Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Tái cấu trúc lưới điện giảm chi phí vận hành xét đến nâng cao độ tin cậy cung cấp điện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.05 MB, 102 trang )

Luận văn tốt nghiệp Lời cảm ơn

HVTH: Nguyễn Phú Cần Trang iv GVHD: TS.Trương Việt Anh
LỜI CẢM ƠN

Trước hết, em xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất của em
gửi đến Tiến Sĩ Trương Việt Anh, người Thầy đã tận tụy hướng dẫn em trong suốt
quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn này.
Chân thành cảm ơn quí thầy cô Trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM và
Trường Đại Học Bách khoa TP.HCM đã giảng dạy em trong suốt hai năm học.
Và cuối cùng, xin cảm ơn đến tất cả các đồng nghiệp, bạn bè và đặc biệt là
người vợ yêu dấu đã giúp đỡ tôi về tinh thần, vật chất và công sức trong suốt quá
trình học tập cũng như để hoàn thành luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn !
TP. Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 09 năm 2012





Nguyễn Phú Cần
Luận văn tốt nghiệp Tóm tắt
HVTH: Nguyễn Phú Cần Trang v GVHD: TS.Trương Việt Anh
TÓM TẮT

Luận văn này trình bày một giải thuật tái cấu hình lưới điện phân phối (LĐPP)
nhằm giảm chi phí vận hành có xét đến việc nâng cao độ tin cậy cung cấp điện bằng
cách ngoài tổn hao năng lượng, chi phí vận hành, hàm mục tiêu còn sử dụng thêm
chỉ số điện năng ngừng điện (A

), thời gian ngừng điện (T



) thông qua các chỉ số
A

và T

của các khu vực phụ tải trong LĐPP. Các chỉ số này được thống kê từ
số liệu nguyên nhân và thời gian khắc phục sự cố của các công ty điện. Thông qua
các kết quả khảo sát trên LĐPP từ đơn giản đến phức tạp và đặc biệt trên LĐPP của
thành phố Cà Mau đều cho thấy sau khi tái cấu hình lưới (TCHL), thời gian ngừng
cung cấp điện và điện năng ngừng cung cấp giảm đáng kể và từ đó nâng cao độ tin
cậy cung cấp điện cho khách hàng. Điều này cho thấy tính đúng đắn, hiệu quả của
hàm mục tiêu và giải thuật.

ABSTRACT

This thesis presents an algorithm to re-configure the distribution grid to reduce
operating costs, taking into account improving the reliability of power supply by
external energy loss, operating costs, the objective functionuse more electrical
power indicator stop, stop time power through indicators A

and T

of the load
area in the distribution grid. These indicators are statistics from the raw data and
time troubleshooting of power companies. Through the survey results on the
distribution grid from simple to complex, and especially on the city's distribution
grid Mau showed after network reconfiguration, time to stop the power supply and
powerstop providing significantly reduced and thereby improve the reliability of
power supply to customers. This shows the correctness and efficiency of the

objective function and algorithm.

Luận văn tốt nghiệp Mục lục
HVTH: Nguyễn Phú Cần Trang vi GVHD: TS.Trương Việt Anh
MCăLC

Trang tựa Trang
Quyết định giao đề tài
Lý lịch khoa học i
Lời cam đoan iii
Lời cảm ơn iv
Tóm tắt v
Mục lục vi
Danh sách các chữ viết tắt x
Danh sách các hình xi
Danh sách các bảng xii
Chngă1. GiiăThiuăLunăVĕn 01
1.1. Đặt vấn đề 01
1.2. Mục tiêu và nhiệm vụ của luận văn 02
1.3. Phạm vi nghiên cứu 02
1.4. Phương pháp giải quyết bài toán 03
1.5. Điểm mới của luận văn 03
1.6. Giá trị thực tiễn của luận văn 04
1.7. Bố cục của luận văn 05
Chngă2: Tngăquan văliăđinăphơnăphi 06
2.1. Đặc điểm của lưới điện phân phối 06
2.1.1 nh hưởng đến các chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật của hệ thống điện 07
2.1.2. Cấu trúc lưới điện 08
2.2. Hiện trạng và đặc điểm của lưới điện phân phối ở Việt Nam 09
2.3. Các bài toán tái cấu hình lưới điện ở góc độ vận hành 10

2.4. Độ tin cậy cung cấp điện cho các phụ tải 11
2.5. Các nghiên cứu khoa học 12
2.5.1. Bài toán xem xét tác động của môi trường 12
Luận văn tốt nghiệp Mục lục
HVTH: Nguyễn Phú Cần Trang vii GVHD: TS.Trương Việt Anh
2.5.1.1. Phương pháp cây sự cố - Grap tree 13
2.5.1.2. Mô hình của Peng Wang và Roy Billinton 15
2.5.1.2. Mô hình cải tiến của Karin Alvehag và Lennart Söder 16
2.5.2. Bài toán tái cấu hình lưới điện phân phối 18
2.5.2.1. Mô hình toán học lưới điện phân phối 18
2.5.2.2. Phương pháp
Heuristic và
tối ưu
h
ó
a
20
2.5.2.3. Các giải thuật heuristic hiện đại 23
2.5.2.3.a. Thuật toán di
truyền
- Genetic Algo
r
i
t
h
m
(
G
A) 24
2.5.2.3.b. Phương pháp logic mờ - Fuzzy Logic 26

2.5.2.3.c. Mạng thần kinh nhân tạo - A
r
t
ifici
a
l
Neural Ne
t
wo
r
k
(ANN) 27
2.5.2.3.d. Hệ chuyên gia 27
2.5.2.3.e. Phương pháp bầy đàn -
Particle Swarm
Method (
P
S
M
) 28
2.5.2.3.f. Phương pháp tìm kiếm TABU - Tabu
Search
Method (
T
S) 28
2.5.2.3.g. Phương pháp mô phỏng luyện kim
-
(SA) 29
2.5.2.3.h. Phương pháp tối ưu Kiến - Ant Colony
Optimization M

e
t
h
o
d
30
2.5.2.3.k. Mô phỏng cây tăng trưởng – PGSA 31
2.6. Hướng nghiên cứu của luận văn 31
Chngă3: Phngăphápătipăcn 33
3.1. Đặt vấn đề 33
3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến độ tin cậy 34
3.2.1. Các phần tử của hệ thống điện 34
3.2.2. Vị trí máy phát dự phòng 36
3.2.3. Sự biến đổi tải theo thời gian 36
3.2.4. Điều kiện môi trường 37
3.3. Xây dựng mô hình, mô hình hóa hệ thống phân phối 37
3.3.1. Mô hình nguồn 37
3.3.2. Mô hình tải 40
3.3.3. Mô hình cường độ hỏng hóc và thời gian sửa chữa 40
3.3.4. Mô hình phân chia sơ đồ lưới điện 42
Luận văn tốt nghiệp Mục lục
HVTH: Nguyễn Phú Cần Trang viii GVHD: TS.Trương Việt Anh
3.4. Các chỉ tiêu, phương pháp đánh giá độ tin cậy hệ thống cung cấp điện 45
3.4.1. Các chỉ tiêu đánh giá độ tin cậy của hệ thống cung cấp điện 45
3.4.2. Các phương pháp tính toán độ tin cậy cung cấp điện 49
3.5. Mô hình toán để TCHL giảm chi phí vận hành xét đến nâng cao ĐTCCCĐ 51
3.5.1. Cực tiểu chi phí vận hành C
loss
53
3.5.2. Cực tiểu chi phí bồi thường do ngừng điện gây ra 53

3.5.3. Cực tiểu chi phí chưa kiểm soát C
diff
56
3.5.4. Hàm đa mục tiêu 56
3.6. Xây dựng giải thuật tối ưu hai giai đoạn 58
Chngă4: Thcăhinătínhătoán 61
4.1. LĐPP mạch vòng của Roy Billinton Test System 61
4.1.1. Mô tả hệ thống 61
4.1.2. Thực hiện tính toán cho hệ thống 62
4.1.3. Thực hiện tính toán theo giải thuật 63
4.2. Mô hình 5 khu vực để tính toán giải thuật 64
4.2.1. Mô tả hệ thống 64
4.2.2. Thiết lập các ma trận 66
4.2.3. Thực hiện tính toán cho lưới điện hiện hữu 67
4.2.4. Thực hiện tính toán theo giải thuật 67
4.3. Áp dụng tính toán trên lưới điện Thành phố Cà Mau 69
4.3.1. Giới thiệu lưới điện thành phố Cà Mau 69
4.3.2. Một số số liệu các phát tuyến 71
4.3.2.1 Thông tin các phát tuyến 71
4.3.2.2 Số liệu sự cố điển hình của Điện lực Thành phố Cà Mau 71
4.3.3 Kiểm tra giải thuật trên lưới điện Thành phố Cà Mau 73
4.4. Một số đề xuất cho lưới điện Thành Phố Cà Mau 74
4.5. Kết luận 80
Chngă5: KtălunăvƠăđăxut 81
5.1. Kết luận 81
Luận văn tốt nghiệp Mục lục
HVTH: Nguyễn Phú Cần Trang ix GVHD: TS.Trương Việt Anh
5.2. Những hạn chế và hướng phát triển của đề tài 82
TÀIăLIUăTHAMăKHO 84
PHăLCăLĐPPăROYăBILLINTONăTESTăSYSTEM 88

PHăLCăTệNHăPSS/ADEP LĐPP 5ăKHUăVC 89
PHăLCăLĐPPăTPăCÀăMAU 90
PHăLCăPHNăMMăTệNHăA

, T

KHUăVC 91


Luận văn tốt nghiệp Danh sách các chữ viết tắt

HVTH: Nguyễn Phú Cần Trang x GVHD: Trương Việt Anh
DANH SÁCH CỄCăCH̃ăVIẾTăT́T

TCHLĐ: tái cấu hình lưới điện.
ĐTCCCĐ: độ tin cậy cung cấp điện.
LĐPP: lưới điện phân phối.
λ: cường độ hỏng hóc.
r: thời gian sửa chữa.
GA: thuật toán di truyền.
Fuzzy Logic: phương pháp logic mờ.
ANN: phương pháp mạng thần kinh nhân tạo.
PSO: phương pháp bầy đàn.
TS: phương pháp bảng tìm kiếm.
SA: phương pháp mô phỏng luyện kim.
PGSA: phương pháp mô phỏng cây tăng trưởng.
SAIDI: thời gian mất điện trung bình của lưới điện phân phối.
SAIFI: số lần mất điện trung bình của lưới điện phân phối.
CAIDI: thời gian trung bình của một lần mất điện.
ASAI: độ sẵn sàng cung cấp điện.

ENS: nâng lượng không thể cung cấp.
MAIFI: số lần mất điện trung bình thoáng qua của lưới phân phối.
T

: thời gian ngừng điện của một khu vực do ảnh hưởng sự cố của các khu vực
khác.
A

: Điện năng ngừng cung cấp của khu vực do ảnh hưởng sự cố của các khu
vực khác.
C
total
: tổng chi phí cho việc tái cấu hình lưới điện.
C
loss
: chi phí do tổn thất khi TCHLĐ.
C
ENS
: chi phí do năng lượng không cung cấp.
C
diff
: chi phí chưa thể kiểm soát.
Luận văn tốt nghiệp Danh sách các hình
HVTH: Nguyễn Phú Cần Trang xi GVHD: TS. Trương Việt Anh

DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Tổn thất điện năng của EVN 07
Hình 2.2a. Sơ đồ lưới điện hình tia 08
Hình 2.2b. Sơ đồ cung cấp điện mạch vòng vận hành hình tia 09

Hình 2.3. Biểu đồ tỷ trọng các cấp điện áp LĐTA khu vực miền Nam 09
Hình 2.4. Mô hình quản lý khách hàng theo phần tử cấp điện 12
Hình 2.5. Mô hình phân chia lưới phân phối 13
Hình 2.6. Hai trạng thái của thiết bị 15
Hình 2.7. Mô hình theo gió và sét 17
Hình 2.8. Mô hình của một hệ thống mờ 26
Hình 2.9. Sơ đồ chung của một PSO 28
Hình 2.10. Minh họa tìm kiếm bằng TS 29
Hình 3.1. Nguồn dự phòng trong lưới điện phân phối 33
Hình 3.2. Mô hình xét độ tin cậy của hệ thống điện 34
Hình 3.3a. Đường cong Bathtub điển hình 35
Hình 3.3b. Đường cong Bathtub của 2 TB 35
Hình 3.4. Thống kê sự cố trong một năm 37
Hình 3.5. Đồ thị phụ tải ngày theo thời gian 38
Hình 3.6a. Sự cố thoáng qua năm 2010 & đầu năm 2011 của EVN SPC 40
Hình 3.6b. Sự cố vĩnh cửu năm 2010 & đầu năm 2011 của EVN SPC 40
Hình 3.7. Sơ đồ hệ thống cung cấp điện với phân miền khu vực 42
Hình 3.8. Sơ đồ tải cung cấp từ một nguồn 53
Hình 3.9. Sơ đồ hệ thống cung cấp điện hình tia 54
Hình 3.10. Minh họa chi phí bồi thường và lợi nhuận của ngành điện 58
Hình 3.11. Lưu đồ TCHL giảm chi phí vận hành xét đến nâng cao ĐTCCĐ . 59
Hình 4.1. Lưới điện Roy Billinton Test System 62
Hình 4.2. Sơ đồ nối điện của 5 khu vực 65
Hình 4.3. Sơ phân chia khu vực lưới điện Thành phố Cà Mau 70
Luận văn tốt nghiệp Danh sách các bảng

HVTH: Nguyễn Phú Cần Trang xii GVHD: TS.Trương Việt Anh
DANH SÁCH CÁC BNG
Trang
Bảng 2.1. Tỷ trọng các thành phần phụ tải năm 2011 của EVN 6

Bảng 2.2. Khối lượng LĐPP và tổng dung lượng trạm của EVN SPC 10
Bảng 2.3. Phạm vi ứng dụng của các bài toán tái cấu hình lưới 11
Bảng 3.1. Chi phí thiệt hại của khách hàng ngừng cung cấp điện (k$/kW) 55
Bảng 3.2. Thống kê chi phí thiệt hại do gián đoạn cung cấp điện 56
Bảng 4.1. Số liệu đường dây cung cấp điện 61
Bảng 4.2. Các giá trị độ tin cậy của các nút tải 62
Bảng 4.3. Kết quả các bước thực hiện giải thuật 63
Bảng 4.4. Kết quả cho trước và sau khi TCHLĐ 64
Bảng 4.5. Số liệu chiều dài, khách hàng, thời gian sửa chữa 66
Bảng 4.6. Một số liệu của lưới điện trước khi TCHLĐ 67
Bảng 4.7. Tổng hợp các chỉ số sau khi tái cấu hình 69
Bảng 4.8. Số liệu cơ bản các phát tuyến cung cấp điện TP Cà Mau 71
Bảng 4.9. Thống kê theo loại sự cố 72
Bảng 4.10. Thống kê sự cố và thời gian khắc phục theo mùa 72
Bảng 4.11. Số liệu chiều dài, khách hàng, thời gian sửa chữa. 73
Bảng 4.12. Lợi nhuận tính toán chuyển tải theo các số liệu thực tế 73
Bảng 4.13. Bảng tính T

, A

theo mùa mưa của 7 tháng đầu năm 2012 74
Bảng 4.14. Lợi nhuận do chuyển tải và giá tăng cho khách hàng 76
Bảng 4.15. Lợi nhuận do chuyển tải và giá tăng cho khách hàng 76
Bảng 4.16. Lợi nhuận do chuyển tải và giá tăng cho khách hàng 77
Bảng 4.17. Các thông số sau khi tái cấu hình có đầu tư 78
Bảng 4.18. Thiệt hại loại khách hàng theo thời gian 79






Chương 1: Giới thiệu luận văn GVHD: TS.Trương Việt Anh

HVTH: Nguyễn Phú Cần Trang 1
CHNGă1
GII THIU LUNăVĔN
1.1. ĐT VNăĐ
Ngày nay khi mà cuộc sống của người dân ngày càng tăng cao, các ngành công
nghiệp, dịch vụ cũng như các ngành khác không ngừng phát triển mạnh mẽ, trong
khi mục tiêu phát triển và tăng trưởng là nhiệm vụ hàng đầu của các chính phủ, thì
nhu cầu tiêu thụ điện sẽ ngày càng lớn. Chính vì vậy, mục tục tiêu phát triển thêm
các nguồn điện phục vụ cho nhu cầu xã hội thật sự là một vấn đề nhức nhối và hết
sức khó khăn đối với hầu hết các quốc gia trên thế giới. Song song đó, chất lượng
điện năng phân phối đến các hộ tiêu thụ ngày phải càng cải thiện, độ tin cậy ngày
phải được nâng cao, cũng là những mục tiêu song hành của các quốc gia trong lĩnh
vực năng lượng điện.
Hiện tại, khi mà các nguồn nguyên nhiên liệu từ hóa thạch đã dần cạn kiệt và
gây ô nhiễm môi trường, các quốc gia đang tập trung nghiên cứu các loại năng
lượng mới và các phương án tái cấu hình lưới điện phân phối. Xét ở góc độ dựa vào
nền tảng cơ sở vật chất hay các kết cấu lưới điện hiện có, thì phương án tái cấu hình
lưới điện sẽ tốt hơn. Phương án tái cấu hình lưới hiện tại có khá nhiều nghiên cứu
đã được công bố, điểm khác nhau cơ bản của các giải thuật là xây dựng mô hình tìm
kiếm để có được dòng công suất tối ưu trên các nhánh, chi phí là tối ưu, thời gian
hội tụ, kết quả trả về, thời gian tính toán, khả năng áp dụng thực tế và tính chính xác
có thể chấp nhận được của các kết quả nêu trên.
Đối với hệ thống điện phân phối thì việc nghiên cứu để nâng cao độ tin cậy thật
sự không phải là một vấn đề đơn giản, bởi lẽ do mức độ phân bố của lưới điện phân
phối là rộng khắp và dày đặc do đó hệ thống điện phân phối sẽ phải đối mặt với
hàng loạt mối nguy hiểm, đặc biệt phải kể đến là do tác động của điều kiện thời tiết
khắc nghiệt với hai nguyên nhân chính là gió và sét. Chẳng những thế, sự tác động

của các yếu tố thời tiết là rất khó kiểm soát, chúng ta chỉ có thể thống kê qua kết
quả của nhiều để làm cơ sở phân tích. Do đó, việc cần phải xây dựng mô hình tác

Chương 1: Giới thiệu luận văn GVHD: TS.Trương Việt Anh

HVTH: Nguyễn Phú Cần Trang 2
động của điều kiện thời tiết để nhằm nâng cao độ tin cậy là điều hết sức cần thiết
bởi lẽ nó sẽ cho chúng ta những quyết định quan trọng trong cải tạo, đầu tư và vận
hành tốt nhất cho khách hàng như: giảm thời gian ngừng điện, điện năng không thể
cung cấp, nâng cao công suất truyền tải,.v.v. Cho đến thời điểm hiện nay, đã có một
số nghiên cứu đã được công bố, các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào việc xem xét
tác động của hai yếu tố chính là cường độ gió và cường độ sét, sau đó được kiểm
chứng qua mô phỏng và các khu vực có điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
1.2 MC TIÊU VÀ NHIM V CA LUNăVĔN
Mục tiêu nghiên cứu là tìm ra giải thuật tái cấu hình lưới điện phân phối giảm
chi phí vận hành có xét đến nâng cao độ tin cậy cung cấp điện, nhằm mục đích giảm
thiểu thời gian ngừng điện, điện năng ngừng cung cấp, tối ưu hóa dòng công suất,
giảm tổn thất điện năng, và đặc biệt là tăng lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp bao
gồm doanh nghiệp bán điện (EVN), các doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ, thương mại
và nhân dân trên các tuyến đường dây đang cung cấp.
Từ mục tiêu nghiên cứu như trên, nên nhiệm vụ của luận văn bao gồm các vấn
đề sau:
1. Tìm phương pháp toán học để giải cho phù hợp.
2. Xây dựng hàm mục tiêu đạt mục đích đặt ra
3. Kiểm chứng trên lưới điện mẫu, lưới điện thực tế nhằm đánh giá tính đúng
đắn của ý tưởng đề xuất đồng thời so sánh với kết quả thực tế vận hành của
lưới điện thực tế.
4. Đánh giá lại phương pháp thực hiện, đề xuất những hướng nghiên cứu nhằm
phát triển tốt hơn vấn đề đang quan tâm.
5. Kiểm chứng những vấn đề đề xuất trên phần mềm PSS/ADEPT 5.16.

6. Lập trình phần mềm để tính toán theo cho các khu vực khác nhau ( phần
mềm sẽ áp dụng cho sơ đồ thực tế ).
1.3 PHM VI NGHIÊN CU
Nghiên cứu xoay quanh bài toán tái cấu hình lưới trên lưới điện phân phối có
cấu hình mạch vòng nhưng vận hành hình tia và chịu tác động hỏng hóc của điều

Chương 1: Giới thiệu luận văn GVHD: TS.Trương Việt Anh

HVTH: Nguyễn Phú Cần Trang 3
kiện môi trường chẳng hạn như các yếu tố cường độ gió, cường độ sét, các thiết bị,
vị trí nguồn dự phòng .v.v., và sự thay đổi của các yếu tố này theo thời gian như
tuần, tháng và các mùa. Bài toán sẽ được nghiên cứu trong luận văn bao gồm các
vấn đề:
1. Bài toán tái cấu hình lưới điện giảm chi phí (BT1) vận hành dựa vào giải
thuật kết nối, gien, luyện kim, giải thuật kiến .v.v.
2. Bài toán 2: Kết hợp bài toán kết hợp giảm chi phí vận hành (BT1) và bài toán
xét đến nâng cao độ tin cậy theo điều kiện thời tiết với các yếu tố được đặt ra
là sự hỏng hóc, thời gian sửa chữa của các khu vực cần được vào các công
thức để xem xét và tính toán.
1.4 PHNGăPHỄPăGII QUYẾT BÀI TOÁN
 đây chúng ta sử dụng các phương pháp sau:
1. Sử các phương pháp toán học hiện đại như giải thuật tìm kiếm, gien, quan hệ
mờ đặc biệt là giải thuật hueristic kết nối để giải quyết bài toán tái cấu hình
lưới giảm tổn thất công suất tác dụng.
2. Sử dụng quan hệ mờ để xây dựng hàm mục tiêu lợi nhuận bằng cách tái cấu
hình lưới nâng cao độ tin cậy, giảm thời gian mất điện để đạt được mục tiêu
lợi nhuận.
3. Sử dụng phương pháp mô hình hóa để kiểm tra trên lưới điện thực tế của
Thành Phố Cà Mau và một số lưới điện chuẩn.
1.5 ĐIM MI CA LUNăVĔN

1. Xây dựng được hàm mục tiêu lợi nhuận cho bài toán tái cấu hình lưới điện
phân phối tối ưu chi phí xét đến nâng cao độ tin cậy cung cấp điện thông qua
cực tiểu hàm chi phí thiệt hại của khách hàng do ngừng cung cấp điện và các
hệ số ảnh hưởng theo thời gian đã được đưa vào xem xét.
2. Đề xuất và ứng dụng giải thuật heuristic kết nối để tìm ra cấu hình lưới điện
phân phối tối ưu theo hàm mục tiêu đã xây dựng.

Chương 1: Giới thiệu luận văn GVHD: TS.Trương Việt Anh

HVTH: Nguyễn Phú Cần Trang 4
3. Kết hợp được những giá trị thực tế vận hành vào hàm mục tiêu, từ đó đánh
giá được kết quả thực tế đang vận hành và so sánh được với cấu hình đề
xuất.
4. Đưa các giá trị phụ thuộc vào thời gian khó kiểm soát vào hàm mục tiêu xem
xét, tức là biến các biến không thể kiểm soát được thành những biến có thể
kiểm soát được.
5. Đưa ra những phương pháp dự đoán nhằm đưa ra các phương án vận hành
tối ưu có thể cho những trường hợp khác nhau của lưới điện.
1.6 GIÁ TR THC TIN CA LUNăVĔN
1. Xây dựng giải thuật tái cấu hình lưới điện phân phối tối ưu chí phí xét đến
nâng cao độ tin cậy cung cấp điện được chứng minh bằng lý thuyết lẫn kết
quả tính toán cho thấy một lưới điện có cấu hình đúng sẽ nâng cao được độ
tin cậy cung cấp điện, giảm được chi phí vận hành hệ thống điện phân phối
và dẫn đến giảm được giá thành điện năng cung cấp đến khách hàng sử dụng
điện.
2. Góp phần vào các nghiên cứu liên quan đến các bài toán tái cấu hình lưới
điện phân phối.
3. Làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu và vận hành lưới điện phân
phối.
4. Góp phần là cơ sở để các Công ty điện lực xem xét kết hợp với phương án

điều độ tuần do trung tâm điều độ quốc gia ban hành, nhằm chọn ra phương
án vận hành tối ưu cho Công ty của mình.
5. Là tiêu chí quan trọng trong việc xem xét các phương án cải tạo ( sửa chữa
lớn ), kết lưới, đầu tư xây dựng nhằm đạt được mục tiêu điều hành trong đầu
tư của các Công ty điện lực.
6. Ra quyết định xử lý trong những tình huống bình thường và đột xuất như các
điều độ viên, luôn đảm bảo các quy định nghiêm ngặt trong công tác điều độ
của ngành điện quy định.

Chương 1: Giới thiệu luận văn GVHD: TS.Trương Việt Anh

HVTH: Nguyễn Phú Cần Trang 5
7. Tạo những tình huống giả định để nhằm nâng cao cho các điều độ viên có
kinh nghiệm và góp phần đào tạo các điều độ viên mới.
8. Tra cứu, tìm kiếm, truy xuất các quả theo yêu cầu nghiệp vụ một cách nhanh
chóng.
1.7 B CC CA LUNăVĔN
Luận văn được thực hiện bao gồm các chương sau:
Chương 1: Giới thiệu về luận văn.
Chương 2: Tổng quan về lưới điện trung áp, vấn đề sẽ nghiên cứu trong luận
văn.
Chương 3: Phương pháp tiếp cận.
Chương 4: Thực hiện tính toán.
Chương 5: Kết luận và đề xuất.
Phụ lục và tài liệu tham khảo.

Chương 2: Tổng quan về LĐTA GVHD: TS.Trương Việt Anh
HVTH: Nguyễn Phú Cần Trang 6
CHNGă2
TNG QUAN V LIăĐIN PHÂN PHI

2.1. ĐCăĐIMăCAăLIăĐINăPHỂNăPHI
Lưới điện phân phối (LĐPP) là lưới điện chuyển tải điện năng trực tiếp từ các
trạm biến thế trung gian ( thường là các trạm: 110/22 kV, 110/35/22 kV, 35/22 kV)
đến khách hàng. Đường dây truyền tải thường được vận hành mạch vòng hay mạch
tia, còn các đường dây phân phối luôn được vận hành hở trong mọi trường hợp.
Nhờ cấu hình vận hành hở mà hệ thống relay bảo vệ chỉ cần sử dụng loại relay quá
dòng. Để tái cung cấp điện cho khách hàng sau sự cố, hầu hết các tuyến dây đều có
các mạch vòng liên kết với các đường dây kế cận được cấp điện từ một trạm biến áp
trung gian khác hay từ chính trạm biến áp có đường dây bị sự cố. Việc khôi phục
lưới được thực hiện thông qua các thao tác đóng/cắt các cặp khoá điện nằm trên các
mạch vòng, do đó trên lưới phân phối có rất nhiều khoá điện.
Một đường phân phối theo [2] có hai loại phụ tải là phụ tải dân dụng (là phụ tải
điện thuộc thành phần phụ tải Sinh hoạt dân dụng ) và phụ tải phi dân dụng ( là phụ
tải điện thuộc các thành phần phụ tải Công nghiệp-Xây dựng, Thương nghiệp-
Khách sạn-Nhà hàng, Nông-Lâm-Thủy sản và Các hoạt động khác), các phụ tải này
được phân bố không đồng đều giữa các đường dây. Mỗi loại tải lại có thời điểm
đỉnh tải khác nhau và luôn thay đổi trong ngày, trong tuần, trong tháng và trong
từng mùa. Vì vậy, trên các đường dây đồ thị phụ tải không bằng phẳng và luôn có
sự chênh lệch công suất tiêu thụ. Điều này gây ra quá tải đường dây, ảnh hưởng tuổi
thọ thiết bị và làm tăng tổn thất trên lưới điện trung áp.
Bảng 2.1.Tỷ trọng các thành phần phụ tải năm 2011 của EVN [8]
Công
nghiệp, Xây
dựng
Thương nghiệp, Nhà
hàng, Khách sạn
Quản lý,
tiêu dùng
Hoạt động
khác

Nông, lâm
nghiệp, thủy sản
52,67 %
4,61 %
37,78 %
3,28 %
1,12 %
Chương 2: Tổng quan về LĐTA GVHD: TS.Trương Việt Anh
HVTH: Nguyễn Phú Cần Trang 7
Để chống quá tải đường dây và giảm tổn thất, các điều độ viên sẽ thay đổi cấu
hình lưới điện vận hành bằng các thao tác đóng/cắt các cặp khoá điện hiện có trên
lưới. Vì vậy, trong quá trình thiết kế, các loại khoá điện (Recloser, LBS, DS,
LTD.v.v.) sẽ được lắp đặt tại các vị trí có lợi nhất để khi thao tác đóng/cắt các khoá
này vừa có thể giảm chi phí vận hành và vừa giảm tổn thất năng lượng. Hay nói
cách khác, hàm mục tiêu trong quá trình vận hành lưới điện phân phối là cực tiểu
chi phí vận hành bao gồm cả chi phí chuyển tải và tổn thất năng lượng.
Bên cạnh đó, trong quá trình phát triển, phụ tải liên tục thay đổi, vì vậy xuất
hiện nhiều mục tiêu vận hành lưới điện phân phối để phù hợp với tình hình cụ thể.
Tuy nhiên, các điều kiện vận hành lưới phân phối luôn phải thoả mãn các điều kiện:
- Cấu hình vận hành là hình tia và hở.
- Tất cả các phụ tải đều phải được cung cấp điện, sụt áp trong phạm vi cho phép.
- Các hệ thống bảo vệ relay, thiết bị đóng cắt phải thay đổi cho phù hợp với thực
tế.
- Các phát tuyến đường dây, máy biến áp và các thiết bị khác không bị quá tải.
2.1.1. nhăhởng đnăcácăchătiêuăkinhăt-kỹăthutăcaăhăthngăđin
- Do là cầu nối trực tiếp giữa nguồn và khách hàng, do đó nó ảnh hưởng trực tiếp
đến chất lượng điện năng cung cấp cho các hộ tiêu thụ.
- Tổn thất điện năng chiểm tỉ lệ lớn trong tổng tổn thất của hệ thống bao gồm: tổn
thất lưới truyền tải, phân phối, hạ áp [8].


Hình 2.1: Tổn thất điện năng của EVN

Chương 2: Tổng quan về LĐTA GVHD: TS.Trương Việt Anh
HVTH: Nguyễn Phú Cần Trang 8
- Vốn đầu tư cho mạng phân phối cũng chiếm tỷ trọng lớn: nếu chia theo tỷ lệ
vốn đầu tư theo thống kê cho thấy nếu đầu tư cho mạng cao áp là 1, thì mạng
trung áp từ 1,5-:-2, hạ áp từ 2-:-2,5 lần.
- Xác suất ngừng cung cấp điện do sự cố, sửa chữa bảo dưỡng theo kế hoạch cải
tạo, lắp đặt trạm mới trên lưới điện trung áp cũng nhiều hơn so với lưới truyền
tải.
- Là khu vực khó xác định phương án vận hành hơn so với lưới truyền tải, và là
nơi chịu tác động nhiều nhất từ các điều kiện môi trường, thiết bị, nguồn dự
phòng,.v.v.
2.1.2. Cuăhình liăđin
- Cấu hình LĐPP đa dạng, phức tạp. Số lượng nút, nhánh rất nhiều do đó việc
tính toán các chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật gặp rất nhiều khó khăn, mặc dù trên thực
tế đã có khá nhiều phần mềm áp dụng để quản lý kể cả trong khâu kỹ thuật cũng
như khâu kinh doanh.
- Lưới điện phát triển nhanh, trải rộng; các hộ phụ tải đa dạng, đan xen.
- Chế độ vận hành bình thường lưới điện phân phối là vận hành hở. Các sơ đồ
lưới điện thường gặp là: hình tia, hình tia có nguồn dự phòng (lưới điện kín vận
hành hở). Các sơ đồ trên có những ưu điểm như: vận hành đơn giản; trình tự
phục hồi lại kết cấu sau sự cố dễ dàng hơn; ít gặp khó khăn trong việc lập kế
hoạch cắt điện cục bộ. Một số sơ đồ cung cấp điện thường sử dụng như các hình
2.2a, 2.2b.
Thanh c¸i

Hình 2.2a: Sơ đồ lưới điện hình tia
Chương 2: Tổng quan về LĐTA GVHD: TS.Trương Việt Anh
HVTH: Nguyễn Phú Cần Trang 9

Thanh c¸i

Hình 2.2b: Sơ đồ cung cấp mạch vòng vận hành hình tia.
Với các đặc điểm trên, việc nghiên cứu LĐPP rất phức tạp, đòi hỏi phương
pháp, mô hình nghiên cứu phù hợp để giải quyết các bài toán kinh tế-kỹ thuật.
2.2.ăHINăTRNGăVÀăĐCăĐIMăCA LIăĐINăPHỂNăPHIăăVITă
NAM
LĐPP của Việt Nam tồn tại 3 cấp điện áp (35, 22, 15)kV, trong đó lưới 35kV có
khối lượng rất nhỏ mà chủ yếu là lưới (15, 22)kV [8].
Đối với miền Nam trong thời gian vừa qua lưới 22kV các tỉnh phát triển mạnh
mẽ, nếu không tính hai khu vực TP.Hồ Chí Minh và tỉnh Đồng Nai, lưới 22kV khu
vực Tổng công ty điện lực Miền Nam quản lý chiếm 87,9% (theo dung lượng
TBA), 81,9% (theo khối lượng đường dây) [9]. Mặt khác ở khu vực này lưới 15kV
hầu hết được thiết kế theo tiêu chuẩn 22kV, do vậy ở khu vực này việc chuyển đổi
lưới 15->22kV cơ bản là rất thuận lợi. Trong một vài năm tới lưới 15kV cơ bản
chuyển thành lưới 22kV.

Hình 2.3: Biểu đồ tỷ trọng các cấp điện áp LĐPP khu vực miền Nam
Chương 2: Tổng quan về LĐTA GVHD: TS.Trương Việt Anh
HVTH: Nguyễn Phú Cần Trang 10
Trong những năm gần đây, Tổng Công ty điện lực Miền Nam đã đẩy mạnh phát
triển LĐPP, bình quân trong giai đoạn 5 năm từ 2007 đến 2011 phát triển trung bình
hơn 1.500 km đường dây phân phối và hơn 2.000 MVA dung lượng trạm biến áp
[9].
Bảng 2.2. Khối lượng LĐPP và tổng dung lượng trạm của EVN SPC
Nĕm
2007
2008
2009
2010

2011
ĐZ phân phối (km)
44.620
45.852
47.255
53.190
54.694
Dung lượng trạm (MVA)
8.710
10.067
11.498
15.668
17.697

2.3.ăCỄCă BÀIăTOỄNăTỄIăCUăHÌNH LI (TCHLĐ) ĐINăăGịCăĐă
VNăHÀNH
Các bài toán vận hành LĐPP chủ yếu tập trung vào giải quyết các vấn đề sau:
giảm tổn thất công suất của lưới điện, cải thiện thời gian tái lập, cải thiện các hệ số
tin cậy của hệ thống, cải thiện khả năng tải của lưới điện, cải thiện tình trạng không
cân bằng tải, tối thiểu công suất tổn thất, giảm thiểu tổn thất của hệ thống lưới điện
không cân bằng [16],.v.v. Từ những mục tiêu cơ bản trên, chúng ta có thể tạm phân
chia bài toán tái cấu hình lưới điện phân phối thành các bài toán nhỏ như sau:
- Bài toán 1: Xác định cấu hình lưới điện theo đồ thị phụ tải trong 1 thời đoạn để
chi phí vận hành bé nhất.
- Bài toán 2: Xác định cấu hình lưới điện không thay đổi trong thời đoạn khảo sát
để tổn thất năng lượng bé nhất.
- Bài toán 3: Xác định cấu hình lưới điện tại 1 thời điểm để tổn thất công suất bé
nhất.
- Bài toán 4: Tái cấu hình lưới điện cân bằng tải (giữa các đường dây, máy biến
thế nguồn ở các trạm biến áp) để nâng cao khả năng tải của lưới điện.

- Bài toán 5: Khôi phục lưới điện sau sự cố hay cắt điện sửa chữa.
- Bài toán 6: Xác định cấu hình lưới theo nhiều mục tiêu như: tổn thất công suất
bé nhất, mức độ cân bằng tải cao nhất, số lần chuyển tải ít nhất, sụt áp cuối lưới
bé nhất cùng đồng thời xảy ra ( hàm đa mục tiêu )
Chương 2: Tổng quan về LĐTA GVHD: TS.Trương Việt Anh
HVTH: Nguyễn Phú Cần Trang 11
- Bài toán 7: Xác định cấu hình lưới giảm chi phí vận hành xét đến nâng cao độ
tin cậy cung cấp điện (Bài toán xét trong luận văn).
Các bài toán xác định cấu hình vận hành của một lưới điện phân phối cực tiểu
tổn thất năng lượng hay cực tiểu chi phí vận hành thoả mãn các điều kiện kỹ thuật
vận hành luôn là bài toán quan trọng và kinh điển trong vận hành hệ thống điện.
Bảng 2.3. Phạm vi ứng dụng của các bài toán tái cấu hình lưới
Tên bài toán
1
2
3
4
5
6
7
Đc đim li đin
Khoá điện được điều khiển từ xa





Chi phí chuyển tải thấp, không
mất điện khi chuyển tải








Chi phí chuyển tải cao, mất
điện khi chuyển tải







Lưới điện thường xuyên bị quá tải







Lưới điện ít bị quá tải








Lưới điện hầu như không quá tải








2.4. ĐăTINăCYăCUNGăCPăĐIN (ĐTCCĐ) CHOăCỄCăPHăTI
Hiện nay thì bán kính cấp điện là rất lớn, phụ tải rải rác, lưới điện cũ nát, nhiều
tuyến dây trung áp bị quá tải, công tác quản lý, vận hành và quản lý kinh doanh còn
chưa hợp lý nên độ tin cậy cung cấp điện cho các hộ phụ tải ở mức thấp.
Mặt khác, trải qua thời gian rất dài vấn đề độ tin cậy cung cấp điện chưa được
quan tâm đúng mức. Việc đánh giá độ tin cậy cung cấp điện chủ yếu phục vụ công
tác vận hành. Các chỉ tiêu đánh giá độ tin cậy cung cấp điện chưa phản ánh đầy đủ
về độ tin cậy cung cấp điện.
Hiện nay, để đánh giá độ tin cậy lưới điện truyền tải và phân phối trong hệ
thống điện Việt Nam, các báo cáo thống kê kỹ thụât của EVN thường sử dụng các
suất sự cố như: suất sự cố thoáng qua và vĩnh cửu cho các đường dây siêu cao áp,
cao áp, trung áp và hạ thế; suất sự cố vĩnh cửu tính theo số trạm và số ngăn lộ quy
đổi. Các chỉ tiêu này là tiêu chí để đánh giá hoàn thành kế hoạch của các đơn vị và
Chương 2: Tổng quan về LĐTA GVHD: TS.Trương Việt Anh
HVTH: Nguyễn Phú Cần Trang 12
để so sánh giữa năm này với năm khác, chưa phản ánh đầy đủ về độ tin cậy cung
cấp điện, chưa đánh giá được mức độ ảnh hưởng của các sự cố đến quá trình vận
hành cung cấp điện liên tục cho khách hàng, chưa có yếu tố về mặt thời gian khắc
phục sự cố. Mặt khác, về mặt quản lý nhà nước đã ban hành [2] thông tư số
32/2010/TT-BCT ngày 30 tháng 07 năm 2010 về việc quy định tiêu chuẩn độ tin

cậy cung cấp điện trong hệ thống điện phân phối nhưng vẫn không thể hiện rõ chỉ
số độ tin cậy ở mức độ nào là hợp lý, không những thế EVN vẫn chưa thật sự chú
tâm và rút kinh nghiệm để chỉ đạo rút kinh nghiệm nhằm nâng cao độ tin cậy cung
cấp điện cho khách hàng và mọi việc chỉ trong giai đoạn ghi nhận. Mô hình tính
toán độ tin cậy cung cấp điện theo mô hình phần tử cấp điện được các Tổng Công ty
Điện lực thường được áp dụng như sau:

Hình 2.4: Mô hình quản lý khách hàng theo phần tử cấp điện
2.5. CỄCăNGHIểNăCUăKHOAăHCă
2.5.1 BƠiătoánăxemăxétătácăđng caămôiătrng
Thời tiết biến đổi liên tục theo mùa, năm do đó ảnh hưởng rất lớn đến hệ thống
điện phân phối đặc biệt trong điều kiện thời tiết biến đổi nhiều trong những năm gần
đây. Chính lý do trên nên để kiểm soát tác động của thời tiết đến hệ thống điện phân
phối không phải là một điều đơn giản, nếu chúng ta kiểm soát được các tác động
của yếu tố thời tiết tác động điều đó cũng có nghĩa là giảm thời gian gián đoạn, tăng
thời gian cung cấp cho các khách hàng, nâng cao độ tin cậy của hệ thống nói chung.
Chương 2: Tổng quan về LĐTA GVHD: TS.Trương Việt Anh
HVTH: Nguyễn Phú Cần Trang 13
Những nghiên cứu hiện tại, để kiểm soát tác động của yếu tố thời tiết chủ yếu
xoay quanh xem xét hai yếu tố tốc độ gió, cường độ sét tác động đến hệ thống điện
để từ đó mô phỏng đồng thời đưa ra phương án vận hành tối ưu với mục đích chính
là giảm thời gian ngừng cung cấp điện.
2.5.1.1ăPhngăphápăcơyăsăcă- Graph Tree
Năm 2007 Dan Zhu [32] đã sử dụng phương pháp chia hệ thống điện thành
nhiều phần nhỏ để tính toán các hệ số tin cậy:

Hình 2.5: Mô hình phân chia lưới phân phối
Trong đó:
- S: khu vực cung cấp điện mà chúng ta quan tâm (segment of interest S).
- Tập hợp NSSL bao gồm các phân đoạn mà không thể được chuyển đi từ đường

dẫn liên tục giữa S và nguồn ban đầu.
- SL bao gồm các phân đoạn có thể được chuyển đi từ các phân đoạn liên quan
của S, do đó nếu sự cố xảy ra trong các thiết lập SL, S có thể được cung cấp
bằng một nguồn thay thế.
- Tập hợp NSL bao gồm các phân đoạn mà không thể chuyển đi từ các phân đoạn
liên quan của S.
- Đối với các thiết lập tương tự, của các thành phần không nằm trong các phân
đoạn này, nó có thể để khôi phục lại công suất để S là một nguồn thay thế.
Chương 2: Tổng quan về LĐTA GVHD: TS.Trương Việt Anh
HVTH: Nguyễn Phú Cần Trang 14
- Đối với các thiết lập NSAF, nếu các phân đoạn không thuộc về thiết lập này,
các phân đoạn liên quan của S không thể được tạm thời khôi phục từ một nguồn
cấp khác thay thế.
- Tập hợp SF bao gồm tất cả các phân đoạn có thể được phân lập từ nguồn S và
một sự thay thế, cho phép năng lượng được khôi phục vào S từ các nguồn thay
thế (cho các phân đoạn trong bộ này, hệ thống vi phạm giới hạn không xảy ra
trong quá trình tái lập).
- Tập hợp NSF bao gồm tất cả các phân đoạn có thể được phân lập từ nguồn S và
một sự thay thế, nhưng mà nó không phải là có thể để tái lập lại công suất để S
vì vi phạm giới hạn hệ thống.
Từ quan điểm phân chia như trên, ta nhận thấy đoạn lưới phân phối sẽ được mô
phỏng như sau:
L = SSL ∩ NSSL
NSSL = SL∩{S},.v.v.
Do đó lưới phân phối sẽ là giao hoặc hợp của các phần tử của hệ thống điện
phân phối (thiết bị đóng cắt như: SW, RC, LBFCO, FCO; máy biến áp phân phối;
nguồn điện; đường dây; khu vực cấp điện của đường dây,.v.v.).
Sau khi đã mô hình hóa hệ thống phân phối, để ĐTCCCĐ Dan Zhu đã chia tác
động của môi trường theo hai khía cạnh: tác động của bảo và cường độ sét đến hệ
thống phân phối. Đối với bảo, bằng số liệu thống kê khoảng mười năm của vùng

Vigrinia tác giả phân chia bảo theo nhiệt độ và gió ( nhiệt độ cao, nhiệt độ cao và
gió lớn, nhiệt độ thấp, nhiệt độ thấp và gió lớn.v.v.) cùng với thời gian mất điện
theo tiêu chí trên. Đối với sét, bằng cách tương tự tác giả cũng tổng hợp và chia
theo các cấp độ dòng sét 10, 20, 30, 40, 50 kA để tính toán độ tin cậy và thời gian
mất điện. Trên cơ sở những tiêu chí ở trên, Dan zhu đã mô phỏng để chọn ra
phương án vận hành hợp lý.
Nhận xét: Thực chất đối với cách nghiên cứu này về ưu điểm có thể thấy lưới
điện thực chất là kết hợp của các hàm boolean, nên quá trình mô phỏng trên máy
tính khá thuận lợi, tính toán sẽ cho kết quả nhanh chóng đáp ứng được nhu cầu đánh
Chương 2: Tổng quan về LĐTA GVHD: TS.Trương Việt Anh
HVTH: Nguyễn Phú Cần Trang 15
giá trạng thái vận hành. Về nhược điểm: chưa có phương pháp mô hình hóa rõ ràng
cho các trường hợp ảnh hưởng của thời tiết, thực chất ở đây chỉ dựa vào tốc độ gió,
nhiệt độ, cường độ sét rồi lấy làm cơ sở mô phỏng sẽ dẫn đến có nhiều sai xót khi ra
quyết định, mặc khác phương pháp cũng chưa xem xét cụ thể thể gian sự cố cũng
như thời gian khôi phục, năng lượng không được cung cấp là bao nhiêu do đó
không có cơ sở để xem xét đánh giá về hiệu quả kinh tế.
2.5.1.2 Mô hình caăPeng Wang và Roy Billinton
Năm 2002 Peng Wang và Roy Billinton [33] đã nghiên cứu phân chia thời tiết
thành hai trạng thái: bình thường và không bình thường, từ đó chỉ ra rằng độ tin
cậy của lưới điện phân phối trên không sẽ là hàm của hai trạng thái nêu trên. Từ
quan điểm trên, tất cả các thiết bị trên lưới sẽ được chia thành hai trạng thái theo tỷ
lệ sự cố và trạng thái phục hồi như sau:

Hình 2.6: Hai trạng thái của thiết bị
Để xem xét tác động của thời tiết, các thông số trên đã được đưa vào hệ số ảnh
hưởng như sau:
a.ăCngăđăhngăhóc
λ(t)= ω(t) x λ
n

,
Trong đó:
- ω(t) là trọng số tải biến đổi theo thời tiết.
- λ
n
là cường độ sự cố trong điều kiện bình thường.
b.ăThiăgianăsửaăcha
r(t)= ω
ω
(t) x ω
d
(d) x ω
h
(t) x r
Trong đó:
- ω
ω
(t): hệ số biến đổi trong điều kiện sự cố.
- ω
d
(d): hệ số biến đổi theo điều kiện ngày.
- ω
h
(t): hệ số biến đổi theo điều kiện giờ.
- r: hệ số thời gian sửa chữa phụ thuộc vào điều kiện bình thường.
Chương 2: Tổng quan về LĐTA GVHD: TS.Trương Việt Anh
HVTH: Nguyễn Phú Cần Trang 16
c.ăNĕngălngăkhôngăcungăcpăchoătiăvƠăchiăphíădoămtăđinăgơyăra
Năng lượng không cung cấp cho tải được định nghĩa là: ENS
ij

= L
ij
r
ij
Chi phí do mất điện gây ra được định nghĩa là: COST
ij
= c
ij
L
ij

Trong đó:
- r
ij
: thời gian sự cố, chúng có thể bao gồm các điều chỉnh cần thiết.
- L
ij
: điểm tải trung bình.
- c
ij
: hàm chi phí do sự cố gây ra.
d.ăNhnăxétăvăphngăpháp
u điểm:
- Đã phân chia hệ thống theo từng khu vực, tính toán được thời gian sự cố và thời
gian phục hồi trung bình.
- Đã đưa ra được cách tính năng lượng không thể cung cấp cho hệ thống, chi phí
mất điện trung bình theo từng khu vực.
Khuyết điểm:
- Không nói lên được cấu hình vận hành có đảm bảo điều kiện kỹ thuật hay
không, đó có là phương án vận hành tối ưu hay chưa.

- Chưa đánh gia được mức độ tăng hệ số tin cậy ra sao, bởi mục tiêu chính của
phương pháp là năng lượng không cung cấp được (ENS) và chi phí do ngừng
cung cấp gây ra (COST).
2.5.1.3ăMôăhìnhăciătin caăKarinăAlvehagăăvƠăLennart Söder
Năm 2011 Karin Alvehag và Lennart Söder [34] bằng cách sử dụng mô hình
thời tiết hai trạng thái bình thường và bất thường, đồng thời dựa trên thông số đầu
vào là gió và sét, tác giả đã mô hình hóa các thông số như sau:
a.ăCngăđăhngăhóc
λ (ω(t), N
g
(t)) = λ
hw
(ω(t) )+ λ
l
(N
g
(t)) + λ
n
(ω(t),N
g
(t))
Trong đó:
- λ
hw
(ω(t)): cường độ sự cố suốt thời gian tốc độ gió lớn.
- λ
l
(N
g
(t)): cường độ sự cố suốt thời gian sét.

- λ
l
(N
g
(t)): cường độ sự cố trong điều kiện bình thường.

×