Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

HƯỚNG dẫn xây DỰNG câu lạc bộ GIA ĐÌNH PHÁT TRIỂN bền VỮNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.43 KB, 6 trang )

HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG CÂU LẠC BỘ GIA ĐÌNH PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG
I. Các bước triển khai xây dựng mô hình:
Việc triển khai xây dựng Câu lạc bộ gia đình phát triển bền vững tại địa
phương được tiến hành theo các bước sau:
1. Xác định mục tiêu:
- Câu lạc bộ gia đình phát triển bền vững là hình thức sinh hoạt cộng
đồng tại cơ sở nhằm tập hợp các gia đình trong cộng đồng tham gia, cùng chia
sẻ kinh nghiệm, kiến thức về đời sống gia đình.
- Mục tiêu chung của các gia đình thành viên Câu lạc bộ gia đình phát
triển bền vững là xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và
phát triển bền vững.
- Ngoài ra, căn cứ vào các đặc điểm riêng của từng địa phương, có thể
xác định thêm các mục tiêu khác cho phù hợp.
2. Khảo sát đánh giá nhu cầu:
- Thu thập một số thông tin cơ bản về tình hình kinh tế, chính trị, văn hoá,
xã hội, các phong tục tập quán ở địa bàn khảo sát nhằm xây dựng mô hình phù
hợp với địa phương.
- Đánh giá tình hình hoạt động của các cấp uỷ Đảng và chính quyền cơ
sở, sự phối kết hợp của các tổ chức xã hội, các ban ngành, đoàn thể nhằm tạo
môi trường thuận lợi cho việc triển khai mô hình tại cơ sở sau này.
- Thống kê và đánh giá sơ bộ về các mô hình Câu lạc bộ hiện có ở địa
phương (do ban ngành nào phụ trách; mục đích và nội dung hoạt động chủ
yếu là gì; đối tượng tham gia là những ai; một số thành công và hạn chế của
các mô hình đó…).
- Xác định nhu cầu về việc thành lập mô hình Câu lạc bộ gia đình phát
triển bền vững tại địa phương.
1
- Thu thập một số thông tin về tình hình dân số, bạo lực gia đình, bình
đẳng giới, các vấn đề liên quan đến gia đình, phát triển kinh tế địa phương,
kinh tế hộ gia đình


3. Lựa chọn địa bàn triển khai mô hình:
Địa bàn triển khai mô hình Câu lạc bộ gia đình phát triển bền vững (sau
đây gọi tắt là Câu lạc bộ) là ở cấp xã. Tuy nhiên, việc xây dựng mô hình có thể
linh hoạt theo cụm dân cư hoặc theo thôn, xóm, đội sản xuất Dưới đây là một
số điều kiện tham khảo để lựa chọn địa bàn triển khai mô hình:
- Các gia đình ở địa bàn có nhu cầu tham gia sinh hoạt Câu lạc bộ để
giao lưu, học hỏi, chia sẻ những kiến thức, kỹ năng để xây dựng gia đình no
ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và phát triển bền vững; cam kết phòng,
chống bạo lực gia đình
- Có đủ số lượng gia đình thành viên tự nguyện tham gia sinh hoạt
(khoảng 10 gia đình trở lên).
- Cấp uỷ Đảng, chính quyền cấp xã quan tâm, ủng hộ và tạo môi trường
thuận lợi cho mô hình hoạt động thường xuyên, có hiệu quả.
- Có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội tại
địa phương.
4. Lựa chọn các gia đình thành viên Câu lạc bộ
Tiêu chuẩn để lựa chọn các gia đình thành viên Câu lạc bộ:
- Có nhu cầu tham gia sinh hoạt Câu lạc bộ để giao lưu, học hỏi, chia sẻ
những kiến thức, kỹ năng để xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ,
hạnh phúc và phát triển bền vững; tích cực phòng, chống bạo lực gia đình.
- Có cam kết tự nguyện thực hiện các Quy chế của Câu lạc bộ.
5. Xây dựng quy chế Câu lạc bộ.
Quy chế hoạt động của câu lạc bộ cần làm rõ các vấn đề sau:
- Mục đích hoạt động của Câu lạc bộ.
- Các đối tượng thành viên tham gia câu lạc bộ
2
- Thời gian, địa điểm sinh hoạt và kinh phí hoạt động
- Quyền lợi và trách nhiệm của Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ
- Quyền lợi và trách nhiệm của các hội viên
- Vấn đề khen thưởng và kỷ luật

- Nhiệm kỳ của Ban chủ nhiệm
6. Chọn Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ
* Một số tiêu chí bầu chọn thành viên Ban chủ nhiệm:
- Là người có uy tín ở địa phương được các ngành/đoàn thể ở địa phương
giới thiệu.
- Nhiệt tình và năng động trong công tác xã hội.
- Có năng lực tổ chức và quản lý.
- Có khả năng vận động quần chúng nhân dân.
* Cách thức chọn:
- Ban chủ nhiệm lâm thời được lãnh đạo chính quyền chỉ định.
- Đọc tiêu chí bình chọn ban chủ nhiệm cho các thành viên nghe.
- Lấy ý kiến bổ sung tiêu chuẩn.
- Thảo luận thống nhất số lượng và tiêu chuẩn chọn Ban chủ nhiệm
CLB.
- Biểu quyết cách bầu Ban chủ nhiệm (ứng cử hoặc đề cử).
Sau khi bầu được Ban chủ nhiệm, Ban chỉ đạo xã họp với Ban chủ
nhiệm bầu ra một người làm Chủ nhiệm câu lạc bộ, các thành viên còn lại là
uỷ viên. Các uỷ viên phụ trách các công việc cụ thể được Chủ nhiệm câu lạc
bộ phân công.
7. Tổ chức ra mắt Câu lạc bộ
Ban chỉ đạo mô hình cấp xã họp với Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ xây
dựng kế hoạch và tổ chức Lễ ra mắt Câu lạc bộ.
8. Duy trì sinh hoạt Câu lạc bộ
* Nội dung sinh hoạt câu lạc bộ:
3
Nội dung sinh hoạt câu lạc bộ do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
cung cấp, tập trung chủ yếu vào các chủ đề sau:
- Giáo dục đạo đức, văn hoá, truyền thống dân tộc, gia đình, dòng họ.
- Giáo dục ứng xử giữa các thành viên trong gia đình
- Kỹ năng giữ gìn hạnh phúc gia đình

- Phòng chống bạo lực gia đình và xây dựng bình đẳng trong gia đình.
- Phổ biến luật pháp, chính sách mới của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là
những văn bản có nội dung liên quan tới phòng, chống bạo lực gia
đình, bình đẳng giới.
- Chăm sóc sức khoẻ người già, phụ nữ và trẻ em
- Phát hiện và điều trị sớm các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản, các
bệnh lây truyền qua đường tình dục như HIV/ AIDS.
- Các vấn đề mang tính thời sự, chính trị mới.
Ngoài ra, căn cứ nhu cầu của các thành viên, Ban chủ nhiệm có thể tự
lựa chọn các nội dung sinh hoạt phù hợp.
* Một số hình thức sinh hoạt câu lạc bộ:
- Tổ chức nói chuyện chuyên đề.
- Lồng ghép các hoạt động truyền thông về lĩnh vực gia đình vào các
hoạt động phát triển kinh tế hộ gia đình như vay vốn, khuyến nông và các
hoạt động khác ở địa phương.
- Sinh hoạt độc lập theo từng chủ đề như đã đề cập ở trên.
- Tổ chức các hoạt động văn hoá văn nghệ thể dục thể thao.
- Tổ chức các cuộc thi, giao lưu giữa các câu lạc bộ.
9. Giám sát, tổng kết hoạt động các câu lạc bộ:
Giám sát, đánh giá kết quả thực hiện mô hình để tổng kết kịp thời những
cách làm hay, những mặt mạnh để phổ biến rộng rãi; đồng thời cũng phát hiện
những hạn chế và tồn tại trong quá trình triển khai thực hiện các hoạt động của
câu lạc bộ để tìm cách khắc phục.
4
Hàng năm, cứ 6 tháng một lần cần có sơ kết và cuối năm cần phải tiến
hành tổng kết đánh giá các hoạt động theo từng loại mô hình và theo từng cấp
chỉ đạo quản lý các loại mô hình. Trách nhiệm tổng kết theo từng cấp là:
- Ban chủ nhiệm CLB có trách nhiệm tổng kết các hoạt động cuả CLB
mình.
- Ban chỉ đạo mô hình cấp xã có trách nhiệm tổng kết hoạt động các

Câu lạc bộ ở cấp xã và báo cáo lên Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh/
thành phố.
10. Điều chỉnh các hoạt động của câu lạc bộ cho phù hợp với tình hình
thực tế.
Mục tiêu của bước này là nhằm khẳng định lại kết quả hoạt động của
mô hình Câu lạc bộ gia đình phát triển bền vững; tìm ra cơ chế phù hợp để
phát huy, phát hiện những tồn tại để khắc phục; đồng thời điều chỉnh các các
hoạt động của câu lạc bộ cho phù hợp với tình hình thực tế. Nếu xét thấy mô
hình nào thực tế không hoạt động hoặc hoạt động kém hiệu quả thì có thể đề
nghị ngừng hoạt động. Ngược lại, có thể đề nghị nhân rộng mô hình nếu mô
hình có hiệu quả và có đủ điều kiện mở rộng.
I. Quy trình, thủ tục thành lập Câu lạc bộ:
Các bước thực hiện Người/ cơ quan thực hiện
-
5
Xác định mục tiêu xây dựng
mô hình
Sở VHTTDL (BCĐ cấp tỉnh)
Khảo sát, đánh giá nhu cầu
Thành lập Ban chỉ đạo
mô hình các cấp
BCĐ lâm thời cấp tỉnh, huyện, xã
BCĐ lâm thời cấp tỉnh, huyện, xã
Lựa chọn các gia đình thành
viên CLB
UBND cấp tỉnh, huyện, xã
Xây dựng quy chế CLB BCĐ cấp xã,
Ban chủ nhiệm lâm thời
Chọn Ban chủ nhiệm
Câu lạc bộ

BCĐ cấp xã, Ban chủ nhiệmTổ chức ra mắt Câu lạc bộ
BCĐ cấp xã, BCN CLB
Lựa chọn địa bàn triển khai mô
hình
Duy trì sinh hoạt CLBGiám sát, tổng kết hoạt động
CLB
Điều chỉnh các các hoạt động
của CLB cho phù hợp với tình
hình thực tế
BCĐ cấp xã,
Ban chủ nhiệm lâm thời
UBND xã, các ban ngành đoàn thể cấp
xã, Ban chỉ đạo xã
BCĐ cấp xã, BCN CLBSở VHTTDL, Phòng VHTT , Ban
VHTT


6

×