ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
o0o
NGUYỄN THỊ THO
NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT ĐỐI
VỚI GIỐNG HOA LILY ROBINA TẠI THÁI NGUYÊN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Hoa viên cây cảnh
Khoa : Nông học
Khoá học : 2011 – 2015
Thái Nguyên – 2015
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
o0o
NGUYỄN THỊ THO
NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT ĐỐI
VỚI GIỐNG HOA LILY ROBINA TẠI THÁI NGUYÊN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Hoa viên cây cảnh
Lớp : K43 – HVCC
Khoa : Nông học
Khoá học : 2011 – 2015
Giảng viên hƣớng dẫn : PGS. TS. Đào Thanh Vân
Thái Nguyên - 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
hoàn toàn trung thực và chƣa hề sử dụng cho bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ
cho việc hoàn thành luận văn đều đã đƣợc cảm ơn. Các thông tin, tài liệu trình bày
trong luận văn này đã đƣợc ghi rõ nguồn gốc.
Thái nguyên, ngày 10 tháng 5 năm 2015
SINH VIÊN
Nguyễn Thị Tho
i
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn tới PGS.TS Đào Thanh Vân – Phó trƣởng phòng
Đào tạo Trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình giúp đỡ, hƣớng dẫn tôi
trong quá trình triển khai thực hiện đề tài.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo trƣờng Đại học Nông
lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập tại
trƣờng.
SINH VIÊN
Nguyễn Thị Tho
ii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Diện tích trồng hoa ở một số vùng trên thế giới năm 2012 17
Bảng 2.2. Tình hình xuất khẩu hoa của một số nƣớc trên thế giới năm 2012 18
Bảng 2.3. Tình hình nhập khẩu hoa của một số nƣớc trên thế giới năm 2012 18
Bảng 4.1 : Ảnh hƣởng của xử lý lạnh đến tỷ lệ mọc mầm và thời gian mọc mầm của
hoa lily Robina tại Thái Nguyên. 30
Bảng 4.2: Ảnh hƣởng của xử lý lạnh đến chiều cao và động thái tăng trƣởng chiều
cao của hoa lily Robina 31
Bảng 4.3: Ảnh hƣởng của xử lý lạnh đến động thái ra lá của hoa lily Robina. 32
Bảng 4.4: Ảnh hƣởng của xử lý lạnh tới thời gian sinh trƣởng của hoa lily Robina. 34
Bảng 4.5: Ảnh hƣởng của xử lý lạnh đến các giai đoạn phát triển của giống lily
Robina 35
Bảng 4.6: Ảnh hƣởng của xử lý lạnh đến đặc điểm hình thái và chất lƣợng hoa lily
Robina 36
Bảng 4.7: Ảnh hƣởng của xử lý lạnh đến độ bền hoa cắt và độ bền hoa tự nhiên của
hoa lily Robina 37
Bảng 4.8: Ảnh hƣởng của xử lý lạnh đến mức độ nhiễm một số sâu bệnh hại chính. 38
Bảng 4.9: Kết quả tính toán thu, chi khi xử lý lạnh cho củ giống lily 39
Bảng 4.10: Ảnh hƣởng của phân bón lá và chất KTST đến động thái tăng trƣởng
chiều cao cây của hoa lily Robina 40
Bảng 4.11: Ảnh hƣởng của phân bón lá và chất KTST đến động thái ra lá của hoa
lily Robina 42
Bảng 4.12: Ảnh hƣởng của phân bón lá và chất KTST đến các giai đoạn phát triển
của hoa Lily Robina 44
Bảng 4.13: Ảnh hƣởng của phân bón lá và chất KTST đến hình thái và chất lƣợng
hoa lily Robina. 45
Bảng 4.14: Ảnh hƣởng của phân bón lá và chất KTST đến độ bền hoa lily thí
nghiệm. 47
iii
Bảng 4.15: Ảnh hƣởng của phân bón lá và chất KTST đến thành phần và tỷ lệ bệnh
hại cây hoa lily 49
Bảng 4.16: Sơ bộ hạch toán thu chi khi sử dụng KTST và phân bón lá cho hoa lily. 50
iv
DANH MỤC TÊN VIẾT TẮT
CT: Công thức
CS: Cộng sự
Đ/c: Đối chứng
Euro: Đồng tiền châu Âu
GA
3
: Gibberellin
KTST: Kích thích sinh trƣởng
PBL: Phân bón lá
Ppm: Phần triệu (parts per million)
TQ: Trung Quốc
USD: Đô la Mỹ
v
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
DANH MỤC CÁC BẢNG ii
DANH MỤC TÊN VIẾT TẮT iv
MỤC LỤC v
PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1
1.Đặt vấn đề. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu. 1
3. Yêu cầu của đề tài. 2
4. Ý nghĩa của đề tài. 2
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài. 3
2.1.1. Cơ sở khoa học của việc xử lý lạnh. 3
2.1.2. Cơ sở khoa học của việc sử dụng phƣơng pháp dinh dƣỡng qua lá. 4
2.1.3. Cơ sở khoa học của việc sử dụng chế phẩm KTST. 6
2.2. Nguồn gốc và phân loại hoa Lily. 9
2.2.1. Nguồn gốc. 9
2.2.2. Phân loại. 10
2.3. Đặc tính sinh vật học hoa lily. 11
2.3.1. Đặc điểm thực vật học. 11
2.3.2. Đặc điểm sinh trƣởng, phát dục. 12
2.3.3. Sự ngủ nghỉ của hoa lily và biện pháp phá ngủ nghỉ. 12
2.4. Yêu cầu sinh thái của hoa lily. 13
2.4.1. Nhiệt độ. 13
2.4.2. Ánh sáng. 13
2.4.3. Nƣớc và không khí. 14
2.4.4. Đất và dinh dƣỡng. 14
2.4.5. Bệnh cây và côn trùng. 15
vi
2.4.6. Khắc phục hiện tƣợng rụng nụ và khô mầm hoa. 15
2.5. Thu hoạch và bảo quản. 16
2.6. Nhân giống hoa lily. 16
2.7. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa trên thế giới và Việt Nam. 17
2.7.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa trên thế giới. 17
2.7.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu hoa lily ở Việt Nam. 20
PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. 23
3.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu 23
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu. 24
3.2. Nội dung nghiên cứu. 24
3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu. 24
3.3.1. Thí nghiệm 1. 24
3.3.2. Thí nghiệm 2. 25
3.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phƣơng pháp theo dõi 26
3.4.1. Các chỉ tiêu về sinh trƣởng và phát triển 26
3.4.2. Các chỉ tiêu về năng suất, chất lƣợng 27
3.4.3. Phƣơng pháp theo dõi tình hình sâu bệnh hại. 27
3.4.4. Hiệu quả kinh tế 28
3.5. Phƣơng pháp xử lý số liệu 28
3.6. Kỹ thuật trồng và chăm sóc 28
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 29
4.1. Nghiên cứu ảnh hƣởng của việc xử lí lạnh đến khả năng sinh trƣởng và phát
triển của giống hoa lily Robina tại Thái Nguyên. 29
4.1.1. Ảnh hƣởng của xử lý lạnh đến tỷ lệ mọc mầm của lily Robina 29
4.1.2. Ảnh hƣởng của xử lý lạnh đến đặc điểm hình thái và sinh trƣởng của hoa lily
Robina 30
4.1.3. Ảnh hƣởng của xử lý lạnh đến các giai đoạn sinh trƣởng, phát triển của hoa
lily Robina. 33
vii
4.1.4. Ảnh hƣởng của xử lý lạnh đến đặc điểm hình thái và chất lƣợng hoa
Robina. 36
4.1.5. Ảnh hƣởng của xử lý lạnh đến tình hình sâu bệnh hại. 37
4.1.6. Ảnh hƣởng của xử lý lạnh đến hiệu quả kinh tế hoa lily Robina 39
4.2. Ảnh hƣởng của một số loại phân bón lá và chất kích thích sinh trƣởng đến khả
năng sinh trƣởng phát triển của giống hoa lily Robina tại Thái Nguyên. 40
4.2.1. Ảnh hƣởng của một số loại phân bón lá và chất KTST đến khả năng sinh
trƣởng của giống lily Robina. 40
4.2.2. Ảnh hƣởng của một số loại phân bón lá và chất KTST đến giai đoạn phát
triển của hoa lily thí nghiệm 44
4.2.3. Ảnh hƣởng của một số loại phân bón lá và chất KTST đến năng suất hoa lily
thí nghiệm. 45
4.2.4. Ảnh hƣởng của một số loại phân bón lá và chất KTST đến độ bền hoa lily của
các công thức thí nghiệm. 46
4.2.5. Ảnh hƣởng của phân bón lá và chất KTST đến tình hình sâu bệnh hại hoa lily
Robina. 48
4.2.6. Hạch toán kinh tế. 50
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 51
5.1. Kết luận 51
5.2. Đề nghị. 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO 52
PHỤ LỤC
1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.Đặt vấn đề.
Lily là một trong số những loài hoa đƣợc ƣa chuộng nhất hiện nay với vẻ đẹp
quyến rũ và hƣơng thơm thanh nhã, mới đƣợc nội nhập và trồng tại nƣớc ta. Lily là
cây trồng ôn đới đƣợc nhập khẩu từ Hà Lan và phần lớn đƣợc trồng trong vụ Đông,
trồng nhiều ở khu vực trung du và miền núi phía Bắc nƣớc ta.
Thái Nguyên là một trung tâm về kinh tế, chính trị, xã hội và khoa học – giáo
dục của khu vực trung du miền núi phía Bắc, có vị trí địa lí thuận lợi, đất đai rộng,
có nhiều điều kiện tốt để phát triển sản xuất các loại hoa trong đó có hoa lily. Trong
những năm gần đây Thái Nguyên đã thử nghiệm nhiều giống hoa lily: Sorbone,
Siberia, Yellowin…gần đây giống lily Robina đã đƣợc nhập nội và trồng thử
nghiệm với các đặc điểm: cây cao phù hợp với loại hình cắt cành, hoa to, đẹp, độ
bền cao. Để nâng cao năng suất, chất lƣợng giống hoa lily Robina cần thiết phải
nghiên cứu các kỹ thuật, trong đó các kỹ thuật về xử lý lạnh củ giống, sử dụng phân
bón qua lá, chất điều tiết sinh trƣởng có vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng
suất, chất lƣợng giống hoa này. Xuất phát từ lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài “ Nghiên cứu ảnh hƣởng của một số biện pháp kỹ thuật đối với giống
hoa lily Robina tại Thái Nguyên” nhằm xác định ảnh hƣởng của một số biện pháp
kỹ thuật, loại phân bón lá và chất điều tiết sinh trƣởng đối với năng suất và chất
lƣợng giống hoa lily Robina tại Thái Nguyên.
2. Mục tiêu nghiên cứu.
Xác định đƣợc thời gian xử lí lạnh thích hợp cho sự sinh trƣởng và phát triển
của hoa lily Robina tại Thái Nguyên.
Xác định đƣợc loại phân bón lá và chất điều tiết sinh trƣởng thích hợp nhằm
nâng cao năng suất, chất lƣợng hoa lily Robina tại Thái Nguyên.
2
3. Yêu cầu của đề tài.
Nghiên cứu ảnh hƣởng của việc xử lý lạnh đến khả năng sinh trƣởng và phát
triển của giống hoa lily Robina tại Thái Nguyên.
Nghiên cứu ảnh hƣởng của một số loại phân bón lá và chất kích thích sinh
trƣởng đến khả năng sinh trƣởng và phát triển của giống hoa lily Robina tại Thái
Nguyên.
4. Ý nghĩa của đề tài.
Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học: Thu thập đƣợc những kinh
nghiệm và kiến thức thực tế, củng cố lý thuyết đã học, biết cách thực hiện một đề tài
khoa học.
Ý nghĩa trong thực tiễn: Xác định thời gian xử lý lạnh, loại phân bón lá, chất
kích thích sinh trƣởng có ảnh hƣởng tốt đến sinh trƣởng, phát triển, năng suất và
chất lƣợng hoa lily Robina.
3
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài.
2.1.1. Cơ sở khoa học của việc xử lý lạnh.
Có rất nhiều thực vật mà yếu tố nhiệt độ ảnh hƣởng rất sâu sắc đến sự khởi
đầu và phát triển của cấu trúc sinh sản. Với những cây hàng năm thì ảnh hƣởng của
nhiệt độ tới sự ra hoa thƣờng là thứ yếu sau quang chu kỳ. Nhƣng với cây hai năm
từ ngƣợc lại: trong năm đầu chúng duy trì trạng thái dinh dƣỡng, năm sau khi trải
qua một thời gian lạnh dài thì chúng ra hoa. Nếu thực vật này không đƣợc tác động
bởi nhiệt độ thấp thì phần lớn chúng đƣợc giữ lại ở trạng thái sinh trƣởng sinh
dƣỡng không xác định. Ngƣời ta đã chứng minh rằng phần lớn những cây hai năm
khi đƣợc xử lý lạnh nhân tạo và kèm theo quang chu kỳ thích hợp thì chúng có thể
ra hoa ngày trong mùa sinh trƣởng đầu tiên, tức là có thể biến cây hai năm thành
một năm.
Xử lý lạnh củ giống đƣợc xác định là điều kiện tiên quyết để điều tiết ra hoa.
Củ giống lily có tập tính ngủ nghỉ, củ mới đào lên không thể nảy mầm, trải qua một
thời gian dài mới nảy mầm, nhƣng không đều, phải xử lý lạnh để phá vỡ ngủ nghỉ
mới có thể nảy mầm đƣợc. Mặt khác sự phân hóa mầm hoa và số lƣợng mầm hoa
chịu ảnh hƣởng lớn của điều kiện trƣớc khi trồng là chất lƣợng củ giống và điều
kiện xử lý. Khi bắt đầu nảy mầm cũng là lúc cây bắt đầu phân hóa mầm hoa.
Nguyên nhân là do mầm co ngắn trong vảy rất mẫn cảm với nhiệt độ thấp. Củ lily
xử lý lạnh 5ºC từ 4 – 6 tuần sau trồng 10 – 14 ngày đỉnh sinh trƣởng mầm rút ngắn,
đã bắt đầu hình thành mầm hoa nguyên thủy, mỗi mầm hoa nguyên thủy này lại
kèm theo 1 – 2 mầm khác. Khi củ đã qua xử lý lạnh trƣớc khi trồng, củ có thể mọc
mầm và phân hóa hoa.
4
2.1.2. Cơ sở khoa học của việc sử dụng phương pháp dinh dưỡng qua lá.
Các cơ quan trên mặt đất của cây đều có khả năng hấp thu các chất dinh
dƣỡng dƣới dạng khí CO
2
, O
2
, SO
2
…đặc biệt là lá cây - các chất này hấp thụ rất
nhiều qua khí khổng, do vậy sự hấp thụ các nguyên tố khoáng dƣới dạng ion từ
dung dịch qua các cơ quan trên mặt đất là hoàn toàn có thể thực hiện đƣợc, tuy
nhiên khả năng hấp thu sẽ khó khăn hơn.
- Phƣơng pháp dinh dƣỡng qua lá đặc biệt quan trọng trong các trƣờng
hợp sau:
+ Tầng đất mặt nghèo dinh dƣỡng, khả năng dinh dƣỡng của cây bị hạn chế.
+ Đất bị khô hạn không thể cung cấp dinh dƣỡng vào đất.
Dinh dƣỡng qua lá rất phổ biến với các nguyên tố trung lƣợng nhƣ: Mg, S và
vi lƣợng với liều lƣợng nhỏ, phƣơng pháp dinh dƣỡng qua lá hoàn toàn có thể thỏa
mãn nhu cầu của cây sử dụng 2 – 3 lần vào những thời điểm thích hợp.
Hiệu lực nhanh chỉ sau vài phút cây có thể hấp thụ đƣợc ngay do vậy rất có
hiệu quả trong việc điều chỉnh sự mất cân bằng dinh dƣỡng của cây từ giai đoạn
sinh dƣỡng sang giai đoạn sinh thực.
Cây sử dụng phân phun lên lá nhanh chóng nên hiệu quả sử dụng cao, có
thể 90% so với 40 – 50% với đạm khi bón vào đất do đó hạn chế ô nhiễm đất
và nƣớc ngầm.
Phƣơng pháp dinh dƣỡng qua lá còn rất hiệu quả khi trong đất có hiện tƣợng
đối kháng ion giữa K
+
và Mg
+
, khi đó dinh dƣỡng vào đất không có hiệu quả thậm
chí còn làm cho cây chết do mất cân bằng.
Bón Mg và các nguyên tố vi lƣợng làm tăng hàm lƣợng các nguyên tố đó
trong nông sản. Do dinh dƣỡng qua lá đặc biệt có hiệu quả trong trƣờng hợp nâng
cao hàm lƣợng đạm, khoáng chất trong nông sản, cải thiện chất lƣợng nông sản là
vấn đề đang đƣợc nhân loại cũng nhƣ các nhà dinh dƣỡng cây trồng quan tâm.
- Nghiên cứu về dinh dƣỡng qua lá
+ Đạm là nguyên tố cấu thành tất cả các bộ phận sống của cây, đạm có mặt
trong hàng loạt các chất hữu cơ quan trọng nhƣ aminoaxit, axit nucleic, diệp luc,
5
protein, phytohoomon và các hợp chất thứ cấp. Đạm là nguyên tố quan trọng nhất
quyết định năng suất, phẩm chất cây trồng. Hoa màu đỏ nếu cung cấp đạm hoặc các
hợp chất bón quá nhiều sẽ làm cho hoa đỏ nhạt đi. Hoa cúc thu màu xanh thiếu đạm
sẽ biến thành xanh nhạt thậm chí còn thành màu trắng
Những nghiên cứu về ảnh hƣởng của dinh dƣỡng đạm trong lá đến hàm
lƣợng đạm tổng số trong các cơ quan thực vật cho thấy việc bón ure qua lá ở các
giai đoạn vào chắc làm tăng hàm lƣợng đạm ở cả hạt và các bộ phận của cây.
Một vấn đề cấp bách cần phải khắc phục là sự mất đạm do hiện tƣợng rửa
trôi, xói mòn ở các nƣớc nhiệt đới và những vùng đất có kết cấu kém làm cho
nguyên tố đạm luôn là nguyên tố hạn chế trong đất, đây là vấn đề đang đƣợc các
nhà nông nghiệp hiện đại tìm cách khắc phục. Việc bón qua lá một lƣợng đạm nhỏ
hiện đang là phƣơng pháp có ý nghĩa để hạn chế sự mất đạm, giảm ô nhiễm, tăng
năng suất cây trồng và cải thiện nâng cao hàm lƣợng đạm trong nông sản, từ đó thỏa
mãn những mong đợi và nhu cầu của con ngƣời.
+ Dinh dƣỡng Mg qua lá của cây trồng: Hiện nay hiện tƣợng thiếu Mg đang
trở thành phổ biến với các vùng đất ở Trung Âu, Bắc Âu. Ở Việt Nam đặc biệt là
vùng núi phía Bắc đa phần là đất dốc nghèo dinh dƣỡng do thƣờng xuyên bị lũ lụt,
xói mòn, rửa trôi trên đất kém kết cấu dẫn đến hàm lƣợng N và Mg trong đất bị rửa
trôi lớn hơn so với các nơi khác. Hiện tƣợng thiếu Mg ảnh hƣởng lớn đến sự hấp thu
các nguyên tố khác cũng nhƣ sự hấp thu nƣớc dẫn đến giảm hiệu lực của phân bón,
giảm năng suất phẩm chất cây trồng. Việc cung cấp Mg bằng con đƣờng phân bón
lá là cần thiết.
- Một số ứng dụng về dinh dƣỡng qua lá:
Tác giả Nguyễn Kim Lý đã sử dụng kích phát tố của công ty Thiên Nông và
đi đến kết luận: việc sử dụng loại phân bón lá này với liều lƣợng 1 g thuốc pha
trong 1 lít nƣớc sạch và nhúng phần gốc của cành xuống 3 phút, rồi đem phần dung
dịch thuốc còn lại pha thêm 5g phân bón lá phun lại lên cành giâm, cứ 3 – 5 ngày
phun dung dịch này 1 lần, có thể đảm bảo 80 – 90% số cây ra rễ, với thời gian rút
ngắn so với đối chứng từ 3 – 4 ngày. Phƣơng pháp này đƣợc ứng dụng hiệu quả cao
6
hơn cho việc nhân giống vào mùa hè. (Nguyễn Thị Kim Lý, Nguyễn Xuân Linh,
2005)[9].
2.1.3. Cơ sở khoa học của việc sử dụng chế phẩm KTST.
Ở thực vật bất cứ hoạt động sinh trƣởng và phát triển nào đều đƣợc điều
chỉnh đồng thời bởi nhiều loại hormon trong chúng. Chính vì vậy sự cân bằng giữa
các hormon trong cây có một ý nghĩa quyết định. Nhìn chung có thể chia thành 2
loại đó là sự cân bằng riêng và sự cân bằng chung giữa các hormon.
- Sự cân bằng chung:
Đƣợc thiết lập dựa trên cơ sở 2 nhóm phytohormon có hoạt tính sinh lý trái
ngƣợc nhau: Nhóm chất kích thích sinh trƣởng và nhóm chất ức chế sinh trƣởng. Sự
cân bằng này xác định trong suốt quá trình sinh trƣởng và phát triển của cây.
Trong quá trình phát triển cá thể của cây từ khi cây sinh ra cho đến khi cây
chết đi thì sự cân bằng trong chúng diễn ra theo quy luật là ảnh hƣởng các chất kích
thích giảm dần và ảnh hƣởng của các chất ức chế tăng dần.
- Sự cân bằng riêng:
Trong cây có vô số các quá trình phát sinh hình thái và hình thành cơ quan
khác nhƣ rễ, thân, lá, hoa, quả, sự nảy mầm, sự chín…đều đƣợc điều chỉnh bởi sự
cân bằng của hai hay một vài hormon đặc hiệu.
Tái sinh rễ và chồi đƣợc điều chỉnh giữa tỷ lệ Auxin và Xytokinin trong mô.
Nếu tỷ lệ này nghiêng về Auxin thì rễ đƣợc hình thành nhanh hơn và ngƣợc lại.
Hiện tƣợng ƣu thế ngọn cũng đƣợc điều chỉnh bằng tỷ lệ Auxin/Xytokinin.
Auxin làm tăng ƣu thế ngọn còn Xytokinin làm giảm ƣu thế ngọn…
Tại bất cứ một thời điểm nào trong quá trình đó cũng đều xác định đƣợc một
sự cân bằng đặc hiệu giữa các hormon đó. Con ngƣời có thể điều chỉnh các quan hệ
cân bằng theo hƣớng có lợi của con ngƣời (Hoàng Minh Tấn, Nguyễn Quang
Thạch, 1994)[11].
- Tình hình nghiên cứu chất kích thích sinh trƣởng.
Hormon thực vật là những chất hữu cơ có bản chất hóa học khác nhau đƣợc
tổng hợp với một lƣợng rất nhỏ ở trong các cơ quan, bộ phận nhất định của cây và
7
từ đấy vận chuyển đến các cơ quan, bộ phận khác của cây để điều hòa các hoạt
động sinh lý, các quá trình sinh trƣởng, phát triển của cây và mối quan hệ hài hòa
giữa các cơ quan, bộ phận trong cơ thể.
Song song với các phytohormon đƣợc tổng hợp trong cơ thể thực vật, ngày
nay bằng con đƣờng hóa học, con ngƣời đã tổng hợp nên hàng loạt các chất khác
nhau có hoạt tính tƣơng tự với các hormon thực vật để điều chỉnh về mặt hóa học sự
sinh trƣởng phát triển của cây trồng nhằm nâng cao năng suất và chất lƣợng nông
sản. Các chất này gọi là các chất điều chỉnh sinh trƣởng tổng hợp, đƣợc ứng dụng
rộng rãi trong sản xuất.
Các hormon thực vật cùng với chất điều tiết sinh trƣởng tổng hợp tạo nên
một nhóm các chất điều hòa sinh trƣởng thực vật. Chúng có tác dụng điều hòa sinh
trƣởng phát triển của cây. Các chất điều hòa sinh trƣởng thực vật chia thành 2 nhóm
có tác dụng đối kháng về sinh lý: chất kích thích sinh trƣởng và chất ức chế sinh
trƣởng.
Chất kích thích sinh trƣởng gồm: Auxin, xytokinin, gibberellin, có tác dụng
kích thích các quá trình sinh trƣởng của cây: Auxin (IAA), Gibberellin (A1, A2,
A3…A54, Xytokinin (zeatin, IPA, Diphenil urea), IBA; NAA, 2,4D
- Một số ứng dụng của các chất điều hòa sinh trƣởng trong sản xuất hoa:
+ Xúc tiến sự nảy mầm của hạt giống và củ giống:
Sự ngủ nghỉ của hạt giống đƣợc quyết định bở cân bằng ABA/GA3. Do đó,
có thể thây đổi cân bằng đó có lợi cho sự nảy mầm bằng cách giảm ABA hoặc tăng
GA
3
. Với nhiều hạt giống và củ hoa, việc xử lý GA
3
2 – 5ppm có tác dụng xúc tiến
sự nảy mầm tốt (cẩm chƣớng, violet, lay ơn, lily…).
+ Xúc tiến hình thành rễ bất định của cành chiết, cành giâm trong nhân
giống vô tính:
Có rất nhiều hoa đƣợc nhân giống theo con đƣờng nhân giống vô tính: cúc,
thƣợc dƣợc, cẩm chƣớng, hồng, đào…Hàm lƣợng Auxin trong cành chiết, cành
giâm khá thấp không đủ để gây ra sự phân hóa rễ bất định. Do đó con ngƣời phải xử
lý Auxin ngoại sinh cho cành chiết, cành giâm để làm nhanh sự ra rễ.
8
Nồng độ Auxin (IBA hoặc NAA) cụ thể với một số loài hoa nhƣ sau (ppm):
Cúc 1.000 Thƣợc dƣợc 500 Đào 3.000
Hồng 2.000 Hoa giấy 2.000
+ Điều khiển ra hoa:
Sự ra hoa của cây trồng nói chung và cây hoa nói riêng phụ thuộc vào nhiều
yếu tố nhƣ: ánh sáng, nhiệt độ, tƣơng quan sinh trƣởng phát triển, hàm lƣợng các
chất điều tiết sinh trƣởng…Xét cho cùng thì các điều kiện ngoại cảnh nhƣ ánh sáng,
ẩm độ, nhiệt độ không khí đều ảnh hƣởng đến các vật chất xúc tiến ra hoa ở trong
cây, trong đó các phytohoomon đóng vai trò rất quan trọng.
GA
3
và chất đối kháng với GA
3
là CCC đƣợc sử dụng rộng rãi để xúc tiến sự
ra hoa. Cây hoa cúc mùa hè nhƣng có thể ra hoa vụ đông khi đƣợc xử lý GA
3
20 –
25 ppm (cúc trắng Nhật, cúc tím lá nhọn, cúc hồng hè).
Xử lý hoa lay ơn với GA
3
100 ppm trƣớc khi trồng sau đó định kỳ 30 ngày
một lần phun GA
3
100 ppm phun cho hoa nở sớm, bông dài hơn, nhiều nụ và bền
hơn. Lay ơn là một trong ít cây mà chiều cao của cây đƣợc kích thích khi sử dụng
CCC. Có thể phun CCC nồng độ 8000 ppm ba lần: Lần thứ nhất xử lý ngay sau
khi mọc, lần thứ hai sau 4 tuần, lần thứ ba cách lần thứ hai sau 3 tuần, tức
khoảng 25 ngày trƣớc khi ra hoa. Kết quả là hoa tự kéo dài, số lƣợng hoa trên
một ngồng nhiều hơn.
+ Điều khiển sinh trƣởng của cây:
Làm tăng chiều cao và sinh khối toàn cây
GA
3
10 – 50 ppm làm tăng chiều dài cành hoa do đó nâng cao đƣợc chất
lƣợng hoa cắt ở hầu hết các loài hoa.
Ví dụ: αNAA 500 ppm thúc đẩy sự phân nhánh của nhài, thƣợc dƣợc.
αNAA 200 ppm làm tăng năng suất hoa nhài 20%.
αNAA 50 ppm làm nụ hoa lay ơn to, bông dài, nhiều bông hơn
Làm ngắn thân một số loài đặc biệt là hoa chậu.
Ức chế sự hình thành chồi bên của hoa cúc, cẩm chƣớng…
9
Để làm hoa nở lúc cần thiết ngƣời ta hay sử dụng GA
3
và IBA (một loại
xytokinin). Nồng độ sử dụng dao động trong khoảng 2 – 50 ppm với GA
3
và 5 – 10
ppm với IBA.
2.2. Nguồn gốc và phân loại hoa Lily.
2.2.1. Nguồn gốc.
Lily (Limo Spp) là tên gọi chung của tất cả các cây loài Lilium, họ Liliaceae,
bộ phụ của thực vật một lá mầm. Đặc trƣng của loài này là thân ngầm dƣới đất có
rất nhiều vảy bao bọc lại nên ngƣời ta gọi là loài hoa bách hợp.
Trung Quốc là nƣớc trồng hoa lily sớm nhất.Những nghiên cứu cho rằng việc
trồng hoa lily để lấy củ ăn làm thuốc bắt đầu từ đời Đƣờng (Trung Quốc), nhƣng
trƣớc đó cũng đã có nhiều bài thơ ca ngợi về hoa lily.Vì vậy, chẳng những ngƣời ta
thích ăn củ mà còn thích thƣởng thức vẻ đẹp của hoa lily.
Đến thế kỷ XIII, ít nhất có ba loại lily đƣợc ghi chép lại. Loại thứ nhất là lily
trắng, dùng làm thuốc chữa bệnh gọi là loại hoang dƣợc (L.Braxnu), loại thứ hai là
Quyển Đan (L.Lancipilium), loại thứ ba là Sơn Đan (L.Taralium).
Đến cuối thế kỷ XVI, các nhà thực vật ngƣời Anh đã phát hiện và đặt tên cho
các giống lily. Đến đầu thế kỷ thứ XVII, lily đƣợc di thực từ châu Âu sang châu Mỹ
và đến thế kỷ XVIII các giống lily của Trung Quốc đƣợc di thực sang châu Âu, nhờ
vẻ đẹp và hƣơng thơm mà nó nhanh chóng phát triển và đƣợc coi là cây quan trọng
ở châu Âu và châu Mĩ.
Trung Quốc có nhiều chủng loại hoa lily nhất và cũng là trung tâm , nguồn
gốc hoa lily trên thế giới. Ở Trung Quốc có khoảng 460 giống, 280 biến chủng
(chiếm trên ½ tổng giống hoa lily trên thế giới), trong đó có 136 giống, 52 biến
chủng do Trung Quốc tạo ra. Nhật Bản có 145 giống trong đó có 19 giống mang đặc
trƣng của Nhật, Hàn Quốc có 110 giống trong đó có 30 giống mang đặc trƣng của
nƣớc này. Hà Lan có khoảng 320 giống, trong đó có khoảng 80% là các giống do
chính Hà Lan tạo ra.
10
2.2.2. Phân loại.
- Phân loại theo nguồn gốc phát sinh.
Năm 1982, hội hoa lily quốc tế đề ra hệ thống phân loại trên cơ sở hệ thống
phân loại của Anh năm 1963. Hệ thống này đƣa ra nơi nguyên sản của bố mẹ, quan
hệ huyết thống, đặc trƣng hình thái, màu sắc hoa quy các giống lily vào 8 nhóm:
Nhóm 1: Dòng lai lily châu Á (Asiation tuybrias)
Nhóm 2: Dòng lai lily Tinh Diệp (Martagon tybrids)
Nhóm 3: Dòng lai lily hoa Trắng (Condidumhybrads)
Nhóm 4:Dòng lai lily châu Mỹ (Amarican hybrids)
Nhóm 5: Dòng lai lily Loa Kèn (Trunpethybrids)
Nhóm 6: Dòng lai lily Thơm (Longiplorum hybrids)
Nhóm 7: Dòng lai lily phƣơng Đông (Orienggal hybrids)
Nhóm 8: Các loại hình khác ( Miseellancous hybrids)
- Phân loại theo thời gian ra hoa
Loại hoa ra sớm: trồng tới ra hoa 60 – 80 ngày, chủ yếu là nhóm lai châu Á,
thƣờng gặp là Kinhs, Lotus, Sanciro, Lavocaro, Orango, Mountain.
Loại hoa ra vừa vừa: Từ trồng tới ra hoa 85 – 100 ngày, chủ yếu thuộc dòng
lai châu Á, một số giống thƣờng thấy là: Avigon, Echantmemt.
Loại hoa ra muộn: Từ trồng tới ra hoa 105 – 120 ngày, các giống chủ yếu
thuộc dòng lai phƣơng Đông và lily Thơm, các giống thƣờng gặp là: Olmypicstar,
Stargazer…
Loại hoa ra cực muộn: Từ trồng tới ra hoa 120 – 140 ngày, các giống chủ
yếu thuộc dòng lai phƣơng Đông và lily Thơm, các giống thƣờng gặp là: Diablanca,
Contesse, Casablanca.
- Phân loại theo màu sắc hoa
Chia ra các dòng hoa đỏ (R2D), phấn hồng (Pinca), trắng (white), vàng mơ
(Apricot), và nhiều màu (Mutiple – color) 6 loại.
11
2.3. Đặc tính sinh vật học hoa lily.
2.3.1. Đặc điểm thực vật học.
Thân vảy: Là phần phình to của thân có hình cầu dẹt, hình trứng, hình trứng
dài, hình elip…Thân vảy không có vỏ bao bọc, màu sắc phụ thuộc vào giống: Có
màu trắng, vàng,, cam…Kích thƣớc củ to nhỏ phụ thuộc vào giống, độ lớn của thân
vảy tỉ lệ với số hoa ở trên cành. Vảy có hình kim xòe ra, hoặc hình elip, có đốt hoặc
không có đốt. Mầm vảy to ở ngoài và nhỏ ở trong là nơi dự trữ chất dinh dƣỡng và
nƣớc cho thân vảy.
Củ con và mầm hạt: Đại bộ phận hoa lily có nhiều củ con ở phần thân rễ,
chu vi mỗi củ 0,5 – 3 cm, số lƣợng củ tùy thuộc vào giống. Một số giống nhƣ Đan
Quyển và các giống tạp giao ở nách lá có mầm hạt chu vi 0,5 – 1,5 cm.
Rễ: Rễ gồm 2 phần rễ là rễ thân và rễ gốc, rễ thân cũng gọi là phần rễ trên
mọc ở phần thân dƣới đất sinh ra có nhiệm vụ nâng đỡ thân, hút nƣớc và dinh
dƣỡng, tuổi thọ của rễ này là một năm. Rễ gốc còn gọi là rễ dƣới mọc ra từ gốc thân
vảy, chủ yếu là hút nƣớc và dinh dƣỡng, tuổi thọ của rễ này là hai năm.
Lá: Lá Lily mọc rải rác thành vòng thƣa, hình kim, xoè hoặc hình thuôn
đầu lá hơi nhọn không có cuống hoặc cuống ngắn. Hình dáng lá to hay nhỏ, gân lá
nhiều hay ít tuỳ thuộc vào từng giống.
Hoa: Mọc đơn lẻ hoặc xếp đặt trên trục hoa, bao hoa hình lá, nhỏ.Hoa chúc
xuống, vƣơn ngang hoặc hƣớng lên. Hình dáng hoa là căn cứ chủ yếu để phân loại
lily. Đối với các giống thuộc loại hình loa kèn, 1/3 phía trƣớc cong ngƣợc lên; loại
hình phễu 1/3 phía trƣớc cong ngƣợc ra; loại hình cái cốc, phía trƣớc hơi cong; loại
hình cầu cánh hoa 6 cái, hai vòng nối nhau do 3 vòng đài và 3 cánh tạo thành,màu
sắc nhƣ nhau nhƣng đài hoa đẹp hơn, cánh đều, gốc có tuyến mật. Có rất nhiều
giống lily ở gốc cánh có chấm màu tím, hồng…Nhị đủ 6 cái, giữa có cuống màu
xanh nhạt. Trục hoa nhỏ dài, đầu trục phình to, có ba khía. Màu sắc hoa lily rất
phong phú: Trắng, phấn hồng, đỏ, vàng, cam, đỏ tím, tạp sắc…Màu sắc lốm đốm có
12
đen, đỏ thắm, đỏ tím, đen nâu…Phấn hoa có màu vàng hoặc đỏ cam, đỏ nâu, nâu
tím…Các giống hoa lily phƣơng Đông thƣờng có hƣơng thơm.
Quả : Quả hình trứng dài, mỗi quả có vài trăm hạt,bên trong có 3 ngăn. Hạt
hình dẹt, xung quanh có cánh mỏng, hình bán cầu, hoặc 3 góc, vuông dài. Độ lớn
của hạt, trọng lƣợng hạt, số hạt tùy theo giống, trong điều kiện khô hạn hạt có thể
bảo quản đƣợc 3 năm.
2.3.2. Đặc điểm sinh trưởng, phát dục.
- Đặc điểm sinh trƣởng:
Thân vảy đƣợc coi nhƣ là mầm dinh dƣỡng, thân vảy vùi trong đất khoảng
hai tuần sẽ nảy mầm, tuy nhiên còn phụ thuộc vào nhiệt độ, ẩm độ…Các giống khác
nhau có sự chênh lệch khá lớn về thời gian sinh trƣởng của cây, chiều cao cây là
một trong những yếu tố cấu thành chất lƣợng của cành hoa nó đƣợc quyết định bởi
số lá và chiều của đốt, số lá chịu ảnh hƣởng của chất lƣợng củ giống do vậy mà số
lá đã đƣợc quyết định trƣớc khi trồng, chiều cao cây vẫn chịu ảnh hƣởng lớn của
chiều dài đốt, trong điều kiện ánh sáng yếu ngày dài, nhiệt độ thấp và xử lý trƣớc
khi bảo quản lạnh lâu đều có tác dụng kéo dài đốt thân và ngƣợc lại.
- Đặc điểm phát dục:
Trong điều kiện miền Bắc Việt Nam hoa lily đƣợc trồng vào tháng 9, tháng
10 và bắt đầu phân hóa mầm hoa vào tháng 11, 12. Quá trình phân hóa mầm hoa
kéo dài 40 – 60 ngày, khi cây bắt đầu nảy mầm cũng là lúc cây phân hóa mầm hoa,
một số giống thuộc nhóm lai phƣơng Đông và lily thơm thì sau khi cây nảy mầm
một tháng mới bắt đầu phân hóa mầm hoa. Sự phân hóa hoa và số lƣợng mầm hoa
chịu ảnh hƣởng lớn của điều kiện sau khi trồng. Thời gian quả chín phụ thuộc vào
giống dao động trong khoảng 60 – 150 ngày.
2.3.3. Sự ngủ nghỉ của hoa lily và biện pháp phá ngủ nghỉ.
Kỹ thuật quan trọng trong trồng lily là phải phá ngủ của củ, nếu trồng mà
không qua giai đoạn phá ngủ sẽ cho tỉ lệ nảy mầm thấp, xuất hiện hiện tƣợng hoa
mù. Thƣờng sử dụng nhiệt độ thấp để phá ngủ, đây là biện pháp hữu hiệu nhất, nhìn
13
chung hầu hết các giống bảo quản lạnh ở 5°C thì sau 4 – 6 tuần là phá đƣợc ngủ
nghỉ của củ song có nhiều giống yêu cầu thời gian dài hơn: Giống Yellow Blage cần
8 tuần, giống Strargazer cần ít nhất là 10 tuần…Cũng trong một giống thời gian xử
lý khác nhau thì thời gian ra hoa cũng khác nhau: Giống Prominence xử lý 3 tuần
thời gian cần ra hoa là 104 ngày, xử lý 6 tuần thời gian ra hoa là 88 ngày…Từ đặc
điểm này ta có thể xác định thời gian ra hoa, sắp xếp lịch thời vụ theo ý muốn
(Đặng Văn Đông – Đinh Thế Lộc, 2004)[4].
2.4. Yêu cầu sinh thái của hoa lily.
2.4.1. Nhiệt độ.
Lily là cây chịu nóng kém, nhiệt độ thích hợp chung là ban ngày 20 - 25ºC
còn ban đêm là 12ºC, ngoài ra một số giống có nhiệt độ thích hợp cao hơn: Ban
ngày 25 - 28ºC còn ban đêm là 18 - 20ºC. Nhiệt độ ảnh hƣởng lớn tới sự nảy mầm
của củ, sự phát dục của thân và sự sinh trƣởng của lá. Thời gian xử lý củ ở nhiệt độ
khác nhau ảnh hƣởng lớn tới khả năng phát dục sau này của cây, nhiệt độ còn ảnh
hƣởng tới sự phân hóa mầm hoa, nở hoa, độ bền hoa…hoa lily là cây phụ thuộc rất
lớn vào nhiệt độ môi trƣờng. Trồng hoa lily trong điều kiện nhà ấm có chiếu sáng
có thể sản xuất hoa cắt cành quanh năm (Trần Thế Truyền), [20].
2.4.2. Ánh sáng.
Lily ƣa cƣờng độ ánh sáng trung bình, là cây ngày dài. Việc chiếu sáng
không đủ khiến cây còi cọc, đồng thời gây ra hiện tƣợng rụng nụ, cây trở nên yếu
màu lá nhạt, cuối cùng là rút ngắn thời gian cắm bình của hoa. Hoa lily đặc biệt cần
lƣợng ánh sáng đầy đủ để đáp ứng nhu cầu phát dục của nụ hoa, việc thay đổi thời
gian chiếu sáng cũng có thể rút ngắn hoặc cũng có thể kéo dài thời kỳ thu hoạch
hoa. Khi mầm hoa lily phát dục vào mùa Đông cần cung cấp đủ ánh sáng, nếu thiếu
ánh sáng vào giai đoạn mầm hoa nhú ra đến khi cắt hoa, hoa sẽ trắng và rụng.
Đối với hệ lai châu Á cƣờng độ chiếu sáng thấp nhất trong nhà kính hoặc nhà
lƣới là 300Wh/m² hoặc 190 Jun/cm²/ngày. Bất luận thế nào, nếu cần đồng hóa ánh
sáng để bổ sung lƣợng chiếu sáng thì phải đợi khi nụ 1 -2 cm mới tiến hành.
14
Thông thƣờng ánh sáng dùng cho tác dụng quang hợp là cứ 10m² lắp đặt hệ
thống đèn 400Wh/m² có kèm tấm phản quang để cung cấp. Một số nghiên cứu
chung cho thấy sự ra hoa của các nhóm giống không những có nhu cầu khác nhau
về số ngày có thời gian chiếu sáng ngắn mà còn có sự khác nhau về số giờ của từng
giai đoạn nhƣ giai đoạn phân hóa mầm hoa, giai đoạn hình thành và phát triển hoa,
những giống có thời gian sinh trƣởng ngắn yêu cầu thời gian trong ngày cũng ngắn
hơn những giống có thời gian sinh trƣởng dài. Choosak (1998)[18] đã kiểm nghiệm
bằng cách dùng các nhóm giống khác nhau trồng trong điều kiện nhiệt độ ban đêm
là 15,5ºC sau đó đo thời gian chiếu sáng trong ngày suốt thời kỳ từ lúc phân hóa hoa
cho đến lúc phát dục hoàn toàn và cũng đƣa ra kết luận tƣơng tự (Choosak Jompuk).
Thời gian chiếu sáng ảnh hƣởng đến việc nở của hoa lily. Thông thƣờng
trồng vào vụ xuân, trong thời kỳ chiếu sáng ngắn việc kéo dài thời lƣợng nhân tạo
có thể giúp cho một số giống lily nở sớm. Từ lúc số nụ đạt 50% thời lƣợng chiếu
sáng cho hoa lily cần tăng lên đến 16 giờ, kéo dài liên tục đến 6 tuần hoặc đến tận
khi có nụ hoa, cần bật bóng đèn (khoảng 20 W/m²) trƣớc lúc ánh sáng mặt trời xuất
hiện hoặc sau khi tắt nắng để kéo dài đƣợc thời gian chiếu sáng.
2.4.3. Nước và không khí.
Thời kỳ đầu cây cần nhiều nƣớc, thời kỳ ra hoa nhu cầu nƣớc của cây giảm dần
vì thừa nƣớc lúc này sẽ làm rụng nụ, củ dễ bị thối. Lily thích hợp với không khí ẩm
ƣớt, độ ẩm thích hợp nhất là 80 – 85%, độ ẩm không đƣợc thay đổi đột ngột sẽ dẫn
đến tác hại cho cây, ức chế sinh trƣởng, cháy lá…Việc che râm thông gió kịp thời và
tƣới nƣớc có thể phòng chống đƣợc vấn đề này (Bùi Bảo Hoàn) [17]. Hoa lily rất mẫn
cảm với khí Ethylen, tuy nhiên tùy vào giống mà độ mẫn cảm không giống nhau.
Trong nhà lƣới, sự thông gió kém, nhất là vào vụ Đông nên thông gió để điều
tiết không khí đồng thời giảm ẩm độ và nhiệt độ. Cách thông gió với nhà kính là mở
cửa, còn nhà nilon vén lƣới lên cho không khí trong và ngoài nhà lƣới lƣu thông.
Bổ sung CO
2
: Nồng độ duy trì ở mức 1000 – 2000mg/g, nếu cao quá sẽ gây
hại cho cây và ngƣời chăm sóc.
2.4.4. Đất và dinh dưỡng.
15
Lily có thể trồng trên mọi loại đất, tuy nhiên đất trồng tốt nhất là đất nhiều
mùn và đất thịt nhẹ, lớp đất có mùn trên mặt khoảng 30 cm có thể chấp nhận đƣợc .
Lily có bộ rễ ăn nông nên cần thoát nƣớc tốt, độ pH thích hợp với nhóm lily Thơm
và Á Châu là 6 – 7 còn nhóm lily phƣơng Đông là 5,5 – 6,5.
Về dinh dƣỡng lily yêu cầu mức phân bón cao ở 3 tuần đầu kể từ khi trồng,
tuy nhiên rễ của lily rất mẫn cảm với muối Clo và Flo do vậy cần phân tích đất
trƣớc khi trồng để có biện pháp cải tạo, xử lý đất đồng thời bón các loại phân có
nồng độ các chất trên thấp nhất: Ví dụ bón phân CaHPO
4
có hàm lƣợng Flo thấp.
Cần cung cấp bổ sung thêm các khoáng vi lƣợng cho lily.
2.4.5. Bệnh cây và côn trùng.
Điều kiện vệ sinh tốt, thoáng gió, tƣới nƣớc đều đặn và kiểm tra các thƣờng
xuyên phải đƣợc áp dụng nhằm hạn chế mầm mống gây bệnh. Một số bệnh thƣờng
gặp ở lily là bệnh thối củ, rễ, bệnh khô lá, bệnh bạch tạng, bệnh mốc tro, bệnh thán
thƣ. Bệnh chủ yếu do các loại nấm bệnh gây nên nhƣ bệnh thối củ do nấm Furarium
gây ra ở gốc rễ củ làm cho gốc bị thâm đen. Biện pháp phòng trừ: Ngoài các biện
pháp cơ giới cần sử dụng thuốc hóa học khi bệnh xuất hiện nhƣ Score 250 EC, 8 –
10ml/bình 10 lít. Rhidomil MZ 72 WP, 25 – 30g/bình 10 lít.
Lily thƣờng có các loại sâu ăn lá, rệp bông, bọ nhảy, nhện, dế châu Phi. Chủ
yếu gây hại thân, cành, lá, vảy, củ, gốc rễ. tuy nhiên với sự ngăn ngừa thích hợp và
thƣờng xuyên kiểm tra phát hiện kịp thời để phòng trừ có hiệu quả sẽ giảm đƣợc tác
hại. Ngoài ra còn một số bệnh do vi khuẩn, virus, tuyến trùng gây ra.
2.4.6. Khắc phục hiện tượng rụng nụ và khô mầm hoa.
Lily trồng trong điều kiện thiếu ánh sáng dễ gây hiện tƣợng rụng nụ và khô
mầm hoa, khí Ethylen cũng thƣờng dẫn đến nụ bại dục.
Ion bạc (Ag
+
) có thể ngăn chặn đƣợc tác hại của bóng tối, thiếu ánh sáng nên
ngƣời ta dùng chế phẩm STS có chứa bạc để làm giảm rụng nụ. Phun vào nụ dài 3
cm với nồng độ 0,1 mol/lít. Phun kép 1 – 2 lần trong một tuần, hoàn toàn có thể
khắc phục đƣợc hiện tƣợng rụng nụ và khô mầm hoa.