt động nhóm: 6 tháng, từ 15/2/2012 đến 15/8/2012.
Tiến hành hoạt động nhóm tại những ngôi nhà bình yên dành cho những
phụ nữ - trẻ em, những đối tượng dễ bị tổn thương. Giới thiệu khái quát
về mô hình những ngôi nhà bình yên, giám đốc trung tâm, đại diện hội
phụ nữ của phường,…
Đánh giá ban đầu: tìm hiểu tiểu sử của phụ nữ: quê quán, gia đình,
nghề nghiệp, thời gian dành cho công việc và thời gian dành cho gia đình
của họ. Những người phụ nữ này tuy có những nguyên nhân khác nhau
nhưng đều đã từng bị bạo hành, chịu sự tổn thương về cả thể xác lẫn tinh
thần, ở những mức độ khác nhau
Tìm hiểu tình hình hiện tại của phụ nữ: về sức khỏe, công việc, về
một số vấn đề tế nhị,…mối quan hệ với các đồng nghiệp, hàng xóm và
đặc biệt là với gia đình. Những khó khăn và mong muốn hiện nay của họ.
- Nhu cầu về vật chất, kinh tế: phân ra những phụ nữ bị chồng (bạn
tình) kìm kẹp hay phong tỏa về mặt kinh tế; thiếu thốn về nhu cầu vật
chất cá nhân bởi phải ưu tiên cho các chi phí về vật chất chung trong
gia đình để lên kế hoạch giúp đỡ những phụ nữ trong tình trạng này
- Nhu cầu về tình cảm, được thừa nhận, được tôn trọng: hầu hết những
người phụ nữ bị bạo hành đều thiếu thốn tình cảm, tình yêu thương từ
người chồng (bạn tình), gia đình chồng, ; không được thừa nhận, tôn
18Công tác xã hội với phụ nữ bị bạo hành – bạo hành gia đình
Nhóm thực hiện: Nhóm I
trọng. Điều này sẽ khiến cho họ chịu nhiều tổn thương về mặt tinh
thần, tự ti, khó tiếp xúc
- Nhu cầu tình dục: phân ra những phụ nữ bị bạo hành, lạm dụng về
mặt tình dục để đưa ra những giải pháp tế nhị tốt nhất dành cho họ sau
này
- Mối quan hệ của những người phụ nữ bị bạo hành với cộng đồng, xã

hội, hàng xóm : hầu hết những người phụ nữ bị bạo hành gia đình đều
có xu hướng giấu giếm những người xung quanh, họ lo sợ mất chồng,
mất con, bị dèm pha, chỉ trích, trở thành đề tài bàn tán của mọi người.
Do vậy, họ thường cam chịu, im lặng sau khi bị chồng (bạn tình) bạc
đãi, bạo hành. Từ tâm lý tự ti trên, họ dần thu mình lại trước những
mối quan hệ xã hội, ít tâm sự, ít nói chuyện…
- Những mong muốn của phụ nữ bị bạo hành: tất cả những người phụ
nữ đều mong có một chỗ đứng trong gia đình, được thương yêu, thừa
nhận và tôn trọng từ phía người chồng, gia đình chồng, các con hay từ
phía bạn tình. Họ cũng muốn mình là người chăm lo cho cuộc sống
gia đình, là chỗ dựa cho chồng (bạn tình) mỗi khi họ gặp khó khăn
trong công việc, cuộc sống. Do vậy, họ muốn chủ động về mặt kinh
tế, không bị phong tỏa, kìm kẹp
Dựa trên hoàn cảnh, tính cách, những mong muốn trên của phụ nữ,
các nhân viên công tác xã hội sẽ vạch ra mục đích, phương hướng
hoạt động của nhóm
Mục đích – phương hướng hoạt động nhóm
19Công tác xã hội với phụ nữ bị bạo hành – bạo hành gia đình
Nhóm thực hiện: Nhóm I
- Mục đích chung: giúp đỡ những phụ nữ bị bạo hành trở về với cuộc
sống gia đình, hỗ trợ họ về mặt vật chất, an ủi họ về mặt tinh thần
- Kêu gọi ủng hộ, hỗ trợ từ phía chính quyền, đoàn thể, hội phụ nữ,…
để giúp đỡ những khó khăn về kinh tế, vật chất của những phụ nữ bị
bạo hành, giảm bớt gánh nặng về đồng tiền trên vai họ,
- Dự kiến những hoạt động trước mắt của nhóm
2. Thực hành công tác xã hội với nhóm phụ nữ bị bạo hành
Tập huấn vai trò của nhân viên xã hội (thời gian tiến hành: 1 tháng
– từ 15/2/2012 đến 15/3/2012): Người nhân viên xã hội trong khi làm
việc với những phụ nữ bị bạo hành cần phải:
Xoá bỏ các mặc cảm về những người phụ nữ bị bạo hành, thông qua

những hành vi và thái độ như: không tránh né, không tỏ ra thương hại…
những người phụ nữ bị bạo hành
Tìm hiểu từng cảnh ngộ, tôn trọng những mong muốn và suy nghĩ của
những phụ nữ bị bạo hành
Giúp đỡ, biện hộ, bảo vệ cho những phụ nữ bị bạo hành dựa trên những
nguyện vọng riêng, mong muốn riêng của họ đối với cuộc sống gia đình
mình
Đối với từng trường hợp vẫn cần phải năng động, linh hoạt để giúp đỡ
những phụ nữ bị bạo hành. Tuy nhiên điều quan trọng ở đây – với tư cách
là một chuyên viên tư vấn – một nhà công tác xã hội, cần khuyến khích
những phụ nữ bị bạo hành khắc phục các khó khăn và tự giải quyết vấn
đề của chính mình
20Công tác xã hội với phụ nữ bị bạo hành – bạo hành gia đình
Nhóm thực hiện: Nhóm I
Tiếp cận thân chủ (thời gian tiến hành: khoảng 1 đến 1,5 tháng, tùy
theo hoàn cảnh của thân chủ - từ 15/3/2012 đến 15/4 – 30/4/2012): đó
là những phụ nữ bị bạo hành. Tiếp xúc cá nhân với họ để tìm hiểu hoàn
cảnh, tâm tư, nguyện vọng của những phụ nữ bị bạo hành để qua đó có
những hỗ trợ cần thiết. Việc tiếp xúc trực tiếp với những người phụ nữ bị
tổn thương này sẽ giúp họ rất nhiều vì họ cảm thấy mình được tôn trọng,
được quan tâm, lắng nghe và chia sẻ. Nhân viên công tác xã hội và những
người phụ nữ cần phải tiếp xúc và dần tháo gỡ những khúc mắc trong
cuộc sống gia đình…
Đưa những phụ nữ tiếp xúc với những người quản lý ngôi nhà bình yên,
đại diện hội phụ nữ của phường, quận, thành phố giúp họ có tâm lý cởi
mở hơn với các cơ quan, chính quyền, đoàn thể
Tổng hợp thông tin thu được (thời gian tiến hành: từ 1/5/2012 –
10/5/2012): sau khi tiếp xúc cá nhân với các thân chủ, các nhân viên
công tác xã hội sẽ đưa ra ý kiến đánh giá của mình về hoàn cảnh của thân
chủ, đồng thời vạch ra kế hoạch, phương hướng giải quyết (bao gồm cả

về khía cạnh vật chất và tinh thần) để thân chủ sớm có thể giải quyết
được những khúc mắc gia đình, hòa nhập trở lại với cuộc sống của mình
Triển khai biện pháp giải quyết khó khăn của thân chủ: thời gian
tiến hành: tùy theo hoàn cảnh của thân chủ mà có những phương
pháp cụ thể khác nhau, thời gian tiến hành cũng khác nhau – từ
10/5/2012 đến 10/7 – 5/8/2012)
21Công tác xã hội với phụ nữ bị bạo hành – bạo hành gia đình
Nhóm thực hiện: Nhóm I
3. Tổng kết thực hành công tác xã hội đối với nhóm phụ nữ bị
bạo hành (thời gian tiến hành: 10 ngày – từ 6/8/2012 đến
15/8/2012)
Nhận xét công việc: các nhân viên công tác xã hội báo cáo tình hình
hoạt động của mình cho người quán lý nhóm công tác xã hội, đánh giá
hoạt động dựa trên phương hướng hoạt động, thái độ thân chủ và kết quả
hoạt động
So sánh kết quả hoạt động với mục đích – phương pháp hoạt động
đã đề ra
Rút kinh nghiệm sau hoạt động thực hành công tác xã hội: rút kinh
nghiệm những điểm mạnh, điểm yếu, những yếu tố tích cực và tiêu cực
sau khi kết thúc hoạt động công tác xã hội với nhóm phụ nữ bị tổn
thương, mối liên kết, hoạt động giữa các thành viên trong nhóm công tác
xã hội,…
Kêu gọi sự ủng hộ, giúp đỡ của các tổ chức xã hội, cơ quan, đoàn
thể,…
22Công tác xã hội với phụ nữ bị bạo hành – bạo hành gia đình
Nhóm thực hiện: Nhóm I
TIỂU KẾT
Trong thời đại khoa học và công nghệ thông tin nở rộ, có những
nơi mà phụ nữ vẫn không có quyền lợi gì và bị coi như là những
người thuộc tầng lớp dưới. Họ có thể bị bạo hành bất cứ lúc nào, thậm

chí là sát hại. Những người phụ nữ phải sống cực khổ, bị coi khinh và
niềm hy vọng duy nhất của họ là có thể đem lại một cuộc sống tốt hơn
cho con cái. Bạo lực đã được bình thường hóa, người phụ nữ đã phải
chịu đựng và chấp nhận bạo lực và phải giữ im lặng về những điều mà
họ đang phải hứng chịu. Đây thật sự là một vấn đề xã hội cần được
nhìn nhận đúng bản chất. Điều này cho ta thấy cần thiết phải phá vỡ
sự im lặng, nâng cao nhận thức của người dân về phạm vi của vấn đề
và quan điểm rằng bạo lực đối với phụ nữ và bạo lực gia đình là không
thể chấp nhận được, đồng thời cần có những hành động cấp bách để
ngăn ngừa và đối phó với vấn đề bạo lực đối với phụ nữ. Bước tiếp
theo phụ thuộc vào hành động của các cơ quan Chính phủ, các tổ
chức phụ nữ, phương tiện truyền thông, các nhà nghiên cứu, những
người làm công tác giáo dục, cộng đồng và tất cả mọi người hoạt động
trong lĩnh vực này.

×