Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Luận văn thạc sĩ bước đầu ứng dụng mô hình quản lý sức chứa LAC (limits of acceptablechange giới hạn của những thay đổi có thể chấp nhận được) trong phát triển du lịch tại VQG cúc phương ninh bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 106 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
o0o



PHẠM MAI ANH



BƯỚC ĐẦU ỨNG DỤNG MÔ HÌNH QUẢN LÝ SỨC CHỨA LAC
(LIMITS OF ACCEPTABLECHANGE –GIỚI HẠN CỦA NHỮNG
THAY ĐỔI CÓ THỂ CHẤP NHẬN ĐƯỢC) TRONG PHÁT TRIỂN
DU LỊCH TẠI VQG CÚC PHƯƠNG – NINH BÌNH



LUẬN VĂN THẠC SỸ DU LỊCH



Hà Nội – 2014
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
o0o


PHẠM MAI ANH

BƯỚC ĐẦU ỨNG DỤNG MÔ HÌNH QUẢN LÝ SỨC CHỨA LAC
(LIMITS OF ACCEPTABLECHANGE –GIỚI HẠN CỦA NHỮNG


THAY ĐỔI CÓ THỂ CHẤP NHẬN ĐƯỢC) TRONG PHÁT TRIỂN
DU LỊCH TẠI VQG CÚC PHƯƠNG – NINH BÌNH

Chuyên ngành: Du lịch
(Chương trình đào tạo thí điểm)

LUẬN VĂN THẠC SỸ DU LỊCH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS NGUYỄN THỊ SƠN


Hà Nội – 2014
1

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 6

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SỨC
CHỨA DU LỊCH 14

1.1

Một số vấn đề lý luận về sức chứa du lịch 14

1.1.1

Khái niệm sức chứa du lịch 14

1.1.2 Một số công thức tính sức chứa du lịch 17


1.2 Phương pháp quản lý du lịch thông qua mô hình quản lý sức chứa du lịch
20

1.2.1 Khái niệm phương pháp mô hình du lịch sức chứa du lịch 20

1.2.2 Mô hình quản lý sức chứa du lịch LAC 22

1.3 Hoạt động du lịch tại Vườn quốc gia và vấn đề quản lý sức chứa du
lịch tại Vườn Quốc Gia 33

1.3.1 Khái niệm Vườn Quốc Gia 33

1.3.2 Khoanh vùng sử dụng du lịch đối với Vườn quốc gia 34

1.3.3 Tác động của du lịch tới Vườn Quốc Gia 37

1.4 Kinh nghiệm áp dụng mô hình quản lý sức chứa du lịch LAC tại Hoa
Kỳ 41

CHƯƠNG 2: CÁC ĐIỀU KIỆN ẢNH HƯỞNG TỚI QUẢN LÝ SỨC
CHỨA DU LỊCH VÀ BƯỚC ĐẦU ỨNG DỤNG MÔ HÌNH QUẢN LÝ
SỨC CHỨA DU LỊCH LAC TẠI VƯỜN QUỐC GIA CÚC PHƯƠNG- 45

2.1

Các điều kiện và hiện trạng du lịch ở Vườn quốc gia Cúc Phương
ảnh hưởng đến quản lý sức chứa du lịch. 45

2.1.1 Khái quát về Vườn quốc gia Cúc Phương 45


2.1.2 Tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn 47

2.1.3 Các điều kiện giao thông, cơ sở vật chất kỹ thuật và nguồn nhân
lực phục vụ du lịch. 56

2.1.4 Hiện trạng hoạt động du lịch tại Vườn quốc gia Cúc Phương 59

2

2.2 Bước đầu ứng dụng mô hình quản lý sức chứa du lịch LAC tại
Vườn quốc gia Cúc Phương 69

2.2.1 Xác định mâu thuẫn cần giải quyết 70

2.2.2 Khoanh vùng để áp dụng và xây dựng một số tiêu chí đánh giá
điều kiện du lịch 71

2.2.3 Xây dựng bảng hỏi điều tra ý kiến du khách về hiện trạng du lịch
tại tuyến thăm quan cây Chò ngàn năm. 73

2.2.4 Phân tích ý kiến du khách về hiện trạng du lịch tại tuyến thăm
quan cây Chò ngàn năm 73

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG MÔ HÌNH LAC VÀ MỘT
SỐ KIẾN NGHỊ CHO VIỆC QUẢN LÝ SỨC CHỨA DU LỊCH TẠI
VƯỜN QUỐC GIA CÚC PHƯƠNG 84

3.1


Định hướng ứng dụng mô hình LAC cho việc quản lý sức chứa du
lịch tại Vườn quốc gia Cúc Phương. 84

3.2

Một số kiến nghị. 88

KẾT LUẬN 92


3

NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
DLST:
Du lịch sinh thái
HDV:
Hướng dẫn viên
LAC
Limits of acceptable change
Giới hạn của những thay đổi có thể chấp nhận được.
VQG:
Vườn quốc gia


4

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Stt Nội dung Trang
Bảng 2.1


Đa dạng sinh học ở một số VQG khu vực lân cận 50
Bảng 2.2 Thành phần dân tộc của cộng đồng sống ở khu
vực VQG Cúc Phương năm 2010
56
Bảng 2.3 Số lượng phòng nghỉ tại khu vực VQG Cúc Phương

58
Bảng 2.4 Số lượng khách thăm quan VQG Cúc Phương từ
năm 2008 đến năm 2014**
60
Bảng 2.5 Mức độ hải lòng của du khách 80
Bảng 2.6 Ý kiến của du khách về các hạng mục cần cải thiện 81



5

DANH MỤC CÁC HÌNH
Stt Nội dung Trang
Hình 1.1

Biểu đồ mối liên hệ giữa mức độ sử dụng và tác động
môi trường
16
Hình 1.2

9 bước thực hiện của LAC 24
Hình 1.3

Mô hình các vùng sử dụng du lịch cho một VQG 35

Hình 2.1 Tỉ lệ khách thăm quan trung bình các tháng từ năm
2008 đến năm 2013
65
Hình 2.2 Cơ cấu doanh thu của Trung tâm DLST VQG Cúc
Phương từ năm 2008 đến năm 2014**
66

6

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, đi cùng với sự phát triển của kinh tế văn hóa xã hội, ngành
kinh doanh du lịch lữ hành được mở rộng và đạt được những kết quả ấn
tượng. Dường như, cuộc sống càng phát triển thì sự quan tâm của từng cá
nhân và cộng đồng dành cho du lịch càng được đề cao và trở thành một nhu
cầu thường xuyên hơn. Tuy nhiên sự phát triển của du lịch cũng đi cùng với
những tác động đa chiều không thể phủ nhận, từ đó dẫn đến việc cần phải đề
xuất ra những cách thức quản lý, điều phối hiệu quả nhằm hạn chế tác động
tiêu cực và hướng tới mục tiêu phát triển du lịch bền vững. Việc quản lý sức
chứa du lịch có ý nghĩa quan trọng trong cuộc này. Du lịch là ngành mang
định hướng tài nguyên rõ rệt, khai thác các ưu thế của tài nguyên để đưa vào
sản phẩm của mình. Bản thân các loại tài nguyên này thì lại mang những giới
hạn tự nhiên và tính nhạy cảm nên ảnh hưởng khá nhiều tới mức độ khai thác
du lịch. Nếu như việc khai thác du lịch vượt quá những giới hạn tự nhiên đó
thì sẽ gây ra những ảnh hưởng đôi khi là không thể khắc phục được.
Trong nhiều nghiên cứu đã từng được thực hiện, việc xác định sức chứa
thường là việc tìm ra một con số xác định duy nhất - dựa trên những tính toán
vật lý - để tạo ra một giới hạn trong đón tiếp khách du lịch. Việc tính toán xác
định ra con số này dựa trên những giả thuyết, những số liệu cố định và ít
nhiều thiếu mất sự thích ứng linh hoạt với sự thay đổi liên tục của điều kiện

môi trường – xã hội cũng như hệ thống tài nguyên du lịch. Hơn nữa, những
tính toán này chủ yếu xuất phát từ nhu cầu của nhà quản lý, mà không xét trên
nhu cầu và đánh giá của du khách cũng như những yếu tố đặc biệt của tài
nguyên tự nhiên, môi trường xã hội. Vì thế đặt ra yêu cầu có một phương thức
linh hoạt hơn, hữu hiệu hơn trong việc quản lý sức chứa tại điểm du lịch.
Thay vì bắt đầu việc quản lý sức chứa bằng câu hỏi :“Bao nhiêu du khách đến
7

đây là quá nhiều?”, thì giờ đây câu hỏi đầu tiên được đưa ra sẽ là: “Điều kiện
môi trường của điểm du lịch cần được duy trì ở mức độ như thế nào thì chấp
nhận được?”. Từ đó, bản chất vấn đề “đảm bảo sự bền vững” sẽ được giải
quyết theo hướng đi từ việc đạt được những mục tiêu tổng quát rồi sau đó đi
đến những yếu tố nhỏ hơn cụ thể hơn. Đây chính là phương pháp tiếp cận của
các mô hình lập kế hoạch quản lý sức chứa nói chung và sức chứa du lịch nói
riêng. Các mô hình lập kế hoạch quản lý sức chứa không dựa trên các giả
thuyết khoa học mà là sự kết hợp giữa khoa học, sự tham gia của cộng đồng
và kinh nghiệm của nhà quản lý. Một trong số những mô hình như thế được
lựa chọn để giới thiệu trong đề tài này là LAC (viết tắt của Limits of
acceptable change) – Những giới hạn của thay đổi có thể được chấp nhận,
không chỉ cung cấp những câu trả lời đơn giản cho những câu hỏi phức tạp và
khó khăn mà phát triển du lịch bền vững đưa ra, mà còn giải quyết một phức
hợp những vấn đề nhỏ để cùng hướng tới mục tiêu chung.
Hệ thống quy hoạch theo phương pháp LAC ban đầu được thiết kế để
giải quyết các vấn đề quản lý du khách tại Hệ thống bảo tồn vùng hoang dã
quốc gia Hoa Kỳ và là một sản phẩm của nhận thức sâu rộng rằng việc đánh
giá năng lực chịu tải một cách máy móc đã thất bại trong việc đặt được những
mục tiêu của mình. Trong khi đó có rất nhiều lý do giải thích tại sao mô hình
năng lực chịu tải lại thất bại, và lý do cơ bản nhất được nhắc tới đó là nó đã
hướng các nhà quản lý theo một câu hỏi sai “Bao nhiêu là quá nhiều?”. Năng
lực chịu tải về bản chất là một thuật ngữ định lượng, nhưng nghiên cứu đã cho

thấy rằng những vấn đề của việc sử dụng tài nguyên cho hoạt động du lịch
không liên quan quá nhiều về số lượng người, mà về hành vi của họ. Trong
khí đó, phương pháp LAC giải quyết những câu hỏi khác nhau đáng kể: “Điều
kiện tài nguyên và điều kiện xã hội nào phù hợp (hoặc có thể chấp nhận
được), và làm thế nào để chúng ta đạt được những điều kiện đấy?. Câu hỏi
8

này thể hiện một cách tiếp cận căn bản khác đến tư duy về các vấn đề sử dụng
cho hoạt động du lịch, nhưng đã thực sự liên kết chặt chẽ với công việc chính
của các nhà quản lý hoạt động du lịch – đó là bảo vệ các giá trị mà vì đó một
khu vực được thành lập - hơn so với mô hình năng lực chịu tải.
Nhận thấy đây là một hướng mới, hữu ích trong việc giải quyết vấn đề
quản lý phát triển du lịch bền vững ở các vùng hoang dã, đề tài đã mạnh dạn
tiếp cận nội hàm của mô hình LAC và bước đầu áp dụng những kiến thức đã
tìm hiểu được để nghiên cứu áp dụng tại một địa điểm tại Việt Nam đó là
VQG Cúc Phương. Ở Việt Nam nói chung và tại VQG Cúc Phương nói riêng,
đã có nhiều công trình nghiên cứu, định hướng về phát triển du lịch sinh thái
– du lịch bền vững, thể hiện sâu sắc mối quan tâm của chính phủ và các nhà
khoa học tới vấn đề này. Với mức độ phát triển ngày càng mạnh mẽ của hoạt
động du lịch, càng cần có thêm những công cụ tối ưu để quản lý việc phát
triển sao cho đạt được hiệu quả cao nhưng vẫn mang tính bền vững. Và LAC
được kì vọng sẽ đóng góp hữu hiệu vào công cuộc này.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Vào tháng 1/1985, “Hệ thống giới hạn những thay đổi có thể chấp nhận
được (LAC) dành cho việc quy hoạch các vùng hoang dã” được Cục Kiểm
lâm xuất bản [19]. Vào tháng 4/1985, ứng dụng đầu tiên của Phương pháp
LAC – cho Khu tổ hợp Hoang dã Bob Marshall – đã được chứng minh bằng
tài liệu trong 1 bản chỉnh sửa quy hoạch rừng. Báo cáo và quy hoạch này là
đỉnh cao của một nỗ lực, khởi nguồn từ đầu những năm 1980, để xây dựng và
thực hiện một phương pháp nhằm giải quyết vấn đề năng lực chịu tải các hoạt

động du lịch ở các vùng hoang dã. Tiền đề của nỗ lực này bắt đầu từ những
năm 1930 khi các nhà quản lý lần đầu tiên khẳng định cần thiết phải giữ cho
mức độ sử dụng cho hoạt động du lịch ở dưới “năng lực chịu tải” hoặc ở
“điểm bão hòa” của một khu vực. Từ năm 1985 đến nay, một số phương pháp
9

liên quan nhằm giải quyết năng lực chịu tải các hoạt động du lịch đã được
phát triển – ví dụ, phương pháp “Đánh giá năng lực chịu tải”, “Quản lý tác
động của du khách” , “Bảo vệ tài nguyên và trải nghiệm của du khách”. Kể từ
năm 1985, phương pháp LAC và các phương pháp liên quan đã có một sự ảnh
hưởng được công nhận lên việc quy hoạch quản lý du lịch ở Hoa Kỳ và ngày
càng tăng trên khắp thế giới. Sự hiệu quả về các phương pháp này đã khiến
cho có rất nhiều lời kêu gọi áp dụng các phương pháp này một cách rộng rãi
cho các vấn đề quản lý tài nguyên thiên nhiên.
Từ đó đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về mặt lý luận và thực
tiễn về vấn đề này. Đi đầu trong việc nghiên cứu này là hai tác giả Hoa Kỳ
Stephan F. McCool và George H. Stankey.
Sau hơn 10 năm áp dụng tại Hoa Kỳ, Stephan F. McCool và cộng sự đã xuất
bản cuốn sách “Limits of Acceptable Change and Related Planning
Processes: Progress and Future Directions” [14], là một đánh giá tổng hợp
quá trình áp dụng, những ưu điểm, yếu điểm, ý nghĩa khoa học và thực tiễn,
cùng phương hướng tương lai của phương pháp này.
Gần đây hơn, vào năm 2007, Stephan và nhóm tác giả đã cho ra đời
cuốn sách “An Assessment of Frameworks Useful for Public Land Recreation
Planning” là một công trình tương đối hoàn chỉnh, bao gồm việc đánh giá tất
cả các phương pháp quản lý sức chứa mới nổi bật như LAC, VERP, ROS
Đồng thời ghi nhận lại các áp dụng thực tiễn của các phương pháp trên tại
Hoa Kỳ.
Ngoài Hoa Kỳ, cũng có nhiều quốc gia đã áp dụng phương pháp LAC
với nhiều cấp độ khác nhau tuy nhiên, chưa có một quốc gia nào mà LAC

được nghiên cứu và áp dụng một cách hoàn chỉnh như ở Hoa Kỳ.
Tại Việt Nam, đã có một số công trình nghiên cứu có nhắc tới phương pháp
LAC như một khả năng áp dụng bổ sung cho quản lý du lịch sinh thái tại
10

VQG [7,tr.120], tuy nhiên trong phạm vi tìm hiểu của tác giả luận văn, chưa
có công trình nào nghiên cứu riêng về vấn đề này.
Đối với VQG Cúc Phương là một điểm đến thu hút nhiều nhà khoa học trong
nhiều lĩnh vực như sinh học, địa lý, khảo cổ, du lịch, văn hóa Tuy nhiên các
nghiên cứu trước đây trong lĩnh vực du lịch được thực hiện tại Vườn chủ yếu
tập trung vào nghiên cứu về du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng. Chưa có
nghiên cứu cụ thể nào về việc quản lý sức chứa thông qua mô hình LAC tại
Cúc Phương nói riêng và tại Việt Nam nói chung mà tác giả luận văn được
tham khảo.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích chính của công trình nghiên cứu là bước đầu tìm hiểu và áp
dụng mô hình quản lý sức LAC tại VQG Cúc Phương nhằm hỗ trợ nâng cao
năng lực quản lý sức chứa du lịch đây.
Để đạt tới mục đích nghiên cứu trên, luận văn đã thực hiện các nhiệm
vụ nghiên cứu bao gồm: Thứ nhất, luận văn đã giới thiệu về mô hình quản lý
sức chứa LAC, bao gồm các vấn đề lý luận và thực tiễn. Thứ hai, luận văn
tiến hành đánh giá hiện trạng hoạt động du lịch tại VQG Cúc Phương và nêu
ra những vấn đề tồn tại cần giải quyết. Thứ ba, luận văn thực hiện một số
khảo sát xã hội học đối tượng du khách thăm quan tại VQG Cúc Phương để
đánh giá nhận thức du khách về các vấn đề tồn tại ở đây, Thứ tư, . Luận văn
cũng đưa ra những khuyến nghị hợp lý cho việc khai thác du lịch bền vững tại
nơi đây. Xa hơn nữa luận văn đưa ra đề xuất xây dựng một lộ trình áp dụng
LAC trong quản lý sức chứa du lịch tại VQG Cúc Phương vào thời gian tiếp
theo. Theo thống kê trong nhiều năm, VQG Cúc Phương luôn là một trong
những VQG thu hút lượng khách đến thăm quan đông nhất trong cả nước.

Kéo theo đó là những tác động của hoạt động du lịch đến môi trường tự nhiên
tại vườn cũng thể hiện tương đối rõ rệt. Từ đó, thông qua việc thống kê nguồn
11

lực và lấy ý kiến từ du khách và các bên liên quan, cần tìm ra một điều kiện tự
nhiên và xã hội có thể chấp nhận được để vừa duy trì hoạt động du lịch vừa
đáp ứng yêu cầu bảo tồn.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu khái quát các vấn đề của mô hình quản lý sức
chứa LAC. Đồng thời chọn VQG Cúc Phương là điển hình thực tế để bước
đầu áp dụng mô hình LAC. Khởi thủy của mô hình LAC được xây dựng trước
hết để giải quyết các vấn đề trong quản lý sử dụng các khu vực tự nhiên
hoang dã. Vì thế, VQG Cúc Phương có sự tương đồng cao về tiêu chí áp
dụng. Nơi đây cũng là địa điểm có hoạt động du lịch đã được duy trì và phát
triển trong một thời gian dài. Tuy nhiên với quy mô rộng lớn gồm nhiều khu
vực và tuyến khai thác du lịch thì việc áp dụng mô hình quản lý sức chứa
LAC cho toàn bộ VQG Cúc Phương đòi hỏi một lộ trình đánh giá lâu dài với
sự tham gia của nhiều đối tượng liên quan mới có thể bao quát hết các vấn đề
đang đặt ra tại Vườn. Vì vậy trong phạm vi đề tài này, với chuyên môn và
mức độ hiểu biết giới hạn của tác giả, đề tài chỉ tập trung vào xây dựng một
bảng hỏi nhằm khảo sát ý kiến của du khách về điều kiện tự nhiên và điều
kiện cơ sở vật chất kỹ thuật – dịch vụ mà du khách cảm thấy chấp nhận được
và mong muốn được duy trì tại tuyến thăm quan từ trung tâm Bống tới cây
Chò ngàn năm. Đây là tuyến thăm quan chính thu hút hơn 80% du khách tới
thăm vườn. Nơi đây có cây Chò ngàn năm là biểu tượng của Vườn nhưng đồng
thời điểm thăm quan này cũng nằm trong vùng lõi của Vườn, nơi hệ sinh thái vô
cùng nhạy cảm và cần sự bảo vệ nghiêm ngặt. Các giải pháp và kiến nghị đưa ra
trong đề tài nghiên cứu được áp dụng cho thời kỳ đến năm 2020 .
5. Phương pháp nghiên cứu dự kiến thực hiện
Dự kiến trong quá trình thực hiện công trình nghiên cứu, tác giả sẽ sử dụng

các phương pháp nghiên cứu sau đây:
12

- Phương pháp tiếp cận hệ thống
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở đưa ra những lý luận chung về mối quan hệ
giữa du lịch và du lịch cộng đồng và các tác động của du lịch về mặt kinh tế,
văn hóa, xã hội lên cộng đồng người Mường trong phát triển du lịch ở đây.
- Phương pháp khảo cứu tài liệu
Tiến hành thu thập thông tin và các tài liệu thứ cấp thông qua việc sưu tầm,
tham khảo và xử lý các tài liệu sẵn có như: các công trình nghiên cứu khoa
học, sách, tạp chí khoa học, văn bản pháp luật, một số báo in và báo điện tử
liên quan tới các vấn đề ….đặc biệt là nguồn tài liệu nghiên cứu chuyên
ngành bằng tiếng Anh. Bên cạnh đó còn có các số liệu tổng kết hoạt động
kinh doanh du lịch tại VQG Cúc Phương do Trung tâm DLST và giáo dục
môi trường cung cấp.
- Phương pháp nghiên cứu điền dã
Đây là một trong những phương pháp quan trọng trong nghiên cứu du lịch vì
nó cho kết quả mang tính xác thực. Đồng thời do đặc thù của đề tài, đây được
coi là phương pháp then chốt để thực hiện đề tài. Quá trình khảo sát thực địa
và điều tra xã hội học diễn ra từ ngày 19/09/2014 đến ngày 22/09/2014 tại
VQG Cúc Phương. Bảng hỏi được xây dựng gồm 21 câu, sử dụng để điều tra
đối tượng là khách du lịch đang thực hiện hoạt động thăm quan tại đây. Số
lượng phiếu điều tra phát ra là 170 phiếu, số phiếu thu về là 169 phiếu.
6. Kết cấu luận văn
Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về du lịch và sức chứa du lịch
Chương 2: Các điều kiện ảnh hưởng tới quản lý sức chứa du lịch và bước đầu
ứng dụng mô hình quản lý sức chứa du lịch LAC tại Vườn quốc gia Cúc
Phương
13


Chương 3: Định hướng ứng dụng và một số kiến nghị cho việc quản lý sức
chứa du lịch tại Vườn quốc gia Cúc Phương
Kết luận
14

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SỨC
CHỨA DU LỊCH
1.1 Một số vấn đề lý luận về sức chứa du lịch
1.1.1 Khái niệm sức chứa du lịch
Sức chứa du lịch là một khái niệm hàng đầu trong quản lý du lịch do
Hội đồng Du lịch và môi trường Anh đề xuất vào năm 1960 [2, tr.39]. Có
nhiều nỗ lực của các học giả trong và ngoài nước trong việc xây dựng khái
niệm sức chứa du lịch. Hai học giả Middleton và Hawkins Chamberlain đưa
ra định nghĩa sức chứa du lịch là: “Mức độ hoạt động của con người mà một
khu vực có thể đáp ứng mà không làm tổn hại tới môi trường, không làm ảnh
hưởng tới cuộc sống của cộng đồng địa phương, hoặc chất lượng trải nghiệm
của du khách bị suy giảm.” [13, pg 54]
Tổ chức du lịch thế giới (WTO) đưa ra khái niệm: “Sức chứa du lịch là
số du khách tối đa có thể đến thăm một điểm du lịch tại cùng một thời điểm
mà không gây tổn hại tới môi trường vật lý, kinh tế, văn hóa xã hội và ảnh
hưởng tới chất lượng trải nghiệm của du khách.”[21]
Luc Hens định nghĩa sức chứa du lịch là: “Số lượng người lớn nhất sử
dụng cùng một khu vực cung cấp dịch vụ du lịch mà không gây tác động
ngoài ý muốn lên nguồn tài nguyên môi trường nhưng vẫn đảm bảo được nhu
cầu của du khách”. [16]
Tác giả Trần Nghị và cộng sự lại định nghĩa rằng: Sức chứa du lịch là
khả năng chịu lực cao nhất của một hệ thống tự nhiên, môi trường và kinh tế -
xã hội, trong đó số lượng tối đa của khách du lịch không có ảnh hưởng đến
phát triển bền vững của toàn bộ hệ thống và sự hài lòng của khách du lịch vẫn
còn trong giai đoạn cao điểm du lịch [19, pg 80]

Bách khoa toàn thư DLST định nghĩa sức chứa du lịch là “Số lượng các
hoạt động liên quan tới du lịch mà một khu vực hoặc một điểm đến có thể đủ
15

sức cung cấp; thường được ước lượng theo dạng số lượt khách hoặc số đêm
khách lưu trú trong một khoảng thời gian, hoặc bằng số lượng phòng trống” [22, pg 178]
Các định nghĩa trên đều có một điểm chung đó là coi sức chứa là một
điểm thể hiện số lượng du khách mà nếu vượt qua điểm đó thì sẽ dẫn tới
những tác động có hại tới điểm thăm quan.Theo đó, sức chứa du lịch bao gồm
ba nội dung: Sức chứa sinh thái, sức chứa xã hội và sức chứa kinh tế.
* Sức chứa sinh thái: là số lượng du khách có thể thực hiện hoạt động
trong một khu vực du lịch mà không gây suy giảm chất lượng môi trường tự
nhiên xuống dưới mức cho phép. Trong trường hợp tính toán sức chứa sinh
thái, giới hạn an toàn của hệ thống sinh thái thường được sử dụng thông qua
các dấu hiệu chỉ thị của tự nhiên, mức độ ô nhiễm môi trường, mức độ đa
dạng sinh học…
* Sức chứa xã hội: bao gồm hai khía cạnh: Một là, mức độ chấp nhận
của cộng đồng địa phương được phản ảnh bằng số lượng tối đa du khách đến
thăm quan mà không gây sự khó chịu cho du khách địa phương.
* Sức chứa kinh tế: là khả năng của khu du lịch có thể đáp ứng các nhu
cầu về kinh tế của du khách tại địa phương.
Tuy nhiên mối quan hệ giữa mức độ sử dụng và tác động xã hội, tác
động lý sinh tương đối phức tạp và không phải là một đường thẳng tuyến tính
do nó chịu sự tác động can thiệp của nhiều biến số thay đổi [21, pg69]. Đồ thị
Hình 1.1 dưới đây chỉ ra khả năng của mối quan hệ giữa mức độ sử dụng và
mức độ tác động lên tự nhiên và xã hội.
Đường đồ thị C đại diện cho trường hợp mà ở đó các tác động đến môi
trường tăng lên không đáng kể khi mức độ sử dụng tăng dần. Tuy nhiên, tới
một “ngưỡng” nhất định của mức độ sử dụng thì sự ổn định của môi trường bị
phá vỡ và do đó các mức độ tác động lên môi trường tăng nhanh một cách đột

16

ngột. Ở trường hợp này, đòi hỏi phải quản lý mức độ sử dụng ở một “ngưỡng”
nhất định và kiểm soát chặt chẽ việc này.
Đường đồ thị B đại diện cho trường hợp mà ở đó tác động đến môi
trường và mức độ sử dụng là một đường tuyến tính tăng dần đều. Khi đó mức
độ sử dụng càng tăng thì tác động lên môi trường càng lớn. Tuy nhiên điều
này dường như khó xảy ra trong thực tế và thường chỉ đúng với những trường
hợp có quy mô nhỏ và đơn giản trong cấu thành. Ở đây, bằng những công
thức cố định, nhà quản lý có thể tính toán chính xác được để duy trì được mức
độ tác động nào thì cần kiểm soát mức độ sử dụng ở con số bao nhiêu lượt sử
dụng.
Đường đồ thị A đại diện cho trường hợp mà ở đó chỉ với một mức độ
sử dụng nhỏ cũng có thể gây nên sự tác động lớn đối với môi trường. Tuy
nhiên, sau đó mức độ tác động dường như tăng không đáng kể khi mức độ sử
dụng lớn dần. Điều này thường xảy ra với một khu vực sinh thái nguyên sơ
được đưa vào khai thác du lịch. Các hoạt động khai phá ban đầu sẽ gây nên sự
xáo trộn lớn đối với toàn khu vực nhưng sau đó khi đã đưa vào hoạt động ổn
định, khu vực sẽ không có thêm quá nhiều sự xáo trộn khác nào đáng kể.









Tác động
Mức độ sử dụng

Hình 1.1: Biểu đồ thể hiện mối liên hệ giữa mức độ sử dụng và tác động
môi trường [21, pg69]
17

Chính sự phức tạp trong mối quan hệ giữa mức độ sử dụng và tác động
thực tế dẫn tới việc khó khăn trong kiểm soát và cân bằng hai yếu tố trên. Từ
đó tạo tiền đề cho những phương pháp
1.1.2 Một số công thức tính sức chứa du lịch
Hai nhà nghiên cứu A.M.Cifuentes và H. Ceballos-Lascurain đã đưa ra các
công thức tính toán về khả năng tải vật lý, khả năng tải thực tế như sau:
 Khả năng chịu tải vật lý (PCC- Physical carrying capacity) là giới hạn
tối đa cho phép về số lượng khách đến tham quan du lịch tại một khu,
điểm du lịch tham quan trong một giới hạn thời gian được xác định
trước.
PCC = A .D.Rf (1)
- Trong đó A là diện tích của khu vực, điểm tham quan dự kiến.
- D là diện tích cần thiết để đáp ứng nhu cầu khách đến tham quan hay
nói cách khác là mật độ khách được đáp ứng trên một mét vuông
- Rf là số lượng khách tham quan tối đa cho 01 ngày.
Thường Rf (Rotation factor) được tính bằng số thời gian được phép lưu
lại điểm, khu vực tham quan/ số thời gian khách lưu lại tham quan tại
điểm đó.
Rf = T cp/ Ttq (2)

- Trong đó Tcp là thời gian cho phép tham quan.
- Ttq là thời gian khách lưu lại tham quan.
Đối với diện tích thường được xem xét trong một phạm vi nhất định được giới
hạn bởi đối tượng tài nguyên mà khách du lịch tham quan du lịch như một
khu vườn, một nơi nuôi động vật hoặc khu vực sinh sống của thực vật, có thể
là một khu vực để tổ chức các cuộc vui chơi giải trí.

18

 Hiệu quả chịu tải thực tế (ERCC- Effective Real Carrying Cappacity) là
số lượng khách và thời gian tham quan tối đa phù hợp với điều kiện
khu vực cho phép, đủ khả năng kiểm soát tình hình khu vực của các
nhà quản lý nhưng đạt được sự thỏa mãn dộng cơ mục đích và nhu cầu
đi tham quan của khách du lịch.
Công thức được tính như sau:
ERCC = PCC-Cf1- Cf2- Cf3- Cfn. (3)
- Trong đó: Cfi (Conrrective factor) thường được gọi là hệ số giới hạn
cho phép hay là hệ số các yếu tố tiêu cực cần phải loại trừ để khỏi tác
động đến khu vực thường được áp dụng các tiêu chuẩn hoặc các
ngưỡng giới hạn cho phép khi áp dụng cho việc tính toán đến tác động
ảnh hưởng. Các hệ số này được tính theo tỷ lệ phần trăm. Vì vây, có thể
viết lại như sau:
ERCC=PCC . ((100- Cf1)/ 100). ((100- Cf2)/100) ((100- Cfn)/100)
- Hệ số giới hạn được tính
Cfi =Mi/Mt
Trong đó Mi là giá trị giới hạn của yếu tố tác động thứ i, Mt là tổng các
giá trị giới hạn cho một điểm khu vực mà khách du lịch đến tham quan.
Trong thực tế chỉ số giới hạn Cf1 thường căn cứ vào các yếu tố nhạy
cảm của các tài nguyên tại khu vực điểm tham quan như vấn đề môi
trường, mức độ chịu đựng của hệ sinh thái, các yếu tố nhạy cảm về
kinh tế hay là các yếu tố xã hội con người cuộc sống phong tục tập
quán, nhận thức tại khu vực Tuy nhiên, trong số trường hợp có thể
định hình tính toán các yếu tố bất lợi cho việc phát triển du lịch và thỏa
mãn nhu cầu của khách du lịch.
 Một số hệ số giới hạn thường gặp trong hoạt động của khách du lịch tại
các khu du lịch sinh thái.
19


Các khu du lịch sinh thái ở những khu vực rừng núi hoang dã, là nơi thường
xuyên xảy ra mưa, bão lụt và thời tiết bất thường và khắc nghiệt, điều kiện đi
đến lại khó khăn do hệ thống cơ sở hạ tầng và công tác đầu tư, quản lý của
Nhà nước còn hạn chế. Do đó không phải lúc nào điều kiện cơ bản để tính
toán sức chứa cũng là điều kiện hoàn toàn thuận lợi. Những hệ số giới hạn
trong tính toán sức chứa thường bao gồm:
- Hệ số giới hạn về thời tiết:
+ Hệ số giới hạn về mưa bão trong năm thường xẩy ra tại các khu vực làm
cản trở hoạt động đến khách du lịch tham quan, ví dụ khu vực miền trung
thường có 2 tháng có yếu tố này nên M về thời tiết là: 30 ngày x 2 tháng = 60
ngày.
+ Hệ số giới hạn về độ dài rét, mưa phùn và gió bắc. Ảnh hưởng đến độ quan
sát, ẩm ướt gây khó chịu ở miền Bắc thường ra Tết kéo dài 2-3 tháng.
+ Hệ số giới hạn về giờ nắng trong năm gây ra khó chịu cho khách như mùa
gió Lào của khu vực miền Trung kéo dài 3 tháng hè
- Hệ số giới hạn về môi trường:
+ Hệ số giới hạn về mức độ ô nhiễm từ chất thải, rác thải, nước thải trong thời
gian nhất định nào đó tác động ức chế đối với khách.
+ Hệ số giới hạn về tiếng ồn từ các động cơ ô tô, xe máy, động cơ thuyền hay
đám đông gây ảnh hưởng đến nhu cầu khách, yếu tố hệ số này thường được
xác định thông qua điều tra xã hội học để tính tỷ lệ phần trăm người không
tán thành được hỏi so với số người được điều tra.
+ Hệ số giới hạn về tai biến và sự cố môi trường gây nguy hiểm cho khách
tham quan tại các điểm du lịch sinh thái thường được xác định số vụ xảy
trong thời gian nhất định tháng hoặc năm.
20

+ Hệ số chất lượng nguồn nước bao gồm nước sinh hoạt, nước biển hệ số
này được xác định thông qua số lượng thời gian quan trắc các thành phần đảm

bảo tiêu chuẩn không.
1.2 Phương pháp quản lý du lịch thông qua mô hình quản lý sức chứa du lịch
1.2.1 Khái niệm phương pháp mô hình du lịch sức chứa du lịch
Khái niệm mô hình quản lý (trong tiếng Anh là “Framework”) được
hiểu như là một quy trình bao gồm một chuỗi nhiều bước dẫn dắt nhà quản lý
và người lập kế hoạch phát triển một vấn đề cụ thể. Một mô hình quản lý
trong trường hợp này không cần thiết đưa đến một công thức trả lời cho một
vấn đề nhưng nó cung cấp nền tảng lý thuyết mà thông qua đó vấn đề có thể
được giải quyết thành công. Có khá nhiều các mô hình quản lý khác nhau tồn
tại và có chung các đặc tính nhưng được phát triển trong các chính sách và bối
cảnh quản trị riêng biệt ảnh hưởng đến các yếu tố hoặc thành phần liên quan.
Không phải mọi mô hình quản lý đều thích hợp cho mọi vấn đề thách
thức vùng du lịch và có những vấn đề mà không có mô hình nào thích hợp để
giải quyết. Tuy nhiên những người ra quyết định phải đánh giá sự phù hợp
của một mô hình cho việc giải quyết một vấn đề nhất định.
Có 5 tiêu chuẩn để tiếp cận một mô hình thích hợp cho một vấn đề:
- Đầu tiên cần quan tâm đến đặc điểm nổi trội của mô hình đối với vấn
đề đặc biệt trong hoàn cảnh của việc lập kế hoạch. Không phải tất cả các mô
hình đều được thiết kế để giải quyết tất cả các vấn đề đang được đặt ra. Ngoài
ra có rất nhiều các vấn đề tồn tại vì thế bước đầu tiên mô hình nên cung cấp
một quy trình chấp nhận những vấn đề đặc biệt đang đặt ra. Đặc biệt mô hình
nên làm sang tỏ vấn đề và hệ thống nó một cách thích hợp.
- Tiêu chuẩn thứ hai là mô hình nên có nền tảng lý thuyết dựa trên
những lý luận khoa học được cập nhật.
21

- Mô hình cũng nên đáp ứng những tiêu chuẩn kỹ thuật chính và dễ
dàng áp dụng vào thực tế.
- Mô hình lập kế hoạch cũng phải đáp ứng những tiêu chuẩn đạo đức
nói chung, đó là nó nên xác định được sự phân bổ kết quả của một quyết định.

Quản lý vùng đất công tự nhiên đó là việc phân bổ những dòng chảy lợi ích,
một cách lý tưởng nhất khi mà những lợi ích được tối ưu hóa. Nhưng những
lợi ích như vậy không đến nếu không có những sự trả giá về cả tài chính và xã
hội. Nên những nhóm hoặc những giá trị nào có thể được lợi từ một quyết
định cụ thể? Và ai sẽ phải trả những chi phí hoặc bị chế hoặc bị ảnh hưởng.
Một mô hình lập kế hoạch sẽ giúp đỡ người quản lý giải đáp câu trả lời này.
- Cuối cùng, một mô hình lập kế hoạch phải có hiệu quả kinh tế lẫn xã
hội. Đó là một tiêu chuẩn quan trọng vì mô hình giúp cho người ra quyết định
phân bổ những nguồn tài chính hạn hẹp và nguồn lực con người cho những
nhiệm vụ quan trọng và nổi bật.
Trên thế giới hiện tồn tại nhiều mô hình lập kế hoạch được sử dụng với
mục đích quản lý mức độ sử dụng và trải nghiệm của du khách đồng thời bảo
vệ tài nguyên thiên nhiên tại điểm khai thác du lịch. Tùy theo mục đích và bối
cảnh quản trị mà các mô hình được phát triển và biến đổi. Một số mô hình lập
kế hoạch quản lý sức chứa được biết đến và ứng dụng nhiều trong thực tế gồm:
- ROS (Recreation Opportunity Spectum): Sự phân bổ cơ hội sử dụng du
lịch
- LAC (Limits of Acceptable Change): Những giới hạn của thay đổi có
thể chấp nhận được.
- VERP (Visitor Experiences and Resource Proctection): Sự bảo vệ
những trải nghiệm của du khách và tài nguyên.
LAC và VERP tương tự với ROS ở chỗ được xây dựng cho những
vùng đất công sử dụng cho du lịch như khu hoang dã hoặc VQG nhưng hai
22

mô hình này được mở rộng bao gồm các dấu hiệu chỉ thị, tiêu chuẩn và sự
giám sát. Cả ba mô hình đều dựa trên tiền đề của một hệ thống phân cấp nhu
cầu, mà ở đó mọi người tham gia trong những hoạt động với những sự sắp
xếp chắc chắn để đạt được những mục tiêu ở đầu ra. Thành công đạt được ở
đầu ra dẫn tới những lợi ích xác định. Mặc dù LAC và VERP được phát triển

ban đầu được xây dựng cho những khu vực được thiết kế chính thức, nhưng
chúng cũng có thể được áp dụng trong những tình huống khác.
LAC là mô hình được đưa ra phát triển để đối phó với những lỗi sai
trong lý thuyết và thực tế tính sức chứa. Mô hình này được phát triển bởi Hiệp
hội dịch vụ lâm nghiệp Hoa Kỳ trong thập kỷ 80. Mô hình này dựa trên ý
tưởng thay vì chỉ chú trọng vào con số du khách thăm quan, mà thực tế thì bất
cứ hoạt động du lịch nào cũng có tác động lên môi trường và do đó hoạt động
quản lý nên dựa trên việc giám sát liên tục khu vực tự nhiên cũng như những
mục tiêu được đặt ra cho khu vực đó. Trong mô hình LAC hoàn toàn có thể
thiết lập được giới hạn lượng khách nhưng những giới hạn như vậy chỉ là một
công cụ có sẵn. Tuy nhiên cần lưu ý rằng, có sự khác biệt giữa lý thuyết LAC
và việc sử dụng LAC như một mô hình lập kế hoạch.
Mô hình VERP dựa trên ý tưởng rằng không có một sự quan tâm đúng
mức đến trải nghiệm và quan điểm của du khách đối với chất lượng của môi
trường. Mô hình này giống với bản chất của LAC nhưng nó được thiết kế ban
đầu để giải quyết nhu cầu về pháp lý, chính sách và quản trị của dịch vụ VQG
tại Hoa Kỳ
1.2.2 Mô hình quản lý sức chứa du lịch LAC
1.2.1.1 Khái niệm mô hình quản lý sức chứa du lịch LAC
Khái niệm LAC như định nghĩa trong Bách khoa toàn thư DLST là:
“Một lý thuyết quản lý vùng thông qua việc chỉ ra các dấu hiệu chỉ thị của
chất lượng môi trường và tác động của du lịch, và chỉ ra ngưỡng giới hạn mà
23

ở đó có thể đạt được các mục tiêu bảo tồn tại khu vực được bảo vệ” [22, pg
140]. LAC là một mô hình lập kế hoạch và không chỉ đơn thuần quan tâm đến
mức độ sử dụng và tác động của du lịch mà còn xác định điều kiện môi
trường và xã hội được mong muốn cho hoạt động thăm quan. Quy trình này
đòi hỏi liệt kê các điều kiện đang tồn tại và xác định giới hạn tối ưu cho cả
điều kiện vật lý và điều kiện xã hội. Giới hạn những thay đổi có thể chấp nhận

được như là một hệ thống quy hoạch được xem như là một cách cho các nhà
quản lý đối mặt và giải quyết các vấn đề phức tạp về quản lý du khách không
chỉ cung cấp về những trải nghiệm mà họ đang tìm kiếm mà còn giải quyết
các vấn đề về tác động xã hội và sinh học.
1.2.1.1 Nội dung mô hình quản lý sức chứa du lịch LAC
Hệ thống quy hoạch theo phương pháp giới hạn những những thay đổi
có thể chấp nhận được đã được xây dựng và phát triển trong những năm 80
với mục đích giải quyết các vấn đề về quản lý các hoạt động du lịch trong các
khu bảo tồn quốc gia và gồm 04 phần chính khớp nối với nhau:
(1) việc chỉ rõ các điều kiện xã hội và nguồn tài nguyên có thể đạt được và
chấp nhận được đã được xác định nghĩa bằng một loạt các tham số có thể đo
lường được;
(2) một sự phân tích về mối quan hệ giữa điều kiện hiện tại và những điều
được đánh giá là có thể chấp nhận được;
(3) việc xác định hành động quản lý là cần thiết để đạt được những điều kiện này;
(4) một chương trình giám sát và đánh giá tính hiệu quả của công tác quản
lý.[20,pg 19]
LAC được thực hiện thông qua 9 bước cụ thể như sau:

×