Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Đề án bảo vệ môi trường đơn giản của cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung hoàng minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (259.45 KB, 23 trang )

Đề án bảo vệ môi trường đơn giản của “Cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung Hoàng Minh”
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 4
Chương 1. MÔ TẢ TÓM TẮT CƠ SỞ 5
1.1. Tên của cơ sở: 5
1.2. Chủ cơ sở: 5
1.3. Vị trí địa lý của cơ sở 5
1.4. Quy mô/công suất, thời gian hoạt động của cơ sở 5
Chương 2. NGUỒN CHẤT THẢI VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ/XỬ LÝ 9
2.1. Nguồn chất thải rắn thông thường 9
2.1.1 Nguồn phát sinh: 9
2.1.2 Biện pháp xử lý 10
2.2. Nguồn chất thải lỏng 10
2.2.1 Nguồn phát sinh 10
2.2.2 Biện pháp xử lý 13
2.3. Nguồn chất thải khí 15
2.3.1 Nguồn phát sinh 15
2.3.2 Biện pháp xử lý 15
2.4. Nguồn chất thải nguy hại 16
2.5. Nguồn tiếng ồn, độ rung 16
2.5.1 Nguồn phát sinh 16
2.5.2 Biện pháp xử lý 17
2.6. Tai nạn lao động 18
2.6.1 Nguồn phát sinh 18
2.6.2 Biện pháp xử lý 18
2.7. Nguy cơ cháy nổ 18
2.7.1 Nguồn phát sinh 18
2.7.2 Biện pháp xử lý 18
2.8. Nguồn tiếng ồn, độ rung 19
2.8.1 Nguồn phát sinh 19
2.8.2 Biện pháp xử lý 19


KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT 20
1. Kết luận 20
2. Kiến nghị 20
3. Cam kết 20
1
Đề án bảo vệ môi trường đơn giản của “Cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung Hoàng Minh”
DANH SÁCH BẢNG
Bảng 1: Các hạng mục công trình 6
Bảng 2: Danh mục thiết bị máy móc 7
Bảng 3: Lượng chất ô nhiễm môi trường nước tính theo đầu người 1 1
Bảng 4 Nồng độ của các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt 12
Bảng 5: Giới hạn ồn từ phương tiện giao thông 1 6
2
Đề án bảo vệ môi trường đơn giản của “Cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung Hoàng Minh”
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BTNMT Bộ Tài nguyên Môi trường
BOD Nhu cầu oxy hóa
SS Chất rắn lơ lửng
QCVN Quy chuẩn Việt Nam
QCXDVN Quy chuẩn xây dựng Việt Nam
UBND Ủy ban nhân dân
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
MTV Một thành viên
3
Đề án bảo vệ môi trường đơn giản của “Cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung Hoàng Minh”
MỞ ĐẦU
Cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung Hoàng Minh được thành lập trên cơ
sở giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Hộ kinh doanh số 54.D.8.004144, do phòng
Tài chính - Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân Thị xã Bình Minh cấp, đăng ký lần đầu
ngày 14 tháng 8 năm 2013.

Cơ sở trước kia là Cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung Hoàng Minh, đã
được Phòng Tài nguyên và Môi trường Huyện Bình Minh cấp giấy xác nhận đăng
ký số 18/GXN.PTN&MT ngày 09/01/2009. Trong quá trình hoạt động, cơ sở đã
chuyển nhượng sang cho bà Nguyễn Kim Hoa. Bà Nguyễn Kim Hoa mở rộng và cải
tạo lại cơ sở giết mổ, sau đó đi vào hoạt động vào tháng 08/2013 mà không có giấy
thông báo về việc chấp nhận đăng ký cam kết bảo vệ môi trường cho cơ sở.
Theo Thông tư số: 01/2012/TT-BTNMT ngày 16 tháng 3 năm 2012 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường quy định về lập, thẩm định, phê duyệt và kiểm ra, xác
nhận việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường chi tiết; lập và đăng ký đề án bảo vệ
môi trường đơn giản thì Cơ sở thuộc đối tượng phải lập đề án bảo vệ môi trường
đơn giản (Theo điểm d, khoản 1, điều 15 của Thông tư số: 01/2012/TT-BTNMT
ngày 16/03/2012).
4
Đề án bảo vệ môi trường đơn giản của “Cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung Hoàng Minh”
Chương 1. MÔ TẢ TÓM TẮT CƠ SỞ
1.1. Tên cơ sở: Cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung Hoàng Minh
1.2. Chủ cơ sở:
Người đại diện: (Bà) Nguyễn Kim Hoa
Địa chỉ: tổ 2, ấp Đông Hưng 1, xã Đông Thành, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh
Long.
Điện thoại: 0964257457
1.3. Vị trí địa lý của cơ sở
a. Vị trí địa lý: Cơ sở nằm tại tổ 2, ấp Đông Hưng 1, xã Đông Thành, thị xã
Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long. Tổng diện tích là 12.000 m
2
, có vị trí giáp giới như sau:
- Phía Tây Nam giáp Quốc lộ 54.
- Phía Tây Bắc giáp vườn cây và nhà dân.
- Phía Đông Nam giáp vườn cây và nhà dân.
- Phía Đông Bắc giáp vườn cây.

b. Các đối tượng khác xung quanh:
Cơ sở nằm cặp Quốc lộ 54, nằm phía bên trái hướng từ Bình Minh đi Trà Ôn,
cách cầu Phù Ly khoảng 2 km theo hướng Tây Bắc. Điều kiện giao thông thuận lợi
cho hoạt động kinh doanh của cơ sở.
1.4. Quy mô/công suất, thời gian hoạt động của cơ sở:
A. Quy mô công suất:
a. Quy mô, công suất:
- Loại hình kinh doanh: cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm.
- Quy mô: trung bình một ngày cơ sở giết mổ khoảng:
+ Gà, vịt: 800 con /ngày.
5
Đề án bảo vệ môi trường đơn giản của “Cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung Hoàng Minh”
+ Heo: 18 con/ngày.
+ Bò: 01 con/ngày.
- Thời gian hoạt động: các ngày trong tuần.
b. Các hạng mục công trình:
Tổng diện tích khu vực cơ sở là 12.000 m
2
. Gồm các hạng mục sau:
Bảng 1: Các hạng mục công trình
TT HẠNG MỤC DIỆN TÍCH
(m
2
)
HIỆN TRẠNG
1 Nhà chủ cơ sở 60 90%
2 Khu vực giết mổ gia súc, gia cầm 2500 90%
3 Khu vực trồng cây xanh và hệ thống xử
lý nước thải
9.440

90%
Tổng: 12.000 m
2
c. Quy trình hoạt động:
Quy trình giết mổ tại cơ sở như sau:
+ Đối với gia súc:
Gia súc của các tư nhân được đưa đến cơ sở để giết mổ được cán bộ thú y
kiểm dịch. Gia súc được giữ lại trong chuồng tại cơ sở khoảng 1-2 ngày. Gia súc
trước khi giết mổ được vệ sinh sạch sẽ. Trước khi tiến hành giết mổ, gia súc được
làm chết bằng cách kẹp điện vào 2 vành tai gia súc và bật cầu dao điện để gia súc
chết, cúp cầu dao điện, tiến hành chọc tiết bằng dao. Sau khi gia súc đã chết, gia súc
6
Gia súc,
gia cầm
sống
Khu vực
cơ sở,
nuôi nhốt
Tiến hành
giết mổ
Thịt thành
phẩm, phụ
phẩm
Các chợ
đầu mối
Cán bộ
thú y
kiểm dịch
Cán bộ
thú y

kiểm dịch
ồn, rác thải,
nước thải, khí
thải, mùi hôi,

Đề án bảo vệ môi trường đơn giản của “Cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung Hoàng Minh”
được cạo sạch lông bằng nước sôi khoảng 85
o
C. Khi gia súc đã làm sạch bên ngoài,
gia súc được đưa lên bàn mổ tiến hành mổ phân loại sản phẩm và phụ phẩm (lòng).
Thịt thành phẩm và phụ phẩm được chứa riêng trong các thùng chứa chuyên dùng.
Sau đó thịt được vận chuyển ra chợ và các nơi khác bán cho khách hàng. Phụ phẩm
(lòng) được làm sạch sơ bộ tại cơ sở sau đó cũng vận chuyển ra chợ tiêu thụ.
+ Đối với gia cầm:
Gà vịt của các hộ tiểu thương mua về tập kết vào buổi chiều, được nhốt trong
khu nuôi nhốt tại cơ sở, sau đó được đem đi giết mổ. Gia cầm của các tư nhân đưa
đến cơ sở được cán bộ thú y kiểm dịch, giữ lại trong chuồng tại điểm giết mổ
khoảng 1-2 ngày. Gia cầm trước khi giết mổ được vệ sinh sạch sẽ. Gia cầm được cắt
tiết bằng dao, lấy tiết, sau đó đem đi nhổ lông bằng máy đánh lông. Khi gia cầm đã
làm sạch bên ngoài, gia cầm được đưa lên bàn mổ tiến hành mổ phân loại sản phẩm
và phụ phẩm (lòng). Thịt gia cầm thành phẩm và phụ phẩm được chứa riêng trong
các thùng chứa chuyên dụng, được cán bộ thú y kiểm dịch đóng dấu trước khi vận
chuyển ra chợ tiêu thụ.
d. Danh mục các thiết bị máy móc
Bảng 2 : Danh mục thiết bị máy móc
TT TÊN THIẾT BỊ ĐVT SỐ LƯỢNG TÌNH TRẠNG THIẾT BỊ
1 Máy đánh lông cái 06 90%
Ngoài ra còn một số thiết bị, dụng cụ phục vụ trong quá trình hoạt động của
cơ sở như: tô, nồi, dao, chảo, bếp, giàn móc, thau chậu các loại ….
e. Thời gian cơ sở đi vào hoạt động và số lượng nhân viên làm việc:

- Cơ sở đã đi vào hoạt động từ tháng 08 năm 2013.
- Tổng số nhân viên của cơ sở là 15 người, không sinh hoạt tại cơ sở.
7
Đề án bảo vệ môi trường đơn giản của “Cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung Hoàng Minh”
B. Nhu cầu nguyên, nhiên liệu sử dụng:
a. Nhu cầu nguyên nhiên liệu:
- Sử dụng trấu, củi, gas trong quá trình cơ sở hoạt động giết mổ, sử dụng để
gia nhiệt cho các chảo nấu. Nguồn sử dụng được cung cấp từ các đơn vị cung cấp tại
địa phương. Ước tính nhu cầu sử dụng khoảng 15 bao trấu/ngày, 6 thước củi/ngày,
gas khoảng 15 bình loại 12 kg/tháng.
- Sử dụng điện, cho hoạt động của máy móc, dùng để thắp sáng. Nguồn sử
dụng được cung cấp từ hệ thống điện lưới quốc gia. Ước tính mỗi tháng lượng tiêu
thụ khoảng 1500 kw/tháng.
- Ngoài ra cơ sở còn sử dụng hóa chất để xử lý nước như Clorin, phèn. Nguồn
cung cấp từ các đại lý trong khu vực. Nhu cầu sử dụng khoảng: phèn 20 kg/tháng,
clorin 1 kg/tháng.
c. Nhu cầu sử dụng nước:
- Nước dùng cho hoạt động giết mổ, vệ sinh chuồng trại, tắm rửa gia súc, gia
cầm, sinh hoạt của nhân viên làm việc tại cơ sở. Cơ sở sử dụng nguồn nước giếng
bơm lên hồ chứa xử lý lắng lọc, rồi mới đem đi sử dụng. Nhu cầu sử dụng cho hoạt
động giết mổ, vệ sinh chuồng trại, tắm rửa gia súc, gia cầm khoảng 28,5 m
3
/ngày,
dùng cho hoạt động sinh hoạt của nhân viên khoảng 0,5 m
3
/ngày.
8
Đề án bảo vệ môi trường đơn giản của “Cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung Hoàng Minh”
Chương 2. NGUỒN CHẤT THẢI VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ/XỬ LÝ
2.1. Nguồn chất thải rắn thông thường

2.1.1 Nguồn phát sinh:
- Chất thải phát sinh trong hoạt động giết mổ:
+ Chất thải từ lông gia súc, thức ăn thừa phát sinh trong quá trình giết
mổ và hoạt động nuôi nhốt chờ giết mổ, phát sinh khoảng 250 kg/tháng.
+ Chất thải từ lông gia cầm sau khi giết mổ khoảng 160 kg/ngày (Bình
quân 1 con phát sinh khoảng 200g lông).
+ Tro phát sinh từ quá trình đốt củi, trấu. Lượng phát sinh khoảng 15
kg/ngày.
+ Bùn lắng từ hầm tự hoại, ao xử lý. Sau một thời gian sử dụng dưới
đáy ao và hầm sẽ lắng đọng một lượng bùn lắng làm giảm hiệu quả xử lý của
hệ thống. Lượng bùn này cần được thu gom xử lý định kỳ.
Thành phần của các chất thải trên chủ yếu là hữu cơ, đặc điểm của các loại
rác này là dễ phân hủy sinh học và có thời gian phân hủy nhanh, quá trình phân hủy
sẽ tạo mùi hôi khó chịu gây tác động đến sức khỏe của nhân viên và làm mất vẻ mỹ
quan chung quanh khu vực. Vì vậy, lượng rác thải này cần được quan tâm thu gom
và xử lý, tránh ảnh hưởng đến dân cư xung quanh.
- Chất thải sinh hoạt: Phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt của 15 nhân viên
làm việc tại cơ sở như thức ăn thừa, vỏ đồ hộp Theo QCXDVN 01:2008/BXD,
lượng chất thải rắn phát sinh là 0,8 kg/người/ngày. Lượng rác thải của 15 nhân viên
không sinh hoạt tại cơ sở phát sinh khoảng 15*0,8*1/3 = 4 kg/ngày (Lượng rác thải
của nhân viên không sinh hoạt tại cơ sở ước tính bằng 1/3 so với định mức). Đặc
điểm của các loại rác này là dễ phân hủy sinh học và có thời gian phân hủy nhanh,
quá trình phân hủy sẽ tạo mùi hôi khó chịu gây tác động đến sức khỏe của nhân viên
và làm mất vẻ mỹ quan chung quanh khu vực. Vì vậy, rác thải sinh hoạt cần được
quan tâm thu gom và xử lý hợp lý.
9
Đề án bảo vệ môi trường đơn giản của “Cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung Hoàng Minh”
2.1.2 Biện pháp xử lý:
- Thức ăn thừa phát sinh trong quá trình giết mổ và hoạt động nuôi nhốt chờ
giết mổ được thu gom vào hầm tự hoại để xử lý. Nước thải sau khi qua hầm tự hoại

thoát ra hệ thống ao lục bình, sau đó được khử trùng trước khi thoát ra kênh công
cộng.
- Lông gia súc được thu gom bán cho các cơ sở tái chế trích ly đạm hoặc làm
phân bón cho cây trong khu vực cơ sở. Lông gia cầm được thu gom đem bán cho
các cơ sở bán phế liệu, tái chế.
- Khối lượng tro phát sinh được thu gom đem chôn lấp trong vườn của cơ sở.
- Bùn lắng dưới đáy ao định kỳ mỗi năm được nạo vét lên dùng để gia cố bờ
ao hoặc làm phân bón cho cây. Bùn lắng trong hầm tự hoại, chủ cơ sở sẽ thuê Công
ty TNHH MTV công trình công cộng Vĩnh Long đến hút đem đi xử lý.
- Đối với rác thải sinh hoạt: chủ cơ sở sẽ bố trí hai thùng rác để thu gom rác
thải sinh hoạt, sau đó mỗi ngày đem đổ vào thùng rác công cộng. Đơn vị thu gom
rác của Thị xã Bình Minh sẽ đến thu gom đem đi xử lý.
2.2. Nguồn chất thải lỏng:
2.2.1 Nguồn phát sinh:
a. Nước thải sản xuất:
+ Nước thải phát sinh trong quá trình hoạt động của cơ sở chủ yếu việc vệ
sinh gia súc, gia cầm trước khi giết mổ, vệ sinh trại nuôi nhốt sau khi giết mổ, vệ
sinh dụng cụ, thiết bị, máy móc, nước phát sinh từ hoạt động giết mổ. Lượng nước
này ước tính phát sinh khoảng 28,5 m
3
/ngày. Nước thải này bị ô nhiễm nặng do các
thành phần hữu cơ như máu, mỡ, protein, vi trùng, chất rắn và mùi …. Nếu không
thu gom xử lý sẽ phát sinh mùi hôi làm mất vẽ mỹ quan và ảnh hưởng đến dân cư
lân cận.
b. Nước thải sinh hoạt:
Nước thải sinh hoạt phát sinh chủ yếu từ các hoạt động sinh hoạt như: ăn,
uống, vệ sinh của các nhân viên làm việc tại cơ sở. Với số lượng nhân viên làm
10
Đề án bảo vệ môi trường đơn giản của “Cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung Hoàng Minh”
việc tại cơ sở là 15 người, không ăn uống sinh hoạt trực tiếp tại cơ sở. Theo

QCXDVN 01:2008/BXD thì lượng nước sử dụng cho sinh hoạt bình quân đầu người
là 100 lít/người.ngày.đêm. Như vậy:
+ Lượng nước cấp của 15 nhân viên không sinh hoạt trực tiếp tại cơ sở = 15
người x 1/3 x 100/1000 = 0,5 m
3
/ngày.đêm. (ước tính bằng 1/3 so với định mức).
 Như vậy, lượng nước thải tại khu vực cơ sở phát sinh khoảng 0,4
m
3
/ngày.đêm (Với định mức lượng nước thải phát sinh chiếm 80% lượng nước cấp).
Đặc điểm cơ bản của nước thải sinh hoạt là có hàm lượng các chất hữu cơ
cao, dễ bị phân hủy sinh học (như carbohydrat, protein, mỡ,…), các chất dinh dưỡng
(phosphat, nitơ), vi trùng, chất rắn và mùi. Theo nghiên cứu của PGS. Hoàng Kim
Cơ, lượng chất ô nhiễm phát sinh của một người thải ra trong ngày (chưa qua xử lý)
được ghi nhận như sau:
Bảng 3: Lượng chất ô nhiễm môi trường nước tính theo đầu người
STT Chất ô nhiễm Khối lượng, g/người.ngày
1
BOD
5
45 ÷ 54
2 SS
70 ÷ 145
3 Dầu mỡ
10 ÷ 30
4 Tổng coliform
10
6
÷ 10
9

(MPN/100ml)
(Nguồn: Kỹ thuật môi trường, PGS, TS Hoàng Kim Cơ , NXB KH&KT Hà
Nội, 2001).
Theo tính toán, với số nhân viên không sinh hoạt tại cơ sở là 15 người thì
tương đương với 5 người sinh hoạt trực tiếp tại cơ sở. Với lưu lượng nước thải sinh
hoạt là 0,4 m
3
/ngày.đêm và lượng chất ô nhiễm do một người thải ra trong ngày theo
bảng trên thì nồng độ các thông số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt của cơ sở như
sau:
Bảng 4 Nồng độ của các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
STT Chất ô nhiễm Khối lượng, Nồng độ chất ô QCVN 14 :
11
Đề án bảo vệ môi trường đơn giản của “Cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung Hoàng Minh”
g/người.ngày nhiễm, (mg/l)
2008/BTNMT
(Cột B, K= 1,2)
1 BOD
5
45 - 54 562 – 675 60
2 SS 70 - 145 875 – 1.812 120
3 Dầu mỡ 10 - 30 125 – 375 24
4 Tổng coliform
10
6
- 10
9
(MPN/100ml)
10
6

- 10
9
(MPN/100ml)
5.000
(MPN/100ml)
Qua các số liệu ở bảng trên cho thấy nước thải sinh hoạt của nhân viên và
khách hàng có hàm lượng các chất ô nhiễm rất cao so với QCVN 14:2008/BTNMT.
Do vậy lượng nước thải sinh hoạt tại cơ sở cần có giải pháp thu gom, xử lý để không
ảnh hưởng đến môi trường đất và nước trong khu vực.
c. Nước mưa chảy tràn:
Nước mưa chảy tràn cuốn theo các chất bẩn, rác thải trên mặt đất… làm cho
hàm lượng các chất lơ lửng trong nước mưa tăng cao. Theo kết quả thống kê của
WHO (1993) cho thấy rằng nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn
thông thường khoảng 0,5 – 1,5mg N/l, 0,004 – 0,03mg P/l, 10 – 20mg COD/l và 10
– 20mg TSS/l. Tuy nhiên, so với Quy chuẩn Việt Nam đối với nước thải thì nước
mưa chảy tràn tương đối sạch, do đó có thể tách riêng biệt đường nước mưa ra khỏi
nước thải sinh hoạt và cho thải trực tiếp ra môi trường sau khi đã tách rác.
Lượng nước mưa được tính như sau:
)/(
3
ngàymSaqQ
××=
:q
lưu lượng mưa trung bình hàng ngày của tháng có lượng mưa nhiều
nhất năm 2012:
)/(01076,0)/(76,10
30
323
ngàymngàymmq
===

:a
hệ số thực nghiệm đặc trưng cho tính chất của mặt phủ. Chọn a =
0,95
S: diện tích đất, S = 12.000 m
2
Vậy Q = 123 m
3
/ngày (đây là lưu lượng của trận mưa lớn nhất trong
năm).
Nhìn chung nước mưa chảy tràn trong khuôn viên cơ sở theo ước tính
của chúng tôi với tần suất lượng mưa lớn nhất trong tháng là 323 mm/tháng, tổng
12
Đề án bảo vệ môi trường đơn giản của “Cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung Hoàng Minh”
diện tích của cơ sở là: 12.000 m
2
, vì vậy tổng lượng nước mưa trung bình chảy tràn
là: 123 m
3
/ngày.
2.2.2 Biện pháp xử lý
a. Nước thải sản xuất:
Nước thải vệ sinh gia súc, gia cầm trước khi giết mổ, vệ sinh trại nuôi nhốt
sau khi giết mổ, vệ sinh dụng cụ, thiết bị, máy móc, nước phát sinh từ hoạt động giết
mổ được thu gom xử lý như sau:
Quy trình: Nước thải vệ sinh gia súc, gia cầm trước khi giết mổ, vệ sinh trại
nuôi nhốt sau khi giết mổ, vệ sinh dụng cụ, thiết bị, máy móc, nước phát sinh từ hoạt
động giết mổ sau khi đã tách rác được thu gom vào hầm tự hoại có thể tích 63 m
3
để
xử lý. Trong hầm tự hoại, các chất bẩn, chất thải hữu cơ sẽ được phân hủy kỵ khí.

13
Nước thải sản xuất
Lưới lược rác
Hầm tự hoại (63 m
3
)
Ao lắng 1 (40 m
3
)
Ao lắng 2 (40 m
3
)
Ao lục bình 6
(240 m
3
)
Ao lắng 3 (25 m
3
)
Ao lục bình 4 (200 m
3
)
Ao lục bình 5 (200 m
3
)
Hố lắng
Hố lắng
Bể khử trùng
Kênh công cộng
Đề án bảo vệ môi trường đơn giản của “Cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung Hoàng Minh”

Nước thải sau khi xử lý bằng hầm tự hoại thoát ra ao lắng 1, 2, 3 để xử lý tiếp các
chất lơ lửng có trong nước thải. Nước thải sau khi qua ao lắng được dẫn sang ao lục
bình 5,6. Tại hai ao này có trồng cây lục bình. Rể lục bình sẽ hấp thụ các chất hữu
cơ còn lại trong nước thải. Nước thải từ hai ao này được đưa qua bể khử trùng, khử
trùng bằng clorin trước khi thoát ra kênh công cộng.
Chủ cơ sở đã phối hợp với Công ty TNHH Đa Phương tiến hành lấy mẫu
nước thải sau hệ thống xử lý, kết quả như sau:
Vị trí lấy
mẫu
Tên chỉ tiêu
Đơn vị
tính
Kết quả 07/2014
QCVN 40:2011
Cột A
01 mẫu
nước thải
tại ao xử lý
cuối cùng
trước khi
thoát ra
kênh
pH - 6,98 6-9
BOD
5
Mg/l 24 30
COD Mg/l 41 75
Chất rắn lơ lửng (SS) Mg/l 40 50
Tổng Phốt pho Mg/l 0,68 4
Tổng nitơ Mg/l KPH (LOD=0,003) 20

Amoni Mg/l
KPH (LOD=0,5)
5
Asen Mg/l
KPH (LOD=3)
0,05
Coliform
MPN/
100ml
2600 3000
Nhận xét: Theo kết quả phân tích ở bảng trên cho thấy, hầu hết các chỉ tiêu
phân tích đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 40:2011/BTNMT – Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp.
b. Nước thải sinh hoạt:
- Đối với nước thải sinh hoạt của 15 nhân viên làm việc tại cơ sở được thu
gom vào hầm tự hoại 63 m
3
để xử lý cùng với nước thải sản xuất, nước thải sau hầm
tự hoại được dẫn ra hệ thống ao lục bình trước khi thải ra kênh công cộng.
14
Đề án bảo vệ môi trường đơn giản của “Cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung Hoàng Minh”
c. Nước mưa chảy tràn:
Do khu vực giết mổ có mái che nên không bị ảnh hưởng bởi nước mưa. Nước
mưa theo đánh giá ở trên tương đối sạch, một phần nước mưa thấm xuống đất, một
phần chảy tràn xuống hệ thống ao lục bình và các kênh rạch xung quanh.
2.3. Nguồn chất thải khí:
2.3.1 Nguồn phát sinh:
Khi cơ sở hoạt động, khí thải phát sinh từ các phương tiện tham gia giao
thông ra vào khu vực cơ sở, vận chuyển thành phẩm đem đi tiêu thụ, theo GS-TS
Phạm Ngọc Đăng hoạt động của các phương tiện tham gia giao thông sẽ phát sinh

khí thải, đây là nguồn gây ô nhiễm mang tính phân tán và khó kiểm soát. Khí thải
này chứa các chỉ tiêu ô nhiễm như: Bụi khói, CO, SO
2
, NO
x
, .v.v.
Khí thải phát sinh từ các hoạt động đốt lò nấu nước trong quá trình giết mổ.
Khí thải này chứa các chỉ tiêu ô nhiễm như: Bụi, nhiệt, CO, SO
2
, NO
x
, .v.v.
Khí thải phát sinh trong quá trình phân hủy phân từ gia cầm gia súc thải ra
trong quá trình nuôi nhốt chờ giết mổ và chất thải từ phụ phẩm sau khi giết mổ. Quá
trình phân hủy sẽ phát sinh mùi hôi, các chất khí như CO, SO
2
, NO
x
, .v.v. Nếu
không có biện pháp xử lý sẽ ảnh hưởng đến dân cư trong khu vực.
2.3.2 Biện pháp xử lý:
Do khu vực cơ sở có tỷ lệ cây xanh cao, dân cư xung
quanh tập trung tương đối ít nên lượng khí thải phát sinh ảnh hưởng không nhiều đến các
hộ dân lân cận. Tuy nhiên cơ sở sẽ áp dụng các biện pháp sau đây để hạn chế ảnh hưởng
đến môi trường đến mức độ thấp nhất:
- Vệ sinh khu vực nuôi nhốt và khu vực giết mổ hằng ngày, chất thải từ phụ phẩm
và phân được thu gom vào hầm tự hoại xử lý.
- Thường xuyên nạo vét bùn lắng ở các hố lắng, đường thoát nước thải. Giáo dục
nâng cao ý thức của nhân viên trong việc giữ gìn vệ sinh khu vực cơ sở.
15

Đề án bảo vệ môi trường đơn giản của “Cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung Hoàng Minh”
- Sử dụng chế phẩm sinh học xử lý mùi hôi định kỳ phun vào các đường thoát
nước để hạn chế phát sinh mùi hôi.
- Tận dụng khu vực đất trống để trồng thêm cây xanh xung quanh khu vực cơ sở.
2.4. Nguồn chất thải nguy hại: Theo thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày
14/04/2011 của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường quy định về quản lý chất thải nguy
hại, hoạt động của cơ sở không phát sinh chất thải nguy hại.
2.5. Nguồn tiếng ồn, độ rung:
2.5.1 Nguồn phát sinh:
Tiếng ồn phát sinh trong quá trình giết mổ gia súc, gia cầm. Do hoạt động giết
mổ diễn ra từ 11 giờ tối đến 3 giờ sáng, đây là thời gian nghỉ ngơi của dân cư xung
quanh, cần có biện pháp hạn chế tiếng ồn tránh ảnh hưởng đến hoạt động sinh hoạt
Trong quá trình hoạt động của cơ sở, tiếng ồn rung chủ yếu phát sinh từ các
phương tiện tham gia giao thông như xe tải, xe khách đến cơ sở. Mức độ ồn phát
sinh từ phương tiện tham gia lưu thông, được ghi nhận như sau:
Bảng 5: Giới hạn ồn từ phương tiện giao thông
ST
T
Loại phương tiện
giao thông
Cường độ ồn (dB)
cách 15m
QCVN 26:2010/BTNMT
Khu vực thông thường
(từ 21 – 6h)
1 Xe mô tô 1 xi lanh 2 kỳ 80
55
2 Xe mô tô 2 xi lanh 4 kỳ 94
3 Xe ô tô con 80
4 Xe khách nhỏ 79

5 Xe tải 96
(Nguồn: Môi trường không khí, GS TS Phạm Ngọc Đăng, NXBKH&KT HN, 1997)
Ghi chú:
16
Đề án bảo vệ môi trường đơn giản của “Cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung Hoàng Minh”
QCVN 26 :2010/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn. Khu vực
thông thường từ 21 giờ đến 6 giờ.
Nhận xét : Qua so sánh số liệu trong bảng trên với QCVN 26 :2010/BTNMT
cho thấy mức ồn tối đa của các phương tiện tham gia giao thông vượt so với giới
hạn cho phép từ 1,4 đến 1,7 lần.
2.5.2 Biện pháp xử lý
- Trang bị nội quy cho xe khách, xe tải khi ra vào cơ sở như : Không được
gây ồn trong giờ nghỉ ngơi, tắt máy xe khi không cần thiết sử dụng,…
- Đối với gia súc để chọc tiết chúng tôi dùng điện gắn vào vành tai gia súc,
bật cầu dao điện làm chết gia súc, hoạt động này ít gây ồn hơn so với biện pháp trực
tiếp. Đối với gia cầm khớp mỏ gà vịt nhanh chóng cắt tiết, rút ngắn thời gian trong
quá trình giết mổ.
- Sử dụng lao động lành nghề, thao tác nhanh gọn trong quá trình giết mổ.
Chủ cơ sở đã phối hợp với Công ty TNHH Đa Phương tiến hành lấy mẫu khí
xung quanh khu vực cơ sở, kết quả như sau:
TT VỊ TRÍ ĐO ĐẠC NH
3
(mg/m
3
) H2S (mg/m
3
)
1 Tại điểm giết mổ 0,09 0,011
2 Cách điểm giết mổ 50m dưới hướng gió 0,03 0,005
QCVN 05:2009/BTNMT (Trung bình 1giờ) 0,2 0,042

Nhận xét: Qua bảng kết quả phân tích mẫu khí xung quanh khu vực cơ sở cho
thấy hầu hết các chỉ tiêu phân tích đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN
06:2009/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không
khí xung quanh.
2.6. Tai nạn lao động:
17
Đề án bảo vệ môi trường đơn giản của “Cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung Hoàng Minh”
2.6.1 Nguồn phát sinh:
Quá trình xuất nhập hàng có thể gây ảnh hưởng đến an toàn lao động do sự
bất cẩn của nhân viên trong quá trình chuyên chở.
Tai nạn xảy ra do nhân viên bất cẩn khi sử dụng các thiết bị điện trong quá
trình giết mổ. Đường dây, thiết bị diện bị hư hại rò rỉ điện thiếu an toàn.
2.6.2 Biện pháp xử lý
Trang bị bảo hộ lao động cho nhân viên như ủng, găng tay, khẩu trang,
Nhắc nhở nhân viên thận trọng trong quá trình xuất nhập gia súc, gia cầm,
thao tác cận thận trong quá trình giết mổ, nhất là khi sử dụng các thiết bị điện, cần
kiểm tra an toàn trước khi bật cầu dao điện.
Thường xuyên kiểm tra, sửa chữa và thay mới nếu có dấu hiệu hư hỏng
đường dây điện.
2.7. Nguy cơ cháy nổ:
2.7.1 Nguồn phát sinh:
Sự cố do bất cẩn của nhân viên trong việc vận hành máy móc, thiết bị có sử
dụng điện.
Các thiết bị điện bị quá tải, chập điện hoặc do không được duy tu bảo quản
thường xuyên, bị hư hỏng.
Sự cố do bất cẩn của nhân viên trong quá trình sử dụng lửa trong giết mổ,
bình gas thiếu an toàn, củi cháy lan,
2.7.2 Biện pháp xử lý
Trang bị đầy đủ các thiết bị phòng cháy chữa cháy. Trong quá trình hoạt động
của cơ sở thực hiện đầy đủ các quy định của nhà nước về công tác Phòng cháy chữa

cháy (PCCC).
18
Đề án bảo vệ môi trường đơn giản của “Cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung Hoàng Minh”
Niêm yết bảng hướng dẫn an toàn phòng cháy, chữa cháy. Trang bị tiêu lệnh
báo động khi cháy. Các phương tiện phòng cháy, chữa cháy được thiết kế theo đúng
quy định và luôn ở tình trạng sẵn sàng hoạt động.
Bố trí hệ thống dẫn điện hợp lý, dây điện được đi trong ống nhựa, thường
xuyên kiểm tra ổ cấm điện và thay mới khi phát hiện có dấu hiệu hư hỏng nhằm hạn
chế tối đa sự cố có thể xảy ra.
Khi sử dụng lửa trong cần trông coi cẩn thận. Sử dụng bình gas đạt chất lượng
của các đại lý uy tín.
2.8. Dịch bệnh:
2.8.1 Nguồn phát sinh:
- Do gia súc, gia cầm được thu mua từ nhiều nguồn, trong quá trình nuôi nhốt
chờ giết mổ có khả năng xảy ra dịch bệnh gây ô nhiễm môi trường.
- Dịch bệnh xảy ra làm vật nuôi chết, gây tổn thất cho người chăn nuôi.
- Dịch bệnh có thể lây lan từ vật nuôi này sang vật nuôi khác và lây sang
người, làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của vật nuôi trong vùng có dịch và con người
sinh sống xung quanh nếu không phát hiện kịp thời và có biện pháp quản lý, hạn chế
thích hợp.
2.8.2 Biện pháp xử lý
Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định vệ sinh thú y, quy định trong giết mổ
theo đúng quy định hiện hành.
Gia súc, gia cầm được kiểm dịch trước và sau khi giết mổ. Gia súc, gia cầm
được thu mua có giấy chứng nhận kiểm dịch tại gốc (nơi thu mua).
Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ sàn chuồng nơi nhốt gia cầm, dụng cụ giết mổ
và phun thuốc sát trùng định kỳ theo đúng quy định của ngành thú y.


19

Đề án bảo vệ môi trường đơn giản của “Cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung Hoàng Minh”
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT
1. Kết luận
Hoạt động kinh doanh của Cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung Hoàng
Minh khi đi vào hoạt động sẽ phát sinh các chất ô nhiễm như khí thải, nước thải,
chất thải rắn. Cơ sở đã xây dựng hoàn thiện hệ thống xử lý, kết quả lấy mẫu tham
khảo cho thấy hoạt động của cơ sở không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
Chủ cơ sở sẽ tiếp tục duy trì các biện pháp xử lý hiện tại, hạn chế ảnh hưởng đến
môi trường.
2. Kiến nghị
Ủy ban Nhân dân thị xã Bình Minh, phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã
Bình Minh tuyên tuyền, phổ biến rộng rãi những quy định của pháp luật về bảo vệ
môi trường, tạo điều kiện thuận lợi cho cơ sở tuân thủ kịp thời những quy định của
pháp luật về bảo vệ môi trường.
3. Cam kết
- Chủ cơ sở cam kết thực hiện những nội dung về bảo vệ môi trường đã nêu
trong đề án bảo vệ môi trường đơn giản, đặc biệt là các nội dung về xử lý chất thải.
- Cam kết tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường có liên
quan đến cơ sở.
- Cam kết đền bù và khắc phục ô nhiễm môi trường trong trường hợp để xảy
ra các sự cố trong quá trình triển khai hoạt động của cơ sở.
20
Đề án bảo vệ môi trường đơn giản của “Cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung Hoàng Minh”
PHỤ LỤC
+ Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
+ Sơ đồ mặt bằng khu vực cơ sở.
+ Kết quả phân tích
+ Giấy xác nhận đề án bảo vệ môi trường số 18/GXN.PTNMT
+ Các quy chuẩn môi trường áp dụng
21

Đề án bảo vệ môi trường đơn giản của “Cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung Hoàng Minh”
HỘ KINH DOANH
NGUYỄN KIM HOA
Số: …
V/v xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường
đơn giản của “Cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm
tập trung Hoàng Minh”
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Bình Minh, ngày… tháng… năm 2014
Kính gửi: Ủy ban nhân dân thị xã Bình Minh
Hộ kinh doanh Nguyễn Kim Hoa có địa chỉ tại tổ 2, ấp Đông Hưng 1, xã Đông
Thành, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long, xin gửi đến Ủy ban nhân dân thị xã Bình
Minh năm (05) bản đề án bảo vệ môi trường đơn giản của “Cơ sở giết mổ gia súc,
gia cầm tập trung Hoàng Minh”.
Chúng tôi cam kết rằng mọi thông tin, số liệu đưa ra tại bản đề án nói trên là
hoàn toàn trung thực và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu có gì sai
phạm.
Kính đề nghị quý Ủy ban sớm xem xét và cấp giấy xác nhận đăng ký đề án bảo
vệ môi trường đơn giản này.
Xin trân trọng cám ơn./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu.
NGƯỜI ĐẠI DIỆN
Nguyễn Kim Hoa
22
Đề án bảo vệ môi trường đơn giản của “Cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung Hoàng Minh”
23

×